1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Phân tích chức năng, vai trò, nhiệm vụ, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung; nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay

24 83 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chức Năng, Vai Trò, Nhiệm Vụ, Nội Dung Của Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Nói Chung; Nội Dung Của Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 36,92 KB

Nội dung

Nhà nước đóng vai trò là một chủ thể kinh tếthị trường thông qua việc đầu tư vốn và quản lý tài sản công; tách quyền sở hữu và quyền quản lý, sử dụng; có sự phân cấp ngày càng nhiều hơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước vềkinh tế trở thành yêu cầu cơ bản và cấp thiết trong điều kiện mới, đặc biệt làtrong quá trình phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay Cũng do đó, khôngphải ngẫu nhiên trong các kỳ đại hội Đảng gần đây, Đảng ta luôn coi trọng vấn

Thay vào đó là Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thông qua phápluật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lựclượng sản xuất vật chất cần thiết Nhà nước đóng vai trò là một chủ thể kinh tếthị trường thông qua việc đầu tư vốn và quản lý tài sản công; tách quyền sở hữu

và quyền quản lý, sử dụng; có sự phân cấp ngày càng nhiều hơn để phát huy tínhchủ động, sáng tạo của địa phương và cơ sở; xóa bỏ các hình thức bao cấp; hạnchế, kiểm soát và xóa bỏ độc quyền, kinh doanh,…

Chính vì thế, “qua 30 năm đổi mới, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế

- xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhậptrung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa từng bước được hình thành và phát triển; đời sống nhân dân được cảithiện; nền độc lập tự chủ của đất nước được giữ vững trong điều kiện hội nhập

Trang 2

Nói cách khác, những đổi mới trong quản lý Nhà nước về kinh tế theohướng “vừa tạo ra tiền đề, điều kiện cho nền kinh tế thị trường ra đời, phát triển,vừa quản lý, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh

tế vĩ mô, vừa giữ vững tăng cường những yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủnghĩa của kinh tế thị trường, như vậy đã góp phần quan trọng vào thành tựu đổimới của đất nước những năm qua”

Tuy nhiên, khách quan đánh giá và thẳng thắn nhìn nhận, “hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phát huy đầy đủ những mặt tích cực

và hạn chế tính tự phát, tiêu cực, khuyết tật của kinh tế thị trường; chưa tách biệt

rõ chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý của Nhà nước, chức năng quản

lý nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước”

Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài “Phân tích chức năng, vai trò, nhiệm

vụ, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung; nội dung của quản

lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay” làm đề tài nghiên

cứu, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện vai trò quản lý của nhà nước đốivới kinh tế và đối với các loại hình doanh nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ tác động của nhà nước tới quản lýkinh tế nói chung và các loại hình doanh nghiệp nói riêng Và từ đó có nhữnggiải pháp kiến nghị để hoàn thiện

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế của nhà nước.Phân tích đánh giá tác động của nhà nước tới quản lý nền kinh tế

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách quản lý kinh tếcủa nhà nước

Trang 3

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chức năng, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế, nội dungcủa quản lý kinh tế nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động quản lý của Nhà nước

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế trong các loại hình doanh nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu, tham khảo tài liệu của Đảng, Nhà nước về chính sách quản

lý kinh tế

- Tham khảo một số tài liệu khảo sát cùng đề tài

- Trong quá trình nghiên cứu phân tích đánh giá, đề tài sử dụng phươngpháp phân tích, so sánh kết hợp thu thập số liệu

5 Kết cấu đề tài

Chương 1: Hoạt động quản lý nền kinh tế của nhà nước

Chương 2: Chức năng, vai trò, nhiệm vụ, nội dung của quản lý nhà nước

về kinh tế; và nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệphiện nay

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò của quản lý

nhà nước về kinh tế và quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp

Trang 4

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ CỦA NHÀ

NƯỚC

1 Phương pháp quản lý Nhà nước về kinh tế

Phương pháp quản lý của Nhà nước lên nền kinh tế là tổng thể nhữngcách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốcdân và các bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tếquốc dân (tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế và công bằng kinh tế)

Nếu nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế là cái phải thi hành và tươngđối ổn định thì phương pháp quản lý của nhà nước về kinh tế lại là cái có thể lựachọn và có tính linh hoạt cao

Phương pháp quản lý kinh tế của nhà nước là biểu hiện, cụ thể của mốiquan hệ qua lại giữa Nhà nước với các đối tượng quản lý kinh tế Vì vậy, cácphương pháp quản lý kinh tế mang tính đa dạng và phong phú, đó là vấn đề phảiđặc biệt lưu ý trong quản lý kinh tế, vì nó chính là bộ phận năng động nhất của

hệ thống quản lý kinh tế Phương pháp quản lý thường xuyên thay đổi trongtừng tình huống cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng như năng lực vàkinh nghiệm của Nhà nước và đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước

1.1 Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế là các cách thức tác độngtrực tiếp bằng cách quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc của nhà nước lênđối tượng và khách thể trong quản lý kinh tế của nhà nước nhằm đạt mục tiêuđặt ra trong những tình huống nhất định

Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế rất to lớn Nóxác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, kết nối các phương pháp kháclại thành một hệ thống có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đềđặt ra trong quản lý rất nhanh chóng

Trang 5

Phương pháp hành chính tác động điều chỉnh hành động của đối tượngquản lý kinh tế.

Theo hướng tác động về mặt tổ chức, Nhà nước xây dựng và khôngngừng hoàn thiện khung pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các chủ thểkinh tế yêu tâm hoạt động trong an toàn và trật tự Những chủ trương chính sách

có tầm vóc lớn và dài hạn của nhà nước đều được thể chế hóa bằng các đạo luật

do Quốc hội thông qua nhằm đảm bảo được chấp hành nhất quán Ban hành cácvăn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn nhằm thiếtlập tổ chức và xác định những mối quan hệ hoạt động nội bộ theo hướng tácđộng điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý, quy định những thủ tục hànhchính bắt buộc tất cả các chủ thể cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đến hộ giađình đều phải tuân thủ Những công cụ này nhằm giúp nhà nước cụ thể hóakhung luật pháp và các kế hoạch hướng dẫn thị trường, tác động trực tiếp vàocác chủ thể, như thủ tục xét duyệt cấp phép đầu tư, thành lập tập đoàn, doanhnghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, đăng ký nhãn hiệuhàng hóa, thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu

1.2 Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thức tácđộng gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫnlên đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế làm cho họ quan tâm tới hiệu quả cuốicùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, không cần phải có sự tác động thường xuyên của nhà nước bằng phươngpháp hành chính

Nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý bằng phương pháp kinh tếtheo hướng sau:

- Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp vớiđiều kiện thực tế của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian,từng phân hệ, những cá nhân của hệ thống

Trang 6

- Sử dụng các định thức kinh tế (mức thuế, mức lãi suất ngân hàng,…),các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các

cá nhân và doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng vừa lợi nhà, vừa íchnước

- Bằng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cảnước và thu hút được tiềm năng của Việt kiều cũng như các tổ chức, cá nhânnước ngoài

Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ cao

và năng lực về nhiều mặt vì sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lýphải có trình độ, phải hiểu biết và thông thạo nhiều kiến thức và kinh nghiệmquản lý, đồng thời phải có tác phong quản lý dân chủ

1.3 Phương pháp tâm lý giáo dục

Phương pháp tâm lý giáo dục trong quản lý nhà nước về kinh tế là cáchthức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của những con ngườithuộc đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế nhằm nâng cao tính tự giác, tíchcực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Nội dung giáo dục:

- Giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để mọi ngườidân đều hiểu, đều ủng hộ và đều quyết tâm xây dựng đất nước, có ý chí làmgiàu

- Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, có năng suất, có hiệu quả, có tổ chức

- Xóa bỏ tâm lý và phong cách của người sản xuất nhỏ mà biểu hiện làchủ nghĩa cá nhân thu vén nhỏ mọn, tâm lý ích kỷ gia đình đầu óc thiển cận, hẹphòi…

- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo,thích đặc quyền, đặc lợi, thích hưởng thụ, kìm hãm thanh niên, coi thường phụnữ

Trang 7

- Xóa bỏ tàn dư tư tưởng tư sản, với các biểu hiện xấu như chủ nghĩa thựcdụng và đạo đức, cái gì cũng cốt có lợi, bất về đạo đức, tình người, chủ nghĩa tự

do vô chính phủ “cá lớn nuốt cá bé”

- Xây dựng tác phong hiện đại công nghiệp, tính hiệu quả, hiện thực, tính

tổ chức, tính kỷ luật, đảm nhận trách nhiệm khẩn trương, tiết kiệm

2 Công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế

2.1 Khái niệm về công cụ quản lý nhà nước về kinh tế

Thực chất của quản lý kinh tế vĩ mô là quá trình thiết kế mục tiêu quản lý

và căn cứ vào đó mà sử dụng công cụ quản lý hiện hữu và phương pháp quản lýthích hợp để điều tiết sự vận hành của nền kinh tế quốc dân theo quỹ đạo mụctiêu đã định Mục tiêu quản lý đề ra dù có chính xác và khả thi đến đâu đi nữa,nhưng nếu không có công cụ quản lý tương ứng thì cũng không thể thực hiệnđược, vẫn chỉ là mục tiêu, quản lý trên lý thuyết, chứ chưa phải là mục tiêu quản

lý trong hiện thực

Trong hệ thống công cụ đó, việc sử dụng chúng như thế nào lại tùy thuộcvào trình độ phát triển của bản thân nền kinh tế, hoàn cảnh trong nước hay quốcgia, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và năng lực đội ngũ cán bộ…

2.2 Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế

2.2.1 Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội là khởi đầu của quá trìnhxây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, được xem là công cụ hàng đầucủa Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế

Về đường lối phát triển đất nước

Đường lối phát triển đất nước là định hướng lâu dài cần đạt được dochính Đảng cầm quyền một quốc gia đặt ra nhằm hướng toàn bộ các quá trình xãhội, các hành vi hoạt động của công dân, các quan hệ đối ngoại bên ngoài để

Trang 8

từng bước đạt mục đích đó Nó mang tính định tính, phản ánh bản chất của hệthống chính trị - xã hội.

Ở Việt Nam, đường lối phát triển kinh tế phải giải đáp các nội dung cơbản sau:

- Đường lối đó phải dựa trên học thuyết chính trị nào? Giai cấp nào lãnhđạo và quản lý xã hội?

- Chế độ sở hữu trong xã hội ra sao?

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là một hệ thống các quan điểm cơbản, các mục tiêu lớn và các giải pháp chủ yếu được lựa chọn một cách có căn

cứ khoa học trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực và các lợi thếphát triển của đất nước, các mối quan hệ phức tạp trong khu vực và trên thế giớinhằm đạt được một bước phát triển kinh tế của quốc gia trong một thời gian dài(10 – 20 năm)

Thực chất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là sự cụ thể hóa đường lốiphát triển đất nước trong mỗi chặng đường và do Đảng cầm quyền xây dựng.Chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó biến đường lối thực hiện từng bước

Nó có độ dài đủ lớn để chuyển biến đất nước qua một ngưỡng nhất định, tạo ratiền đề thực tế để hình dung rõ thêm đường lối

2.2.2 Hệ thống pháp luật

Trang 9

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phốicủa các quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợinhuận Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý của mình đối với

xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật vàtheo pháp luật

Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắtbuộc chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhànước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theocác đặc trưng đã định

Vai trò của pháp luật/kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế

- Xác lập cơ sở pháp lý, bảo vệ và hỗ trợ cho việc hình thành, phát triểnđồng bộ cơ chế thị trường Dựa trên nhận thức đúng đắn, khách quan và khoahọc các quy luật vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Nhà nước banhành các văn bản pháp quy nhằm tổ chức có tính chất nhà nước các quan hệ kinh

tế khách quan phù hợp với cơ chế mới Mặt khác, sự hỗ trợ và bảo vệ của phápluật mà ý thức tôn trọng, tuân thủ các quan hệ kinh tế khách quan của các bêntham gia sẽ điều chỉnh hành vi kinh tế của họ, tạo điều kiện để phát triển các mốiquan hệ đã được pháp luật xác định

- Xác lập trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thểkinh tế Bằng việc tổ chức có tính chất nhà nước của các quan hệ kinh tế kháchquan dưới hình thức quyền và nghĩa vụ cơ bản, về thực chất pháp luật đã xácđịnh sẵn trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi hoạt động kinh tế

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh

tế Việc bảo vệ lợi ích nói trên của các chủ thể kinh tế chỉ có thể thực hiện bằngcách ghi nhận, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên, ghi nhận hình thức và cácthủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và pháp luật Nhờ vậy lợi ích củachủ thể kinh tế được tôn trọng và được giải quyết thỏa đáng

Trang 10

Công cụ pháp luật kinh tế có sức mạnh uy quyền Sức mạnh quyền uy củacông cụ pháp luật kinh tế là sự kết hợp giữa sức mạnh quyền uy khách quan vàquyền uy nhà nước Nội dung của pháp luật kinh tế chính là những mối quan hệ,những lợi ích kinh tế khách quan được xã hội thừa nhận và bảo vệ dưới dạng ýchí của nhà nước.

Quản lý bằng pháp luật đảm bảo tính phổ biến và công bằng Pháp luậtkinh tế điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhưng không phải là tất cả mà chỉnhững quan hệ kinh tế cơ bản nhất, quan trọng nhất Hơn nữa, pháp luật kinh tếcũng chỉ liên quan đến tất cả các đối tượng riêng lẻ Trước pháp luật, mọi chủthể và mọi người đều bỉnh đẳng và có cơ hội ngang nhau để phát triển kinh tế

Nền kinh tế thị trường tư bản phát triển theo chu kì kinh doanh, theokhủng hoảng chu kì Các nhà nước tư bản đã sử dụng nhiều chính sách kinh tếphối hợp như chính sách chống chu kỳ bằng sự phối hợp giữa các chính sách tàikhóa và chính sách tiền tệ để chống lại chu kỳ kinh doanh Nhà nước tư bản cóthể dùng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lại khủnghoảng

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, bằng công cụ và chính sáchđúng đắn về tài khóa, tiền tệ, giá cả và đầu tư, Nhà nước ta đã từng bước kiềmchế được lạm phát, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Trang 11

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ; VÀ NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

1 Chức năng, vai trò, nhiệm vụ, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế

1.1 Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế

1.1.1 Quan niệm về chức năng và chức năng quản lý kinh tế của nhà nước

Chức năng là mặt hoạt động chủ yếu của một cơ quan, tổ chức Nếukhông xác định rõ chức năng chủ yếu, cơ quan, tổ chức đó sẽ không cụ thể đượccác nhiệm vụ nội tại và do đó khó có thể đảm bảo được chất lượng, hiệu quảhoạt động của mình

Chức năng của nhà nước là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học xãhội như luật học, chính trị học, xã hội học,… được hiểu chung là các mặt hoạtđộng của nhà nước Tuy nhiên, tùy theo nội dung của chức năng đó, nhà nước có

sự can thiệp, điều chỉnh bằng các phương thức khác nhau Đặc biệt, tùy thuộcvào từng giai đoạn lịch sử, từng hình thức nhà nước mà nhà nước ở từng quốcgia khác nhau thực hiện chức năng của mình với mô hình quản lý nhà nước khácnhau

Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật trong nền KTTT và phápquyền, các chức năng của nhà nước thường được xem xét dưới góc độ chủquyền và do đó được phân thành hai chức năng đối nội và đối ngoại Chức năngđối nội gồm chức năng kinh tế và chức năng xã hội, chức năng giữ vững an ninhchính trị, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ côngdân Chức năng đối ngoại gồm chức năng bảo vệ đất nước, chức năng củng cố,

mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước theo nguyên tắc bìnhđẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Trong chức

Trang 12

năng đối nội, chức năng kinh tế luôn là một trong những chức năng cơ bản, làphương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước ở lĩnh vực kinh tế và bao gồm haimặt là tổ chức kinh tế và quản lý kinh tế.

Với tư cách là chủ thể thực hiện quyền lực công, nhà nước nào cũng cócác chức năng chính trị, chức năng xã hội, chức năng kinh tế Quản lý nhà nước

là sứ mệnh đương nhiên của nhà nước Nhà nước quản lý mọi hoạt động, lĩnhvực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế Chức năng quản lý kinh tế

là một mặt của chức năng kinh tế của Nhà nước Chức năng quản lý kinh tế gắnchặt với nhà nước, làm cho nhà nước khác với các chủ thể khác Tuy nhiên, nhànước ở các quốc gia khác nhau có phương thức tổ chức thực hiện chức năngquản lý kinh tế khác nhau Mặt khác, mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn pháttriển khác nhau, nhà nước có thể điều chỉnh và có phương hướng thực hiện chứcnăng quản lý kinh tế khác nhau

1.1.2 Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ta

Trong văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã nhấnmạnh: “Đổi mới, nâng cao vai trò là hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phùhợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phânđịnh rõ hơn chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổchức kinh doanh và tài sản nhà nước”

Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng hiến pháp, các đạo luật vàcác quy định dưới luật Để đưa ra khái niệm về chức năng quản lý kinh tế củaNhà nước, cần xuất phát từ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về vai trò,chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, cũng như trong mối quan hệ giữa các cơquan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bộ máy nhànước, mà trực tiếp ở đây là Quốc hội, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao

Nền kinh tế nước ta được xác định là “nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Điều 51, Khoản 2) Theo quy định của Hiến

Ngày đăng: 19/12/2024, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w