Đề tài: Phân tích chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và nội dung quản lý nhà nước với các loại hình doanh nghiệp hiện nay... Trên thực tế tr
Trang 1Đề tài: Phân tích chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và nội dung quản lý nhà nước với các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quản lý kinh tế (QLKT) là chức năng rất quan trọng trong hệ thống các chức năng của Nhà nước Điều này bởi lẽ, đây là chức năng có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hầu hết các hoạt động của Nhà nước và đồng thời ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Khởi nguồn từ đại hội VI của Đảng cho đến nay, Việt Nam đã và đang xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa và luôn đặt dưới sự quản lý của Nhà nước Với sự vận hành của mô hình phát triển mới này, trong gần 30 năm đổi mưới vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trọng yếu Nhân tố cơ bản dẫn đến đó là Đảng, Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường QLKT
và không ngừng đổi mới cơ chế QLKT Nhìn tổng quát thì những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế luôn góp phần rất quan trọng vào việc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh những thành tự trên vẫn còn những tồn tại, bất cập liên quan tới vấn đề QLKT Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều vướng mắc, chưa thật đồng bộ Thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ phát triển chậm, chưa đáp ứng kịp yêu cầu Quản lý nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất cập”
Nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế QLKT, báo cáo của BCHTW Đảng đã chỉ ra: “Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất dịch vụ, thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh áp dụng các hình thức thu hút đầu tư
đa dạng hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế”
Mặt khác, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 cũng đã vạch ra các hướng phát triển của giai đoạn hiện tại và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030, trong đó
Trang 3nhấn mạnh rằng trước mắt cần thiết phải tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các lĩnh vực xã hội hài hòa với nền kinh tế Gắn với những yêu cầu bức thiết và cơ bản đó, chức năng QLKT của Nhà nước sẽ giữ vai trò rất quan trọng Nếu chức năng QLKT được thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả thì mới có thể đạt được mục tiêu nhất định
Trên thực tế trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế, việc thực hiện chức năng QLKT Nhà nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn Điều này xuất phát từ ảnh hưởng không chỉ của các yếu tố kinh tế ở trong nước hay từ các ảnh hưởng của kinh tế thế giới Qua đó, việc thực hiện các chức năng của QLKT của Nhà nước cần có
sự linh hoạt trong cơ chế điều chỉnh, nhạy bén trước sự thay đổi
Xuất phát từ những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Chức năng quản lý kinh
tế của Nhà nước Việt Nam” là hết sức quan trọng và cần thiết Việc nghiên cứu đề tài
sẽ góp phần cung cấp Luận cứ khoa học để phục vụ cho việc tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chủ trương, đường lối, chính sách và hệ thống pháp luật về QLKT của Nhà nước Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài phần nào chỉ rõ những tồn tại hạn chế của cơ chế QLKT QLKT hiện hành để từ đó xây dựng các giải pháp có nhiều giá trị thực tế để hoàn thiện cơ chế QLKT của Nhà nước
Đề tài sẽ tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
Một là, Phân tích các chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà
nước về kinh tế nói chung
Hai là, Nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện
nay
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, phân tích chức năng, nhiệm
vụ, vai trò, nội dung của QLKT
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chức năng, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2010 – 2020
Trang 4Không gian nghiên cứu: tại Việt Nam.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về QLKT của Nhà nước, tiểu luận phân tích rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về kinh
tế và nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa, làm rõ các chức năng QLKT của Nhà nước.
Hai là, nhiệm vụ, vai trò của QLKT của Nhà nước.
Ba là, nội dung của QLKT của Nhà nước.
Bốn là, nội dung của QLKT của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp
hiện nay
4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung những tri thức mới vào hệ thống các tri thức khoa học về QLKT của Nhà nước
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận chia làm
3 chương
Trang 5PHẦN NỘI DUNG Chương 1 1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế QLKT là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và QLKT của Nhà nước
(Trong nền kinh tế thị trường nước ta, Đảng ta)
Quản lý kinh tế theo quan niệm hiện đại là sự vận hành hệ thống tổ chức, quản trị các nguồn lực nhằm phát triển tổ chức trong môi trường của nó
QLKT theo bản chất là sự phối hợp hài hòa hai mặt là tổ chức – kỹ thuật và kinh tế - xã hội Thực là sự điều khiển, là sự tác động thường xuyên liên tục, có ý thức,
có mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý
Bản chất của QLKT mang tính 2 mặt: tổ chức kỹ thuật và kinh tế - xã hội Một
tổ chức – kỹ thuật do lực lượng sản xuất quy định, mặt kinh tế - xã hội do quan hệ sản xuất quy định
Quản lý kinh tế vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Có thể rút ra những khái niệm, phạm trù, tính quy luật và quy luật về sự hình thành
Trang 6Chương 2: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 2.1 Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế
Chức năng quản lý kinh tế là tập hợp các hoạt động quản lý kinh tế mang tính tất yếu của chủ thể quản lý, nảy sinh sự phân công chuyên môn hóa các hoạt động quản lý kinh tế nhằm đạt được mục tiêu
2.1.1 Chức năng dự báo
Dự báo là phân tích các khả năng có thể để nhận đinh cơ hội và thách thức ở phía trước của môi trường bên ngoài và bên trong hệ thống kinh tế
Chức năng dự báo đóng vai trò quan trọng và là một giai đoạn không thể thiếu được của quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế trên phạm vi nền kinh tế quốc dân, ngành kinh tế, địa phương cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở
Dự đoán bao giờ cũng dựa trên cơ sở khoa học vì thế nó là căn cứ để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô và kế hoạch quản lý kinh doanh tầm vĩ mô
Đòi hỏi nhà quản lý phải kết hợp các yếu tố khoa học, kinh nghiệm và sự mẫn cảm nghề nghiệp, phải cập nhật những thông tin có liên quan đến hoạt động kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực, sản phẩm mà mình đang trực tiếp kinh doanh
Các thông tin dự báo phải phản ánh đầy đủ cả mặt chất và mặt lượng, cả trước mắt và lâu dài tạo nên những căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh
Nội dung thường tập trung vào các yếu tố thị trường kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, sự biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hoạt động dự báo gặp nhiều khó khăn nhưng lại
vô cùng cần thiết
2.1.2 Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển
Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố, điều kiện tạo nênn khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế Bao gồm các loại môi trường:
Trang 7môi trường kinh doanh, môi trường quản lý, môi trường chính trị, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kỹ thuật, môi trường dân số, môi trường quốc tế
Nhà nước phải đảm bảo các môi trường cho nền kinh tế phát triển Nhà nước phải tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế
2.1.3 Chức năng điều tiết
Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi kinh tế của chủ thể trong nền kinh tế, ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy định đã có sẵn, nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế
Tại sao nhà nước có chức năng điều tiết?
- Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường
- Quá trình phát triển kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, yếu tố không
ổn định do nhiều nhân tố khách quan tạo nên, nhà nước cần phải điều tiết
- Nhà nước điều tiết quan hệ kinh tế vĩ mô, điều tiết quan hệ cung cầu, quan hệ lao động sản xuất, quan hệ phân phối, quan hệ phân bổ các nguồn lực
- Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và thực thi hệ thống chính sách
- Nhà nước bổ sung các hàng hóa khi cần thiết hỗ trợ công dân lập nghiệp
- Bổ sung cho thị trường hàng hóa và dịch vụ khi cần thiết, khi nền kinh tế cần một số mặt hàng mà tư nhân không cung cấp được
- Bổ sung trực tiếp, gián tiếp
2.1.4 Chức năng kiểm tra và điều chỉnh
- Kiểm tra là hoạt động thể hiện trách nhiệm và quyết tâm đi đến cùng của nhà quản lý đối với công việc và quyết định của họ, nó thúc đẩy hành vi người dưới quyền
và hạn chế sự quan liêu, duy trì trật tự và kỷ luật của hệ thống tổ chức kinh tế
- Điều chỉnh là các quyết định bổ sung cho kiểm tra phát hiện trong quá trình thực hiện quyết định không đúng, sai lệch, những vấn đề mới phát sinh
Trang 8Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường Do đó thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh để phát hiện nguy cơ tiêu cực để quản lý
Nội dung kiểm tra, giám sát:
- Việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách và các kế hoạch pháp luật
- Việc sử dụng các nguồn lực
- Việc bảo vệ môi trường
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Chất lượng sản phẩm và hàng hóa
2.2 Vai trò và nhiệm vụ của QLKT
2.2.1 Nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế
* Tiếp tục hoàn thiện nội dung, đổi mới, phương thức lãnh đạo về kinh tế
Về nội dung lãnh đạo, phải đổi mới cách ra nghị quyết, trước mắt cần rà soát lại cách ra nghị quyết của Đảng đã ban hành, xem những nghị quyết nào còn nguyên giá trị phải tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo
Đồng thời nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh
tế của Đảng, tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng & Nhà nước về kinh tế
* Đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước.
- Đổi mới tư duy QLKT, chuyển dần chức năng “làm kinh tế” sang thực hiện tốt vai trò “trọng tài trong nền kinh tế”
- Đổi mới phương thức QLKT thông qua việc giảm tối đa can thiệp quá sâu bằng mệnh lệnh hành chính, trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Trong đó phân định quyền hạn, trách nhiệm trong QLKT, bảo đảm sự tập trung thống nhất quản
lý của trung ương và phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp
Trang 9- Tập trung cải cách thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đáp ứng yêu cầu thực hiện và nhiệm
vụ quản lý nhà nước về kinh tế
* Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các yếu tố đảm bảo QLKT của nhà nước có hiệu quả.
- Xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Thực tiễn đã chứng minh, nếu kinh tế nhà nước không đủ mạnh thì nhà nước không thể điều tiết các thành phần kinh tế khác vươn lên trong hợp tác, cạnh tranh với nhau
Vì vậy, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trọng tâm là đẩy mạnh sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ công chức, viên chức
2.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế
Để khắc phục những hạn chế của việc điều tiết thị trường, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, khắc phục những hạn chế cục bộ như là mặt phát triển hài hòa của xã hội Đặt sự hài hòa trong việc phân phối thu nhập xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, phát triển kinh tế giữa các vùng
Nhà nước giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên
và cơ bản trong nền kinh tế quốc phòng bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh
tế của mình Khối lượng kinh tế có hạn và không thể chia đều cho mọi người để dẫn đến tranh giành lợi ích và gây mâu thuẫn
- Giữa các doanh nhân gian lận hàng hóa, tranh giành tài nguyên và môi trường, mua tranh bán cướp, trộm cắp mẫu mã, kiểu dáng, cổ đông, lợi ích
- Giữa chủ thể và thợ: trả tiền công, biểu hộ lao động và điều kiện lao động
- Giữa giới sản xuất kinh doanh với toàn thể cộng đồng, không tính đến lợi ích chung, dịch vụ kém chất lượng
Trang 10- Giữa cá nhân, công dân với Nhà nước, giữa các địa phương, các ngành, các cấp
Giải quyết tính khó khăn của sự nghiệp kinh tế hỗ trợ công dân có những điều kiện cần thiết thực hiện sự nghiệp ngoài kinh tế
Nhà nước đại diện lợi ích của giai cấp thống trị
2.3 Nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý kinh tế của nhà nước là một trong những mặt của quản lý xã hội của nhà nước Nó quan trọng nhưng cũng rất phức tạp Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh
tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và chủ thể kinh tế hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội
Quản lý trên phạm vi quốc gia và hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ngoài: doanh nghiệp có vốn đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài, xuất nhập khẩu, thẩm định công nghệ, thiết bị chuyển giao về Việt Nam
Quản lý trên tầm vĩ mô, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và hiệu quả, công bằng và bền vững Nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của các chủ thể kinh tế trong hoạt động trong nền kinh tế thị trường
* Những nội dung của QLKT
Quyết định chiến lược phát triển kinh tế Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế, xã hội, xác định
rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu Muốn vậy, cần thực hiện dân chủ hóa, khoa học hóa, thể chế hóa quyết định
Kế hoạch nói ở đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định chiến lược,
nó là sự triển khai và cụ thể hóa quyết định chiến lược, kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó
Tổ chức là một nội dung của quản lý nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch đã định Nó bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng quyền hạn, trách