1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Phân tích chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay

15 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận - Phân Tích Chức Năng, Nhiệm Vụ, Vai Trò, Nội Dung Của Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Nói Chung Và Nội Dung Của Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,24 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động của bộ máy nhà nước, dùng quyền lực nhà nước tác động lên các quan hệ kinh tế và các chủ thể kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu quản lý kinh t

Trang 1

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Quản lý kinh tế là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản

lý được thực hiện thông qua các hoạt động tổ chức, điều khiển, phối hợp, động viên, kiểm tra…

Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết lập hệ thống chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và bảo đảm hệ thống thông tin cho các quyết định quản lý kinh tế Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực – mà trước hết là nguồn lực lao động để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích của mọi người

Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động của bộ máy nhà nước, dùng quyền lực nhà nước tác động lên các quan hệ kinh tế và các chủ thể kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua

cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ)

Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế

1.1 Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là những hoạt động quản lý kinh

tế mà Nhà nước phải thực hiện để đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ Có thể thấy chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước là các

Trang 2

hoạt động quản lý kinh tế mang tính tất yếu khách quan do bản chất, vai trò của Nhà nước quy định

Mục tiêu của việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Như vậy, các yếu tố sau đây là cơ sở để xác định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

- Chức năng của quản lý kinh tế nói chung

- Bản chất, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế

- Mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước qua các giai đoạn

- Tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Từ chức năng quản lý kinh tế có thể quy định những nhiệm vụ mà Nhà nước phải thực hiện trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể Đó là những nhiệm vụ về xây dựng cơ chế, chính sách, phương pháp, công cụ… quản lý kinh

tế, sắp xếp bộ máy và bố trí cán bộ quản lý kinh tế

Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, vì chưa phân định rõ ràng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh cho nên Nhà nước đã làm thay công việc của doanh nghiệp trong khi chưa làm trọn chức năng của mình Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng định hướng, điều hòa, phối hợp hoạt động trên phạm vi nền kinh tế, những công việc mà thị trường và xã hội không làm được hoặc làm không tốt Như vậy, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế cũng có sự thay đổi nhất định mà chủ yếu là ở phương thức thực hiện

Nhà nước quản lý kinh tế là xu hướng tất yếu ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bởi phát triển kinh tế là điều kiện, mục tiêu hàng đầu để phát triển đất nước Mọi nhà nước ra đời đều phải nắm giữ quyền lực chính trị và sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để định hướng, điều chỉnh mối quan hệ kinh tế - xã hội sao cho có hiệu quả, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc Mỗi quốc gia cần có

Trang 3

một Nhà nước thực sự mạnh, một nhà nước thông minh để tận dụng tối đa nền kinh tế tri thức, kiến tạo, phục vụ, hành động, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho xã hội, doanh nghiệp và người dân Để giải quyết vấn đề đó, Nhà nước cần triển khai thực hiện quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực của xã hội, nhất là quản lý nền kinh tế quốc dân

Tóm lại, nội hàm của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế chủ yếu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế; triển khai thực thi pháp luật về kinh tế; xử lý các vi phạm pháp luật về kinh tế

và giải quyết các xung đột, tranh chấp kinh tế; giải quyết các hạn chế của kinh tế thị trường; đảm bảo hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại

* Các chức năng cơ bản của Nhà nước về quản lý kinh tế:

Xuất phát từ sự đòi hỏi khách quan của thực tiễn và để thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế Nhà nước phải thực hiện các chức năng quản lý sau đây:

a Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước bao gồm các mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ và những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu và phương hướng đó Muốn xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có cơ sở khoa học, nhất thiết phải tiến hành hoạt động dự báo Trong đó, dự báo về khoa học – công nghệ là quan trọng nhất bởi nó làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống – xã hội mà trước hết là lĩnh vực kinh tế

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần quán triệt một số quan điểm khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đó là quan điểm hợp tác kinh tế với nước ngoài, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với củng cố an ninh quốc phòng…

Trang 4

Từ chiến lược kinh tế - xã hội, Nhà nước cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển, bao gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; kết hợp kế hoạch hóa trực tiếp với kế hoạch hóa gián tiếp, phân định kế hoạch hóa vĩ mô và kế hoạch hóa vi mô Đặc biệt, cần đổi mới phương pháp kế hoạch hóa các cấp theo hướng đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả Định hướng phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian tương đối dài, thường là 5 năm, 10 năm hoặc xa hơn

Nhà nước định hướng và hướng dẫn thông qua kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô, đồng thời sử dụng có trọng điểm các nguồn tuyển dụng tập trung và lực lượng dự trữ, phát triển vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khai thông các quan hệ ngoại giao, làm chỗ dựa cho các tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh tế trong nước và ngoài nước Điều cần chú ý ở đây là trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước chủ yếu sử dụng phương pháp tác động hướng dẫn thay cho can thiệp trực tiếp như trước đây, phương pháp này vừa đảm bảo tính tự chủ sáng tạo của các cơ sở kinh tế vừa đảm bảo đạt mục tiêu chung, đồng thời tôn trọng các quy luật của thị trường, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn hơn

Trong nền kinh tế hiện nay, để thực hiện chức năng xây dựng chiến lược

và kế hoạch phát triển kinh tế Nhà nước tác động gián tiếp mang tính chất mềm dẻo, uyển chuyển, đảm bảo tính tự chủ và thực hiện mục tiêu chung

b Tổ chức các hoạt động kinh tế

Tổ chức là một chức năng quan trọng của khoa học quản lý nói chung Trong lĩnh vực kinh tế, đó là việc sắp xếp các cơ quan quản lý nhà nước về kinh

tế từ trung ương đến cơ sở, bố trí đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp; thiết lập các quan hệ kinh tế với nước ngoài

Nhằm thích ứng với cơ chế kinh tế mới, Nhà nước phải xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực cho phát triển kinh tế

Đó là việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn

để tạo ra lợi thế so sánh, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất

Trang 5

để tranh thủ vốn và kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ cho tăng trưởng kinh tế

Ngoài ra, Nhà nước cần sắp xếp lại các đơn vị kinh tế cơ sở, trong đó quan trọng nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần

c Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tự do hoạt động

Cấu thành môi trường mà Nhà nước tạo ra bao gồm môi trường chính trị

-xã hội, môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường giáo dục, y tế, môi sinh…

Ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế Vì thế đường lối và chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước phải đúng đắn và nhất quán, đặc biệt là đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế với nước ngoài phải đi liền với giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia Mặt khác, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế các cấp phải đủ mạnh, trong sạch và ổn định nhằm tạo sự an tâm cho các chủ thể kinh doanh – bao gồm cả đầu tư trong và ngoài nước, bỏ vốn làm ăn lâu dài Chính sách kinh

tế phải tạo niềm tin cho nhân dân Đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu trong việc chống độc quyền, chống tham nhũng và làm ăn phi pháp Những hiện tượng tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lợi dụng cơ chế “lỏng” của Nhà nước để vun vén cá nhân, đặc quyền đặc lợi phải được nghiêm trị đúng pháp luật

Để duy trì một nền kinh tế phát triển bền vững và tạo cơ hội cho ổn định chính trị - xã hội Nhà nước phải nắm được mạch máu kinh tế của đất nước thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của thành phần kinh tế nhà nước, cân đối ngân sách, khống chế khối lượng tiền tệ lưu thông, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong chi tiêu của chính phủ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát

Trang 6

Thông qua việc hình thành đồng bộ hệ thống luật pháp mà trực tiếp là luật kinh tế, Nhà nước tạo “hành lang” cho các hoạt động kinh doanh theo quy luật cạnh trnah, giải quyết tranh chấp và bảo đảm trật tự an toàn cho các quá trình kinh tế Nhà nước có kế hoạch và đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, hình thành đội ngũ những người lao động có tay nghề cao, thích ứng với điều kiện kinh tế hiện đại Đặc biệt sớm hình thành đội ngũ những nhà quản lý giỏi, từ người chủ kinh tế hộ giai đoạn đến những người quản lý trong doanh nghiệp lớn theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam Đồng thời, Nhà nước quan tâm đến việc nâng cao thể lực cho người lao động, ngăn chặn những căn bệnh thế kỷ, kiên quyết bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên… thông qua các chính sách và công cụ quản lý của Nhà nước

d Điều tiết các quá trình phát triển kinh tế

Chức năng điều tiết của Nhà nước bao gồm các hoạt động điều hành, điều khiển, phối hợp các hoạt động kinh tế trên tổng thể nền kinh tế quốc dân cũng như các lĩnh vực, các thành phần kinh tế

Nhà nước sử dụng tổng hợp các biện pháp như chính sách đòn bẩy kinh

tế, thực lực kinh tế nhà nước, công cụ tài chính – tiền tệ, pháp luật kinh tế… để

ổn định và phát triển thị trường đúng hướng Sử dụng tối đa nguồn nhân lực, kiềm chế lạm phát, cân bằng ngân sách nhà nước, cân bằng cán cân thanh toán, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân… cũng thuộc chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững

đ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế

Mục đích của kiểm tra, kiểm soát là để phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách trong quá trình hoạt động kinh tế của các ngành, các địa phương và các đơn vị kinh tế Từ đó, thiết lập trật tự kỷ cương bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi của nhân dân lao động Hoạt động kiểm tra,

Trang 7

kiểm soát được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra, kiểm sát, công an, thuế vụ…, đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân lao động mà trực tiếp là những người hoạt động trên lĩnh vực kinh tế

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chức năng kiểm tra kiểm soát hết sức quan trọng Bởi vì, thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, những khuyết tật của cơ chế thị trường sẽ được hạn chế, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ được kết hợp ngay từ trong từng tế bào của nền kinh tế quốc dân – đó là các doanh nghiệp

1.2 Vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế

a Quá trình nhận thức về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử, ra đời trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp Nó là công cụ quyền lực của giai cấp thống trị để quản lý đất nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp đó

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối với các đơn vị kinh tế cơ sở, các ngành, địa phương, vùng kinh tế cũng như tổng thể nền kinh tế quốc dân nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế

-xã hội đề ra

Như vậy, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định Tuy nhiên, vai trò đó cũng có sự biến đổi cùng với sự biến đổi của chế đọ chính trị và trình độ phát triển về lực lượng sản xuất cũng như yêu cầu tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia Nếu như, dưới chế độ phong kiến, quản lý kinh tế của Nhà nước chủ yếu là quản lý điền địa, thu thuế, tổ chức đào mương, đắp đập, làm đường xá… thì dưới chủ nghĩa tư bản vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng tăng lên cả về trình độ và chất lượng quản lý

Ở thời kỳ đầu, Nhà nước tư bản chủ nghĩa giữ vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế thị trường ra đời Khi cơ chế thị trường đã vận hành đồng bộ và sự cạnh tranh tăng lên thì đòi hỏi phải giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước Nhưng,

Trang 8

trước tình trạng khủng hoảng kinh tế, phân hóa giàu – nghèo quá mức, ô nhiễm môi trường, đặc quyền trong kinh doanh… Kết quả của cạnh tranh tự do, Nhà nước buộc phải can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế để bảo vệ lợi ích cho giai cấp

tư sản

Với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ, Nhà nước của các nước

xã hội chủ nghĩa trước đây đã thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng Đó là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, chăn lo đến các chính sách giáo dục, y tế, công bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, việc duy trì một nền kinh tế phi hàng hóa với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã dấn tới triệt tiêu động lực phát triển và khủng hoảng kinh tế - xã hội trong toàn bộ hệ thống Tình hình đó đòi hỏi các nước phải cải cách, đổi mới quản lý nền kinh tế theo hướng chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình chính trị và an ninh quốc phòng ổn định, công bằng

xã hội đang dần dần được thiết lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định làm nên những thành tựu đó

b Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,vai trò của Nhà nước được thể hiện ở các khíacạnh sau:

Thứ nhất, Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để quản lý nền kinh tế

vì lợi ích của nhân dân và đất nước

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề tổ chức quản lý của Nhà nước được đặt lên hàng đầu là quản lý kinh tế V.I.Lênin cho rằng: “Nhiệm vụ quản lý nhà nước, trước hết và trên hết được quy lại thành nhiệm vụ thuần túy kinh tế… nói tóm lại nhiệm vụ đó được quy thành nhiệm vụ tổ chức lại nền kinh tế”

Trang 9

Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là người chủ sở hữu tài sản công, vừa là người đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động, vì thế chức năng quản lý kinh

tế là một tất yếu khách quan Chỉ có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế mới

có sự phát triển bền vững, chế độ người bóc lột người và bất công xã hội mới được xóa bỏ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước có được phát huy hay không còn tùy thuộc vào kết quả đổi mới và cải cách về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, về cơ chế quản lý và phương pháp điều hành Nói tóm lại là tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực cán bộ trong bộ máy quản lý kinh tế - xã hội các cấp

Thứ hai, Nhà nước là người “nhạc trưởng” trong nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế được tự do tiếp cận nhu cầu thị trường để lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh của mình, bao gồm chiến lược tài chính, nhân sự, kỹ thuật, công nghệ, liên doanh liên kết, tiêu thụ sản phẩm Bằng các công cụ quản

lý vĩ mô, mà trước hết là công cụ pháp luật, Nhà nước tạo “hành lang” và điều kiện phối hợp hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế Mặt khác, trong xu thế đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, Nhà nước giữ vai trò là người hướng dẫn cho các doanh nghiệp, địa phương và ngành kinh tế hòa nhập vào thị trường thế giới để vừa đảm bảo các bên đều có lợi, vừa giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia

Thứ ba, Nhà nước vừa là người phát huy các mặt tích cực của cơ chế thị

trường, vừa là nhân tố quyết định hạn chế những khuyết tậ do cơ chế ấy sinh ra

Cơ chế thị trường là cơ chế năng động linh hoạt, vì thế nó thúc đẩy quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động và tạo ra sự phong phú đa dạng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ Bên cạnh đó, cơ chế thị trường tiềm ẩn những khuyết tật vốn có của nó Những khuyết tật đó là:

- Thị trường phát triển dẫn đến độc quyền Và khi độc quyền áp đảo cạnh tranh sẽ dẫn đến làm giảm động lực phát triển

Trang 10

- Sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mà trước hết là cơ cấu ngành kinh tế do

sự chi phối của động cơ lợi nhuận

- Thị trường gắn liền với các tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, đầu cơ, tham nhũng…

- Thị trường tàn phá môi sinh và trong nhiều trường hợp dẫn đến kìm hãm tiến bộ khoa học do theo đuổi quyền lợi vật chất trước mắt; đồng thời có thể diễn

ra chiến tranh kinh tế gay gắt giữa các quốc gia

- Tình trạng phân hóa giàu – nghèo là khuyết tật rõ nhất khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường

Nhà nước có vai trò quyết định trong việc hạn chế đi đến xóa bỏ những khuyết tật trên đây thông qua quyền lực và lực lượng cơ sở vật chất to lớn của Nhà nước

Thứ tư, Nhà nước là nhân tố cơ bản trong việc tổ chức và quản lý kinh tế

nhằm thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới của Đảng

Ở nước ta, để thực hiện chủ trương đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, phải phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường ở Việt Nam còn ở dạng sơ khai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại chưa có tiền lệ trong lịch sử;

sự níu kéo, kìm hãm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn dai dẳng, trong khi đó tiến trình hội nhập quốc tế đã có cam kết và ấn định thời gian nhất định Nói tóm lại, những thách thức và vận hội mới đang đặt ra cho dân tộc nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề, mà trước hết là nhiệm vụ phát triển kinh tế Việc tranh thủ vận hội và vượt qua thử thách, tiến tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.3 Nội dung của quản lý Nhà nước về kinh tế

a Xây dựng thể chế kinh tế

Ngày đăng: 19/12/2024, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w