1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Phân tích chức năng, nghiệp vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay

19 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chức Năng, Nghiệp Vụ, Vai Trò, Nội Dung Của Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hiện Nay
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 29,12 KB

Nội dung

Quản lý trên tầm vĩ mô, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo về hiệu quả, công bằng và bền vững – nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội

Trang 1

Câu 5: Phân tích chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước

về kinh tế nói chung và nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay

MỞ ĐẦU

Mỗi đất nước quốc gia đều phải có sự lãnh đạo sáng suốt của các nhà lãnh đạo cấp cao Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt đó thì đất nước đó mới có sự thống nhất ổn định Cũng như vậy, nền kinh tế đất nước muốn ổn định, bền vững lâu dài thì phải có

sự lãnh đạo, quản lý kinh tế của nhà nước do nhà nước quản lý, kinh tế của doanh nghiệp do các doanh nghiệp quản lý Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hoạt động còn là chủ thể, quản lý một cách liên tục, có tổ chức Quản lý kinh doanh là tác động của mọi chủ thể một cách liên tục, có tổ chức tới đối tượng quản lý

là tập thể những người lao động doanh nghiệp Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và cơ hội để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và thông lệ, trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh với hiệu

quả tối ưu Chính vì lẽ đó, mà em chọn đề tài: “Phân tích chức năng, nghiệp vụ, vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp hiện nay”.

Trang 2

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

1.1 Nội dung quản lý nhà nước về kt

Quản lý kinh tế của nhà nước là một dạng của quản lý xã hội của nhà nước Nó quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực Các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế

và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội

Quản lý trên phạm vi quốc gia và hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ngoài: Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài Xuất nhập khẩu, thẩm định công nghệ thiết bị chuyển giao về Việt Nam

Quản lý trên tầm vĩ mô, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo về hiệu quả, công bằng và bền vững – nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh nội bộ của các chủ thể kinh tế trong hoạt động trong nền kinh tế thị trường (cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn…)

Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước ta bao gồm:

- Quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế - xã hội Xác định rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu Muốn vậy, ần thực hiện dân chủ hóa, khoa học hóa, thể chế hóa quyết sách

- Kế hoạch Kế hoạch nói ở đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định Chiến lược, nó là sự triển khai và cụ thể hóa quyết định Chiến lược kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó

- Tổ chức Tổ chứ là một nội dung của quản lý nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch đã định Nó bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu Xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn

và bố trí cán bộ thích hợp

Trang 3

- Chỉ huy và phối hợp Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau Vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường có hiệu quả, cần

có sự chỉ huy thống nhất (điều chỉnh từ một trung tâm) Để có thể chỉ huy nền kinh tế, phải có một cơ quan quản lý thống nhất, cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ thông tin

về các mặt để điều hòa, phối hợp các mặt hoạt động của nền sản xuất xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để bảo đảm cân bằng tổng thể của nền kinh tế

- Khuyến khích và trừng phạt Bằng các đòn bẩy kinh tế và động viên về tinh thần Khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động theo định hướng của kế hoạch, cố gắng thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch Muốn vậy, phải có chế độ trừng phạt rõ ràng hoạt động theo định hướng kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích; ngược lại không kèm theo định hướng của kế hoạch, làm hại thì phải ngăn chặn và trừng phạt

1.2 Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế

Các chức năng chính:

- Định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế

- Tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế

- Điều tiết hoạt động kinh tế

- Kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế

Cụ thể:

Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu là những nhiệm vụ tổng quát

mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình

1 Chức năng định hướng

+ Trong nền kinh tế thị trường, nhà kinh doanh và tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và

đổ vỡ, gây thiệt hại cho nền kinh tế

+ Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và nhà nước định ra Nhà nước định hướng phát triển

Trang 4

kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh Các tổ chức kinh tế hoạt động định hướng theo mục tiêu chung của đất nước

+ Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý Cách thức và phương pháp tác động gián tiếp

2 Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển

- Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố, điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế

- Bao gồm các loại môi trường:

+ Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kỹ thuật, môi trường dân số, môi trường quốc tế

- Nhà nước phải đảm bảo các môi trường cho nền kinh tế phát triển

- Nhà nước phải làm gì để tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế

3 Chức năng điều tiết

- Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi kinh tế của chủ thể trong nền kinh tế Ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế ràng buộc, chúng phải tuân thủ các quy định đã có sẵn, nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế

- Lý do nhà nước điều tiết:

+ Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường

+ Quá trình phát triển kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, yếu tố không

ổn định do nhiều nhân tố khách quan tạo nên nhà nước cần phải điều tiết

+ Nhà nước điều tiết quan hệ kinh tế vĩ mô, điều tiết quan hệ cung cầu, quan hệ lao động sản xuất, quan hệ phân phối, quan hệ phân bổ các nguồn lực

- Nhà nước phải làm gì để điều tiết chức năng này

- Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và thực thi hệ thống chính sách Ví dụ: chính sách tiền tệ, tài chính, thu nhập…

- Nhà nước bổ sung các hàng hóa khi cần thiết hỗ trợ công dân lập nghiệp

Trang 5

- Bổ sung cho thị trường hóa và dịch vụ khi cần thiết, khi nền kinh tế cần một

số mặt hàng mà tư nhân không cung cấp được

- Phương thức bổ sung:

+ Bổ sung trực tiếp

+ Bổ sung gián tiếp, nhà nước đóng vai trò tiêu dùng

4 Chức năng kiểm tra, giám sát

- Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường Do đó thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện những nguy cơ tiêu cực để quản lý

- Nội dung kiểm tra giám sát:

+ Việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách và các kế hoạch, pháp luật + Việc sử dụng các nguồn lực

+ Việc bảo vệ môi trường

+ Khai thác tài nguyên, xử lý chất thải

+ Chất lượng sản phẩm và hàng hóa

1.3 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế

- Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay mục đích, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế, thể hiện sự thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, việc quản lý kinh

tế của nhà nước và nó được cụ thể hóa trong nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị

và kinh tế

Thực chất nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, là bảo đảm cho quan hệ giữa chính trị và kinh tế thành động lực và phát triển cùng chiều, thúc đẩy xã hội phát triển

Chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, nói đến chính trị thì không thấy lợi ích kinh tế nhưng nói đến kinh tế thì phải nói đến một hoạt động các biện pháp chính trị, nếu không có các biện pháp chính trị thì nền kinh tế

sẽ bị kìm hãm và hoạt động không có hiệu quả

Trang 6

Trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì kinh tế đóng vai trò quyết định nhưng nếu có những quyết định sai lầm về chính trị sẽ kìm hãm sự phát triển về kinh

tế Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế: là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh tế

- Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Đảng chỉ ra con đường, biện pháp, thủ đoạn phương tiện để thực hiện việc phát triển nền kinh tế

+ Đảng động viên quần chúng thực hiện đường lối của Đảng: thông qua việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân các miền, các dân tộc dù trong nước hay ở nước ngoài thực hiện đường lối chủ trương của Đảng trong phát triển nền kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác

- Đảng phải nắm chắc được công tác nhân sự về kinh tế trong bộ máy quản lý Nhà nước đặc biệt quản lý về con người

- Phát huy vai trò điều hành quản lý của nhà nước trong việc thực hiện đường lối của Đảng: tức là nhà nước dùng quyền lực để buộc các bộ phận trong hệ thống kinh

tế theo đúng đường lối; kế hoạch đã được hoạch định

- Nhà nước phải biến chủ trương đường lối của Đảng thành các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn: thông qua các chức năng lập chương trình cho các kế hoạch phát triển kinh tế (có thể là những chương trình kinh tế dài hạn như cải cách hành chính, các chương trình trong và ngắn hạn như: đào tạo cán bộ…) và các chương trình này đều phải: nhằm kế hoạch cụ thể hóa, đề ra được kế hoạch vận hành như thế nào và các chương trình phải xác định được mối quan hệ một cách chặt chẽ

- Nhà nước phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Tức là phải thiết lập trật tự pháp luật về kinh tế, trật tự pháp luật về kinh tế bao gồm:

+ Phải xác lập được địa vị của các chủ thể kinh tế

+ Phải xác lập được các khung pháp luật cho tất cả các thành phần kinh tế

Trang 7

+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế: Nhà nước phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, thực thi việc điều hành quản lý nhà nước bằng pháp luật

- Nhà nước phải chăm lo về đới sống và giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho dân: thông qua việc thực hiện các chính sách xã hội hướng việc phát triển và lành mạnh hóa xã hội, phát triển sản xuất tăng năng suất lao động, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới; mở mang các ngành nghề, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động cải cách chế độ tiền lương phù hợp, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo

Trang 8

CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH DOANH

NGHIỆP 2.1 Các loại hình doanh nghiệp phổ biến

2.1.1 Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần Vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình có tư cách pháp nhân đầy đủ 4 yếu tố chính của bộ luật dân sự nằm trong điều 84 được các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền thành lập hợp pháp có yếu tố cá nhân hợp pháp có cơ cấu chặt chẽ được tham gia vào các hoạt động pháp luật độc lập và được sự quản lý bởi vốn nhà nước Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý, sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó Tức là nhà nước không còn bao cấp như trước đây mà các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí, tự trang trải mọi nguồn vốn đồng thời làm tròn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các doanh nghiệp khác Các hình thức doanh nghiệp nhà nước bao gồm Công ty nhà nước, Công

ty cổ phần nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

2.1.2 Loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ, chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp và cá nhân đó là người có thể đứng lên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp đó và phải chịu toàn

bộ về các khoản nợ cũng như lãi suất của doanh nghiệp đó Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: số vốn bằng tiền Việt Nam ngoại tệ tự

do chuyển đổi, vàng và cả tài sản khác của mỗi loại tài sản Toàn bộ vốn và tài sản, kể

cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 9

tư nhân điều chỉnh phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân, trong quá trình hoạt động Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Có nghĩa là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh doanh nghiệp đó Và doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh

và các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

2.1.3 Hợp tác xã

Đây là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra theo điều 1 của bộ luật hợp tác xã năm 2003: đấy là một tổ chức doanh nghiệp mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác Đối với cá nhân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý, điều hành hợp tác xã, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác

do pháp luật quy định là chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia Đối với pháp nhân, pháp nhân có thể trở thành xã viên của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác

xã Khi tham gia hợp tác xã, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với các cá nhân tham gia, người lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn vừa góp sức

Góp vốn là việc xã viên hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

Trang 10

các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã

Góp sức là việc xã viên tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, trợ vốn và các hình thức tham gia khác

2.1.4 Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần

Đây là loại hình doanh nghiệp vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần theo điều 77 Luật Doanh nghiệp Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba

cổ đông và không hạn chế số cổ đông Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán Công

ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về vốn của công ty Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty cọi là cổ phần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần Việc góp vồn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần Mỗi cổ đông có thể mua nhiều

cổ phần Về thành viên của công ty trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần Về trách nhiệm của công ty, công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu) Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Về phát hành chứng khoán, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

và các loại chứng khoán khác để huy động vốn Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần) Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu

Ngày đăng: 19/12/2024, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w