Các nghiên cứu này bao gồm:Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bản phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc tại các vùng, miền – Cục Xuất bản, In và Phát hành
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu luận án
Luận án với đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở ViệtNam” bao gồm Lời mở đầu 17 trang và 3 chương với số trang lần lượt là 53, 55, 27trang Nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam
Luận án có 79 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh, 7 hình vẽ, 4 sơ đồ,
5 bảng biểu và 34 trang phụ lục
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
1 Luận án đã đưa ra 4 mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuấtbản, bao gồm: (1) Phát triển đúng định hướng của Đảng; (2) Nâng cao dân trí và đờisống văn hóa tinh thần của nhân dân; (3) Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những ngườisáng tạo ra các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và khoa học; (4) Nâng cao hiệu quảkinh tế
2 Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận án đã đưa ra nội dung củaquản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm:Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuấtbản; Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuấtbản; Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản
3 Khái quát và phân định rõ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nướcđối với hoạt động xuất bản: các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc vềđối tượng quản lý; các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Trang 21 Luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đốivới hoạt động xuất bản trong thời gian tới với ảnh hưởng mạnh mẽ của sách điện tử
và xuất bản trực tuyến Luận án nêu ra các quan điểm về quản lý nhà nước đối vớihoạt động xuất bản trong đó nhấn mạnh quan điểm xã hội hóa hoạt động xuất bản.Tác giả cho rằng đã đến lúc cần nâng cấp vai trò của tư nhân đối với hoạt động xuấtbản, cho phép thí điểm cổ phẩn hóa 1, 2 NXB để tạo động lực mới cho hoạt độngxuất bản
2 Luận án đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhànước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới Trong các giải pháp, tác giảnhấn mạnh vào việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật(công an, tòa án, viện kiểm sát) trong việc phòng chống sách giả sách lậu là yêu cầucấp bách hiện nay đối với sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản hiện nay
3 Bên cạnh những kết quả của luận án, tác giả nhận thấy còn một số nộidung cần được tiếp tục nghiên cứu Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giảtrong thời gian tới Các nội dung đó bao gồm: Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu môhình và phương thức hoạt động của một nhóm NXB cụ thể, ví dụ nhóm NXB thuộccác trường đại học với các xuất bản phẩm chuyên biệt chủ yếu là sách nghiên cứukhoa học Thứ hai, nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hộihóa lĩnh vực xuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫnđảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước trong tình hình mới
2 Lý do chọn đề tài
Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, xãhội nói chung, văn hóa nói riêng Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phongphú và phức tạp Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực vănhóa tư tưởng và khá nhạy cảm về chính trị - xã hội Kinh tế - xã hội càng phát triểnthì hoạt động xuất bản cũng càng phát triển Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực vănhóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xãhội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sốngtinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp củangười Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội,
Trang 3đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, tháng 11 năm 1946, Quốc hội họpkhóa thứ hai đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân
dân, trong đó có quyền tự do xuất bản: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản…” Kể từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những bổ sung, sửa
đổi các chủ trương, đường lối quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản nhằmphát triển kinh tế - xã hội Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã cónhững đổi mới đáng kể, mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt là từ khi LuậtXuất bản 204 có hiệu lực thi hành và hiện nay là Luật Xuất bản 2012 Tuy nhiên,quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạnchế: Mô hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản còn nhiều bấtcập, hoạt động xuất bản có những khó khăn, thách thức gay gắt, một số NXB chỉchú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa,
xã hội; xuất hiện một số xuất bản phẩm có nội dung không lành mạnh, không phùhợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, bị dư luận phê phán; một số NXB kháchoạt động kém hiệu quả, kém năng động, còn nặng nề trông chờ, bao cấp Nạn inlậu, in trái phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thị trường xuất bản phẩm chưađược quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hành xuất bản phẩm của Nhà nước khôngđược quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là ở miền núi,vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, các xuất bản phẩm có chất lượng cao, đóng gópvào tri thức nhân loại còn rất ít
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW (ngày 25/8/2004) của Ban Bíthư về “Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”, cùng với Luật Xuấtbản 2012 được ban hành và triển khai thực hiện, hoạt động xuất bản đã có nhữngchuyển biến tích cực Tuy nhiên, hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối vớihoạt động xuất bản vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần hoàn thiện cả về lý luận vàthực tiễn
Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, kỹ thuật in ấn vàcông nghệ thông tin phát triển vượt bậc cho phép một cá nhân có thể ngay lập tức
Trang 4xuất bản tác phẩm của mình phổ biến toàn thế giới một cách hết sức dễ dàng Điềunày đem lại những tác động tích cực, nhưng cũng có thể gây ra những tiêu cực haynguy cơ trong đời sống kinh tế - xã hội Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuấtbản đòi hỏi thực hiện được đồng thời cả hai nhiệm vụ, đó là phát huy khả năng sángtạo ra tác phẩm và kiểm soát được vấn đề nội dung của xuất bản phẩm Vì vậy, hoànthiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong điều kiện hội nhập quốc tế
là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn có ýnghĩa thiết thực cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực này Từ
những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam” để nghiên cứu.
3 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
3.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động xuất bản là lĩnh vực đặc thù, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hộikhác nhau mà các nước có quan điểm khác nhau về quản lý đối với lĩnh vực này.Tại các nước phát triển, các doanh nghiệp xuất bản hoạt động thuần túy trong cơchế thị trường Mục tiêu hoạt động xuất bản của họ tập trung vào giải quyết mốiquan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng mang tính chất kinh doanh là chủ yếu,
do vậy Nhà nước không có cơ chế chính sách riêng cho hoạt động này Vì vậy, các
đề tài nghiên cứu của họ thường tập trung vào các nghiên cứu tiếp cận thị trường,quan hệ công chúng, các trào lưu xuất bản mới ảnh hưởng thế nào đến thị trườngxuất bản truyền thống…
Chinese Publishing Industry Going Global: Backgroud and Performance
(Công nghiệp xuất bản Trung Quốc: Bối cảnh và hiệu suất): Xu và Fang (2008)phân tích thị trường giao dịch bản quyền tại Trung Quốc, so sánh số lượng sáchđược mua và dịch tại Trung Quốc và số lượng sách Trung Quốc được bán ra thịtrường thế giới, theo đó các số liệu phân tích cho thấy sự mất cân bằng nghiêmtrọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu trong thương mại sách bản quyền của TrungQuốc, nhập khẩu hoặc mua lại quyền dịch thuật và in lại vượt quá rất nhiều xuấtkhẩu hoặc bán các quyền đó
Trang 5Digital Publishing in Developing Countries: The Emergence of New Models? (Xuất bản kỹ thuật số ở các nước đang phát triển: Sự nổi lên của các mô
hình mới?): Kulesz (2011) phân tích về xuất bản điện tử tại các nước đang pháttriển Theo đó, tại các nước đang phát triển, nơi xuất bản truyền thống phải đối mặtvới thách thức rất lớn với xuất bản điện tử Sử dụng phương tiện kỹ thuật số có thểlàm việc rất nhanh, bỏ qua nhiều giai đoạn để ra một cuốn sách
Survey of Book Publishing in Russia (Khảo sát xuất bản sách ở Nga):
Grigoriev và Adjoubei (2009) báo cáo tóm tắt ngành công nghiệp xuất bản ở Nga,
so sánh dữ liệu trong hai năm 2006-2007, vị trí, số lượng và quy mô của các công tyxuất bản ở Nga Những thách thức bao gồm cả sự suy giảm của văn hóa đọc trongthanh niên và cạnh tranh của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số Ngày nay,xuất bản cuốn sách của Nga là một ngành công nghiệp có lợi nhuận và năng động
Sự phát triển của nó được phản ánh trong sự tăng trưởng hàng năm Năm 2006, lầnđầu tiên trong lịch sử xuất bản Nga, hơn 100.000 cuốn sách được xuất bản, với tổngbản in lên tới 633,5 triệu bản Trong năm 2007, một kỷ lục mới được thiết lập trong
đó gần 109.000 cuốn sách đã được phát hành với số bản in là 665,5 triệu bản Vàtrong năm 2008, số lượng sách tăng ấn tượng 13,4% so với số lượng sách xuất bảnnăm 2007, đạt 123.336 cuốn, tổng bản in đã lên đến 760,44 triệu bản trong năm
2008, tăng 14,2% về bản in so với năm 2007
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác về thị trường xuất bản phẩm cũng như
xu hướng lấn át của xuất bản điện tử so với xuất bản truyền thống, tiêu biểu có thể
kể đến các bài viết sau: The Global Ranking of the Publishing Industry 2009, Governments, Industries and Markets: Aspects of Government-Industry Relations in the UK, Japan, West Germany and the USA since 1945, China’s Book Publishing Industry: A Review of 2011, Trade Book Publishing in Germany: Summary Report for 2011, Looking Back at 2010: The Book Industry in Germany Still Trying to Find Its Way into Digitization, The Book Industry in Germany: Looking Back at 2009, Survey of Book Publishing in Russia, Book Publishing Business in Romania – An Analysis from the Perspective of Porter’s Five Force Model, Glimpses of Indian Publishing Today in the Words of Publishing Professionals, Publishing in Taiwan
Trang 62011: Government Intervention at Its Best, Publishing in China and India: Opportunities and Challenges.
Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản là rất
ít, tiêu biểu có nghiên cứu của de Prato và Simon (2014) Mục đích nghiên cứu của
de Prato và Simon (2014) là xem xét lại các chính sách công và sự can thiệp củachính phủ trong ngành công nghệ xuất bản sách Báo cáo tập trung vào năm vấn đềchính: quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề vi phạm bản quyền, quy định về giá sách,quy định về thuế GTGT giữa sách in và sách đối tượng, các tổ chức đóng vai trònhư các thư viện và cơ quan đăng ký, và các vấn đề cạnh tranh Bài viết này tậptrung nhiều hơn vào việc phân tích các văn bản chính sách và vị trí của đối tượngquản lý Nghiên cứu này không bao gồm các vấn đề quan trọng khác của chính sáchcông như vai trò của nền dân chủ, nhân quyền, tự do thông tin và tính đa dạng vănhóa
Các nghiên cứu này cho thấy thị trường xuất bản ở các nước rất phát triển vàđược xem như một ngành công nghiệp nội dung lớn
Tại Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hoạtđộng xuất bản là sự nghiệp văn hóa tư tưởng do Đảng lãnh đạo Mục tiêu xuất bảncủa Trung Quốc là xuất bản xã hội chủ nghĩa không phải đơn thuần là công cụ kiếmtiền của cá nhân hay tập thể Vì vậy các đề tài nghiên cứu của Trung Quốc về lĩnhvực này tập trung xây dựng chiến lược phát triển sự nghiệp xuất bản phục vụ xã hộitheo định hướng xã hội chủ nghĩa
3.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong quá trình tìm tư liệu nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã thấy một số bàiviết, một số đề xuất, kiến nghị trong khuôn khổ một số hội thảo liên quan đến quátrình soạn thảo Luật Xuất bản 2004, luật sửa đổi một số điều của Luật Xuất bảnnăm 2008 và Luật Xuất bản năm 2012 Gần đây, có một số đề xuất liên quan đếnvấn đề lựa chọn mô hình hoạt động của NXB trong khuôn khổ Hội nghị xây dựng
mô hình NXB đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
do Vụ Báo chí Xuất bản – Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 3/6/2009 Một
số đề tài khoa học và luận án tiến sĩ đã công bố có liên quan đến vấn đề này
Trang 7Một số đề tài khoa học cấp bộ do các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bảntiến hành như Cục Xuất bản, In và Phát hành, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Thông tin– Truyền thông trong các năm 2009, 2010 cũng là những kết quả quan trọng để đềtài có thể kế thừa Các nghiên cứu này bao gồm:
Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bản phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc tại các vùng, miền – Cục Xuất bản, In và Phát
hành – Chủ trì: Đỗ Kim Thịnh – 2009: Nghiên cứu này cho kết quả về nhu cầu đọcsách theo các vùng miền tại Việt Nam, là căn cứ quan trọng cho quản lý nhà nướcđối với hoạt động xuất bản, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đọc sách của người dân
Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản – Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông – Chủ trì: Phạm Thị Xuân
Thủy – 2009: Nghiên cứu này đã chỉ ra các nhóm giải pháp để phòng ngừa cũngnhư ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản
Nghiên cứu các cơ sở khoa học và lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, báo chí, xuất bản và công nghệ thông tin –
Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông – Chủ trì: Phan Quốc Vinh – 2009:Nghiên cứu này đưa ra một số cơ sở lý luận và khoa học chung cho nhiều lĩnh vựcthuộc sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, không phải chuyên cho lĩnhvực xuất bản
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và pháp lý nâng cao hiệu quả xử
lý xuất bản phẩm vi phạm pháp luật – Cục Xuất bản, In và Phát hành – Chủ trì:
Nguyễn Kiểm – 2010: Nghiên cứu này đề xuất các giải pháp nhằm xử lý một cách
có hiệu quả các xuất bản phẩm vi phạm pháp luật, là một trong những giải phápnhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực xuất bản
Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm – Cục Xuất bản, In và Phát hành – Chủ trì: Nguyễn Kiểm – 2010.
Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐT ĐTĐL.2009G/
32 “Xuất bản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” do
Trang 8Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (thuộc Ban Tuyên giáo Trungương) chủ trì PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh làm chủ nhiệm Các cơ quan chính thamgia nghiên cứu bao gồm: Hội xuất bản Việt Nam, Vụ Báo chí Xuất bản – BanTuyên giáo Trung ương, Cục Xuất bản, In và Phát hành – Bộ TTTT Đây là lần đầutiên lĩnh vực xuất bản được nghiên cứu một cách tương đối toàn diện từ cơ sở lýluận chung, thực trạng, đánh giá sự tác động của 2 yếu tố chính là cơ chế thị trường
và hội nhập quốc tế, bước đầu đưa ra các nhóm giải pháp góp phần thúc đẩy pháttriển lĩnh vực xuất bản trong trung và ngắn hạn
Một số đề tài luận án tiến sĩ có liên quan bao gồm: Kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam: Luận án PTS KH Kinh tế: Phạm Thị
Thanh Tâm – 1996; Luận án chỉ đề cập đến vấn đề kinh doanh xuất bản phẩm từnăm 1989 đến năm 1993 trên cơ sở nghiên cứu 02 tình huống điển hình là Tổngcông ty phát hành sách (Savina) và Công ty phát hành sách TP Hồ Chí Minh(Fahasa) Luận án này không đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản
Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN – Luận án PTS KH Luật học – Vũ Mạnh
Chu – 1996: Đây là một đề tài nghiên cứu pháp luật về xuất bản từ năm 1945 đếnnăm 1996 Đây là thởi điểm Luật Xuất bản 1993 đã thực thi được 3 năm và đã bộc
lộ những thiếu sót Đề tài đã đưa ra những phân tích tương đối toàn diện, logic về hệthống pháp luật tại giai đoạn này Sau gần 20 năm kể từ 1996 Quốc hội đã banhành Luật Xuất bản mới, Luật Xuất bản 2004, sửa đổi 2008 và Luật Xuất bản 2012với nhiều thay đổi căn bản
Một số vấn đề hoàn thiện tổ chức quản lý ở các NXB nước ta hiện nay –
Luận án PTS KT – Khuất Duy Hải – 1994: Luận án đi vào nghiên cứu vấn đề hoànthiện tổ chức quản lý ở các NXB, đề xuất cách thức tổ chức quản lý, tổ chức hoạtđộng của các NXB
Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NXB trong bước chuyển sang cơ chế thị trường – Luận án PTS KT – Đường Vinh Sường – 1993:
Luận án nghiên cứu và đề xuất cách thức quản lý nhà nước đối với các NXB trong
Trang 9bối cảnh Quốc hội vừa thông qua Luật Xuất bản năm 1993 (tháng 7/1993) Luận án
đã đưa ra nhiều kiến nghị phù hợp tại thời điểm đó Nhiều kiến nghị đã được đưavào các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản 1993 mà tiêu biểu là sựthay đổi pháp luật vào năm 2004 với sự ra đời của Luật Xuất bản 2004
Nghiên cứu vấn đề quản lý thị trường xuất bản phẩm ở Việt Nam từ năm
1993 đến nay – Luận án tiến sĩ Văn hóa học – Đỗ Thị Quyên – 2008: Đây là một
luận án tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học Luận án nghiên cứu vấn đề quản lý thịtrường sách từ năm 1993 đến năm 2006 và đề xuất một số giải pháp quản lý thịtrường sách in Luận án trả lời câu hỏi quản lý thế nào để phát triển thị trường sáchkhi sách đã được sản xuất
Các đề tài này là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa cho nghiêncứu của mình
Tóm lại, các nghiên cứu về lĩnh vực xuất bản có thể chia làm 2 nhóm Nhómcác nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu tiếp cận xuất bản như một lĩnh vực kinh tếđơn thuần với những thách thức trước mắt là xuất bản điện tử, đem đến nhiều cơ hộicũng như nhiều thách thức mới cho ngành Nhóm nghiên cứu về xuất bản trongnước chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản Nhìn chung, các nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước đối vớihoạt động xuất bản có giá trị cao về mặt thực tiễn Tuy nhiên, các nghiên cứu đókhông tránh khỏi cái nhìn chủ quan từ phía các cơ quan quản lý do vậy đưa ra cácgiải pháp quản lý theo hướng “quản thật chặt” hay “thuận lợi cho người quản lý, bấtlợi cho người bị quản lý” Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những sai phạm có chiều hướnggia tăng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa này Do vậy, rất cần có những nghiên cứukhách quan hơn, đứng từ góc độ khoa học quản lý và những đơn vị làm xuất bản,giúp cho hoạt động xuất bản ở Việt Nam thực sự phát triển cả về chất lượng và chấtcũng như khắc phục được những yếu kém hiện nay trong công tác quản lý nhà nướcđối với lĩnh vực này Đây cũng là “khoảng trống” nghiên cứu mà luận án hướng tớinhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam trongtình hình hiện nay
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Trang 10Mục tiêu của luận án bao gồm:
- Hệ thống hóa và phát triển có chọn lọc cơ sở lý luận quản lý nhà nước đốivới hoạt động xuất bản;
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạtđộng xuất bản ở nước ta hiện nay, chỉ ra các cơ hội và thách thức, các điểm mạnh vàđiểm yếu, nguyên nhân những điểm yếu của hoạt động xuất bản và quản lý nhànước đối với hoạt động xuất bản hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước để phát triển hoạt độngxuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản tại Việt Nam Hoạt động quản lý nhà nước trong luận án này được tiếp cậntheo quy trình quản lý, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạtđộng xuất bản ở Việt Nam
Vấn đề quản lý được nghiên cứu giải quyết trong luận án là hoạt động quản
lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, tiếp cận theo quy trình quản lý.Luận án không đi vào quản lý vi mô của các đơn vị xuất bản, in phát hành Tuynhiên, các dẫn chứng minh họa trong luận án, ngoài việc sử dụng số liệu của ngành,còn sử dụng các số liệu của các cơ sở xuất bản, in phát hành để việc luận giải cótính thuyết phục hơn
Hoạt động xuất bản bao gồm 3 lĩnh vực là xuất bản, in và phát hành Luận ánchỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản(tổ chức bản thảo), các lĩnh vực in và phát hành chỉ để đề cập ở một mức độ nhấtđịnh
Xuất bản phẩm bao gồm: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, phích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách họaminh họa cho sách Sản phẩm của các NXB được phân tích, đánh giá trong luận ánchủ yếu là sách, bao gồm cả sách in và sách điện tử
Trang 11áp-Thời gian nghiên cứu từ 2009 đến nay, số liệu thu thập được trong 5 năm từ
2010 đến hết 2014 Giải pháp của luận án đề ra từ nay đến năm 2020
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Khung lý thuyết
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng cho luận án baogồm: phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua điều tra, phỏng vấn sâu một số
cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, một số NXB và nhà sáchvới tư cách là người bị tác động chủ yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản Dữ liệu thu được có thể góp phần chứng minh được tính phù hợp, tínhhiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước hiện hành trong lĩnh vực xuất bản
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để lượng hóa đánh giá vềhoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản của đối tượng bịquản lý trong lĩnh vực xuất bản bao gồm chủ yếu là lãnh đạo NXB và các NXB, cở
sở in và phát hành tư nhân Căn cứ vào đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đượcnhìn nhận, đánh giá khách quan của đối tượng bị quản lý đối với công việc của nhàquản lý
Để xử lý được các dữ liệu định lượng và định tính thu được, tác giả sẽ sửdụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê dưới sự trợ giúp của phần mềmthống kê SPSS để phân tích dữ liệu Kết quả xử lý dữ liệu là cơ sở để đánh giákhách quan công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản hiện tại có phùhợp, hiệu lực và hiệu quả hay không? Cần phải hoàn thiện từ khâu nào?
Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu thống kê, các cuộc điều tra khảo sát, bài báo
và công trình nghiên cứu trước, số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành – BộThông tin Truyền thông, Tổng cục Thống kê Số liệu sơ cấp thu thập được do việcchọn mẫu thích hợp để điều tra, khảo sát thực tế thông qua phiếu câu hỏi đối với cácđối tượng nghiên cứu
Trang 12Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án là lý thuyết về quản lý nhà nướctheo quá trình quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành đến kiểm soát thực hiện.
Hình 1 Khung lý thuyết nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng
6.2 Quy trình nghiên cứu
Hình 2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng
6.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
6.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trang 13Các dữ liệu báo cáo thống kê ngành xuất bản năm nào cũng có Mỗi năm,ngành xuất bản tổ chức 2 cuộc họp tổng kết, một cuộc họp vào khoảng tháng 7 hàngnăm để tổng kết 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, mộtcuộc họp được tổ chức vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm để tổng kết năm
và bàn kế hoạch năm sau Chủ trì các cuộc họp tổng kết là Cục Xuất bản, In và Pháthành và Ban TGTW Từ năm 2009 đến nay, nghiên cứu sinh đều tham gia đủ 2cuộc họp tổng kết ngành được tổ chức hàng năm Nội dung các cuộc họp tổng kếtđều có báo cáo tổng kết của Cục Xuất bản, In và Phát hành và Ban TGTW Nộidung của báo cáo bao gồm:
Phần 1: Kết quả thực hiện công tác trong kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, bao gồm cả
3 lĩnh vực xuất bản, in và phát hành Về xuất bản, báo cáo nêu rõ số liệu về sách vàvăn hóa phẩm xuất bản trong kỳ, bao gồm cả số lượng đầu sách xuất bản và sốlượng bản in; báo cáo về việc thực hiện pháp luật xuất bản của các NXB (về đăng
ký kế hoạch xuất bản, thực hiện lưu chiểu, về liên kết xuất bản và về nội dung xuấtbản phẩm) Báo cáo cũng có số liệu kinh doanh, lãi lỗ của các NXB trong kỳ Vềlĩnh vực phát hành, báo cáo cũng có số liệu liên quan đến tổng số sách phát hànhtrong kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sách trong kỳ, ưu, nhược điểm củahoạt động phát hành
Báo cáo cũng có các thông tin tóm tắt về kết quả hoạt động quản lý nhà nướcđối với hoạt động xuất bản trong kỳ: công tác tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách,xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật; công tác đọc lưu chiểu xuất bảnphẩm và xử lý vi phạm; công tác Nhà nước đặt hàng, trợ cước xuất bản phẩm, côngtác bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ xuất bản; những hạn chế tồn tại của quản lý nhànước đối với hoạt động xuất bản
Phần 2: là các kế hoạch công tác của ngành 6 tháng hoặc 1 năm
Phần 3: là các phụ lục trong đó có các số liệu, thông thường bao gồm:
- Số lượng sách và xuất bản phẩm trong kỳ
- Số lượng bản in
- Số lượng đầu sách nộp lưu chiểu của từng NXB
Trang 14- Phân loại cơ chế đề tài xuất bản
- Phân loại phương thức xuất bản (tự xuất bản hay liên kết xuất bản)
- Phân tích tình hình lưu chiểu của các NXB
- Tổng hợp hoạt động kinh doanh của các NXB trong kỳ
- Tổng hợp hoạt động kinh doanh của các công ty phát hành sách trong kỳCác thông tin và số liệu trong báo cáo là nguồn dữ liệu quan trọng, cập nhậtgiúp cho tác giả giảm bớt được rất nhiều công sức cũng như chi phí điều tra nghiêncứu
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn thu thập được các dữ liệu thứ cấp ngành xuấtbản tại niên giám thống kê các năm Đặc biệt, trong các báo cáo khoa học, đề tàinghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước về xuất bản đã có rất nhiều bảng hỏi được thuthập trong lĩnh vực xuất bản mà luận án có thể kế thừa Đối với một số đề tài doCục Xuất bản, In và Phát hành thực hiện được, nghiên cứu sinh đã tiếp cận được cácbảng hỏi gốc mà đề tài thu thập được Qua đó nghiên cứu sinh đã lọc ra các ý đãđược điều tra, khai thác chúng theo cách nhìn riêng của luận án
6.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Sau khi tổng hợp toàn bộ các dữ liệu thứ cấp, luận án đã phát hiện ra cácthông tin chưa được thu thập hoặc cần khai thác, đào sâu thêm Qua đó, dựa trênkhung lý thuyết nghiên cứu, luận án đã xây dựng bảng hỏi để khai thác các thông tincòn thiếu Đối tượng được hỏi chủ yếu là các cá nhân làm việc tại các NXB và cácNXB, cơ sở in và phát hành tư nhân, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt độngquản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Người được hỏi chủ yếu là lãnh đạoNXB và các NXB, cơ sở in và phát hành, những người hiểu nhất về hoạt động xuấtbản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Nghiên cứu sinh may mắnđược tham gia hàng năm 2 cuộc họp với lãnh đạo toàn bộ 63 NXB trên toàn quốc.Thông qua các cuộc họp đó, nghiên cứu sinh thu thập được các bảng hỏi một cáchkhá dễ dàng Ngoài ra, nghiên cứu sinh có hỏi một số cá nhân làm việc tại các cơquan quản lý về xuất bản và một số chuyên gia làm việc tại các cơ quan nghiên cứu
Trang 15về quản lý nhà nước để xem mức độ đánh giá của họ khác biệt như thế nào với 2 đốitượng trên Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 137 phiếu.
Bảng hỏi gồm 48 câu hỏi được chia làm 2 phần: phần 1 đánh giá về hoạtđộng xuất bản tại Việt Nam, phần 2 đánh giá về quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản Phần một chia làm 2 nhóm câu hỏi xin ý kiến đánh giá của người được hỏi
về (1) hoạt động xuất bản sách và (2) đánh giá về môi trường kinh doanh sách Phần
2 chia thành 5 nhóm câu hỏi xin ý kiến đánh giá của người được hỏi về (1) cơ chếchính sách đối với hoạt động xuất bản, (2) xây dựng và thực thi pháp luật về xuấtbản, (3) hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, (4)công tác xã hội hóa hoạt động xuất bản, (5) các giải pháp chính sách của Nhà nướcnhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất bản
Ngoài một số câu hỏi mở, hầu hết các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mứcđộ: (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) lưỡng lự, (4) đồng ý, (5) rất đồng ý
Để dễ phân tích, các câu hỏi được thiết kế theo các mệnh đề tích cực, theo đó nếungười hỏi trả lời rất không đồng ý nghĩa là vấn đề đó đang yếu kém và ngược lại, vídụ:
Đánh giá chung về hoạt động xuất bản:
Hoặc:
Đánh giá về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Trang 16Qua 7 nhóm vấn đề được hỏi, luận án sẽ có cơ sở xem xét mức độ đánh giácủa người được hỏi về các vấn đề luận án quan tâm.
Câu hỏi số 8 là câu hỏi mở để người được hỏi có thể tự do đưa thêm các ýkiến riêng của mình về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản
Bảng hỏi có câu hỏi số 9 để biết người được hỏi làm việc tại khu vực nào: (1)
cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, (2) NXB, (3) nhà sách tưnhân, (4) cơ quan nghiên cứu hay (5) độc giả đơn thuần Qua đó, luận án sẽ biếtđược mức độ đánh giá khác nhau về cùng 1 vấn đề đối với 5 đối tượng khác nhau
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
1.1 Hoạt động xuất bản – đối tượng quản lý của Nhà nước
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động xuất bản
1.1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất bản
Khái niệm xuất bản theo tiếng Anh là Publish, tiếng Pháp là Publier, đều có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Publicare, nghĩa là công bố cho mọi người biết Hoạt
động xuất bản đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ và là công cụ thiết yếu để thúc đẩy sựphát triển của nền văn minh nhân loại Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động sángtạo tri thức, vừa là hoạt động sản xuất vật chất Theo Từ điển xuất bản: Xuất bản làhoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến xuất
bản phẩm đến nhiều người Theo Khoản 1, Điều 4 Luật Xuất bản 2012: Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc
để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, thông quaviệc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạtđộng đơn thuần kinh doanh Hoạt động xuất bản nhằm mục đích phổ biến những tácphẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn hóa, nghệthuật; giới thiệu di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới; nâng cao dân trí,đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với cácnước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa Bằng xuất bản phẩm của mình, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làmtổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của ngườiViệt Nam
Theo nghĩa rộng, xuất bản được hiểu theo 3 nội dung sau:
Thứ nhất, xuất bản là hoạt động tổ chức bản thảo, biên tập bản thảo cho phù
hợp với nhu cầu, thị hiếu của độc giả và tiêu chí của NXB Hoạt động này khôngphải là hoạt động sáng tác ra tác phẩm, sáng tác tác phẩm là hoạt động sáng tạo của
Trang 18các tác giả Tuy nhiên, hoạt động tổ chức, khai thác bản thảo là hoạt động quantrọng, giúp hình thành nên những ý tưởng đầu tiên về tác phẩm, từ đó, thậm chíđịnh hướng tác giả vào những nội dung mà độc giả quan tâm Sau khi có bản thảo,công tác biên tập của các biên tập viên NXB sẽ giúp cho tác phẩm được hoàn thiện
về cả nội dung và hình thức thể hiện Như vậy, theo nội dung này, xuất bản là hoạtđộng lựa chọn văn hóa, góp phần tạo ra văn hóa thông qua tổ chức bản thảo, hoànthiện bản thảo thông qua biên tập để đưa đến độc giả các thông tin hoàn thiện nhất,phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của độc giả
Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt các bản thảo đã được gia
công sửa chữa, biên tập nội dung, thiết kế hình thức phù hợp dưới một dạng vật chấtnhất định Xuất bản chính là hoạt động tuyên truyền văn hóa thông qua việc sử dụngcác vật phẩm trung gian chứa thông tin Để tuyên truyền được cho nhiều người cùnglúc, xuất bản phẩm phải được nhân bản thành nhiều bản để phục vụ nhiều ngườiđọc Hoạt động nhân bản thông dụng nhất hiện nay chính là hoạt động in ấn Sảnphẩm của hoạt động in ấn là hàng hóa, chịu sự tác động của các quy luật sản xuất vàlưu thông hàng hóa Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hoạt độngnhân bản tác phẩm có thể được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số và truyền đibằng mạng Internet Đó chính là xuất bản trực tuyến Xuất bản trực tuyến vẫn phảitrải qua quá trình lựa chọn, biên tập hoàn chỉnh bản thảo và nhân bản Cái khác ởđây chỉ là cách thức nhân bản và phương tiện vật chất chứa thông tin là khác nhau
Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá, phổ biến rộng rãi các sản phẩm
chứa thông tin sau khi đã được biên tập và nhân bản Nhân bản xong mà không đưađến được bạn đọc thì cũng chưa phải là xuất bản Sản phẩm xuất bản phải đến đượctay bạn đọc có nhu cầu Nội dung này của xuất bản chính là hoạt động phát hànhxuất bản phẩm Hoạt động phát hành là khâu cuối cùng của hoạt động xuất bản, làhoạt động truyền thông đại chúng, mục đích của hoạt động xuất bản Xuất bản làhoạt động truyền bá văn hóa, phát hành xuất bản phẩm vừa là khâu cuối của xuấtbản vừa là khâu đầu tiên, mở ra các hướng mới cho hoạt động xuất bản Hoạt độngphát hành vừa là hoạt động tuyên truyền văn hóa, vừa là hoạt động thương mại tiêuthụ hàng hóa Phát hành chịu sự điều chỉnh của các quy luật thị trường Thông qua
Trang 19hoạt động phát hành, các NXB mới nắm được nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc, từ đó
có những định hướng sản xuất tiếp theo
Theo nghĩa hẹp, hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tácđộng vào quá trình sáng tác của tác giả để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoànchỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều người
Hoạt động xuất bản được nghiên cứu trong luận án là hoạt động xuất bảnđược hiểu theo nghĩa hẹp
1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động xuất bản
Đặc điểm thứ nhất: hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hóa tư tưởng
và là hoạt động kinh tế:
Là một bộ phận của văn hóa, hoạt động xuất bản chịu sự chi phối của cácquy luật phát triển văn hóa Hoạt động xuất bản trong đó trọng tâm là công tác biêntập là một loại lao động khoa học Biên tập viên, kể cả khi là nhà văn, thì lao độngcủa họ ở NXB không phải là lao động viết văn mà là lao động biên tập Họ làm việcvới các nhà văn, nhà khoa học Công cụ lao động của họ là tư duy, đối tượng laođộng của họ cũng là tư duy, sản phẩm lao động của họ mang lại là kết quả của quátrình tư duy Đó là bản thảo của những tác phẩm đạt yêu cầu về giá trị tư tưởng,khoa học và nghệ thuật
Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc cảmhóa con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích củacon người Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí tuệ Song khicác sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì nó không thể chỉ làdạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽ chuyển hóa thành lực lượngvật chất
Nhưng hoạt động văn hóa – tư tưởng không thể xã hội hóa, không thểchuyển tải các ý tưởng của mình tới công chúng khi không có các điều kiện vật chấtnhất định, không thông qua hoạt động sản xuất Vì vậy, hoạt động xuất bản còn làhoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế Từ sự phân tích trên, chính lao độngcủa biên tập viên đã là lao động vật chất Họ đã vật chất hóa các ý tưởng của NXB,
Trang 20của nhà văn, nhà khoa học thành các bản thảo, với công cụ, đối tượng lao động đặcthù Nhưng như vậy, lao động đó mới chỉ là lao động sáng tạo ra bản gốc, bản mẫu.
Nó phải qua quá trình vật chất hóa các giá trị tinh thần thành các xuất bản phẩm cụthể Quá trình này được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện và kỹ thuật củacông nghiệp in Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học, saukhi được NXB hoàn chỉnh, được đưa in thành hàng loạt Các tiêu hao về lao độngsống, lao động quá khứ thể hiện khá rõ ở công đonạ này Khi đó nó trở thành xuấtbản phẩm Như mọi sản phẩm khác, xuất bản phẩm là một thực thể vật chất Khiqua lưu thông, tiêu dùng, để thực hiện mục đích cuối cùng của xuất bản phẩm vàcủa sản xuất vật chất thì xuất bản phẩm trở thành hàng hóa Nó mang đầy đủ cácthuộc tính của hàng hóa Chịu sự tác động của các quy luật giá trị, giá cả, cung cầuv.v… NXB bán sách của mình là bán cái giá trị tinh thần chứa đựng bên trong cái
vỏ vật chất chuyển tải nó nhưng không thể không tính đến các hao phí vật chất đãđầu tư trong quá trình sản xuất Người mua sách chấp nhận cái “vỏ vật chất” doNXB đã thực hiện, để tiêu dùng cái giá trị đích thực chứa đựng bên trong nó Nhưvậy, người sản xuất – xuất bản – là “kẻ bán” và “người mua” – bạn đọc – là ngườitiêu dùng đã gặp nhau Quá trình sản xuất lưu thông đã được thực hiện NXB đã thuđược những cái cấn thu đó là hiệu quả chính trị, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.Bạn đọc đã tìm thấy cái mình cần qua tiêu dùng sách
Nghiên cứu đặc điểm này để thấy rõ sự tác động qua lại giữa hai hệ thốngquy luật phát triển văn hóa và quy luật kinh tế trong xuất bản Từ đó giải quyết mốiquan hệ tác động giữa chúng, tiến tới xử lý thỏa đáng mối quan hệ về hiệu quả kinh
tế - hiệu quả xã hội – hiệu quả chính trị của hoạt động xuất bản và của từng xuấtbản phẩm cụ thể
Đặc điểm thứ hai: Hoạt động xuất bản là quá trình lao động trí óc với quá trình sản xuất đặc thù.
Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế - kỹthuật đạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển Hoạt động của nó là dạng hoạt độngsản xuất vật chất đặc biệt Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách quy định.Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hóa sách là một quá trình của lao động tư duy, lao
Trang 21động trí óc Đây là nhu cầu khách quan của việc sản xuất sản phẩm văn hóa tinhthần Bởi vì chỉ có tư duy và tư duy sáng tạo mới “đẻ” ra những “đứa con tinhthần” Từ đó thông qua một quy trình sản xuất đặc thù, giá trị tinh thần do tư duymang lại được vật chất hóa thành xuất bản phẩm.
Tác giả của xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng, bằng lao động củamình, họ đã sáng tạo ra tác phẩm và công bố dưới hình thức xuất bản Tác giả củaxuất bản phẩm bao gồm người nghiên cứu, sáng tác ra các tác phẩm văn học, nghệthuật, khoa học; người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; ngườiphóng tác, cải biên, chuyển thể từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuậtkhác; người biên soạn, chú giải, tuyển chọn Các loại hình tác phẩm do lao động của
họ sáng tạo ra rất đa dạng và phong phú, được công bố dưới hình thức xuất bản Nóbao gồm bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm sân khấu; điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc,
mỹ thuật, kiến trúc, phần mềm máy vi tính, các tác phẩm dịch, biên soạn, phóng tác,cải biên, chuyển thể, tuyển tập và hợp tác
Để hình thành được tác phẩm, các tác giả phải trải qua một quá trình “thai nghén” Quá trình lao động của họ là quá trình nhận thức và phản ánh thế giới Các
sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, thông qua các giác quan và tư duy củanhà văn, nhà khoa học, nó trở thành những cái điển hình, những hình tượng củanghệ thuật, các quy luật của sự phát triển Quá trình lao động đó là quá trình huyđộng chất xám đã được tích lũy, bổ sung chất xám mới để sáng tạo ra tác phẩm Giátrị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật của tác phẩm là sản phẩm của trí tuệ
Trong nhiều trường hợp, lao động của tác giả là ngẫu hứng, là tự do trongviệc hình thành tác phẩm, không tùy thuộc vào NXB Chỉ khi đã hình thành tácphẩm, họ mới làm việc với NXB để công bố Để hoàn thiện bản thảo, vai trò chínhtại NXB chính là người biên tập Hơn ai hết, họ hiểu đầy đủ về tôn chỉ, mục đích,chức năng nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của NXB Mặt khác, chính họ cũng làchuyên gia về lĩnh vực khoa học hoặc văn hóa – nghệ thuật mà họ đang làm côngtác biên tập Vì vậy, họ vẫn là người bằng lao động tư duy của mình, tác động vào
tư duy của tác giả để nâng cao chất lượng tác phẩm Đồng thời trực tiếp xử lý, hoànchỉnh bản thảo đưa in
Trang 22Trong nhiều trường hợp, để thực hiện mục tiêu, phương hướng, kế hoạch,NXB đã chủ động trong việc hình thành tác phẩm Bằng cuộc vận động sáng tác,bằng các cuộc thi có chủ đề, các tác phẩm đã được lựa chọn phù hợp ngay từ đầuvào của xuất bản Không ít tác phẩm được hình thành từ ý tưởng của biên tập viên.Qua quan sát thực tiễn, từ nhiệm vụ đặt ra, biên tập viên phát hiện ra đề tài Họ pháchọa những nét chính về chủ đề, về nội dung với tác giả, cùng tác giả hình thành đềcương chi tiết cho một tác phẩm, để từ đó tác giả tự do sáng tạo Trong quá trìnhlàm việc của tác giả, biên tập viên vừa trực tiếp vừa gián tiếp tác động vào quá trìnhsáng tạo đó Khi cần thiết, tác giả và biên tập viên cùng trao đổi, để hoặc tìm ra một
bố cục hợp lý hoặc một hình tượng nghệ thuật, tính cách nhân vật v.v… Quá trìnhlao động đó của biên tập viên là lao động của tư duy sáng tạo, là quá trình cùng
“thai nghén” với tác giả Trong trường hợp đó, khi tác phẩm được tác giả hoànthành, thì công việc trực tiếp xử lý, hoàn chỉnh bản thảo của biên tập viên sẽ đượcgiảm nhẹ
Ngoài biên tập viên nội dung, biên tập viên mỹ thuật, biên tập viên kỹ thuậtcũng là lao động tư duy sáng tạo Họ đóng vai trò quyết định trong việc hình thànhphong cách nghệ thuật xuất bản phẩm cả NXB, và của từng loại xuất bản phẩm Họvừa trực tiếp sáng tạo, vừa gián tiếp tác động vào quá trình sáng tạo của các họa sĩtrong việc trình bày, minh họa, làm maket bìa v.v…
Đồng thời với lao động của biên tập viên, các lao động khác trong quá trìnhxuất bản cũng là lao động trí óc Họ là người thực hiện các công đoạn tiếp theo củacác lao động biên tập, để sản xuất ra các sản phẩm văn hóa tinh thần Vì vậy, dâychuyền của công nghệ làm sách buộc lao động này phải đạt các tiêu chuẩn và điềukiện phù hợp, để họ làm việc bằng “cái đầu”
Bản thảo tác phẩm được hoàn chỉnh thành bản gốc, bản mẫu Đó là sản phẩmđơn chiếc Tính đặc biệt của lao động ở NXB là lao động tạo ra sản phẩm đơn chiếc.Mỗi cuốn sách có mục đích yêu cầu và nội dung riêng Vì vậy có quy trình ngắn,dài và thời gian lao động khác nhau Khi qua in, các bản gốc, bản mẫu được trởthành hàng loạt Từ đó xuất bản phẩm ra đời và được lưu thông để phục vụ tiêudùng Những người bán loại hàng hóa này, được ví như những “hoa tiêu” trên biển
Trang 23sách Họ phải đủ tri thức, và phải biết tuyên truyền, giới thiệu Đặc biệt là hướngbạn đọc tìm đến những nội dung họ cần tìm hiểu, hoặc giới thiệu những sách có nộidung liên quan, gần gũi với cái họ cần Thông qua thị trường, những người làmcông việc phát hành sách phải phán ánh trở lại để NXB điều chỉnh, bổ sung kếhoạch xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm Như vậy, lao động của pháthành sách là loại lao động đặc thù, do thị trường hàng hóa sách quy định.
Đặc điểm này đòi hỏi các quy định quản lý nhà nước đối với hoạt động xuấtbản vi phạm pháp luật phải được cụ thể hóa phù hợp với từng loại lao động, đảmbảo và mở rộng tự do sáng tạo, nâng cao chất lượng xuất bản, ngăn ngừa những viphạm pháp luật từ trong trứng nước, đặc biệt là việc truyền bá những nội dung màpháp luật cấm xuất bản
Đặc điểm thứ ba: Hoạt động xuất bản tạo ra sản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt
Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩm nóichung, sách nói riêng cũng như mọi sản phẩm khác, nó là kết quả của lao động sống
và lao động quá khứ được vật chất hóa Vì vậy, xuất bản phẩm cũng có giá trị và giátrị tự sử dụng Khi vào lưu thông nó trở thành hàng hóa Và chính từ thị trường traođổi, mới có thể thực hiện giá trị của nó Nhưng sách là một loại hàng hóa đặc biệt.Tính đặc biệt ở đây là do tính đặc biệt của giá trị và giá trị sử dụng của sách quyđịnh
Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là sản phẩm được kết tinh từ laođộng xuất bản, bao gồm lao động sống và lao động quá khứ Các tiêu hao về chấtxám, về lao động trí óc được lượng hóa và cụ thể hóa thông qua các đơn vị đo lườngnhư mọi sản phẩm vật chất thuần túy khác Nhưng dù việc lượng hóa, cụ thể hóa đạttới cấp độ cao mấy đi chăng nữa, dù thước đo hiện đại và chính xác cao thì vẫnkhông thể phản ánh được những hao phí của lao động sáng tạo ra các giá trị tinhthần Mà chính nó lại là giá trị đích thực của xuất bản phẩm
Giá trị lao động xuất bản khác lao động sản xuất khác ở phương diện đặctrưng này Nếu tính trong cơ cấu chi phí xuất bản, nó chỉ chiếm trên dưới 30%, song
có thể coi nó là 100% giá trị xuất bản phẩm, bởi vì nếu bên trong không chứa đựng
Trang 24nội dung tư tưởng, khoa học và nghệ thuật thì dù là giấy tốt, in đẹp cũng vô nghĩa.
Vì vậy, khi nói đến giá trị của xuất bản phẩm là nói đến giá trị nội dung, tinh thần
mà nó chuyển tải
Tuy vậy, lao động xuất bản còn là lao động vật chất hóa cái vỏ bên ngoài củaxuất bản phẩm, để bao chứa cái nội dung bên trong của nó Nhưng hao phí nàythuần túy là hao phí vật chất Nó bao gồm nguyên liệu chuyên dùng như giấy, mực,phim, caton, ximili, vàng, nhũ, vải, thép, chỉ, hồ dán, keo dán v.v…; và sự chuyểndịch từ xăng, dầu, điện nước, máy móc, thiết bị vào hàng hóa xuất bản phẩm quakhấu hao Chính các nguyên, nhiên liệu, thiết bị, máy móc đó và lao động củangành in đã in nhân bản các giá trị nội dung tinh thần theo bản gốc, bản mẫu củaNXB thành xuất bản phẩm Đến lúc này, chính cái vỏ vật chất đó đã vật hóa laođộng sáng tạo của nhà văn, NXB; góp phần tôn tạo, bảo tồn các giá trị đích thực củatác phẩm Thông thường nội dung tác phẩm tốt, có giá trị lâu dài, được in giấy vàcác vật liệu quý
Như vậy, khi nói tới giá trị của xuất bản phẩm, ngoài việc thừa nhận cái giátrị thông thường như mọi sản phẩm vật chất thuần túy, phải đề cập tới cái giá trị làthuộc tính của các sản phẩm văn hóa nói chung, xuất bản nói riêng Đó là giá trị nộidung, tinh thần chứa đựng bên trong cái vỏ bao chứa, chuyển tải nó Xem xét từ góc
độ thực hiện giá trị của xuất bản phẩm, ta thấy đầu vào của chúng tương đối nhỏ,nhưng đổi lấy đầu ra có giá trị xã hội rất lớn
Khi vào lưu thông, qua trao đổi, giá trị của xuất bản phẩm được thực hiện.Cái thuộc tính về giá trị của xuất bản phẩm là cái mà người mua cần Đương nhiên
họ phải chấp nhận mua cả cái vỏ bao chứa nó Giá cả ở đây cũng biểu hiện giá trịcủa hàng hóa Một cuốn sách có nội dung tốt có thể bán giá cao Nếu được in trêngiấy tốt, trình bày đẹp, người mua chấp nhận các chi phí đó ở giá bán Ngược lạimột cuốn sách nội dung bình thường, dù là in trên giấy tốt cũng sẽ ít người mua,thậm chí bị ế
Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một số thuộctính sau:
Trang 25- Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi màcòn được nhân lên Người đọc sách không chỉ thỏa mãn tức thời, như uống nước khikhát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu dài trong nhận thức.Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời Người đọc sách còn truyền cho ngườikhác qua việc kể lại nội dung Một cuốn sách không chỉ một người đọc, mà đượcchuyển tay nhau để đọc Đặc biệt khi ở trong thư viện thì vòng luân chuyển củasách lại càng cao.
- Người tiêu dùng sách sẽ hài lòng khi được tiếp thu giá trị của nó, và khôngchỉ có vậy nội dung tiếp nhận được sẽ giúp người tiêu dùng có những quyết địnhđúng đắn trong cuộc sống, giúp họ tiếp cận với những hoạt động không phải chỉ ởdạng tinh thần mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới
Xuất bản phẩm không chỉ thỏa mãn tiêu dùng tức thời, mà còn lưu lại sautiêu dùng khá dài, thậm chí không xác định được thời gian, người tiêu dùng bị
“nhuốm” các giá trị nội dung của xuất bản phẩm, khó “tẩy rửa” Chính nó đã tạonên bề rộng và chiều sâu kiến thức cho bạn đọc
Các giá trị tinh thần của xuất bản phẩm được tiêu dùng không những khôngmất đi, mà còn chuyển hóa thành lực lượng vật chất, để con người có hoạt động tíchcực cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình
- Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, dù là vật liệu cấu thành tốt đến đâu đichăng nữa, thì sách cũng phải rách nát trong quá trình tiêu dùng Nhưng đời sốngcủa cái vỏ vật chất đó vẫn dài hơn so với một số hàng hóa như quần áo, ấm chénv.v… Dù là có chuyển hóa, và mất đi thì cũng chỉ mất đi cái vỏ bên ngoài còn cáigiá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật trong sách vẫn còn lưu lại trong người đọc.Điều đó có nghĩa chu kỳ tuổi thọ của các sản phẩm vật chất thuần túy có thể tínhtoán được, còn đối với xuất bản phẩm thì không thể nào tính nổi Những tác phẩm
của Tolstôi, Banzắc, những tác phẩm nổi tiếng như Tây Du Ký, Tam quốc diễn nghĩa, Truyện Kiều, v.v… còn lưu truyền mãi mãi.
Tóm lại, hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất đặc biệt, sản phẩm của nócũng đặc biệt và ảnh hưởng lâu dài đến xã hội Hoạt động xuất bản vừa phải tuân
Trang 26thủ theo những quy luật văn hóa, tư tưởng, khoa học, vừa phải tuân thủ theo các quyluật kinh tế nói chung và các quy luật của kinh tế thị trường nói riêng.
1.1.2 Các loại hình xuất bản phẩm
Theo nghĩa thông thường, xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuấtbản Nói cách khác, xuất bản phẩm là các tác phẩm sau khi gia công biên tập, quachế bản, nhân bản để phát hành tới công chúng Như vậy:
- Nếu tác phẩm không được lựa chọn, gia công chỉnh lý của biên tập viêntheo nhu cầu và tiêu chí để truyền bá thì không phải xuất bản phẩm Nếu tác phẩm
dù được sưu tập, chỉnh lý, sắp xếp… theo một yêu cầu nào đó (như lưu trữ) màkhông được chế bản, nhân bản… cũng không phải là xuất bản phẩm
- Nếu tác phẩm chỉ giữ làm tài sản cá nhân, không phổ biến cho nhiều người,không mang trao đổi ngoài xã hội, sách chỉ có độc bản… không phải là xuất bảnphẩm
Theo Luật Xuất bản năm 1993, “Xuất bản phẩm quy định tại luật này là tácphẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệthuật và các sản phẩm khác được xuất bản, in, nhân bảng bằng các vật liệu, phươngtiện kỹ thuật khác nhau, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nướcngoài, được xuất bản không định kỳ nhằm phổ biến cho nhiều người”
Có mấy điểm cần lưu ý ở định nghĩa này là:
- Xuất bản phẩm là các tác phẩm… thuộc các lĩnh vực văn hóa tinh thần
khác nhau
- Được xuất bản, in, nhân bản (đều là nghĩa nhân bản) bằng các vật liệu và kỹthuật khác nhau: in, sao băng, sao đĩa, sao tranh…
- Xuất bản không định kỳ
- Nhằm phổ biến cho nhiều người
Trong Nghị định 79/CP ngày 06.11.1993 xuất bản phẩm được cụ thể hóagồm các loại: “Sách, tài liệu, tranh, ảnh, áp phích, ca ta lô, tờ rơi, tờ gấp, lịch, bản
đồ, át lát, bản nhạc, cờ, truyền đơn, khẩu hiệu, cân đối, cuốn thư, băng âm thanh,
Trang 27đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình thay sách hoặc kèm theo sách.” [Nghị định 79/CP,điều 1]
Như vậy, xuất bản phẩm theo quy định ở đây không bao gồm báo in và tạp chí… là những xuất bản phẩm được xuất bản theo định kỳ.
Luật Xuất bản 2004 đã định nghĩa lại xuất bản phẩm như sau:
“Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, nghệ thuật được xuất bảnbằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thểhiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau
Tài liệu theo quy định của pháp luật này bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổđộng, hướng dẫn học tập, thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật củaNhà nước; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếuhội thảo”
Có mấy điểm cần chú ý ở định nghĩa này là:
- Xuất bản phẩm ở đây không phân rõ là loại được xuất bản định kỳ haykhông định kỳ, có nghĩa là bao gồm cả báo in, tạp chí
- Các tài liệu được thêm vào, nhưng theo giải thích ở ý sau nó đều có thể gọi
là tác phẩm (tác phẩm tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn kỹ thuật… và sáng tạo ra
nó khó không kém gì các tác phẩm nghiên cứu…)
- Được xuất bản bằng tiếng Việt… được thể hiện bằng hình ảnh… Nên dùngchính xác là được thể hiện bằng các loại hình ngôn ngữ khác nhau, của các dân tộckhác nhau ở Việt Nam, và được xuất bản (nhân bản) bằng các vật liệu, phương tiện
kỹ thuật khác nhau
Như vậy, định nghĩa này khác với định nghĩa xuất bản phẩm quy định trongLuật Xuất bản năm 1993 ở mấy điểm:
- Không phân biệt xuất bản phẩm và báo in, tạp chí…
- Khái niệm tài liệu không mang lại thông tin mới (bởi nếu như giải thích thìtrong Nghị định 79 đã nói rõ xuất bản phẩm đúng như vậy…)
Trang 28- Không thể hiện được ý xuất bản phẩm là để nhằm phổ biến cho quảng đạiquần chúng trong xã hội.
Tuy nhiên, trong điều 1 Nghị định của Chính phủ năm 2005 lại ghi rõ:
Xuất bản phẩm quy định tại điều 4 Luật Xuất bản được thể hiện dưới cáchình thức sau đây:
1 Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử, sách trên mạng thôngtin máy tính (internet);
2 Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rơi, tờ gấp, câu đối, cuốn thư;
3 Lịch tờ, lịch blốc, lịch bàn, lịch túi, lịch sổ, lịch bướm;
4 Băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình do nhà xuất bản xuất bản có nội dungthay sách hoặc minh họa cho sách
Giải thích, hướng dẫn này lại không kể hết các loại hình xuất bản phẩm như
ở Nghị định 79 bởi không kể ra loại “tài liệu”
Nghị định có nói thêm loại “sách điện tử” và “sách trên mạng”… Song hìnhthức cụ thể của nó là gì? cũng là đĩa mềm vi tính, đĩa CD-Rom, các thiết bị điệntử… Vậy là thuật ngữ “sách điện tử” ở đây chưa thật xác định, có thể gọi là: “cácxuất bản phẩm điện tử” sẽ chính xác hơn
So sánh với giáo trình lý luận nghiệp vụ xuất bản của Trung Quốc, khái niệm
“xuất bản phẩm” của ta, theo định nghĩa Luật Xuất bản 2004, có những điểm kháclà:
+ Trung Quốc nhấn mạnh khía cạnh xuất bản phẩm là tác phẩm đã qua giacông biên tập theo yêu cầu truyền bá… còn ở ta định nghĩa không có ý này
+ Khái niệm xuất bản phẩm của Trung Quốc bao gồm cả xuất bản phẩm định
kỳ và xuất bản phẩm không định kỳ
Xuất bản phẩm không định kỳ bao gồm: Sách in – loại hình chủ yếu của xuất
bản phẩm “Nó dùng chữ viết, tranh ảnh, âm thanh và các ký hiệu khác…, dựa theomột chủ đề và kết cấu nhất định để tạo nên một chỉnh thể độc lập, nhân bản rồi pháthành ra công chúng” Liên hiệp quốc đề nghị thống kê sách là xuất bản phẩm không
Trang 29định kỳ có số trang ít nhất là 49 trang (không kể trang bìa mặt) Ngoài ra xuất bản
phẩm còn bao gồm các hình thức xuất bản phẩm khác như: băng, đĩa nhạc, hình (cả
băng ghi âm, đĩa hát, đĩa lade, băng ghi hình, đĩa VCD và DVD)
Ngoài ra, giáo trình Trung Quốc còn nêu khái niệm xuất bản phẩm điện tử để
chỉ những phương tiện truyền thông đại chúng dùng phương thức số hóa để biêntập, xử lý thông tin có nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh… được lưu giữ lại trêncác vật mang tin: đĩa từ, quang, điện, được đọc và sử dụng qua máy tính…
Xuất bản định kỳ theo quan niệm của Trung Quốc baogồm báo in và tạp chí.
“Điều lệ quản lý xuất bản” của Trung Quốc thi hành ngày 01.2.1997 sửa đổitháng 12/2001 – đã chia xuất bản phẩm thành các loại: báo, tạp chí, sách, băng đĩanhạc, hình, xuất bản phẩm điện tử…
Định nghĩa xuất bản phẩm của Trung Quốc nhấn mạnh khía cạnh xuất bảnphẩm là sản phẩm truyền thông để truyền bá cho nhiều người, để phổ biến ra xã hội
Họ coi đó chính là mục tiêu là chức năng cơ bản của xuất bản phẩm, do vậy màtruyền bá xã hội là bản chất của hoạt động xuất bản Quan điểm đó chúng ta khôngthể không thừa nhận
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Luật Xuất bản 2012: “Xuất bản phẩm làtác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoahọc, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơquan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hìnhảnh, âm thanh”
Xuất bản phẩm bao gồm các loại sau:
Trang 30Để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất bản, chúng ta cần tìm hiểu quy trình xuấtbản hay nói cách khác, đó chính là quy trình sản xuất xuất bản phẩm Khi mới xuấthiện, hoạt động sáng tạo của tác giả thường độc lập, mang tính tự phát ngẫu nhiên.Bản thân tác giả sáng tạo ra tác phẩm là do nhu cầu cá nhân, họ chưa nghĩ đến việcphổ biến cho nhiều người Khi xã hội xuất hiện nhu cầu trao đổi thông tin, người tathấy cần thiết phải truyền bá, phổ biến rộng rãi tác phẩm của mình Hoạt động xuấtbản sơ khai ra đời trong điều kiện đó Người ta truyền kể cho nhau nghe những sángtác của mình Khi văn tự xuất hiện, người ta nhận thấy dùng chữ viết để lưu lại vàtruyền bá các sáng tác của mình có hiệu quả hơn, chính xác hơn, bảo tồn được lâudài hơn phương pháp truyền miệng Lúc này phương pháp nhân bản sơ khai ra đời.Lúc đầu người ta tổ chức chép tay để truyền cho nhau đọc Phương thức chép tayvừa tốn công, lâu và lại không phổ biến rộng rãi được Phương pháp nhân bản trêncác bản khắc đá, khắc gỗ ra đời tạo điều kiện nhân bản nhanh hơn, đẹp hơn và sốlượng nhiều hơn Vật liệu để nhân bản cũng rất đa dạng từ thẻ tre, lá cây, da thú…đến chất liệu giấy này Quá trình đó cho phép chúng ta rút ra quy trình, đơn giản,khái quát của hoạt động xuất bản như sau:
Sáng tạo ra tác phẩm gốc – nhân tác phẩm gốc đó lên thành nhiều bản – phổbiến nó cho nhiều người biết Toàn bộ quy trình xuất bản có thể được mô hình hóatheo sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.1:
Trang 32Nhìn vào sơ đồ, chúng ta có thể chia quy trình xuất bản ra thành các khâuchính sau đây:
1 Khâu đề tài là khâu mở đường, được bắt đầu từ khi có ý đồ xuất bản chođến khi thống nhất duyệt được đề cương bản thảo
2 Khâu cộng tác viên bao gồm một loạt các hoạt động: tìm chọn tác giả, kýhợp đồng viết (sáng tác), giúp tác giả thể hiện bản thảo, cùng với tác giả hoàn chỉnhbản thảo
3 Khâu biên tập bản thảo gồm các công việc tiếp nhận bản thảo, đọc nhậnxét đánh giá, tổ chức sửa chữa hoàn chỉnh bản thảo cả về nội dung và hình thức
4 Chuẩn bị bản thảo đưa in gồm đọc duyệt, đánh máy, sửa bản đánh máy,làm ma-két…
5 Tổ chức in sách (xuất bản phẩm) gồm các công việc: ký hợp đồng in, tổchức chế bản, sửa bản in thử, kiểm tra bản mẫu in thử, làm đính chính (nếu có) vàkiểm tra xuất bản phẩm đã in xong
6 Tuyên truyền quảng cáo là việc giới thiệu xuất bản phẩm trên các phươngtiện truyền thông đại chúng, các thư viện trường học, các cơ quan đoàn thể…
7 Phát hành xuất bản phẩm là quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm qua cáckênh phát hành khác nhau Đối với hoạt động xuất bản, nhiệm vụ khâu này khôngchỉ là tiêu thụ được sản phẩm mà còn qua đó tập hợp dư luận để có hướng xuất bảnmới phù hợp
Các khâu trên thể hiện một quy trình đồng bộ khép kín trong hoạt động củamột NXB, mỗi một xuất bản phẩm ra đời đều trải qua các khâu trên Khi xem xéttoàn bộ hoạt động của một NXB, các khâu này thường đan kết với nhau, vì vậytrong thực tế các NXB phải tiến hành kế hoạch hóa ở tất cả các khâu trên
Mỗi khâu của quy trình xuất bản trên có nội dung và tính chất công việc khácnhau, quy trình thao tác của mỗi khâu cũng khác nhau Trong hoạt động nghiệp vụcủa cán bộ biên tập, khâu biên tập bản thảo có quy định như sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình biên tập
Trang 33Quá trình trên được xem như nguyên tắc chung trong hoạt động nghiệp vụcủa các NXB Song, trên thực tế hiện nay, sự phát triển của công nghệ xuất bản hiệnđại, đặc biệt là việc áp dụng rộng rãi công nghệ điện tử và tin học, đã làm cho quytrình xuất bản trên có nhiều thay đổi.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy quy trình sản xuất xuất bản sản phẩm làmột quy trình chặt chẽ mang nhiều nét đặc thù Đây cũng là một đặc điểm phảiđược lưu ý trong công tác quản lý
1.2 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Trang 34Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, trước
hết cần làm rõ khái niệm “quản lý” và “quản lý nhà nước” Thuật ngữ “quản lý”
thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhaucũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu Quản lý là đối tượng nghiên cứu củanhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Mỗi lĩnh vực khoa học có địnhnghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộngtrong mọi hoạt động của đời sống xã hội
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản
lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động củacon người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra vàđúng với ý chí của người quản lý
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xãhội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý Theo cách tiếp cận này, quản
lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theocách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhaucũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu
Như vậy quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhànước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và
có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước được hiểu theo hainghĩa
Trang 35Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhànước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp
Quản lý nhà nước được đề cập trong luận án là khái niệm quản lý nhà nướctheo nghĩa rộng; Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hànhchiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật đến việc chỉ đạo, tổ chức hoạt độngcủa đối tượng bị quản lý và kiểm soát đối với đối tượng quản lý Hoạt động quản lýnhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song
có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thựchiện nếu được Nhà nước ủy quyền, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nướctheo quy định của pháp luật
Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản:
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản cũng nhưquản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản thông qua các công cụ quản lý như đãtrình bày trong phần tổng quan, tuy nhiên, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, chưa
có công trình nào đưa ra khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Vìvậy, ở luận án này, theo cách tiếp cận theo quá trình quản lý, tác giả đưa ra kháiniệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản như sau:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là sự tác động của Nhà nước lên các NXB, cơ sở in và phát hành thông qua quá trình xây dựng chiến lược, chính sách pháp luật; tổ chức, chỉ đạo; kiểm soát hoạt động xuất bản, tạo ra môi trường thuận lợi nhất sao cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng, góp phần nâng cao dân trí, có hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện biến động của môi trường trong nước và quốc tế.
Khái niệm nêu trên bao gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất: Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là phát
triển hoạt động xuất bản đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; nâng cao dân trí
và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạtđộng xuất bản
Trang 36Thứ hai: Đối tượng quản lý là hoạt động xuất bản tại các NXB, các cơ sở in
và phát hành
Thứ ba: Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, theo nghĩa
rộng là bộ máy quản lý nhà nước gồm nhiều cơ quan quản lý các lĩnh vực, cácngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân; theo nghĩa hẹp là Bộ TTTT Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước BộTTTT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt độngxuất bản Cụ thể là:
1 Chủ trì, phối hợp xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan
có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, quyền tác giả và quyềnliên quan trong hoạt động xuất bản và các biện pháp phòng chống in lậu, in giả, innối bản trái phép XBP
2 Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản;đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động xuất bản
3 Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản
4 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan
có thẩm quyền quy định chi tiết các chính sách tại Điểm b và Điểm c Khoản 2,Điểm b và Điểm c Khoản 4, Điểm b Khoản 5 Điều 7 Luật Xuất bản
5 Cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận,chứng chỉ hành nghề, xác nhận đăng ký trong hoạt động xuất bản theo quy định củaLuật Xuất bản và Nghị định này
6 Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra XBP lưu chiểu và xử lý XBP vi phạmtheo quy định của Luật Xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật
Trang 379 Yêu cầu tổ chức, cá nhân đình chỉ việc xuất bản, in, phát hành XBP theoquy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
10 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luậttrong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ TTTT thực hiện quản lý nhànước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền:
1 Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT quy định theo thẩm quyềnhoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện các biện phápbảo đảm an ninh – trật tực và phòng, chống tội phạm trong hoạt động xuất bản
2 Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT quy định theo thẩm quyềnhoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định và hướng dẫn thực hiện công tác quản
lý thị trường trong hoạt động xuất bản
3 Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT quy địnhtheo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về bảo đảmđiều kiện vệ sinh môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm e Khoản 2Điều 32 Luật Xuất bản
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT, Bộ Tài chính, cơquan có liên quan quy định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết cácchính sách tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 5 Điều 7 LuậtXuất bản
5 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ TTTT và cơ quan liên quan quyđịnh theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí, cácchính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nướckhác, bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật để thực hiện các chính sách tạiĐiều 7, Điều 25, Điều 39 và Điều 41 Luật Xuất bản
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước vềhoạt động xuất bản tại địa phương:
Trang 381 Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuấtbản tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chínhsách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại địa phương.
2 Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng kýtheo quy định của Luật Xuất bản và Nghị định này
3 Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lýxuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật Xuất bản, Nghị định này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan đối với XBP do mình cấp giấy phép xuất bản
4 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khenthưởng trong hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật
5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luậttrong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền
Thứ tư: Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản xét theo quá
trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lược, chính sách; Xây dựng và tổ chức thựchiện chính sách và quy định pháp luật; Kiểm soát hoạt động xuất bản
1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Trang 39thông qua các hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là tin học đã dẫnđến sự phát triển nhảy vọt trong ngành in và xuất bản với sự đa dạng của loại hìnhxuất bản phẩm, nhiều quan hệ xã hội mới được hình thành trong hoạt động xuấtbản Sách xấu xuất hiện và lưu hành tràn lan trên thị trường, tình trạng thương mạihóa đã trở thành xu thế trong hoạt động xuất bản, gây tác hại không nhỏ tới nhậnthức, tư tưởng, tình cảm và đời sống tinh thần của nhân dân Trong khi đó, các cơquan nhà nước liên quan buông lỏng quản lý, thiếu những biện pháp hữu hiệu đểngăn chặn và lập lại trật tự Để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhànước đối với hoạt động xuất bản thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước, Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sựlãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng xuất bản, phát triển đúng định hướng chính trị của Đảng, pháp luật của Nhànước, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý xuất bản và chất lượng xuất bảnphẩm Bên cạnh đó, trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giaolưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc là rất cần thiết
Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong quản lý nhànước đối với hoạt động xuất bản có vai trò rất quan trọng, làm tiền đề để thực hiệncác vai trò khác trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Vaitrò này không được thực hiện tốt thì hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản cũng không thể triển khai tốt các vai trò khác Để quản lý hoạt động xuấtbản có hiệu quả, trước hết các chủ trương, chính sách phải phản ánh được những đòihỏi của thực tiễn khách quan, của xu thết phát triển
Thứ hai, góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Trang 40Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản đã khởi sắc và cómột diện mạo mới, phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với những xuất bảnphẩm phong phú về nội dung và hình thức Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thịtrường đã thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú ý tới các xuất bản phẩm có khả năngthanh toán, đẩy hoạt động xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợi nhuậncao, không lường đến hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra Quản lý nhà nước đốivới hoạt động xuất bản là phải hạn chế đến mức tối đa các hoạt động xuất bản chạytheo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, đặc biệt là phải ngăn chặn xu hướng thương mạihóa hoạt động xuất bản Nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động xuất bản, ngăn chặnđược xu hướng thương mại hóa sẽ bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng xuất bảnphẩm Họ được hưởng thụ các xuất bản phẩm có chất lượng cao trong nội dung vàhình thức Như vậy, pháp luật phải quy định cụ thể, rõ ràng các tiêu chuẩn về nộidung kỹ thuật, mỹ thuật của xuất bản phẩm Riêng nội dung, phải có những điềukhoản cấm đoán nhằm ngăn chặn những xuất bản phẩm độc hại, không có lợi vềkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội….
Thứ ba, bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và khoa học.
Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa tinh thần được xã hội xếp vàoloại lao động đặc biệt Các quốc gia trên thế giới đều coi các sản phẩm của trí tuệ làtài sản Vì vậy, các tác giả được bảo hộ quyền sở hữu Berne là công ước quốc tếđầu tiên về quyền tác giả, dưới sự điều hành của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới(WIPO) ra đời từ năm 1886 (là tổ chức của Liên hợp quốc từ 1974) để bảo vệ quyềntác giả thuộc hơn 100 nước thành viên Ngày 7 tháng 6 năm 2004, Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Quyết định số 332/2004/QĐ-CTN vềviệc Việt Nam tham gia Công ước Berne, trở thành quốc gia thứ 156 tham gia Côngước và Công ước này có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam từ ngày 26/10/2004
Ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhữngngười bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm Các quy định về quyền củangười sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó,cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo