1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án TS BCH - Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

216 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí Đối Ngoại Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Nhà Nước
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 520,77 KB

Nội dung

Phương pháp phỏng vấn sâuĐể làm rõ những vấn đề chuyên sâu trong nội dung nghiên cứu, đề tàitiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của một số lãnh đạo quản lý báo chí, nhàkhoa học, nhà hoạc

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập thông tin quốc tế, ngoài việc cung cấp thôngtin cho môi trường truyền thông trong nước, mỗi quốc gia trên thế giới đềuxây dựng cho mình một chiến lược truyền thông đối ngoại để phát triển, vớimục tiêu nâng cao sức ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi trên trường quốc tế.Điều 4 Luật Báo chí (năm 2016) khẳng định: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xãhội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội-nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân [116] Nội dung được xác định rõtrong Luật Báo chí cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò, vị trí

và tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội

Báo chí đối ngoại là một bộ phận quan trọng trên mặt trận đối ngoại, cóvai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Trước vai trò to lớn của báo chí đối ngoại, Đảng luôn nhấn mạnh tầm quantrọng của báo chí đối ngoại như một công cụ quan trọng trên mặt trận tưtưởng, thông tin, giải thích để thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của sự nghiệpđấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia; xác lập vị thế,biểu tượng, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế Hoạtđộng báo chí đối ngoại có những đặc điểm khá riêng biệt so với hoạt độngbáo chí nói chung, cả về đối tượng tác động, địa điểm - không gian cho đếnphương pháp, cách thức Hoạt động báo chí đối ngoại ở nước ta được thựchiện đồng bộ từ cấp quốc gia đến cấp địa phương Trong đó, các tỉnh biên giới

đã tổ chức hoạt động báo chí đối ngoại với các quốc gia giáp ranh lãnh thổvới nhiều nét đặc thù, sáng tạo Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước, báo chí nước ta có những bước phát triển nhanh

về số lượng ấn phẩm, số kênh phát thanh, truyền hình, loại hình và chất lượng

Trang 2

thông tin, nguồn nhân lực theo hướng hội tụ, tích hợp truyền thông đa loạihình, đa phương tiện, song những nghiên cứu về việc phát triển báo chí đốingoại còn hạn chế, mặt khác cũng chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý báochí đối ngoại, chính vì vậy đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ về lý luận và thựctiễn quản lý báo chí đối ngoại của nước ta.

Hệ thống báo chí đối ngoại của Việt Nam bao gồm các cơ quan báo chítiêu biểu như: các kênh phát thanh-truyền hình tiếng nước ngoài của Đài

Tiếng nói Việt Nam (VOV5), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4) và Truyền hình Thông tấn của Thông tấn xã Việt Nam; các tờ báo thuộc Thông tấn xã Việt Nam như nhật báo tiếng Anh Việt Nam News, nhật báo tiếng Pháp Le Courrier du Vietnam, Báo ảnh Việt Nam, tạp chí Vietnam Law and Legal Forum; các kênh báo mạng điện tử Quê hương, Vietnam plus…; các bản tin

tiếng nước ngoài của Bộ Ngoại giao; khoảng 40 báo và tạp chí đối ngoại bằngtiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa… Hiện nay, có 30 văn phòng báo chí nước ngoàiđăng ký thường trú tại Việt Nam Mỗi năm trung bình có khoảng 230 đoànvới hơn 1000 phóng viên nước ngoài vào nước ta tác nghiệp Đồng thời, ViệtNam có 5 cơ quan báo chí (Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, ĐàiTruyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Thanh niên) đặt 53 vănphòng đại diện ở nước ngoài

Trong bối cảnh báo chí truyền thông nói chung, báo chí đối ngoại nóiriêng, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, đảmbảo báo chí truyền thông phát huy tối đa vai trò tiên phong trên mặt trận tưtưởng, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mình.Nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước được ban hành nhằm địnhhướng, quy định, yêu cầu các cơ quan báo chí đối ngoại thực hiện, giảm thiểunhững hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí Đặc biệt, năm 2016, Quốchội đã ban hành Luật báo chí mới Năm 2016 Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 2434/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại

Trang 3

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Năm 2019, Chính phủ phê duyệtQuy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 với mục tiêusắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quảlãnh đạo, quản lý nhà nước về báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình,báo nói, báo điện tử, xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phươngtiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại,sắp xếp hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải,buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định

rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước về báo chí của các cấp ủy Đảng,chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báochí, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩmchất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại đã bộc lộnhiều bất cập: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, các

cơ quan quản lý nhà nước về báo chí còn thiếu chuyên nghiệp trong xử lý cácvấn đề phát sinh, lúc thì lỏng lẻo, lúc lại thắt chặt, hạn chế sự sáng tạo của báochí đối ngoại, dẫn đến tình trạng một số cơ quan báo chí thực hiện nghiêmchỉnh tôn chỉ, mục đích nhưng lại chậm đổi mới về hình thức, nội dung, tínhhấp dẫn chưa cao, hiệu quả thông tin thấp Trong tác nghiệp, không ít phóngviên thiếu thận trọng trong việc chọn lựa, kiểm chứng nguồn tin, thông tinmột chiều Tình trạng bị động lúng túng, chậm chạp đối phó trong đấu tranhvới các thông tin xuyên tạc và luận điểm sai trái vẫn chưa được khắc phục.Báo chí đối ngoại chưa phản ánh đầy đủ, đa dạng, kịp thời những thành tựucủa nước ta trong các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tự do tínngưỡng, thiếu sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn Các thế lực cơ hội,thù địch ở trong và ngoài nước chống phá quyết liệt với những thủ đoạn ngàycàng tinh vi Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong và ngoàinước đã lợi dụng báo chí xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, chia rẽ ViệtNam với bạn bè quốc tế

Trang 4

Bên cạnh số lượng, loại hình cơ quan báo chí, chất lượng nội dungthông tin, còn là vấn đề tổ chức nhân sự cơ quan báo chí đối ngoại, sự phốihợp giữa các cơ quan báo chí đối ngoại, cơ chế chính sách đối với hoạt độngbáo chí đối ngoại…Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần thiết phải có những giải pháphữu hiệu để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại trên

cả phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn Với những tính cấp thiết như

trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Báo chí học của

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm

vụ sau đây:

Nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm công cụ: Quản lý, quản

lý nhà nước, báo chí đối ngoại; làm rõ vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc, nộidung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại, nghiên cứu kháiquát về tình hình hoạt động của báo chí đối ngoại ở Việt Nam Khảo sát thựctrạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam, chỉ ra thành tựu, hạnchế và nguyên nhân

Trang 5

Nêu rõ những vấn đề đặt ra, xu hướng và đề xuất một số giải pháp,khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại trongthời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về báo chí đốingoại ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Xuất phát từ điều kiện thực tế, đề tài tậptrung khảo sát, nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước vềbáo chí đối ngoại của chủ thể quản lý bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước

về thông tin đối ngoại: Cục thông tin đối ngoại thuộc Bộ Thông tin - Truyềnthông, Bộ Ngoại giao Ngoài ra tác giả nghiên cứu đối tượng quản lý là các cơquan báo chí đối ngoại chủ lực ở Trung ương bao gồm Thông tấn xã ViệtNam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam Đây là cơ quan báochí đối ngoại chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quyđịnh

Phạm vi thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ năm 2016 đếntháng 12/2019 Đây là khoảng thời gian dễ tiếp cận các nguồn tài liệu, đảmbảo tính cập nhật; đồng thời có nhiều nội dung, chuyên môn đáp ứng đượcnhững tiêu chí cơ bản của đề tài đặt ra

Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Thực hiện tại Hà Nội

4 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam không những có vaitrò quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại mà còn là chiến lược để xâydựng một nền báo chí cách mạng phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng Trướcvai trò và nhiệm vụ quan trọng như vậy, các cơ quan quản lý báo chí đối

Trang 6

ngoại luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí đối ngoại để giữvững tôn chỉ, mục đích góp phần quan trọng trở thành lực lượng của công tácthông tin đối ngoại, là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tưtưởng của Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị.

Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ngoài những đặc điểm chung vềphương thức, nội dung như quản lý các loại hình báo chí khác Quản lý nhànước về báo chí đối ngoại có những đặc thù riêng, bởi báo chí đối ngoạikhông chỉ là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởngcủa Đảng, mà còn để phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xãhội - văn hóa, an ninh, quốc phòng bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyềnlãnh thổ, chủ quyền biển đảo, với những đặc thù của một loại hình báo chíchủ yếu hướng ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Điều này xuất phát từ yêucầu, tôn chỉ, mục đích của báo chí đối ngoại

Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đã phầnnào đáp ứng được mục đích, yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra Tuynhiên, thực tế vẫn còn một số hạn chế như hệ thống các văn bản pháp luật cònthiếu, trình độ, kỹ năng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại chưa đáp ứngđược yêu cầu mới Điều này dẫn đến thực trạng còn một số cơ quan báo chíđối ngoại hoạt động chưa thực sự đáp ứng tốt sự nhiệm vụ quan trọng củacông tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới Nội dung thông tin trên báochí đối ngoại chưa thực sự phong phú, hấp dẫn, sinh động, ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc xây dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí truyền thông, vềquản lý nhà nước, về quản lý báo chí truyền thông

Trang 7

Theo Mác-Ăngghen, báo chí có hai chức năng chính là tuyên truyền và

cổ vũ tinh thần của công chúng Lênin kế thừa nguyên tắc của Mác và bổsung thêm nguyên tắc tổ chức tập thể Báo chí là cơ quan ngôn luận củaĐảng, Đảng lãnh đạo tập thể nên báo chí xem là người tổ chức tập thể

Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cổ động,huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đíchchung

Theo quan điểm của Đảng ta, báo chí có vai trò tổ chức xã hội và thamgia vào đời sống xã hội Báo chí được xem như một diễn đàn xã hội qua đócông chúng không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt giàu sang đều có thểtham gia thảo luận các sự kiện chính trị xã hội

Trên cơ sở đó, quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại dựa trên cơ sở lýluận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về báo chí, tuyên truyền đối ngoại, thông tin đối ngoại,quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại… Đồng thời, trong quá trình nghiêncứu, tác giả lựa chọn và sử dụng một số lý thuyết truyền thông để thực hiện

đề tài luận án

5.2 Cơ sở lý thuyết

Việc xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án được dựa trên một số lýthuyết chính sau:

5.2.1 Lý thuyết “Quản lý tổng quát”

Lý thuyết này cũng đã chỉ ra rằng, tất cả các nhà quản lý đều phải thựchiện năm chức năng là: kế hoạch - tổ chức - chỉ huy - phối hợp - kiểm soát.Hiện nay, trong các sách về khoa học quản lý, năm chức năng đó được rútgọn thành bốn chức năng căn bản là: hoạch định - tổ chức - lãnh đạo - kiểmsoát Cùng với Ph.W.Taylo, H Phayon được thừa nhận là nhà đồng sáng lập

ra khoa học quản lý hiện đại và đã đưa khả năng áp dụng tới các loại hình tổ

Trang 8

chức khác Đến nay, mười bốn nguyên tắc quản lý chung của ông vẫn còn giátrị đối với lý luận và thực tiễn quản lý Ví dụ, bốn nguyên tắc đầu tiên là:Phân chia công việc; thẩm quyền và trách nhiệm thống nhất; kỷ luật cao;thống nhất lãnh đạo/chỉ huy

5.2.2 Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất

Theo lý thuyết này (được công bố vào những năm 1930 - 1940), cácnhà lãnh đạo sinh ra đã có các tố chất hay đặc tính tự nhiên, có tính bản năng,năng lực sẵn có (có tố chất siêu phàm, có những giá trị vượt trội so với ngườikhác), chứ không phải chỉ do luyện tập hay cố gắng mà đạt được Lý thuyết

đã tìm ra những đặc điểm, tính cách của nhà lãnh đạo có liên hệ mật thiết tớithành công của tổ chức Tuy nhiên, khi các lý thuyết về lãnh đạo khác xuấthiện và các cuộc tranh luận, phản biện về lãnh đạo có sự tham gia rộng rãi của

xã hội, nhất là khi phần lớn những nhà lãnh đạo thành đạt cũng không thừanhận họ thừa hưởng những tố chất đặc biệt, thì quan điểm về tố chất lãnh đạocũng có sự thay đổi Đây cũng chính là lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứuchuyển hướng tới học thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi ở giai đoạn1950

5.2.3 Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi

Lý thuyết tập trung vào hành động, công việc cụ thể mà một nhà lãnhđạo thực hiện Hành vi của nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào đặc điểm tính cách

và kỹ năng của nhà lãnh đạo đó Có thể coi lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sởhành vi là một bước phát triển của lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất,lấy lý thuyết này làm nền tảng Có hai vấn đề quan trọng trong hành vi củanhà lãnh đạo: sự quan tâm tới công việc và con người trong tổ chức, đây cũngchính là hai nhân tố quyết định tới hiệu quả lãnh đạo

5.2.4 Lý thuyết hội tụ truyền thông

Trang 9

Lý thuyết này được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ XX bắt đầu

tư khái niệm hội tụ của tác giả Nicholas Negropronte đưa ra khái niệm hội tụ,

kể từ đây những nghiên cứu về lý thuyết này được phát triển mạnh mẽ Hội tụtruyền thông tích hợp các loại truyền thông mới và truyền thông truyền thống,cung cấp cho công chúng nhiều cơ hội lựa chọn cách tiếp cận Các loạiphương tiện truyền thông tích hợp với nhau Môi trường hội tụ truyền thông,người làm truyền thông sử dụng mọi phương tiện để chuyển tải nội dungtruyền thông và công chúng được tự do lựa chọn cách tiến cận nội dung thôngtin Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại có thể áp dụng lý thuyết này ở cáckhía cạnh như quản lý tòa soạn hội tụ, quản lý phát triển hệ thống nhà báo làmbáo chí đối ngoại cũng như quản lý sử dụng các phương tiện truyền thông

5.2.5 Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng

Cuốn sách “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [57] có tổngkết lại một số lý thuyết truyền thông Với lý thuyết thâm nhập xã hội, báo chí

sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích đối tượng địa bàn, thời gian để phổ biến nộidung và hình thức cho phù hợp Lý thuyết hành động lý tính và lý thuyếtthuyết phục, khả năng tác động của truyền thông trong việc thay đổi đáng kểnhận thức của đối tượng cả về phương diện nhận thức, thái độ, hành vi Các lýthuyết này có thể được vận dụng trong việc chuyển tải các nội dung “đấutranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực cơ hội, thùđịch” Lý thuyết này có thể áp dụng vào việc xây dựng nội dung báo chí đốingoại qua sự thuyết phục công chúng về mặt lý trí và cảm xúc, quản lý gópphần quản lý nội dung báo chí đối ngoại

5.2.6 Lý thuyết đóng khung

Lý thuyết này được Gregory Bateson ghi nhận là người đầu tiên đưa ra

lý thuyết này vào năm 1972 Lý thuyết đóng khung được xem như một lýthuyết về truyền thông đại chúng, đề cập đến cách truyền thông và trình bàythông tin cho công chúng Các phương tiện truyền thông nhấn mạnh một số

Trang 10

sự kiện và sau đó đặt công chúng trong một bối cảnh cụ thể để khuyến khíchhoặc không khuyến khích một số giải thích Theo cách này, các phương tiệntruyền thông thực hiện một ảnh hưởng có chọn lọc đối với cách mọi ngườinhìn nhận thực tế Các nhà báo lựa chọn những sự kiện, giá trị và quan điểmnào sẽ được đề cập hoặc đưa ra thực sự nổi bật Điều này có nghĩa là các nhàbáo áp dụng các khung diễn giải riêng của họ khi đóng khung các thông điệp.Các nhà báo cũng bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực xã hội, thói quen báo chí

và định hướng chính trị hoặc tư tưởng của họ Với lý thuyết đóng khung, việcquản lý báo chí đối ngoại nhấn mạnh vào quản lý tôn chỉ, mục đích mà một tờbáo đối ngoại cũng như cơ quan báo chí đối ngoại phải tuân thủ

Bên cạnh các lý thuyết nêu trên còn có các lý thuyết như:

5.2.7 Lý thuyết quản lý tâm trạng (Mood management theory), các

thông điệp và thông tin truyền thông có thể làm thay đổi tâm trạng của các cánhân Lý thuyết đưa ra giả định trạng thái tâm lý của một cá nhân sử dụng ảnhhưởng của phương tiện truyền thông và các lựa chọn có sẵn để tối ưu hóa tâmtrạng Ngoài ra còn có một số suy luận lý thuyết gợi ý và hỗ trợ tiếp xúc vớinội dung thông điệp để đưa đến những kết quả tác động theo mong muốn

5.2.8 Lý thuyết hiệu ứng hạn chế (Limited effects theory), được đề xuất

bởi nhà xã hội học người Mỹ gốc Áo Paul Lazarsfeld Lý thuyết này cho rằngngay cả khi có một hiệu ứng được tạo ra bởi các phương tiện truyền thông vềsuy nghĩ và ý kiến của các cá nhân, hiệu ứng này có thể đạt ở mức tối thiểuhoặc có thể tác động theo cách tốt nhất Tất cả các phương tiện truyền thốngđều có ảnh hưởng đến những suy nghĩ, quan điểm và thái độ của công chúng

5.2.9 Lý thuyết tiếp nhận (Reception theory), thường được gọi là “Lý

thuyết đối tượng hoặc lý thuyết tiếp nhận của người đọc được Stuart Hall pháttriển vào năm 1973 Lý thuyết tập trung vào mã hóa và giải mã nội dungthông điệp được phổ biến cho người đọc bất kể dưới hình thức truyền thôngnào như như tạp chí in, truyền hình, radio, trò chơi, Ngày nay các nhà lý

Trang 11

thuyết thực hiện phân tích phương tiện thông qua lý thuyết tiếp nhận thườngrút ra kết quả từ trải nghiệm của độc giả.

5.3 Phương pháp luận

Luận án áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét: thực trạnghoạt động quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đượcđặt trong bối cảnh hội nhập thông tin quốc tế như hiện nay Ngoài việc cungcấp thông tin cho môi trường truyền thông trong nước, mỗi quốc gia trên thếgiới đều xây dựng cho mình một chiến lược truyền thông đối ngoại để pháttriển, với mục tiêu nâng cao sức ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi thiết thực củamình trên trường quốc tế Với khả năng tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới nhậnthức công chúng, báo chí là phương tiện hiệu quả và tích cực nhất để đưanhững chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đến vớingười dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài, bạn bè quốc tế; đồng thờimang những thông tin quốc tế tới công chúng Việt Nam

Luận án áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét ứng với mỗi thời

kỳ, mỗi giai đoạn nhận thức của con người có những thay đổi nhất định Vìvậy nên quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay sẽ cónhững thay đổi nhất định

5.4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: khoa học quản lý,quản lý nhà nước, báo chí học, xã hội học để trình bày các nội dung nghiêncứu nhằm đạt mục đích, nhiệm vụ đặt ra

Các phương pháp chung: lô gic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quynạp và diễn dịch, so sánh, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn, điều tra xãhội học

5.4.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Trang 12

Luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở dữliệu cho đề tài nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài, nghiên cứu sinh đã chọnlọc, hệ thống các tài liệu bao gồm (sách, bài báo, đề tài khoa học …) về báochí nói chung, báo chí đối ngoại Ngoài ra, tác giả cũng thu thập các văn kiệncủa Đảng và Nhà nước, các số liệu tại các buổi giao ban báo chí toàn quốchàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, cáccông trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về quản lý nhà nước về báo chíđối ngoại.

Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiêncứu về báo chí đối ngoại, nắm bắt những nội dung của các nghiên cứu đitrước Trong quá trình phân tích tài liệu, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện cáccông việc cụ thể như phân tích nguồn, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu

5.4.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi với cỡmẫu 400 người Thực hiện với các nhà báo công tác tại các cơ quan báo chíkhác nhau bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan quản lý nhà nước vềhoạt động báo chí ở Trung ương và địa phương và các nhà báo đang trực tiếpthực hiện làm các nhiệm vụ thực tiễn như biên tập, sản xuất nội dung báo chíđối ngoại, phóng viên, giảng viên và sinh viên báo chí, truyền thông Mụcđích của phương pháp này là tìm hiểu hiệu quả, đánh giá thực trạng công tácquản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

Việc chọn mẫu điều tra được tính toán theo phương pháp chọn chủ định

và chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện và tính khoa học của cácthông tin cần thu thập tại các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí

ở Trung ương và các cơ quan chủ quản báo chí đối ngoại

Khách thể điều tra là 400 cán bộ quản lý báo chí, biên tập viên, phóngviên tại Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nóiViệt Nam, cán bộ quản lý báo chí tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Trang 13

5.4.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Để làm rõ những vấn đề chuyên sâu trong nội dung nghiên cứu, đề tàitiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của một số lãnh đạo quản lý báo chí, nhàkhoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà báo, phóng viên tại các cơ quan báochí, truyền thông đối ngoại về công tác công tác quản lý báo chí đối ngoại

Khách thể tham gia phỏng vấn: 6 người, trong đó 4 cán bộ báo chí vàcán bộ quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại tại Bộ Thông tin và Truyềnthông; 1 cán bộ Đài Truyền hình Việt Nam; 1 cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần làm rõ lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về báo chínói chung và quản lý báo chí đối ngoại nói riêng; đưa ra một số khái niệm,nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại gópphần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại; đánh giáthực trạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại từ năm 2016 đến năm 2019,chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân Trên cơ sở đó nêu lên nhữngvấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước

về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, đẩy mạnhhơn nữa hoạt động báo chí và quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại củamình

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập vànghiên cứu các môn học của chuyên ngành quan hệ quốc tế và thông tin đốingoại tại Học viện báo chí và Tuyên truyền cũng như ở các cơ sở đào tạo vềquan hệ quốc tế Đồng thời làm tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộbáo chí đối ngoại

Trang 14

Kết quả nghiên cứu cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho nhữngngười quan tâm đến vấn đề quản lý báo chí nói chung và quản lý nhà nước vềbáo chí đối ngoại nói riêng.

7 Đóng góp mới của luận án

7.1 Đóng góp về lý luận

Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lýnhà nước về báo chí nói chung và quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại nóiriêng Luận án đưa ra một số khái niệm, nội dung, phương thức, nguyên tắcquản lý nhà nước về báo chí đối ngoại góp phần tăng cường quản lý nhà nước

về báo chí đối ngoại

7.2 Đóng góp về thực tiễn

Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo chí đốingoại từ năm 2016 đến 2019 Trên cơ sở kết quả khảo sát, chỉ rõ những kếtquả, nguyên nhân những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân củahạn chế đó và những vấn đề đặt ra trong quản lý báo chí đối ngoại ở nước ta

Luận án nêu lên một số vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng quản lý nhànước về báo chí đối ngoại của Việt Nam trong những năm tiếp theo, trên cơ

sở đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý vềbáo chí đối ngoại ở Việt Nam trong thời gian tới

8 Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:

Chương 1 Lý luận chung quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở ViệtNam

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở ViệtNam hiện nay

Trang 15

Chương 3 Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm tăng cường quản lýnhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 16

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

mẽ như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc,

Cuốn sách Truyền thông với thế giới: Ngoại giao của Hoa Kỳ với các nước [187] của tác giả Martin F.Herz (1990) luận giải sự xung đột ý thức hệ,

sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia như một trong những lý do đưa đến sựphát triển của cuộc cách mạng truyền thông trên toàn thế giới Tác giả thểhiện trách nhiệm của các nhà ngoại giao công chúng để tư vấn cho về các tácđộng liên văn hóa của truyền thông đối ngoại của Hoa Kỳ và ảnh hưởng của

họ đối với dư luận nước ngoài Ông đưa ra sự phê phán các hoạt động ngoạigiao công chúng hiện tại của Hoa Kỳ được rút ra từ kinh nghiệm ba mươi lămnăm của ông trong quá trình hoạt động đối ngoại Cũng nghiên cứu về xã hộithông tin, nhóm tác giả G.Bechmann G, J.Fecker, U.Huws, G.V.Hootergem,

M.L.Mirabile, A.B.Moniz, S.Siochru (1999) trong cuốn sách Xã hội thông tin, công việc và các hình thức xã hội mới [179] chỉ ra sự phát triển của báo

chí sẽ tạo ra nhiều việc làm mới và để đáp ứng với những yêu cầu ngày càngcao của xã hội, nội dung các tờ báo cũng thay đổi về các tổ chức, đưa tin, viếtbài và tham gia vào định hướng dư luận xã hội

Cuốn sách Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo

(2003) [96] của tác giả G.V.Ladutina mặc dù không trực tiếp đề cấp đến vấn

đề quản lý nhà nước về báo chí hay quản lý nhà nước về báo chí đối ngoạisong tác giả đã gián tiếp nói về vấn đề này khi đề cập đến trách nhiệm xã hộicủa nhà báo đối ngoại cũng như hoạt động nghề nghiệp, trong đó có vấn đề sa

Trang 17

sút đạo đức nghề báo, sự thúc đẩy của lợi ích kinh tế, các vấn đề thuộc về cơchế Tác giả đưa ra một số định hướng như tôn trọng khách quan, định hướng

dư luận và bản thân mỗi nhà báo không ngừng tự hoàn thiện bản thân

Cuốn sách Nghệ thuật thông tin” [97] tác giả Line Ross (2004), Chủ

nhiệm các Chương trình thông tin công cộng tại Khoa Thông tin và Tuyêntruyền Đại học Tổng hợp Laval, Canada tập trung vào các nội dung tri thức,kinh nghiệm cơ bản trong thu thập, lựa chọn, sắp xếp, bố cục, viết bài và biêntập tin, những kỹ năng mà mỗi nhà báo cần có để đứng vững trong nghề Bêncạnh đó, tác giả còn đề cập đến vấn đề thông cáo báo chí, một loại hình thôngtin mà các tập đoàn kinh doanh, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội đang sửdụng rộng rãi trong những năm gần đây để tiếp cận với công chúng

Cuốn sách Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn [167] của tác giả

V.V.Vôrôsilốp (2004), nhà báo người Nga tập trung làm rõ những vấn đề lýluận nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động báo chí của nướcNga và thế giới Tác giả đã điểm lại lịch sử báo chí một số nước trên thế giới

ở cả 5 châu lục cùng sự phát triển của kỹ thuật công nghệ thông tin, các loạihình và chức năng, kết quả hoạt động truyền thông Ngoài ra, tác giả phân tíchsâu về chuẩn mực pháp lý, đạo đức, quan hệ tiếp thị và vấn đề nghiệp vụ tạicác tòa soạn Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong cuốn sách gắnvới điều kiện và hoàn cảnh của nước Nga song cũng có một số điểm cơ bản

để người làm báo và các cơ quan báo chí cũng như cơ quan quản lý nhà nước

về báo chí có thể tham khảo, nhằm thúc đẩy sự phát triển báo chí nước tatrong thời kỳ mới

Cuốn sách Tổ chức và quản lý báo chí [181] của hai tác giả Herbert Lee

Williams và Frank Warren Rucker đề cập đến cơ cấu chức năng của một tòasoạn báo, những trang thiết bị cần thiết và cách bố trí, sắp xếp để các trangthiết bị trong một tòa soạn và quy trình in ấn Đây chỉ là quy trình về việc tổ

Trang 18

chức bộ máy và tổ chức sản xuất một tờ báo, song đó cũng là gợi ý giúp cácnhà quản lý báo chí nắm được quy trình sản xuất một tờ báo.

Cuốn sách Báo chí và xã hội [182] của hai tác giả người Mỹ George

L.Bird và E.Merwwin chỉ ra tầm ảnh hưởng của báo chí đến công chúng vàbáo chí tham gia vào rất nhiều quá trình xã hội Ngược lại, vai trò của côngchúng với sự phát triển của báo chí và một trong những động lực thúc đẩy báochí phát triển chính là nắm vững thị hiếu của độc giả, song tác giả cũng chỉ rabáo chí cần có tôn chỉ, mục đích để đảm bảo định hướng cho công chúng, làmcho báo chí phản ánh đúng thực tiễn

Cuốn sách Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản [49] của

tác giả người Đức Claudia đề cập những vấn đề lý luận cơ bản mang tínhnghiệp vụ truyền thông như các vấn đề về thông tin, phương tiện thông tin,hoạt động thông tin, đối tượng thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức củangười làm báo, nghề nghiệp báo chí và hoạt động truyền thông trong cơ chếthị trường Với cách tiếp cận như vậy chủ yếu phục vụ cho những ngườinghiên cứu nghiệp vụ báo chí, song cũng là tài liệu cần thiết cho những ngườilàm công tác quản lý báo chí để hiểu về truyền thông trong thế giới hiện đại

Cuốn sách Xã hội thông tin (2006) [179] của tác giả Frank Webster cho

rằng sự phát triển mạnh mẽ mọi mặt của xã hội làm cho nhu cầu tìm hiểu,khai thác thông tin của con người gia tăng với tốc độ nhanh chóng Vì lí donày nhiều loại hình báo chí, các trang mạng xã hội mới ra đời, ban đầu nó chỉnhằm vào mục đích thông tin nhưng giờ đây người ta còn xây dựng nó trởthành một hoạt động kinh tế đem lại lợi nhuận cao Cũng nghiên cứu về xãhội thông tin, nhóm tác giả G.Bechmann G, J.Fecker, U.Huws,

G.V.Hootergem, M.L.Mirabile, A.B.Moniz, S.Siochru trong cuốn sách Xã hội thông tin, công việc và các hình thức xã hội mới (1999) [179] còn chỉ ra sự

phát triển của báo chí sẽ tạo ra nhiều việc làm mới và để đáp ứng với những

Trang 19

yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nội dung các tờ báo cũng thay đổi về các tổchức, đưa tin, viết bài và tham gia vào định hướng dư luận xã hội.

Trong cuốn sách Báo chí quốc tế [185], tác giả Kevin Williams (tại

chương 1: Toàn cầu hóa và báo chí quốc tế và chương 5: Kỹ thuật tiêu chuẩn:Quản lý tin tức và báo chí quốc tế) cho rằng, quản lý báo chí là một trongnhững phương thức lãnh đạo của mọi quốc gia Báo chí phải hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật, việc đưa báo chí trong nước ra nước ngoài đều phải đảmbảo theo những tiêu chuẩn, quy định về báo chí nói chung của mỗi nước cũngnhư đội ngũ nhà báo trong quá trình tác nghiệp cũng phải được quản lý theonhững quy định chung của mỗi nước Đây dường như là điều kiện bắt buộcgiúp cho các cơ quan quản lý báo chí tập trung chỉ đạo việc đưa các nội dungthông tin lên báo chí và quản lý đội ngũ nhà báo

Cuốn sách Sức mạnh của truyền thông trong chính trị (2006) [51] của Doris A.Graber thuộc trường Đại học Illinois, Mỹ và cuốn sách Sức mạnh của tin tức truyền thông [103] của tác giả Michael Schudson (2003) chỉ ra

những thay đổi của đời sống chính trị ở châu Mỹ với sự tác động của truyền,

sự động này có tầm ảnh hưởng sâu rộng giữa người làm báo với các nhà chínhtrị Ngoài ra, tác giả đưa ra những dự đoán về sự phát triển của truyền thôngtrong tương lai, tác động của truyền thông kiểu cũ và mới vào chính trường vàvai trò của các nhà báo trong vận động hành lang có thể dẫn đến hậu quả làmchệch hướng các luật và quy định về truyền thông Những dự đoán này ngàycàng được thực tiễn kiểm chứng tính đúng đắn trong đời sống chính trị vànhững gợi ý cho việc quản lý truyền thông đang trở thành vấn đề cấp thiết

Cuốn sách Hội tụ truyền thông và mô hình kinh doanh truyền thông phát triển: Cơ hội tổng quan và chiến lược [191] của tác giả Simon

McPhillips (2008), Giám đốc Truyền thông tại Sprint Nextel Corp, Hoa Kỳ vàOmar Merlo thuộc Đại học Cambridge, Anh nhận định: Sự hội tụ truyềnthông đem đến nhiều cơ hội song nhiều nhà quan sát trong ngành công nghiệp

Trang 20

truyền thông lại bi quan về những thay đổi như vậy Tuy nhiên, bằng chứngcho thấy ngành công nghiệp truyền thông có thể nắm lấy cơ hội này, vì có rấtnhiều mô hình kinh doanh truyền thông đang phát triển Các tác giả cung cấpmột cái nhìn tổng quan toàn diện về những thay đổi ảnh hưởng đến ngànhcông nghiệp truyền thông, xác định cách thức mô hình kinh doanh truyềnthông đang phát triển, với những hậu quả và cuối cùng, xác định và thảo luậncác cơ hội chính cho những người tham gia vào quá trình kinh doanh truyềnthông.

Cuốn sách Sổ tay quản lý truyền thông: Cẩm nang cho các học viên truyền hình và phát thanh ở các nước trong quá trình chuyển đổi (2009) [177]

của tác giả John Prescott Thomas, cung cấp một số kinh nghiệm cho việcquản lý các tổ chức truyền thông về cơ cấu và tổ chức bộ máy, kế hoạch chiếnlược và quản trị tài chính, kế hoạch và quản lý nguồn nhân lực… ở nhiều bốicảnh truyền thông khác nhau và đặc biệt liên quan đến các quốc gia đang pháttriển Trong đó tác giả đưa ra một số nghiên cứu trường hợp tại một số cơquan truyền thông nhằm gợi ý cho về cách tổ chức quản lý truyền hình trongbối cảnh thế giới thay đổi

Cuốn sách Quản lý phóng viên báo chí nước ngoài trong quá khứ, hiện tại và tương lai trước xu thế toàn cầu báo chí của Dannika Lewis (2010)

thuộc đại học Elon (Mỹ) cho rằng, sự kết nối của báo chí đối ngoại ngày càngphức tạp Vì lẽ đó, sự thăng trầm và phát triển của báo chí đối ngoại nướcngoài trong suốt lịch sử, hiện tại và tương lai cần phải được quan tâm Tuynhiên, các nội dung đăng tải trên báo chí đối ngoại cần phải được xác minhnhằm tránh sự sai lệch dẫn đến việc tiếp nhận và hiểu sai vấn đề Các nhà báo

có thể cung cấp nhiều kiến thức và thông tin với ngôn ngữ và văn hóa ra thếgiới nhưng cách họ thể hiện đôi khi lại chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầucủa nơi cần cung cấp thông tin cũng như yêu cầu của các quốc gia có tờ báođối ngoại Khi các văn phòng thường trú và phóng viên hoạt động ở nước

Trang 21

ngoài có thể không hiệu quả trong việc đưa tin các vấn đề toàn cầu phức tạp

họ cần phải được hướng dẫn, quản lý [174]

Cuốn sách Truyền thông đại chúng trong một thế giới đang thay đổi

[181], tác giả George R Rodman(2011), chủ nhiệm khoa Phát thanh Truyềnhình thuộc Đại học Brooklyn, New York giới thiệu về thế giới truyền thôngđại chúng dưới dạng một kết cấu có tổ chức Trong đó tập trung vào các vấn

đề về lịch sử truyền thông, công nghệ truyền thông và những tranh luận xungquanh vấn đề truyền thông trong thế giới đang thay đổi Ngoài ra, tác giả còncung cấp thông tin về các phương tiện truyền thông mới và tầm quan trọngcủa truyền thông di động trong truyền thông đại chúng, sự hội tụ kinh tế củangành công nghiệp trực tuyến và phương tiện di động Song cách tổ chứcquản lý truyền thông đại chúng trong một thế giới thay đổi hầu như khôngđược đề cập đến, trong khi đó việc quản lý truyền thông đại chúng như mộtphương tiện báo chí đối ngoại rất cần thiết lại ít được chú trọng

Cuốn sách Những vấn đề cơ bản của báo chí [171] của hai nhà báo

người Mỹ Bill Kovach và Tom Rosenstiel (2014) đã tập hợp nhiều ý kiến củacác nhà báo có liên quan để đặt câu hỏi báo chí là gì, vai trò của báo chí trongđời sống xã hội như tôn trọng sự thật, trung thành với các ý kiến của ngườidân, phải là quyền lực mềm, là diễn đàn cho những chỉ trích công khai và thỏahiệp, các vấn đề về tự do báo chí và là diễn đàn của công chúng Đưa ra nhiềunguyên tắc như những luận điểm về vai trò của báo chí trong đời sống xã hộinhưng các tác giả hầu như không nhắc đến vấn đề phải quản lý báo chí nhưthế nào và ai sẽ đứng ra quản lý

Cuốn sách Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý báo chí đối ngoại của tác

giả Jørgen Skrubbeltrang (2015) cho rằng, trong xã hội hiện đại đội ngũ cán

bộ quản lý báo chí đối ngoại đóng vai trò thiết yếu trong việc thẩm định cũngnhư đưa ra những đánh giá để đi đến quyết định cho phép xuất bản hay từchối Người viết bài rất đa dạng, họ đến từ nhiều nền văn hóa nên có thể

Trang 22

không hình dung hết những chuẩn mực báo chí mà một nước đặt ra, do đó độingũ cán bộ quản lý báo chí trở thành một lực lượng tin cậy cho các xuất bảnđến với độc giả ở các nền văn hóa khác nhau [178].

Như vậy, có thể thấy những nghiên cứu về vấn đề quản lý báo chí ởnước ngoài đã được đề cập đến nhưng chưa nhiều Mỗi nước có cách thứckhác nhau, song tập trung chủ yếu vào vấn đề tự do báo chí và phát triển báochí theo định hướng thông tin nhanh, kịp thời, tôn trọng sự thật và là một diễnđàn không thể thiếu trong đời sống xã hội Xu hướng nghiên cứu chính hiệnnay về quản lý báo chí nói chung ở nước ngoài tương đối đa dạng, nhiều loạihình báo chí nhưng thường gắn với hoạt động thương mại, nhất là báo điện tử.Tuy nhiên, những nghiên cứu về quản lý báo chí đối ngoại hầu như chưa đượcnghiên cứu một cách có hệ thống Trong khi đó quản lý báo chí đối ngoại cầnđược quan tâm và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật rõràng, chi tiết để tạo điều kiện cho quản lý báo chí đối ngoại phát triển

2 Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý báo chí và quản lý báo chí đối ngoại

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hộilàm cho báo chí trong nước xuất hiện một số xu hướng nghiên cứu mới:

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về quản lý báo chí

Ở Việt Nam, báo chí đang có sự phát triển mạnh mẽ cả về loại hình vàcách tổ chức nội dung Chính vì vậy, công tác quản lý báo chí cũng đượcnghiên cứu khá đa dạng, với nhiều công trình khác nhau, có thể chỉ ra cáccông trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý báo chí gồm:

Tác giả Trần Bá Dung (2001) có bài viết Các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí trong thời kỳ đổi mới introng cuốn sách Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn [53] Tác giả đã đưa ra đánh giá báo chí

cách mạng ngày càng lớn về quy mô, khoa học hơn về tính chất, ngày càng

Trang 23

khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong đời sống xã hội, được xã hộiđón nhận Trên thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình thông tin,báo chí như hiện nay tác giả cho rằng cần cơ cơ chế, chính sách quản lý báochí để báo chí cách mạng luôn giữ vững lập trường, tôn chỉ mục đích và gắn

bó chặt chẽ với sự phát triển của đất nước

Cuốn sách Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới [16] do Ban Tuyên

giáo Trung ương biên soạn (2007) cho rằng, cần tăng cường vai trò lãnh đạocủa các cấp trong quản lý báo chí trong thời gian tới để phục vụ đắc lực cho

sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong đề tài cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý Nhà nước về báo chí ở nước ta trong xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế do Vũ Thanh Sơn (2008) làm chủ nhiệm [133]; bài báo Quản lý nhà nước về báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trịnh Xuân Thắng (2013) đăng trên trên tạp chí Thông tin đối ngoại [140]; bài báo Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chí của tác giả Nguyễn Vũ Tiến

(2002) đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị [153] các tác giả thống nhất chorằng, báo chí nước ta hiện nay rất đa dạng về chủng loại, nội dung thông tinrất phong phú, chính vì vậy cần có nhiều biện pháp linh hoạt để quản lý báochí trong tình hình mới, nhất là tính cập nhật, nhạy bén của báo điện tử cầnphải kiểm soát chặt chẽ về thông tin, cần có sự quản lý thường xuyên, sát saocủa các cơ quan chức năng Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí cầnquyết liệt, sâu sát hơn với các nội dung thông tin

Cuốn sách Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay

[20] của tác giả Hoàng Quốc Bảo (2010) tập trung vào việc luận giải sự cầnthiết phải nâng cao vai trò của báo chí trong hoạt động tham mưu, vào chứcnăng thông tin giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thực hiện hoạtđộng quản lý nhà nước đối với báo chí Tác giả Đỗ Quý Doãn (2014) trong

Trang 24

cuốn sách Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam [52] tập hợp các

bài viết về những vấn đề xung quanh công tác quản lý, chỉ đạo và phát triểnbáo chí cách mạng Việt Nam tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Tác giả khẳng định, các thông tin trênbáo chí cần được kiểm soát chặt chẽ, báo chí phải trở thành công cụ quantrọng, là một kênh thông tin, giáo dục, giải trí phù hợp với quan điểm, đườnglối của Đảng

Cuốn sách Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành

sự nghiệp đổi mới [94] của tác giả Nguyễn Thế Kỷ (2012) đi sâu nghiên cứu

sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí sau

25 năm tiến hành đổi mới đất nước Tác giả chỉ ra những ưu điểm và hạn chế

cơ bản đó là báo chí nước ta có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chấtlượng nhưng việc quản lý báo chí chưa sát với yêu cầu thực tiễn, các chứcnăng của báo chí hiện đang thiên về giải trí hơn là chức năng định hướng Tácgiả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý báo chí đáp ứng vớiyêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, trở thành công cụ quan trọng phục vụcho việc tuyên truyền các quan điểm của Đảng và góp phần đấu tranh chốnglại các quan điểm sai trái

Bài báo Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí [5]

của tác giả Hoàng Anh (2012) đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử cho rằng,báo chí Việt Nam về thể thức được quy định trong nhiều văn bản quy phạmpháp luật Nội dung các văn bản quản lý báo chí bao quát nhiều vấn đề cơ bảncủa hoạt động báo chí, thể hiện được sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối vớibáo chí Tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong quản lý báo chí đó là nhữngtác động của cơ chế thị trường các cơ quan quản lý còn lúng túng, thậm chíbuông lỏng trong quản lý Công tác tổ chức thông tin và quản lý thông tinchưa thực sự sát với thực tế, chưa ngăn chặn, phòng ngừa được các vi phạmpháp luật trong hoạt động báo chí Vì vậy, tác giả đưa ra một số biện pháp cơ

Trang 25

bản trong quản lý báo chí đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báochí, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, tổchức tốt việc thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường hợp tácquốc tế trong quản lý nhà nước về báo chí và thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí một cách nghiêm khắc.

Tác giả Đoàn Thế Hanh (2013) trong bài viết Quản lý nhà nước đối với báo chí ở nước ta đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, chỉ ra những điểm lý

luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với báo chí như xác định rõ chủ thể,khách thể, đối tượng cũng như mục đích của hoạt động quản lý nhà nước đốivới báo chí Mặt khác, tác giả đã khái quát quan điểm của Đảng và Nhà nước

ta đối với công tác quản lý nhà nước về báo chí trên năm phương diện: côngtác báo chí là bộ phận cấu thành hữu cơ trong hoạt động của Đảng ta; báo chíphải góp phần tích cực vào tuyên truyền lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sáchcủa Nhà nước; báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị-

xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng,

sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; Đảng lãnhđạo báo chí bằng việc định hướng chính trị và thông qua Nhà nước và cán bộbáo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những nguyêntắc căn bản trong quản lý nhà nước để báo chí hoạt động sáng tạo, cơ sở pháp

lý cho hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí và cơ quan quản lý nhànước về báo chí [71]

Bài báo Tăng cường công tác quản lý báo chí trong giai đoạn hiện nay

của tác giả Nguyễn Quang Vinh (2014) đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tửphân tích những hạn chế của báo chí hiện nay: cơ quan báo chí thiếu nhạy bénchính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích Khắcphục những hạn chế trên, tác giả cho rằng cần xây dựng, bổ sung các quy

Trang 26

định, quy chế tạo cơ sở chính trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí; xâydựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển sựnghiệp báo chí; đề cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo hoạt động của cơquan báo chí và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan báo chí,xuất bản để báo chí cách mạng phát triển không ngừng, phục vụ Tổ quốc vànhân dân [166].

Bài báo Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ đổi mới [6] của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2016), đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước và Vấn

đề quản lý báo chí của các tổ chức chính trị-xã hội [87] của Nguyễn Thị Thu

Hương (2017) đăng trên Tạp chí Người làm báo nhận xét: Với quan điểmhiện nay số lượng cơ quan báo chí nhiều nhưng chất lượng chưa tương xứng,

có xu hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí, một số cơ quan báochí còn buông lỏng công tác quản lý, giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ,phóng viên, biên tập viên Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra báo chítruyền thông còn hạn chế Vì vậy, các tác giả cho rằng cần nâng cao tráchnhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý hoạt động báo chí, hoàn thiện cơ chếquản lý, đổi mới phương thức quản lý báo chí, tăng cường thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí Tuy nhiên, cơ chế xử lý những saiphạm trong quản lý báo chí, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt độngcủa báo chí chưa được đề cập rõ

Luận án tiến sĩ Quản lý công Quản lý nhà nước về báo chí ở Việt Nam hiện nay [7] của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2016) đã chỉ rõ cơ sở khoa học

của quản lý nhà nước về báo chí, trong đó tập trung chỉ rõ lý luận chung vềbáo chí, quản lý nhà nước về báo chí, kinh nghiệm của một số quốc gia vềquản lý báo chí Trong chương 3 đã nêu lên thực trạng quản lý nhà nước vềbáo chí thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trên cơ sở chỉ ra thực trạng thực hiệncác nội dung quản lý nhà nước về báo chí, những ưu điểm và hạn chế Đểkhắc phục những hạn chế tác giả đã đưa ra những giải pháp góp phần nâng

Trang 27

cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí Nghiên cứu chủ yếu đề cập đếnbáo chí nói chung mà không bàn đến vấn đề quản lý nhà nước về báo chí đốingoại, đây là lĩnh vực tương đối cần thiết vì báo chí đối ngoại là một bộ phậntrong nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Năm 2017, tác giả Doãn Thị Thuận công bố nghiên cứuQuản lý báo chí điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [152] Tác giả đã chỉ ra thực

trạng quản lý báo chí điện tử từ năm 2011 đến năm 2015 còn bị buông lỏng,tôn chỉ mục đích còn trùng chéo, chưa thực hiện đúng “tôn chỉ mục đích củamình, thông tin lấn sân sang của ngành khác, chưa quản lý chặt chẽ nội dungthông tin, xuất bản, công tác xử lý vi phạm Trên cơ sở đánh giá thực trạngquản lý báo chí điện tử, tác giả cho rằng việc quản lý nội dung thông tin, ràsoát nội dung đăng tải trên các trang tin điện tử và mạng xã hội, nhằm tạođiều kiện cho báo chí có thể cung cấp thông tin với chất lượng cao hơn, gópphần quan trọng vào việc tuyên truyền các chủ trương, quan điểm của Đảng,tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước tình hình và yêu cầumới

Tác giả Trương Ngọc Nam (2018) qua nghiên cứu Đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông ở Việt Nam trong tình hình mới [108] chỉ rõ trong

bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ làm báo có nhiều thayđổi, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các thiết bị thông minh, điều đó kéo theo điện

tử, mạng xã hội cũng phát triển và quá trình hội nhập quốc tế về báo chí đòihỏi phải có nguồn nhân lực báo chí chất lượng cao Tác giả đã đề ra các giảipháp đó là đổi mới mô hình đào tạo nguồn nhân lực báo chí; tăng cường xâydựng cơ sở thực hành, đổi mới phương pháp đào tạo; coi trọng giáo dục phẩmchất, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, kỹ năng công nghệ thông tin;phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông theo hướng xã hộihóa quá trình đào tạo; tăng cường nghiên cứu khoa học lĩnh vực báo chí vàtăng cường hội nhập quốc tế

Trang 28

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý báo chí

Trong bài viết Vấn đề lãnh đạo quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới

[91], tác giả Bùi Đình Khôi (1997) đã chỉ ra một số thực trạng về việc quản lýbáo chí từ sau khi nước ta tiến hành đổi mới có sự quan tâm chỉ đạo tích cựccủa Đảng, sự quản lý của nhà nước nhưng nội dung thông tin còn nghèo, hìnhthức trình bày thiếu hấp dẫn, bắt đầu chạy theo xu hướng thương mại, chưađảm bảo hoạt động theo tôn chỉ, mục đích Do vậy, tác giả cho rằng đã đếnlúc báo chí phải được quản lý, lãnh đạo phù hợp với những yêu cầu của thời

kỳ đổi mới, tránh chạy theo xu hướng thương mại hóa, việc đưa tin, viết bàiphải thể hiện được tính trung thực, khách quan Cùng nghiên cứu về lĩnh vực

này còn có bài viết Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí trong tình hình hiện nay [99] của tác giả Mai Linh (2012), bài viết Quản lý nhà nước về báo chí trong thời kỳ đổi mới [3] của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh

(2015), hai tác giả khá thống nhất khi cho rằng báo chí ở nước ta hiện nay có

xu hướng thương mại hóa, một số tờ báo đưa tin theo hướng câu khách nênđưa tin giật gân, nội dung nghèo nàn, thiếu sự sáng tạo trong cách đưa tin, viếtbài, hình thức thể hiện đơn điệu, do đó cần phải tăng cường sự chỉ đạo, sựlãnh đạo đối với các cơ quan báo chí, chấn chỉnh hiện tượng đưa tin thiếutrung thực, không theo tôn chỉ mục đích

Cuốn sách Truyền thông đại chúng [136] của tác giả Tạ Ngọc Tấn

(2004) đánh giá cao sức mạnh của báo chí, cho rằng công tác truyền thông có

sự lan tỏa mạnh mẽ cả những thông tin trái chiều, đặc biệt là những vấn đềđược dư luận quan tâm Với những tác động như vậy của báo chí, tác giả chorằng, việc đưa tin trên báo chí cần có định hướng, trong đó tập trung truyềnthông về khía cạnh pháp lý, biểu dương những điển hình tiên tiến và đấutranh, phê phán cái sai, cái tiêu cực, tránh thái độ nôn nóng, phê bình gay gắt

Bài báo Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay [138] của

tác giả Tạ Ngọc Tấn (2007) đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử chỉ ra rằng,

Trang 29

báo chí tạo ra ảnh hưởng to lớn về văn hóa, lối sống xã hội, ảnh hưởng ngàycàng to lớn đến việc thúc đẩy hình thành các sự kiện kinh tế, chính trị, ảnhhưởng đến quá trình hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội của đất nước.Ngoài những tác động xã hội tích cực, tác giả cho rằng báo chí cũng lànguyên nhân của không ít hệ quả xã hội phức tạp, nhất là những ảnh hưởngtiêu cực về tâm lý xã hội, những băn khoăn, lo lắng, thậm chí sụt giảm niềmtin của người dân về sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trướctình hình tham nhũng, lãng phí Từ đó tác giả chỉ ra những hạn chế về quản lýbáo chí: chưa có sự thống nhất trong nhận thức về vai trò, chức năng xã hộicủa hệ thống báo chí nói riêng và hệ thống truyền thông đại chúng nói chung;

hệ thống luật định về báo chí chưa đủ để giải quyết nhiều tình huống đặt ratrong thực tế hoạt động báo chí; bộ máy quản lý chưa xác định rõ chức năng,nhiệm vụ, cơ chế hoạt động và người làm báo chưa được giáo dục đầy đủ vềluật pháp, đạo đức và trách nhiệm công dân của nhà báo

Cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí [134] và cuốn Truyền thông đại chúng – động lực phát triển của xã hội hiện đại [135] của tác giả Tạ Ngọc

Tấn khẳng định, báo chí là phương tiện giao tiếp quan trọng đóng góp vào sựphát triển của xã hội, đồng thời là công cụ quản lý xã hội, công cụ thực hiệndịch vụ xã hội Tác giả Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007) trong cuốn

Những vấn đề của báo chí hiện đại [50] bàn về nguyên tắc hoạt động báo chí,

trong đó nêu bật các nguyên tắc đảm bảo tính khuynh hướng, tính quầnchúng, tính khách quan, chân thật và tính nhân văn của báo chí những yếu

tố này là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội Song trong cácnghiên cứu đều không đề cập đến phải quản lý báo chí như thế nào để báo chíhiện đại thực sự phát triển theo đúng tôn chỉ, mục đích

Bài viết Những nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng [86]của tác giả Phạm Gia Khiêm (2011) đăng trên Tạp chí Thông

Trang 30

tin đối ngoại cho rằng, báo chí không chỉ định hướng dư luận mà còn thamgia vào việc đưa tin, cổ động, tuyên truyền các quan điểm của Đảng, góp phầnthực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng đã đề ra Bên cạnh đó, công tácngoại giao không thể không có sự góp mặt của báo chí, đặc biệt ngày naycông tác ngoại giao có sự tham gia, hỗ trợ tích cực của báo chí, dường nhưnội dung phản ánh khá rõ vai trò của báo chí trong tình hình hiện nay Songvấn đề quản lý để các bài viết có trọng tâm, trọng điểm, phản ánh được thựcchất của vấn đề lại chưa được giải quyết thỏa đáng trong các nghiên cứu này.

Cuốn sách Báo chí và dư luận xã hội [56] của tác giả Nguyễn Văn

Dững (2011) bàn về bản chất của hoạt động truyền thông, hoạt động báo chí,đặc điểm của thông tin báo chí; cơ chế tác động của báo chí đến xã hội Giữabáo chí và dư luận xã hội có quan hệ chặt chẽ, mỗi khi có dư luận xã hội thìbáo chí kịp thời phản ánh, cung cấp thông tin cho việc quản lý xã hội Vì vậy,báo chí không chỉ cung cấp thông tin mà còn gián tiếp tham gia vào quản lý

cơ quan tư pháp tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết Mặt khác, truyềnthông đại chúng còn có vai trò tham gia theo dõi, hỗ trợ các cơ quan tư pháptrong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử để truyền thông đại chúng thực hiệnvai trò và sứ mệnh của mình Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng trở thànhđối tượng của hoạt động tư pháp Sự tự do báo chí là một trong những điềukiện thiết yếu để thực hiện chức năng xã hội cơ bản của truyền thông song cácnước đều đặt ra những văn bản luật để kiểm tra, giám sát, quản lý nền báo chí

Trang 31

và có những hình thức xử lý rất chặt chẽ cho những nhà báo vượt giới hạn chophép trong đưa tin, tuyên truyền Đó cũng là những gợi ý cho Việt Nam trongquản lý báo chí.

Cuốn sách Các loại hình báo chí truyền thông [121] của tác giả Dương

Xuân Sơn (2014) chỉ rõ đặc trưng, đặc điểm của truyền thông và truyền thôngđại chúng hiện đại, trong đó tác giả trình bày lịch sử ra đời và phát triển một

số loại hình báo chí, những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương phápsáng tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình báo chí, nhất là báo chíđiện tử nhằm phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình báo chí truyềnthông với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Cuốn sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay [112] của tác giả Lưu Đình Phúc (2016) đã chỉ rõ,

trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả

về số lượng và chất lượng, số cơ quan báo chí cũng tăng nhanh, cách tổ chứcthông tin cũng đa dạng, ngày càng chuyên sâu về cách tổ chức xây dựng nộidung Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cácloại hình truyền thông mới ra đời, báo chí truyền thống Việt Nam đang đốimặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó yêu cầu phải tăng cường hơn nữa

và đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước,

để báo chí giữ vững bản chất cách mạng Để giữ vững được bản chất cáchmạng của báo chí, tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và tính tất yếu củaviệc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, phân tích, đánhgiá những thành tựu và hạn chế của báo chí, từ đó đưa ra quan điểm và đềxuất giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, giúpbáo chí có những bước phát triển mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Tác giả Vũ Ngọc Hoàng (2016) qua nghiên cứu Báo chí với sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội [77] đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt

Nam đã chỉ rõ, trong kỷ nguyên thông tin thì thông tin tham gia trực tiếp vào

Trang 32

quá trình sản xuất và quản trị quốc gia, quyết định nhận thức, tạo ra nhữngcon người với một trình độ, kỹ năng cao hơn và để làm được điều này báo chíphải cung cấp thông tin một cách trung thực nhất để giúp cộng đồng xã hộihiểu đúng thực trạng, qua đó tham gia tích cực vào việc chỉ rõ những yếu kém

và giải pháp khắc phục; đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, tiêu cực và thamnhũng, lãng phí hướng đến xây dựng xã hội phát triển

Đề tài Nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Ban Biên tập tin Đối ngoại Thông Tấn xã Việt Nam đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới

[82]do tác giả Đỗ Văn Hợp (2016) làm chủ nhiệm, đã chỉ ra thực trạng thôngtin chuyên ngữ bằng văn bản của Ban Biên tập tin đối ngoại, một số thành tựu

cơ bản đó là chú ý nhiều hơn tới các chủ đề văn hóa, thể thao, du lịch, lượngtruy cập ngày càng tăng góp phần không nhỏ vào việc tăng cường quan hệhợp tác nhiều mặt với các nước bạn bè, đối tác trên thế giới Một số hạn chếđược chỉ ra lượng tin tiếng Anh chưa xứng tầm với một hãng thông tấn quốcgia, nội dung các bản tin chuyên ngữ vẫn chủ yếu phản ánh “một chiều”, tinchính trị ngoại giao chất lượng tin còn khuôn mẫu, nặng về tuyên truyền, hàmlượng thông tin chưa cao; tin kinh tế, xã hội, văn hóa thể thao thiếu chuyênsâu, nội dung còn nghèo nàn, thông tin cũ Các chương trình truyền hình bằngtiếng nước ngoài của Ban Thông tin Đối ngoại, chất lượng các bản tin từ khâubiên tập, biên dịch, đọc off, dựng hình đến dẫn chương trình ngày càng đượcđược nâng cao, đội ngũ dẫn chương trình được đào tạo chuyên nghiệp và bàibản, các bản tin truyền hình đối ngoại ngày càng được nâng cao về chấtlượng Tuy nhiên, tin bài, phóng sự tự sản xuất hiện vẫn chỉ chiếm tỷ trọngkhá chưa nhiều trong thời lượng các bản tin truyền hình của Ban Thông tinĐối ngoại, công tác quảng bá các bản tin truyền hình đối ngoại tới khán giảtrong và ngoài nước vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa tạo được sự hấpdẫn về nội dung, rập khuôn về cách thức thể hiện

Trang 33

Cuốn sách Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý [100] của

các tác giả Nguyễn Đức Lợi và Lưu Văn An (2017) (Đồng chủ biên) đã phântích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin báo chí với công táclãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.Các tác giả đã chỉ ra một số kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của thôngtin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới.Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả của thông tinbáo chí phục vụ và kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, quản lý và đổi mớicông tác lãnh đạo, quản lý đối với thông tin báo chí, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian tới.Tác giả đã đưa ra kiến nghị với các ban Đảng Trung ương, các cơ quan Nhànước ở Trung ương, cơ quan quản lý báo chí ở các địa phương, Hội Nhà báoViệt Nam, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí để nâng cao chất lượng,hiệu quả thông tin báo chí phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và tăng cườngcông tác lãnh đạo, quản lý báo chí

Bài báo “Giải pháp phát huy vai trò của báo chí- truyền thông đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam” [1] của tác giả Lưu Văn An (2017)

đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị khẳng định, báo chí phải được đặt dưới sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Các cấp quản lý cầncoi báo chí là công cụ quan trọng như một phương tiện để phản biện xã hộicũng như phản biện một cách khoa học với những quan điểm, chủ trương.Mặt khác, báo chí phải luôn bám sát tôn chỉ, mục đích phục vụ cho sự pháttriển mọi mặt đời sống xã hội

Thứ ba, những công trình nghiên cứu về về báo chí đối ngoại và thông tin đối ngoại

Cuốn sách Báo chí với thông tin quốc tế [69] của tác giả Đỗ Xuân Hà

(1997) nêu lên một số vấn đề lý luận về báo chí quốc tế, các vấn đề thông tinquốc tế của báo chí trong thời kỳ mở cửa, góp phần giáo dục nhân cách con

Trang 34

người trên cơ sở kế thừa truyền thống dân tộc, làm cho thế giới biết đến ViệtNam với những giá trị văn hóa tiêu biểu Việt Nam cũng tiếp thu, học hỏiđược những giá trị tinh hoa của văn hóa thế giới nhà tin tức, truyền thông Nộidung chủ yếu tập trung vào chức năng thông tin của báo chí mà chưa đề cậpđến những đánh giá, nhận định về vai trò của báo chí Việt Nam hiện nay trêntrường quốc tế.

Cuốn sách Báo chí và ngoại giao [114] của tác giả Dương Văn Quảng

(2002) đề cập đến một số vấn đề giao tiếp và thông tin tuyên truyền đối ngoại,bao gồm những kiến thức cơ bản về báo chí và mối quan hệ giữa báo chí vớingoại giao và công tác tuyên truyền đối ngoại của nước ta hiện nay Báo chíhiện là một kênh ngoại giao quan trọng, do đó cần quan tâm nhiều hơn đếnbáo chí đối ngoại cũng như kiểm soát các thông tin đối ngoại, làm cho báo chíđối ngoại trở thành phương tiện hữu ích trong đời sống chính trị của nước ta

Đề tài khoa học cấp Bộ Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay” [127] của tác giả Phạm

Minh Sơn (2008) đã phân tích, xem xét một cách đầy đủ, tổng hợp hoạt độngthông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế với những ưu điểm vàhạn chế, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần đẩy mạnh hoạtđộng thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Báo chí và truyền thông đại chúng – đào tạo và bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập [81] của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008) có nhiều bài viết về thông tin đối ngoại, như: Toàn cầu hóa, những cơ hội và thách thức đối với báo chí truyền thông đại chúng Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Dũng, Cơ hội, thách thức và những yêu cầu cơ bản của báo chí truyền thông đại chúng trong thời kỳ hội nhập quốc tế của tác giả Phạm Xuân Mỹ, Báo chí Việt Nam trong hội nhập quốc tế của tác giả

Nguyễn Vũ Tiến… Những bài viết này nói lên bức tranh chung về sự phongphú của báo chí, truyền thông đối ngoại của nước ra trong thời kỳ hội nhập

Trang 35

quốc tế vừa có những thuận lợi như sự phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạtầng, thuận tiện trong khai thác thông tin, nhưng cũng đặt ra thách thức chocác nhà quản lý báo chí khi kiểm soát các nội dung thông tin.

Cuốn sách Báo chí thế giới và xu hướng phát triển [72] của tác giả

Đinh Thúy Hằng (2008) đã cung cấp hệ thống lý luận về báo chí thế giới, vềnghề báo, về vấn đề tự do báo chí và xu thế phát triển của báo chí thế giới,trong đó báo in có thể giảm nhưng báo chí điện tử, báo hình có chiều hướngphát triển mạnh do sự phát triển của hệ thống internet Tuy nhiên, với sự pháttriển mạnh của phương tiện truyền thông nhưng cuốn sách không đề cập đếnquản lý vấn đề này

Hai tác giả Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế (2009) công bố cuốn

sách Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay [129] Nội dung cuốn sách chỉ rõ thực trạng hoạt động truyền thông

đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại hiện nay rất phong phú và đadạng, với nhiều loại hình báo chí, thông tin kịp thời, đa chiều nhưng cũng bộc

lộ một số điểm yếu như việc tuân theo tôn chỉ mục đích, chạy theo xu hướngthương mại khá rõ và để khắc phục tình trạng này, các tác giả cho rằng cầnđẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả thiết thực của truyền thông đạichúng trong công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước

ta đang chủ động và tích cực hội nhập với khu vực và thế giới

Cuốn sách“Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa [106]

do tác giả Lê Hồng Minh (2009) chủ biên tập hợp các bài viết gồm ba phần:những vấn đề chung, tiếp cận truyền thông đại chúng và công chúng, nhu cầu

tiếp cận và hiệu quả truyền thông đại chúng, trong đó có bài viết Xu hướng phát triển nội dung thông tin và loại hình truyền thông đại chúng Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, nội

dung thông tin trên báo chí hiện nay rất đa dạng, tính thương mại cao, chạytheo thị hiếu Tác giả chỉ ra tỷ lệ chênh lệch khá lớn giữa số bài viết phản ánh

Trang 36

các vấn đề trong nước chiếm số lượng lớn so với các bài về quốc tế, việc đưatình hình Việt Nam chiếm số lượng rất nhỏ, thông tin quốc tế thường là tinnhanh Bên cạnh đó, những tác động của quá trình toàn cầu hóa, báo chí nước

ta có sự phát triển mạnh mẽ, song cần có sự kiểm soát cả về nội dung, kiểmsoát vấn đề an ninh mạng, đồng thời kiểm soát các cơ quan báo chí

Cuốn sách Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [131] của tác giả Phạm Minh Sơn (2011) và bài viết Một số vấn đề cần quan tâm trong Thông tin đối ngoại trên báo chí hiện nay [165] của tác

giả Nguyễn Hồng Vinh (2011) đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại đã nêubật tầm quan trọng của báo chí đối ngoại, nhất là trong giai đoạn đổi mới sựphản ánh kịp thời của báo chí kịp thời của báo chí góp phần củng cố và nângcao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Tác giả cũng chỉ ra một số hạnchế cho rằng công tác quản lý báo chí đối ngoại hiện nay còn bộc lộ khiếmkhuyết, chưa nhạy bén với tình hình thế giới, thông tin chưa phong phú Cùngnghiên cứu về vấn đề thông tin đối ngoại, tác giả Phạm Minh Sơn (2011)

công bố nghiên cứu Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới [132] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, trên có sở phân tích rõ tầm

quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới như tích cực,kịp thời tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng; thông tin đối ngoạigiúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.Tuy nhiên, tác giả cho rằng thông tin đối ngoại cần được tăng cường, đổi mới

về mọi mặt, trong đó trọng tâm là đổi mới về nội dung, tăng cường lực lượngtham gia công tác thông tin đối ngoại, phục vụ đúng đối tượng

Đề tài nghiên cứu Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong một số cơ quan thông tấn báo chí chủ lực ở nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp (2010)[98] do Phạm Văn Linh làm chủ nhiệm.

Nghiên cứu cho rằng công tác thông tin đối ngoại ở nước ta hiện có bước pháttriển vượt bậc, đồng bộ và toàn diện, với nhiều hình thức đa dạng, nội dung

Trang 37

ngày càng phong phú, đóng góp vào thành công của các hoạt động đối ngoạiquan trọng Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại bộc lộ một số hạn chế.Việc chỉ đạo, điều hành, thông tin, phối hợp còn lúng túng, nhất là trướcnhững vấn đề phức tạp Nhận thức về vị trí, vai trò của thông tin đối ngoạicòn chậm và chưa đầy đủ Nội dung thông tin chưa phong phú, thiếu hấp dẫn,sức thuyết phục chưa cao Thông tin về thế giới vào Việt Nam còn thiếu chọnlọc, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại.Mặt khác, chưa đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới vào thông tin đốingoại, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại chưa đồng đều về năng lựccông tác Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chưa chỉ rõ trách nhiệm quản lýbáo chí của các cơ quan quản lý nhà nước cả ở Trung ương và địa phương.Trên cơ nghiên cứu thực tiễn, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp như tăngcường vai trò quản lý thông tin đối ngoại của Nhà nước ở Trung ương nhưBan Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng cơchế phối hợp kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ các thông tin đối ngoại, nhất làcác thông tin trái chiều, và định hướng hiện đại hóa hệ thống trang thiết bịhiện đại để quản lý thông tin đối ngoại có hiệu quả.

Đề tài nghiên cứu khoa học Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại [110] của Nguyễn Ngọc Oanh (2011) đề cập đến quy trình tổ chức sản

xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại cần được chuyên nghiệp hóa, người làmbáo cần được đào tạo, bồi dưỡng về báo chí đối ngoại, quy trình xuất bản cầnđược chuẩn hóa, làm cho các sản phẩm báo chí đối ngoại thực sự là công cụ,

là phương tiện truyền thông có uy tín mạnh mẽ với thế giới

Cuốn sách Báo chí và thông tin đối ngoại [26] và cuốn Tổng quan truyền thông quốc tế [25] của tác giả Lê Thanh Bình (2012) chủ yếu dành cho

đào tạo chuyên sâu về công tác báo chí và quản lý báo chí Tác giả đã lượckhảo sâu về tình hình báo chí thế giới với các tổ chức thông tin đa dạng, cótính chuyên sâu, đảm bảo phục vụ nhiều đối tượng và công tác ngoại giao

Trang 38

Trong cuốn sách Tổng quan truyền thông quốc tế, tác giả đã cung cấp những

quan niệm về đường lối đối ngoại về chính trị, phục vụ phát triển kinh tế đốingoại, phục vụ ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, hệ thống hóa các yêucầu mang tính lý luận của truyền thông quốc tế, xây dựng hệ thống tiêu chíđánh giá hiệu quả, nguồn lực của truyền thông quốc tế đối với công chúng và

xã hội, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nhà báo quốc tế đồng thời đánhgiá một số sản phẩm về truyền thông quốc tế

Cuốn sách Truyền thông quốc tế [161] của tác giả Vũ Thanh Vân

(2014) đã khái quát về lịch sử hình thành báo chí thế giới và tình hình báo chíthế giới trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa tác động đến truyềnthông và nắm bắt cơ hội này truyền thông thế giới trở thành một ngành kinhdoanh, song cần có sự quản lý các cơ quan truyền thông

Bài viết Báo điện tử với hoạt động Thông tin đối ngoại - Cơ hội và thách thức của tác giả Doãn Thị Thuận trong cuốn sách Báo chí truyền thông – Những vấn đề đương đại [109] do Nguyễn Trí Nhiệm (2015) chủ biên, đã

phân tích những ưu thế của báo điện tử trong hoạt động thông tin đối ngoạinhư việc đưa tin nhanh chóng, kịp thời, người đọc dễ tiếp cận nhưng cũng đặt

ra không ít thách thức đối với hoạt động thông tin đối ngoại, trong đó có vấn

đề đạo đức và trách nhiệm báo chí Để khắc phục những hạn chế đó tác giảđưa ra một số giải pháp như hoàn thiện khung pháp lý và bộ máy quản lý báochí để triển khai có hiệu quả công tác chỉ đạo báo chí điện tử cũng như triểnkhai có hiệu quả Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại, tạo ra những kênhthông tin, công cụ hữu hiệu nâng cao hiệu quả của công tác thông tin đốingoại và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái

Cuốn sách Giáo trình đại cương truyền thông quốc tế [163] của tác giả

Phạm Thái Việt (2016) đã trình bày khái lược về truyền thông quốc tế; vai trò,chức năng của truyền thông quốc tế; lịch sử phát triển truyền thông quốc tế.Tác giả đã làm nổi bật trật tự truyền thông quốc tế mới và các lý thuyết truyền

Trang 39

thông quốc tế hiện nay, đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa toàn cầu hóa vàtruyền thông quốc tế; sức mạnh của thông tin và truyền thông trong kỷnguyên toàn cầu hóa cũng như xu hướng phát triển của truyền thông quốc tế.

Bài viết Báo chí đối ngoại Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ

và phát triển đất nước [86]của tác giả Đặng Thị Thu Hương (2016) in trong cuốn Báo chí truyền thông - Những vấn đề đương đại đã bàn về hoạt động

báo chí đối ngoại trong các thời kỳ trước và sau những năm đổi mới, vớinhiều thành tựu đạt được, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền quan điểmcủa Đảng, chính sách của Nhà nước Từ khi đất nước tiến hành đổi mới báochí nước ta gặp phải không ít thách thức và để vượt qua những thách tác giảđưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí đối ngoạitrong tương lai, trong đó có nhóm giải pháp về công tác định hướng quản lýbáo chí đối ngoại với chiến lược tập trung phát triển báo chí đối ngoại trởthành một phương tiện quan trọng nhằm nâng cao vị thế báo chí cách mạngViệt Nam trên trường quốc tế

Cuốn sách Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại [90]

của nhóm tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng vàNguyễn Đình Hậu (2016) đề cập đến một số xu hướng mới và những xuhướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở ViệtNam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông Trước xu hướng phát triểnmạnh mẽ của báo chí và truyền thông, của quảng cáo hiện đại nhưng nội dungcuốn sách không đề cập đến việc quản lý các hoạt động này nhằm đảm bảocho báo chí hoạt động diễn ra trong khuôn khổ

Cuốn sách Sức mạnh của các nhóm lợi ích truyền thông trong nền chính trị Mỹ hiện đại [2] của tác giả Phan Duy Anh (2016) cho rằng, từ cuối

thể kỷ XX đến nay, truyền thông đại chúng ngày càng nâng cao vị trí củamình trong hoạt động của chính phủ Mỹ Các nhà lập pháp Mỹ nhận thứcđược sức mạnh to lớn của ngành công nghiệp truyền thông Bằng những

Trang 40

phương thức khác nhau, chúng tác động đến chính trị và chính sách nhằm bảo

vệ cho lợi ích của các thành viên Nhưng điều quan trọng, các hoạt động của

nó đều nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ

Thứ tư, những nghiên cứu về quản lý báo chí đối ngoại

Những công trình nghiên cứu về sách, tạp chí; về hoạt động quản lýbáo chí đối ngoại ở Việt Nam còn ít, chỉ có những nghiên cứu ở các góc độ,khía cạnh khác nhau qua các bài viết trong sách, tạp chí, tiêu biểu như:

Đề tài nghiên cứu khoa học Thông tấn xã Việt Nam với công tác tuyên truyền về biển, đảo trong thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài [67]của

tác giả Ngô Thái Hà (2015) đã chỉ ra thực trạng tuyên truyền về biển đảotrong thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài ở Thông tấn xã Việt Nam đãchỉ ra những kết quả hoạt động của các tờ báo đối ngoại có tính chuyên sâunhư báo VietnamNews, báo Le Courrier du Vietnam, Tạp chí VietnamLaw

& Legal Forum, Tuần báo Thời báo Việt-Hàn, báo điện tử VietnamPlus.Cùng với đó, công tác tuyên truyền biển đảo đã khái quát bức tranh toàn cảnhcông tác tuyên truyền về biển, đảo bằng tiếng nước ngoài ở Thông tấn xã ViệtNam, trong đó hoạt động của khối thông tin thông tấn, đã góp phần quantrọng vào chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, phảnánh tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc

tế về vấn đề Biển Đông Đề tài cũng chỉ rõ kết quả Hợp tác giữa Thông tấn xãViệt Nam và các cơ quan trong nước và quốc tế trong thông tin, tuyên truyền

về biển, đảo đã đạt được những kết quả tích cực Đề tài cũng chỉ ra một sốhạn chế như nội dung tuyên truyền về cơ chế chỉ đạo, điều hành, thông tin,phối hợp có lúc còn bị động, nhất là trước những vấn đề phức tạp mới nảysinh; phân công trách nhiệm giữa các đơn vị làm tin và xử lý thông tin còn có

có lúc chưa rõ ràng dẫn đến còn có sự chồng chéo, thông tin chưa phong phú,chưa có nhiều thông tin mang tính đánh giá, phân tích, bình luận các sự kiện

mà dư luận quan tâm

Ngày đăng: 27/02/2024, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w