1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông quảng bá du lịch cộng Đồng huyện hoàng su phì

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Thông Quảng Bá Du Lịch Cộng Đồng Huyện Hoàng Su Phì
Tác giả Thèn Thị Linh Trang
Người hướng dẫn Ths. Phạm Thị Mai Liên
Trường học Trường Đại Học Phương Đông
Chuyên ngành CNTT & TT
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 16,26 MB

Nội dung

Ngày nay, khi phương tiện truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếutrong cuộc sống và giúp con người tìm kiếm, định hướng, tiếp cận thông tin một cáchdễ dàng thì càng tạo điều k

Trang 2

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Ths.Phạm Thị Mai Liên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Ths.Phạm Thị Mai Liên đã tậntình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian môn học Nhờ vào nhữnglời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô, em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiệnbài luận của mình

Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô trường Đại học Phương Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng tốtnhư ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc tới gia đình, bạn bè người thân đã

Đông-là hậu phương vững chắc, Đông-là chỗ dựa tinh thần của em trong thời gian qua Sự thànhcông của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người

Nhưng sau tất cả, em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏicủa bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Kính mong quý thầy côthông cảm và góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8

1.1 TRUYỀN THÔNG 8

1.2 KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG 10

1.3 QUẢNG BÁ 11

1.4 DU LỊCH 12

1.5 CỘNG ĐỒNG 14

1.6 DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 14

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG VIỆC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ GIANG NÓI CHUNG VÀ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ NÓI RIÊNG 19

2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG VÀ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ 19

2.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HOÀNG SU PHÌ 32

2.3 CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 34

CHƯƠNG 3 VẤN ĐỀ XÂY DỤNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 39

3.1 VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 39

3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TRONG VIỆC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 42

3.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HOÀNG SU PHÌ 44

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

LỜI CAM ĐOAN 57

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với lịch sử lâu đời cùng văn hóa đa dạng và nhiều danh lam thắng cảnh nổitiếng, trong những năm gần đây Việt Nam thu hút hàng triệu du khách từ khắp nơi trênthế giới đến thăm quan và trải nhiệm

Du lịch tham quan kết hợp với trải nhiệm hoạt động địa phương đang được chútrọng nhằm phát triển kinh tế đi đôi với quảng bá và bảo tồn các yếu tố văn hóa tốt đẹpcủa các địa phương Loại hình này dựa vào sự đặc biệt trong đặc điểm địa hình và vănhóa của các vùng miền như: lễ hội truyền thống, phong tục địa phương, trải nhiệmngành nghề, để tạo sức hút đối với du khách

Trong vài năm trở lại đây nhiều hoạt động du lịch văn hóa đã được tổ chức dựatrên những đặc điểm của vùng miền Có thể kể đến sự thành công của: Chương trình

Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịchĐiện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắngĐiện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quannhững di sản văn hóa được UNESCO công nhận) là những hoạt động của du lịch vănhóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Trong số đó, Festival Huế đượcxem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam

Hà Giang là một tỉnh nằm ở cực Bắc của Việt Nam, đặc điểm địa hình độc đáocũng như bản sắc văn hóa của các dân tộc sinh sống tại đây đã giúp cho Hà Giang cónhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này Trong đó phải kể đến Hoàng Su Phì,một nơi có cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ hùng vĩ và những thửa ruộng bậc thangvàng óng Hoàng Su Phì nằm trên thượng nguồn sông Chảy và sông Bạc, cách thànhphố Hà Giang 100km về phía tây, Hoàng Su Phì là địa bàn cư trú lâu đời của hơn12.000 hộ gia đình với trên 64.500 nhân khẩu thuộc các dân tộc Dao, Tày, Nùng,H’Mông, Cờ Lao, La Chí

Do yếu tố về địa lý và địa bàn nằm cách biệt nên sự giao thoa tiếp biến văn hóagiữa các dân tộc và địa phương trong huyện diễn ra chậm, trong nhân dân còn lưu trữđược rất nhiều vốn văn hoá truyền thống độc đáo và phong phú của cộng đồng nhândân các dân tộc

Do điều kiện về khí hậu và địa lý, địa hình nên hiện nay Hoàng Su Phì vẫn giữđược vẻ thiên nhiên hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh, đầu nguồn sông Chảy

và sông Bạc, nương chè san tuyết cổ thụ, đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.427 m so với mựcnước biển, những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn trên các sườn núi

Trang 6

Ngày nay, khi phương tiện truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếutrong cuộc sống và giúp con người tìm kiếm, định hướng, tiếp cận thông tin một cách

dễ dàng thì càng tạo điều kiện cho việc quảng bá với lợi thế đó du lịch cộng đồng ngàycàng có cơ hội đến gần hơn với công chúng

Trên thực tế, chính quyền địa phương đã có những chính sách cũng như kếhoạch quảng bá du lịch thông qua việc kết hợp nhiều hình thức truyền thông hiện đại.Tuy nhiên hiệu quả không có sự tăng lên đáng kế, tuy có sự tăng trưởng về khách dulịch những chủ yếu sẽ đến những khu vực được quảng bá nhiều hơn do đó có thể dẫnđến sự phát triển du lịch không đồng đều trong địa bàn huyện

Vậy nên tôi lựa chọn chuyên đề :”Truyền thông quảng bá du lịch cộng đồng tạiHoàng Su Phì” để qua đó có thể thấy được những lợi ích mà truyền thông đem lại chongành du lịch, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần phát huy hơn nữavai trò của hoạt động truyền thông với quảng bá du lịch văn hóa tại đây

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về văn hoá – xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Hoàng Su Phì nói riêng

Đề tài nghiên cứu “ Biến đổi văn hóa các dân tộc người thiểu số tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay( 2018) của Nguyễn Thị Song Hà mang lại

cho tác giả cái nhìn tổng quát về văn hóa Hà Giang và tác giả đã dựa vào đó để bổsung hoàn thiện chuyên đề của mình

Đề tài nghiên cứu ” Phát huy lợi thế của địa phương để phát triển du lịch cộng đồng: Nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang” của 2 tác giả Vũ Quỳnh Nam và Chu Thúc Đạt

cho ta những số liệu cụ thể về các vấn đề liên quán đến du lịch cộng dồng và các yếu

Trang 7

Giáo trình “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” tái bản 2018 củaPGS,TS Nguyễn Văn Dững làm chủ biên cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹnăng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thôngđại chúng nói riêng; cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tìnhhuống, cơ chế, chức năng của một số loại hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập

kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánhgiá và các hoạt động để duy trì hoạt động truyền thông Do vậy, đây là một tài liệu nềntảng hết sức quan trọng giúp cho tác giả nắm được những nội dung cốt lõi và ứng dụng

nó trong chuyên đề của mình

Đề tài nghiên cứu “ Phát triển du lịch văn hóa thành ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam”( 2020) của TS Nguyễn Văn Bốn là một trong những nguồn lớn nhất

giúp tác giả hiểu rõ hơn về hiện trạng du lịch cộng đồng tại Hoàng Su Phì ngày nay.Bài đăng” Báo chí với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dântộc” (2015) của TS Trương Minh Tuấn nói về vai trò của báo chí trong việc bảo tồn

và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam

2.3 Nhóm các sản phẩm/ dự án báo chí truyền thông tiêu biểu nhằm quảng bá du lịch cộng đồng tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Với chủ đề quảng bá văn hoá – du lịch huyện Hoàng Su Phì đã có khá nhiều tácphẩm báo chí được đăng tải trang báo Hà Giang Ngoài ra, trên các trang báo điện tử

uy tín của Việt Nam như Vn.Express, Dân Trí, , Có thể kể tên một số tác phẩm tiêubiểu như:

Báo Hà Giang:

Trong mục Văn Hóa- Du Lịch có những tác phẩm tiêu biểu như: “Ruộng bậc thang kiệt tác từ bàn tay lao động” (2023), “Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” (2023), “ Độc đáo sắc màu chợ phiên Hoàng Su Phì” (2023), “ Hoàng Su Phì-

“Mùa vàng” vẫy gọi” (2023).

Báo VnExpress:

Trong phần Điểm đến của mục Du lịch, có mỗi chuỗi những tác phẩm về

“Chương trình khám phá Hoàng Su Phì trên VnExpress” (2021), “Săn mây trên đỉnh Chiêu Lầu Thi”(2021), “Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì (2019), “Hà Giang quảng bá di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” (2022), “Trải nghiệm nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe giữa đại ngàn Hoàng Su Phì” (2023), “Khu nghỉ dưỡng ngắm mùa lúa chín Hoàng Su Phì”(2023).

Trang 8

Trong phần Ảnh của mục Du lịch, có những sản phẩm như: “Mùa lúa dát vàng

ở Hoàng Su Phì” (2014), “Cuối tuần đổi gió ở Hoàng Su Phì” (2020)

Báo Dân Trí:

Trong phần Du lịch, có những tác phẩm tiêu biểu như: “Ngắm mùa vàng bình yên ở Hoàng Su Phì, không lo tắc đường, chen chúc” (2023), “Du lịch Tả Sử Choóng, nơi "đệ nhất danh thắng ruộng bậc thang" ( 2023), “Panhou Retreat: "Cuộc gặp" giữa thiên nhiên và huyền thoại” (2023), “Lạc bước trong khu rừng nguyên sinh "ma mị" trên đỉnh Tây Côn Lĩnh” (2022).

Tóm lại, các công trình nghiên cứu kể trên là những tư liệu tham khảo hết sứcquan trọng để tác giả thực hiện sản phẩm tốt nghiệp của mình Tuy nhiên, những chủ

đề nghiên cứu về du lịch tại Hoàng Su Phì vẫn là một đề tài mới, vậy nên chưa có quánhiều tài liệu về chủ đề này Trước tình hình đó, khi chọn đề tài này, tác giả mongmuốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu “Truyền thông quảng bá du lịchcộng đồng tại Hoàng Su Phì” cả về phương diện lý luận và thực tiễn thông qua Kếhoạch truyền thông hoàn thiện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Một là thông qua những thông tin chung về Hoàng Su Phì, tác giả muốn cung

cấp cho độc giả thông tin về lĩnh vực văn hóa- du lịch, chiêm ngưỡng bức tranh vẻ đẹpthiên nhiên, nét đẹp trong truyền thống, sinh hoạt của những người dân miền núiHoàng Su Phì

Hai là qua quá trình nghiên cứu và xây dựng kế hoạch truyền thông quảng bá

du lịch Hoàng Su Phì, tác giả kỳ vọng bước đầu đưa ra thuận lợi, một số khó khăn, của

du lịch tại địa bàn Đồng thời góp phần đưa ra kế hoạch giúp xây dựng, phát triển vănhóa du lịch trong địa bàn huyện để góp phần tạo sức hút, sức hấp dẫn nhằm thu hútkhách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan

3.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ nghiên cứu về truyền thông quảng bá du lịch cộng đồng tại Hoàng SuPhì đòi hỏi một loạt công việc quan trọng

Đầu tiên, nghiên cứu phải tiến hành một đánh giá tổng quan về thực tế hiện tại

của du lịch cộng đồng trong vùng Nghiên cứu này sẽ xác định những hoạt động dulịch cộng đồng đã tồn tại, những thành tựu và thách thức của họ, cũng như cách màchúng đã tác động đến cộng đồng địa phương và môi trường

Trang 9

Thứ hai, nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm việc xác định mục tiêu cụ thể mà kế

hoạch truyền thông cần đạt được Điều này bao gồm xác định rõ ràng những gì cầnthúc đẩy và quảng bá: có thể là bảo tồn và bảo vệ môi trường, thúc đẩy các trải nghiệmvăn hóa độc đáo, hay tạo cơ hội kinh tế cho người dân địa phương Việc xác định rõmục tiêu giúp tạo ra một hướng đi rõ ràng cho kế hoạch truyền thông

Thứ ba, nghiên cứu cần xác định chiến lược truyền thông hiệu quả Điều này

bao gồm việc chọn các phương tiện truyền thông phù hợp, từ truyền hình, radio, trangweb, mạng xã hội, đến việc tạo ra nội dung hấp dẫn Chiến lược cần phản ánh nhữngđặc điểm độc đáo của Hoàng Su Phì và các điểm mạnh của du lịch cộng đồng

Cuối cùng, nghiên cứu cần đề xuất các biện pháp thực hiện và đánh giá hiệu

quả của kế hoạch truyền thông Nói cách khác, nghiên cứu sẽ xác định cụ thể nhiệm

vụ, lịch trình và nguồn lực cần thiết để triển khai kế hoạch Đồng thời, nó cũng sẽ xácđịnh các chỉ số và phương pháp đánh giá để đo lường hiệu quả của kế hoạch truyềnthông, bao gồm việc xem xét sự thay đổi trong lưượng du khách, tương tác trực tuyến,

và nhận thức của du khách về Hoàng Su Phì

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được thể hiện trong chuyên đề là những thông tin, sự kiện, vấn đềliên quan đến chủ đề quảng bá du lịch cộng đồng huyện Hoàng Su Phì nhằm giúp tácgiả Xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch cộng đồng huyện Hoàng Su Phì

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Quảng bá du lịch huyện Hoàng Su Phì là một hoạt động quan trọng và được tổchức với quy mô lớn, yêu cầu sự hợp tác của tất cả các cơ quan, tổ chức và đoàn thể.Lĩnh vực văn hóa du lịch là một ngành rộng lớn và cần được xem xét từ nhiều khíacạnh khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi của chuyên đề, tác giả sẽ tập trung vàonghiên cứu về những đặc điểm về thiên nhiên, xã hội và con người địa phương để giúpquảng bá du lịch cộng đồng hiệu quả hơn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp thực hiện đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Tạo cơ hội kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương là một trong những cơ

sở lý luận quan trọng của việc xây dựng kế hoạch truyền thông quảng bá du lịch cộng

Trang 10

đồng tại Hoàng Su Phì Đây không chỉ là một ý tưởng lý luận mà còn mang lại nhữnglợi ích cụ thể và bền vững trong thực tế

5.2 Phương pháp thực hiện

Đề tài “Truyền thông quảng bá du lịch cộng đồng tại Hoàng Su Phì” được tácgiả thực hiện bằng 3 phương pháp chính sau đây:

- Tìm nguồn tài liệu ở trong sách, báo và truy cập nguồn tài liệu trên internet

Đây là một cách tiếp cận được tác giả áp dụng để thu thập thông tin từ cácphương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài truyền hình và các trang web trênInternet

- Áp dụng kiến thức đã được học

Những kiến thức về truyền thông, quảng cáo về cách xây dựng một kế hoạchquảng cáo hiệu quả được học từ những cuốn giáo trình và kiến thức trên trường lớpđược vân dụng hiệu quả và hữu ích

- Phương pháp quan sát

Trong quá trình thực hiện, tác giả đã quan sát các hiện tượng và vật chất liênquan đến hoạt động, bao gồm cả cảnh quan, tình trạng hiện tại, các sự kiện và hànhđộng của con người, đặc biệt là những điều liên quan đến văn hóa du lịch của Hoàng

Thứ nhất, chuyên đề sẽ đem đến cho độc giả những nét độc đáo đặc trưng của

huyện vùng núi phía Bắc Đồng thời từ những đặc điểm đó sẽ tìm ra những chiến lượcphù hợp giúp cho ngành văn hóa- du lịch của tỉnh Hà Giang nói chung và huyệnHoàng Su Phì nói riêng phát triển rực rỡ và nhanh chóng Đây là ý nghĩa thực tiễn lớnnhất mà tác giả mong muốn

Thứ hai, chuyên đề có ý nghĩa đóng góp thêm tài liệu về nghiên cứu văn

hóa-du lịch huyện Hoàng Su Phì

Trang 11

Thứ ba, từ những thuận lợi và khó khăn trong chuyên đề, có thể trở thành kinh

nghiệm cho những sinh viên nghiên cứu về đề tài quảng bá du lịch của huyện Hoàng

Su Phì trong tương lai

7 Cấu trúc của chuyên đề

Công trình nghiên cứu gồm 57 trang, 2 bảng, 14 hình và biểu đồ cùng 1 phụlục Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành chương như sau:

Chương 1: Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Chính sách của Đảng, Nhà Nước ta trong việc quảng bá du lịch

cộng đồng tại Hà Giang nói chung và huyện Hoàng Su Phì nói riêng

Chương 3: Vấn đề xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch cộng đồng.

Trang 12

CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 TRUYỀN THÔNG

Có rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về truyền thông, tùy thuộc vàolĩnh vực và kinh nghiệm của họ

Theo quan điểm Marshall McLuhan cho rằng : "Truyền thông có thể được xemnhư một phương tiện để tạo ra một mạng lưới các mối liên kết giữa con người và thếgiới, tạo ra một sự liên kết đồng nhất giữa các quốc gia và chủng tộc khác nhau [13].Ông cho rằng truyền thông không chỉ là việc truyền tải thông tin mà còn là một nghệthuật, nơi sự sáng tạo và sự tinh tế trong việc chọn từ và hình ảnh để truyền tải thôngđiệp là quan trọng hơn cả nội dung của thông điệp đó Theo McLuhan, việc sử dụngcác phương tiện truyền thông khác nhau, chẳng hạn như sách, báo, truyền hình,internet, sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến cách chúng ta suy nghĩ và tương tácvới nhau

Còn theo quan điểm của Saul Alinsky ông cho rằng: “Truyền thông là vũ khícủa thời đại" Saul Alinsky là một nhà hoạt động chính trị và tác giả của cuốn sách

"Rules for Radicals" Ông cho rằng truyền thông có sức mạnh lớn đối với chính trị và

xã hội, và nó có thể được sử dụng như một "vũ khí" để thay đổi hoặc thúc đẩy sự thayđổi xã hội Các phương tiện truyền thông có thể được sử dụng để lan truyền thông điệp

và kêu gọi những sự thay đổi mạnh mẽ

Dù có rất nhiều quan điểm, ta có thể hiểu rõ khái niệm chính thức được tríchdẫn trong giáo trình “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của PGS,TSNguyễn Văn Dững làm chủ biên như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổithông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiềungười nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành

vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và

xã hội”[4] Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc hình thành, tác động và thayđổi ý kiến của dư luận, cũng như góp phần tạo ra một môi trường truyền thông lànhmạnh và phát triển bền vững cho xã hội

Trang 13

Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Hình 1.1 Mô hình truyền thông của C Shannon

Nguồn phát (S) là bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là nguồntruyền thông)

Thông điệp (M) là tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền đi

Kênh truyền thông (C) gồm các kênh truyền thông qua đó thông điệp truyền đi

từ người gửi đến người nhận

Người nhận (R) là bên nhận thông điệp do bên kia gửi đến

Hiệu quả truyền thông (E)

Phản hồi (F) là một phần sự đáp ứng của người nhận được thông tin trở lại chongười gửi

Nhiễu tạp (N) là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyềnthông, dẫn đến kết quả là người nhận nhận được một thông điệp không giống thôngđiệp được gửi đi

Các phương tiện truyền thông hiện nay

Có rất nhiều phương tiện truyền thông được ra đời và phát triển Một số phươngtiện truyền thông phổ biến hiện nay phải kể đến như:

Truyền hình và Radio: Truyền hình và đài phát thanh vẫn là các nguồn tin tức

và giải trí quan trọng Ngoài các kênh truyền hình truyền thống, có nhiều dịch vụtruyền hình qua internet (OTT) như Netflix, Hulu, và các dịch vụ trực tuyến khác

Trang 14

Internet: Internet chính là nguồn thông tin lớn nhất và quan trọng nhất hiện nay.Người ta sử dụng nó để truy cập tin tức, giải trí, mua sắm, và giao tiếp với nhau.Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, và nhiều mạng xã hộikhác đang ngày càng trở thành phương tiện quan trọng để chia sẻ thông tin, tương tác

xã hội và quảng cáo

Ứng dụng di động: Sự phổ biến của điện thoại di động và các ứng dụng di động

đã tạo ra môi trường truyền thông mới Người ta sử dụng các ứng dụng để trò chuyện,chia sẻ hình ảnh và video, xem tin tức, và thậm chí làm việc từ xa

Podcast: Podcast đang trở thành một hình thức phổ biến của truyền thông, chophép người nghe lựa chọn và nghe nội dung theo lịch trình của họ

Báo chí trực tuyến: Nhiều tờ báo và tạp chí chuyển từ phiên bản in sang phiênbản trực tuyến Các trang web tin tức như BBC, CNN, và The New York Times cungcấp tin tức hàng ngày qua internet

Tin nhắn và Email: Giao tiếp qua tin nhắn văn bản và email vẫn là phương tiệnchính để truyền tải thông tin trong và ngoài doanh nghiệp

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR): AI đang ngày càng đượctích hợp vào các phương tiện truyền thông để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng VRcũng đang mở ra những cơ hội mới trong lĩnh vực giải trí và truyền thông

1.2 KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG

Kế hoạch truyền thông là tập hợp các thông tin như mục tiêu, nhóm đối tượng,phương thức truyền thông, kế hoạch cụ thể cho từng yếu tố, giai đoạn Mục đích chínhcủa nhiệm vụ này là quản lý việc thực hiện các mục tiêu mà chiến dịch đã đặt ra chogiới truyền thông

Một kế hoạch truyền thông hiệu quả sẽ xác định được khi nào thông tin đượcgửi và kênh truyền thông nào sẽ được sử dụng để cung cấp thông tin Kế hoạch đócũng nên giải quyết ai có thẩm quyền truyền đạt thông tin và phổ biến thông tin

Vì vậy, kế hoạch truyền thông phải đảm bảo tính khả thi Có những kế hoạch

dự phòng khác có thể giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thịtrường

Từ góc độ ra quyết định, "Lập kế hoạch truyền thông là một quá trình bắt đầubằng việc thiết lập các mục tiêu, quyết định chiến lược và kế hoạch chi tiết để đạt đượccác mục tiêu chiến dịch truyền thông đã thiết lập" trước bất kỳ thay đổi nào Một môitrường để thích ứng và đạt được các mục tiêu cụ thể của chiến dịch truyền thông”

Trang 15

Cách tiếp cận ở cấp độ nội dung và liên quan đến vai trò: “Lập kế hoạch truyềnthông là một trong những hoạt động cơ bản của một chiến dịch truyền thông, nhằmmục đích xem xét các mục tiêu, phương án, trình tự các bước và thủ tục sẽ thực hiệncác hoạt động truyền thông”.

Nói tóm lại, Kế hoạch truyền thông là một bản tổng hợp những thông tin, baogồm mục tiêu, đối tượng, phương thức truyền thông, cùng các phương án cụ thể chotừng mục, từng giai đoạn khác nhau Mục tiêu lớn nhất của việc làm này là hướng dẫnthực hiện mục tiêu mà chiến dịch đã đề ra với truyền thông

1.3 QUẢNG BÁ

Theo Steven Pike, quảng bá trong du lịch được xem là "một phần quan trọngtrong tiếp thị du lịch để tạo ra sự nhận biết và thu hút du khách đến các điểm đến."Khái niệm "quảng bá" trong truyền thông quảng bá du lịch cộng đồng thườngliên quan đến việc tạo ra sự nhận thức, hiểu biết và hỗ trợ từ cộng đồng địa phương vànhững bên liên quan khác về một địa điểm du lịch cụ thể Quảng bá trong ngữ cảnh dulịch cộng đồng đặt trọng tâm vào việc xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng

và đồng bào địa phương

Quảng bá giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ về sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chứctrong tâm trí của khán giả Nó có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như quảngcáo, truyền hình, và truyền thông trực tuyến để đảm bảo rằng thông điệp được truyềntải một cách hiệu quả

Tuy nhiên, khái niệm quảng bá và quảng cáo đôi khi vẫn bị nhầm lẫn với nhau

Ta có thể phân biệt quảng bá và quảng cáo như sau:

Định nghĩa Là một hình thức tiếp thị trả

tiền để truyền đạt thông điệp

quảng cáo thông qua các

phương tiện truyền thông như

truyền hình, radio, báo chí,

quảng cáo trực tuyến, và nhiều

phương tiện khác

Bao gồm tất cả các hoạt độngnhằm tạo ra sự nhận thức vàhình ảnh tích cực cho sản phẩm,dịch vụ, hoặc thương hiệu,không nhất thiết phải liên quanđến việc trả tiền cho phương tiệnquảng cáo

qua các phương tiện truyền

thông có phí và có mục tiêu là

đưa thông điệp đến một lượng

Bao gồm cả các hoạt độngkhông trả tiền như sự kiện, đốitác hợp tác, hoạt động quan hệcông chúng, và các cơ hội giao

Trang 16

lớn người tiêu dùng tiếp khác để xây dựng và duy trì

hình ảnh tích cực

Thời gian hiển

thị thông điệp

Thường là các thông điệp có

thời gian hiển thị cố định và

đảm bảo việc đưa thông điệp

Kiểm soát

thông điệp

Người quảng cáo có kiểm soát

cao hơn đối với nội dung thông

điệp và cách nó được truyền

tải

Có thể mất kiểm soát hơn vì nóbao gồm nhiều yếu tố và tươngtác khác nhau, có thể bị ảnhhưởng bởi ý kiến và phản hồicủa người tiêu dùng

Tính tương tác Thường ít tương tác hơn với

đối tượng mục tiêu, do người

xem thường không có khả năng

tương tác trực tiếp với thông

điệp

Có thể tạo ra sự tương tác lớnhơn thông qua các sự kiện, hoạtđộng trực tuyến, và các cơ hộitham gia cộng đồng

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa quảng cáo và quảng bá

du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.[12]

Trang 17

Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung, theo nghĩa "vượt rangoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong hoạt động nghỉ lễ", vì mọingười "đi du lịch và ở trong những nơi ngoài môi trường thông thường của họ khôngquá một năm liên tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh vàcác mục đích khác ".[19]

Nói tóm lại, Du lịch là hành động của việc di chuyển, thường với mục đích tậnhưởng hoặc kinh doanh Nó cũng là lĩnh vực nghiên cứu và thực hành liên quan đếnviệc tổ chức các chương trình du lịch, quản lý doanh nghiệp liên quan đến việc thu hút,phục vụ và giải trí cho du khách, và hoạt động kinh doanh của các tổ chức quản lý cáctour du lịch

Du lịch có thể là du lịch nội địa (trong quốc gia của khách du lịch) hoặc du lịchquốc tế có cả ý nghĩa đến và đi, có ý nghĩa quan trọng đối với cán cân thanh toán củamột quốc gia Vào năm 1994, tổ chức Liên Hợp Quốc đã xác định ba loại hình du lịchdựa trên điểm đến của chuyến du lịch đó trong "Khuyến nghị về Thống kê Du lịch"của họ như sau:

Du lịch nội địa: Bao gồm những người dân cư trú tại một quốc gia du lịch trong

phạm vi quốc gia đó, đi du lịch chỉ trong nước

Du lịch đến: Bao gồm người không phải là cư dân của quốc gia đó đến du lịch

trong quốc gia đó

Du lịch đi: Bao gồm những người cư trú tại một quốc gia và du lịch tới một

quốc gia khác

Ngoài ra, các nhóm du lịch khác cũng được xác định bằng cách kết hợp các loạihình du lịch trên:

Du lịch quốc gia: Đây là sự kết hợp giữa du lịch nội địa và du lịch đi, trong đó

cư dân của quốc gia du lịch trong quốc gia đó và du lịch tới nước khác

Du lịch khu vực: Đây là sự kết hợp giữa du lịch nội địa và du lịch đến, trong đó

cư dân của quốc gia du lịch trong quốc gia đó và du lịch đến các khu vực bên ngoàiquốc gia

Du lịch quốc tế: Đây là sự kết hợp giữa du lịch đến và du lịch đi, trong đó người

du lịch không phải cư dân của quốc gia đó và đến từ một quốc gia khác để du lịch

1.5 CỘNG ĐỒNG

Cộng đồng là một từ Hán Việt hai thành tố Cộng ( ), có nghĩa là "chung vào,共cùng nhau", đồng (同)có nghĩa "cùng (như một)" Cộng đồng có nghĩa gốc là "cùng

Trang 18

chung với nhau" và từ đó, có nghĩa (đang được sử dụng) trong tiếng Việt hiện nay là

"toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khốitrong sinh hoạt xã hội".[12]

Các cộng đồng thường có mục tiêu và mục đích chung Các mục tiêu này có thểbao gồm bảo tồn và phát triển văn hóa, đáp ứng nhu cầu cơ bản của các thành viên,thúc đẩy tương tác xã hội, và hỗ trợ nhau trong các hoạt động cộng đồng

Các cộng đồng có sự đa dạng lớn về độ tuổi, giới tính, gia đình, văn hóa, và nềntảng xã hội Sự đa dạng này thường là nguồn sức mạnh cho cộng đồng, cho phép họhọc hỏi và phát triển từ sự khác biệt

Cộng đồng cung cấp một loạt các dịch vụ và tài nguyên cho các thành viên của

họ, bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ xã hội, và hỗ trợ tài chính Điều nàygiúp đáp ứng nhu cầu cơ bản của cộng đồng và tạo ra một môi trường bền vững.Cộng đồng có thể tồn tại ở nhiều mức độ, từ cộng đồng nhỏ tại một làng xã địaphương cho đến cộng đồng lớn trên toàn quốc hoặc quốc tế Quá trình xây dựng vàphát triển cộng đồng có thể đòi hỏi sự cam kết và công sức từ các thành viên để duy trì

và phát triển sự đoàn kết và sự phát triển bền vững

1.6 DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

Khái niệm

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị vănhóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi Hiệnnay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích pháttriển kinh tế bền vững nhất cho cộng đồng cư dân bản địa.[7]

Rozemeijer định nghĩa du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch được sở hữu,khởi xướng bằng một hay vài cộng đồng địa phương, có sự liên kết với khối tư nhânnhằm tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như văn hóa một cách bền vững để thuhút khách du lịch, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế[17]

Du lịch cộng đồng đề cập tới hoạt động “mà ở đó cộng đồng địa phương trựctiếp tham gia và nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển Phần lớn lợiích thu được thuộc về cộng đồng”[21] Hoạt động này đóng góp cho phúc lợi của cộngđồng bằng cách hỗ trợ sự phát triển bền vững trong việc kiếm sống và bảo vệ các giátrị truyền thống văn hóa-xã hội quý báu cũng như tài nguyên di sản văn hóa

Du lịch cộng đồng mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm cuộc sống thựccủa cộng đồng địa phương Tại đây, cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các

Trang 19

hoạt động du lịch và họ thu được lợi ích kinh tế và xã hội từ việc du lịch Đồng thời,

du lịch cộng đồng đặt sự bảo vệ của tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địaphương lên hàng đầu

Đặc biệt, du lịch cộng đồng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cấp địa phương, hộgia đình và cá nhân người dân bản địa bằng cách cho họ tham gia và quản lý các hoạtđộng dịch vụ du lịch trong khu vực văn hóa địa phương cụ thể

Nói tóm lại, Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng

đồng địa phương trong chuỗi cung cấp dịch vụ, tổ chức khai thác, quản lý và nhận lạilợi ích Cụ thể, người dân địa phương sẽ chào đón và đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt,trải nghiệm của du khách như: nơi nghỉ, ăn uống, đi lại, tham quan,… Du khách thamgia sẽ được trải nghiệm nếp sống đời thường, thưởng thức món ăn dân dã và cùng sinhhoạt, làm việc như người bản địa

Các yếu tố quan trọng của du lịch cộng đồng bao gồm:

Sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương tham gia trực

tiếp vào việc quản lý, phát triển và điều hành hoạt động du lịch Điều này có thể baogồm việc cung cấp dịch vụ du lịch, hướng dẫn, và thậm chí quản lý các dự án du lịch

Bảo tồn và thúc đẩy văn hóa địa phương: Du lịch cộng đồng thường tập trung

vào việc bảo tồn và thúc đẩy văn hóa địa phương Các hoạt động du lịch có thể giúp dukhách hiểu về văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng, đồng thời đảm bảorằng các giá trị này được bảo tồn và duy trì

Phát triển bền vững: Du lịch cộng đồng thường hướng đến phát triển bền vững,

tức là sự phát triển kinh tế và xã hội mà không gây hại cho môi trường và văn hóa địaphương Nó thường tập trung vào tối ưu hóa lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địaphương

Chia sẻ lợi ích với cộng đồng: Lợi ích kinh tế từ du lịch cộng đồng thường

được chia sẻ với cộng đồng địa phương Điều này có thể làm tăng cơ hội kinh doanhcho cư dân địa phương và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Du lịch cộng đồng thường có sự

quan tâm đặc biệt đối với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Nó có thể tạo

ra những cơ hội để du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường

Tương tác xã hội: Du lịch cộng đồng thúc đẩy tương tác xã hội giữa du khách

và cộng đồng địa phương Nó tạo ra cơ hội cho việc học hỏi và trao đổi văn hóa giữacác bên

Trang 20

Trách nhiệm xã hội và văn hóa: Các cộng đồng cần tuân theo trách nhiệm xã

hội và văn hóa trong việc tiếp đón du khách và thúc đẩy các giá trị tích cực

Giáo dục và nhận thức: Du lịch cộng đồng có thể thúc đẩy sự giáo dục và nhận

thức về văn hóa, môi trường và phát triển bền vững

Tích hợp với cộng đồng toàn cầu: Du lịch cộng đồng có thể là một phần của

cộng đồng toàn cầu và có thể được quảng bá cho du khách từ khắp nơi trên thế giới

Quản lý và bảo tồn tài nguyên: Các dự án du lịch cộng đồng thường cần quản

lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội địa phương

Những yếu tố này thường tạo nên một mô hình du lịch cộng đồng thành công,giúp đảm bảo rằng du lịch mang lại lợi ích cho cả du khách và cộng đồng địa phương

mà không gây hại cho môi trường và văn hóa

Đặc trưng cơ bản

Bảo vệ và phát triển bền vững: Du lịch cộng đồng phải tuân thủ các tiêu chuẩn

kinh tế, văn hóa xã hội, và môi trường Nó cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên vàvăn hoá một cách bền vững, bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa địa phương

Sự sở hữu cộng đồng: Cộng đồng địa phương cần phải sở hữu và quản lý các tài

nguyên và hoạt động du lịch trong khu vực của họ Sự địa phương hóa này đảm bảotính đa dạng và sáng tạo trong việc phát triển du lịch

Chia sẻ lợi ích: Lợi ích kinh tế từ du lịch cộng đồng cần được chia sẻ công bằng

với cộng đồng địa phương Các khoản lợi nhuận thu được phải được đầu tư lại vào địaphương để thúc đẩy phát triển và bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức: Du lịch cộng đồng cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi

trường, bảo tồn văn hóa địa phương và các giá trị du lịch bền vững trong cộng đồng

Tăng cường quyền lực của cộng đồng: Cộng đồng địa phương cần tham gia tích

cực trong việc quản lý và phát triển du lịch Họ phải có quyền tự quyết và tự quản lýcác dự án và hoạt động du lịch

Hỗ trợ từ tổ chức phi Chính Phủ và Cơ quan Nhà Nước: Các tổ chức phi chính

phủ và cơ quan nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách cung cấp kinhnghiệm, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và chính sách thích hợp cho phát triển dulịch cộng đồng

Trang 21

Điểm này cùng nhau tạo ra một khung làm việc cho du lịch cộng đồng, với sựtập trung vào bảo vệ văn hóa và môi trường, sự tham gia của cộng đồng địa phương,

và việc chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng

Các loại hình du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch bền vững tập trung vào việc tạo cơhội kinh tế cho cộng đồng địa phương, bảo tồn văn hóa và môi trường Có nhiều loạihình du lịch cộng đồng, tùy thuộc vào sự đa dạng của mỗi địa phương và nguồn tàinguyên của họ Dưới đây là một số ví dụ phổ biến:

Du lịch Nông nghiệp Cộng Đồng: Loại hình này tập trung vào trải nghiệm cuộc

sống nông thôn và nông nghiệp địa phương Du khách tham gia vào các hoạt động nhưlàm đồ trang sức từ lúa, trồng cây, chăm sóc động vật, và học cách làm các sản phẩmđịa phương như rượu mật ong hay thảo dược

Du lịch Văn Hóa Cộng Đồng: Loại hình này tập trung vào việc khám phá văn

hóa và truyền thống địa phương Du khách có cơ hội tham gia vào các lễ hội, học cácphong tục, và trò chuyện với người dân địa phương để hiểu rõ hơn về cuộc sống vàvăn hóa của họ

Du lịch Thiên Nhiên Cộng Đồng: Tập trung vào việc bảo tồn và bảo vệ môi

trường Du khách tham gia vào các hoạt động như dạo chơi trong rừng, quan sát độngvật hoang dã, và tham gia vào các dự án bảo tồn thiên nhiên

Du lịch Thực Phẩm Cộng Đồng: Loại hình này tập trung vào ẩm thực địa

phương và thực phẩm truyền thống Du khách có cơ hội tham gia vào việc nấu ăn, họccách làm các món ăn địa phương, và thưởng thức các món ăn ngon của vùng đất

Du lịch Nghệ thuật và Thủ Công Cộng Đồng: Tập trung vào việc khám phá

nghệ thuật và thủ công địa phương Du khách có thể tham gia vào các khóa học sángtạo, làm thủ công, và mua sắm các sản phẩm thủ công của người dân địa phương

Du lịch Thể Thao và Phiêu Lưu Cộng Đồng: Tập trung vào các hoạt động thể

thao và phiêu lưu như leo núi, đi xe đạp núi, chèo thuyền, và thám hiểm thiên nhiênđịa phương

Du lịch Thôn Quê Cộng Đồng: Loại hình này tập trung vào cuộc sống thôn quê

và các hoạt động như đi bộ qua các ngôi làng, dạo chơi trong cánh đồng, và tham giavào các hoạt động nông nghiệp địa phương

Trang 22

Mỗi loại hình du lịch cộng đồng đều có sự đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều tạo

cơ hội kết nối du khách với cộng đồng địa phương và góp phần vào sự phát triển bềnvững của vùng đất

Trang 23

CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG VIỆC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HÀ GIANG NÓI CHUNG

VÀ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ NÓI RIÊNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG VÀ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ

2.1.1 Tổng quan về du lịch Hà Giang

Tên gọi Hà Giang được giảng nghĩa là “con sông nhỏ chảy vào dòng sông lớn”,trong đó “Hà” là chỉ con sông nhỏ, “Giang” là chỉ con sông lớn Nhìn tổng thể vùngđất Hà Giang, du khách sẽ thấy theo trục Bắc - Nam, có rất nhiều con sông và cácdòng suối nhỏ lần lượt đổ vào con sông lớn đó chính là dòng sông Lô Cụ thể hơn làsông Miện chảy vào con sông chính của Hà Giang là sông Lô, dòng sông có vai tròđặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam

Trước đây Hà Giang được gọi là đồn Hà Dương, được nhắc đến trong bài minhkhắc trên chiếc chuông chùa Sùng Khánh Chiếc chuông đã được đúc vào thời nhà Lênăm 1707

Hà Giang là một tỉnh miền núi ở cực bắc của tổ quốc, thuộc vùng Đông BắcViệt Nam Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.929 km2, có đường biên giới giáp vớiTrung Quốc dài 274km Hà Giang cách Hà Nội khoảng 275km, cách Hồ Chí Minh hơn1.700km và Đà Nẵng khoảng 1.000km

Nằm trong khu vực núi cao phía Bắc, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩvới các cung đường quanh co, cheo leo có chút hiểm trở Hà Giang có 49 ngọn núicao, những khu vực sông chảy qua đều là địa hình đồi núi hiểm trở Chính vì nhữngđịa hình độc đáo này mà du khách khi đến Hà Giang dễ dàng có thể chiêm ngưỡngnhiều khung cảnh kỳ vĩ như ghềnh đá, rừng rậm, phóng tầm mắt ngắm các dãy núitrùng điệp

Hà Giang có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao hơn 2.400m và đỉnh Chiêu Lầu Thi là caonhất 2402m Nơi đây có diện tích rừng tương đối lớn, còn rất nhiều khu rừng nguyênsinh chưa được khai thác, sở hữu môi trường sinh thái trong lành, đa dạng phong phúvới thực vật, nhiều gỗ quý, động vật với hơn 1000 loại cây dược liệu Hà Giang chứađựng nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn Nơi này có điều kiện khí hậu mát mẻ và nhiều cảnh đẹp,suối nước nóng

Các điểm du lịch Hà Giang nổi bật

Trang 24

Du lịch Hà Giang từ lâu đã trở thành một điểm đến vô cùng thú vị đối với cả dukhách trong và ngoài nước Với khung cảnh đẹp như tranh vẽ cùng với cảnh quan núi

đá hùng vĩ, mỗi năm Hà Giang đón tiếp không biết bao nhiêu khách tới thăm Có quánhiều địa đanh để khám phá ở Hà Giang và dulichvietnam.com.vn sẽ gợi ý cho bạnmột số điểm đặc sắc nhất dưới đây:

Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đátrải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang,Việt Nam Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đáĐồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN)của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu Đây hiện là danhhiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á

Hình 2.1 Cao nguyên đá Đồng Văn ( luhanhvietnam.com)

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mựcnước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đây là một điểm nhỏtrên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc Nếu mô phỏng một cách tương đốihình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểmthấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnhcủa chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam

Trang 25

Hình 2.2 Cột cờ Lũng Cú ( luhanhvietnam.com)

Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinhthự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnhđồi Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở HàGiang 1 thế kỷ trước Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiệnxuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này

và xưng vương

Trang 26

Hình 2.3 Dinh thự vua Mèo( luhanhvietnam.com)

Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự Dinh thự họVương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng Hầu hết thợxây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩađen Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơinhững con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa

đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theomột số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũicon mèo”

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang)trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, đượctạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóathạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt docác hoạt động tạo núi gây ra

Trang 27

104 0 48’36’’ kinh động: Phía bắc giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa;phía tây giáp huyện Xín Mần; Phía Nam giáp huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình;Phía Đông giáp huyện Vị Xuyên.

Trang 28

Hình 2.5 Bản đồ vị trí huyện Hoàng Su Phì( diaocthongthai.com)

Về địa giới hành chính, huyện Hoàng Su Phì được chia thành 23 xã và 1 thị trấnvới 199 thôn bản, trong đó có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên là 41,421

km Đây là nơi sinh sống của 14.642 hộ, 69.423 khẩu thuộc trên 13 dân tộc, trong đódân tộc Nùng chiếm đa số với 38%; Dao 20,2%; Mông 12,6%; Tày 15,3%; La Chí6,1%; Kinh 4,4%; Hán 1,25%; Cờ Lao 1,6,%; Phù Lá 0,3%; Cao Lan 0,14%; Mường0,09%; còn lại là một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ 0,07%[1]

Huyện có đường tỉnh lộ 177 chạy qua, có đường biên giới Quốc gia kéo dài34,5 km, là cầu nối quan trọng với huyện Bắc Quang, Xín Mần và nước Trung Quốc,tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy nền kinh tế củahuyện phát triển

Trang 29

Hình 2.6 Bản đồ hành chính huyện Hoàng Su Phì( diaocthongthai.com)

Địa hình, địa mạo

Huyện có một địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi dãy núi cao vàtrung bình, thấp dần về phía sông thưo hướng dòng chảy của sông Chảy và sông Bạc,tạo nên 3 dạng địa hình chính là địa hình núi cao, đồi núi thấp và trung bình, thunglũng hẹp Địa hình núi cao có diện tích khoảng 60.000ha và được tạo nên bởi các dãynúi cao, chạy dài theo đường địa giới tiếp giáp với các huyện lân cận và đường biêngiới quốc gia tạo thành một vòng cung lớn bao quanh vùng Địa hình núi thấp và trungbình có diện tích khoảng 1.900ha, phân bố tập trung ở vùng giữa dọc theo sông Chảy,sông Nậm Khoà và sông Bạc Địa hình thung lũng hẹp có diện tích khoảng 1.000ha,phân bố rải rác dưới chỏm đồi núi, dọc theo các khe suối tạo thành các dải đất hẹptương đối bằng phẳng

Là một huyện có địa hình đa dạng, tạo nên hệ thống thực vật, sinh vật phongphú tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trông, phát triển sản xuấtnông – lâm nghiệp

Khí hậu

Là một huyện chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,mưa nhiều, có một mùa đông lạnh Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùanên thường bị mưa bão trong mùa hè và thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa

Trang 30

khô Mùa mưu thường kéo dài từ 5 đến 10 tháng, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,8 0 , tháng cao nhất là 26,7 0 C và thángthấp nhất là 13,2 0 C Lượng mưa trung bình năm là 1.698 mm, phân bố không đều,tập trung từ tháng 5 đến tháng 9.Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 86%.Ngoài ra, hàng năm huyện có hiện tượng sương muối, lốc, mưa đá thi thoảngxuất hiện và hiện tượng lũ vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô gây ảnh hưởng xấuđến sinh hoạt và sản xuất nông – lâm nghiệp trong vùng

Chế độ thuỷ văn

Huyện có một hệ thống sông suối khá dày đặc với 2 hệ thống sông chính làsông Chảy và sông Bạc Có độ dốc lớn nên việc sử dụng nguồn nước này gặp nhiềukhó khăn Ngoài ra, huyện còn có nhiều khe suối chủ yếu chỉ có nước vào mùa mưa và

có khả năng cung cấp nước tưới bổ sung cho sản xuất vụ hè thu Do địa hình củahuyện phức tạp và lượng mưa phân bố không đều, đồng thời do tình trạng phá rừng làrẫy nên có hiện tượng lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, ảnh hưởng khôngnhỏ đến sinh hoạt và sản xuất

2.1.2.2 Điều kiện xã hội

Đơn vị hành chính

Huyện Hoàng Su Phì có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thịtrấn Vinh Quang (huyện lỵ) và 23 xã: Bản Luốc, Bản Máy, Bản Nhùng, Bản Phùng,Chiến Phố, Đản Ván, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nàng Đôn, Nậm Dịch, Nậm Khòa, Nậm Ty,Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Xả Hồ, Tả Sử Choóng, Tân Tiến, ThàngTín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Tụ Nhân, Túng Sán

Dân số

Đây là nơi sinh sống của 14.642 hộ, 69.423 khẩu thuộc trên 13 dân tộc, trong

đó dân tộc Nùng chiếm đa số với 38%; Dao 20,2%; Mông 12,6%; Tày 15,3%; La Chí6,1%; Kinh 4,4%; Hán 1,25%; Cờ Lao 1,6,%; Phù Lá 0,3%; Cao Lan 0,14%; Mường0,09%; còn lại là một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ 0,07%[1]

Kinh tế

Sản xuất nông nghiệp ở huyện Hoàng Su Phì chủ yếu là trồng lúa, hoa màu kếthợp với chăn nuôi gia cầm, gia súc, đặc biệt cây chè là cây công nghiệp chính củahuyện và là một trong những khu vực sản xuất, chế biến chè nổi tiếng của tỉnh[1]

Ngày đăng: 19/12/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w