1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng marketing truyền miệng vào truyền thông tuyển sinh tại trường Đại học mỏ Địa chất

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ứng Dụng Marketing Truyền Miệng Vào Truyền Thông Tuyển Sinh Tại Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Tác giả Cao Thùy Linh, Phạm Hồng Linh, Nguyễn Tiến Thành, Trần Thị Thùy, Đào Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn TS. Lê Minh Thống
Trường học Đại học Mỏ - Địa Chất
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022 – 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 8,6 MB

Nội dung

Như một số thông tin đã cung cấp ở trênđây chúng ta có thể suy luận rằng, một ngôi trường có một bề dày lịch sửlớn với nhiều thành tích nổi bật đến vậy hẳn sẽ là điểm hẹn lí tưởng chonhữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

Trang 2

Mục lục

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứuNội dung nghiên cứu

Trang 3

1.Lí do chọn đề tài

Đại học mỏ địa chất là một cơ sở đào tạo đại học chính quy trường,

công lập trực thuộc Bộ giáo dục đào tạo, được xây dựng vào tháng 8 năm

1966

Suốt hành trình nỗ lực, không ngừng cải tiến, thay đổi và điều chỉnh,Đại học Mỏ địa chất đã chứng minh được vị thế của mình thông quanhững thành tựu , thành tích đáng nể về nghiên cứu khoa học, công tácgiảng dạy, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho quá trình phát triểnnước nhà Các danh hiệu, giải thưởng cao quý như: Huân chương Hồ ChíMinh, Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng nhất,Danh hiệu anh hùng lao động, chính là minh chứng rõ nét nhất về mộtcái nhìn đáng nể của ngôi trường này

Với đội ngũ giáo viên, giảng viên hùng hậu với học vị cao từ bậc thạc

sĩ (master ), bao gồm cả những giảng viên cao cấp đến từ nước ngoài.

Bạn sẽ được cung cấp những kiến thức vừa mang tính “hàn lâm”, vừamang tính thực tiễn linh hoạt Như một số thông tin đã cung cấp ở trênđây chúng ta có thể suy luận rằng, một ngôi trường có một bề dày lịch sửlớn với nhiều thành tích nổi bật đến vậy hẳn sẽ là điểm hẹn lí tưởng chonhững bạn sinh viên có niềm đam mê với khối ngành kĩ thuật, khai thác,kinh tế…

Với mong muốn sử dụng những kiến thức, lý thuyết nắm bắt trong quátrình học tập tại Đại học Mỏ Địa Chất của mình gắn kết với thực tiễn,ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tế hiện nay , đặc biệt là trong

công tác tuyển sinh Vậy nên chúng em lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Marketing truyền miệng vào truyền thông tuyển sinh tại trường Đại học Mỏ Địa Chất” Đề tài trên là vô cùng cần thiết, giúp nhà trường xây dựng Chiến lược marketing phù hợp, tăng cường quảng bá thương hiệu, quảng bá các ngành nghề đào tạo, thu hút người học, xây dựng hình ảnh của trường theo hướng hiện đại hơn.

Trang 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy có rất nhiều các tác giảnước ngoài và trong nước đã có các công trình nghiên cứu chuyên sâu vềmarkerting giáo dục, các hoạt động truyền thông phục vụ cho công táctuyển sinh của các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới

- Bài viết “Education marketing and the pulic school”: Polices,Pratice and Problems Của giáo sư E.Mark Hansoon, Đại học Califonia,tháng 7 năm 1991 USA là một nghiên cứu về marketing ngành giáo dục

Mỹ Trong nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh rằng các trường công lập

và tư thục nên chú trọng đầu tư sử dụng các thủ thuật marketing chuyênnghiệp vào các hoạt động giáo dục của mình

2 Định nghĩa truyền miệng (Word-of-mouth)

Truyền miệng là sự truyền đạt thông tin ngôn ngữ, trực diện về các sảnphẩm, dịch vụ hay thương hiệu giữa những người không phải là các thựcthể thương mại Năm 1998, Anderson phát biểu định nghĩa về Word ofMouth (WOM – tiếp thị truyền miệng) như sau: “Truyền miệng là hìnhthức truyền thông không chính thức giữa hai bên liên quan tới việc đánhgiá về sản phẩm, dịch vụ nào đó”

2 Marketing truyền miệng là gì?

Marketing truyền miệng được viết đến với cái tên tiếng Anh là word ofmouth Marketing và viết tắt là WOMM Đây là thuật ngữ không còn xa lạ gìtrong kĩnh vực truyền thông, tiếp thị và có lẽ nghe qua tên gọi nhiều bạn đãbiết đây là một hình thức marketing với đặc điểm gì là nổi bất nhất Cómuôn vàn những định nghĩa được đưa ra về nếu như bạn tìm hiểu vềWOMM Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản và chính xác thì Marketing

Trang 5

truyền miệng đơn giản là sự tương tác giữa các cá thể và ở đây chính làngười tiêu dùng dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

2.1 Khái niệm về truyền thông marketing

Theo Philip Kotler, truyền thông marketing là “Các hoạt động truyền thôngtin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và doanh nghiệp tới kháchhàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm” Theo PGS TS.Trương Đình Chiến, truyền thông marketing là “toàn bộ hoạt động nhằmcung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và bản thân doanhnghiệp cho khách hàng nhằm tạo sự nhận biết, xây dựng lòng tin và thúc đẩyhoạt động mua của họ” Còn GS.TS Nguyễn Bách Khoa quan niệm, truyềnthông marketing “là một lĩnh vực hoạt động marketing chuyên biệt và có chủđích hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập mối quan hệ đồngthuận nhất giữa công ty và bạn hàng với tập khách hàng tiềm năng trọngđiểm, nhằm phối thuộc triển khai năng động chiến lược và chương trìnhmarketing-mix đã lựa chọn”

2.2 Khái niệm về tuyển sinh đại học chính quy và truyền thông marketing trong tuyển sinh đại học chính quy

Có thể hiểu “tuyển sinh” là việc tổ chức lựa chọn người học vào một ngànhhọc nào đó của cơ sở đào tạo căn cứ vào các quy định đã được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt Tuyển sinh đại học chính quy là việc tuyển ngườihọc cho chương trình đào tạo hệ đại học chính quy, với đối tượng chủ yếu làhọc sinh lớp 12 sắp thi đại học hay thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổthông nhưng chưa có cơ hội học tập cao hơn và một phần nhỏ các đối tượngkhác muốn nâng cao kiến thức chuyên môn

Truyền thông marketing trong tuyển sinh đại học chính quy được hiểu là cáchoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về dịch vụ đàotạo và cơ sở đào tạo tới khách hàng (những người đang có nhu cầu học tập ởbậc đại học) nhằm thuyết phục họ hiểu, tin tưởng vào cơ sở giáo dục cũngnhư dịch vụ đào tạo và lựa chọn đăng ký xét tuyển vào cơ sở giáo dục đó

3 Các hình thức marketing truyền miệng

Trang 6

Rất nhiều người thường cho rằng marketing truyền miệng chỉ có một hìnhthức duy nhất, vì nó là lời chia sẻ giữa những người tiêu dùng với nhau.Nhưng sự thật thì lại không như vậy, marketing truyền miệng có rất nhiềuhình thức khác nhau Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận rađiều này và biết nó là hình thức nào, ngay cả khi đã trải qua Vậy marketingtruyền miệng có những hình thức nào? Sau đây là 7 hình thức kinh điểnnhất.

- Buzz Marketing – Marketing truyền miệng bằng tin đồn: Ắt hẳn bạnkhông còn xa lạ gì với những tin tức bị lộ, rò rì không từ nguồn gốc chính.Nhưng liệu nó có là một sự cố không? Đôi khi nó đã mà kế hoạch sắp đặt đểmọi người bàn tán, quan tâm hơn mà thôi

- Viral Marketing – Marketing lan truyền: Đây là hình thức truyền miệng3.0, các quảng cáo, thông tin sẽ được lan truyền thông qua Internet và đượcgửi đi với nhiều đối tượng khác nhau Tạo nên một mạng lưới lan truyềnrộng rãi

- Community Marketing – Marketing truyền miệng cộng đồng: Hình thứcnày sẽ thông qua việc hình thành hoặc hỗ trợ các nhóm mang tính chất cộngđộng Từ đó những thành viên này sẽ là những người chia sẻ các thông tin

về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn

- Brand Blogging – Marketing truyền miệng trên trang cá nhân: Với nhữngchia sẻ trên trang blog riêng bao giờ cũng mang sự gần gũi và độ tin cậy caohơn Đây cũng chính là cách mà hãng Microsoft đã làm marketing truyềnmiệng rất tốt Khi họ luôn khuyến khích các nhân viên của mình chia sẻ cácthông liên quan đến thương hiệu lên trang cá nhân

- Evangelist Marketing – Marketing truyền giáo: Hình thức này đơn giản

là phát hiện ra được một nhóm các tình nguyện viên để họ tự nắm vai tròtruyền tin, chia sẻ các thông tin đến cộng đồng

- Grassroots Marketing – Marketing bình dân: Hình thức này sẽ là khuyếnkhích hoặc có thể tạo dựng ra những tình nguyện với sự quan tâm nhất địnhđến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn Đây có thể coi là những người

cỗ vũ nhiệt huyết cho doanh nghiệp

- Product Seeding/Celebrity Product Placement – Marketing sắp đặt: Đâychính là hình thức rất phổ biến khi chúng ta đã rất quen thuộc Khi mộtngười nổi tiếng dùng sản phẩm nào đó chắc chắn sẽ được nhiều fan quantâm, chú ý và từ đó tạo ra những sự ảnh hưởng nhất định

4 Xác định công chúng mục tiêu

Thứ nhất, đối tượng thí sinh chủ yếu là các học sinh lớp 12 và các thí sinh đãtốt nghiệp trung học phổ thông, đang có nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn các

Trang 7

trường đại học Đối với nhóm này, các trường đều chú trọng truyền tải thôngđiệp rõ ràng, cụ thể về ngành học, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, vị tríviệc làm… nhằm giúp các em nhận thức được và định hướng tốt cho việcchọn ngành, chọn trường; Thứ hai, các phụ huynh có con em đang chuẩn bịbước vào ngưỡng cửa đại học Đối tượng này thường có nhu cầu quan tâm,tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề đào tạo, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất

và môi trường học tập của trường Thứ ba, đối tượng nhận tin còn có thể làđối tượng công chúng trong xã hội nói chung nhằm mục tiêu xây dựng hìnhảnh đẹp về trường, về dịch vụ đào tạo, sẽ có tác động tích cực tới công táctuyển sinh của trường

4.1 Xác định mục tiêu truyền thông marketing

Mục tiêu chủ yếu mà truyền thông marketing trong tuyển sinh đại học chínhquy của các trường đại học hướng tới bao gồm:

(1) Để công chúng mục tiêu nắm được thông tin của trường, đặc biệt làthông tin liên quan đến ngành học, điều kiện xét tuyển, điểm chuẩn, chỉ tiêu,chương trình học, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm…;

(2) Hỗ trợ cho công tác tuyển sinh của trường, thuyết phục người học lựachọn theo học tại trường, đảm bảo đạt mục tiêu tuyển sinh;

(3) Nâng cao giá trị, định vị thương hiệu của trường với xã hội

4.3 Thực trạng kênh và phương tiện truyền thông

* Thực trạng kênh truyền thông: Hầu hết các trường đều kết hợp sử dụng cáckênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp Về kênh truyền thông trực tiếp, cáctrường áp dụng hình thức tư vấn trực tiếp cho thí sinh và phụ huynh bằngcách gọi điện thoại hỗ trợ, trao đổi tin nhắn qua zalo hay facebook, fanpage.Kênh truyền thông này khá được chú trọng vì trường được trực tiếp tư vấn

và giải đáp thắc mắc cho thí sinh Về kênh truyền thông gián tiếp, các trườngthường tập trung vào đưa tin trên các chương trình truyền hình (Chuyểnđộng 24h, Thời sự kênh VTV1, VTV3, )

* Thực trạng phương tiện truyền thông: Các phương tiện truyền thôngthường được sử dụng bao gồm: tờ rơi, mạng xã hội, báo chí và truyền hình:Thứ nhất, hầu hết các trường đều tiến hành phát tờ rơi, cẩm nang tuyển sinhcung cấp thông tin về các chương trình tuyển sinh tại các trường Trung học

Trang 8

phổ thông hay tại các sự kiện tư vấn, hướng nghiệp có sự tham gia của họcsinh cuối cấp Các trường cũng tích cực thay đổi mẫu mã, thông tin trên tờrơi nhằm tạo sự đổi mới, cập nhật thông tin, nhằm truyền tải đạt hiệu quả tốtnhất.

Thứ hai, các trường đại học đều tập trung phát triển website và các mạng xãhội như facebook, zalo, fanpage, tiktok… nhằm công khai thông tin, đặc biệt

là thông tin tuyển sinh Các nội dung thường được đăng tải bao gồm: chỉtiêu, phương thức, điều kiện xét tuyển, các thông tin về chương trình đàotạo, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm…

Thứ ba, các trường đều xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cácbáo, bao gồm cả báo điện tử như Dân trí, Giáo dục và Thời đại, VnExpress,

… Đối với nhiều trường, đây còn là những đơn vị đối tác chiến lược, luôncập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác, đặc biệt trong thời gian tuyểnsinh cao điểm Thông qua các đơn vị báo chí lớn, các trường còn có thể tăng

sự hiện diện của mình trên các công cụ tìm kiếm

Thứ tư, truyền hình Các thông điệp truyền tải trên truyền hình chủ yếu dướidạng các video, phim phóng sự về trường được phát trên một số kênh truyềnhình lớn như VTV1, VTV3…, trong các chương trình như Thời sự, Chuyểnđộng 24h…, qua đó tạo dựng được hình ảnh, điểm nhấn vào các sự kiệnquan trọng của trường

Kết quả điều tra khảo sát về các kênh truyền thông được thí sinh và phụhuynh sử dụng khi tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học chothấy, các kênh truyền thông được lựa chọn nhiều nhất là website, mạng xãhội, qua giới thiệu của bạn bè, người thân

2 Hoạt động marketing truyền thông trên internet

Truyền thông trên internet là kênh truyền thông lan toả rộng rãi nhất, chiphí hợp lí nhất và đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp sử dụng đểtruyền tải tin tức thông điệp của mình tới mọi người

-Báo điện tử, trang tin: được xem là báo chuyển thể của báo in truyền

thống, tiện lợi hơn, được cập nhật, lan toả nhanh hơn và đặc biệt là hoàntoàn miễn phí đối với người đọc

- Diễn đàn, mạng xã hội: là nơi chia sẻ, trao đổi thông tin cho cộng

đồng độc giả trực tuyến , đây cũng là một kênh truyền tải thông tin hiệuquả, nhắm tới được đối tượng mục tiêu mà người truyền tin muốn sửdụng

Trang 9

Khảo sát nêu ra các ý kiến

1 Tiếp thị nội dung

Khi tiếp thị nội dung là nhà trường đã tự giúp củng cố thương hiệutrường trước học sinh và phụ huynh Đây là một trong những chiến lượcquan trọng nhất để cải thiện sự hiện diện trên internet Khi học sinh sửdụng công cụ tìm kiếm và mạng xã hội (facebook, zalo) một cách thườngxuyên, tiếp thị nội dung sẽ giành được vị trí hoàn hảo để quảng bátrường Trường đại học Mỏ - Địa chất trong giai đoạn vừa qua, nhà trường đã sử dụng đa dạng hóa các hình thức, các hoạt động truyền thông khác nhau để thu hút người học, và đã khai thác hình thức marketing truyền miệng trong hoạt động marketing giáo dục như: facebook marketing, google marketing và các kênh social media khác.

Trang 10

Ước tính cứ 10 sinh viên thì có 9 sinh viên sử dụng Internet để tìm trường đại học/ cao đẳng cho tương lai của mình theo các cuộc nghiên cứu về Digital marketing

Trang 11

2/ Trang web:

Một trang web chuyên nghiệp sẽ giúp sinh viên tiềm năng biết mọi thứ về trường Trường tạo trang web cho từng ngành tuyển sinh để học sinh hiểu rõ

về ngành học tương lai của mình, hiểu được họ ra trường sẽ làm công việc

gì, tiêu chí yêu cầu của nhà trường bao gồm những gì và cho họ thấy khuôn viên của trường, giảng đường, phòng thực hành, nơi thực tập, thư viện, ký túc xá, sinh viên và giảng viên hiện tại của trường,…

Những yếu tố căn bản này tạo cảm hứng mạnh mẽ cho học sinh để thúc đẩy hành vi đăng ký tư vấn ngành nghề mà họ chọn

Một số fan page của Trường đại học Mỏ Địa Chất có lượng follow rất lớn,

có tích xanh của Facebook và thu hút rất nhiều sự quan tâm có thể kể đến như:

https://www.facebook.com/humg.edu - Trường Đại học Mỏ - Địa Chất với 57K lượt thích và 60K Follow

https://www.facebook.com/TuvancongtacsinhvienHUMG - Trang tư vấn công tác sinh viên Humg với 23K lượt thích và 24K Follow

Trang 12

https://www.facebook.com/khoakinhtemdc - Khoa Kinh Tế & QTKD Đại học Mỏ Địa Chất với 6.5K lượt thích và 6.8K Follow

………

Trang 13

3/ Tiếp thị qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram

Khi sinh viên tìm kiếm các ngành học, họ không chỉ tìm kiếm các trườnghoặc cơ sở vật chất và giảng viên giỏi mà còn tìm kiếm một trường phù hợp

Trang 14

với họ Vì vậy học sinh – ứng viên tương lai có thể kết nối với trường củabạn 24/7 thông qua mạng xã hội như facebook vì thế hãy chăm sóc fanpagecủa trường hàng ngày, có người trực fanpage để sẵn sàng giải đáp các câuhỏi của họ

Hầu hết các trường đã bắt đầu hiểu học sinh/sinh viên muốn gì và bắt đầu sửdụng mạng xã hội để chia sẻ văn hóa trong khuôn viên trường thông qua ảnhFacebook/ Instagram, video YouTube, Website

+ Yêu cầu nhập học cơ bản

Trang 15

+ Quy trình xem xét đơn đăng ký và chọn học sinh.

+ Cung cấp các điểm nổi bật tại trường đại học của bạn

+ Các thành tích của sinh viên

+ Sinh viên nói về trường của mình

+ Giảng viên nói về định hướng mục tiêu của trường và tư vấn hướng dẫncho học sinh đang có nguyện vọng theo học tại trường

5/ Chạy quảng cáo Google/Facebook/ Youtube

Ngày nay hầu hết học sinh đều dựa vào các nguồn trực tuyến để tìm kiếmcác trường học hoàn hảo, một chiến dịch quảng cáo qua Facebook, Google,Youtube, Zalo có thể giúp trường nhanh chóng đạt được số lượng sinh viên

mà trường muốn tuyển sinh

Đa số các trường có tỉ lệ sinh viên đăng ký cao trong các kỳ tuyển sinh đềuthấy rằng website chính là nơi tuyển sinh hiệu quả nhất Nếu facebook/zalotạo nhu cầu tốt thì Google Ads sẽ là nơi sẽ nơi dẫn khách đổ về trang đíchwebsite để đăng ký vì website của trường chính là nơi tốt nhất để khẳng địnhthương hiệu trường với đầy đủ thông tin nhất qua các thời kỳ từ khi thànhlập đến thời điểm hiện tại Vì vậy nó tạo niềm tin vững chắc, cảm hứng chohọc sinh nhiều hơn khiến họ thấy lựa chọn đăng ký tuyển sinh của mìnhđúng đắn nên họ chọn đăng ký tư vấn tại đây

6/ Trò chuyện trực tiếp

Hiện nay nhiều trường đã liên kết messenger với website của họ để kịp thời

tư vấn, hỗ trợ Trong trường hợp trường chưa đủ nguồn nhân lực để sẵn sàng

tư vấn trực tiếp 24/7 thì Chatbots là một thay thế tuyệt vời! Các nhà quản lý

có thể truy cập OptinMonster với ManyChat để tạo chatbot tùy chỉnh của riêng mình

Ngày đăng: 11/12/2024, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w