1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận Đề tài các loại hình ngôn ngữvà tính Đơn lập của tiếng việt

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Loại Hình Ngôn Ngữ Và Tính Đơn Lập Của Tiếng Việt
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Trần Văn Sáng
Trường học Đại học sư phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Dẫn luận ngôn ngữ học
Thể loại bài tiểu luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Do đó, chúng ta có thể phân loại ngôn ngữ hiện có bằng cách qui chúng vào những tiêu chí, đặc điểm nguồn gốc để xác lập mối quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ.. Trong đó, khi đi sâu nghiê

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

- - - - - -

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: CÁC LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

VÀ TÍNH ĐƠN LẬP CỦA TIẾNG VIỆT

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ 2

1.1 Các Khái Niệm 2

1.1.1 Ngôn ngữ 2

1.1.2 Loại hình ngôn ngữ 2

1.2 Khái Lược Về Loại Hình Học 3

1.2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu của loại hình học 3

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của loại hình học 4

1.2.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu loại hình học 5

1.3 Các Thuộc Tính Của Ngôn Ngữ Theo Loại Hình 5

1.3.1 Tính phổ quát 5

1.3.2 Tính riêng biệt 5

1.3.3 Tính loại hình 5

CHƯƠNG 2 LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ 7

2.1 Cơ Sở Phân Loại 7

2.2 Cách Phân Loại 7

2.2.1 Loại hình ngôn ngữ hòa kết 8

2.2.2 Loại hình ngôn ngữ chắp dính 9

2.2.3 Loại hình ngôn ngữ hỗn nhập 11

2.2.4 Loại hình ngôn ngữ đơn lập 13

CHƯƠNG 3 TÍNH ĐƠN LẬP CỦA TIẾNG VIỆT 16

3.1 Phân Loại 16

3.2 Đặc điểm 16

3.2.1 Tiếng Việt là đơn vị cơ sở của hệ thống ngữ pháp 16

3.2.2 Tính phân tiết và đặc điểm, vai trò của âm tiết 17

(đặc trưng về ngữ âm tiếng Việt) 17

3.2.3 Từ không biến đổi hình thái 18

3.3.4 Từ không có sự phân chia thành hai bộ phận 18

Trang 3

3.3 Các Phương Thức Ngữ Pháp Chủ Yếu 18

3.3.1 Trật tự từ 18

3.3.2 Hư từ 19

3.4 Tiếng Việt Là Một Ngôn Ngữ Đơn Lập 20

3.4.1 Ngữ liệu 1 20

3.4.2 Ví dụ 3 21

3.4.3 Ngữ liệu 3 22

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦUCon người muốn thể hiện ý tưởng và suy nghĩ của mình cần có một ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ Đó sẽ là công cụ không thể thiếu trong hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học Việc tận dụng các đặc tính, khai thác bản chất, chức năng và nguồn gốc củangôn ngữ là điều cần thiết để hiểu rõ, sử dụng đúng cách Khác với các hiện tượng xã hội khác, ngôn ngữ phát triển không theo con đườngphá hủy ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có Trên toàn thế giới hiện có 5000 thứ tiếng khác nhau Về lịch sử, thì đó là kết tinh của sự phát triển lâu dài – hàng chục vạn năm của ngôn ngữ loài người Từ ngôn ngữ thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ tộc, đến ngôn ngữ dân tộc Đó là quá trình luôn luôn diễn ra những sự phân li và thống nhất Quá trình phân li đã tạo ra các ngôn ngữ ngày nay và nó vẫn để lại dấu vết vè sự giống nhau và khác nhau trong các ngôn ngữ

ấy Do đó, chúng ta có thể phân loại ngôn ngữ hiện có bằng cách qui chúng vào những tiêu chí, đặc điểm nguồn gốc để xác lập mối quan hệ

họ hàng giữa các ngôn ngữ Trong đó, khi đi sâu nghiên cứu, qua đối chiếu so sánh, các nhà ngôn ngữ học thấy giữa một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản ( về mặt ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp ) giống nhau Dựa trên sự giống nhau đó, họ xếp các ngôn ngữ vào một loại, nó có tên gọi là phương pháp phân loạicác ngôn ngữ theo loại hình Đặc biệt, Tiếng Việt mang các đặc điểm của loại hình đơn lập Và sau đây là những nghiên cứu, tìm hiểu của nhóm về kết quả phân loại ngôn ngữ theo loại hình và phân tích tính đơn lập của Tiếng Việt

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

1.1 Các Khái Niệm

- Ngôn ngữ là một hệ thống các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói

trong hoạt động giao tiếp như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định, câu

- Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Đây là phương tiện giao

tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người

- Ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng Lời nói có tính chất cá nhân

Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất Nghiên cứu ngôn ngữ xuất phát từ lời nói, ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời nói

- Ngôn ngữ là tài sản chung của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc

Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng tiềm tàng trong bộ óc mỗi người ở mức độ khác nhau (đó là tính khái quát của ngôn ngữ) Mỗi người

sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp khác nhau tạo ra lời nói (tính cụthể, riêng biệt)

: Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho

Khái niệm

việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập

Trang 6

với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó.

- So sánh loại hình là loại so sánh dựa trên đặc điểm loại hình của các ngôn

ngữ Loại hình vốn người có thể xây dựng đến tư các dấu hiệu về ngữ âm, từpháp và cú pháp Đặc biệt về tư pháp phương pháp cấu trúc và cách thức biến hóa của từ Loại hình ngôn ngữ là tổng thể những đặc điểm hoặc thuộc tính cấu trúc và chức năng tồn tại trong một hay một nhóm ngôn ngữ này đối với một hay một nhóm ngôn ngữ khác

- Có thể hiểu loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ gồm hệ thống

những đặc điểm có liên quan với nhau Nó là một hệ thống trừu tượng những đặc điểm cơ bản ( phổ niệm ) nào đó về cơ cấu của ngôn ngữ

- Các loại hình ngôn ngữ hiện nay là để chỉ về một khái niệm trong phạm trù

của ngôn ngữ học nói về tập hợp các ngôn ngữ có chung một hoặc là nhiều đặc điểm nhất định về hình thái

1.2 Khái Lược Về Loại Hình Học

- Loại hình học là bộ môn khoa học nghiên cứu về loại hình ngôn ngữ với hai

khuynh hướng sau:

 Loại hình học chỉnh thể nghiên cứu, phân loại ngôn ngữ loài người dựa trên tập hợp nhiều tiêu chí Khái niệm loại hình được hiểu là mộttập hợp, hệ thống các đặc điểm hình thái, ngữ pháp, ngữ âm

 Loại hình học đặc trưng là khuynh hướng nghiên cứu mới, phân loại ngôn ngữ theo từng đặc điểm cụ thể Khái niệm loại hình được hiểu

là một đặc trưng (hình thái, ngữ âm, ngữ pháp)

- Loại hình ngôn ngữ học nghiên cứu những đặc điểm phổ quát của ngôn ngữ

loài người bên trong hoặc bên ngoài lý thuyết hành vi ngôn ngữ

Trang 7

- Loại hình học là một ngành có lịch sử khá lâu đời Tuy nhiên gần đây

ngành này mới có những bước phát triển mạnh mẽ Vì là một ngành khoa học nên nó cũng có nhiệm vụ nghiên cứu của mình:

 Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ và tiến hành phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình

 Nghiên cứu các đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ của loài người

để từ đó xây dựng các phổ niệm ngôn ngữ

học

Nếu phương pháp so sánh–lịch sử hướng vào sự phát triển lịch sử của các ngôn ngữ thân thuộc thì phương pháp so sánh–loại hình lại hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu ngôn ngữ Phương pháp phổ biến và lâu đời nhất trong việc nghiên cứu loại hình là phân loại các sự vật để xác định danh tính và

ý nghĩa của chúng trong một hệ thông , đồng thời nhận dạng cấu trúc của hệ thống đó Nhiệm vụ trung tâm của phương pháp so sánh này là tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ Khi sosánh, người ta có thể xuất phát từ các mặt khác nhau của ngôn ngữ như ngữ

âm, từ vựng và ngữ pháp Nhưng sự so sánh các cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa

to lớn nhất, bởi vì cấu trúc ngữ pháp và vốn từ cơ bản là cơ sở của các ngôn ngữ, tạo nên tính tiêng biệt của chúng Ngữ pháp lại bao gồm từ pháp và cú pháp Những đặc điểm về cú pháp không bao giờ biểu hiện một cách độc lập với những đặc điểm về từ pháp Cho nên trong so sánh loại hình, cấu trúc từ pháp có tầm quan trọng đặc biệt Bằng cách so sánh như vậy, người ta có thể rút ra đâu là những thuộc tính phổ quát (còn được gọi là những phổ niệm ngôn ngữ), đâu là những thuộc tính riêng biệt và đâu là những thuộc tính loại hình Căn cứ vào những thuộc tính loại hình người ta chia các ngôn ngữ thế giới thành các nhóm loại hình khác nhau

Nội dung của phương pháp này là dựa vào đặc điểm hình thức của các ngôn ngữ trên các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để so sánh chúng và xác lập nên

Trang 8

loại hình ngôn ngữ Theo phương pháp này, cách phân loại chủ yếu dựa trên sự xác định đặc trưng biến hóa của từ cấu tạo từ và cú pháp Phương pháp so sánh loại hình phải đạt đến các mục tiêu sau:

Thứ nhất, phát hiện, tìm ra những đặc trưng riêng biệt của từng loại hình

ngôn ngữ Ví dụ: trong các ngôn ngữ đơn lập ranh giới âm tiết trùng với hình

vị Đặc điểm này ảnh hưởng đến các đặc điẻm khác như cấu tạo từ, quan hệ giữa các từ trong câu

Thứ hai, lựa chọn các đơn vị để miêu tả các đặc điểm loại hình Có thể chú ý

đến những phương thức diễn đạt của các ý nghĩa ngữ pháp như phương thức trật tự từ, phương thức hư từ, phương thức phụ tố, phương thức ngữ điệu

Thứ ba, tìm hiểu cách thức biểu hiện những quan hệ ngữ pháp của từ và câu.

- Trong giảng dạy – học tập ngôn ngữ: so sánh, đối chiếu các hiện tượng

trong ngôn ngữ và trong chính tiếng mẹ đẻ Từ đó, tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau giữa hai bên; tìm cách chuyển đổi dễ dàng nhất từ loại hình này sang loại hình khác

- Làm từ điển và việc xây dựng các hệ thống chữ viết mới.

- Liên quan đến ngôn ngữ học so sánh lịch sử.

1.3 Các Thuộc Tính Của Ngôn Ngữ Theo Loại Hình

Đây là thuộc tính chung vốn có đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới

Ví dụ: sự đối lập nguyên âm và phụ âm

Trang 10

CHƯƠNG 2 LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

2.1 Cơ Sở Phân Loại

Phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ loại hình là cách phân loại ngôn ngữ theo cấu trúc và chức năng của chúng Kết quả phân loại cho ta những loại hình ngôn ngữ Loại hình ngôn ngữ không phải là một ngôn ngữ cụ thể nào, cũng không phải là một tổng hoặc một tập các ngôn ngữ Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng vốn có của các ngôn ngữ thuộc nhóm

đó, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác Trong mỗi ngôn ngữ có thể thấy

ba nhóm thuộc tính: thuộc tính phổ quát thuộc tính riêng biệt thuộc tính loại hình, , Thuộc tính loại hình được dùng làm tiêu chuẩn để quy định vị trí của một ngôn ngữ nao đó trong khi phân loại

Các loại tiêu chí ( đặc điểm hình thái ):

- Hình thái học: phương thức cấu tạo từ (bằng phương thức phụ tố, căn tố,

ghép), phương thức biểu thị các phạm trù ngữ pháp, các ý nghĩa ngữ pháp

- Cú pháp học: phương thức đánh dấu các thành phần câu, các chức vụ cú

- Loại hình ngôn ngữ đơn lập

- Loại hình ngôn ngữ không đơn lập gồm 3 loại hình ngôn ngữ như:

Trang 11

 Loại hình ngôn ngữ hòa kết

 Loại hình ngôn ngữ chắp dính

 Loại hình ngôn ngữ hỗn nhập

2.2.1 Loại hình ngôn ngữ hòa kết

- Tên gọi khác của nó là: ngôn ngữ biến hình, biến tố, chuyển dạng, khuất chiết

- Các ngôn ngữ: Nga, Anh , Pháp, Hy Lạp,Ba Lan, Phần Lan,Giecman, Xemidich, Arâp,

- Đặc điểm:

 Biến đổi âm vị ở trong hình vị mang ý nghĩa ngữ pháp được gọi là “ biến tố bên trong” Ví dụ:

Tiếng Anh: foot "bàn chân" — feet "những bàn chân"

Tiếng A Rập: balad "làng" — biläd "những làng"

Tiếng Nga: избегатв "thoát khỏi" — избежатв " thoát khỏi" (thểhoàn thành)

Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị

ý nghĩa ngữ pháp

 Có phụ tố kết hợp với căn tố tạo thành một chỉnh thể thống nhất chặt chẽ Hai thành tố này không thể tách ra dùng độc lập mà luôn đi đôi với nhau Mỗi phụ tố có thể mang nhiều ý nghĩa ngữ pháp hoặc cùng một ý nghĩa ngữ pháp có thể diễn đạt bằng các phụ tố khác nhau [ quan

hệ 1-n ] Thí dụ: Trong tiếng Nga, phụ tố -а trong рука biểu thị cả nguyên cách lẫn số ít, phụ tố -е và -и dùng để biểu thị số ít, giới cách trong в столе "trong cái bàn" và в степи "trong thảo nguyên" Vì thế, các ngôn ngữ hoà kết có nhiều cách chia danh từ và động từ Tiếng Nga hiện đại có 3 cách chia danh từ, 3 cách chia động từ Tiếng Latin

có 5 cách chia danh từ

 Có sự liên hệ chặt chẽ của các hình vị trong từ Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ ngay cả chính tố cũng không thể đứng một mình Ví

Trang 12

dụ: chính tố рук- trong tiếng Nga luôn luôn phải có phụ tố đi kèm theo: рука, руке, рукам,…

 Khi tham gia hoạt động giao tiếp, từ có biến đổi hình thái để biểu hiện

ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp khác nhau và đợc bộc lộ ngay trong bản thân từ

 Căn tố thường không biến đổi và biểu hiện ý nghĩa từ vựng, phụ tố thường biến đổi biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp Vậy căn tố và phụ tố liên kết với nhau theo kiểu hòa kết là loại hình ngôn ngữ hòa kết

- Các ngôn ngữ hoà kết (chuyển dạng) có thể được chia ra các kiểu nhỏ là

 Chuyển dạng - phân tích hay còn được gọi là ngôn ngữ hòa kết phân

tích: là ngôn ngữ trong đó hiện tượng biến hình của từ đã có phần giảm bớt đi, và thay vào đó, người ta dùng hư từ, dùng trật tự từ, dùngngữ điệu để diễn đạt quan hệ ngữ pháp Ví dụ hư từ ( shall, will + V…) ; trật tự từ ( garden flower – flowergarden…) => Mối quan hệ giữa các từ trong câu, trong cụm từ, được thể hiện bằng các từ phụ trợ

và bằng vị trí của các từ

Chuyển dạng - tổng hợp hay còn được gọi là ngôn ngữ hòa kết tổnghợp: là ngôn ngữ có đầy đủ các đặc điểm loại hình vừa nêu trên.NNhững mối quan hệ giữa các từ biểu hiện bằng các dạng thức của từ.Chính vì vậy, mà trong các ngôn ngữ tổng hợp có cách khác nhau đểdiễn đạt mối quan hệ giữa các từ trong câu

Các ngôn ngữ tổng hợp có đặc điểm là, những mối quan hệ giữa các từ biểu hiện bằng các dạng thức của từ Chính vì vậy, mà trong các ngôn ngữ tổng hợp có cách khác nhau để diễn đạt mối quan hệ giữa các từ trong câu Ngược lại, ở các ngôn ngữ phân tích, mối quan hệ giữa các từ trong câu, đúng hơn là trong cụm từ, được thể hiện không phải bằng các dạng thức của các từ mà bằng các từ phụ trợ và bằng vị trí của các từ

Trang 13

2.2.2 Loại hình ngôn ngữ chắp dính

- Tên gọi khác: niêm kết

- Một số ngôn ngữ tiêu biểu: Thổ Nhĩ Kì, họ ngôn ngữ U-gô- hần Lan, tiếng Mông Cổ, Triều Tiên, ngôn ngữ Bantu ở châu Phi

- Đặc điểm:

 Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ mới và diễn đạt những mối quan hệ ngữ pháp khác nhau Hình vị trong các ngôn ngữ chắpdính có tính dộc lập cao và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ Ví dụ: trong tiếng malay, chính tố imbang ( cân bằng) hoạt động độc lập Từ chính tố này có thể chắp thêm nhiều phụ tố khác nhau ( cả tiền tố, hậu tố) tạo ra các từ mới như: berimbang ( cân xứng), imbangan (so sánh), pengimbang ( vật đối xứng), mengimbang ( làm cho cân bằng)

 Có đặc điểm giống ngôn ngữ hòa kết và có đặc điểm riêng: từ gồm căn tố và phụ tố liên kết với nhau theo kiểu chắp dính, nối kết, gắn với nhau Ví dụ: tiếng Thổ Nhĩ Kĩ:

ev - (căn tố) : căn phòng

evi - căn phòng của tôi

eviden - từ căn phòng của tôi ra

evleriden - từ những căn phòng của tôi (ra)

 Mỗi phụ tố trong các ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp

 Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa của ngữ pháp của từ được diễn tả bằng những phụ tố

 Căn tố có thể tồn tại, hoạt động độc lập khi không có phụ tố đi kèm

 Căn tố không biến đổi hình thái

 Một căn tố có thể kết hợp với nhiều phụ tố

 Một phụ tố chỉ mang một ý nghĩa ngữ pháp nhất định

Trang 14

- Ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp biểu hiện trong bản thân từ: Căn

tố không biến đi hình thái, có thể tồn tại, hoạt động khi không có phụ tố đi kèm Mỗi phụ tố biểu thị một ý nghĩa, một từ có thể nhiều căn tố hoặc phụ

tố Loại ngôn ngữ chắp dính có đặc điểm từ muốn có bao nhiêu ý nghĩa ngữ pháp phải có mặt bấy nhiêu phụ tố Điều đó làm cho độ dài của từ trở nên rất nhiều

- Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau Nhưng, khác với các ngôn ngữ hoà kết, hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ Chính tố có thể hoạt động độc lập Thí dụ, trong tiếng Thổ Nhĩ Kì:

adam "người đàn ông" – adamlar "những người đàn ông"

kadin "người đàn bà" – kadinlar "những người đàn bà"

 Mỗi phụ tố trong các ngôn ngữ chắp dính chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố

[quan hệ 1–1] Thí dụ, trong tiếng Tacta:

- Tên gọi khác: đa tổng hợp, hỗn hợp,

- Một số ngôn ngữ tiêu biểu: ngôn ngữ người da đỏ ở châu Mĩ , ngôn ngữchâu Á như Sucốt, Camsát

- Đặc điểm:

 Có một loại ngôn ngữ đặc biệt: vừa là từ, vừa là câu được tạo ra trên cơ sở động từ Nó có thể bao gồm bổ ngữ, trạng ngữ, chủ ngữ

Ngày đăng: 10/12/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w