Luận văn Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nghiên cứu tình hình vận dụng các nguyên tắc đo lường và công bố thông tin liên quan đến chuẩn mực kế toán HTK tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT HTK để có định hướng hoàn thiện triển khai trong thực tiễn.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ THÚY AN
NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN DỤNG CHUÁN MỰC
KE TOAN HANG TON KHO TAI CAC
DOANH NGHIEP TREN DIA BAN
THANH PHO DA NANG
LUAN VAN THAC SI QUAN TR] KINH DOANH
Da Ning — Nim 2013
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ THÚY AN
NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN DỤNG CHUẢN MỰC KE TOAN HANG TON KHO TAI CÁC
DOANH NGHIEP TREN DJA BAN THANH PHO DA NANG
'Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRÀN ĐÌNH KHOI NGUYEN
Trang 3
ay la công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
di công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 4
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phuong pháp nghiên cứu 5 Bồ cục của luận văn
6 Tổng quan tải liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 CƠ SO LY LUAN VE CHUAN MYC KE TOAN HANG TON KHO
LL DINH NGHIA VA PHAN LOAI HANG TON KHO 1.1.1 Định nghĩa hàng tổn kho,
1.1.2 Phân loại hàng tồn kho
1.2 HE THONG QUAN LY HANG TON KHO i
1.2.1 Hệ thống quản lý hàng tổn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên 10
1.2.2 Hệ thống quan lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 11
1.3 BO LUONG HANG TON KHO 12
1.3.1 Xác định giá trị của HTK khi doanh nghiệp tiếp nhận 2
1.3.2 Xác định giá trị hàng tồn kho khi xuất dùng 15
1.3.3 Đo lường hàng tổn kho vào thời điểm lập báo cáo tài chính 1 1.4 TRÌNH BẢY HANG TON KHO TRÊN BAO CÁO TÀI CHÍNH 18
1.5 CÁC VAN DE VE HANG TON KHO LIEN QUAN DEN CHUAN MUC
KE TOAN HANG TON KHO 20
1.5.1 Chuẩn mục kế toán và sự cần thiết của chuẩn mực kế toán 20
1.5.2 Những điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
Trang 5
2.1 VẤN DE NGHIEN CUU 27
2.2 DAC DIEM CUA CAC DOANH NGHIEP HIEN NAY DANG HOAT
DONG TREN DIA BAN THANH PHO DA NANG 28
222.1 Về quy mô 28
2.2.2 Về lĩnh vực hoạt động 29
2.2.3 Về năng lực tải chính 30
2.2.4 Về trình độ công nghệ và phát triển thị trường sản phẩm: 30 2.2.5 Về cầu trúc tổ chức và các quy trình quán lý 30 2.2.6 Về việc tổ chức hệ thống kế toán 31 2.3 KHẢO SÁT SƠ BỘ VIỆC VẬN DỰNG CHUẨN MỰC KÊ TOÁN HÀNG TÔN KHO 32 2.3.1 Mục tiêu khảo sát 33 2.3.2 Phương pháp khảo sắt 33
2.3.3 Đánh giá kết quả khảo sắt sơ bộ 36
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc việc vận dụng CMKT HTK 37
2.4 THIET KE BANG CÂU HOI DIEU TRA 41
2.4.1 Xây dựng bảng câu hỏi điều tra 41
2.4.2 Đối tượng điều tra 46
2.4.3 Phương pháp điều tra và xử lý số liệu 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 “
CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SÓ KIÊN NGHỊ VÈ VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀNG TON KHO TAL
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 48 3.1 DAC DIEM CHUNG CUA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ĐIỀU TRA 48 3.2 TINH HINH VAN DUNG CHUAN MUC HANG TÔN KHO TẠI CÁ DOANH NGHIEP TREN DIA BAN THANH PHO DA NANG
Trang 6nhận sĩ 3.2.3 Phương pháp tính giá hàng xuất kho 33 3.2.4, VỀ công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 9
3.2.5 Về trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 62
3.2.6 Đánh giá mức độ hải lòng của kế toán viên đối với nội dung trong,
chuẩn mực kế toán hàng tồn kho 63
3.2.7 Dánh giá chung về việc lập BCTC theo chuẩn mực kế toán 66 3.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN VIEC VAN DUNG CHUAN MUC
KE TOAN HANG TON KHO TAI DOANH NGHIỆP 68
3.4 MOT SO KIÊN NGHỊ VE VAN BE TRINH BAY VA CONG BO THONG TIN THEO CHUAN MUC KE TOAN HANG TON KHO TẠI CÁC DOANH NGHIEP TREN DIA BAN THANH PHO DA NANG 79
3.4.1 Kiến nghị đối với kế toán và nhà quản tị ở các doanh nghiệp 80 3.4.2 Kiến nghị đối với các nhà soạn tháo chuẩn mực kế toán về báo cáo tải chính 2 KET LUAN CHUONG 3 86 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Trang 7BCTC BCDKT CMKT CTCP DN DNSX DNTM HTK TNHH VAS
: Báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
: Chuẩn mực kế tốn
Cơng ty cỗ phả
: Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất
: Doanh nghiệp thương mại
Hàng tồn kho
Trách nhiệm hữu hạn
Trang 8Tên bảng Trang bảng
ZI [Băng thông tin về 15 doanh nghiệp được Khảo sát 3> 3.1 [Đặc điểm qui mô doanh nghiệp rong mẫu điều tra 4 3⁄2 _— | Đặc điểm lĩnh vực hoạt động doanh nghigp trong miu) 4
điều tra
33 | Dic điểm vẽ loại hình hoạt động doanh nghiệp tong|_ 49 mẫu điều tra
34 [Tinh hinh vận dung hệ thống quản lí hàng tôn kho 30 35 | Loai hang tn kho phố biến tại các doanh nghiệp sĩ 3.6 | Bang tông hợp xác định giá trị hàng tôn kho mua vào 32 37 [Cie phuong phip tính giá xuất kho tại các doanh| $3
nghiệp
3⁄8 — [Bang Kiém dinh Chi-Square Tests - Phương pháp tính| 56 giá hàng xuất kho
3⁄9 — [Các yếu tổ liên quan đến việc các doanh nghiệp lựa|_ 57 chọn phương pháp giá hàng xuất kho
3.10 | Tinh hinh Tp dir phong giam giá hàng tổn kho 39 311 [€0 sở lắp dự phòng giảm giá hàng tôn kho 60 3.12 [Tinh hinh Iy do đoanh nghiệp không trích lập việc dự | 60
phòng giảm giá hàng tồn kho
3.13 [Thông Kê trình bày thông tin trên báo tài chính 2 314 [Mức độ hài lòng của kế toán viên với nội dung trong| — 63
chuẩn mực kế toán hàng tồn kho
3-15 — [Mức độ hài lòng của kế toán viên với nội dung trong) chuẩn mực kể toán hàng tổn kho 65
Trang 9316 — [Băng Kết quả phân tích Anova của các nhân tô ảnh, 69 hưởng
3.17 _ | Cie nhan t6 ảnh hưởng đến việc van dung CMKTHTK | Tã 3.18 [Các nhân tô ảnh hưởng đến việc vận dung CMKTHTK | T6
Trang 101 Tính cấp thiết của đề tài
Hàng tồn kho (HTK) là một phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn của nhiều doanh nghiệp, là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bắt kỳ doanh nghiệp (DN) nào Do vậy, việc xác định
và đánh giá ITTK có một ảnh hưởng quan trọng trong việc xác định kết quả lãi 16 va trinh bay báo cáo tài chính của một DN
Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin
phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện hội nhập với hệ thống thông tin kế trong
khu vực, trên thể giới cũng như theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh
vực kế toán tải chính, bộ tài chính (BTC) đã nghiên cứu soạn thảo và ban hành 26 chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam Các chuẩn mực này được xây
dựng dựa trên nền tảng của các CMKT quốc tế có tính đến những điều chỉnh
cho phù hợp với đặc thù kính tế - xã hội Việt Nam hiện nay “Tuy nhiên, trên thực
ge vân dụng các CMKT nói chung trong công tác kế toán và quá trình vận dụng CMKT HTK nói riêng tại các DN trong thời
gian qua đã xuất hiện nhiều vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu Vấn để
đất ra ở đây là CMKT HTK đã được các DN đưa vào vận dụng như thể nào và vận dụng ở mức độ nào? Liệu CMKT HTK Việt Nam có được vận dụng một cách phủ hợp chưa tại các DN hiên nay ?
Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng
CMKT HTK tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng " sẽ góp
phần làm sáng tỏ các vấn đề về vận dụng CMKT HTK tại các DN hiện nay
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 11*> Nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT HTK:
để có định hướng hoàn thiện triển khai trong thực tiễn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
~ Đối tượng nghiên cứu: xem xét việc vận dụng CMKT HTK của tại các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở hai khía cạnh là đo lường và trình bày
~ Pham vi nghiên cứu: La cde DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoại
trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các DN trong lĩnh vực tài
chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) .4 Phương pháp nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu được thông qua 2 giai đoạn như sau
+ Khảo sát sơ bộ: Thiết kế nháp bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến của
chuyên gia và những người làm công tác kế toán có kinh nghiệm lâu năm Sau
đó tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 15 kế toán viên tại các DN trên địa bàn TP
Đà Nẵng để lấy thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng các ý tưởng cho bảng câu hồi
+ Nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi điều tra : thông qua bang
câu hỏi để thu thập thông tin về việc vận dụng CMKT HTK tại các DN trên địa bản TP Đà Nẵng Sau đó, tổng hợp các câu trả lời từ bảng câu hỏi và xử lý
bằng phần mềm SPSS để phân tích và ghi nhận kết quả Số lượng các DN để
khảo sát là 56 DN
§ Bố cục của luận văn
Trang 126 # quan tà lu nghiên cứu
Chuẩn mực kế toán HTK để cập đến một bộ phận tài sản có giá trị lớn tại doanh nghiệp Việc xác định đúng, đủ giá gốc HTK déng vai trò quan trong trong quá trình quan lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên,
việc xác định đúng phải đủ giá gốc HTK theo quy định của chuẩn mực là việc
không đơn giản Việc trình bày khoán mục HTK trên báo cáo tải chính Qua
một số khảo sát, các doanh nghiệp chỉ trình bày trên báo cáo tài chính các
chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá HTK, gồm cả phương pháp tính giá trị HTK; gid tri dự phòng giảm giá HTK; giá trị hoàn nhập và trình bay chỉ phí về HTK trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng không
thể hiện rõ những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập trích lập thêm
hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK
Trong tiền trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ /Vghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực hàng tôn kho tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà ¡
Chuẩn mực
mực số - 02 HTK [I] và c:
dẫn; chế độ kế toán [2]; chuẩn mực kế toán quốc tế và những vấn đề liên
quan đến kế toán HTK cia DN
Ngoài ra tác giả đã tham khảo các nghiên cứu như: Với nghiên cứu *
ing ”, trước tiên tác giả nghiên cứu các vấn đề quan như: n Việt Nam bao các: Chuẩn mực chung số 01; Chuẩn chuẩn mực
liên quan; các thông tư hướng
Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40) 2010, tr 225 -233 của TS Trin Dinh Khôi Nguyên [7]
Trang 13
'Hiện tại những nghiên cứu về các vằn đề liên quan đến chuẩn mực kế toán cũng khá ít Chỉ có vải trang báo trên mạng đề cập đến vấn đề này nhưng
không đủ đô tin cây cao và nội dung không cụ thể chỉ nói chung chung
'Với những cơ sở lý luận trên và kế thừa các nghiên cứu trước, có thể thấy
rằng, các nghiên cứu trước chỉ mới đi vào góc độ chung Những vấn đề cụ thể
fy, việc khảo sát
trong từng chuẩn mực còn thực sự chưa xem xét hết Vì
Trang 14HANG TON KHO
1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HÀNG TỒN KHO
1.1.1, Định nghĩa hàng tồn kho
ehi nhận một tải sản là HTK, không chỉ xem xét tài sản đó có thỏa
mãn các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của DN mà còn xem đến tài sản mua vẻ
sử dụng cho mục đích gì [8] Theo CMKT HTK [2] thì HTK là những tài sản rơi vào một trong ba trường hợp sau:
(1) Tai sản được mua về hoặc sản xuất ra nhằm mục đích bán ra trong ky sản xuất kinh doanh bình thường
(2) Tài sản được mua về để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
(3) Tải sản đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dé dang 1.1.2 Phân loại hàng tồn kho
4 Phân loại theo mục ích sử dụng ‘Theo cách này, HTK được chía thành 3 loại
~ Các loại dự trữ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, Tùy 'theo công dụng kinh tế, loại tồn kho này gồm những loại sau:
+ Nguyên liệu và vật liệu: là những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất ở DN Loại tồn kho này trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX)
thường chia thành các loại sau:
Nguyên liệu và vật liệu chính: lả những loại tồn kho hình thành nên thực
thể sản phẩm ở DNSX Ở một góc độ rộng, khái niệm nguyên liệu dùng để chỉ những sản phẩm của công nghiệp hoặc của nông nghiệp khai thác từ trong
Trang 15'Vật liệu phụ: là loại tồn kho có tác dụng kết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để đảm bảo cho công cụ, dụng
cụ hoạt động bình thường
Nhiên liệu: là loại tồn kho tạo ra nhiệt năng như xăng, dầu, khí ga,
than
Các loại vật liệu khác: như phế liệu thải từ quá trình sản xuất hay thanh lý TSCĐ, các loại phụ tùng thay thế cho các loại phương tiện sản xuất
Các loại vật liệu khác: như phế liệu loại thải từ quá trình sản xuất hay
thanh lý TSCĐ , các loại phụ tùng thay thé cho các loại phương tiện sản xuất, các loại vật tư phục vụ quá trình sản xuất ở doanh nghiệp nhưng không được
xếp vào TSCĐ hay CCDC
+ Công cụ, dung cụ: là những tư liệu lao động không dủ các tiêu chuẩn về giá trị hoặc thời gian sử dụng quy định di v6i TSCD Ví dụ: các loại xô,
châu, đồ bảo hộ hộ lao động sử dụng trong doanh nghiệp chế in hai san; ede
loại xe đây, đồ nghề chuyên dùng trong doanh nghiệp xây lắp Các loại
kho trên đều có đặc trưng chung là có giá trị nhỏ nhưng lại tham gia vào nl chu kỳ kinh doanh nên được xếp vào CDDC Do những đặc điểm trên nên
công tác quản lý CDDC cần kết hợp cả những đặc trưng quản lý nguyên vật liệu và quản lý T§CĐ
~ Các loại dự trữ cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Thuộc loại
nảy gồm có thành phẩm, bán thành phẩm có thể tiêu thụ trong DNSX, hoặc
hàng hóa trong DNTM Thành phẩm là kết quả cuối cùng của quy trình sản
xuất trong các DNSX, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng có thể bán cho khách
hang Bán thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một vài giai đoạn
Trang 16đích bán ra ở các DNTM
~ Các loại sản phẩm vả dịch vụ dở dang Trong DNSX, loại tồn kho này là những sản phẩm đang chế tạo nên dây chuyền sản xuất, chưa hoàn thành
cquy trình công nghệ, chưa thể cung cấp cho khách hàng Nói chung, bộ phận
tồn kho này sẽ cầu thành trong các loại dự trữ cho hoạt động tiêu thụ ở doanh
nghiệp Trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là những dich vụ còn đang trong
quá trình cung cấp cho khách hàng chưa hoàn thành
b Phân theo vj trí của hàng tần kho trong quá trình luân chuyển
HTK của DN được chia thành các loại sau:
~ Hàng mua đang di đường: Là những vật tư, hàng hóa mà DN có quyền
kiểm soát, nhưng các loại hàng này chưa về nhập kho ở DN do những đặc thù
trong khâu cung ứng hay những quy định riêng rẽ trong khâu giao và cung
cấp hàng hóa
~ Hàng đang dự trữ tại kho, quầy của DN: gồm các loại nguyên vật liệu,
CDDC, hang hóa, thành phẩm, sản phẩm dở dang đang được quản lý về mặt
vật chất tại kho hay quầy hàng của DN Đây là những loại tồn kho sẵn sàng phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ của DN Sản phẩm dở dang cũng được xếp vào nhóm tồn kho này
~ Hàng gửi đi bán: Là những loại thành phẩm, hàng hóa xuất khỏi kho
của DN nhưng chưa được tiêu thụ Về mặt vật chất, những loại hàng này
không được quản lý ở kho của đơn vị Tuy nhiên, DN vin có quyển kiểm soát
Trang 171.2.2 Hệ thống qu:
định kỳ
“Trong một số trường hợp, HTK của DN có rất nhiều, không thể theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
cụ thể giá trị cho mỗi lần xuất kho do hạn chế về khả năng xử lý số liệu Để thay thể cho cách quản lý tồn kho trên, kế toán chỉ có thể phản ánh tình hình tồn kho đầu kỳ, tình hình mua vào và tỉnh hình tồn kho cuối kỳ qua kiểm kê thực tế Quản lý HTK trong trường hợp này thuộc phương pháp kiểm kê định kỳ
"Như vậy, phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế toán tình hình biến động của từng loại hàng của DN Khi áp dụng phương pháp này thì toàn bộ các loại vật tư, hàng hóa mua vào đều được theo dõi qua tài khoản mua hàng Trong kỳ, các khoản xuất kho vật tư, hàng hóa không được phản ánh vào các tài khoản
HTK tương ứng mà cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê thực tế của chúng để ghi
vào các tài khoản HTK
Phương pháp này áp dụng ở những DN có nhiều chủng loại vật tư, hàng
hóa với mẫu mã khác nhau, có giá trị thấp Hạn chế của phương pháp này là thất thoát vật tư, hàng hóa do quản lý lỏng lẻo sẽ không bị phát hiện vì số
lượng xuất dùng dé ghi chép dựa trên kiêm kê tồn kho thực tế Vì vậy, để áp
dụng phương pháp này, đòi hỏi phải tăng cường quản lý vật tư, hàng hóa tại kho, quầy, bến bãi
Như vậy, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và khả năng xử lý
thông tin, đơn vị có thể sử dụng một trong hai phương pháp trên và phải tuân
Trang 18
thừa, thiếu (nếu có)
13 ĐO LƯỜNG HÀNG TÒN KHO
1.3.1 Xác định giá trị cũa HTK khi doanh nghiệp tiếp nhận
TK được tiếp nhận ở DN quan quá trình mua hàng sản xuất, chế biến; hoặc nhân được từ sự góp vốn của người chủ sở hữu HTK tăng lên trong những trường hợp nảy được đo lường theo nguyên ắc giá gốc Theo nguyên
tắc này, giá gốc (hay còn gọi là giá thực tế) bao gồm toàn bộ các chỉ phí thực
tế có liên quan đến hình thành HTK ở trạng thái sẵn sảng,
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
- Vật tư hàng hỏa mua ngoài:
Giá thực tế (giá gốc) của nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa mua ngoài
được xác định như sau:
Giá trị thực tế = Giá mua + Chỉ phí khác + Các khoản thuế - Các khoản
(Héadon) ign quan khơnghồnlai giảm trừ
Các chỉ phí khác liên quan thường bao gồm chỉ phí vận chuyển, bốc xếp, ‘bao quan, phân loại, bảo hiểm, nguyên vật liệu, hàng hóa từ nơi mua về đến
kho của DN; công tác phí của nhân viên mua, chỉ phí của bộ phân thu mua
độc lập, hao hụt trong định mức (nếu có)
Các khoản giảm trừ trong quá trình mua thường gồm: các khoản giảm
Trang 19khoản thuế này được tính vào giá gốc vật tư, hàng hóa mua vào hay không tủy
thuộc vào:
~ Hoạt động kinh doanh của DN có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay
không
~ Cách thức DN đăng ký thuế GTGT: trực tiếp hay khấu trừ
“Trong trường hợp hoạt đông kinh doanh của DN thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và DN ding ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giá mua và
là giá chưa có thuế GTGT
“Trong trường hợp hoạt đông kinh doanh của DN không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT hay DN đăng ký nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá
mua và các chỉ phí của những dịch vụ có liên quan là giá thanh toán đối với
chỉ phí các dịch vụ có liên quan quá trình
nhà cung cấp
~ Vật tư, thành phẩm tự sản xuất chế biển:
với thành phẩm hình thành qua quá trình sản xuất ở DN, giá thực tế của thành phâm bao gồm 3 bộ phận:
~ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ~ Chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất chung
Chỉ phí SXC của DN được phân thành chỉ phí SXC biến đổi và chỉ phí SXC cổ định Chuẩn mực kế toán HTK (VAS02) còn quy định về nhìn nhận
Trang 20
‘Thue chat của vấn để này xuất phát từ quan điểm HTK không được đánh giá cao hơn giá trị của nó Do vậy, nếu sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn mức công suất bình thường và DN tính hết vào chỉ phí chế biển để sản xuất thành phẩm thì giá thành đơn vị thành phẩm sản xuất kỳ đó sẽ cao hơn trong điều kiện sản xuất bình thường Việc ghi nhận giá trị thành phẩm quá cao với
điều kiện sản xuất bình thường sẽ làm sai lệch giá trị tài sản và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN trình bay trên BCTC Do vậy, kế toán trong
DNSX cần thống kê sản lượng bình thường trong nhiều kỳ trước để có cách phân bổ thích hợp phần định phí sản xuất chung nói trên
Đối với vật liệu tự chế biến dé phục vụ cho quá trình sản xuất Do đặc
thù về tổ chức sản xuất, nhiều DN tự sản xuất một số vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất cơ bản của mình Chẳng hạn, các DN xây lắp có thể tổ chức bộ phận sản xuất vật liệu xây dựng (đá, sạn .) để cung cấp ồn định nguồn vật tư cho hoạt động xây lắp Xác định giá trị vật liệu tự chế cũng theo nguyên tắc giá gốc
đỡ dang Trên thực tế
quá trình sản xuất ở các DN sản xuất diễn ra liên tục nên thời điểm tính giá thành sản phẩm luôn tổn tại sản phẩm trên dây chuyền sản
xuất Do vậy, việc tính giá thực tế của thành phẩm (thường gọi là giá thành)
luôn gắn liền với xác định giá trị sản phẩm dở dang vào cuối kỳ kế toán còn là
cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh
và chỉ tiêu HTK trình bày trên Bảng cân đối kế toán
Trang 21không đưa ra nguyên tắc tính toán giá sản phẩm dở dang như các trường hợp
tổn kho khác
lật tự hàng hóa hình thành từ các nguằn khác
'Ngoài trường hợp mua ngoài và tự sản xuất, vật tư hàng hóa của đơn vi có thể hình thành do chủ sở hữu góp vốn khi thành lập DN, khi tang vồn, khi
nhận vốn góp liên doanh Trong tắt cả những trường hợp này, giá gốc (thực
tế) của HTK là giá được các bên có liên qua chấp nhận thông qua trao đổi,
đảm phán
“Trường hợp, quá trình sản xuất có tạo ra sản phẩm phụ thi giá của sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được trên cơ sở ước tính kế toán Đó là giá bán sản phẩm phụ ước tính trừ đi chỉ phí ước tính để
hoàn thành và tiêu thụ sản phẩm
1.3.2 Xác định giá trị hàng tồn kho khi xuất dùng, 4 Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp mà giá thực tế đơn vị
khi HTK mua và nhập kho được tính chính xác cho số lượng của chính mặt hàng đó khi xì
loại hàng quản lý ở kho được làm dấu riêng biệt để có thể xác định chỉ phí ở bắt kỳ thời điểm nào Do vậy, nó thường áp dụng cho những HTK có giá trị
lớn nhưng số lượng í(, có thể dễ dàng theo đời hoặc xác định số lượng mỗi
khoản mục khi nhập hoặc xuất
ất dùng hoặc tổn kho cuối kỳ Phương pháp này đòi hỏi mỗi
Phuong pháp giá thực tế đích danh đòi hỏi xác định cẩn thận giá trị của mỗi loại HTK, do vậy tạo ra những hạn chế trong thực tiễn công tác kế toán vì
Trang 22
'thực giá trị của hàng đã xuất dùng và hàng còn tồn kho vào cuối kỳ kế toán
5 Phương pháp giá bình quân
"Phương pháp bình quân dựa trên giả định rằng: giá gốc của HTK cuối kỳ và giá vốn hàng bán trong một kỳ kế toán phản ánh giá bình quân của các lần nhập và hàng tồn đầu kỳ kế toán Phương pháp giá bình quân được vận dụng
theo hai cách, tủy thuộc vảo hệ thống quan ly HTK van dung
~ Trong hệ thống kê khai thường xuyên, giá thực tế đơn vị HTK được xác định theo phương pháp giá bình quân thời điểm sau mỗi lần vật tư, hàng
hóa tồn kho
~ Trong hệ thống kiểm kê định kỳ, đơn giá thực tế HTK được tính theo giá bình quân của toàn bộ kỳ kế toán vì chỉ phí bình quân chỉ được xác định
chỉ vào cuối kỳ kế toán
Tóm lại, phương pháp giá bình quân cơ ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, cung cấp thông tin về giá trị hàng xuất dùng và giá trị tồn kho trên cơ sở giá
trung bình của cả một thời kỳ Khi sử dụng phương pháp này thì những ảnh
hướng về thay đổi giá cả đầu vào đối với giá trị hang xuất dùng va HTK
không được chú trọng
© Phương pháp giá nhập trước - xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thuyết dòng chỉ phí là giá của những mặt
hàng nảo nhập kho trước tiên sẽ sử dụng để tính giá cho hàng xuất dùng hay
giá của những mặt hàng còn tồn kho cuối kỳ là giá của những mặt hàng vừa
Trang 23
5 Phương pháp xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK Số dự phòng giảm giá 'HTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá HTK được thực hiện trên cơ sở từng mặt HTK HTK đủ điều ki kiện sau lập dự phòng là những mặt hàng phải đảm bảo điều ~ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tải chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn HTK
~ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
Trong trường hợp cuối kỳ năm kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng
giảm giá HTK phải lập nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập ghỉ
giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán
1.4, TRINH BAY HANG TON KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng
tồn kho vào chỉ phí, Ghỉ giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị
thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ
sở ghi số kế toán và lập báo cáo tải chính
“Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày [2]
Trang 24
~ Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
~ Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn
nhập dự phòng giảm giá hàng tổn kho;
~ Giá trị ghỉ số của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tổn kho) đã dùng để thể chấp, cằm cổ đám bảo cho các khoản nợ phải trả
Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số lệnh lệch giữa
giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế toán với
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp 'bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho ct kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, x Với
iá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc
á trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỷ tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền); hoặc
Trang 25thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán)
Trình bày chỉ phí về HTK trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh
được phân loại chỉ phí theo chức năng
Phan loại chỉ phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bảy trong
khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tổn kho, các khoản hao hụt mắt mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bởi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chỉ phí sản xuất chung không được phân bỏ 1.5 CAC VAN DE VE HANG TON KHO LIEN QUAN DEN CHUAN MUC KẾ TOÁN HANG TON KHO-
15.1 Chi
mực kế toán và sự cần thiết của chuẩn mực kế toán Hiểu theo nghĩa chung nhất, chuẩn mực là thuật ngữ diễn tả những quy định mực thước có thể định lượng được để đo lường chất lượng một công
việc, nó là những rằng buộc nhằm định hướng công việc chuyên môn đi vào
những nguyên tắc chung
Hoạt động kế toán cũng tương tự như các hoạt động khác, chỉ có thể hoạt động một cách hữu hiệu khi có những chuẩn mực cho riêng mình Thật vậy,
năng của kể toán là cung cấp các thông tin để người sử dụng có thể ra
quyết định Muốn vậy, thơng tin kế tốn phải phản ánh trung thực tỉnh hình và kết quả hoạt động kinh doanh Nó phải làm cho người sử dụng hiểu được, tin cây và phải giúp so sánh các thông tin tài chính
"Để đạt được các mục đích đó, cần có những phương pháp và thước đo để
giúp nhận diện những vấn đề hợp lý và không hợp lý liên quan đến việc ghỉ nhận, phân tích, trình bảy và truyền đạt thông tin tài chính Bởi lẽ, thực tế đã
Trang 26
cần có những quy định làm khuôn mẫu giúp đánh giá, ghỉ nhận và trình bày
thông tin tài chính, và đó là chuẩn mực kế toán
CMKT gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi
số kế toán và lập BCTC Hệ thống CMKT Việt nam được xây dựng dựa trên
cơ sở CMKT quốc tế phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế 'Việt nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần Trong bối cảnh đặc thù của 'Việt Nam, ngoài CMKT thì Nhà nước còn ban hành Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc
cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan
quản lý nhà nước vị toán uỷ quyền ban hành Chế độ kế toán là quy định
cách hạch toán, các biểu mẫu, các công việc cụ thể để lên BCTC cỏn CMKT
đề ra các phương pháp, nguyên tắc định hướng cho các cơng việc kế tốn
Theo thông lệ của thể giới thì CMKT là những quy định do tổ chức có
trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích
các thông tin trình bày trên BCTC CMKT bao gồm những nguyên tắc chung (là những giả thiết, khái niệm, và những hướng dẫn dùng để lập BCTC) và những nguyên tắc cụ thể (là những quy định chỉ tiết dùng để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh) Nguyên tắc chung được hình thành do quá trình
thực hành kế toán, còn nguyên tắc cụ thể được xây dựng từ các quy định của
tổ chức quản lý
Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nước ta từ kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô nhà nước, hệ thống kế toán nước ta với tư cách là công cụ quản lý cũng từng bước được đổi
mới Khởi dầu từ quyết định 233 CP ngày 1/12/1970 vào thời kỳ kế hoạch
hóa tập trung đến khi thực sự đi vào cơ chế thị trường, được đánh dấu bằng
quyết định 1141/TC/QĐ/CDKT ban hành ngày 1/1/1995 của BTC, hệ thống
Trang 27Được xây dựng trên cơ sở của quan điểm và nhận thức mới vẻ đối tượng sử dụng thông tin trong nền kinh tế thị trường, các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính được xây dựng vừa nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, kiểm soát của nhà
nước, vừa đáp ứng nhu cầu đánh giá thực trạng tài chính của DN, giúp cho
đối tượng quan tâm đến hoạt động của DN có thẻ đưa ra quyết định phủ hợp Tuy nhiên, những quy định mang tính nguyên tắc, chuẩn mực về hình thức
văn bản không được quy định riêng rẽ nên hiệu lực pháp lý chưa cao Hạn chế
này nếu như không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho kế toán không thể xứng đáng với vị thể công cụ quản lý quan trọng, thúc đẩy quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thu hút các nguồn tài chính từ bên ngoài
.đễ phát triển, tăng trưởng kinh tế
"Nhận thức rõ điều này, từ hơn mười năm qua, BTC đã chỉ đạo, triển khai
tích cực công cuộc đổi mới căn bản hệ thống kế toán Những thay đổi mới đáng kể về khuôn khổ pháp lý đối với kế toán chứa đựng trong luật kế toán và
chuẩn mực kế toán
'Việc soạn thảo, công bổ chuẩn mực kế toán DN Việt Nam với mục tiêu khắc phục những hạn chế trên làm cho kế toán Việt Nam tiếp cận và hài hòa với kế toán của đa số quốc gia trên thể giới, làm cho báo cáo tài chính, tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh, có khả năng so sánh cao, thích hợp và hữu dụng với tắt cả những người sử
Quá trình soạn thảo chuẩn mực kế toán đã được triển khai một cách
thận trọng, công phu, nghiêm túc và với chi đạo sát sao của lãnh đạo BTC,
với sự tư vấn của hội đồng quốc gia về kế toán Việt Nam, với sự tham gia
nhiệt tình của đông đảo các chuyên gia được cử đến từ các cơ quan nhà nước, các trường đại học, các DN, các cơng ty kiểm tốn với sự trợ giúp tích cực và
hiệu quả của các chuyên gia của dự án kế toán kiểm toán của Liên minh Châu
Trang 28thế giới Do đó việc soạn thảo, công bố chuẩn mực kế toán đảm bảo chất lượng và nội dung tinh khả thi về những nội dung quy định trong các chuẩn
mực
Trước khi mở cửa và hội nhập, Việt Nam không có CMKT, chỉ có chế đơ kế tốn Cuối năm 2001 Bộ tải chính ban hành lần đầu tiên 4 CMKT Việt Nam Đến tháng 12 năm 2005, đã ban hành được tất cả 26 CMKT Các
CMKT Việt Nam, gọi tắt theo tiếng Anh li VAS (Vietnam Accounting
Standard), được soạn thảo dựa theo các CMKT quốc tế, gọi tắt theo tiếng Anh là IAS Theo Quyết định số 47 năm 2005, Bộ tải chính đã có lộ trình bản giao
dần chức năng ban hành các CMKT và kiểm toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tất theo tiếng Anh là VAA (Vietnamese Association of Accountants and Auditors)
Lần đề được đặt ra là tại sao phải tuân thủ CMKT đề lập BCTC ? Hay
tại sao phải tuân thủ CMKT HTK khi trình bay các nguyên tắc đo lường và
thông tin vẻ hàng tồn kho ?
'Có thể nhận thấy rằng, nhờ có các CMKT các thông tin trên BCTC trở
nên trung thực, hợp lý, đáng tin cây và có thể so sánh được:
- Thông tin có đáng tin cậy thì người đọc mới thấy an tâm Độ tin cậy
của thông tin kế toán là một trong những yếu tố quan trọng và chủ yếu của
chất lượng thông tin Các thông tin có chất lượng đáng tin cậy khi nó phản ánh trung thực, khách quan các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh, tôn trọng nội dung hơn lag hình hình thức, hoặc thông tin không bị bóp méo theo ý muốn
của người lập, nó sẽ giúp các thông tin kế toán hữu ích hơn để từ đó nhà đầu
tư có thể khắc họa được đầy đủ và chính xác các kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của DN
Trang 29~ Thông tin có so sánh được thì người đọc mới có thể lựa chọn
người lập BCTC chỉ dừng lại ở mức độ tuân thủ chế độ kế tốn
cùng các thơng tư hướng dẫn do BTC ban hành thì BCTC sẽ dược lập trong
sự thiếu định hướng có tính nguyên tắc, thông tin có thể không mang tính tin
Trang 301.5.2 Những điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế Nội dung VAS 02 TAS 02 Năm ban hành 31/12/2001 Hiệu lực từ 2002 Điễu chỉnh từ năm 2003 và có hiệu lực từ 1/1/2005 Pham vi áp
dung Không có qui định cu thé Loại trừ sản phẩm thu hoạch từ hoạt động nông nghiệp, công cụ tải chính Qui định chung ‘Ap dung nguyén tác giá gốc, trừ khi có chuẩn mực khác qui định phương pháp kế toán khác cho HTK: Toại bỏ tham chiêu giá gốc
Tính giá hàng | Tính theo giá sốc, bao gồm chỉ phí mua, chỉ phí chế biển và tổn kho các chỉ phí liên quan trực tiếp d& HTK ở trang thái sẵn sàng sử dụng
: Ấp dụg mỘI Hong 3
Áp dụng một trong 4 phương, | 1 vụn phap: gid dich danh,
—-„- |Bhấp:giáđichdanh giábinh |Da th quận và HIƯO
hồng Sự sốc | quận, LIEO va FIFO Phương pháp LIFO không được sử dụng phương pháp FIFO hoặc giá hiện hành
tonkho Khong đã cập đến những|Phương pháp giá bản lẽ,
phương pháp phụ này phương pháp giá định mức có thể sử dụng
Khi hàng tôn kho duge bin -
Ghi nhận chỉ | Khi phát sinh các khoản hao hụt, mắt mát đã trừ đi khoản đã phí ï thường Chênh lệch dự phòng cuối kỳ lớn hơn đầu k‡
“Theo giá thấp hơn giá gốc và giá trị thuân cổ thể thực hiện
Đo lường vào [SƯ đời ĐÁ lo BOLG “| Dự phòng được lập trên cơ sở | mặt hàng hoặc nhóm mặt Được tính trên cơ sở từng từng loại mặt hàng hàng tương tự có liên quan với nhau Cổ trình bảy bỗ sung vẽ sự
ống bố thông [Khác biệt khi DN áp dụng
Cia in |e pio và Xa
Trang 31# Nhự vậy sự ra đời của CMKT HTK Liệt Nam dựa trên chủ yếu cơ sở
của CMKT HTK Quốc tế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương I trình bày những vấn để cơ bản về nguyên tắc đo lường, phương pháp tính giá HTK và việc công bố thông tin liên quan đến CMKT HTK Trong chương này trình bảy các nội dung sau:
~ Nội dung liên quan đến HTK của DN
~ Những điểm khác biệt giữa CMKT HTK Việt Nam và CMKT HTK Quốc tế
Những vấn đề lý luận được trình bày trong chương 1 là cơ sở cho việc
nghiên cứu vận dụng CMKT HTK tại các DN trên địa bàn TP Đà
Trang 32
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU
Sau năm 1986, nước ta chuyển đi từ mô nên kinh tế tự cung tự cấp
sang nền kinh tế thị trường, kế toán của nước ta đã trải qua giai đoạn biến đổi sâu sắc Từ hệ thống kế toán chịu sự chỉ phối bởi cơ quan quản lý nhà nước thông qua những quy định về kế toán với trọng tâm là hướng vào các DN nha
nước, đến nay hệ thống CMKT với 26 chuẩn mực đã được xây dựng và ban hành trên cơ sở của quan điểm và nhận thức mới về đối tượng sử dụng thông tin trong nền kinh tế thị trường BCTC được xây dựng dựa vào các khái niệm, nguyên tắc và phương pháp kế toán hơn là những hướng dẫn chỉ tiết với khuôn mẫu định sẵn đã xác lập tính độc lập của kế toán với chính sách thuế và cơ chế tài chính DN CMKT đã thống nhất hoá và chuẩn mực hoá các nguyên
tắc và phương pháp kế toán dựa trên cơ sé CMKT qué ;à đặc điểm nền
kinh tế Việt Nam để hạch toán và trình bảy các khoản mục của BCTC CMKT ra đời hình thành khuôn khổ pháp lý quan trọng thứ hai (dưới Luật kế toán)
DN tổ chức thực hiện công tác kế toán
Tuy nhiên, từ khuôn khổ qui định đến thực tế vận dụng các CMKT”
HTK trong việc lập khi trình bày các nguyên tắc đo lường và thông tin về
làm căn cứ cho
hàng tồn kho đặt ra còn nhiều vấn để cần được xem xét và nghiên cứu
Mặc dù khi trình bày các nguyên tắc đo lường và trình bảy thông tin về
HTK déu phải tuân thủ theo CMKT đã ban hành nhưng thực sự DN có tuân thủ theo CMKT một cách chính xác và trung thực hay không lại là một vấn đề
Trang 33Đồng thời cần phải xem xét sự nhận thức của các kế toán viên khi vận
, khó khăn và các nhân tố ảnh
dụng CMKT HTK cũng như những rào cả
hướng khi vận dụng CMKT HTK trong quá trình trình bày các nguyên tắc do lường và trình bày thông tin về HTK
Với những lập luận trên, đề tài đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu:
~ Thứ nhất : Mức độ vận dụng CMKT HTK tại các DN đến đâu?
- Thứ hai: Những nhân tổ ảnh hướng đến việc vận dụng CMKT HTK trong quá trình trình bày các nguyên tắc đo lường và trình bày thông tin vẻ
HTK?
2.2 BAC DIEM CUA CAC DOANH NGHIEP HIỆN NAY ĐANG HOAT DONG TREN DIA BAN THANH PHO DA NANG
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2012, cả nước có 623.700 DN đăng ký hoạt động, các DN đã góp phần tạo ra khối lượng hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thu hút một lực lượng lao động lớn trong xã hội Đây là một trong những yếu tố đóng góp
quan trọng đối với nền kinh tế, đồng thời cũng có những đóng góp
vào an sinh xã hội, xóa đối, giảm nghèo bởi với tính linh hoạt các DN này có
thể đi vào tận các vùng, miền trên cả nước
TTại thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối tháng 12/2012, thành phố đã
mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hơn 708 DN, tng vốn đăng ký đạt 1.391 tỷ đồng và cấp đăng ký thay đổi, bỗ sung nội dung chứng nhận đăng
Trang 34doanh và năng lực cạnh tranh khá thấp [4], hầu như không có DN quy mô lớn
có thương hiệu quốc gia của Đà Nẵng Mỗi năm hơn 11.000 DN nộp ngân sách Nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng, không có DN nào có quy mô đóng góp
ngân sách từ 500 đến 1.000 tỷ đồng Sự tăng trưởng của các DN chủ yếu là về mặt lượng, thể hiện việc giải phóng mạnh mẽ nguồn lực xã hội vào sự phát triển Chất lượng và năng lực cạnh tranh của các DN vừa và nhỏ của thành phố
Ba Ning van con thấp
2.2.2 Về lĩnh vực hoạt động
~ Có đến 70% các DN vừa và nhỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, 15% hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, còn lại khoản 15% các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác [4]
~ Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn
‘ban vat liệu xây dựng, hóa chất, xăng dầu ga, hàng thời trang và phân phối hàng tiêu dùng thực phẩm, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn Lĩnh vực hoạt động sản xuất chủ yếu là đầu tư bắt động sản, sản xuất sắt thép, gia công hàng may mặc, chế biến thủy hải sản Các lĩnh vực hoạt động khác chủ yếu là như: nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, khai thác tài
nguyên, xây dựng
~ Nhìn chung các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các DN vừa và nhỏ
chủ yếu bó hẹp trong phạm vi một số lĩnh vực kinh doanh phô biển và có hàm
lượng chất xám trên sản phẩm, trình độ công nghệ thấp, chưa đang dạng về ngành nghề hoạt động, một số lĩnh vực mới có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế như: công nghệ thông tin, sản xuất máy móc linh kiện, sản xuất ô
tô, công nghiệp phụ trợ, sản xuất vật liệu công nghệ cao Với những hạn chế như vậy, cũng rất khó cho các DN phát triển thị trường, tạo sản phẩm riêng có ưu thế cạnh tranh, khó tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến và đặc biệt là tạo
Trang 352.2.3 Về năng lực tài chính
~ Hầu hết các DN TP Đà Nẵng có năng lực tài chính khá thấp, theo thống kê có khoản 80% các DN có vốn điều lệ đăng ký dưới 7 tỷ đồng Với năng lực
tài chính yếu như vậy, hầu hết việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN này đều khá khó khăn, việc mở rộng thu hút vốn góp rất hạn chế, ty lệ vốn vay Ngân hàng trong các phương án kinh doanh thường rất cao chiếm từ 70- 80% còn lại vốn tự có rất thấp dắn đến hiệu quả kinh tế thấp và tiềm ấn nhiều rủi ro, khả năng để kháng với những bi
động
2.2.4 Về trình độ công nghệ và phát triển thị trường sản phẩm: ~ Đặc điểm chung của DN ở Việt Nam cũng như Đà Nẵng nói riêng là đa
số sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm tiếp thị, bán hàng Vì vậy, mặc dù sản phẩm của nhiều DN, cơ sở tư nhân, hợp tác xã chất lượng tốt, song,
việc tiếp cận, phát triển thị trường là điều khó khăn Không những năng lực quản trị, quảng bá thương hiệu của hầu hết DN ở Đà Nẵng còn hạn chế mà công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu, nhân lực thiểu chuyên nghiệp, khả
năng thiết lập chiến lược kinh doanh nhất là ở mục tiêu dài hạn còn rất yếu, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và ứng phó trong công việc còn chưa
Tỉnh động cũng là những rào cản mà các DN ở Đà Nẵng gặp phải
2.2⁄5, VỀ cầu trúc tổ chức và các quy trình quản lý
~ Đặc điểm chung là cơ cấu tổ chức chỉ nhằm thực hiện chức năng kể toán
(thường có bộ phận riêng hoặc có nhân viên được chuyên môn hóa đảm nhận),
các chức năng quản trị khác (tai chính, nhân sự, marketing, chiến lược, chất
lượng ) không có bộ phận đảm nhận hoặc không được phân công rõ rằng
Quyền quyết định mọi vấn đẻ tập trung ở chủ DN, cơ chế quản lý chủ yếu dựa
trên sự thuận tiện, phụ thuộc lớn vào năng lực và kinh nghiệm của chii DN
Trang 36
hiện yêu cầu của Nhà nước và nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất
mức thuế phải nộp, việc thực hiện
<duy quản trị tài chính làm cho DN không phân tích được một cách hiệu quả sâu
sắc về nguồn lực sử dụng và hiệu quả hoạt động Chủ DN không hiểu rõ tình
hình tài chính và hiệu quả hoạt động thực sự của DN
2.2.6 Về việc tổ chức hệ thống kế toán
Với những doanh nghiệp có bộ máy kế toán thì chủ yếu mới thực hiện chức năng thu thập, xứ lý, cung cấp thông tin của kế toán tài chính, chưa có bộ phận phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh
doanh Vì vậy, trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp chưa có bộ phận kế
toán quản trị Bên cạnh đó yếu tố con người trong bộ máy kế toán vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức như: không tạo điều kiện để
nhân viên kế toán học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn Vì vậy, đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp trình độ hạn chế, không ổn định, gây khó khăn lớn cho việc đảm bảo yêu cầu liên tục trong công tác kể tốn
Cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp chỉ phục vụ cho việc kiếm tra,
quyết toán thuế Do đó, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng hệ thống chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán để
đáp ứng yêu cầu đầy đủ, khách quan, trung thực và kịp thời, hệ thống tải khoản kế toán chưa được xây dựng để hướng tới mục tiêu tích hợp giữa kế
toán tài chính và kế toán quản trị, hệ thống số kế toán chưa được xây dựng
một cách khoa học để đảm bảo phản ánh chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tính trung thực, kịp thời của báo cáo tài chính chưa được
chú trọng dẫn đến các nhà quản trị đưa ra các quyết định thiếu chính xác hoặc
Trang 37
ra trong công tác kế toán Điều này là do trình độ quản lý của các nhà quản trị
còn hạn chế, chưa đủ chuyên môn để xây dựng một hệ thống quản lý xuyên
suốt từ cắp quản lý đến cấp thực hiện dẫn đến tổ chức công việc bị trùng lắp, chồng chéo lẫn nhau, tốn kém chỉ phí nhưng không hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến việc sử dụng thông tin kinh
tế từ kế toán để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Những doanh nghiệp có quan tâm đến hoạt động này thì ở mức độ quan tâm còn nửa vời, chưa thỏa đáng Do đó, chủ doanh nghiệp vẫn ra quyết định chủ yếu dựa trên
những thông tin thu được từ thị trường chứ không phải từ hoạt động phân tích
các thông tin do kế toán cung cấp
Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán nhưng trình độ công
nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong doanh nghiệp chưa cao nên việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại chưa hiệu quả Một số doanh nghiệp chưa
sử dụng phần mềm kế toán, lập một số số kế toán cho ghi chép thủ công, đôi
khi ghỉ chép không rõ rằng, mạch lạc, số liệu còn tây xóa, không thực hiện
đúng phương pháp chữa số kế toán 2.3 KHẢO SÁT SƠ BỘ VIỆC V:
HANG TON KHO
Để nắm bắt thực trạng việc vận dụng CMKT HTK tai các DN trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng, việc khảo sát sơ bộ là một bước không thể thiếu
trong các nghiên cứu định lượng Với giai đoạn khảo sát sơ bộ : tác giả tiến
DUNG CHUAN MYC KE TOAN
hành thiết kế nháp bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc
lĩnh vực tài chính kế toán và những người làm công tác kế toán có kinh
Trang 38
ảnh hưởng cũng như những tác động có thể đến việc các kế toán viên vận dụng CMKT HTK trong cơng tác kế tốn Cuối cùng, tiến hành nghiên cứu
chính thức, hoàn thiện và chỉnh sửa bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế và
sẵn sảng cho điều tra chính thức
2.3.1 Mục tiêu khảo sát
Mục tiêu khảo sát là dé nắm bắt thực trạng vận dụng CMKT HTK tại các
DN hiện nay Tổng hợp những ý kiến đóng góp cũng như những nhận thức
của họ về việc trình bảy các nguyên tắc đo lường vả công bố thông tin về: HTK dựa trên CMKT HTK Thu thập những ý kiến đóng góp của các kế toán
đối với bảng câu hỏi đưa ra
2.3.2 Phương pháp khảo sát
Bằng cách thu thập dữ liệu sơ cắp: phỏng vấn 15 kế toán viên tại các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tập trung vào các nội dung sau:
~ Những đặc điểm của các DN như: loại hình DN, lĩnh vực hoạt động và
quy mô DN Bên cạnh đó là phần thu thập những thông tin về người trả lời gm: trinh d6 dao tao và kinh nghiệm công tác của các kế toán viên
~ Để đánh giá mức độ trình bảy bảy các nguyên tắc đo lường vả công bố thông tin về HTK dựa trên CMKT HTK thì cần xoay quanh những vấn đề
như
+ Hệ thống quản lý HTK trong thực tiễn công tác kế toán
+ Các nguyên tắc đo lường HTK từ khi tiếp nhận đến khi xuất dùng và
Trang 39Bang 2.1, Bang thông tin về 15 doanh nghiệp được khảo sát [Gach the Phương Tập dự xác định | Hệ thống phòng
Linh vue boat} Quy pháp tính Lý do không
STT|Loai hình động - | mô siti | quinly sid HTK giảm giá | 'Ÿ 9) | lập lHrkmual HTK | YS | hang tin xuấtkho
vào kno
Ir [INH [Thuong mei l[aullGiágie |Kẽkhi [Gidih [Không |Khôngehitn
hương {dann lương giám
luén leis rx
2 JINHH |finwong mai Cosi 2|Gia ade [Ke Khai (Gia dich jKhông |khôngc6hn
lhường {dann lương giảm
luén leis TK
[> |DNTN|finuong mai [LaallGlgố [KE Khai (Gia nhp |Khôg |Mikhôxie
lường rude nut kinh gi uẻa
luyến — lrước [hi trường
l-l6mãn Timmgmai [[anilaigie [KE Khar (Gua bin [CS
kả dịch vụ lhường jquan gia
luên - uyên
E— NT Tmmgmi [aiililisie KE Khai — [Gia dich Khong |iMôxie
jung (dann inh i wen
luyến fi xing
6H REC hop ubifu|Loar3)Gia gbe [KE Khai — (Gia bin [CS
hoaibinh lhường {quan gia
luến - uy
[7 JINHH |fivong mai |LaslGagố [KE Khai |Ginhập jKhông |Khôngc6hiện
ha dich vu hướng xuất lương giám
luên - ước jis rx
If JDNTN—|fhuomgmai [Coar1/Gia ge |KEKhai (Gia dich |Không |Khôngsôhin|
ha dich vu hương {dann lương giảm,
luén leis rx
Trang 40ESTTS Phương Tập xác định | Hệ thẳng phòng
Linn vue boat} Quy pháp tính Lý do không
STT| Loạihinh động - | mô giấm | quinly giá HTK giảm giá lập TK mua} HTK | EL [láng dan xuấtkho
vào kno
[> JINAH—]fhomg mar [Lan2löigốe [KE Khar (Gia hp [CS
ha dich vu lường rude suit
luên - ước
iö [HH —ffimmgma l[sidlGásie [KE Khai [Ginhập jKhôg [VIE xe
ha dich vu hương rude suit inh i én
luên - ước fi xine
lũ |€õphin |K&hopnhiulsai3lGiásie |KEkha lGábmh E6
hoaihinh lhường {quan gia
luến - uyên I5 [NHH [Thuong mai Lsi2Giásie |Kẽkha Giánhp (Cb
ha dich vu fiuing rude sud
luên - ước
l5 |Cöphin Rimsui LsilGigie [KE Khar [Binh quin (Cb lhường {ein quyén luen
la [[NHH —liimmgma lsiiGisi [KE Khai Ginhp jKhôg Khôngcbhin
ha dich vu lhường rude suit lương giảm,
luyến — lrước |gá HTK:
Is {íNHH lKwhopnhiulisai3Gasic JRE Khai Gia dich (CB
hoaibinh hương - lam
luyến
Ghi chú:
~ Loại 1: Vốn < 10 tỷ & Lao động < 10 người ~ Loại 2: Vốn < 20 tỷ & Lao động từ 10 - 200 người