1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn kinh tế học phát triển Đề tài các mô hình tăng trưởng kinh tế

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế
Tác giả Phạm Thị Dung
Người hướng dẫn GV: Lê Kiên Cường
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM
Chuyên ngành Kinh Tế Học Phát Triển
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Quy mô tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay các thời kỳ.. Để đo lường tăng t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

KHOA NGÂN HÀNG

MÔN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI : CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

GV : LÊ KIÊN CƯỜNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ DUNG

MSSV: 090119180070

TP.HCM, tháng 08 năm 2021

Trang 2

I MỤC LỤC

I MỤC LỤC 2

II KHÁI NIỆM 3

III CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 4

1 Mô hình cổ điển 4

2 Mô hình của C.Mác 4

3 Mô hình tân cổ điển 6

4 Mô hình của Keynes 7

5 Mô hình tăng trưởng tuyến tính 7

6 Mô hình hai khu vực 8

7 Lý Thuyết tăng trưởng kinh tế mới 9

IV KẾT LUẬN 10

Trang 3

II KHÁI NIỆM

Các mô hình là khuôn mẫu để tổ chức phương pháp tư duy về một vấn đề Các mô hình được đơn giảm hoá bằng cách bỏ qua một vài chi tiết của thế giới hiện thực, qua đó tập trung vào các điểm chính yếu, từ đó giúp chúng ta triển khai phân tích xem nền kinh tế hoạt động thế nào

Như vậy, để tiến hành xây dựng mô hình kinh tế, người ta phải bắt đầu bằng việc thu thập các số liệu để tìm mối quan hệ logic giữa các yếu tố của nền kinh tế, sau

đó sử dụng các kết quả đã phân tích để xây dựng mô hình quan hệ kinh tế Cuối cùng, dù muốn ủng hộ lý thuyết nào chăng nữa, chúng ta vẫn phải kiểm nghiệm bằng số liệu thực tế

Tăng trưởng kinh tế là phạm trù phản ánh quy mô tăng hay giảm của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay các thời kỳ Để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: Phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế, hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP)

Vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách dipn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng Mục đích của những mô hình này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trqng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết

Qua các giai đoạn của lịch sử, mô hình kinh tế cũng được thay đổi theo từng thời

kỳ, từng xã hội và theo mức độ hiểu biết kiến thức của con người Vậy đâu là mô hình tăng trưởng kinh tế tối ưu nhất được các quốc gia áp dụng hiện nay? Chúng ta cùng tìm hiểu lý thuyết về các mô hình phát triển kinh tế để có nhận định và câu trả lời cho câu hỏi trên

Trang 4

III CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1 Mô hình cổ điển

Các nhà hqc thuyết tiêu biểu của mô hình tăng trưởng kinh tế Cổ điển: Wiliam Petty, Adam Smith, David Ricardo

Quan điểm chung về mô hình: 3 nguxn lực cơ bản để tăng trưởng phát triển kinh tế

là đất đai, lao động, vốn Trong các yếu tố đó thì đất đai là yếu tố quan trqng nhất Phân chia xã hội thành 3 nhóm người: địa chủ, tư bản và công nhân Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của hq đối với các yếu tố sản xuất Địa chủ có đất thì nhận địa tô, tư bản có vốn thì nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao động thì nhận tiền công Cách phân phối này được hq cho là hợp

lý Vậy, thu nhập xã hội = địa tô + lợi nhuận + tiền công

Trong 3 nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trqng trong cả sản xuất, tích luỹ và phân phối Hq đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại một phần lợi nhuận

để tích luỹ và chủ động trong quá trình phân phối Các nhà kinh tế hqc cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình - cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho rằng đây là cản trở cho phát triển kinh tế

Các nhà kinh tế hqc cổ điển cho rằng cơ chế thị trường có khả năng giải quyết tốt mqi vấn đề của nền kinh tế, từ việc nghiên cứu các nguxn lực, các nhà kinh tế cổ điển khuyến nghị về chính sách: để mở rộng giới hạn tăng trưởng kinh tế, chính phủ phải đ}y mạnh nhập kh}u lương thực Nhưng nếu quốc gia nào cũng nhập kh}u lương thực thì tăng trưởng kinh tế s~ không thực hiện được

Các nhà kinh tế cổ điển khuyến nghị chính phủ Anh phải mở rộng bờ c•i Tóm lại,

mô hình cổ điển có nội dung khá đơn giản, tuy nhiên có ý ngh€a nhất định

2 Mô hình của C.Mác

2.1 Quan niệm của C.Mác

Theo C.Mác, tăng trưởng kinh tế được thực hiện bằng hai con đường:

Trang 5

 Tăng tư liệu sản xuất và sức lao động trong ngành sản xuất vật chất – tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng;

 Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật chất bằng cách ứng dụng khoa hqc công nghệ - tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

C.Mác còn cho rằng:

 Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng của cải vật chất;

 Tăng trưởng kinh tế còn là sự tăng thêm về số lượng và chất lượng sức lao động

 Quan niệm tăng trưởng của C.Mác không chỉ là sự gia tăng sản lượng đầu ra mà còn là sự gia tăng quy mô và hiệu quả của các yếu tố đầu vào

2.2 Các điều kiện tăng trưởng và phát triển kinh tế

C Mác cho rằng:

 Bốn nguxn lực cơ bản để tăng trưởng kinh tế là: Vốn, lao động, tài nguyên, khoa hqc – công nghệ

 Nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng khi giữa hai khu vực của nền kinh tế: Khu vực I (sản xuất tư liệu sản xuất) và khu vực II (sản xuất tư liệu tiêu dùng) duy trì được các quan hệ t„ lệ nhất định

 Nền kinh tế chỉ tăng trưởng, phát triển khi có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất

Cũng như các nhà kinh tế hqc cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội gxm ba nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân Tương ứng, thu nhập của hq là địa tô, lợi nhuận và tiền công Tuy nhiên, sự phân phối này mang tính bóc lột: thực chất là hai giai cấp: bóc lột và bị bóc lột

Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt r• hai thuộc tính có mâu thuẫn của hàng hoá: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá là sự

Trang 6

thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị Mác là người đầu tiên đưa ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và xây dựng lý luận về tư bản bất biến, tư bản khả biến, hoàn thiện việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động

Về quan hệ cung cầu và vai trò của nhà nước: trong khi phân tích chu kì kinh doanh và khủng hoảng kinh tế của chủ ngh€a tư bản, Mác cho rằng, khủng hoảng thừa do thiếu số cầu tiêu thụ, đây là biểu hiện của mức tiền công giảm và mức tiêu dùng của cá nhân nhà tư bản cũng giảm vì khát vqng tăng tích luỹ Muốn giải thoát khỏi khủng hoảng, nhà nước phải có những biện pháp kích cầu nền kinh tế Như vậy, Mác đã đặt nền tảng đầu tiên cho xác định vai trò của nhà nước trong điều tiết cung cầu kinh tế

3 Mô hình tân cổ điển

Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa hqc và công nghệ, trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương đxng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này

có các quan điểm mới sau: Đối với các nguxn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trqng của vốn Từ đó hq đưa ra hai khái niệm:

Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho

một đơn vị lao động

Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng

với sự gia tăng lao động

Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản ph}m và tăng đầu vào, hq sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglass Y = F (k, l, r, t) Sau khi biến đổi, Cobb - Douglass thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến số: g = t + ak + bl + cr

Trong đó: G: tốc độ tăng trưởng GDP

K, l, r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên

T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa hqc k€ thuật

Trang 7

A, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trqng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản ph}m: a + b + c = 1

Các nhà tân cổ điển rất chú ý tới những vấn đề kinh tế - kỹ thuật thuần túy, tham vqng giải quyết những vn đề kinh tế tách khi mi trng chnh tri; sử dụng mô hình, công cụ toán hqc để phân tích kinh tế; đưa ra hàng loạt khái niệm mới (lợi ích giới hạn; sản ph}m giới hạn, năng suất giới hạn ) nhưng hq lại giữ nguyên kết luận của trường phái cổ điển

Tóm lại: Mặc dù còn có những hạn chế nhất định như phủ nhận vai trò của môi trường chính trị nhưng mô hình “cổ điển mới” đã có những đóng góp quan trqng trong việc xây dựng lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới

4 Mô hình của Keynes

Xuất hiện sau khi chủ ngh€a tư bản lâm vào đại khủng hoảng kinh tế

Nội dung của lý thuyết tăng trưởng kinh tế này bao gxm:

 Nền kinh tế thị trường có khả năng tự điều chỉnh, xác lập cân bằng, tạo việc làm đầy đủ;

 Tiêu dùng có vai trò rất quan trqng trong việc xác định sản lượng;

 Để thúc đ}y nền kinh tế tăng trưởng cần có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế;

 Sự can thiệp của Nhà nước thúc đ}y nền kinh tế tăng trưởng bằng việc tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư;

 Ngân sách Nhà nước là công cụ quan trqng để kích thích đầu tư tư nhân;

 Tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ là công cụ điều tiết v€ mô quan trqng

mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế, thúc đ}y tăng trưởng

Trang 8

5 Mô hình tăng trưởng tuyến tính

Đây là mô hình giải thích con đường tăng trưởng, phát triển kinh tế của các quốc gia nông nghiệp

Mô hình chia quá trình phát triển thành 5 giai đoạn:

 Giai đoạn xã hội truyền thống: Nông nghiệp là ngành nghề kinh tế chủ yếu, năng suất lao động thấp, mức thu nhập thấp, mức sống của dân cư thấp

 Giai đoạn chu}n bị cất cánh: Thương mại hóa sản xuất và lựa chqn ngành kinh tế mũi nhqn

 Giai đoạn cất cánh: Là giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhằm mức thu nhập và mức sống của dân cư tăng

 Giai đoạn chín muxi về kinh tế: Là giai đoạn hoàn thành cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội, quốc gia nông nghiệp đã trở thành quốc gia công nghiệp

 Giai đoạn xã hội tiêu dùng: Giai đoạn này đặc trưng bởi mức sống, mức tiêu dùng cao

Mô hình tăng trưởng tuyến tính có nhiều điểm hợp lý và việc nghiên cứu nó rất bổ ích đối với nhiều quốc gia đang phát triển Tuy nhiên mô hình này không chú ý đến mặt xã hội của quá trình tăng trưởng

6 Mô hình hai khu vực

Mô hình hai khu vực giải thích con đường tăng trưởng, phát triển kinh tế của các quốc gia công nghiệp

Điểm xuất phát của mô hình là sự phát triển nông nghiệp gặp giới hạn do diện tích đất đai có hạn, độ màu m‹ của đất đai giảm dần

 Để tăng trưởng, phát triển kinh tế thì không thể đầu tư phát triển nông nghiệp

mà là công nghiệp

Khi đó, t„ trqng công nghiệp s~ dần tăng lên, t„ trqng nông nghiệp s~ giảm dần xuống Quốc gia nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp

Trang 9

7 Lý Thuyết tăng trưởng kinh tế mới

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế đánh giá cao vai trò của khoa hqc công nghệ, coi khoa hqc c ô ng nghệ là nhân tố quyết định với tăng trưởng, phát triển kinh tế Đặc trưng của kiểu tăng trưởng kinh tế mới:

 Sản ph}m cuối cùng đạt chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu xã hội ngày càng cao về số lượng và chất lượng

 Năng suất lao động cao dựa trên sự ứng dụng tiến bộ khoa hqc – công nghệ

 Sự phát triển của các ngành có hàm lượng khoa hqc cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh hqc, cộng nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng

 Do sự tác động của khoa hqc – công nghệ và khoa hqc quản lý, hiệu quả sử dụng nguxn lực ngày càng tăng Điều đó thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh

tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng các nguxn lực

Tóm lại: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới đánh giá cao vai trò của khoa hqc – công nghệ, coi đây là nguxn lực quyết định với tăng trưởng kinh tế hiện đại

Trang 10

IV KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng s~ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mqi giá Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đxng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những mô hình thích hợp để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]https://kikiko.wordpress.com/2007/06/07/cc-m-hnh-tang-trƯỞng-kinh-tẾ/ [2]https://vi.wikipedia.org/wiki/Tăng_trưởng_kinh_tế

[3]https://tailieu.vn/docview/tailieu/2015/20150630/cuongkd559/bai_2_mot_so_ly

_thuyet_va_mo_hinh_tang_truong_kinh_te_va_phat_trien_kinh_te_4332.pdf? rand=646483

[4]https://daibieunhandan.vn/khai-niem-va-mo-hinh-397799

[5]https://kehoachviet.com/cac-ly-thuyet-tang-truong-kinh-te/ - :~:text=Adam

Smith cho rằng tăng,độ kinh tế – xã hội

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w