Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng-an ninh là một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUỐC PHÒNG – AN NINH
BÀI TẬP GIỮA KÌ PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU PHẢI KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QP- AN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY? LIÊN HỆ THỰC TIỄN
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN?
GVHD: Thượng tá Nguyễn Văn Thắng
Nhóm 10, Tổ 5, Lớp 14DHQTKD07
1 Vũ Mai Trinh 46
2 Phạm Ngọc Thanh Trúc 47
3 Nguyễn Nhật Trường 49
4 Nguyễn Ngọc Tường Vy 53
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 10 xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Thắng Trong quá trình tìm hiểu và học tập môn Giáo dục Quốc Phòng -An Ninh, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy rất tâm huyết và nhiệt tình từ thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về bộ môn này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: “Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố
QP-AN ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ thực tiễn và trách nhiệm của sinh viên?” Tiếp đến chúng em xin gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh - những người đã góp sức truyền đạt kiến thức tận tâm, nhiệt tình để chúng em có được nền tảng tốt như hôm nay Nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ quý thầy cô
để giúp bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 10 xin cam đoan về đề tài tiểu luận: “Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ thực tiễn và trách nhiệm của sinh viên?” do nhóm nghiên cứu và thực hiện
Nhóm đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài “Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ thực tiễn và trách nhiệm của sinh viên?” là trung thực và không sao chép từ bất
kỳ bài tập của nhóm khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đã ký
Phạm Ngọc Thanh Trúc
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG -AN NINH
1 Khái niệm
1.1 Mục đích kết hợp
1.2.Tính chất của sự kết hợp
2 Cơ sở lí luận của sự kết hợp
2.1 Kinh tế là cơ sở vật chất quyết định quốc phòng-an ninh
2.2 Quốc phòng-an ninh còn tác động trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tiêu cực và tích cực
2.2.1 Tích cực
2.2.2 Tiêu cực
3 Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
II KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG -AN NINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
III LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
1 Liên hệ thực tiễn
2 Trách nhiệm của sinh viên
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU Trong xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, việc kết hợp chặt chẽ yếu tố dựng nước và giữ nước luôn là yêu tiên hàng đầu trong đường lối lãnh đạo của Nhà nước ta nói chung và Đảng Cộng Sản nói riêng Mối liên kết khăng khít này giúp nâng cao sức mạnh quốc phòng của đất nước trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam đã và đang là một đất nước phát triển, nỗ lực từng ngày để hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng-an ninh là một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Thực tế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy không phải mọi lúc, mọi nơi, sự kết hợp này được bảo đảm Vì vậy, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện nhằm kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong một chính thể thống nhất Quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận
và thực tiễn
Để có thể hiểu hơn về ý nghĩa của sự kết hợp này, cũng như trách nhiệm của sinh viên chúng em trong thời đại hiện nay, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP- AN ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ thực tiễn và trách nhiệm của sinh viên?”
Trang 6Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế
xã hội với tăng trường củng cố QP-AN ở nước ta hiện nay? Liên hệ thực tiễn và trách nhiện của sinh viên?
Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục quốc phòng và an ninh 1
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
TRIỂN KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG -AN NINH
1 Khái niệm
Là kết hợp kinh tế với QPAN là sự gắn kết giữa kinh tế với Quốc phòng và
an ninh trong một thể thống nhất, nhằm bổ sung tạo điều kiện , thúc đẩy cùng nhau phát triển với hiệu quả kinh tế xã hội cao
1.1. Mục đích kết hợp
Kinh tế phát triển, quốc phòng-an ninh vững mạnh góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh vững chắc cho đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự xã hội Thực chất của sự kết hơp là gắn kết giữa kinh tế xã hội với quốc phòng-an ninh và đối ngoại
1.2. Tính chất của sự kết hợp
Là hoạt động chủ quan của Đảng, Nhà nước trên cơ sở nắm bắt đúng quy luật khách quan
Để thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, ta phải kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP-AN trong một chính thể thống nhất
Quan điểm hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận và thực tiễn
2 Cơ sở lí luận của sự kết hợp
Kinh tế, QP-AN là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền Kinh tế và QP-AN là những lĩnh vực khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau Kinh tế là yếu tố suy cho cùng quyết định
QP-AN và ngược lại QP-QP-AN cũng có tác động trở lại với kinh tế, bảo vệ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế
Trang 82.1. Kinh tế là cơ sở vật chất quyết định quốc phòng-an ninh
Một là, kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc
phòng-an ninh Lợi ích kinh tế suy cho đến cùng làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột xã hội Để giải quyết mâu thuẫn đó phải có hoạt động quốc phòng-an ninh Hai là, bản chất của chế độ kinh tế - xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng-an ninh Xây dựng quốc phòng-an ninh để tự vệ, giữ nước, là do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa quy định Tăng cường sức mạnh quốc phòng-an ninh vì mục đích bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản để thực hiện răn đe, can thiệp hay chiến tranh xâm lược là do bản chất của chế độ kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định
Ba là, kinh tế còn quyết định đến việc cung cấp nhân lực, vật lực cho hoạt động quốc phòng-an ninh Qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của LLVT: quyết định đường lối chiến lược quốc phòng-an ninh
2.2. Quốc phòng-an ninh còn tác động trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tiêu cực và tích cực
Quốc phòng-an ninh vững mạnh tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển
Thực hiện quốc phòng-an ninh trong thời bình, mức độ nhất định kích thích kinh tế phát triển
Tiêu dùng cho quốc phòng-an ninh đặt ra cho nền kinh tế phải sản xuất ra sản phẩm hoặc thông qua mở rộng kinh tế đối ngoại để đáp ứng nhu cầu của nó
Tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính xã hội
Ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội và sự phát tiển của nền kinh tế
Trang 9 Hoạt động của quốc phòng-an ninh còn huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế
3 Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
Trên thế giới ,dù là nước lớn hay nhỏ, kinh tế chưa phát triển hay đang phát triển, dù chế độ chinh trị như thế nào thì mỗi quốc gia đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh Ở Việt Nam,
sự kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng-an ninh đã được thực hiện trong lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước
Triều đại phong kiến, Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng
đề ra nhiều kế sách giữ nước với tư tưởng: “lấy dân làm gốc”, “dân giàu, nước mạnh”, “phú binh, phú cường”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” Thực hiện kế sách “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân”….Để vừa phát triển kinh tế vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ Quốc
Từ khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng nắm vững quy luật và biết kế thừa kinh nghiệm của lịch sử nên đã thực hiện sự kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh một cách nhất quán bằng những chủ trương sáng tạo phù hợp với từng thời kì cách mạng Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) Đảng ta ra chủ trương
“vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” , “vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, “xây dựng làng kháng chiến”
Kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện ở mỗi miền với nội dung và hình thức thích hợp Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ Miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đây là sự linh hoạt, sáng tạo bảo đảm cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi
Trang 10Thời kì cả nước độc lập, thống nhất và đi lên xã hội chủ nghĩa (1975 đến nay) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh được đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và được triển khai trên quy
mô lớn, toàn diện hơn
II KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG -AN NINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Từ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh Chúng ta rút ra ý nghĩa thực tiễn thực hiện sự kết hợp, trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn đó là:
Phát triển kinh tế xã hội là trọng tâm nhưng không phải bằng mọi giá mà phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, luôn tính đến và không làm ảnh hưởng đến quốc phòng-an ninh
Ngược lại, không phải quá lo giữ quốc phòng-an ninh mà không dám mở cửa, bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập
Phát triển kinh tế xã hội là để có điều kiện tăng cường củng cố, đầu tư cho quốc phòng-an ninh
Củng quốc phòng-an ninh là để tạo điều kiện môi trường hòa bình ổn định cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ thành quả phát triển kinh tế xã hội
III LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN
1 Liên hệ thực tiễn
Sự kết hợp và phát triển kinh tế - xã hội với không ngừng tăng cường quốc phòng - an ninh và đổi ngoại là chiến lược mang ý nghĩa to lớn trong thực tiễn Một ví dụ thực tế, những năm gần đây, dịch Covid hoành hành khắp nơi trên thế giới, làn sóng dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội
Trang 11và nền kinh tế của Việt Nam Trong tình hình diễn biến phức tạp, ta có thể thấy
rõ vai trò của lực lượng bộ đội, công an, chiến sĩ, lực lượng dân quân tự vệ, trên mặt trận chống dịch Lực lượng của quốc phòng an ninh đã góp phần to lớn vào thành công trong việc khống chế và đẩy lùi dịch bệnh ở nước ta
Đây chính là một biểu hiện cụ thể của sự kết hợp giữa quốc phòng-an ninh
và kinh tế
2 Trách nhiệm của sinh viên
Là một sinh viên tôi thấy rằng bản thân mình nói riêng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói chung cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện thể lực và trí lực, tu dưỡng đạo đức, tích cực lao động để cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước như:
Nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản thân, làm giảm lòng trung thành với
Tổ quốc
Tích cực tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đóng góp trong khả năng của mình vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước
Tăng cường đoàn kết nhân dân, tuyên truyền, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh và thế trận an ninh nhân dân vững chắc
Trang 12KẾT LUẬN
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh và đối ngoại là một trong những nội dung qua quốc phòng sự nghiệp củng
cố quốc phòng-an ninh bảo vệ Tổ quốc, thực chất là thực hiện song lại hai nhiệm
vụ chiến lược cách mạng của nước ta Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh và đối ngoại là đường lối, quan điểm xây dựng nền QPTD thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước lấy ổn định và phát triển mọi mặt đời sống xã hội làm nền tảng Đây là một vấn đề trở thành truyền thống của dân tộc, phù hợp với đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối QPTD, chiến tranh nhân dân
Kết hợp với kinh tế quốc phòng, quốc phòng với kinh tế quốc phòng với an ninh và đối ngoại là nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế củng
cố quốc phòng-an ninh vững mạnh bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn đất nước
và an ninh quốc gia, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và mọi thành quả cách mạng
Trong tình hình hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường và tranh thủ điều kiện quốc tế để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn cho củng cố quốc phòng vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đó là nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, của mọi ngành, mọi cấp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước
Là sinh viên Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta cần tích cực học tập, nghiên cứu nhận thức đúng đắn các nội dung trên,
từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động gắn kết các nhiệm vụ quốc phòng-an ninh với xây dựng phát triển kinh tế - xã hội; góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng của đất nước, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là: Xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Trang 13TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh 1, TP.HCM,
NXB Trường đại học Công thương TP.HCM - Khoa giáo dục thể chất và quốc phòng – An ninh (2023)
[2] Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân, nguyên Cán bộ Viện
Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc Phòng, Một số giải pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong thế trận quốc phòngtoàn dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Truy cập từ:
http://hc.qdnd.vn/nghien-cuu-kinh-nghiem-trao-doi/mot-so-giai- phap-ket-hop-kinh-te-voi-quoc-phong-quoc-phong-voi-kinh-te-trong- the-tran-quoc-phong-toan-dan-bao-ve-to-quoc-trong-tinh-hinh-moi-482365
[3] TS Đặng Xuân Hoan (19/07/2020), Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh – Từ góc độ quản lý nhà nước.
Truy cập từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc- phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/817025/ket-hop-phat-trien-kinh-te- voi-cung-co-tiem-luc-quoc-phong%2C-an-ninh -tu-goc-do-quan-ly-nha-nuoc.aspx
[4] https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen- truyen/giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh/tieu-luan-quoc-phong-an-ninh/20522774
[5].https://www.studocu.com/vn/u/30934737?sid=01702105507