1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triết học quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta

17 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta
Tác giả Lê Thị Hương Trà
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Khoa Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận triết học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

2.2.Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiến trúc thượng tầng...52.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng...62.2.2 Sự tác động trở lại của kiến t

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VỚI CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ o0o

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

Lớp tín chỉ

Giảng viên hướng dẫn

Số thứ tự

: Lê Thị Hương Trà : 2215110390 : TRI114.4 : TS Đào Thị Trang : 90

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Kết cấu tiểu luận 2

NỘI DUNG 3

I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN VỀ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 3

1 Khái niệm 3

1.1 Cơ sở hạ tầng 3

1.2 Kiến trúc thượng tầng 4

2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội 5

2.1 Biện chứng là gì? 5

2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiến trúc thượng tầng 5

2.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng 6

2.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng 7

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận 7

II VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VỚI CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA NƯỚC TA 8

1 Xây dựng kiến trúc thượng tầng chính trị phù hợp với cơ sở hạ tầng là yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới ở Việt Nam 9

2 Vai trò định hướng của Nhà nước trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là lý luận nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử Nhờ có lý luận này mà các hiện tượng xã hội được nhận thức một cách khoa học Thông qua phân tích các mối quan hệ cơ bản trong một hình thái kinh tế - xã hội mà Mac đã tìm ra quy luật vận động của lịch sử loài người, và trên cơ sở đó, khẳng định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là quán trình lịch sử tự nhiên

Trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã không ngừng chỉ ra quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mà ông còn đặc biệt chú ý phân tích tác động mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Sự tác động qua lại giữa hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động của mỗi hình thái kinh tế - xã hội

Trong quá trình phát triển của bất kì chế độ xã hội nào từ xưa đến nay, mỗi quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Đây là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là cơ sở để thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và cải tạo xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết mối quan hệ này là rất cần thiết, nó xác định những định hướng đúng đắn để khắc phục những mâu thuẫn nội tại trong xã hội nhằm duy trì và củng cố sự ổn định của chế độ xã hội hiện thời Đây là vấn đề quan trọng với tất cả quốc gia, dân tộc, các chế độ chính trị trên toàn thế giới Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, từ đó dựa trên điều kiện thực tiễn của đất nước nhằm mục đích vận dụng và quán triệt mối quan hệ này vào việc định hướng phát triển nền kinh tế kết hợp với củng cố hệ thống chính trị, đổi mới một cách toàn diện và triệt để sâu sắc, tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang 4

Nhận thức được sự mệnh quan trọng đó, bản thân em thuộc thế hệ trẻ, là một công dân của đất nước, em hy vọng được góp một phần nhỏ trong công cuộc đổi mới đất nước với đề tài nghiên cứu: “Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta” Là một sinh viên, vùng hiểu biết của em còn nhiều thiếu sót, lý luận còn hạn chế Do đó, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn!

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn TS Đào Thị Trang đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người

đã giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu đề tài vừa qua

I.2 Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở

hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, kinh tế và chính trị đất nước

I.3 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Từ

đó đưa ra những đánh giá, vận dụng, phân tích về kinh tế với chính trị ở nước ta I.4 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì tiểu luận có kết cấu như sau:

I Lý luận của chủ nghĩa Mac – Lenin về quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng

II Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong việc phân tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới của nước ta

2

Trang 5

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN VỀ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

I.1 Khái niệm

I.1.1 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế xã hội nhất định

Cơ sở hạ tầng mang tính lịch sử và tính giai cấp Ở mỗi một giai đoạn lịch

sử khác nhau sẽ có một cơ sở hạ tầng khác nhau Cơ sở hạ tầng phản ánh và bảo

vệ lợi ích cũa những giai cấp khác nhau

Cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội Cơ sở hạ tầng bao gồm 3 loại quan hệ sản xuất khác nhau đồng thời cùng tồn tại, quan hệ sản xuất thống trị xã hội, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai

Quan hệ sản xuất thống trị: là quan hệ sản xuất đang thống trị trong xã hội,

là cơ sở xác lập cơ cấu kinh tế của một nước Về cơ bản, quan hệ nền móng bảo đảm lợi ích giai cấp cho giai cấp thống trị trong xã hội Quan hệ sản xuất nền móng chi phối hoạt động của các quan hệ sản xuất tàn dư và mầm mống, là nhân

tố hàng đầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội cho quốc gia, dân tộc

Quan hệ sản xuất tàn dư là những bộ phận, yếu tố của quan hệ sản xuất ở phương thức sản xuất cũ trong xã hội mới Nó có thể là những yếu tố đã lạc hậu nhưng chưa bị xóa bỏ, hoặc là những giá trị được kế thừa Như vậy, các quan hệ tàn dư vừa có thể gây cản trở, vừa góp phần thúc đẩy đối với phương thức sản xuất mới

Trang 6

Quan hệ sản xuất mầm mống là quan hệ phủ định đối với quan hệ sản xuất hiện tại, là kết quả tất yếu của quá trình vận động biện chứng của nền sản xuất

xã hội giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội hiện tại Trong

xã hội có giai cấp đối kháng, các quan hệ sản xuất mầm mống luôn bị quan hệ thống trị tìm cách chi phối nhằm ngăn cản sự tồn tại và phát triển Ngược lại, chế độ xã hội chủ nghĩa (đặc biệt ở giai đoạn quá độ) quan hệ sản xuất nền móng luôn tạo điều kiện cho ngững quan hệ mới ra đời và phát triển

Các quan hệ sản xuất tác động lẫn nhau do chúng quy định và hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định Trong cơ cấu kinh tế đó, thành phần kinh

tế do quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại, chi phối các thành phần kinh tế, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo , nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội Trong xã hội

có đối kháng giai cấp thì tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong cơ sở hạ tầng Do đó, cơ sở hạ tầng là một nền kinh tế có nhiều thành phần Cơ sở hạ tầng tạo dựng mặt kinh tế của đời sống xã hội I.1.2 Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan niệm, tư tưởng, học thuyết về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và các thiết chế tương ứng như đảng phái, nhà nước, đoàn thể, giáo hội được hình thành và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có quy luật hình thành và phát triển riêng nhưng chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau Các yếu tố chính trị, pháp quyền liên hệ trực tiếp tới cơ sở hạ tầng, còn lại các yêu tố như triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo thì liên hệ gián tiếp tới cơ sở hạ tầng Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính chất đối kháng giai cấp và phản ánh đối kháng của cơ sở hạ tầng và cuộc đấu tranh tư tưởng của giai cấp đối kháng, bao gồm hệ tư tưởng và thể chế giai

4

Trang 7

cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm xã hội trước để lại, quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhất định Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng thì nhà nước đóng vai trò là công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp

lý Giai cấp nào làm chủ quan hệ sản xuất thống trị thì sẽ làm chủ sở hữu tư liệu sản xuất, nắm lấy bộ máy nhà nước và tư tưởng của giai cấp đó là tư tưởng thống trị

I.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ

tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

I.2.1 Biện chứng là gì?

Trong lịch sử Triết học, khái niệm biện chứng được con người hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Nhưng theo quan niệm của Triết học hiện đại, biện chứng được định nghĩa như sau:

Biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, vận động, phát sinh và tiêu vong của chúng

Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Trong đó, biện chứng khách quan là biện chứng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan; biện chứng chủ quan là sự phản ánh hiện thực khách quan đến bộ não của con người

I.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiến

trúc thượng tầng

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển lịch sử xã hội Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội gắn bó hữu cơ, có quan hệ biện chứng Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ

Trang 8

thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định

Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng diễn ra theo hai hướng Một là, sự phát triển hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất Hai là, sự tăng hay giảm về lượng không làm cho chất thay đổi ngay mà thay đổi dần dần từng phần từng bước Theo quy luật này thì quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra như sau Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó gọi là điểm nút thì nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi kiến trúc thượng tầng Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến đổi một hay nhiều bộ phận mà là sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế chính trị và hình thái kinh tế chính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này: trong giai đoạn hình thái kinh tế chính trị đó chiếm giữ thì cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có sự dung hòa với nhau hay đạt được giới hạn độ Tại đây, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tác động biến chứng với nhau theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về cơ sở hạ tầng (tăng hoặc giảm dần) nhưng tại đây kiến trúc thượng tầng chưa có sự thay đổi

Cơ sở hạ tầng ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trình đào thải Mác nói: “Nếu không có phủ định những hình thức tồn tại đã có trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào” Chính

vì cơ sở hạ tầng cũ đã được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ đã được cải tạo đi trên những nâc thang mới Chính vì

cơ sở hạ tầng thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thượng tầng luôn luôn thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng

I.2.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc

thượng tầng

Quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần, tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội Kiến trúc thượng tầng được hình

6

Trang 9

thành từ cơ sở hạ tầng Mọi hiện tượng của kiến trúc thượng tầng đều do nguyên nhân sâu xa nằm trong cơ cấu kinh tế

Cơ sở hạ tầng quyết định sự ra đời, tồn tại và mất đi của kiến trúc thượng tầng Với mỗi một cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng phù hợp: trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm vị trí thống trị kinh tế thì cũng sẽ chiếm địa vị thống trị về xã hội Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tính chất, bản chất của kiến trúc thượng tầng Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng sớm muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dung để xây dưng kiến trúc thượng tầng mới

Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn

ra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác

I.2.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ

sở hạ tầng

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ

Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra những sau khi xuất hiện lại

có tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng theo chiều tích cực hoặc tiêu cực, cụ thể:

Trang 10

Về mặt tích cực, nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với những quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển Từ

đó, nó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Về mặt tiêu cực, nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với các quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó cản trở, kìm hãm sự phát triển của cơ

sở hạ tầng Từ đó nó kìm hãm phát triển kinh tế

I.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng vì vậy muốn đưa đất nước phát triển, khi vạch ra các đường lối chính sách trước hết phải xuất phát từ các quan hệ kinh tế

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là phải đẩy mạnh các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tương lai

Từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã chuyển kinh tế đất nước từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa

Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng thông qua vai trò lãnh đạo của nhà nước, vì vậy trong hoạt động thực tiễn khi khai thác các đường lối chính sách phải phù hợp, khoa học, phải coi trọng vai trò của chính trị, tính năng động sáng tạo của chính trị trong việc vận dụng vào các quy luật kinh tế khách quan

Khi vận dụng mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng tức là quan hệ chính trị với kinh tế, chúng ta phải xuất phát từ kinh tế coi trọng chính trị nhưng không tuyệt đối hóa mặt kinh tế coi nhẹ yếu tố chính trị sẽ dẫn đến sai lầm của chủ nghĩa duy vật lầm tưởng

Không tuyệt đối hóa yếu tố chính trị coi nhẹ hoặc hạ thấp yếu tố kinh tế sẽ dẫn đến sai lầm của chủ nghĩa chủ quan duy ý chí

8

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w