1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ truyền thông quốc tế

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận cuối kỳ môn: Truyền thông quốc tế
Tác giả Vũ Hà Phương Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Diệu Quỳnh, Nguyễn Mậu Đình Thắng, Đặng Minh Trang, Nguyễn Tất Lâm
Người hướng dẫn Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Quang Vinh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Truyền thông quốc tế
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Định nghĩa Truyền thông quốc tế (4)
  • 2. Nghiên cứu Truyền thông quốc tế bao gồm những chuyên sâu/khía cạnh/ chức năng gì? (4)
    • 2.1. Phạm vi nghiên cứu (4)
    • 2.2. Phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ môn học Truyền thông quốc tế 5 3. Xu thế Truyền thông quốc tế (5)
    • 3.1. Bối cảnh thế giới hiện nay (6)
    • 3.3 Vai trò của truyền thông quốc tế (12)
  • PHẦN 2: Câu 2 (0)
    • 1. Thông tin đối ngoại (17)
      • 1.1. Định nghĩa (17)
      • 1.2. Đối tượng và địa bàn của thông tin đối ngoại (17)
      • 1.3. Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại (20)
    • 2. Chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam (22)
      • 2.1. Quá trình hình thành chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam (22)
    • 3. Việc nắm vững chính sách thông tin đối ngoại có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị trong quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao và nghề nghiệp (27)
      • 3.1. Vai trò của thông tin đối ngoại (27)
      • 3.2. Bối cảnh (28)
      • 3.3. Liên hệ bản thân (28)
  • PHẦN 3: Câu 3: Khảo sát, làm rõ đặc điểm truyền thông quốc tế Ấn Độ (0)
    • 1. Giới thiệu về truyền thông quốc tế Ấn Độ (31)
      • 1.1. Bối cảnh Truyền thông quốc tế Ấn Độ qua từng thời kỳ (31)
      • 1.2. Các chính sách truyền bá văn hóa, các phương thức truyền thông quốc tế của Ấn Độ (34)
      • 1.3. Chính sách kiểm soát thông tin của Ấn Độ (38)
    • 2. Truyền hình (40)
      • 2.1. Tổng quan về truyền hình Ấn Độ (40)
      • 2.2. Lịch sử truyền hình Ấn Độ (40)
      • 2.3. Vai trò của truyền hình trong việc cơ cấu xã hội và chính trị (42)
      • 2.4. Vai trò của truyền hình trong truyền thông quốc tế (44)
      • 2.5. Sự phản ánh và phát triển văn hóa Ấn Độ trên màn ảnh quốc tế (45)
      • 2.6. Phát sóng và phân phối truyền hình Ấn Độ trên toàn cầu (46)
      • 2.7. Truyền hình trong ngoại giao văn hóa (48)
    • 3. Phát thanh (49)
      • 3.1. Tổng quan về phát thanh Ấn Độ (49)
      • 3.3. Vai trò của phát thanh trong truyền thông quốc tế (53)
    • 4. Báo chí Ấn Độ (56)
      • 4.1. Tổng quan về báo chí Ấn Độ (56)
      • 4.2. Lịch sử báo chí Ấn Độ (57)
      • 4.3. Vai trò của báo chí Ấn Độ trong truyền thông quốc tế (58)
    • 5. Mạng xã hội Ấn Độ (60)
      • 5.1. Tổng quan về mạng xã hội Ấn Độ (60)
      • 5.2. Vai trò mạng xã hội Ấn Độ trong truyền thông quốc tế (61)

Nội dung

Mặc dù Internet đang được bàn thảo sôi nổi trong các nghiên cứu về truyền thông quốc tế trong những năm gần đây, nhưng với tư cách là một tác nhân truyền thống, television vẫn là một tác

Định nghĩa Truyền thông quốc tế

Truyền thông quốc tế được định nghĩa là "truyền thông xuyên biên giới", (the communication that occurs across international borders') Theo định nghĩa này, đối tượng nghiên cứu của truyền thông quốc tế chính là các dòng thông tin luân chuyển xuyên qua các rào cản biên giới cùng các thể chế và luật lệ điều tiết chúng Trước kia các nghiên cứu về truyền thông quốc tế thường chi quan tâm đến khía cạnh trao đổi thông tin giữa các chính phủ với nhau, trong điều kiện một số cường quốc năm quyền thiết lập chương trình nghị sự cho truyền thông thuộc loại này Nhưng khi “bức màn sắt" phân đôi thế giới trong chiến tranh lạnh bị sụp đổ và những tiến bộ như vũ bão trong kỹ thuật truyền thông (đặc biệt phải kể đến công nghệ thông tin và công nghệ số), truyền thông quốc tế thực sự đã vượt ra khỏi lĩnh vực nhỏ hẹp là quan hệ giữa các chính phủ để bao hàm cả quan hệ giữa các tác nhân kinh tế dân sự ở cấp độ toàn cầu

Khái niệm communication có gốc Latin là “to share (chia sẻ) Bởi vậy, truyền thông quốc tế hàm nghĩa là chia sẻ tri thức, tư tưởng và niềm tin giữa những người khác nhau trên khắp thế giới; và bởi vậy, có thể trở thành một trong các yếu tố đóng góp vào việc giải quyết xung đột ở cấp độ toàn cầu và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Tuy nhiên, hiện nay đa phần các kênh truyền thông quốc tế lại không được sử dụng vào những mục tiêu trên mà chủ yếu là tập trung vào thúc đẩy lợi ích kinh tế và chính trị của các cường quốc trên thế giới - những người đang nắm giữ và kiểm soát các phương tiện truyền thông toàn cầu.

Nghiên cứu Truyền thông quốc tế bao gồm những chuyên sâu/khía cạnh/ chức năng gì?

Phạm vi nghiên cứu

Trước kia các nghiên cứu về truyền thông quốc tế thường chỉ quan tâm đến khía cạnh trao đổi thông tin giữa các chính phủ với nhau, trong điều kiện một số cường

5 quốc nắm quyền thiết lập chương trình nghị sự cho truyền thông thuộc loại này Nhưng khi “bức màn sắt” phân đội thế giới trong chiến tranh lạnh bị sụp đổ và những tiến bộ như vũ bão trong kỹ thuật truyền thông (đặc biệt phải kể đến công nghệ thông tin và công nghệ số), truyền thông quốc tế thực sự đã vượt ra khỏi lĩnh vực nhỏ hẹp là quan hệ giữa các chính phủ để bao hàm cả quan hệ giữa các tác nhân kinh tế và dân sự cấp độ toàn cầu

Hiện nay, tham dự truyền thông đại chúng không chỉ có các tác nhân nhà nước mà còn các tác nhân phi nhà nước như các chủ thể đến từ xã hội dân sự (các tổ chức xã hội, phong trào xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các thành viên của mạng xã hội toàn cầu ); kế đó là các chủ thể đến từ thị trường (các MNCs, các công ty và tập đoàn xuyên quốc gia, các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới ); và các chủ thể quốc tế (các thể chế quốc tế mang tính khu vực cũng như toàn cầu như ASEAN, WTO, WB ) Cũng bởi vậy mà nội dung của khái niệm “truyền thông quốc tế” đến nay đã rộng ra rất nhiều; nó bao hàm từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự

Hiện nay truyền thông quốc tế đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều giai tầng trong xã hội: từ nhà nước, thị trường cho đến xã hội dân sự Phổ nghiên cứu về truyền thông quốc tế cũng mở rộng hơn so với trước đó Nó không còn bó hẹp trong phạm vi quan hệ giữa các chính phủ Với thực tiễn đó có thể gọi mọi hoạt động “thông tin đối ngoại” của nhà nước là “truyền thông quốc tế”, nhưng chiều ngược lại thì không lại thì không Đó là điểm khác biệt nhưng chiều ngược căn - bản của truyền thông quốc tế hiện nay so với trước kia.

Phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ môn học Truyền thông quốc tế 5 3 Xu thế Truyền thông quốc tế

Với tư cách là một môn học: truyền thông quốc tế hiện nay đang nóng lên bởi các nghiên cứu về “văn hóa” xuyên biên giới; “các phương tiện truyền thông”, “truyền thông so sánh” và “truyền thông chính trị” Người ta ngày càng quan tâm đến khía cạnh quốc tế của truyền thông chính là bởi sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp truyền thông và công nghiệp văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

Hiện nay, chưa có sự nhất trí chung trong giới nghiên cứu về bộ môn truyền thông quốc tế Nhiều quan điểm cho rằng, truyền thông quốc tế chưa phải là một ngành khoa học độc lập vì nó là kết quả giao thoa của nhiều ngành khác nhau (mà cụ thể là ngành quan hệ quốc tế và ngành truyền thông)

3 Xu thế Truyền thông quốc tế

Bối cảnh thế giới hiện nay

Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thông tin đang giúp nhân loại tiến hành giao tiếp vượt qua các trở ngại vốn dĩ gắn với không gian và thời gian địa lý Hệ quả là, quá trình toàn cầu hóa trên các phương diện của đời sống nhân loại đang diễn ra mạnh mẽ từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa và tri thức Không gian hoạt động (bao gồm cả không gian giao tiếp) của các chủ thể sống (ở mọi cấp độ từ cá thể cho đến cộng đồng) đang được mở rộng vượt - ra khuôn khổ biên giới của các nhà nước dân tộc (Nation - State)

Dưới tác động của chúng, hầu hết các hình thức (các phương tiện) truyền thống của truyền thông đang chuyển hóa dần dần theo hướng: rũ bỏ tính chất địa phương để khoác lên bản thân tính chất quốc tế Đơn cử như một trang báo mạng của một địa phương nào đó, bất cứ ai trên thế giới cũng có thể truy cập đến, đọc nó (nếu như biết ngôn ngữ), thu nhận thông tin và đưa ra các phán xét Đây là một thực tiễn phổ biến, nhất là với các website viết bằng tiếng Anh một thứ ngôn ngữ được toàn - cầu hóa và truyền thông quốc tế sử dụng như ngôn ngữ giao tiếp chủ đạo

Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra các dòng thông tin xuyên quốc gia mà không cần để ý xem các nguồn phát có mục tiêu “đối ngoại” hay không Nói cách khác, truyền thông quốc tế hiện nay không phụ thuộc vào ý chí hay mục tiêu thông tin của các chủ thể là quốc gia, mà trái lại, nó bao hàm cái sau này như một bộ phận lệ thuộc Nó trở thành một “sân chơi” chung, mà ở đó, các nhà nước, công ty, cộng đồng và cá thể đều có thể tham dự với những “quy ước và luật lệ tự xây dựng tương ứng Nếu một nhà nước nào đó muốn hiện diện trên FB, nó buộc phải “đóng vai” thành viên giống như các thành viên còn lại, và không thể mang theo “quyền uy” mà nó có trong đời sống hiện thực vào không gian ảo này

3.2 Các xu hướng Truyền thông quốc tế

3.2.1 Xu hướng tư nhân hóa

Xu hướng tư nhân hoá rộng khắp những mạng lưới thông tin và truyền thông mà vốn trước đó do nhà nước quản lý đã được WTO cùng WB ra sức cổ suý trong - suốt những năm 1990 cho đến bây giờ đã làm thay đổi lớn lao diện mạo của - truyền thông quốc tế

Cũng bởi các phương tiện truyền thông đại chúng mà đặc biệt là television đã có ảnh hưởng lớn trong việc định hình nghị sự truyền thông quốc tế, nên các mối quan tâm cũng hướng đến xu hướng tập trung quyền lực thông tin và những ảnh hưởng của quá trình này đối với truyền thông quốc tế

Mặc dù Internet đang được bàn thảo sôi nổi trong các nghiên cứu về truyền thông quốc tế trong những năm gần đây, nhưng với tư cách là một tác nhân truyền thống, television vẫn là một tác nhân quan trọng trong việc định hình nghị sự đối với hệ thống truyền thông toàn cầu đương đại

Trong kỷ nguyên truyền thông số đa kênh, số lượng hình ảnh của thế giới phương Tây được nhân bội tỷ lệ thuận với quyền lực truyền thống mà họ đang nắm giữ Tất cả những cái đó đã thúc đẩy một lối sống theo chủ nghĩa tiêu dùng trong dân chúng thế giới Trong bối cảnh như vậy, television với “ngôn ngữ chủ đạo là hình ảnh đã - thể hiện năng lực xuyên qua các rào cản ngôn ngữ và văn hóa để đến được với đại chúng - điều mà trước đó các phương tiện truyền thông “viết” và “nói” không thể làm nổi

Ví dụ, theo Statista.com, số liệu thống kê được theo năm 2023 về lượng người xem

TV trên toàn thế giới hiện tại là 5,46 tỷ người

3.2.2 Xu hướng tập trung hoá, sáp nhập hoá

Ví dụ, Hoa Kỳ vẫn là nước hưởng lợi nhiều nhất do nắm giữ trong tay hệ thống vệ tinh viễn thông hùng mạnh và có đông đảo các đại diện hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa và thương mại điện tử

“Hoa Kỳ đang thống trị hệ thống truyền thông toàn cầu liên quan đến thông tin và tư tưởng Âm nhạc, phim ảnh, tivi và các phần mềm của Hoa Kỳ đã chứng tỏ sự ưu việt, vượt trội và rõ ràng đến mức, có thể con người và “tự do cho dòng chảy của các tư bản” đang là những yêu sách được nền ngoại giao công chúng của Hoa Kỳ theo đuổi Tạo ra một nền điện ảnh đáng mơ ước với những người nghệ sĩ, đó là Hollywood

Gần đây, ta thấy thị trường phim ảnh Hàn Quốc cũng đang “phất cờ” Gần đây nhất đó là bộ phim XO, Kitty là sự kết hợp văn hoá và giải trí của cả hai nước Hàn Mỹ - trên nền tảng Netflix Sản phẩm đón nhận được sự yêu thích nhiều từ khán giả Hiện thực đang diễn ra xu hướng tập trung hóa, sáp nhập hóa các công ty truyền thống và mạng truyền thông quốc tế mà chủ yếu là của thế giới nói, chúng có mặt - ở khắp nơi trên trái đất Chúng ảnh hưởng đến “khẩu vị”, đến cuộc sống và cảm hứng của hầu khắp các dân tộc trên thế giới”

Ví dụ, trong sự kiện xung đột giữa hai nước Nga Ukraine, toàn thế giới luôn chú - ý tới động thái đưa tin, truyền thông của các bên nước lớn như Mỹ, phương Tây hay khối NATO Hay trong các sự kiện chính trị quan trọng , truyền thông các nước lớn trên luôn giành được sự chú ý nhiều hơn cả

Xu hướng tập trung hóa như vậy trong truyền thông quốc tế sẽ làm cho bản đồ truyền thông trên toàn cầu trở nên mất cân đối và bất bình đẳng: Một phương Tây hùng mạnh đang thống trị thế giới còn lại về phương diện thông tin, văn hóa và truyền thông Điều này đã làm dấy lên sự quan ngại của các nước đang hoặc chậm phát triển về hiểm họa bị xâm hại chủ quyền văn hóa

Hệ quả của thực trạng này là một miền Nam nghèo thông tin ngày càng trở nên phụ thuộc vào một miền Bắc giàu thông tin Lịch sử dường như vẫn giữ nguyên quy luật: nước giàu thống trị về chính trị, kinh tế, quân sự, ngôn ngữ, mạng lưới vận tải và truyền thông đối với số đông những nước nghèo còn lại

3.2.3 Xu hướng toàn cầu hoá

Mối quan hệ giữa “toàn cầu hóa” và “truyền thông quốc tế”

Toàn cầu hoá là một tư tưởng khá mới trong khoa học xã hội, dẫu rằng, những người quan tâm đến lĩnh vực truyền thông đại chúng, các công ty xuyên quốc gia và các hoạt động kinh doanh quốc tế, v.v vẫn thường xuyên đề cập đến nó

9 Đứng trước quá trình thâm nhập lẫn nhau của các xã hội trên thế giới và quá trình gia tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau ở cấp độ toàn cầu, các học giả cũng như các chính trị gia đã nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng một thuật ngữ có năng lực mô tả các hoạt động cũng như quá trình gây ra những hiện tượng xuyên quốc gia Thuật ngữ đó chính là toàn cầu hóa Rõ ràng là, cái quan điểm nhìn nhận thế giới chỉ qua lăng kính nhà nước dân tộc đã không còn đầy đủ trong tình hình hiện nay

Vai trò của truyền thông quốc tế

Vai trò thúc đẩy quyền lực chính trị

3.3.1 Quan điểm coi Truyền thông quốc tế như công cụ tuyên truyền ý thức hệ của chủ nghĩa tư bản toàn cầu

Cách tiếp cận “kinh tế”: Trong các nghiên cứu về truyền thông quốc tế, cách tiếp cận “kinh tế” có cội nguồn là học thuyết Mác Mệnh đề cơ bản của cách tiếp cận này là: Giai cấp cầm quyền không chỉ nắm trong tay phương thức sản xuất vật chất mà cả phương thức sản xuất đời sống tinh thần Sự thống trị về kinh tế dẫn đến sự thống trị về tinh thần và văn hóa

Trong thời đại toàn cầu hóa, những người đi theo chủ thuyết này đã lập luận rằng: Hiện nay, Chủ nghĩa tư bản đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ của nhà nước dân tộc (Nation State) để trở thành một thực thể mang tính toàn cầu, thì dĩ nhiên, cơ - chế truyền thông vốn giữ vai trò là “hệ thần kinh” của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

- cũng phải đạt được tầm với toàn cầu; hay nói cách khác là, phải mang tính quốc tế

Cách tiếp cận nói trên cũng cho rằng, nhờ có trong tay cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thông tin, nên giai cấp tư sản là những người thống trị trong trật tự thông tin toàn cầu và dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về thông tin và truyền thông như hiện nay

Cách tiếp cận chính trị xã hội: - Cách tiếp cận này được xem như sự bù đắp và bổ cho cái nhìn thiên về “kinh tế” của những người theo điểm mác xít

Nó đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc truyền bá (tuyên truyền) các mục tiêu kinh tế và quân sự của các cường quốc

Cách tiếp cận chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Đây là cách nhìn nhận toàn cầu hoá như sự triển khai hiện thực tư bản chủ nghĩa ra khắp toàn cầu [quan điểm của Ross và Trachte (1990); Sklair (1995); McMichael (1996); Robinson (1996) ] Họ đã đấu tranh để đi đến quan niệm “toàn cầu hoá”, mà trong đó, các lý giải về quan hệ quốc tế dựa trên quan niệm lấy nhà nước làm trung tâm, hay dựa trên các nền kinh tế quốc dân phải nhường chỗ cho một hiện thực chung đang lớn mạnh không ngừng chủ nghĩa tư bản toàn cầu Đi theo đường hướng này, Ross và Trachte đã giải thích khá thành công hiện tượng

“giải công nghiệp hóa” / deindustrialization ở một số khu vực thuộc trung tâm của - chủ nghĩa tư bản và những biến chuyển theo cơ chế thị trường ở các nước mà chúng ta vẫn gọi là Thế giới thứ ba”

Toàn cầu hoá là phương cách mà chủ nghĩa tư bản dùng để thay thế cho mô hình nhà nước phúc lợi, vì mô hình này đã tỏ ra lỗi thời, tốn kém và không còn đem lại hiệu quả như mong muốn

Các thông điệp văn hóa do truyền thông đại chúng mang lại đang tác động mạnh đến những khu vực đói nghèo và kém phát triển, do ở những nơi đó không có đủ phương tiện và nguồn tài lực để đáp ứng nhu cầu tinh thần, giải trí và thị hiếu của đông đảo quần chúng

Một trật tự thông tin bất bình đẳng đang dần được hình thành trong thế giới ngày nay Trong đó, nước giàu có khả năng chi phối nước nghèo bằng sức mạnh của các chuẩn mực giá trị và thị hiếu

Ví dụ, trong bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 nêu lên quan điểm: “ Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; hợp tác vì hòa bình, phát triển, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc…” Tôn chỉ này liền mạch, thống nhất thông qua nhiều bài phát biểu trong các sự kiện quốc tế đã dần dần tạo dựng hình ảnh một Việt Nam chuộng hòa bình, mong muốn hợp tác với nước bạn trong mắt bạn bè quốc tế

Như vậy từ một quan điểm như vậy, TTQT liên tục đưa tin, cập nhật không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn trong các phương tiện truyền thông chính thống của các quốc gia khác Điều này cũng góp phần đảm bảo vị trí cũng như tình cảm nước bạn với Việt Nam ta

3.3.3.1 Vai trò thúc đẩy kinh tế

Truyền thông quốc tế hiện đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, trên hai phương diện:

Thứ nhất, nó đang cung cấp các dịch vụ thông tin hỗ trợ thị trường ở cấp độ toàn cầu Một khi thiếu đi những thông tin nói trên, chắc chắn, thị trường và nền kinh tế toàn cầu không thể vận hành được Đó là những dịch vụ cung ứng thông tin về thị trường, hàng hóa, giá cả, các chỉ số tài chính, quảng cáo, giới thiệu.v.v

Thứ hai, bản thân Truyền thông Quốc tế là một ngành công nghiệp hiện đang có doanh số chiếm tỷ trọng cao trong GDP toàn cầu và xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng cùng với mức tăng nhu cầu về thông tin, tri thức, văn hóa và giải trí của công chúng thế giới

Ví dụ, truyền thông quốc tế liên tục đưa tin về sự không ổn định của kinh tế Đỉnh điểm là sự kiện ngân hàng lớn SCB tại Mỹ phá sản, là một dấu cảnh tỉnh lớn cho mọi người dân về bức tranh tài chính năm nay Nhờ cập nhật những thông tin kinh tế như vậy, TTQT góp phần vào công tác giúp người dân thế giới cải thiện hiểu biết về những con số Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế, tài chính của một đất nước lên cao hơn

3.3.3.2 Vai trò thúc đẩy giao lưu văn hóa

Truyền thông quốc tế đang mở ra một phổ giao lưu và tương tác rộng lớn, với cường độ và tần suất mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến Mặc dù giao lưu và tương tác văn hoá vốn không phải là điều xa lạ đối với các nền văn hóa trong lịch sử “Sự trao đổi và giao lưu văn hoá đó khiến mỗi nền văn hoá khác nhau, trong quá trình va chạm với nhau, trên cơ sở gìn giữ bản sắc của nền văn hoá của mình,

Câu 2

Thông tin đối ngoại

Thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin ra nước ngoài của một nhà nước, là hoạt động truyền tải thông tin trong lĩnh vực đối ngoại Thông tin đối ngoại bao gồm những hoạt động chủ động cung cấp thông tin có định hướng chủ thể để giới thiệu, phổ biến, quảng bá, giải thích, lập luận, thuyết phục về một đối tượng cụ thể (một đất nước, một tổ chức, nhóm người, hoặc một cá nhân) nhằm mục đích tạo phản hồi tích cực, thiện cảm, mong muốn hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ , giúp đỡ của các nhân tố có yếu tố nước ngoài hoặc để đối phó, phản bác đối với những thông tin sai lệch, gây bất lợi cho chủ thể của thông tin đối ngoại

Cụ thể, thông tin đối ngoại ở Việt Nam là thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam, thông tin về chủ trường đường - lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam

Tuy có cùng phương tiện điều tiết thông tin, tuy vậy, khác với truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoại chỉ có một chủ thể là các quốc gia Cụ thể, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch đã tổ chức các chiến dịch truyền thông trực tuyến và nhận được hưởng ứng lớn từ du khách trong nước và quốc tế như: "Why Vietnam",

#MyVietnam, #VietnamNOW, "Stay at home with Vietnam", "Visit Vietnam from home" Thông tin đối ngoại Việt Nam sử dụng hình thức quảng bá du lịch thông qua hợp tác điện ảnh, như xây dựng hình ảnh đất nước du lịch sau khi bộ phim

"Kong: Skull Island" được công chiếu Ngoài ra còn có thành tựu trong Công tác TTĐN trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, dạy và học tiếng Việt; Phối hợp với các nước để đưa tinh hoa văn hóa thế giới đến với công chúng Việt Nam

1.2 Đối tượng và địa bàn của thông tin đối ngoại

Thông tin tuyên truyền đối ngoại đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung Một số hình thức của thông tin đối ngoại bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch được thực hiện thông qua nhiều kênh như các hội chợ, diễn đàn, triển lãm trong nước, trong khu vực và thế giới Đối tượng tuyên truyền trong công tác thông tin đối ngoại chủ yếu là người nước ngoài, ngoài ra là người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước Điều này khác với công tác đối nội khi đối tượng của hình thức này là cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong nước Nếu đối tượng hướng đến của công tác đối nội có nhiều điểm chung với người làm công tác đối nội về tưởng, nền giá trị, văn hóa, thì ở công tác đối ngoại có nhiều điểm khác, thậm chí trái ngược với người làm tuyên truyền về tư tưởng, giá trị, văn hóa, Đối tượng của thông tin tuyên truyền đối ngoại gồm nhiều tầng lớp giai cấp, thành phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau đến Việt Nam Đối tượng này được chia làm hai loại, đối tượng bên ngoài nước và đối tượng trong nước Đối tượng ngoài nước Đối tượng ngoài nước đầu tiên là chính giới, bao gồm các nghị sĩ Quốc hội, quan chức chính phủ, các chính khách, các nhà hoạt động chính trị ở các cấp Họ là những người có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại, có thể là lực lượng hậu thuẫn cho những chính sách của nước đó với nước ta Như vậy, với đối tượng này, cần cung cấp chủ trương chính sách lớn, vấn đề liên hệ trực tiếp với quan hệ song phương, các thông tin liên quan cần thiết

Một đối tượng quan trọng khác là giới kinh doanh, bao gồm các công ty, nhà đầu tư, kinh tế, tài chính Họ là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách kinh tế của nước họ ở nước ngoài Bởi vậy, thông tin đối ngoại tới đối tượng này thường bao gồm việc cung cấp thông tin về chính sách kinh tế, các biện pháp khuyến khích đầu tư, các lợi ích kinh tế cụ thể

Giới học giả, bao gồm các nhà nghiên cứu, các giáo sư giảng daỵ tại các trường đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu là đối tượng có vai trò tham gia hoạch định hoặc thẩm định chính sách đối nội và đối ngoại Thông tin đối ngoại thường được thông tin “đầu tay” tới đối tượng này để nhận đánh giá, nhận xét chính xác về tình hình chung cũng như trong một lĩnh vực cụ thể của một quốc gia Các hoạt động thông tin được cung cấp, trao đổi, tiếp xúc với các cấp lãnh đạo của nhà nước qua tổ chức hội thảo, hội nghị

Quần chúng nhân dân các nước là nhóm đối tượng đông đảo nhất và nếu được vận động, họ sẽ trở thành một lực lượng hậu thuẫn hùng hậu Tiếp cận với đối tượng này, thông tin đối ngoại thường dưới dạng phương tiện thông tin đại chúng với nội dung phong phú, đa dạng Với Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn hoặc định cư ở nước ngoài là đối tượng đặc biệt, kiêm vai trò lực lượng thực hiện công tác đối ngoại Họ đóng vai trò cầu nối văn hóa quan trọng, là cầu nối kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước nơi họ sinh sống Đối tượng trong nước Đối tượng trực tiếp chứng kiến tình hình chính trị xã hội, kinh tế văn hóa của đất nước ta là cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam Họ là các cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, đoàn ngoại giao; các đại diện, nhân viên các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư, kinh doanh, chuyên gia các lĩnh vực, các đoàn khách đến thăm viếng, khách du lịch, đội ngũ phóng viên báo chí nước ngoài đang hoạt động báo chí tại Việt Nam, sinh viên tri thức Họ có thể hợp tác với chính phủ, ra báo cáo hàng năm về tình hình đất nước đang sinh sống và có thể tạo dư luận bất lợi Bởi vậy thông tin đối ngoại thường nhằm mục đích tạo ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam Đông đảo nhân dân cũng là một đối tượng đặc biệt của thông tin đối ngoại bên cạnh người nước ngoài ở Việt Nam Khi trình độ dân trí ngày càng tăng, nhân dân có những nhận thức sâu sắc hơn về tình hình trong nước và quốc tế, công tác thông tin đối ngoại thường nhằm đem lại cho nhân dân nhận thức đúng đắn nhất về chính sách của Đảng, Nhà nước, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch Địa bàn thông tin đối ngoại

Thời gian gần đây, địa bàn thông tin đối ngoại đã có những bước mở rộng quan trọng: tăng cả về lượng và chất, về bề rộng và chiều sâu Trước đây, nước ta xác định có một số quốc gia trọng điểm cần tuyên truyền về kinh tế, văn hóa, quan hệ truyền thống, xử lý các vấn đề nhạy cảm như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, nhưng nay đã được mở rộng địa bàn thông tin đối ngoại sang cả ở khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Đông Bắc Á, ASEAN, Nga, Đông Âu và các nước

EU, châu Phi, ; nội dung và hình thức tuyên truyền đối ngoại được Ban chỉ đạo xác định theo từng thời kỳ

1.3 Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại

Hiện nay, ở nước ta, tham gia vào công tác thông tin đối ngoại bao gồm các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông đại chúng, đoàn thể quần chúng và cơ quan đại diện của ta tại nước ngoài Bên cạnh đó còn có sự tham gia của Việt kiều và những cá nhân, tổ chức nước ngoài có thiện chí với ta

Lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại được chia làm hai nhóm chính, đó là lực lượng trực tiếp và lực lượng gián tiếp Lực lượng quan trọng và đứng đầu trong công tác thông tin đối ngoại là các cơ quan truyền thông đại chúng Không chỉ có các cấp, ngành, cơ quan hành chính nhà nước làm công tác thông tin đối ngoại, mà hiện nay một số doanh nghiệp cũng tham gia thực hiện thông tin đối ngoại, thâm chí đưa thông tin đối ngoại trở thành một trong những nội dung của chiến lược Marketing Ngoài ra, trong những năm gần đây, một lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại khá tích cực là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Hoạt động thông tin đối ngoại của ta được thực hiện thông qua một số phương thức phổ biến Thứ nhất, tuyên truyền truyền đối ngoại thông qua con đường ngoại giao, các cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng và nhà nước với chủ trương là đa dạng

21 hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế Thứ hai, tuyên truyền đối ngoại thông qua đoàn ra đoàn vào, thường dưới hình thức những chuyến thăm chính thức được tổ chức để xây dựng tình hữu nghị với các nước trên thế giới và trong khu vực Thứ ba, tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài Ở các sứ quán và cơ quan đại diện của ta đều có sách báo, băng hình ngoại văn để cung cấp cho độc giả nước ngoài Ngoài ra ở mỗi sứ quán đều cso các tùy viên văn hóa báo chí phụ trách thông tin đối ngoại Thứ tư, công tác thông tin đối ngoại được truyền đạt qua kênh phương tiện thông tin đại chúng, hay còn được gọi là quyền lực thué tư Chính phủ sử dụng báo chí để tuyên truyền, đưa ra các thông điệp gây ảnh hưởng tới dư luận và thăm dò dư luận của công chúng cũng như của các chính phủ khác Báo chí ngày nay là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình ra quyết sách của chính phủ, và ngược lại, chính phủ cũng trở thành một đối tác trong hoạt động của báo chí Trong mối quan hệ này, thực thể này kích thích thực thể kia thay đổi và phản ứng lại trước những thay đổi của bên kia Thứ năm, thông tin đối ngoại được thông tin qua kênh phóng viên nước ngoài Hiện nay có

26 văn phòng thường trú tại Việt Nam, như Reuteurs (Anh), AP (Mỹ), AFP (Pháp), Novosti (Nga), NHK (Nhật Bản), Tân Hoa Xã (Trung Quốc), Kênh thông tin này có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ cao, hiểu đối tượng bên ngoài cần thông tin gì, có phương thức phù hợp để chuyển tải những nội dung phù hợp, phương tiện kỹ thuật hiện đại, truyền đạt thông tin nhanh chóng, kịp thời, âm thanh hình ảnh chất lượng cao, có tính thuyết phục cao Thứ sáu, thông tin đối ngoại được truyền thông thông qua kênh đối ngoại nhân dân và giao lưu quốc tế Với lực lượng đông đảo và đa dạng thành phần, lứa tuổi bao gồm khách du lịch, là thành viên các đoàn thể (các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hữu nghị, ), địa phương, cơ sở, sinh viên nước ngoài du học tại Việt Nam, các doanh nhân, nhà đầu tư, người Việt Nam ở nước ngoài

Chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam

Chính sách thông tin đối ngoại của Việt Nam là sự áp dụng của các phương tiện truyền thông và các hoạt động liên quan đến việc truyền tải thông tin và tạo hình ảnh của Việt Nam đến quốc tế Mục tiêu của chính sách này là tăng cường sự hiểu biết và thân thiện giữa Việt Nam và các quốc gia khác, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Chính sách thông tin đối ngoại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng thương hiệu quốc gia của Việt Nam trên thế giới

Quá trình hình thành và phát triển chính sách thông tin đối ngoại của Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn chính sau: Giai đoạn từ khi Việt Nam tham gia Liên Hiệp Quốc (1977) đến cuối thập niên 1980: Trong giai đoạn này, chính sách thông tin đối ngoại của Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa trên các hoạt động truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình, phát thanh và tuyên truyền phía Nam Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách thông tin đối ngoại nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Chính sách thông tin đối ngoại của Việt Nam sau giai đoạn cuối năm 1980 tập trung vào việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ hợp tác, đối thoại và tôn trọng chủ quyền, lợi ích của mỗi quốc gia Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức và hiệp định quốc tế, như ASEAN, APEC, WTO, và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do Việt Nam cũng đã phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống như Nga và Trung Quốc, cũng như mở rộng quan hệ đối tác với các nước phương Tây

2.1 Quá trình hình thành chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam

Chiến lược thông tin đối ngoại Việt Nam là một phần quan trọng trong đường lối đối ngoại của nước ta những năm đổi mới Sự nhận thức đúng đắn và kịp thời của Đảng về việc cung cấp thông tin đối ngoại đã thực sự là nền tảng định hướng các hoạt động trong lĩnh vực này

Chính sách thông tin đối ngoại của Việt Nam được hình thành từ cuối những năm

1980 và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm 1990 Trước đó, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong quan hệ đối ngoại do sự cô lập và áp đặt của các nước phương Tây sau cuộc chiến tranh Tuy nhiên, từ năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và đối ngoại, mở rộng mối quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nước ở châu Á và Đông Nam Á Điều này đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại được đặt trong bối cảnh những năm 1991, Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở một loạt các nước Đông Âu và Liên Xô Cục diện chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN kéo dài gần nửa thế kỉ cơ bản kết thức, trật tự thế giới cũ bị phá vỡ, nhưng trật tự thế giới mới chưa hình thành Dưới ảnh hưởng của tư duy chiến tranh lạnh, Mỹ coi các nước xã hội chủ nghĩa còn lại là đối tượng cần thanh toán: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba, Triều Tiên Trong giai đoạn này, tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng, mất gần như hoàn toàn chỗ dựa chính trị quốc tế, viện trợ kinh tế và quân sự, thị trường quốc tế Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ VII tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.” Từ đó, Đảng và Chính phủ ta có ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác thông tin đối ngoại như: chỉ thị số 11/CT TW về “đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối - ngoại”, Thông báo số 188/TB TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình - mới , Nghị quyết Đại Hội IX của Đảng (2001) tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác thông tin đối ngoại,… Văn bản đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta là Chỉ thị số 11/CT TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (1992) về “đổi mới và - tăng cường” công tác thông tin đối ngoại Xét về nguyên nhân khách quan, thời điểm đầu những năm 1990 là thời điểm bất lợi cho chế độ xã hội chủ nghĩa vì một loạt mô hình xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ dẫn đến phong trào cộng sản, thoái trào, tạo điều kiện cho các lực lượng thù địch chế độ xã hội chủ nghĩa đẩy mạnh các hoạt động thông tin liên lạc, lừa bịp nhằm chống phá Đó là thời điểm vô cùng cần thiết để tiến hành thông tin đối ngoại về bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Dẫu con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội có nhiều khó khăn, thử thách nhưng Việt Nam đang chứng minh cho thế giới rằng đất nước này đang bắt đầu công cuộc đổi mới và không lùi bước trước bất cứ thử thách nào

Sau hai cuộc chiến tranh dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đã và đang bắt đầu công cuộc đổi mới trong thập kỉ đầu những năm 1990, Việt Nam không chỉ muốn các nước biết đến hình ảnh Việt Nam với tình thần dung cảm , ý chí kiên cường mà còn ở những khía cạnh khác như sự say mê, cần cù, sáng tạo… trong lao động, sự yêu thương và tinh thần đoàn kết của đồng bào, một Việt Nam thời kỳ đổi mới của sự năng động, của ý chí vươn lên, sẵn sàng cho hội nhập…

Về những nguyên nhân chủ quan thì chúng ta chưa có sự chỉ đạo thống nhất, sắc bén, kịp thời về công tác thông tin đối ngoại cũng như không có chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại trong khi phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu thốn Rõ ràng là, công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam vẫn ở tình trạng yếu kém kéo dài cả về lực lượng, nội dung, hình thức thông tin

Năm 1996, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ VIII, trong bối cảnh tình hình có nhiều chuyển biến theo hướng thuận cho đất nước Đại hội VII xác định đất nước ta “bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đưa ra chủ trương

“hội nhập kinh tế quốc tế” Vì vậy, thông tin đối ngoại cũng bước vào thời kỳ phát triển mới Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11, đồng thời chú trọng: quan hệ và chủ động xúc tiến công tác thông tin, tuyên truyền hướng vào các đối tượng và địa bàn đã được xác xác định tại chỉ thị 11, ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới; tiếp tục nâng cao chất kượng

25 hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia để làm nóng cốt cho công tác thông tin đối ngoại

Ngoài ra, chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 26/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ về

“tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại” ra đời sau khi công tác thông tin đối ngoại đã đạt được một số kết quả khả quan , Nhà nước đã dành ngân sách thích đáng cho thông tin đối ngoại, đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thông tin viễn thông và kết nối mạng Internet, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất tăng cường, nhận thức của các cấp, các ngành có bước chuyển mới Điều này thể hiện sự phù hợp với xu thế vận dụng nguồn sức mạnh mềm trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa của thế giới nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại của ta vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại hội nhập hiện nay nên cần phải “đẩy mạnh” hơn nữa quá trình này

2.1.3 Giai đoạn 2001 - nay Đất nước bước vào thế kỉ XXI, Đại hội đã vạch ra đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Đến Quyết định số 79/2010/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm - theo Quy chế quản lý gồm 3 chương, 13 điều đã quy định và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể hơn cho các bộ ngành liên quan Một điểm mới cho Quyết định này là trong phần “Quy định chung” đã chính thức đưa ra khái niệm về thông tin đối ngoại Thông tin đối ngoại gồm hai chiều: chiều thứ nhất là thông tin về Việt Nam ra thế giới và chiều thứ hai chứa đựng thông tin về thế giới vào Việt Nam Ngày nay, dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa nội dung thông tin trong nước và quốc tế Trong nội dung thông tin về tình hình quốc tế có thể hiện thái độ, lập trường, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế hay thể hiện cách ứng xử và giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm Đồng thời, trong nội dung thông tin về tình hình tring nước cũng sẽ có những yếu tố khu vực và quốc tế có liên quan, tác động đến Việt Nam Quyết định số 16 QĐ/TW ngày 27/12/2001 về thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện công tác này thống nhất và tập trung hơn Trong kết luận số 16 – KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 2020” cũng chỉ rõ.- Đại hội XI của Đảng (năm 2011) nêu rõ: “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Với việc mở rộng biên độ hội nhập (1) quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin đối ngoại Ngày 14-2-2012, Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Kết luận số 16-KL/TW về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 2020, trong đó xác - định thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng

Triển khai thực hiện Kết luận số 16-KL/TW, ngày 06-8-2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 2020 Tiếp đó, ngày 04- -9-2012, Chính phủ ban hành Quyết định 1209/QĐ TTg Phê duyệt Quy hoạch phát thanh, truyền - hình đối ngoại đến năm 2020, nêu rõ: Phát thanh, truyền hình đối ngoại là lực lượng chủ lực để thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại Ngày 28-2-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ Ttg về việc Phê duyệt chương - trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 Ngày 08-2-2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tới năm

2020 Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nêu rõ: “Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước” Triển khai Nghị quyết Đại hội XII, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), tháng 11 2016, ra Nghị quyết về - thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó xác định công tác thông tin đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 05-8-2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1191/QĐ TTg phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi - mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, với mục

27 tiêu tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tới các nước có chung đường biên giới, góp phần xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển Đại hội XIII của Đảng (1 2021) nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung, phương- pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại” Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, công tác thông tin đối ngoại ngày càng phát triển Hiện nay, thông tin đối ngoại được đa dạng phương thức tuyên truyền để người dân, kiều bào và bạn bè quốc tế tiếp cận thông tin đối ngoại Cụ thể, tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới giới năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm năm2023 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, theo ông Nguyễn Quế Lâm, Vụ trưởng Vụ thông tin đối ngoại và Hợp tác quôc quốc tế thông tin: “Đổi mới phương thức tuyên truyền bằng cách thực hiện chuyển đổi số dưới hình thức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức trực tuyến, mang đến trải nghiệm mới mẻ, phù hợp với giới trẻ, tiếp cận được đông đảo người dân trong nước, kiều bào và bạn bè quốc tế” Chuyển đổi số trong thông tin đối ngoại được coi là chìa khóa để đưa thông tin tích cực và thành tựu của Việt Nam ra toàn cầu, điển hình như kênh mạng xã hội.

Việc nắm vững chính sách thông tin đối ngoại có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị trong quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao và nghề nghiệp

3.1 Vai trò của thông tin đối ngoại

Thông tin, tuyên truyền đối ngoại là một cầu nối giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác, là lực lượng quan trọng quảng bá và nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam, góp phần thu hút các nguồn lực để phát triển đất nước Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, gắn bó mật thiết hơn đối với việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Việt Nam

Một là, truyền thông đối ngoại đẩy mạnh thông tin về các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trên bình diện đa phương, tận dụng cơ hội nâng cao hình ảnh đất nước

Hai là, truyền thông đối ngoại góp phần giúp Việt Nam tăng cường lòng tin, đưa quan hệ đối ngoại song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, phát triển ổn định, bền vững

Ba là, truyền thông đối ngoại đẩy mạnh lan tỏa thông điệp đối ngoại của Việt Nam, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên truyền thông quốc tế

Trước hết, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức Trong tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, truyền thông cũng trở thành một

“mặt trận”, cạnh tranh giữa các nước trong truyền thông, thông tin đối ngoại đang trở nên khốc liệt chưa từng thấy

Thứ hai, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế - tri thức tiếp tục được đẩy mạnh Chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông mới, truyền thông mạng xã hội, khi mà mỗi người đều là “nhà báo mạng xã hội”, có thể là một nguồn phát tin hay là một kênh truyền tin; mỗi người dân đều có thể tiếp cận với nhiều thông tin trên khắp thế giới Song với đó, môi trường truyền thông cũng hết sức phức tạp, thông tin thật giả lẫn lộn

Thứ ba, các thế lực thù địch không ngừng tìm cách chống phá, phát tán những thông tin bịa đặt, sai sự thật, không được kiểm chứng về Đảng và Nhà nước, tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bôi nhọ, phá hoại hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế

Việc nắm vững vai trò và nội dung căn bản của Chính sách Thông tin đối thoại có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên Học viện Ngoại giao nói chung, cũng như ngành truyền thông quốc tế nói riêng

Thứ nhất, sinh viên được hiểu rõ vai trò của chính sách thông tin đối thoại: Vai trò của chính sách thông tin đối thoại là xác định cách một quốc gia hoặc tổ chức tương tác, giao tiếp và truyền tải thông điệp với cộng đồng quốc tế Đây là một yếu tố quan trọng trong quan hệ quốc tế, vì giao tiếp hiệu quả và truyền thông đúng đắn có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các quốc gia khác

Hiểu rõ vai trò này giúp sinh viên tại Học viện Ngoại giao nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp hiệu quả trong quan hệ quốc tế và trao đổi thông tin trong môi trường đa văn hóa Việc hiểu và áp dụng chính sách thông tin đối thoại sẽ giúp họ trở thành những người nắm vững kỹ năng giao tiếp quốc tế và có khả năng tương tác một cách tôn trọng và hiệu quả với các đối tác quốc tế

Xuất phát từ những nhận thức chính trị cơ bản, sinh viên phân biệt những quan niệm, quan điểm về lịch sử báo chí để có được cách tiếp cận báo chí hiện đại và truyền thông quốc tế đúng Thông qua đó, bộc lộ thái độ chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và khă năng ứng phó trước những biến cố của đòi sống chính trị báo chí trong nước và trên thế giới

Thứ hai, xây dựng khả năng giao tiếp đa dạng:

Nắm vững nội dung căn bản của chính sách thông tin đối thoại giúp sinh viên phát triển khả năng giao tiếp trong các tình huống đa dạng Giao tiếp trong lĩnh vực ngoại giao đòi hỏi khả năng thích ứng và linh hoạt với các đối tác từ nhiều quốc gia và văn hóa khác nhau

Bằng cách hiểu rõ chính sách thông tin đối thoại, sinh viên có thể học cách giao tiếp trực tiếp, viết văn bản và sử dụng phương tiện truyền thông một cách hiệu quả trong các bối cảnh quốc tế Họ có thể hiểu và áp dụng các nguyên tắc giao tiếp đa văn hóa, biết cách tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác quốc tế

Thứ ba, đào tạo về thông tin và truyền thông quốc tế:

Chính sách thông tin đối thoại yêu cầu kiến thức về thông tin và truyền thông quốc tế Nắm vững nội dung căn bản của chính sách này giúp sinh viên hiểu các yếu tố liên quan đến truyền thông quốc tế, bao gồm các nguồn thông tin, phương pháp phân tích tin tức, đánh giá tác động của thông tin đối với quan hệ quốc tế và cách thức sử dụng phương tiện truyền thông quốc tế một cách hiệu quả

Bằng cách hiểu rõ thông tin và truyền thông quốc tế, sinh viên có thể nắm vững các kỹ năng quan trọng như đọc hiểu thông tin, đánh giá tính xác thực của nguồn tin và biết cách sử dụng thông tin một cách đúng đắn trong quan hệ quốc tế Điều này rất hữu ích trong việc đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin trong các hoạt động ngoại giao và truyền thông

Thứ tư, áp dụng trong nghề nghiệp tương lai:

Câu 3: Khảo sát, làm rõ đặc điểm truyền thông quốc tế Ấn Độ

Giới thiệu về truyền thông quốc tế Ấn Độ

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tạo dựng nhận thức về Ấn Độ trên phạm vi quốc tế Với nhiều cơ hội và thách thức mới, truyền thông quốc tế Ấn Độ bao gồm nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, phim ảnh, âm nhạc, xuất bản và các nền tảng truyền thông trực tuyến Ấn Độ là một nguồn cung cấp nội dung truyền thông đáng chú ý trên thế giới với nguồn tài nguyên phong phú về văn hóa, lịch sử, đa dạng ngôn ngữ và nền kinh tế phát triển Truyền thông quốc tế Ấn Độ không chỉ đóng vai trò là một cầu nối giao tiếp giữa Ấn Độ và thế giới, mà còn giúp xây dựng hình ảnh tích cực về đất nước và nhân dân Ấn Độ Tuy nhiên, truyền thông quốc tế Ấn Độ cũng đối mặt với một số thách thức như đa dạng ngôn ngữ và văn hóa trong Ấn Độ khiến việc phản ánh chính xác hình ảnh của quốc gia đến cộng đồng quốc tế trở nên khó khăn và sự cạnh tranh với các nền truyền thông quốc tế khác cũng đòi hỏi sự sáng tạo và đầu tư

Tuy nhiên, với sự phát triển và lan rộng của truyền thông, Ấn Độ có thể khai thác tiềm năng của mình để góp phần vào quan hệ quốc tế, văn hóa và kinh tế Bằng cách sử dụng các nền tảng truyền thông quốc tế, Ấn Độ có thể chia sẻ và tạo dựng những giá trị, văn hóa và lối sống của mình với cộng đồng quốc tế Qua các chương trình truyền hình, phim ảnh và các dự án truyền thông quốc tế, Ấn Độ đã có cơ hội giới thiệu những khía cạnh đa dạng của văn hóa, lịch sử và cảnh đẹp tự nhiên của quốc gia đến công chúng quốc tế Việc giới thiệu các sản phẩm truyền thông của Ấn Độ tới công chúng quốc tế không chỉ tạo ra những cơ hội thương mại và kinh doanh mới, mà còn giúp xây dựng hình ảnh tích cực về đất nước và nhân dân Ấn Độ trên phạm vi toàn cầu

1.1 Bối cảnh Truyền thông quốc tế Ấn Độ qua từng thời kỳ

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đã trải qua nhiều thay đổi và phát triển qua từng thời kỳ khác nhau Từ thời kỳ thuộc địa đến hiện đại, truyền thông quốc tế của Ấn Độ đã trải qua nhiều bước phát triển đáng kể

Trong thế kỷ 16 và 17, các công ty thương mại châu Âu đã cạnh tranh với nhau một cách dữ dội để kiếm được lợi nhuận từ Ấn Độ Vào quý cuối của thế kỷ 18, Anh đã vượt qua tất cả những người khác và tự khẳng định mình là cường quốc thống trị ở Ấn Độ Anh đã quản lý Ấn Độ trong khoảng hai thế kỷ và đem lại những thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của đất nước

Tuy nhiên, đỉnh cao của quá trình thuộc địa đã đạt được vào đầu những năm 1600 khi người Anh đến với tư cách là thương nhân Lợi dụng sự tan rã tồn tại ở Ấn Độ sau thời kỳ thống trị của Mughal, người Anh đã tích cực sử dụng chiến lược ‘chia để trị’ để thống trị Ấn Độ trong hơn 2 thế kỷ.

Trong giai đoạn này, Ấn Độ thuộc địa chịu sự kiểm soát của Anh và quyền lực thông tin chủ yếu thuộc về người Anh Quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt và nguyên tắc thông tin bị kiềm chế Quá trình này đã ảnh hưởng lớn đến truyền thông quốc tế của Ấn Độ trong thời kỳ thuộc địa

Các công ty thương mại của Anh đã tận dụng phương tiện truyền thông đầu tiên của Ấn Độ như báo chí để tuyên truyền và đưa ra thông tin để thúc đẩy các mục đích thuộc địa Họ cũng đã sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa ra các kỳ vọng về văn hóa của người Anh, giúp xây dựng hình ảnh một nền văn hóa và nền văn minh cao hơn so với người Ấn Độ Đối với Ấn Độ, các phương tiện truyền thông truyền thống như tạp chí, báo chí và đài phát thanh đã được sử dụng để truyền tải các thông tin về cuộc chiến đấu cho độc lập và quyền công dân của người Ấn Độ Tuy nhiên, do sự kiểm soát của người Anh, tự do ngôn luận bị hạn chế và thông tin được kiểm duyệt trước khi được công bố

Năm 1915, Mohandas Karamchand Gandhi đã thành công một cách đáng kinh ngạc trong việc lãnh đạo sự đoàn kết giữa hai nhóm người để giành độc lập cho nước của

33 mình Ảnh hưởng của Gandhi đối với văn hóa Ấn Độ và khả năng của ông trong việc giành độc lập thông qua một phong trào rộng rãi hoàn toàn không bạo lực đã khiến cho ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất Người Anh đã phải thực hiện cam kết rời khỏi Ấn Độ vào năm 1947

Sau khi nắm quyền quản lý đất nước vào năm 1947, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên về lãnh thổ và hành chính Đến năm 1949, 555 trong số 601 công quốc đã gia nhập Ấn Độ và số còn lại đã gia nhập Pakishtan Như vậy, từ một quốc gia phân tán, Ấn Độ đã trở thành một quốc gia thống nhất, tạo điều kiện cho việc triển khai công cuộc xây dựng đất nước

Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã chú trọng vào việc phát triển các phương tiện truyền thông quốc tế của riêng mình để giới thiệu đất nước đến thế giới Điều này được thể hiện rõ qua việc thành lập Đài phát thanh và Truyền hình quốc gia Ấn Độ (All India Radio and Doordarshan) vào đầu những năm 1950 Hai cơ quan truyền thông quốc gia này không chỉ phục vụ công chúng trong nước mà còn lan tỏa hình ảnh đất nước đến khắp các quốc gia trên thế giới Tuy đã có nhiều thay đổi và phát triển sau này, nhưng All India Radio và Doordarshan vẫn tiếp tục tồn tại đến ngày nay, và vẫn là những cơ quan truyền thông quốc gia quan trọng của Ấn Độ Thời kỳ đổi mới kinh tế (1991 đến nay):-

Từ khi áp dụng các biện pháp đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập quốc tế từ năm

1991, Ấn Độ đã trải qua một quá trình phát triển đầy tiềm năng Điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến truyền thông quốc tế Các kênh truyền hình thương mại tư nhân được phép hoạt động, cho phép người dân tiếp cận với đa dạng các nội dung truyền thông Tuy nhiên, sự phổ biến của Internet mới thực sự tạo ra một bước đột phá trong việc truyền tải thông tin, cho phép truyền thông trực tuyến và mạng xã hội trở nên phổ biến.

Hiện nay, Ấn Độ đã có một ngành truyền thông quốc tế phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều kênh truyền hình quốc tế, phương tiện truyền thông trực tuyến, các công ty phát thanh và truyền hình đa quốc gia Người Ấn Độ cũng đã có mặt trong ngành công nghiệp điện ảnh quốc tế, và tầm ảnh hưởng của họ ngày càng được công nhận

Nhìn chung, sự phát triển của truyền thông quốc tế Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa các yếu tố về kinh tế, công nghệ và văn hóa, tạo nên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của ngành truyền thông ở đất nước này

1.2 Các chính sách truyền bá văn hóa, các phương thức truyền thông quốc tế của Ấn Độ

Chính sách truyền thông ngoại giao của Ấn Độ đang được đặt ra nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao và đẩy mạnh hình ảnh của đất nước này trên toàn thế giới Với mục tiêu này, chính phủ đã tăng cường các hoạt động truyền thông ngoại giao để thu hút sự chú ý và tạo nên ấn tượng tích cực với các quốc gia khác Ngoài các hoạt động truyền thông truyền thống như phát sóng truyền hình, đài phát thanh và tạp chí, Ấn Độ còn đang sử dụng những kênh truyền thông mới như mạng xã hội và các ứng dụng di động để tiếp cận đến một đối tượng khán giả rộng lớn hơn Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ còn đang tìm cách tăng cường liên kết với các cơ quan truyền thông nước ngoài để đẩy mạnh hình ảnh của đất nước này trên toàn cầu Tất cả những nỗ lực này đều nhằm tăng cường quan hệ đối tác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đưa tên tuổi của Ấn Độ trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Chủ thể truyền thông trong ngoại giao văn hóa

Truyền hình

2.1 Tổng quan về truyền hình Ấn Độ

Truyền hình Ấn Độ là một ngành công nghiệp lớn và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong ngành truyền thông quốc tế Với dân số vượt quá 1,3 tỷ người và một lượng khán giả truyền hình lớn, Ấn Độ đã trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất cho truyền hình trên thế giới

Ngành công nghiệp truyền hình Ấn Độ cung cấp một loạt các kênh truyền hình, từ đài truyền hình quốc gia Doordarshan cho đến các kênh truyền hình tư nhân như Star Plus, Zee TV, Sony Entertainment Television và Colors TV Các kênh này cung cấp một loạt các chương trình giải trí, tin tức, phim truyền hình, reality show và chương trình thể thao, thu hút sự quan tâm của mọi đối tượng khán giả

Truyền hình Ấn Độ không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả quốc tế mà còn góp phần phản ánh và quảng bá văn hóa Ấn Độ trên màn ảnh quốc tế Các chương trình giải trí và phim truyền hình Ấn Độ đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của khán giả quốc tế nhờ vào nội dung sâu sắc, giai điệu nhạc sôi động và diễn xuất tài năng của các diễn viên Ấn Độ

Tóm lại, truyền hình Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong truyền thông quốc tế Với một ngành công nghiệp truyền hình đa dạng và phong phú, truyền hình Ấn Độ đã phản ánh và phát triển văn hóa Ấn Độ trên màn ảnh quốc tế, thu hút sự quan tâm của khán giả và tạo cơ hội giao lưu và hợp tác văn hóa toàn cầu

2.2 Lịch sử truyền hình Ấn Độ

2.2.1 Tiến trình phát triển của truyền hình Ấn Độ

Truyền hình Ấn Độ có một quá trình phát triển và tiến hóa đáng chú ý trong suốt thập kỷ qua Dưới đây là một số giai đoạn quan trọng trong lịch sử truyền hình Ấn Độ:

• Khởi đầu: Truyền hình Ấn Độ bắt đầu vào những năm 1950 với việc thành lập Doordarshan là đài truyền hình quốc gia đầu tiên Doordarshan phát sóng các chương trình đa dạng như tin tức, phim truyền hình, chương trình giáo dục và văn hóa Tuy nhiên, trong giai đoạn này, truyền hình Ấn Độ vẫn còn hạn chế về kỹ thuật và nội dung Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng từ năm

1965, truyền hình đã dựa vào cơ sở hạ tầng phát thanh quốc gia để tăng dần các chương trình phát sóng sáng và tối Năm 1972, truyền hình phủ sóng rộng rãi khắp Bombay và Amritsar, và ba năm sau về năm tiểu bang khác Năm 1976 truyền hình được tách ra khỏi đài phát thanh và Đài truyền hình quốc gia Ấn Độ được thành lập

• Đổi mới và phát triển: Năm 1982, tivi màu xuất hiện ở thị trường Ấn Độ, kéo theo đó là sự cải thiện rõ rệt của hệ thống đường truyền Nhưng nội dung chương trình chưa thật phong phú, cả nước chỉ có mỗi kênh Doordarshan do chính phủ quản lý và độc quyền phát sóng Trong những năm 1991, sau sắc lệnh cho phép tư nhân hóa, thương mại hóa và hội nhập hóa truyền hình, các kênh truyền hình tư nhân xuất hiện và mang đến sự cạnh tranh và sự đa dạng cho ngành công nghiệp truyền hình Sự phát triển công nghệ cũng cho phép truyền hình Ấn Độ chuyển đổi sang định dạng màu sắc và cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn.

• Sự bùng nổ của phim truyền hình và chương trình giải trí: Truyền hình Ấn Độ đã trở thành một nền tảng phổ biến cho phim truyền hình và các chương trình giải trí Bollywood, ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ, đã mở rộng sự hiện diện của mình vào truyền hình và sản xuất các bộ phim truyền hình chất lượng cao Các chương trình giải trí như reality show, gameshow và chương trình tâm lý truyền hình đã thu hút sự quan tâm của khán giả và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa giải trí Ấn Độ

2.2.2 Cá c thành tựu quan trọng

• Truyền hình kỹ thuật số: Trong những năm gần đây, truyền hình Ấn Độ đã chuyển đổi từ hệ thống phát sóng analog sang kỹ thuật số Việc này mang lại lợi ích lớn về chất lượng hình ảnh, âm thanh và trải nghiệm người dùng Điều này cũng tạo ra cơ hội cho sự đa dạng và mở rộng phạm vi phát sóng của truyền hình Ấn Độ

• Truyền hình trực tuyến: Sự phát triển của Internet đã mở ra cánh cửa cho truyền hình trực tuyến và các dịch vụ video theo yêu cầu Các nền tảng truyền hình trực tuyến như Netflix, Amazon Prime và Hotstar đã cho phép khán giả trên toàn cầu tiếp cận với nội dung truyền hình Ấn Độ một cách dễ dàng Điều này tạo ra một thị trường quốc tế cho truyền hình Ấn Độ và góp phần nâng cao tầm quan trọng của nó trong truyền thông quốc tế

2.3 Vai trò của truyền hình trong việc cơ cấu xã hội và chính trị Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu xã hội và chính trị ở Ấn Độ Bằng cách tận dụng độ phủ rộng lớn và sự lan truyền thông tin nhanh chóng, truyền thông có thể tác động mạnh mẽ đến ý thức và hành động của công chúng Dưới đây là một số yếu tố quan trọng về vai trò của truyền thông trong việc tái cơ cấu xã hội và chính trị ở Ấn Độ

Sự phản ánh và thúc đẩy tiến bộ các giá trị và tư tưởng xã hội

Một là, truyền hình có khả năng phản ánh các vấn đề xã hội và đưa ra các quan điểm mới, thúc đẩy sự thay đổi trong các giá trị và tư tưởng của xã hội Ấn Độ Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình, bài báo, và phương tiện truyền thông khác có thể nâng cao nhận thức về những vấn đề như bình đẳng giới, quyền con người, và phân biệt chủng tộc, và tạo động lực cho sự tiến bộ xã hội

Cụ thể, truyền hình có thể truyền tải những giá trị và quyền tự do của dân chủ thông qua các chương trình và nội dung truyền hình Các chương trình truyền hình có thể khuyến khích quyền tự do ngôn luận, nhân quyền, và sự đa dạng quan điểm, đóng góp vào việc xây dựng một xã hội dân chủ và tự do tại Ấn Độ Ví dụ, vào tháng 3 năm 2000, loạt phim Kyunki Saas Bhi Kabhi Bahu Thi được phát hành Bộ phim chứa đựng các giá trị tốt đẹp của Ấn Độ như tôn trọng, giữ gìn bản sắc truyền

43 thống, vừa gạt bỏ hủ tục, hướng đến cuộc sống tự do công bằng, bình đẳng nam nữ… Tuy bộ phim vẫn bị những công chúng cực đoan (quan niệm phụ nữ chỉ là những người phục dịch) phản ứng dữ dội, nó đã thành công trong việc truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ trên con đường mưu cầu hạnh phúc Trước đó vào năm 2009, phim Balika Vadhu với nội dung tương tự cũng từng bị yêu cầu cấm chiếu vì cho rằng đã vi phạm Hiến pháp khi đưa lên màn ảnh câu chuyện về tình trạng tảo hôn Trên thực tế, vẫn có nhiều đàn ông Ấn bảo thủ có khuynh hướng nghiêm cấm vợ và con gái xem tivi

Truyền hình và chính trị

Phát thanh

3.1 Tổng quan về phát thanh Ấn Độ

Phát thanh Ấn Độ đã đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối thông tin và giải trí trong nước cũng như trên toàn cầu Với một lịch sử phát triển phong phú và đa dạng, phát thanh Ấn Độ đã trở thành một ngành công nghiệp mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đến truyền thông quốc tế

Phát thanh Ấn Độ đã đóng góp quan trọng vào việc truyền tải tin tức, thông tin văn hóa, âm nhạc và chương trình giải trí đa dạng Các đài phát thanh Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước, mà còn trở thành một phương tiện quan trọng để quảng bá và chia sẻ văn hóa Ấn Độ với thế giới Điều này đã tạo ra một ảnh hưởng đáng kể trong truyền thông quốc tế, mở ra cơ hội cho người nước ngoài để tiếp cận và tìm hiểu về văn hóa, âm nhạc và giải trí Ấn Độ Đồng thời, phát thanh Ấn Độ cũng đã góp phần vào việc thúc đẩy đa dạng và đối thoại văn hóa, tạo điều kiện cho sự giao lưu và hiểu biết giữa các quốc gia và dân tộc Ở Ấn Độ, phát thanh bắt đầu từ những năm 1920 với sự xuất hiện của các đài phát thanh địa phương như All India Radio (AIR) và Radio Ceylon Từ đó, phát thanh Ấn Độ đã phát triển và mở rộng, bao gồm cả đài phát thanh công tư và công lập, như Radio Mirchi, Red FM, Big FM và Vividh Bharati Đài phát thanh Ấn Độ không chỉ phát sóng bằng tiếng Ấn Độ, mà còn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh, tiếng Hin ddi, tiếng Tamil, tiếng Telugu và nhiều ngôn ngữ - khác

Về tình hình phát triển hiện nay, theo Báo cáo Khảo sát Kinh tế mà Chính phủ Ấn Độ 2023 công bố, trong thời gian từ tháng 12/2015 tới tháng 6/2022, số lượng các đài phát thanh tư nhân tại nước này tăng từ 243 lên 388 Có thể nói, hệ thống phát thanh ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Ấn Độ vừa trải qua hơn 2 năm đại dịch cùng những biến động xấu về kinh tế

Theo đánh giá của Khảo sát Kinh tế 2023, phát thanh tiếp tục là phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và hợp túi tiền nhất ở Ấn Độ Đồng thời đây cũng là công cụ giúp trao quyền và phát triển xã hội cho người dân Ấn Độ Ngoài các kênh phát thanh tư nhân và phát thanh cộng đồng, hai đài phát thanh lớn nhất Ấn Độ là Đài Phát thanh Toàn Ấn thuộc sở hữu nhà nước và Đài Phát thanh công cộng Prasar Bharati Riêng Đài Phát thanh Toàn Ấn có hơn 240 kênh phát sóng trực tiếp và trên nền tảng ứng dụng di động Các nội dung phát thanh này được đón nhận không chỉ tại Ấn Độ mà còn tại 85 quốc gia trên toàn thế giới

3.2 Lịch sử phát thanh Ấn Độ

3.2.1 Tiến trình phát triển của truyền hình Ấn Độ

3.2.1.1 Xuất hiện và phát triển ban đầu

Phát thanh Ấn Độ có một lịch sử phát triển đáng chú ý, bắt đầu từ những năm 1920 khi các đài phát thanh đầu tiên xuất hiện Một trong những đài phát thanh quan trọng nhất là Đài phát thanh Toàn Ấn (AIR), được thành lập vào năm 1937 Đài phát thanh này đã chơi một vai trò quan trọng trong việc truyền tải tin tức, thông tin văn hóa và giải trí đến khắp nơi trên lãnh thổ Ấn Độ Ban đầu, phát thanh Ấn Độ chỉ phát sóng bằng tiếng Anh và tiếng Hin ddi, nhưng sau đó đã mở rộng để bao - gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau, phục vụ nhu cầu của các cộng đồng người nói tiếng Tamil, Telugu, Marathi, Bengali và nhiều ngôn ngữ khác Điều này đã tạo ra

51 một sự đa dạng và phong phú trong nội dung phát thanh Ấn Độ và đã thu hút đông đảo người nghe

Trước sự xuất hiện của phát thanh, người dân chỉ có thể tiếp cận thông tin qua báo chí và sách in Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ truyền thanh, phát thanh Ấn Độ đã mang lại cuộc cách mạng trong việc truyền tải thông tin và giải trí đến hàng triệu người trên khắp quốc gia

Qua nỗ lực liên tục để nâng cao chất lượng và độ phủ sóng, phát thanh Ấn Độ đã trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng và đáng tin cậy Các đài phát thanh Ấn Độ không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe thông tin và giải trí của người dân, mà còn chơi một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa Ấn Độ

3.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Đài phát thanh Toàn Ấn (AIR)

Vào tháng 4 năm 1930, Dịch vụ Phát thanh Ấn Độ (Indian Broadcasting Service), thuộc Sở Công nghiệp và Lao động, đã bắt đầu đưa vào một số hoạt động thử nghiệm Lionel Fielden được bổ nhiệm làm điều phối viên phát thanh đầu tiên vào tháng 8 năm 1935 Vào ngày 8 tháng 6 năm 1936, Dịch vụ Phát thanh Nhà nước Ấn Độ trở thành Đài phát thanh Toàn Ấn (AIR) Một năm sau đó, AIR được chuyển sang thuộc Sở Viễn thông và sau đó là Sở Thông tin và Truyền thông Khi Ấn Độ giành được độc lập, có sáu đài phát thanh ở Ấn Độ, tại Delhi, Bombay, Calcutta, Madras, Tiruchirapalli và Lucknow Có ba đài ở Pakistan (Peshawar, Lahore và Dacca) AIR lúc đó chỉ có phủ sóng 2,5% diện tích và 11% dân số

Sự tăng trưởng phi thường mà Đài phát thanh Toàn Ấn đạt được đã khiến nó trở thành một trong những phương tiện truyền thông lớn nhất trên thế giới Với mạng lưới 262 đài phát thanh, AIR ngày nay có thể được nhận biết bởi toàn bộ dân số của cả nước AIR phát sóng bằng 23 ngôn ngữ và 146 phương ngữ phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và dân cư đa dạng về văn hóa Các chương trình của Bộ phận Dịch vụ Đối ngoại được phát sóng bằng 11 thứ tiếng Ấn Độ và 16 thứ tiếng nước ngoài vươn ra hơn 100 quốc gia Những chương trình phát sóng bên ngoài này nhằm mục đích giữ cho người nước ngoài thính giả thông báo về sự phát triển trong nước và cung cấp một giá vé giải trí phong phú

Ngoài AIR, phát thanh Ấn Độ cũng có sự tham gia của các đài phát thanh công tư và công lập, như Radio Mirchi, Red FM, Big FM và Vividh Bharati Các đài phát thanh này không chỉ mang đến nhiều chương trình giải trí, âm nhạc và tin tức cho người nghe, mà còn thúc đẩy sự đa dạng và sự phong phú trong nội dung phát thanh Ấn Độ Với sự phát triển của công nghệ truyền thanh và phát sóng, các đài phát thanh Ấn Độ đã mở rộng độ phủ sóng và nâng cao chất lượng phát thanh Ngày nay, người dân Ấn Độ có thể tiếp cận với hàng trăm đài phát thanh trên khắp quốc gia, cung cấp một loạt các chương trình và nội dung đa dạng

Qua các giai đoạn phát triển, phát thanh Ấn Độ đã trở thành một ngành công nghiệp mạnh mẽ và có ảnh hưởng trong truyền thông quốc tế

3.2.2 Ảnh hưởng của thời đại số tới phát thanh Ấn Độ

Ngày nay, công nghệ đang thay đổi cuộc sống của chúng ta và truyền thông đang trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại Phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông truyền thống đã trải qua sự chuyển đổi đáng kể trong thời đại kỹ thuật số

Cùng với sự phát triển của internet, sự tiến bộ trong công nghệ truyền sóng không dây cũng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phát thanh Ấn Độ Việc sử dụng các thiết bị như đài phát thanh di động, máy nghe nhạc thông minh và ứng dụng di động đã mang đến sự thuận tiện và linh hoạt cho người nghe Không còn bị giới hạn bởi các thiết bị phát sóng cố định, người nghe có thể truy cập phát thanh Ấn Độ bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào theo mong muốn của mình Điều này đã mở ra cánh cửa cho việc tiếp cận nội dung phong phú và đa dạng của phát thanh Ấn Độ

Có thể nói, sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội và nền tảng streaming âm nhạc đã thay đổi cách người nghe tương tác với phát thanh Ấn Độ Người nghe có thể theo dõi các đài phát thanh, tương tác với nghệ sĩ và chia sẻ nội dung phát thanh trên các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram

53 Điều này tạo ra một môi trường tương tác và cộng đồng cho người nghe, cho phép họ tham gia và tạo ra những trải nghiệm phát thanh đa dạng.

3.3 Vai trò của phát thanh trong truyền thông quốc tế

3.3.1 Sự đa dạng và số lượng người nghe của phát thanh Ấn Độ

Phát thanh Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong truyền thông quốc tế bởi sự đa dạng và quy mô người nghe của nó Với dân số hơn 1,3 tỷ người và một nền văn hóa phong phú, Ấn Độ là một trong những thị trường phát thanh lớn nhất trên thế giới Số lượng đài phát thanh và kênh truyền thanh tại Ấn Độ đáng kể, từ các đài quốc gia đến các đài địa phương và cả các đài phát thanh tư nhân

Báo chí Ấn Độ

4.1 Tổng quan về báo chí Ấn Độ

Báo chí Ấn Độ là một trong những ngành công nghiệp truyền thông lớn nhất trên thế giới Nó có sự đa dạng về cả hình thức và nội dung Từ các tờ báo in truyền thống tới các trang tin tức trực tuyến, từ các chương trình phát thanh truyền thống tới các kênh truyền hình cáp và đài phát thanh tư nhân

Theo thống kê, Ấn Độ có khoảng 100.000 tờ báo in, 1.000 kênh truyền hình và 50.000 trang web tin tức trực tuyến hoạt động trong toàn quốc Báo chí Ấn Độ cũng rất đa dạng về ngôn ngữ, với hơn 20 ngôn ngữ chính được sử dụng trong các báo và truyền hình Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong các tờ báo quốc tế và trang web tin tức của Ấn Độ

Forbes trích ý kiến từ Công ty tư vấn EY, dẫn báo cáo từ Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết, tổng trị giá ngành công nghiệp báo chí Ấn Độ tăng 66% trong 6 năm qua, từ 2,64 tỷ đô la Mỹ năm 2005 lên 4,37 tỷ đô la vào năm 2010

Hiện tại quốc gia này có hơn 82.000 tờ báo, với tổng lượng phát hành khoảng 110 triệu bản mỗi ngày Công ty tư vấn KPMG ước tính các tờ báo địa phương tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 12 14% trong những năm tiếp theo Theo EY, con số - này thậm chí có thể còn cao hơn nếu tính đến tỷ lệ người đọc thực sự khi có nhiều người cùng đọc một tờ báo

Tại Ấn Độ, như Raghav Bahl nhìn nhận, trong lĩnh vực truyền thông, có ba loại hình công ty chính:

Thứ nhất là các nhà xuất bản sử dụng ngôn ngữ địa phương Đơn vị này không tập trung vào kỹ thuật số và cũng không vội vàng thay đổi bởi lượng bạn đọc của họ vẫn đang trên đà tăng trưởng

Thứ hai là khoảng 20 25 các tờ báo lớn, phủ rộng cả nước, như tờ Times of India - hoặc The Indian Express, được dẫn dắt bởi những người Tây học Các tờ báo này cũng nhận thấy sự sụt giảm tương tự như phần còn lại của thế giới nhưng họ vẫn có một lượng bạn đọc khổng lồ và là mô hình kinh doanh sinh lợi.

Thứ ba là sự xuất hiện của những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, lấy sức mạnh công nghệ làm lợi thế cạnh tranh

4.2 Lịch sử báo chí Ấn Độ

Lịch sử báo chí Ấn Độ có nguồn gốc từ thế kỷ 18 khi các tạp chí tiếng Anh đầu tiên đã được xuất bản Tuy nhiên, báo chí tiếng Anh không đạt được sự phổ biến cho đến khi tổ chức Freedom of Press Act (Tự do Báo chí) được ban hành vào năm

1857 trong thời kỳ thuộc địa của Anh tại Ấn Độ

Sau đó, báo chí tiếng Anh trở thành công cụ quan trọng trong việc chống lại chính sách thuộc địa của Anh và làm lan rộng những ý tưởng độc lập cho Ấn Độ Những tờ báo như The Hindu, The Times of India và Indian Express được thành lập trong thế kỷ 19 và vẫn là những báo lớn và uy tín ở Ấn Độ cho đến ngày nay.

Trong những năm 1920 và 1930, báo chí đã giúp cho phong trào đấu tranh cho độc lập của Ấn Độ trở nên mạnh mẽ hơn Các nhà báo như Mahatma Gandhi và Jawaharlal Nehru đã sử dụng báo chí để thông tin và tuyên truyền cho cuộc chiến đấu cho độc lập của Ấn Độ

Từ năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập, báo chí Ấn Độ đã phát triển vượt bậc Ngoài các báo tiếng Anh truyền thống, các tờ báo tiếng Hindi và các ngôn ngữ khác cũng đã xuất hiện Ngày nay, báo chí ở Ấn Độ rất đa dạng với hàng trăm tờ báo và tạp chí in và trực tuyến, phục vụ cho một loạt các đối tượng độc giả và chủ đề khác nhau

Theo công ty tư vấn KPMG, từ năm 2010 2014, các báo in Ấn Độ ghi nhận doanh - thu quảng cáo tăng 40%, dự kiến tăng hơn 9% trong năm nay Tăng trưởng quảng cáo ở báo in tiếng Hindi và các thứ tiếng địa phương Ấn Độ khác đạt trung bình 10%/năm, vượt xa tăng trưởng 5% của các báo tiếng Anh của nước này

Người dân Ấn Độ đọc báo bằng tiếng Anh, đại diện cho một thị trường đã “chín” với ít cơ hội tăng trưởng, và họ đang dần chuyển sang đọc báo mạng Dự kiến, tổng doanh thu báo tiếng Anh sẽ đạt 109 tỷ rupee (1,63 tỷ USD) vào năm 2017, thua xa các báo ngày và báo tiếng Hindi, với doanh thu ước đạt lần lượt là 110 tỷ rupee và

113 tỷ rupee Ngoài ra, các tờ báo tiếng Anh đang đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao với chi nhánh truyền thông phương Tây như Buzzfeed và Quartz, đã mở các trang mạng hướng tới đối tượng độc giả Ấn Độ

Một trong số các tờ báo nổi tiếng ở Ấn Độ là The Times of India The Times of India (TOI, nghĩa là "Thời báo Ấn Độ") là một nhật báo tiếng Anh tại Ấn Độ Đây là báo lớn thứ ba tại Ấn Độ tính theo lượng phát hành và là báo tiếng Anh bán chạy nhất hàng ngày trên thế giới theo Cục Kiểm tra Phát hành Ấn Độ Đây là báo tiếng Anh lâu năm nhất tại Ấn Độ vẫn còn được phát hành Năm 1991, BBC xếp The Times of India vào hàng sáu tờ báo tốt nhất thế giới Cuối năm 2006, Times Group có được Vijayanand Printers Limited (VPL) VPL trước đó phát hành hai tờ báo tiếng Kannada là, Vijaya Karnataka và Usha Kiran, và một nhật báo tiếng Anh là Vijay Times Vijaya Karnataka từ đó đứng đầu trong mảng báo tiếng Kannada Giải thưởng TOIFA được trao lần đầu vào năm 2013[30] và lần thứ hai vào năm 2016,[31] "The Times of India Film Awards" hay "TOIFA" là giải thưởng dành cho các tác phẩm trong ngành công nghiệp điện ảnh, được quyết định dựa trên bỏ phiếu công chúng toàn cầu theo hạng mục đề cử

4.3 Vai trò của báo chí Ấn Độ trong truyền thông quốc tế

Báo chí Ấn Độ có những đặc điểm chính sau:

• Đa dạng ngôn ngữ: Ấn Độ có hơn 22 ngôn ngữ chính thức và khoảng 1.600 ngôn ngữ khác được sử dụng trong đời sống hàng ngày Vì vậy, báo chí của nước này rất đa dạng về ngôn ngữ Ngoài các tờ báo tiếng Anh phổ biến, còn có rất nhiều tờ báo được xuất bản bằng các ngôn ngữ địa phương như Hindi, Tamil, Telugu, Malayalam,

Mạng xã hội Ấn Độ

5.1 Tổng quan về mạng xã hội Ấn Độ

Mạng xã hội là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, và Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ Dưới đây là một số mạng xã hội phổ biến nhất tại Ấn Độ: Facebook: Là một trong những mạng xã hội lớn nhất trên thế giới, với hàng tỉ người dùng toàn cầu và bao gồm một số lượng lớn người dùng ở Ấn Độ

YouTube: Là một nền tảng chia sẻ video trực tuyến rất phổ biến, thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, bao gồm Ấn Độ

WhatsApp: Là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí được sử dụng rộng rãi tại Ấn Độ, với hơn 400 triệu người dùng

Instagram: Là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video, thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, bao gồm Ấn Độ

Twitter: Là một nền tảng mạng xã hội mang tính chất tin tức và chính trị, có hàng triệu người sử dụng tại Ấn Độ và trên toàn thế giới

TikTok: Là một ứng dụng chia sẻ video ngắn, được yêu thích tại Ấn Độ và thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới

Ngoài ra, còn nhiều mạng xã hội khác như Snapchat Các đặc điểm chung của các mạng xã hội ở Ấn Độ là sự phổ biến của nội dung video và ngôn ngữ địa phương Ngoài ra, việc giới trẻ sử dụng mạng xã hội phổ biến tại Ấn Độ cho phép các doanh nghiệp địa phương tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả Dưới đây là một số đặc điểm của mạng xã hội tại Ấn Độ:

• Số lượng người dùng: Ấn Độ là quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội lớn nhất thế giới, với khoảng 250 triệu người dùng, bao gồm các nền tảng phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram và WhatsApp

• Mạng xã hội ảnh hưởng đến chính trị: Mạng xã hội đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc giúp các chính trị gia và đảng phái chính trị tiếp cận cử tri Trong nhiều trường hợp, các cuộc bầu cử ở Ấn Độ đã được chi phối bởi chiến dịch trên mạng xã hội

• Ứng dụng di động: Vì lý do kinh tế và văn hoá, ứng dụng di động là phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Ấn Độ Các ứng dụng như WhatsApp và Hike Messenger đang trở thành những nền tảng phổ biến để truyền tải tin nhắn và nội dung

• Nhu cầu cho nội dung giải trí: Chỉ số tiêu dùng được xếp hạng cao nhất trong các lĩnh vực sử dụng dịch vụ mạng xã hội tại Ấn Độ là giải trí Người dùng tại đây có xu hướng tìm kiếm nội dung giải trí, bao gồm cả video, âm nhạc và phim ảnh

5.2 Vai trò mạng xã hội Ấn Độ trong truyền thông quốc tế

Mạng xã hội đang trở thành một phương tiện quan trọng trong việc truyền tải thông tin trong thế giới ngày nay, và Ấn Độ không phải là một ngoại lệ Vai trò của mạng xã hội Ấn Độ trong truyền thông quốc tế có thể được thấy qua những điểm sau:

Số lượng người dùng: Với hơn 400 triệu người dùng internet, Ấn Độ là thị trường lớn nhất thứ hai trên thế giới về số lượng người dùng internet Do đó, các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter cũng có số lượng người dùng rất lớn ở Ấn Độ

Tác động của mạng xã hội trong các cuộc biểu tình: Mạng xã hội đã chơi một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình và phản đối ở Ấn Độ, bao gồm cả cuộc biểu tình chống lại Công dân luật vào năm 2019 Các hoạt động này đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế và đã được phản ánh trên các trang tin tức hàng đầu trên thế giới

Sự phát triển của TikTok: TikTok, mạng xã hội video ngắn, đã trở thành một hiện tượng lớn ở Ấn Độ Với hơn 200 triệu lượt tải xuống, Ấn Độ là thị trường lớn nhất của TikTok trên toàn cầu Các video TikTok đã trở thành một phương tiện giải trí phổ biến

70 năm kể từ ngày giành độc lập, Ấn Độ đang chuyển mình với những chính sách cải cách chưa từng có trên mọi mặt trận, trong đó phải kể đến thành tựu ngoại giao

"mạng xã hội" do chính Thủ tướng Narendra Modi khởi xướng

Năm 2020, khi các ứng dụng đang trên đà gia tăng, phát triển và lan rộng điển hình như ứng dụng TikTok của Trung Quốc, Ấn Độ đã chính thức đưa ra siêu ứng dụng đầu tiên tạo “không gian” riêng trong hoạt động truyền thông xã hội tại Ấn Độ Để có thể tạo ra ứng dụng thiết thực và mang tính tầm cỡ một nhóm gồm hơn 1.000 chuyên gia CNTT đã nhập cuộc

Mạng xã hội Elyments được tạo ra bởi Sumeru Software Solutions Đây là cuộc nguyên cứu và đầu tư lớn của Ấn Độ nhằm tạo ra môi trường riêng giúp mọi người kết nối mà không sợ bị đánh cắp thông tin người dùng

Cũng mang tính chất mạng xã hội như Facebook ứng dụng cho phép bạn đăng nhập, thiết lập một hồ sơ và từ đây bạn bè của bạn sẽ có thể nhìn Tại mục Khám phá trên trang chủ của Mạng xã hội Elyments, bạn có thể tìm thấy nội dung mới và người dùng mới Giao diện của ứng dụng khá đơn giản bắt mắt và dễ sử dụng cho người dùng

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w