Tiểu luận chính sách đối ngoại yếu tố bất đối xứng trong mối quan hệ việt trung tác động như thế nào đến sự thay đổi nhận thức của việt nam về kẻ thù trung quốc trong giai đoạn 1979 1991

16 3 0
Tiểu luận chính sách đối ngoại yếu tố bất đối xứng trong mối quan hệ việt   trung tác động như thế nào đến sự thay đổi nhận thức của việt nam về kẻ thù trung quốc trong giai đoạn 1979   1991

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1.2 Các yếu tố trong mối quan hệ bất cân xứng 3

2 Mối quan hệ bất đối xứng giữa Việt Nam - Trung Quốc 4

2.1 Yếu tố bất cân xứng trong mối quan hệ Việt - Trung 5

2.1.1 Sự chênh lệch về tiềm lực 5

2.1.2 Quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ 5

2.2 Yếu tố bất cân xứng tác động đến việc Việt Nam nhận thức về Trung Quốc trong lịch sử 6

2.2.1 Tư duy chủ quyền với Trung Quốc 6

2.2.2 Chiến thắng Trung Quốc như một tiêu chuẩn cho tính chính danh 7

2.2.3 Tham vọng “bành trướng bá quyền” của Trung Quốc 8

2.2.4 Chủ trương điều hòa mối quan hệ 8

3 Yếu tố bất cân xứng tác động như thế nào đến việc Việt Nam nhận thức vềTrung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991 9

3.1 Tác động từ bạn thành thù 9

3.2 Tác động từ thù thành bạn 10

3.2.1 Chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc 10

3.2.2 Nhìn nhận Trung Quốc có hai mặt: Xã hội chủ nghĩa và bành trướngbá quyền 11

PHẦN 3 KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1 Tóm tắt

Mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc từ lâu đã được xem là một mối quan hệ điển hình cho tính chất bất cân xứng trong quan hệ quốc tế Chia sẻ với Trung Quốc hơn 2000 năm lịch sử, Việt Nam đã phải chịu đựng sức nặng của nền văn minh đồ sộ này và hình thành những nhận thức mang bản sắc nước nhỏ - để từ đó có những hành động mang tính hệ thống, cấu trúc nhằm điều hòa mối quan hệ với Trung Quốc Một trong những dẫn chứng tiêu biểu đó chính là mối quan hệ bang giao dưới hình thức “chính quốc - phiên thuộc” Những nhận thức mang tính hệ thống cấu trúc về mối quan hệ bất cân xứng ấy đã tác động đến quá trình thay đổi nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991: trên cả hai chiều hướng là từ bạn thành thù và từ thù thành bạn Trong đó, ý thức về bảo vệ trọn vẹn độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đã góp phần làm sâu sắc thêm sự thù địch của Việt Nam dành cho Trung Quốc Còn những triết lý về điều hòa mối quan hệ cũng như nhận thức về sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

2 Đặt vấn đề

Trong bài tập nhóm, em quan tâm tới tác động của yếu tố hệ thống, cấu trúc tới sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trong giai đoạn 1979 -1991 bởi đây là yếu tố có tính truyền thống, lịch sử liên quan đến sự tồn vong và an ninh Em tin rằng những sự nhận thức mang tính hệ thống đã ăn sâu trong tâm trí dân tộc Việt Nam về Trung Quốc và sẽ còn tồn tại lâu dài trong tiến trình phát triển, song hành với các nhân tố mới nổi lên trong quan hệ quốc tế Trong bài tiểu luận của nhóm, yếu tố bất đối xứng được đề cập đến như một trong những lý do chính cho sự nhận thức “ác quỷ hóa” của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc Song, em nhận thấy, tính chất bất đối xứng trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đóng vai trò cơ sở chi phối nhận thức, mang tính hệ thống, cấu trúc và có tác động tới sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991 Nếu chiếu theo cấu trúc của bài tập nhóm, phần yếu tố hệ thống cấu trúc chưa có sự liên kết rõ ràng giữa cơ sở và thực tiễn, phần cơ sở là “Ba phương thức tạo ra kẻ thù” chưa đủ để chỉ ra tác động của yếu tố này tới quá trình thay đổi nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991 Đồng thời, em thấy rằng có thể đào sâu thêm vấn đề theo lăng kính của mối quan hệ bất cân xứng trong quan hệ Việt - Trung để đúc kết ra những yếu tố hệ thống cấu trúc trong mối quan hệ giữa hai quốc gia rồi từ đó soi chiếu

Trang 3

vào quá trình thay đổi nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991 Đó là lý do em lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và đi tới câu hỏi nghiên cứu như dưới đây.

3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết

Câu hỏi nghiên cứu em lựa chọn để tiếp cận vấn đề này chính là: Yếu tố bất đối xứng trong mối quan hệ Việt - Trung tác động như thế nào đến sự thay đổi nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991?

Từ câu hỏi trên, em đặt ra hai giả thiết như sau:

1 Yếu tố bất đối xứng trong mối quan hệ Việt - Trung khiến cho Việt Nam

nhận thức về sự thù địch với Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hai nước từ bạnthành thù.

2 Yếu tố bất đối xứng trong mối quan hệ Việt - Trung khiến cho Việt Nam

nhận thức về sự hòa hiếu với Trung Quốc, thúc đẩy mối quan hệ hai nước từ thùthành bạn.

4 Giới hạn đề tài

Đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu vào yếu tố hệ thống cấu trúc, chiếm một trên tổng số ba phần của bài tập nhóm Em lựa chọn đào sâu thêm về tác động của yếu tố này tới sự thay đổi về nhận thức của Việt Nam về kẻ thù Trung Quốc trên hai chiều hướng, chứ không một chiều từ thù thành bạn và có phần sơ sài như bài tập nhóm Trong phạm vi nghiên cứu, em cũng chỉ xét tới những tác động của yếu tố hệ thống cấu trúc và bỏ qua yếu tố khác như yếu tố thời đại về nhận thức ý thức hệ, hay bối cảnh Như vậy, bài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào những khía cạnh nhỏ phù hợp với yếu tố hệ thống, cấu trúc trong nhận thức của Việt Nam về Trung Quốc trong giai đoạn này.

Trang 4

PHẦN 2 NỘI DUNG1 Mối quan hệ bất cân xứng

1.1 Định nghĩa

Bất cân xứng là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực để mô tả tình trạng không cân đối, không đối xứng hoặc không đồng đều giữa hai phần, hai bên hoặc hai mặt của một vật thể, hình dạng hoặc hệ thống Trong quan hệ quốc tế, bất cân xứng thường được dùng để chỉ tình trạng không đồng đều, không bình đẳng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia, thường là sẽ có một bên nhỏ hơn, dễ tổn thương hơn Bên còn lại - lớn hơn, sẽ có nhiều khả năng chi phối hơn nhưng cũng không thể đơn phương điều chỉnh mối quan hệ này.

Câu nói nổi tiếng trong của chủ nghĩa hiện thực: “Kẻ lớn làm những gì mà họ muốn, còn kẻ yếu chịu những gì họ phải chịu.”1được Brantly Womack cho là không đúng đắn Theo Lý thuyết Bất cân xứng về sức mạnh của ông, kẻ mạnh sẽ làm những gì họ cho là khả thi (có tương quan giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được) và kẻ yếu sẽ làm những gì họ có thể chứ không cam chịu Các quốc gia lớn hơn có khả năng áp đảo nước còn lại trong mối quan hệ bất cân xứng, nhưng họ không thường làm như vậy, đơn giản là vì khi ấy họ sẽ “mất” nhiều hơn “được”, chi phí bỏ ra để áp đảo quốc gia nhỏ hơn sẽ lớn hơn lợi ích đạt được từ mối quan hệ này rất nhiều.

1.2 Các yếu tố trong mối quan hệ bất cân xứng

Khi xem xét mối quan hệ bất cân xứng giữa hai quốc gia, có hai khó khăn chính mà ta có thể nhận thấy, nổi lên rõ ràng nhất chính là sự chênh lệch về tiềm lực và quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ.2

Thứ nhất, sự chênh lệch về tiềm lực khiến cho nước nhỏ dễ bị tác động bởi

nước lớn trên trường quốc tế Sự chênh lệch này hầu hết đã xuất phát từ lịch sử, được hình thành dựa trên một quá trình phát triển lâu dài bao trùm các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao, Đồng thời, sự chênh lệch về tiềm lực này có thể dẫn đến sự khác biệt về mức độ quan tâm của từng bên dành cho nhau trong mối quan hệ Nước nhỏ hơn sẽ rất coi trọng nước lớn, đặt nước lớn ở vị trí ưu tiên trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của mình Ngược lại, nước lớn có nhiều mối

2Nguyễn Vũ Tùng, “Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: Thực tiễn và chính sách”, Tạp chí Nghiên cứuQuốc tế số 2, 6/2010, Hà Nội,

1Lê Hồng Hiệp (dịch), “Cuộc đối thoại ở Melos”, 23-5-2013,

https://nghiencuuquocte.org/2013/05/23/melian-dialogue/

Trang 5

quan tâm khác tương đương hoặc lớn hơn so với nước nhỏ Điều này dễ khiến cho hai quốc gia “hiểu lầm” nhau, và có xu hướng thổi phồng các vấn đề phát sinh Nước nhỏ hơn - dễ bị tổn thương, thường nhạy cảm với sự “thờ ơ” của nước lớn, cho rằng đó là hành vi bá quyền, thống trị Về phía nước lớn, sự đề phòng của nước nhỏ có thể bị xem là hành vi thách thức sức ảnh hưởng.

Thứ hai, quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ đã bén rễ từ lâu trong quan

hệ hai nước phát triển thành nhận thức và dẫn tới những hành vi nước lớn - nước nhỏ điển hình Theo đó, quốc gia “lớn hơn” trong mối quan hệ bất cân xứng thường có tâm lý “đại quốc” và từ đó sẽ có những hành vi coi thường, chèn ép “tiểu quốc”4 Tâm lý này thể hiện rõ nhất trong các chính sách không tôn trọng nước nhỏ, coi nước nhỏ như một “quân cờ” trên bàn cờ chiến lược của mình Trong mối quan hệ với nước nhỏ, nước lớn luôn cho rằng mình không bị ràng buộc, và có quyền “phá lệ” Vậy nên, nếu hai quốc gia hợp tác, nước lớn phải chiếm lợi thế lớn hơn; còn nếu xung đột nổ ra, nước lớn bắt nạt nước nhỏ hơn Song song với quá trình đó, nước nhỏ cũng đã hình thành nên nhận thức và hành vi của riêng mình Rằng, các nước nhỏ thường mất niềm tin vào các nước lớn: (1) sự giúp đỡ của nước lớn bao giờ cũng có điều kiện, đó là sự thần phục của nước nhỏ; (2) hành vi không tôn trọng của nước nhỏ có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu; (3) nước lớn thường không có sự nhất quán trong lời nói - hành động Từ đó, nước nhỏ đi tìm kiếm bên thứ ba để thực hiện chính sách lôi kéo nhằm tự bảo vệ bản thân nhưng lại khiến cho nước lớn cũng mất niềm tin vào mình.

2 Mối quan hệ bất đối xứng giữa Việt Nam - Trung Quốc

Nắm giữ vị trí địa chính trị quan trọng ở cửa ngõ Đông Nam Á, như một hình cánh cung ôm lấy một cạnh Biển Đông, Việt Nam từ thời xưa đã phải gánh trên vai sức nặng của nền văn minh Trung Hoa Là quốc gia duy nhất vừa nằm trên lục địa Á Châu, có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc, vừa có phần lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trên con đường đi xuống phía nam của Trung Quốc cả trên biển hay trên đất liền Sự cận kề địa lý đã tạo ra cho Việt Nam một lời nguyền mà không thể thay đổi, đó là gắn liền với Trung Quốc xuyên suốt chiều dài lịch sử.

4Xem Nguyễn Vũ Tùng, “Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: Thực tiễn và chính sách”, Tạp chí Nghiêncứu Quốc tế số 2, 6/2010, Hà Nội,

3Xem Elaine Tolentino và Myungsik Ham, “The entrapment of asymmetry: the Philippines between the US andChina”, Bandung: Journal of the Global South, 2015.

Trang 6

2.1 Yếu tố bất cân xứng trong mối quan hệ Việt - Trung

Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ đại hiếm hoi vẫn còn duy trì được sự phồn vinh của mình cho tới thời điểm hiện tại, và có sức ảnh hưởng to lớn tới các quốc gia dân tộc xung quanh trên nhiều bình diện Điển hình như văn hóa Trung Hoa đã chia sẻ với các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam tạo thành khối Đồng Văn - hay còn gọi là Vùng văn hóa Á Đông So với đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Trung Nguyên rộng lớn hơn gấp nhiều lần và rất thích hợp để canh tác nông nghiệp, có thể nuôi dưỡng cho cả một quân đội lớn Lãnh thổ Trung Quốc cũng có sự mở rộng đáng kể, từ một vùng nhỏ ở trung lưu sông Hoàng Hà (khoảng thế kỉ XXI TCN) đến lãnh thổ rộng lớn đứng thứ ba thế giới (thế kỉ XVIII) Từ lâu, Trung Quốc đã tự xem mình là “trung tâm của thiên hạ”, vì thế nên không ngừng muốn mở rộng đất đai của mình ra khắp bốn phương Về phần Việt Nam, vốn là một nước nhỏ, kể cả khi đã phát triển tới phía nam như ngày nay, diện tích Việt Nam mới chỉ xấp xỉ một tỉnh cỡ trung của Trung Quốc Dọc theo chiều dài lịch sử, Trung Hoa luôn hiện lên với hình ảnh một người hàng xóm khổng lồ về mọi mặt, với tham vọng vươn tay ra khắp tứ phía xung quanh mình Về mặt kinh tế, Trung Quốc có đủ khả năng tự cung tự cấp và từ lâu đã có sự giao thương với các quốc gia khác, điển hình là con đường tơ lụa có nguồn gốc từ những năm 100 TCN.

Từ thuở sơ khai, Trung Quốc đã mang trong mình tư tưởng nằm ở trung tâm của thế giới, chiếm ưu thế tuyệt đối về văn hóa, hay còn gọi là tư tưởng “phân tách giữa “Di” và Hạ””5 Trong đó, “Tứ Di” bao gồm: Nam Man (chỉ Việt Nam - nằm ở phía Nam Trung Quốc là man di mọi rợ), Bắc Địch, Đông Di và Tây Nhung Ngay từ tên gọi, Trung Quốc khi chiết tự tách nghĩa cũng là “quốc gia nằm ở trung tâm”, có vị thế cao hơn các quốc gia khác Việt Nam và các quốc gia lân cận khác thời trung đại đều chịu sự chi phối của “trật tự siêu việt” ấy, hay còn được gọi là “Trật tự Hoa Di” Theo đó, Trung Quốc không chấp nhận rằng dưới gầm trời này xuất hiện một “thiên tử” thứ hai, một thực thể chính trị nào khác độc lập với Trung Quốc Từ đây, chế độ “chính quốc - phiên thuộc” đã ra đời Việt Nam cũng đã tự nguyện chấp nhận chế độ đó qua quan hệ “triều cống” - vua Việt Nam dâng cống phẩm thể hiện sự thần phục và “sắc phong” - ban đạo dụ sắc lệnh của vua Trung Hoa với hình thức “chiếu mệnh” của 5Sở Thụ Long - Kim Uy, “Chiến lược và Chính sách Ngoại giao của Trung Quốc”, Nxb Chính trị Quốc gia - Sựthật, Hà Nội, 2013, tr.13

Trang 7

thiên tử cho vua các nước Bản sắc nước lớn phản ánh rất rõ ràng qua mối quan hệ “sắc phong - triều cống” này, đồng thời Trung Hoa qua từng thời kỳ cũng có nhiều yêu sách để đòi Việt Nam cống nạp những vật kỳ trân dị bảo, hay nhiều lần cướp đất, đòi hỏi yêu sách như mượn đường Về phía Việt Nam cũng luôn luôn duy trì một sự cảnh giác với người láng giềng khổng lồ, chú trọng xây dựng quân đội để không thất thế trước những cuộc tấn công của Trung Quốc.

2.2 Yếu tố bất cân xứng tác động đến việc Việt Nam nhận thức về TrungQuốc trong lịch sử

Sống chung với một nước láng giềng khổng lồ như thế nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm giữ vững độc lập - chủ quyền chứ không bao giờ để đất nước rơi vào sự thôn tính của hoàng đế Trung Hoa Điều đó phản ánh rất rõ ràng trong tư duy chủ quyền của Việt Nam với Trung Quốc Sau 1000 năm Bắc thuộc, nhà nước Đại Việt luôn đặt trọng tâm mối quan hệ bang giao với phương Bắc lên hàng đầu, vì đây là việc hệ trọng có can hệ đến tồn vong của cả triều đại và dân tộc Như vậy, ta có thể thấy từ trong lịch sử, chính sách đối ngoại Việt Nam luôn đặt Trung Quốc lên hàng đầu, cho là Trung Quốc có khả năng tác động mạnh mẽ nhất tới sinh mệnh của quốc gia Ngược lại, Trung Quốc - nằm ở giữa “trật tự Hoa Di” xem mình vượt xa những quốc gia xung quanh và chỉ xếp Việt Nam vào một trong những quốc gia phiên thuộc Trong tương quan và bối cảnh đó, Việt Nam đã thực hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương” một cách rất hiệu quả, vừa mềm dẻo, linh hoạt vừa có độ cứng rắn khi cần thiết để bảo chủ quyền độc lập dân tộc “Nước Việt ta có cõi đất phía nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế”.6 Đây là một lựa chọn tự nguyện của người Việt, tuy ít nhiều sẽ phải chịu o ép, bất bình đẳng nhưng phù hợp với “thế” và “lực” giữa hai nước Thêm vào đó, Việt Nam luôn sẵn sàng phát động những cuộc chiến tranh vũ trang chống lại “mưu đồ” bành trướng của “thiên triều”, bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập tự chủ của mình.7Nhận thức này đã được phát triển thành triết lý ngoại giao truyền thống của dân tộc Việt Nam “quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ” Tư tưởng “độc lập thật sự, thần thuộc danh nghĩa” bắt nguồn từ Khúc Thừa Dụ đã được phản ánh sâu sắc qua các diễn

7Xem Đỗ Thị Thu Thủy, ““Bá quyền văn hóa" - Nhìn từ hiện tượng thơ bang giao Việt - Trung trong bối cảnh

Đông Á Trung đại”, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: “Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng phươngĐông”, tr 36.

6Xem Phan Huy Chú, Lịch triều Hiến chương Loại chí, tập 2, mục Bang giao chí, Nxb Giáo dục, 2007, Hà Nội,

tr 533

Trang 8

ngôn, mà tiêu biểu trong số đó có thể kể đến một bài cáo nổi tiếng, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Bình Ngô Đại Cáo Trong Bình Ngô Đại Cáo đã

chỉ rõ: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống,Nguyên mỗi bên xưng bá một phương”.8Triết lý xuyên suốt này đã được đúc kết trong nhận định sau: “Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử khẳng định tính độc lập với Trung Quốc”.9Đằng sau mối quan hệ “chính quốc - phiên thuộc” là cả một tư tưởng về sự độc lập: Việt Nam gọi mình là “Nam triều” - tách biệt với “Bắc triều” Trung Quốc, trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng tự gọi “bang giao” -tức mối quan hệ giữa hai quốc gia đồng cấp.

Có một tiêu chuẩn đo lường tính chính danh của các triều đại phong kiến Việt Nam đã được hình thành và thể hiện qua sự công dẫn binh và đánh đuổi giặc phương Bắc của những vị thủ lĩnh Cả Trưng Trắc, Trưng Nhị (40 - 43), Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), Trần Quốc Tuấn (1285 - 1292), Lê Lợi (1418 - 1433) và Quang Trung (1788 - 1792) đều được dân tộc ta tôn vinh là anh hùng dân tộc Các thành tựu về ngoại giao và quân sự sau những cuộc xung đột với Trung Hoa đã giúp triều đại phong kiến Việt Nam tạo dựng niềm tin trong lòng dân chúng và phục vụ cho công cuộc cai trị và ổn định xã hội.

Trong cuốn sách “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, tác giả Yoshiharu Tsuboi đã đưa ra ví dụ về hai triều đại lịch sử Việt Nam là Triều Hậu Lê và triều Nguyễn Lê Thái tổ Lê Lợi đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chấm dứt thời kỳ mười năm bị nhà Minh đô hộ (1407 - 1418) và đem lại độc lập cho dân tộc Uy danh của ông ngày càng lớn mạnh và ông trở thành một trong những anh hùng dân tộc được tôn kính nhất Nhờ sự tin yêu của nhân dân, triều đại nhà Lê vẫn vững vàng, dù những vị vua kế nhiệm Lê Lợi không phải là “minh quân” và không có tài cai trị xuất chúng Triều đại nhà Nguyễn không đạt được uy tín tương tự, vì họ không thể khẳng định quyền lực và tính chính danh thông qua cuộc chiến với nước láng giềng to lớn Trung Hoa Vì vậy, các vua của triều đại nhà Nguyễn không được dân chúng coi là “nguyên thủ quốc gia” (vương), mà chỉ được coi là hậu duệ của các “quý tộc địa phương” (chúa), những người đã cai trị miền Nam dưới triều đại nhà Lê Trong khi đó, những tàn dư của triều đại nhà Lê vẫn được công nhận và tôn trọng bởi

9Yoshiharu Tsuboi, “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885”, Hội Sử học Việt Nam, HàNội, tr 43

8Nguyễn Trãi, “Bình Ngô đại cáo”, thivien.net,

https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Tr%C3%A3i/B%C3%ACnh-Ng%C3%B4-%C4%91%E1%BA%A1i-c%C3%A1o/poem-mLEGY5d9nFI0RH280X-vIQ

Trang 9

dân chúng vùng Bắc Hà, tạo ra thời kỳ kéo dài hơn 50 năm với sự chia cắt giữa Nam và Bắc ở Việt Nam.

Không một triều đại Việt Nam nào có thể có được tính chính danh thật sự nếu không chiến thắng Trung Quốc, cũng không có triều đại Trung Quốc nào chưa từng đem quân sang xâm phạm bờ cõi Việt Nam để thể hiện quyền uy của thiên triều Vì vậy, các triều đại Việt Nam đã sớm nhìn nhận được tư tưởng bành trướng ấy Hoàng đế Trung Hoa luôn xem mình là “thiên tử” con trời, có quyền cai trị cả “thiên hạ” -tức toàn bộ vùng đất dưới gầm trời ấy Trong biểu trần tình được Lê Thái Tổ mượn danh Trần Cảo dâng lên có đoạn: “Suốt cả gầm trời, không đâu là không phải đất của vua; khắp trong cõi đất, không ai là không phải tôi của vua.”10Các triều đại Việt Nam có ý thức về tư tưởng bành trướng bá quyền của Trung Hoa là vậy Bản chất của tư tưởng bá quyền, nhất là bá quyền kiểu Đông Á thể hiện ở tham vọng chi phối, thậm chí “hăng hái tiêu diệt” các dân tộc/ nền văn hóa nhỏ hơn.11

Không bao giờ có một triều đại Việt Nam nào kéo dài sự căng thẳng trong mối quan hệ với Trung Quốc, bất kể là khi đánh đuổi thành công Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ, hay giành lại được độc lập, chủ quyền từ tay Trung Quốc Hầu như, các vương triều phong kiến Việt Nam đều cử sứ giả ngay lập tức sang diện kiến “thiên triều” để thiết lập lại quan hệ ngoại giao “chính quốc - phiên thuộc” sau khi chiến tranh kết thúc Tùy vào sức mạnh, và tương quan lực lượng giữa hai quốc gia mà Việt Nam có sự điều chỉnh trong chủ trương này, nhưng tinh thần “cầu hòa” để duy trì mối bang giao hữu hảo luôn chi phối Có nhiều trường hợp, Việt Nam còn xuống nước hơn nữa để có thể ứng biến linh hoạt Năm 1265, thái thượng hoàng Trần Thái Tông đã “xuống nước” viết một bài thơ tiễn sứ giả nhà Nguyên Trương Hiển Khanh về nước: “Nghĩ không có ngọc quỳnh đáp lại, lòng tự thẹn.” Chữ “thẹn” thể hiện sự nhún nhường của một bậc quân vương khi phải tiễn đưa một viên sứ giả về nước Tuy nhiên, hành động ấy cũng là vì để điều hòa mối quan hệ với Trung Quốc, tránh những xung đột không đáng có.

11Xem Đỗ Thị Thu Thủy, ““Bá quyền văn hóa” - Nhìn từ hiện tượng thơ bang giao Việt - Trung trong bối cảnhĐông Á Trung đại”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: “Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông”,tr 41

10Xem Phan Huy Chú, “Lịch triều Hiến chương Loại chí”, tập 2, mục Bang giao chí, Nxb Giáo dục, 2007, Hà

Nội, tr 543

Trang 10

3 Yếu tố bất cân xứng tác động như thế nào đến việc Việt Nam nhận thứcvề Trung Quốc trong giai đoạn 1979 - 1991.

Cần thừa nhận rằng, trong giai đoạn từ 1979 - 1991, quan niệm về bạn - thù trong quan hệ quốc tế của Việt Nam bị chi phối phần nhiều sự phân hóa bởi ý thức hệ Chính quyền Việt Nam coi sự thù địch với các nước TBCN là đúng đắn, xem Mỹ là kẻ thù cơ bản, lâu dài - để tiêu diệt cần có nhiều thời gian chứ không phải một sớm một chiều Song, yếu tố mang tính hệ thống cấu trúc trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng phần nào khiến ta nhìn nhận họ như là “kẻ thù” hay “láng giềng thân cận”, xác định mối quan hệ là “thù địch” hay “hợp tác và hữu nghị” Những yếu tố mang tính hệ thống - cấu trúc thể hiện qua mối quan hệ bất cân xứng đã tạo thành sự nhận thức về Trung Quốc trong lịch sử, và tác động đến cả giai đoạn 1979 - 1991 Năm 1990, TBT Nguyễn Văn Linh từng khẳng định: “Việt Nam là nước nhỏ, ĐCSVN là đảng nhỏ, rất cần có sự ủng hộ và giúp đỡ của một nước lớn, đảng lớn như Trung Quốc.”12

3.1 Tác động từ bạn thành thù

Ngày 1/1/1979, Mỹ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Ngày 7/2/1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc nước ta dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình “Dạy cho Việt Nam một bài học” Vì sự chi phối của mối quan hệ bất cân xứng, cuộc chiến tranh ở biên giới Việt Nam năm 1979 có thể chỉ là một cuộc chiến nhỏ với Trung Quốc với mục đích thắng lợi nhằm đơn phương áp đặt quyền lợi của mình lên Việt Nam - hay giống như Đặng Tiểu Bình diễn tả, là để dạy một bài học cho Việt Nam Nhưng với Việt Nam thì bắt buộc phải chiến thắng cuộc chiến này nhằm bảo vệ chủ quyền và bản sắc của mình trước tay Trung Quốc Đương nhiên, chính quyền Việt Nam không bao giờ chấp nhận Trung Quốc có thể xâm phạm tới biên giới nước mình Ngay lập tức, một cuộc hành quân đã diễn ra, quân đội ta nhanh chóng ứng chiến với 60 vạn quân Trung Quốc tiến vào biên giới Việt Nam Ngày 18/2, Việt Nam ra “Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc” trên báo Nhân dân trong đó nêu rõ: “Những người cầm quyền Trung Quốc đã đi theo con đường cũ của bọn phong kiến Trung Quốc và bọn đế quốc thực dân, tiến hành xâm lược Việt Nam, một nước độc lập có chủ quyền”13 Điều này

13“Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Namcủa những người cầm quyền Trung Quốc”, Báo Nhân dân, Hà Nội, 18/12/1979.

12Lý Gia Trung, Nguyên Hải (dịch), “Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung - Việt tại Thành Đô”, Tạp chí TrungQuốc (Đảng sử tung hoành), 2014,

https://nghiencuuquocte.org/2014/11/07/noi-tinh-cuoc-gap-lanh-dao-trung-viet-tai-thanh-do/

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan