1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ẩm thực tỉnh lạng sơn

30 31 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hoá Ẩm Thực Tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Dương Bảo Duy Uyên, Lê Duy Thiện, Nguyễn Huy, Trần Nguyễn Bảo Tâm, Nguyễn Phạm Toàn Thắng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tàiLạng Sơn, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với khí hậu mát mẻ dễ chịu, sơn thủy hữu tình, con người thân thiện, cởi mở cùng những món ngon đặc sản cũng chính là nét

Trang 1

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

MÃ HỌC PHẦN: FOMA131953_22_2_01

VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH LẠNG SƠN

Nhóm sinh viên thực hiện

5 Nguyễn Phạm Toàn Thắng 22159054

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

………

………

………

………

………

………

………

………

ĐIỂM (BẰNG SỐ):………

BẰNG CHỮ:………

CHỮ KÍ GV:………

Trang 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Phương pháp nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Cấu trúc tiểu luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VĂN HOÁ ẨM THỰC 6

1.1 Khái niệm về văn hoá ẩm thực 6

1.1.1 Khái niệm về văn hoá 6

1.1.2 Khái niệm ẩm thực 6

1.2 Những điều kiện hình thành văn hoá ẩm thực 7

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 7

1.2.2 Điều kiện xã hội 7

1.3 Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực 9

1.3.1 Tính cộng đồng 9

1.3.2 Tính hoà đồng 9

1.3.3 Tính tận dụng 10

1.3.4 Tính thích ứng 10

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH LẠNG SƠN 12

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn 12

2.1.1 Địa lí 12

2.1.2 Văn hoá 12

2.2 Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn 13

2.2.1 Sự đa dạng và phong phú 13

2.2.2 Món ăn truyền thống 13

2.2.3 Rau đặc sản 16

2.2.4 Bánh truyền thống 18

2.3 Ảnh hưởng của văn hoá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn đến văn hoá ẩm thực Việt Nam 20

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH LẠNG SƠN 22

3.1 Thách thức 22

3.1.1 Hội nhập ẩm thực quốc tế 22

3.1.2 Ý thức của người dân 22

3.1.3 Thay đổi văn hoá ăn uống 23

3.2 Giải pháp 23

Trang 5

3.2.1 Bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống 23

3.2.2 Phát triển du lịch địa phương 24

3.2.3 Quảng bá tại các sự kiện, lễ hội, phương tiện truyền thông 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lạng Sơn, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với khí hậu mát mẻ dễ chịu,sơn thủy hữu tình, con người thân thiện, cởi mở cùng những món ngon đặc sản cũngchính là nét thu hút rất riêng thể hiện sự phong phú trong ẩm thực nơi đây đã níu chân bao

du khách gần xa

Ẩm thực tỉnh Lạng Sơn có những đặc trưng riêng biệt và phong phú, đó là sự kếthợp của nhiều nền văn hóa khác nhau, từ đó tạo nên một nét văn hoá ẩm thực độc đáo,đặc sắc

Ẩm thực không chỉ là nhu cầu thiết yếu của con người, mà còn phản ánh nền vănhóa, phong tục, tập quán của một địa phương Nghiên cứu về ẩm thực tỉnh Lạng Sơn sẽgiúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hóa và đời sống của người dân địa phương.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang bị mai mộthoặc đe dọa mất đi Nghiên cứu về văn hoá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn sẽ giúp chúng ta nhậnthức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá này

Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Văn hoá ẩm thực tỉnh

Lạng Sơn” để nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, logic điều tra xã hội và nghiên cứ so sánh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Văn hoá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Tìm hiểu các đặc trưng ẩm thực của tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất giải pháp phát triển ẩm thực tỉnh Lạng Sơn

4 Cấu trúc tiểu luận

Trang 7

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận dự kiến gồm

có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận trong văn hoá ẩm thực

Chương 2: Tìm hiểu văn hoá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn

Chương 3: Đề xuất giải pháp quảng bá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VĂN HOÁ ẨM THỰC

1.1 Khái niệm về văn hoá ẩm thực

1.1.1 Khái niệm về văn hoá

Văn hóa có thể hiểu đơn giản nhất đó chính là sản phẩm từ đời sống của con người,

là mọi thứ mà con người sinh sống làm ra, từ tập tục, tôn giáo, ăn mặc, tư tưởng, các địađiểm lịch sử….của một quốc gia nào đó có thể coi đó là văn hóa Văn hóa là một thứ đãtồn tại vô cùng lâu đời và nó mang đến các giá trị lợi ích tinh thần vô cùng lớn cho nhândân sống tại nơi đó, hay có thể nói văn hóa chính là thứ đã từng và vẫn đang tồn tại trongmỗi cuộc sống của con người tại một khu vực nào đó từ trước đến nay

Nước ta từ trước tới nay đã tồn tại qua rất nhiều thế hệ, rất nhiều thời đại, với lịch

sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước của chúng ta, nền văn hóa có thể coi là vô cùng dàyđặc và lớn, có thể kể đến như nền văn hóa Âu Lạc vẫn còn giữ tới nay như các sản phẩmliên quan tới trống đồng, hạc, ăn trầu cau, ở nhà sàn… Hay có thể nổi bật đó là văn hóa

áo dài, một loại văn hóa ăn mặc có thể coi là biểu tượng của quốc gia ta, khi nhắc tới áodài là nhắc tới bộ trang phục truyền thống của người dân Việt Nam

1.1.2 Khái niệm ẩm thực

“Ẩm thực” là một từ Hán việt, hiểu đơn giản thì đó là ăn uống và những thứ liênquan tới việc ăn uống Việc nấu ăn, nghệ thuật nấu ăn, việc chế biến món ăn đều có thểgọi là ẩm thực Nhắc tới ẩm thức đơn giản là nhắc tới nấu và ăn, nhưng lại vô cùng kì diệudưới sự biến hóa của bàn tay con người mà sinh ra hằng tram loại mùi vị khác nhau, tạonên vô vàn các loại cảm xúc với các mùi vị, hòa trộn với đó là sự độc đáo, sự đa dạng, sựthỏa mãn mà mỗi món ăn đem lại cho chúng ta

Nếu nói rộng hơn thì có thể nói rằng ẩm thực chính là một nền văn hóa ăn uống, nónhư đã trở thành một tập tục, thói quen của các dân tộc Đơn giản vì ăn uống chính là nhucầu cơ bản của mỗi sinh vật, và từ khi con người được hình thành thì việc ăn uống chính

là yếu tố quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại Và theo thời gian phát triển, việc ăn uốngngày càng được chú trọng và phát triển hơn và tới hiện nay đã có thể phát triển đến mộtkhái niệm chung gọi là: ẩm thực

Trang 9

1.1.3 Khái niệm về văn hoá ẩm thực

Khái niệm về văn hóa ẩm thực nghe thì có vẻ mới mẻ nhưng thật chất nó đã là thứtồn tại vô cùng lâu và nó luôn xuất hiện quanh ta từ trước tới nay Văn hóa ẩm thực có thểbao gồm các môi trường dinh dưỡng của con người, cách trang trí các món ăn, các loại lễnghi, các loại thực phẩm biểu tượng, hoặc đơn giản nhất thì đó là đặc sản của từng khuvực

Văn hóa ẩm thực vốn được hình thực từ các thói quen ăn uống từ xưa từ người dântrong khu vực, phải học ăn như thế nào, từ đó hình thành được nhân cách, trai dồi cho bảnthân và truyền lại dần dần cho các thế hệ sau này Văn hóa ẩm thực tuy nói đơn giản làvăn hóa ăn uống nhưng nó lại bao hàm nhiều thứ, văn hóa ẩm thực có thể thể hiện đượcvăn hóa của một quốc gia, về cách hành xử cũng như truyền thống của quốc gia đó đặcbiệt hay tốt đẹp như thế nào

1.2 Những điều kiện hình thành văn hoá ẩm thực

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vùng khí hậu nhiệt độ cao thì ùng nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu

có nguồn gốc từ thực vật, tỉ lệ thịt chất béo trong món ăn ít hơn Phương pháp chế biếnphổ biến là xào, luộc, nhúng, trần,nấu các món ăn thường nhiều nước có mùi vị mạnh:rất thơm, rất cay và thường sử dụng các loại canh chua như ẩm thực tại thủ đô Hà Nộihay chủ yếu có thể thấy trong ẩm thực của miền Trung và miền Nam

Trang 10

1.2.2 Điều kiện xã hội

- Yếu tố lịch sử, văn hóa

Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính cổ truyền, độcđáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc

Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú, chế biến cầu

kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao

Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử: càng bảo thủ thì tậpquán và khẩu vị

ăn uống càng ít bị lai tạp

Suốt 4000 năm lịch sử của nước ta là quá trình dùng nước và giữ nước, liên tục bịngoại xâm xâm lược: Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ…Sau năm 1975 đất nước ta mới đượcthống nhất Yếu tố lịch sử của dân tộc đã chi phối đến nền văn hoá ăn uống của Việt Namrất nhiều: Chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá ẩm thực Trung Hoa, văn hoá ẩm hực Pháp

và miền Nam bị ảnh hưởng của văn hoá ănuống và lối sống Mỹ Tuy nhiên nền văn hóa

ẩm thực Việt Nam vẫn có những nét độc đáo riêng và giàu bản sắc bởi đã là sự giao thoavăn hóa của 54 sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ nước ta

- Dân cư

Theo chính phủ Việt Nam, Việt Nam có 54 dân tộc, trong đã có 53 dân tộc thiểu số,chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếmgần 87%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển Những dân tộc thiểu

số, trừ người Hoa, phần lớn đều tập trung ở các vùng cao nguyên Vì có rất nhiều dân tộcanh em cùng sinh sống nền văn hóa ẩm thực Việt Nam cũng bị chi phối mạnh bởi yếu tốnày

- Yếu tố kinh tế

Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú,đa dạng, đượcchế biến và hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn và cótính khoa học hơn Ngược lại nhữngquốc gia hay vùng dân cư cónền kinh tế kém phát triển thì các món ăn đa phần bị bó hẹptrongnguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ đơn giản, cácmón ăn ít phongphú và thể hiện đậm nét dân dã

Trang 11

Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, phải đượcchế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao, ngoài ra phảiđạt các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinh dưỡng Đồng thời họ cũng là ngườiluôn hiếu kỳ với những nền văn hoá ăn uống mới.

Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp nănglượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉđòi hỏi ăn no, đủ chất và trongtrường hợp đặc biệt mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp mang tính bảo thủ.Những người hay đi du lịch thì bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưamạo hiểm Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao, họ lại lànhững người rất cởi mở và rất thích thú đãn nhận và thưởng thức những nền văn hoá ănuống mới

Ngoài 3 điều kiện xã hội chính trên thì văn hóa ẩm thực còn bị chi phối bởi một sốcác yếu tố khác:

Yếu tố tôn giáo là yếu tố khá quan trọng, có những tôn giáo cónhững quy định ảnhhưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia Tôn giáo sử dụng thức ăn làm vậtthờ cúng thì ảnh hưởng nhiều đến tập quán và khẩu vị ăn uống

Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc.Đạo hồi có khoảng

900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc gia coi đạo hồi là quốc đạo và họ hoàn toàncấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ gây kích thích, gâynghiện khác

1.3 Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực

1.3.1 Tính cộng đồng

Tính cộng đồng là một trong những tính chất được thể hiện vô cùng rõ ràng trongnền văn hóa của nước ta và đó là một tính chất đã được lưu truyền từ trước tới nay trongmỗi gia đình Việt Nam Chẳng hạn như những chén nước chấm được sử dụng bởi nhiềungừi chấm chung thì đó chính là minh chứng đơn giải nhất cho tính cộng đồng

1.3.2 Tính hoà đồng

Vì sao lại nói ẩm thực Việt Nam có tính hòa đồng là do có sự tiếp xúc với các nền

ẩm thực của các quốc gia khác nhưng lại được biến tấu cho phù hợp với cách sử dụng của

Trang 12

con người tại địa phương đó, từ đó biến tấu ra được các loại chế biến, các loại sử dụngthực phẩm khác nhau tạo ra được nhiều loại đồ ăn vô cùng phù hợp với khẩu vị Chẳnghạn như các món ăn phương Tây sử dụng khá ít gia vị chỉ chủ yếu nhắm đến cách chếbiến thì khi qua bên Châu Á hay Việt Nam thì thường sẽ được nêm nếm đậm đà hơn, sửdụng thay thể một số loại đồ Châu Á đặc trưng thay thế cho.

1.3.3 Tính tận dụng

Lương thực chính của người Việt là lúa gạo, thế nhưng khi mấtmùa, thóc cao gạokém thì người Việt ra sức sản xuất những hoa màu khác để hỗ trợ Ngô, khoai, sắn đềukhông phải là những cây truyền thống của người Việt, chúng có nguồn gốc tận Nam vàTrung Mỹ nhưng chúng được người Việt sẵn sàng chấp nhận và sửdụng triệt để trongcuộc sống của mình Cơm gạo thiếu thì sẵn sàng ăn độn ngô, độn khoai, độn sắn Để dễ

ăn, để phù hợp với lối ăn truyền thống của mình, người Việt luôn sáng tạo ra những kiểu

ăn riêng mà không đâu có Ngô được xay ra làm bánh đúc, bánh đa, chế biến thành tươngngô và có lẽ cầu kỳ và đặc sắc hơn cả là món xôi lúa được làm ra để chiều dân lao độngthị thành trong các bữa ăn lót dạ Từ củ sắn, củ khoai người Việt đã chế biến ra biết baoloại bánh độc đáo Rất nhiều thứ bánh nổi tiếng ở cố đô Huế đã được chế biến từ bột sắn,thứ bột tinh khiết và được tinh chế rất công phu của khu vực miền Trung đất Việt Bánh

đa khoai, bỏng nếp và món cháo loãng là những thứ không thể thiếu trong ngày rằm thángbảy "xá tội vong nhân" Người sống lo cả cho những hương hồn phiêu diêu dưới cõi âmnhững thức ăn thật giản dị nhưng chế biến cũng không kém cầu kỳ cửa ô Hà Nội xưa

1.3.4 Tính thích ứng

Người Việt tìm ra một lối chế biến và bảo quản lương thực thực phẩm thích ứngphù hợp, hài hòa với môi trường sống của mình Chính vì thời tiết nước ta nói chung lànóng ẩm nên việc chế biến và dự trữ lương thực thực phẩm luôn là một vấn đề sống cònđối với người dân Việt Nam Do phải cất trữ thực phẩm trong điều kiện nóng ẩm và môitrường luôn có sẵn nhiều loại vi trùng, vật ký sinh mầm bệnh nguy hiểm nên trong cácmón ăn Việt đã xuất hiện nhiều cách chế biến và bảo quản khác nhau

Trong các món ăn của người Việt thường có thêm nhiều gia vị Nó làm cho món ănthêm ngon hơn, đồng thời cũng là những vị thuốc để phòng ngừa bệnh tật, bồi bổ sức

Trang 13

khỏe, chống lại những mầm bệnh vốn rất sẵn trong tự nhiên Các món ăn được chế biếncực kỳ khéo léo, mùa nào thức nấy để phù hợp với sự biến đổi của môi trường, hợp vớinhu cầu của cơ thể Đó cũng là một trong những nét độc đáo của nghệ thuật ẩm thực ViệtNam mà các vùng khác không thể có được

Trang 14

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VĂN HOÁ ẨM THỰC TỈNH LẠNG SƠN

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lạng Sơn

2.1.1 Địa lí 1

Lạng Sơn là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, thuộc vùng Trung

du và miền núi Bắc Bộ, với hệ tọa độ địa lí kéo dài từ 2119’B đến 2227’B và từ 10606’Đđến 10721’Đ

Lạng Sơn tiếp giáp 5 tỉnh của nước ta và có đường biên giới dài hơn 231,7 km vớiTrung Quốc Đường biên giới giữa Lạng Sơn với Trung Quốc phần lớn được xác địnhtheo các địa hình đặc trưng như các đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe,sông suối và đã được cắm mốc, phân định

Biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc có 474 cột mốc quốc giới với 2 cửa khẩu quốc tế(Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu quốc tế ga Đồng Đăng), 1 cửa khẩu chính (Cửakhẩu Chi Ma), 9 cửa khẩu phụ và nhiều lối mở

Lạng Sơn có tổng diện tích là 8310,09 (năm 2020), đứng thứ 4/15 tỉnh của vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm khoảng 8,73% diện tích toàn vùng) và đứng thứ11/63 tỉnh, thành phố cả nước (chiếm khoảng 2,5% diện tích cả nước)

2.1.2 Văn hoá

Lạng Sơn là một địa phương mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương Đôngnông nghiệp Theo dòng chảy lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thểnhư những công trình kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tíchkhảo cổ học,… và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật, lễ hội, ẩm thực,trang phục truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp,… đã trở thành sản phẩm du lịchhấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Theo thống kê của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên địa bàn toàn tỉnh LạngSơn có trên 300 lễ hội lớn nhỏ, thuộc các loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôngiáo và lễ hội dân gian Không chỉ là nơi có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà cònhấp dẫn du khách bởi nhiều món ẩm thực truyền thống và đặc trưng như lợn quay, vịt

Trang 15

quay mác mật, khâu nhục, phở chua hay các loại bánh truyền thống như bánh chưng đen,bánh ngải, coóng phù…

2.2 Đặc trưng văn hoá ẩm thực tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Sự đa dạng và phong phú

Xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu nên cácmón ăn thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người Lạng Sơn rất phongphú và đa dạng Chủ yếu là các loại thực phẩm như gạo nếp, gạo tẻ; các loại hạt đậu đỗ;thịt lợn, gà, vịt, trâu, bò, tôm, cá, cua, rau củ quả, rượu, gia vị, muối, mì chính ; phươngpháp chế biến chủ yếu là nấu, đồ, hầm, kho, luộc, nướng, hấp, muối chua, phơi khô… Tuynhiên, phương pháp, cách thức ăn uống của từng dân tộc ở Lạng Sơn lại có những nétkhác nhau Món ăn của người Hoa thì chế biến cầu kỳ, nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều gia

vị, cay nóng, phù hợp với thời tiết lạnh Ẩm thực của người Tày, Nùng thì phong phú, chếbiến đơn giản nhưng tinh tế, đẹp mắt Nhìn chung, ẩm thực Lạng Sơn tương đối đa dạng

và phong phú cả về món ăn, phương pháp chế biến, sử dụng nhiều gia vị, do đó nhiềumón ăn có hương vị rất đặc trưng và có giá trị dinh dưỡng cao

2.2.2 Món ăn truyền thống

2.2.2.1 Phở chua2

Phở chua của Xứ Lạng không chỉ lạ về tên gọi mà còn lạ cả về hình thức và hương

vị vô cùng độc đáo Một bát phở chua thường bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu khácnhau như: bánh phở, thịt xá xíu, khoai lang chao, dưa chuột, lạc rang… Bánh phở để làmphở chua thường là loại bánh phở sợi nhỏ, nhưng để cho “chuẩn vị” nhất thì phở cần làphở Lộc Bình (huyện Lộc Bình) tráng tay mới đảm bảo sự thơm ngon và độ dẻo, dai khi

ăn Thịt để làm xá xíu là thịt lợn nạc ngon Đầu tiên, thịt được thái thành những miếngdày, to bằng lòng bàn tay, rồi tẩm ướp dầu hào, đường… và đem luộc đến khi gần chín.Sau đó, thịt được vớt ra, để ráo nước và rán vàng lên rồi thái thành từng lát dài Tiếp đến,khoai lang được thái chỉ nhỏ, đảo trên chảo dầu sao cho thật giòn và vàng ruộm Ngoài ra,lạc rang cũng được giã nhỏ, dưa chuột được lựa chọn kỹ càng, rửa sạch và đều phải tháisợi thật mỏng…

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w