Việc nghiên cứu vai trò của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực phát triển AI là cần thiết nhằm nhận diện các chính sách hiện có, đánh giá hiệu quả và đềxuất các giải pháp nâng cao năng lực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG
*
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
HỌC KỲ: HK241 CHỦ ĐỀ 1:
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trung Hiếu
Học kì: 241 Lớp L04 Nhóm:03
Trương Mỹ Tú 2313805 ……….
Trần Anh Quân 2212815 ……….
Thái Trung Kiên 2211735 ……….
Nguyễn Như Quỳnh 2312913 ……….
Lương Ngọc Trung 2313668 ……….
Lê Trần Nguyên Ninh 2212484 ……….
Bùi Lê Tường Anh 2310053 ……….
TP.HỒ CHÍ MINH, 2024
Trang 2BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
BTL
Điểm BTL
7 Lê Trần Nguyên Ninh 2212484 2.2 100%
8 Bùi Lê Tường Anh 2310053 1.1 + 1.2 100%
Họ và tên nhóm trưởng: Trương Văn Thảo Nhi Số ĐT:0848140305
Email:nhi.truong2312514@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG
Trang 3(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
Nguyễn Trung Hiếu Trương Văn Thảo Nhi MỤC LỤC BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN I MỞ ĐẦU V 1 Tính cấp thiết của đề tài V 2 Mục tiêu nghiên cứu VI 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu VI 4 Phương pháp nghiên cứu VII 5 Kết cấu của bài tập lớn VII CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG AI 1
1.1 Khái niệm và đặc điểm của AI 1
1.1.1 Định nghĩa AI: 1
1.1.2 Các loại hình và ứng dụng chính của AI 1
1.1.3 Tác động của AI đến phát triển kinh tế - xã hội 2
1.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển AI 3
1.2.1 Lý thuyết về vai trò của nhà nước trong phát triển khoa học công nghệ 3
1.2.2 Các chức năng chính của nhà nước trong thúc đẩy phát triển AI : 4
1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong phát triển AI: 5
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong phát triển AI 6
1.3.1 Yếu tố chính trị: 6
1.3.2 Yếu tố kinh tế 7
1.3.3 Yếu tố xã hội 8
1.3.4 Yếu tố công nghệ 8
1.3.5 Yếu tố pháp lý 9
Trang 41.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước trong phát triển AI 10
1.4.1 Tiêu chí về chính sách và pháp luật 10
1.4.2 Tiêu chí về đầu tư và tài chính 10
1.4.3 Tiêu chí về phát triển nguồn nhân lực 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN AI 12
2.1 Tổng quan về tình hình phát triển AI tại Việt Nam 12
2.1.1 Hiện trạng phát triển AI ở Việt Nam 12
2.1.2 So sánh với các nước trong khu vực và thế giới 13
2.1.3 Cơ hội và thách thức của Việt Nam 16
2.2 Phân tích vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy phát triển AI18 2.2.1 Xây dựng chiến lược và chính sách 18
2.2.2 Phát triển hạ tầng và môi trường pháp lý 19
2.2.3 Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển 19
2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực 20
2.2.5 Hỗ trợ ứng dụng AI trong các ngành, lĩnh vực 20
2.3 Đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước Việt Nam 27
2.3.1 Những thành tựu đạt được 27
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 31
2.3.3 So sánh với các nước khác 33
2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 36
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN AI 38
3.1 Định hướng phát triển AI của Việt Nam trong thời gian tới 38
3.1.1 Định hướng của Việt Nam trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý 38
3.1.2 Định hướng của Việt Nam trong việc xây dựng hạ tầng cho nghiên cứu 39
3.1.3 Định hướng của Việt Nam trong việc phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo 40
3.1.4 Định hướng của Việt Nam trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo 40
Trang 5I V
3.1.5 Định hướng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế 41
3.2 Các giải pháp cụ thể 41
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật 41
3.2.2 Tăng cường đầu tư và huy động nguồn lực 42
3.2.3 Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển 43
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 43
3.2.5 Thúc đẩy hợp tác quốc tế 44
3.2.6 Tăng cường ứng dụng AI trong khu vực công và tư 44
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 49
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ chủ chốt của cáchmạng công nghiệp 4.0, giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hiệu quả sản xuất
và tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp Việc áp dụng AI có thể dẫn đến tiết kiệmchi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
AI đang trở thành động lực chính trong cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy tựđộng hóa, nâng cao năng suất lao động, cải thiện hiệu quả sản xuất và dịch vụ AIcũng có tiềm năng giải quyết nhiều vấn đề xã hội, từ y tế, giáo dục đến môitrường Công nghệ này có thể hỗ trợ trong việc phát triển các giải pháp bền vững,cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng Sự phát triển mạnh mẽ của AIkhông chỉ định hình lại các ngành công nghiệp mà còn tạo ra những cơ hội mớicho sự phát triển kinh tế và xã hội
AI có thể cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua tự động hóa các công việc
tẻ nhạt, phức tạp, giúp các công ty tiết kiệm thời gian và tài nguyên Những ứngdụng này không chỉ đơn giản là thay thế con người trong các công việc, mà còngiúp con người có thể tập trung vào các nhiệm vụ mang tính sáng tạo và chiếnlược hơn Ngoài ra, AI còn giúp trong việc phân tích dữ liệu khổng lồ để đưa racác quyết định chính xác và nhanh chóng, hỗ trợ các công ty tối ưu hóa hoạtđộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Đặc biệt, AI cũng có tiềm nănglớn trong việc giải quyết các thách thức xã hội như nâng cao chất lượng dịch vụ y
tế thông qua phân tích dữ liệu bệnh nhân, cá nhân hóa giáo dục và giảm thiểu tácđộng tiêu cực đến môi trường nhờ tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên Nhữnggiải pháp này không chỉ thúc đẩy phát triển bền vững mà còn nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người dân
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách, khungpháp lý và các cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ AI
Sự lãnh đạo và định hướng của nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp và viện nghiên cứu trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo Mộtkhung pháp lý phù hợp sẽ đảm bảo rằng việc phát triển và ứng dụng AI được
Trang 7thực hiện trong môi trường an toàn, có sự giám sát và minh bạch Điều này sẽ tạo
ra sự tin tưởng từ cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng, cũng như các nhànghiên cứu Nhà nước cần xây dựng các quy định về bảo mật dữ liệu, quyềnriêng tư, và ứng xử đạo đức trong phát triển AI để tránh các vấn đề về kiểm soát
và quản lý công nghệ
Việc nghiên cứu vai trò của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực phát triển
AI là cần thiết nhằm nhận diện các chính sách hiện có, đánh giá hiệu quả và đềxuất các giải pháp nâng cao năng lực phát triển AI trong bối cảnh hội nhập quốc
tế để đảm bảo rằng quốc gia có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà công nghệnày mang lại, đồng thời vượt qua những thách thức trong bối cảnh kinh tế toàncầu ngày càng cạnh tranh
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu và phân tích vai trò của nhà nướctrong việc thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giảipháp phù hợp
Nhiệm vụ, để đạt được mục đích trên ta cần phải nghiên cứu các mục tiêu
cụ thể như sau:
Thứ nhất, phân tích hiện trạng phát triển AI tại Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá các chính sách và chương trình của nhà nước liên quan
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu bài nghiên cứu tập trung vào vấn đề “Vaitrò của nhà nước trong phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, bao gồm cácchính sách, chương trình và hoạt động hỗ trợ.” Phạm vi không gian của bàinghiên cứu tập trung vào sự phát triển AI ở Việt Nam Phạm vi thời gian, từ năm
Trang 82010 đến năm 2023, thời điểm có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức vàchính sách đối với AI.
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp lý và báo cáo về chính sách pháttriển AI là một cách để hiểu rõ hơn về các chiến lược quốc gia trong việc khaithác và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
So sánh các chính sách phát triển AI của Việt Nam với các quốc gia kháctrong khu vực và thế giới để bắt kịp với các quốc gia phát triển và khu vực, cầnđầu tư mạnh mẽ hơn vào nghiên cứu, phát triển, và các cơ chế hỗ trợ khởi nghiệptrong lĩnh vực AI
5 Kết cấu của bài tập lớn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong pháttriển và ứng dụng AI
Chương 2: Thực trạng vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy pháttriển AI
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúcđẩy phát triển AI
Trang 9CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG AI 1.1 Khái niệm và đặc điểm của AI
Khái Niệm: Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ cho phép máy móc, đặcbiệt là máy tính, "học hỏi" và "suy nghĩ" như con người Trí tuệ nhân tạo khácvới việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệthống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các
xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính
có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyếtvấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…Dưới đây là một số tính năng mà AI mang lại, khiến nó trở nên đặc biệt vàmang tính cách mạng:
Thứ nhất, thay thế, loại bỏ các công việc buồn tẻ, nhàm chán.
Thứ hai, có khả năng thu nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu nhanh và chính xác Thứ ba, có thể bắt chước nhận thức, hành vi của con người.
Thứ tư, dự đoán tương lai.
Thứ năm, phòng chống thiên tai.
Thứ sáu, nhận dạng khuôn mặt và Chatbot.
Thứ bảy, khả năng học hỏi.
1.1.2 Các loại hình và ứng dụng chính của AI
AI có thể được phân chia thành nhiều loại hình dựa trên mức độ phức tạp
và khả năng thực hiện nhiệm vụ Dưới đây là cách phân loại AI phổ biến nhất:
AI dựa trên khả năng:
Trang 10Narrow AI (AI Hẹp) : Đây là AI được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ
cụ thể với khả năng tối ưu hóa cao Nó không thể thực hiện nhiệm vụ ngoài phạm
vi đã định sẵn Ví dụ: Sử dụng AI trong các hệ thống trợ lý ảo của apple haygoogle như Siri hay Alexa
General AI (AI Chung): Đây là dạng AI mà mục tiêu là mô phỏng trí tuệtoàn diện của con người, có khả năng hiểu, học và tự thích ứng với nhiều tìnhhuống khác nhau AI mạnh hiện vẫn là một mục tiêu nghiên cứu chưa đạt được.Superintelligence (AI Siêu việt) : Đây là một giả thuyết về AI vượt qua trítuệ con người trong mọi lĩnh vực Dạng AI này hiện vẫn chỉ tồn tại trong lýthuyết và tương lai
AI dựa trên chức năng:
Reactive Machines (Máy phản ứng): Loại AI này không có khả năng lưugiữ thông tin hoặc học từ kinh nghiệm, nó chỉ phản ứng với các tình huống hiệntại Ví dụ: Máy chơi cờ Deep Blue của IBM
Limited Memory (AI có trí nhớ hạn chế): AI có khả năng học từ dữ liệutrước đó và sử dụng để đưa ra quyết định Ví dụ: xe tự lái sử dụng thông tin thuthập để dự đoán và phản ứng với môi trường
Theory of Mind (Lý thuyết về tâm trí): Đây là loại AI trong tương lai cóthể hiểu được cảm xúc, ý định của con người và các sinh vật khác Nó có thể giaotiếp và tương tác theo cách có ý thức
Self-aware (Tự nhận thức): Là AI có ý thức và tự nhận thức về bản thân,giống như con người Đây là một giai đoạn lý thuyết trong phát triển AI
1.1.3 Tác động của AI đến phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) gần như ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực Vàđương nhiên không thể bỏ qua ảnh hưởng của AI đối với nền kinh tế AI có thểtạo ra một bước tiến nhảy vọt về năng suất, sản sinh của cải vật chất lớn hơn,giúp cải thiện năng suất làm việc Việc làm chủ những công nghệ tiên tiến sẽmang đến nhiều lợi ích vô cùng lớn cho sự phát triển kinh tế tại các quốc gia trênthế giới Ông Anton Korinek(Giáo sư kinh tế tại Đại học Virginia Mỹ) nhận địnhrằng:” trí tuệ nhân tạo sẽ mang đến cho con người một siêu năng lực mới, rất cầnthiết để giúp nền kinh tế tăng năng suất AI là một công nghệ mạnh mẽ và nếu sử
Trang 11Dù có những sự ưu việt mang đến nhiều lợi ích tuy nhiên các chuyên giavẫn lo ngại AI có thể tác động tiêu cực đến một số vấn đề kinh tế- xã hội Rấtnhiều mối lo ngại của AI đối với nền kinh tế đã được nêu ra, bao gồm nguy cơcắt giảm nhân lực trong tất cả các lĩnh vực.
Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra mặt tối của sự phát triển thần tốc củacông nghệ Ví dụ như thanh toán tự động, theo đó, hàng hóa không hề rẻ đi saukhi hệ thống thanh toán tự động ra đời Đời sống của người tiêu dùng khôngđược cải thiện, người dân cũng không có thêm nhiều cơ hội việc làm Chỉ có cáccông ty tăng thêm lợi nhuận, nhờ cắt giảm chi phí nhân công Vì vậy, một số longại cho rằng AI sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với quyền lợi cũng như việc làm củangười lao động.Tuy vậy công nghệ này vẫn tiềm ẩn những rủi ro xoay quanh vấn
đề quyền riêng tư, làm trầm trọng hóa định kiến trong môi trường làm việc vàgây ra tình trạng công nhân phải lao động quá sức
1.2 Vai trò của nhà nước trong phát triển AI
1.2.1 Lý thuyết về vai trò của nhà nước trong phát triển khoa học công nghệ
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và đầu tư cho pháttriển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực khoa học – công nghệ nóiriêng bằng việc xây dựng các mục tiêu, chiến lược phát triển; ban hành các cơchế, chính sách để hỗ trợ đội ngũ này Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực khoahọc – công nghệ đã trở thành chìa khóa thành công để phát triển đất nước, nhưngbên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất cập
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, vai trò
đó được thể hiện ở mức độ can thiệp, điều tiết và chi phối của Nhà nước lên nền
Trang 12công nghệ nước nhà, sự phát triển nguồn nhân lực khoa học – công nghệ khôngnằm ngoài xu hướng đó, do vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước để bảo đảm
sự phát triển diễn ra đúng mục tiêu và đem lại hiệu quả cao
1.2.2 Các chức năng chính của nhà nước trong thúc đẩy phát triển AI :
Trong quý II/2024, Bộ tiếp tục tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sáchpháp luật như: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quychuẩn kỹ thuật; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sảnphẩm, hàng hóa; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thựchiện Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến 2050; Ban hành các Thông tư nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước trong trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.Công điện 83/CĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực từ ngày 23/08/2024 tăngcường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trítuệ nhân tạo và điện toán đám mây.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục đại học chỉ đạo, hỗ trợcác cơ sở giáo dục đại học phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao các lĩnhvực công nghệ cao, nhất là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đámmây
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm
2030 do Thủ tướng ban hành tháng 1-2021 đặt mục tiêu đưa AI trở thành lĩnhvực công nghệ quan trọng của Việt Nam và đến năm 2030, Việt Nam trở thànhtrung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khuvực ASEAN Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề làm chủ và nội địa hóa côngnghệ AI có vai trò quyết định.Thông qua nhiều chương trình liên quan đến AI docác cơ quan nhà nước tổ chức, tất cả cùng hợp tác, chia sẻ thông tin, sáng kiến,giải pháp về xây dựng chính sách và quản lý; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứngdụng AI từ đội ngũ nhân lực, công nghệ và nguồn dữ liệu nội địa Cùng đó, tăngcường hợp tác và học hỏi quốc tế để phát triển hệ sinh thái AI bền vững, do chínhngười Việt làm chủ tại Việt Nam
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết vềphát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ Phát triển thành công nguồn nhân
Trang 13lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định việctăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia và tận dụng những cơ hội mà cách mạngcông nghiệp 4.0 mang lại Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễnViệt Nam khẳng định, để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, tất yếuphải có sự can thiệp của Nhà nước; sự can thiệp của Nhà nước càng tích cực, đầy
đủ, khoa học… thì nguồn nhân lực khoa học công nghệ ngày càng phát triểnmạnh mẽ về số lượng và nâng cao về chất lượng Trong điều kiệnkinh tế chínhtrị, cần phải phát huy vai trò của Nhà nước và kết hợp sức mạnh quản lí của Nhànước với sức mạnh của cơ chế thị trường đã trở thành động lực thúc đẩy nguồnnhân lực khoa học công nghệ Việt Nam phát triển
1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong phát triển AI:
Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển vàứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 nhằm từng bước đưa Việt Nam trở thànhđiểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới CácChiến lược này cũng được kỳvọng tạo ra cú huých cho sự phát triển AI của Việt Nam, góp phần phát triển kinh
tế xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo vàphát triển AI trong ASEAN và trên thế giới
Nhóm đầu các nước về AI:
Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạođến năm 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nướcdẫn đầu khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu,phát triển và ứng dụng AI, xây dựng được 10 thương hiệu trí tuệ nhân tạo có uytín trong khu vực, phát triển 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tínhtoán hiệu năng cao; kết nối với các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tínhtoán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn
và tính toán phục vụ AI
Bên cạnh đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành được 50 bộ dữ liệu
mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế-xã hội phục vụnghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Việt Nam đang tập trung hoàn thiện hệthống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ
Trang 14nhân tạo, phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhântạo; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực AI Trước mắt, để thực hiện chiếnlược, cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, nghiêncứu, cơ sở dữ liệu cần xây dựng đồng bộ với hạ tầng tính toán, các máy tính cókhả năng tính toán lớn cũng như đào tạo các kỹ thuật viên, để có thể xử lý các bàitoán dữ liệu lớn Đồng thời, triển khai từng bước cụ thể, từ làm rõ các khái niệmđến cách thức tính toán lớn của Việt Nam, cũng như chia sẻ những hạ tầng tínhtoán một cách hợp lý, hiệu quả nhất
Điểm sáng về AI:
Nếu như trước đây, AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, dànhcho những nhà toán học và công nghệ thông tin xuất sắc, thường tách biệt vớingười dân, chưa có nhiều ứng dụng thì gần đây, với sự hội tụ của nhiều côngnghệ như dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, Deep Learning AI đã gầnhơn với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộcsống
Công nghệ trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đãtrở thành điểm sáng đối với thế giới AI đã đóng vai trò quan trọng, giúp giảmgánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụngtruy vết, bản đồ dịch nếu được quan tâm phát triển, AI có thể chứng minh hiệuquả lớn hơn nữa Việc ứng dụng AI trong việc truy vết người tiếp xúc đã pháthuy hiệu quả khi có ổ dịch hoặc ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, giúp đội ngũ
y tế điều tra lịch trình, lấy thông tin dịch tễ Ðặc biệt, khi số lượng ca lây nhiễmtrong cộng đồng lớn, việc nhập liệu từ các bản khai giấy mất nhiều thời gian, dễnhầm lẫn, công nghệ chuyển hình ảnh thành văn bản với sự hỗ trợ của AI đã giúp
số hóa toàn bộ tờ khai, phiếu điều tra dịch tễ và đưa lên hệ thống Khi dịch bệnhdiễn biến phức tạp hơn, AI đã hiện hữu ngay trong các khu cách ly, bệnh viện vớirobot tự động giúp khử khuẩn, giao hàng, đưa thuốc cho người bệnh
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước trong phát triển AI
1.3.1 Yếu tố chính trị:
Trang 15Thứ nhất, chính sách và chiến lược quốc gia sẽ trực tiếp ảnh hưởng sâu
sắc đến vai trò của nhà nước trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) thông quaviệc đưa ra tầm nhìn chiến lược Nhà nước cần có chính sách dài hạn và rõ ràng
về các công tác nhằm phát triển AI Điều này giúp định hướng nghiên cứu ứngdụng AI trong các lĩnh vực khác nhau Bên cạnh đó, vấn đề đầu tư công cũng làmột trong những chiến lược hàng đầu ảnh hưởng rõ rệt về sự phát triển của AI
Vì vậy, Chính phủ có thể dành ngân sách cho việc nghiên cứu thúc đẩy AI, từ đónâng cao sự đổi mới sáng tạo trong ngành
Thứ hai, sự ổn định chính trị của một quốc gia là tiền đề cũng như điều
kiện cho môi trường phát triển của công nghệ khoa học, cụ thể là việc nghiên cứu
và phát triển AI hiện nay Điều này cũng giúp tăng độ tin cậy của doanh nghiệpkhi tham gia đầu tư cho các dự án của AI của nước ta Các doanh nghiệp sẽ thấy
an tâm hơn khi hoạt động ở một môi trường ổn định về chính trị, thúc đẩy cho sựphát triển của AI
Thứ ba, liên kết toàn cầu cũng như cạnh tranh quốc tế là một trong những
yếu tố quyết định đến sự phát triển của AI Vì vậy, Chính phủ cần thúc đẩy hợptác tác quốc tế trong nghiên cứu AI, mở rộng thị trường cũng như liên kết với cáckhoa học công nghệ các nước trên thế giới Điều này không chỉ giúp chia sẻthông tin, kiến thức cũng như công nghệ mà còn tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế Vàviệc thu hút nhân tài và thu hút đầu tư là một trong những chiến lược cần có vàquan trọng của chính phủ
Thứ tư, các vấn đề công tác, vận hành, thúc đẩy phát triển AI đều có
những rủi ro khó có thể kiểm soát một cách đầy đủ và bao quát Vì vậy, ngoàiviệc tập trung cho các giai đoạn phát triển, Chính phủ cần có kế hoạch quản lýcác rủi ro liên quan đến AI để có thể xử lý kịp thời
1.3.2 Yếu tố kinh tế
Thứ nhất, tài chính luôn là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của AI Chúng liên quan đến các khoản đầu tư cũng như ngân sách phụ vụcho việc nghiên cứu Khi nền kinh tế phát triển, thì nguồn tiền dùng để phát triểncông nghệ AI cũng sẽ tăng lên Các máy móc được sử dụng tiên tiến và thời giandành cho việc nghiên cứu cũng sẽ nhanh hơn Từ đó, tạo ra những tiến bộ mới
Trang 16cho ứng dụng Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng góp phần hỗ trợ khởi nghiệp chocác công ty trong lĩnh vực phát triển AI Tóm lại, các nền kinh tế mạnh mẽ hơn
có khả năng chi trả cho các khoản đầu tư, tạo ra những công nghệ AI tiên tiếnhơn
Thứ hai, nền kinh tế thúc đẩy năng lực cạnh tranh, hợp tác quốc tế Quốc
gia nào mạnh hơn về kinh tế sẽ có lợi thế trong việc cạnh tranh cũng như kêu gọiđầu tư, góp phần nâng cao vốn, công nghệ và điều kiện thuận lợi hơn nâng caonghiên cứu và phát triển AI, thu hút nhân tài
Thứ ba, quản lý tác động, bên cạnh những thuận lợi mà nên kinh tế mang
lại thì cũng có những rủi ro đáng kể Vì vậy, Chính phủ cần có kế hoạch quản lýtác động kinh tế của AI
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, là đầumối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực có sức hút, lan tỏa lớn củavùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước Nhờ những lợi thế nổi bật đó đãgóp phần giúp thành phố trở thành mũi nhọn trong việc đưa AI vào trong nhữngcông nghệ cốt lõi trong xây dựng
1.3.3 Yếu tố xã hội
Thứ nhất, tầm quan trọng của nhận thức cộng đồng như chấp nhận công
nghệ và thảo luận công khai sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và ứng dụngcông nghệ này Nhà nước cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức vàkiến thức cho người dân Khi người dân đã tiếp cận được thì công tác triển khai
sẽ dễ được chấp nhận và người dân có cái nhìn IT dễ gần và thân thiện hơn Bằngcách tổ chức các diễn đàn, hội thảo về các lợi ích, rủi ro mà AI mang lại
Thứ hai, giảm thiểu bất bình đẳng và bảo vệ quyền lợi người lao động là
việc cần thiết mà nhà nước cần đảm bảo Trong tương lai, công nghệ AI có thểthay thể con người để thực hiện một số công việc, điều này đương nhiên dẫn tớingười lao động bị mất việc hoặc bị giảm lương Điều này cũng là một mối đe dạođến con người Vì thế, các chính sách nên nhằm vào việc giảm thiểu tác độngtiêu cực đến nhóm yếu thế trong xã hội
1.3.4 Yếu tố công nghệ
Trang 17Thứ nhất, công nghệ là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của
AI Công nghệ kĩ thuật càng tiên tiến, quá trình nghiên cứu và thúc đẩy sự pháttriển AI càng nâng cao, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật số và tài nguyên máy tính.Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án Vì vậy, nhà nước cầnđầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, cung cấp tài nguyên máytính mạnh mẽ để hỗ trợ tối đa các công ty và tổ chức có đủ điều kiện để phát triển
và khai triển AI
Thứ hai, sự liên kết tác giữa nhà nước và doanh nghiệp cũng rất quan
trọng Tạo ra mạng lưới kết nối giữa các tổ chức nghiên cứu, chia sẻ các kiếnthức và công nghệ để các nước đang phát triển có điều kiện nâng cao nâng lực, từ
đó phát triển AI một cách hiệu quả hơn
Thứ ba, bên cạnh những lợi ích công nghệ mang lại thì chúng cũng ẩn
chứa nhiều rủi ro Vì vậy, nhà nước cần thiết lập các quy định nhằm bảo vệ anninh mạng Các cơ chế quản lý rủi ro cần được xây dựng để đảm bảo các ứngdụng AI không gây hại cho xã hội
1.3.5 Yếu tố pháp lý
Thứ nhất, khung pháp lý rõ ràng những quy định về phát triển và ứng
dụng AI Điều này sẽ giúp tại ra một môi trường ổn định, thu hút đầu tư và khôngngừng sáng tạo Bên cạnh đó, các quy định về đạo đức cũng ảnh hưởng một phầnlớn đối với sự phát triển AI Bởi vì đó là cơ sở để đảm bảo rằng công nghệ nàyđược áp dụng sử dụng một cách triệt để những có trách nhiệm, góp phần nângcao đời sống, khoa học công nghệ chứ không gây hại cho xã hội
Thứ hai, luật bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng là yếu tố cần thiết đảm bảo
trật tự an toàn các thông tin quan trọng Điều này bảo vệ quyền lợi của ngườidùng cũng như tăng cường lòng tin của cộng đồng đối với các ứng dụng AI Bêncạnh đó, cần hết sức chú trọng vào luật về quyền sở hữu trí tuệ và chia sẻ côngnghệ Điều này bảo vệ các sáng chế và công nghệ AI, thu hút đầu tư từ các doanhnghiệp lớn và tăng cường sáng tạo
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi các rủi ra hoặc tác
dụng ngược từ công nghệ ứng dụng AI Vì vậy, nhà nước cần xác định cụ thể
Trang 18trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất AI Điều này bao gồm việc nếu sản phẩm
AI gây thiệt hại đổi với con người và xã hội thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm
1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước trong phát triển AI
1.4.1 Tiêu chí về chính sách và pháp luật
Thứ nhất, chính sách liên quan đến AI phải đồng bộ và nhất quán Các
quy định phải rõ ràng, rành mạch, không gây mâu thuẫn lẫn nhau Khảo sát, đánhgiá mức độ lắng nghe của nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến sự pháttriển của AI, bao gồm doanh nghiệp, nhà đầu tư, nghiên cứu
Thứ hai, các quy định pháp lý phải đặt quyền lợi của người dùng lên hàng
đầu, đánh giá khả năng quan sát và giải quyết vấn đề của nhà nước khi xảy ra cáctrường hợp rủi ro về ứng dựng AI Xem xét, đánh giá khả năng điều chỉnh, xử lýtình huống kịp thời bằng cách cập nhật các quy định pháp lý một cách quyết đoán
về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI
1.4.2 Tiêu chí về đầu tư và tài chính
Thứ nhất, mức độ đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng của tiêu
chí, bởi vì nó ảnh hưởng rát lớn với quá trình phát triển AI Là cơ sở, tiền đề để
dự án AI được thực hiện một cách nhanh chóng và thành công nhất Để có kếtquả chính xác nhất về việc đánh giá, người ta dựa vào số tiền nhà nước đầu tưvào nghiên cứu AI như ngân sách của từng dự án, chương trình hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp Từ đó, phân tích các kết quả từ khoản đầu tư, ứng dụng kinh tế và
có tác động đến nền kinh tế của xã hội
Thứ hai, bên cạnh các quỹ do nhà nước đầu tư, dự án AI cần được hỗ trợ
thêm các chi phí từ các nhà đầu tư tư nhân để tăng nhanh quá trình nghiên cứucũng như đảm bảo hơn chất lượng của các ứng dụng Việc này được đánh giábằng khả năng kêu gọi quỹ đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư của nhànước, bao gồm đãi thuế và các quỹ liên quan khác Mặc khác, nguồn tiền dùng để
sử dụng cho các dự án AI hiện tại hoặc trong tương lai luôn được ổn định, khônghao hụt ngân sách, tránh tình trạng thiếu vốn khi nhu cầu tăng cao
1.4.3 Tiêu chí về phát triển nguồn nhân lực
Trang 19Thứ nhất, ngoài yếu tố quan trọng là chinh sách vốn, nguồn đầu tư, để duy
trì việc nghiên cứu AI cũng cần các nhân công có kĩ năng cao Vì vậy, đánh giáchất lượng và số lượng các chương trình đạo tạo do nhà nước tổ chức và hỗ trợ
về AI, bao gồm đại học, sau đại học và đào tạo nghề Phân tích mức độ phát triển
kỹ năng và năng lực kỹ càng để chọn lọc những nhà nghiên cứu có trình độchuyên môn cao phù hợp với các ứng dụng AI
Thứ hai, theo dõi và đánh giá tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực AI để đảm
bảo các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đúng như cầuthực tế
Trang 20CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRONG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN AI
2.1 Tổng quan về tình hình phát triển AI tại Việt Nam2.1.1 Hiện trạng phát triển AI ở Việt Nam
Trên thế giới, trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốtlõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận xu thếphát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xãhội, từ thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, đến cả quân sự và chính trị Nhận thấyđược tầm quan trọng của AI trong công cuộc phát triển và đổi mới đất nước, ViệtNam ta đã và đang áp dụng AI cũng như phát triển AI ở nhiều lĩnh vực của đấtnước một cách tích cực Hiện tại, thị trường AI Việt Nam đã và đang sẽ là mộtsân chơi tiềm năng dành cho tất cả mọi người Theo báo cáo của Oxford Insight
và Statista, Việt Nam đứng thứ 55 về chỉ số sẵn sàng AI, tăng 21 bậc so với năm
2022 Về dung lượng thị trường, Việt Nam có thể đạt được một tỷ USD vào
2026 Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy tiềm năng to lớn của AI ở Việt Nam.Dưới đây là bảng số liệu cụ thể để có thể đánh giá một cách chính xác hơn vềtình hình phát triển AI ở Việt Nam
1 Quy mô thị trường (dự kiến) 2026 1 tỷ USD
2 Số người được đào tạo kỹ
2022 55 trên toàn cầu
Bảng 2.1: Chỉ số phát triển thị trường và nhân lực AI tại Việt Nam
giai đoạn 2022 - 2026
Trang 21Từ những số liệu thống kê trên, ta có thể thấy được tình hình phát triển AI
ở Việt Nam có tiềm năng lớn Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều thách thức lớn cho
sự phát triển của AI ở Việt Nam như thiếu nguồn nhân lực chất lượng, hạn chế về
dữ liệu và cơ sở hạ tầng AI, cùng với sự ngại thay đổi quy trình của các doanhnghiệp Cũng chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chínhsách, chương trình nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này vàothực tiễn Trong đó điển hình là Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lượcquốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 doThủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 26/1/2021 Bên cạnh đó, với sự kếthợp của chiến lược này cùng Luật Công nghệ cao 2008 đã tạo nên bộ khung pháp
lý cho Việt Nam thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo Trong lĩnh vực kinh tế, AIđang được ứng dụng một cách mạnh mẽ và hiệu quả trong các ngành như ngânhàng, tài chính và thương mại điện tử Các công ty lớn như FPT, Viettel, VinAI
đã sử dụng công nghệ AI để ứng dụng cho cách doanh nghiệp, tích hợp vào cácsản phẩm và xây dựng nguồn lực AI còn được Việt Nam nói riêng và các nướctrên thế giới nói chung ứng dụng vào một trong những lĩnh vực khó đó là lĩnhvực y tế Khi mà đây là lĩnh vực có ảnh hưởng đến mạng sống, sức khỏe conngười thì AI được ứng dụng vào một cách hiệu quả như: hỗ trợ chẩn đoán bệnh,tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, Trí tuệ thông minh nhân tạo giúp làmgiảm thời gian chẩn đoán và tăng độ chính xác lên đến 90% Không chỉ dừng lại
ở đó, AI còn được sử dụng trong giáo dục, nông nghiệp hay giao thông vận tải.Các hệ thống học tập trực tuyến ứng dụng AI giúp cá nhân hóa quá trình học tậphoặc các chatbot AI nổi tiếng hiện nay như ChatGPT, Gemini, Copilot,… cũng làmột công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học Nhìn chung AI ở Việt Nam đã và đangđược áp dụng một cách rộng rãi nhưng để AI phát triển mạnh mẽ hơn và trởthành công cụ đắc lực có thể hỗ trợ cho Việt Nam phát triển hơn thì Việt Namcần vượt qua nhiều thách thức
2.1.2 So sánh với các nước trong khu vực và thế giới
Với bối cảnh AI phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam nói riêng vàcác nước trên thế giới nói chung đều tự đặt mình vào thách thức mới và cố gắng
Trang 22vượt qua nhằm đưa AI trở thành công cụ mạnh mẽ hiệu quả trong hầu hết cáclĩnh vực
So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và các cường quốc côn
g nghệ trên thế giới, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu, đối mặt vớinhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội phát triển đáng kể Để có cái nhìn tổngquan hơn về tình hình phát triển AI giữa Việt Nam với các nước trong khu vựclẫn thế giới, ta tham khảo qua bảng số liệu sau:
Số lượng công ty khởi nghiệpAI
Lĩnh vực ứng dụng nổi bật
Tốc độ tăng trưởng thịtrường AIViệt
~50 công ty Y tế, dịch
vụ công, tài chính
20% CAGR từ2022-2028Singa
Y tế, giao thông, tài chính, an ninh
25% CAGR từ2022-2027
triển khai từ2021
Hơn 100 công ty
Tài chính, sản xuất, dịch vụ công
~18% CAGR từ2022-2027Hoa
Hàng nghìn công ty
Công nghệ, y tế, quân sự, tài chính
30% CAGR từ2020-2025
Trang 23AI từ 2017
Hơn 1.000 công ty
Thị giác máy tính, nhận diện giọng nói,
xe tự lái
26% CAGR từ2021-2026
Bảng 2.2: So sánh năng lực phát triển và ứng dụng AI của các quốc
gia
So sánh với các nước trong khu vực: Trong khu vực Đông Nam Á, báo
cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo năm 2023 cho thấy Việt Nam đứng thứ5/10 Asean, vượt qua Philippines Báo cáo trên được đánh giá dựa trên các tiêuchí: chính phủ, công nghệ và khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng.Điều này có thể cho thấy tiềm lực phát triển AI của Việt Nam trong khu vực làkhông hề nhỏ
Singapore: Đây là quốc gia tiên phong trong phát triển AI, với chiến lược
quốc gia được xây dựng từ sớm và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Singapore tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học và hợp tácdoanh nghiệp để ứng dụng AI vào nhiều lĩnh vực như y tế, tài chính, giao thông
và an ninh Singapore cũng là quốc gia đứng đầu báo cáo về chỉ số sẵn sàng trítuệ nhân tạo ở khu vực Đông Á
Trang 24Malaysia và Thái Lan: Hai quốc gia này cũng đang tăng cường các
chương trình hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng AI Malaysia có chương trình “AIBlueprint” nhằm thúc đẩy kinh tế số và phát triển nguồn nhân lực công nghệ.Thái Lan đã đưa ra chiến lược quốc gia về AI để cải thiện kinh tế và hạ tầng xã
hội thông qua công nghệ
So sánh với các nước trên thế giới:
Mỹ: Là cường quốc công nghệ với các tập đoán lớn như Google,
Microsoft và IBM, đã đầu tư hàng tỷ USD vào phát triển trí tuệ nhân tạo Chínhphủ Mỹ cũng có chiến lược hỗ trợ nghiên cứu và phát triển AI ở cấp quốc gia,đảm bảo vị thế dẫn đầu về công nghệ
Trung Quốc: Đặt AI là một phần trong chiến lược phát triển quốc gia, các
tập đoàn công nghệ lơn như Baidu, Alibaba và Tencent đã đẩy mạnh đầu tư vào
AI với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc tập trung phát triển AI trongnhiều lĩnh vực như nhận dạng giọng nói, thị giác máy tính và công nghệ xe tự lái
Châu Âu: Các nước như Anh, Đức và Pháp cũng có các chương trình và
chính sách phát triển AI mạnh mẽ Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra chiến lượcphát triển AI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và đảm bảo AI được
sử dụng một cách có đạo đức và an toàn
Mặc dù Việt Nam còn nhiều thách thức so với các nước trong khu vực vàtrên thế giới, nhưng cũng đang từng bước tiếp cận và phát triển AI Học hỏi kinhnghiệm từ các quốc gia tiên tiến như Singapore, Mỹ và Trung Quốc, cùng chiếnlược đầu tư dài hạn, sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong tươnglai Tạo điều kiện cho doạnh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp công nghệ pháttriển AI, đồng thời cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, sẽ là chìa khóa
để Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu
2.1.3 Cơ hội và thách thức của Việt Nam
AI (Trí tuệ nhân tạo) hiện nay được xem là động lực quan trọng thúc đẩy
sự phát triển công nghệ, kinh tế toàn cầu Theo đánh giá tại diễn đàn Trí tuệ nhântạo tạo sinh (GenAI Summit) 2024, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế vươn lên đểđón làn sóng AI Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều thách thức dành cho Việt Namtrong kỷ nguyên AI đầy sôi động này Trước hết, theo nghiên cứu của
Trang 25Thundermark Capital, Việt Nam và Singapore là 2 đại diện của Đông Nam Á gópmặt trong Top 30 thế giới về nghiên cứu AI AI chính là “cơ hội cho Việt Nam”
về tính ứng dụng thực tế trong nhiều ngành của hệ sinh thái - giao điểm kết nốiquan trọng để tạo ra những cơ hội lớn, viết tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ
AI toàn cầu Thêm vào đó, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về dân số trẻ, năngđộng và sáng tạo, với số lượng người sử dụng và tìm hiểu về internet nhiều hơn.Đây là nguồn nhân lực tiềm nưang cho việc phát triển và ứng dụng các côngnghệ AI Về chính sách hỗ trợ, thị trường Việt Nam đang nhận được sự hậu thuẫnmạnh mẽ từ Chính phủ cùng các tập đoàn lớn trong nước như Viettel vàVingroup để đón đầu làn sóng AI đang bùng nổ Chính phủ đã ban hành nhiềuchính sách khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư vào công nghệ, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp AI phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế Về hợp tác quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọngkhi hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn như Google, tập trung mạnh mẽ vàođào tạo nguồn nhân lực tương lai Google đã cam kết cung cấp 40.000 học bổngthông qua chương trình Google Career Certificates và đào tạo 200 công ty khởinghiệp Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến AI thông qua chương trình Google
AI Startups Masterclass Điều này không chỉ giúp xây dựng đội ngũ lao độngchất lượng cao mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệptrong ngành AI Về hệ sinh thái khởi nghiệp, Việt Nam đã thu hút hơn 1 tỷ USDđầu tư vào các startup công nghệ trong năm 2023 Hệ sinh thái khởi nghiệp đangphát triển nhanh chóng, đạt mức độ trưởng thành tương đương với Singapore vàMalaysia, thể hiện tiềm năng đổi mới và khả năng tạo ra các giải pháp AI độtphá Ngoài ra, Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực toán học và khoa học, cungcấp nguồn nhân lực tài năng và chất lượng cao cho ngành công nghệ AI Trênđây là những cơ hội mà Việt Nam có được trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo được
áp dụng rộng rãi như hiện nay nhưng bên cạnh đó không thể không kể đến nhữngthách thức mà Việt Nam phải đối mặt Trước hết là thiếu nguồn nhân lực chấtlượng cao Mặc dù tỉ lệ dân số trẻ của chúng ta cao nhưng mà số lượng ngườiđược đào tạo bài bản đầy đủ về AI không nhiều Mỗi năm, nguồn nhân lực nàychỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tuyển dụng, trong khi chỉ có khoảng 30% trong
Trang 26số 55.000 sinh viên công nghệ thông tin ra trường hàng năm có thể làm việc liênquan tới trí tuệ nhân tạo Bên cạnh việc thiếu hụt nhân lực ngành trí tuệ nhân tạo,Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức khác như thiếu cơ hội tiếp cậnvới các chuyên gia và cố vấn hàng đầu về trí tuệ nhân tạo để đánh giá và thẩmđịnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường; thiếu cơ hội tiếp cận các cơ
sở hạ tầng, nền tảng và công cụ sẵn sàng cho doanh nghiệp Mặc dù có sự pháttriển của các công ty khởi nghiệp về công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp ở ViệtNam vẫn chưa đạt được độ trưởng thành cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển bềnvững của AI Các công ty khởi nghiệp thường thiếu vốn, nguồn lực và sự hỗ trợcần thiết từ chính phủ và các nhà đầu tư để phát triển các sản phẩm và giải pháp
AI Bên cạnh đó, mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và cáctrường đại học vẫn còn hạn chế Việc phát triển AI đi kèm với nhiều vấn đề vềđạo đức và pháp lý Tại Việt Nam, khung pháp lý cho AI vẫn đang trong quátrình xây dựng và chưa hoàn chỉnh Điều này có thể gây khó khăn cho các doanhnghiệp và tổ chức trong việc triển khai các giải pháp AI một cách hợp pháp và antoàn Bên cạnh đó, các vấn đề về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư cũng lànhững thách thức lớn cần được giải quyết Nhìn chung, trong bối cảnh như hiệntại Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều chính sách cũng như đề ra nhiều giảipháp để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức một cách mạnh mẽ nhằm đưa AItrở thành công nghệ cốt lõi của chúng ta
2.2 Phân tích vai trò của nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy phát triển AI
2.2.1 Xây dựng chiến lược và chính sách
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, từng bướcđảm nhận các nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ cho con người trong nhiều lĩnh vực Trênthế giới, nhiều quốc gia xây dựng chiến lược phát triển AI, lấy công nghệ AI làmgiải pháp phát triển mới có tính đột phá Tại Việt Nam, từ ngày 26/01/2021, Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển vàứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ vớimục tiêu đưa công nghệ mới này trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của
Trang 27Việt Nam trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư Mục tiêu mà chiến lượchướng đến là:
Trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của VIệt Nam.Đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trênthế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứngdụng Trí tuệ nhân tạo mạnh Phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu lớn và tính toán hiệunăng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tínhtoán phục vụ Trí tuệ nhân tạo Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về
AI bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng Trí tuệ nhântạo
Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ quốcphòng an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh
tế tang trưởng bền vững Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng AI cho độingũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng caonăng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
2.2.2 Phát triển hạ tầng và môi trường pháp lý
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định sự thành công của trí tuệ nhân tạo AI Nhà nước ViệtNam đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng hạ tầng mạng lưới internet, phát triển hạtầng về dữ liệu và tính toán, bao gồm các trung tâm dữ liệu, tính toán hiệu năngcao, tính toán đám mây Xây dựng cơ sở dữ liệu mở, thúc đẩy chia sẻ dữ liệugiữa các ngành kinh tế để phục vụ phát triển và ứng dụng AI Triển khai xâydựng các trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năngcao
Đặc biệt, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động nghiên cứu và pháttriển AI cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng Các văn bản pháp luật vềbảo vệ dữ liệu cá nhân, quy định về an toàn thông tin, bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệđối với các sản phẩm AI và thương mại điện tử đã được ban hành nhằm tạo ramôi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của AI, đồng thời bảo đảm quyền
và lọi ích hợp pháp của người dân
Trang 282.2.3 Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
Tập trung, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các nền tảng và sản phẩm
AI phục vụ thị trường trong nước, đồng thời hướng tới thị trường toàn cầu Hỗtrợ các dự án nghiên cứu công đồng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong khoahọc mở Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về trí tuệ nhân tạo,tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu kết nối và hợp tácvới nhau, hợp tác quốc tế
2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn lực con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển củangành trí tuệ nhân tạo Nhà nước đã và đang tập trung vào việc đào tạo nhân lựcchất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin cụ thể là trí tuệ nhân tạo AI.Hình thành các trung tâm đào tạo và nghiên cứu trọng điểm về AI tại các trườngđại học và viện nghiên cứu Thu hút các nhân tài, các chuyên gia, nhà khoa họchàng đầu về AI về VIệt Nam Khuyến khích doanh nghiệp và các tổ chức trongnước đầu tư vào đào tạo nhân tài AI
Thực tế nhân lực đang làm việc trong lĩnh vực AI tại Việt Nam đã ít, trongkhi hiện nay, lượng sinh viên đăng ký đào tạo AI và khoa học dữ liệu cũng thấpnhất trong ngành khoa học công nghệ thông tin dẫn đến việc thiếu hụt nguồnnhân lực AI ở Việt Nam không chỉ ở hiện tại mà trong tương lai là rất lớn.Nguyên nhân phần lớn phụ huynh, học sinh vẫn chưa hiểu rõ về tiềm năng và cơhội của lĩnh vực AI nên không lựa chọn Mặt khác, để có thể theo đuổi lĩnh vựcnày, đòi hỏi người học cần có nền tảng vững chắc về toán học, khoa học, kỹthuật, máy tính lập trình, thống kê, … Tiếp theo đó là trình độ tiếng Anh và các
kỹ năng mềm như: Tư duy phân tích phản biện, giải quyết vấn đề, kỹ năng giaotiếp, làm việc nhóm, … mà những điều đó thì không nhiều người có thế đáp ứngđược
Trang 29Thúc đẩy ứng dụng AI trong ngành ngân hàng, giúp phân tích nhu cầu vay vốn,phát hiện gian lận và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thông qua chatbot
Ứng dụng AI trong sản xuất: Trí tuệ nhân tạo (AI) đang có ứng dụng rộngrãi trong ngành sản xuất, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất
và giảm thiểu lỗi sản phẩm AI chắc chắn là chìa khóa cho sự phát triển và thànhcông trong tương lai trong ngành sản xuất Trong sản xuất, AI có thể mang lạinhiều giá trị nhất trong việc lập kế hoạch và vận hành sàn sản xuất Một số ứngdụng của AI trong lĩnh vực sản xuất:
Dự đoán dự trữ và quản lý chuỗi cung ứng, quản lý dữ liệu sản xuất: AIgiúp dự đoán nhu cầu của thị trường, tối ưu hóa việc đặt hàng và quản lý hàngtồn kho Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí vận chuyển.Giúp tự động hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu sản xuất Thông qua việckhai thác dữ liệu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiệnhiệu suất Tối ưu hóa lịch sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường và tài nguyên sẵn
có, giúp tối ưu hóa việc sử dụng máy móc và lao động Và có thể hỗ trợ trong sảnxuất tùy chỉnh bằng cách điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầuriêng của khách hàng
Dự báo bảo trì và sửa chữa: AI có thể dự đoán khi nào máy móc và thiết bịcần bảo trì hoặc sửa chữa, giúp ngăn ngừa sự cố và giảm thiểu thời gian ngừngmáy Dự đoán khi nào các thiết bị sản xuất có thể gặp sự cố hoặc hỏng hóc, giúp
dự trữ các phụ tùng và giảm thời gian ngừng máy Phân tích dữ liệu từ cảm biếnIoT (Internet of Things) để giám sát hoạt động của máy móc và thiết bị sản xuất,giúp tăng cường hiệu suất và bảo trì
Ứng dụng AI trong quản lý nhà nước, hành chính công Trong những nămgần đây, các hoạt động cải cách hành chính ở Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt
Sự thay đổi này đến từ nhiều khía cạnh, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan nhà nước Điều đó gópphần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành cũng như hỗ trợ ngườidân và doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính Chính phủ đã banhành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi
Trang 30trường điện tử Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện
tử chỉ được thực hiện khi hồ sơ được gửi từ tài khoản đã đăng ký trên các nềntảng Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hoặc sửdụng danh tính điện tử do các tổ chức cung cấp định danh điện tử đã kết nối, tíchhợp với Nền tảng trao đổi định danh điện tử trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.Điều đó cho thấy, Chính phủ đang ngày càng hoàn thiện các cơ sở pháp lý để tiếntới hiện đại hóa chính phủ điện tử, tạo ra một hệ thống liên thông từ Trung ươngđến địa phương, từ các cơ quan nhà nước đến cá nhân và doanh nghiệp Nhữngứng dụng AI trong lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả cao, nâng cao hoạt độngquản lý điều hành, chất lượng phục vụ, giảm thiểu thời gian và chi phí, cải thiện
sự chính xác và tăng cường trải nghiệm của người dùng Một số ứng dụng AI choviệc hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính giai đoạn chuyển đổi số hiện nay là:
Thứ nhất, chatbot hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc Các chatbot được.
tích hợp AI có khả năng phân tích và đưa ra câu trả lời tự động cho các câu hỏiliên quan đến các thủ tục hành chính Về cách vận hành của chatbot trong các cơquan nhà nước nhằm hỗ trợ giải đáp các thủ tục hành chính cũng tương đồng vớimột số chatbot phổ biến hiện nay như ChatGPT, Bard Google hay Bing AI Điềuđặc biệt là chatbot được áp dụng trong việc trả lời, giải đáp các vấn đề liên quanđến các thủ tục hành chính một cách chuyên sâu nhất, mới nhất, đầy đủ và kịpthời nhất Công cụ này đóng vai trò như “trợ lý ảo”, giúp giảm tải cho công chức,viên chức và giúp người dân, doanh nghiệp nhận được thông tin nhanh chóng,đầy đủ, không phụ thuộc thời gian hay khoảng cách địa lý
Thứ hai, nhận dạng khuôn mặt và chữ ký số Nhận dạng khuôn mặt và chữ
ký số đang trở thành những công cụ quan trọng trong quá trình cải cách hànhchính, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Sự kết hợp giữa trí tuệnhân tạo và công nghệ máy tính đã mở ra những khả năng mới để tối ưu hóa vàthúc đẩy quá trình xử lý các thủ tục hành chính Sự phổ biến của chữ ký điện tửcũng góp phần quan trọng vào việc cải thiện quá trình thực hiện các thủ tục hànhchính Thay vì phải di chuyển và ký tài liệu tại nơi cung cấp dịch vụ, người dân,doanh nghiệp có thể thực hiện chữ ký điện tử từ xa, đảm bảo tính xác thực và