1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn luật tố tụng dân sự Đề bài phân tích và bình luận các quy Định về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 784,16 KB

Nội dung

Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về những người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng trong TTDS...12 5.. Khái niệm người tiến

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Đề bài: Phân tích và bình luận các quy định

về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Hà Nội, 2024

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Tổng số sinh viên của nhóm: 06

 Có mặt: 06

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm bài tập nhóm như sau:

ĐÁNH GIÁ CỦA SV

GV (ký tên)

1 473015 Nguyễn Hoàng Hạnh Chi x

2 473005 Nguyễn Thùy Dương x

- Giáo viên chấm thứ hai:…………

Kết quả điểm thuyết trình: ……….

- Giáo viên cho thuyết trình: ……….

Điểm kết luận cuối cùng:………….

- Giáo viên đánh giá cuối cùng: …

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Khánh Huyền

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Những vấn đề lý luận chung về người tiến hành tố tụng trong TTDS 1

1.1 Khái niệm người tiến hành tố tụng trong TTDS 1

1.2 Đặc điểm của người tiến hành tố tụng trong TTDS 2

1.3 Vai trò của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự 3

2 Pháp luật về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự 4

2.1 Chánh án Toà án 4

2.2 Thẩm phán 5

2.3 Hội thẩm nhân dân 6

2.4 Thẩm tra viên 7

2.5 Thư ký tòa án 8

2.6 Viện trưởng viện kiểm sát 9

2.7 Kiểm sát viên 10

2.8 Kiểm tra viên 11

3 Quy định pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự 11

4 Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về những người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng trong TTDS 12

5 Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện những quy định về người tiến hành tố tụng trong TTDS 14

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

một số đề xuất kiến nghị về hoàn thiện pháp luật thông qua việc lựa chọn đề tài số 18 “Phân

tích và bình luận các quy định về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự”.

NỘI DUNG

Trang 6

1 Những vấn đề lý luận chung về người tiến hành tố tụng trong TTDS

1.1 Khái niệm người tiến hành tố tụng trong TTDS

Người tiến hành tố tụng dân sự là những người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trongviệc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng dân sự1 Theo Khoản 2 Điều 46 BLTTDS 2015:

“Người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

1, Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

2, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”

Trước hết, người tiến hành tố tụng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của các bên, đảm bảo tính công bằng và khách quan trong quá trình xét xử Họđược chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và độc lập đối với các chủ thể khác,

để bảo đảm được việc giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật,khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại Điều 13 BLTTDS năm 2015 Bên cạnh đó,còn tạo ra sự bình đẳng, góp phần giải quyết mâu thuẫn khi các bên đều được đưa ra ý kiến,yêu cầu, cung cấp các chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho bản thân Chính những người tiến hành

tố tụng sẽ đảm bảo rằng quy trình tố tụng diễn ra một cách trôi chảy, hiệu quả, chính xác,góp phần củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật Việt Nam

1.2 Đặc điểm của người tiến hành tố tụng trong TTDS

Thứ nhất, về điều kiện để trở thành người tiến hành tố tụng trong TTDS, phải là

người được bầu hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật Để trở thành NTHTTDS ở ViệtNam, trước hết phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm chính vàbản lĩnh chính trị vững vàng Bên cạnh đó còn có những tiêu chí cụ thể cho từng vị trí riêngbiệt, bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn trong ngành, trình độ chuyên môn,tiêu chuẩn sức khỏe Khi lựa chọn hoặc chỉ định tên của người tiến hành tố tụng, các tiêuchuẩn do pháp luật quy định phải được tuân thủ nghiêm ngặt và phải duy trì tính nhất quán.Điều này còn góp phần tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng tham gia giải quyết

vụ việc dân sự một cách chính xác, hiệu quả nhất trên cơ sở nhiệm vụ do ngành Tư pháp đề

1  Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự 2023, trang 91.

2

Trang 7

ra Thứ hai, về quyền hạn và nhiệm vụ, người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn của mình và độc lập với các chủ thể khác Hiến pháp 2013 quy địnhnghiêm cấm việc cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào hoạt động xét xử của thẩm phán vàhội thẩm nhân dân Trong quá trình tố tụng, người tiến hành tố tụng có quyền ra các quyếtđịnh quan trọng trong quá trình xét xử, từ việc thụ lý vụ án cho đến phán quyết cuối cùng, cóquyền triệu tập các bên liên quan, nhân chứng và chuyên gia để làm rõ các tình tiết của vụ án

và yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ, tài liệu có liên quan để tạo đảm bảo sự công bằng,

nghiêm túc và minh bạch trong một quá trình xét xử Thứ ba, người tiến hành tố tụng phải

tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân Căn cứ tại Điều 13 BLTTDS năm 2015quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, khi giảiquyết vụ án dân sự, những người tiến hành tố tụng phải tôn trọng các đương sự, tôn trọngnguyên tắc về quyền quyết định, quyền tự quyết của đương sự và thực hiện các yêu cầu củađương sự trong khuôn khổ tố tụng Người tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật nếu không hành động công bằng, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn

1.3 Vai trò của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Thứ nhất, người tiến hành tố tụng tham gia tố tụng dân sự nhằm giải quyết các vụ

việc dân sự, bảo vệ công lý, quyền con người, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương

sự Vai trò, chức năng chính của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng dân sự

là để giải quyết những tranh chấp, vi phạm xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân, tổ chức, cá nhân Hoạt động này chỉ diễn ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức có

quyền lợi và nghĩa vụ trực tiếp trong tranh chấp đó Thứ hai, hoạt động tố tụng dân sự góp

phần giữ vững trật tự xã hội, tạo môi trường ổn định các quan hệ xã hội, phát triển kinh tế,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn giải quyết các yêu cầu về quan hệ dân sự, thương mại, lao động, qua đó bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giúp duy trì ổn định trật tự xã hội Bằng việcxét xử, giải quyết các tranh chấp đồng thời phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, phápluật của Nhà nước đến người dân, từ đó tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và

đồng thời bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Thứ ba, hoạt động của người tiến

Trang 8

hành tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần giúp cho pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất Việc tổ chức thực hiện pháp luật và cho pháp luật được thực thimột cách hiệu quả trên thực tế có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển, mở rộng, củng cố nền dânchủ xã hội chủ nghĩa

2 Quy định pháp luật về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

“Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Chánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều này PhóChánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủynhiệm” Chánh án Tòa án chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn củaTòa án trong việc tổ chức và tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền củatòa án theo quy định của pháp luật như ra quyết định phân công, thay đổi Thẩm phán, Hộithẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; 4 Có thể thấy, việc xác định nhiệm vụ,quyền hạn của Chánh án Tòa án thể hiện rõ ý đồ của cơ quan lập pháp nhằm bảo đảm sựcông bằng, khách quan trong việc tổ chức và giải quyết các vụ án dân sự

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự 2023, trang 92.

3 Điểm g, Khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

4 Khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

4

Trang 9

6 Trong các vụ án dân sự, Thẩm phán hầu như chịu toàn bộ trách nhiệm Thậm chí, nếu cơquan điều tra không đưa ra kết luận hoặc cung cấp hồ sơ vụ án thì trong một số trường hợpthì Thẩm phán phải tự mình đưa ra tài liệu để giải quyết tranh chấp và thu thập chứng cứ.Bên cạnh đó, trong giải quyết tranh chấp, Thẩm phán và các thành viên khác của Hội đồngxét xử đóng vai trò là người hòa giải, nghe tranh luận của đương sự tại tòa, đưa ra ý kiến và giải quyết vụ việc theo quy định của BLTTDS năm 2015 Nhiệm vụ, quyền hạn chung củaThẩm phán được quy định tại Điều 65 LTCTAND năm 2014 và Điều 48 BLTTDS năm

2015 Có thể thấy, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được quy định đầy đủ và thể hiệnxuyên suốt quá trình tố tụng dân sự Điều này đã thể hiện vai trò quan trọng không thể thiếucủa Thẩm phán trong tố tụng dân sự

2.3 Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân là những người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định củapháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của toà án Khác với thẩmphán, Hội thẩm nhân dân không phải là người thuộc biên chế của toà án mà do hội thẩmnhân dân cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ7 Hội thẩm nhân dân không tham gia giải quyết mọi

vụ việc dân sự cũng như tất cả các giai đoạn tố tụng mà chỉ tham gia xét xử vụ án dân sự tạiphiên tòa sơ thẩm căn cứ Điều 11 BLTTDS năm 2015:

“Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự

5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự 2023, trang 93.

6 Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự 2023, trang 93.

Trang 10

1 Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2 Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.”

Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán trong biểuquyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội thẩm nhândân được quy định tại Điều 84 và Điều 89 LTCTAND năm 2014 và các điều 32, 33, 34, 35,

36 PLTP&HTTAND Thứ nhất, Hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự

trước khi mở phiên toà bằng việc xem xét hồ sơ vụ án trước khi bắt đầu xét xử, hội thẩmnhân dân có thể hiểu được đầy đủ nội dung vụ án cũng như yêu cầu của những người thamgia, đồng thời có thể đưa ra những phán đoán chính xác về nội dung vụ án trong quá trình xét

xử có thể đảm bảo tính khách quan Thứ hai, để trở thành Hội thẩm nhân dân, cá nhân phải

đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 85 LTCTAND 2014 Thông qua việc sàng lọc dựatrên tiêu chuẩn trên, Hội thẩm nhân dân đa phần là những cán bộ, công chức, viên chức từnhiều cơ quan, tổ chức đa dạng như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

… Vì vậy, ngoài các vấn đề pháp lý, Hội thẩm nhân dân còn có vai trò làm rõ các vấn đềchuyên môn, những vấn đề xã hội khác liên quan đến nội dung vụ án bằng những kiến thức,kinh nghiệm trong cuộc sống và qua quá trình công tác, qua đó góp phần giúp vụ án dân sự

được giải quyết thuận lợi Thứ ba, Hội thẩm nhân dân tham gia thảo luận và biểu quyết giải

quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử, khi biểu quyết giải quyết những vấn

đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.Việc đặt ra các quy định về Hội thẩm nhân dân đã bảo đảm quyền làm chủ của nhân dântrong hoạt động xét xử của Tòa án, tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và Nhân dân, giúpTòa án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhân dân

2.4 Thẩm tra viên

Thẩm tra viên tòa án là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ

05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên

8 Thẩm tra viên có các ngạch bao gồm Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên

8 Khoản 1 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

6

Trang 11

cao cấp Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm tra viên được quy định tại Điều 50 BLTTDS

năm 2015 Trước hết là thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã

có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Tức là sau khibản án đã được xét xử, Thẩm tra viên sẽ có nhiệm vụ, trách nhiệm kiểm tra lại xem bản án,quyết định đó của Tòa án, phát hiện những những sai sót trong hoạt động tố tụng, kiểm traquá trình thực hiện thủ tục của cơ quan tiến hành tố tụng xem đã đúng trình tự như pháp luật

đã quy định Việc thẩm tra lại hồ sơ vụ việc, quyết định của Tòa án có ý nghĩa giúp rà soát lại

quá trình tố tụng vụ án, giúp nâng cao và bảo đảm quyền con người Thứ hai là, kết luận về

việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với

Chánh án Tòa án Thứ ba, Thẩm tra viên sẽ thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ

việc dân sự theo quy định của Bộ luật này Như vậy, Thẩm tra viên là một chức danh đượclàm các công việc tiến hành tố tụng dân sự do Chánh án phân công, hỗ trợ Thẩm phán thựchiện các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự Với sự xuất hiện mới của Thẩm tra viên tronghoạt động TTDS, chắc chắn hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án sẽ có hiệu quả,đúng đắn và nhanh chóng hơn

hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử, hỗ trợ các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền của Tòa ánnhư: chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa, phổ biến nộiquy phiên tòa, ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tốtụng, Nhiệm vụ chủ yếu của Thư kí tòa án là lập biên bản tố tụng, trong đó có biên bảnphiên tòa Biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng thể hiện toàn bộ diễn biến phiên tòa từ khibắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa Biên bản phiên tòa là một trong những tài liệu quan

9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự 2023, trang 94.

Trang 12

trọng giúp cho Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xem xét lại quá trình xét xử sơ thẩm,phúc thẩm vụ việc dân sự Yêu cầu của việc ghi biên bản phiên tòa là phải đầy đủ kháchquan diễn biến của phiên tòa Và Thư ký tòa án sẽ là người ghi lại biên bản phiên tòa đó.Tóm lại, Thư ký tòa án là một chức danh quan trọng trong hệ thống tư pháp, có trách nhiệm

hỗ trợ Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong quá trình tiến hành tố tụng Với sự phân công từChánh án tòa án, Thư ký tòa án thực hiện các hoạt động tố tụng và có thể ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng và hiệu quả của quá trình đó

2.6 Viện trưởng viện kiểm sát

Viện trưởng viện kiểm sát là người tiến hành tố tụng đứng đầu Viện kiểm sát, tổ chức

và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát Trong hoạtđộng tố tụng dân sự, Viện trưởng VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều

57 BLTTDS năm 2015 Đầu tiên, là tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong tố tụng dân sự Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của viện trưởngVKS là giám sát việc tuân thủ pháp luật trong toàn bộ quá trình tố tụng và phải đảm bảo rằngmọi quyết định và hành động của các bên liên quan đều phải tuân theo quy định của pháp

luật Thứ hai, Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm trong việc quyết định và phân công

kiểm sát viên, kiểm tra viên đảm nhận các vụ án dân sự Viện trưởng sẽ phải cân nhắc lựachọn dựa trên năng lực, kinh nghiệm của kiểm sát viên, kiểm tra viên và tính chất, mức độnghiêm trọng của vụ án Một quyền hạn đặc biệt khác của Viện trưởng Viện kiểm sát làquyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định củaTòa án theo quy định của BLTTDS năm 2015 Khi phát hiện ra vi phạm trong quá trình tốtụng hoặc các bản án, quyết định không đúng pháp luật, Viện trưởng có quyền kháng nghịvới mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên và đảm bảo rằng các quyết định của tòa án luônphù hợp với quy định pháp luật, từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử Khi Việntrưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Viện trưởng, trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại Điểm d Khoản 1Điều 57 BLTTDS 2015 Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm nhằm duy trì tính hiệu quả, chuyên nghiệp củangành kiểm sát

8

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w