1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn công pháp quốc tế Đề bài phân tích các vấn Đề pháp lý và thực tiễn về bảo hộ công dân liên hệ với việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về bảo hộ công dân liên hệ với Việt Nam
Trường học Đại học luật Hà Nội
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 646,61 KB

Nội dung

Như vậy, theo nghĩa hẹp bảo hộ công dân chỉ diễn ra khi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại có hành vi: vi phạm pháp luật, gây phương hại đến các quyền v

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề bài: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về bảo hộ công dân Liên

hệ với Việt Nam

Lớp: N09.TL2 Nhóm: 03

Hà Nội, 22/3/2023

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Ngày: 26/3/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm số: 03 Lớp: N09.TL2 Khóa: 46

Tổng số sinh viên của nhóm: 06

 Có mặt:

 Vắng mặt:

Có lý do: Không có lý do:

Môn học: Công pháp quốc tế

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

tên

Nhiệm vụ

Tiến độ hoàn

Đánh

Đóng góp nhiều ý tưởng

Làm bài đầy đủ

460613 Lê Thị

460615 Lê Tiến

460616

Sái

Minh

Hiếu

460617

Nguyễn

Kim

Hiền

Lời mở đầu, Kết luận

460618 Đõ Chí

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về bảo hộ công dân: 1

1 Định nghĩa về bảo hộ công dân: 1

2 Vai trò của bảo hộ công dân 2

II Các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân 2

1 Cơ sở pháp lý 2

1.1 Điều ước quốc tế về quy định về bảo hộ công dân 2

1.2 Điều ước quốc tế về quyền con người 2

1.3 Tập quán quốc tế 2

2 Điều kiện bảo hộ công dân 3

3 Thẩm quyền bảo hộ công dân 3

3.1 Cơ quan có thẩm quyền ở trong nước 3

3.2 Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài 3

4 Các biện pháp bảo hộ công dân 4

III Thực tiễn bảo hộ công dân 5

IV Liên hệ với Việt Nam 6

1 Những quy định của Việt Nam về bảo hộ công dân 6

1.1 Những quy định về bảo hộ công dân trong hiến pháp Việt Nam 6

1.2 Quy định về bảo hộ công dân trong các văn bản luật và dưới luật 6 2 Những thành tựu đạt được 6

4 Biện pháp khắc phục 8

5 Ví dụ thực tiễn về bảo hộ công dân 8

KẾT LUÂN 9

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định:

“Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ” Từ đó, có thể thấy pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền và lợi ích của người dân được đánh giá rất cao Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề phức tạp, cần

nghiên cứu kĩ lưỡng trong công tác bảo hộ, nên mặc dù đã có rất nhiều thành tích nổi bật, Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn trong hoạt động bảo hộ công dân Cho nên, chúng em lựa chọn đề bài: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về bảo hộ công dân và liên hệ với Việt Nam

NỘI DUNG

I Khái quát về bảo hộ công dân:

1 Định nghĩa về bảo hộ công dân:

Hiện nay, trong các văn bản pháp lý quốc tế, vẫn chưa có sự thống nhất về mặt

định nghĩa của bảo hộ công dân Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát bảo hộ công dân theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

 Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm phạm ở nước ngoài đó Như vậy, theo nghĩa hẹp bảo hộ công dân chỉ diễn ra khi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại

có hành vi: vi phạm pháp luật, gây phương hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; thì nhà nước mà người đó là công dân mới có thể tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân

 Theo nghĩa rộng: Bảo hộ công dân còn bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt

mà nhà nước dành cho công dân của mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nào tới công dân của nước này Như vậy, bảo hộ công dân theo nghĩa rộng có nghĩa là nhà nước tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân mình ở nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở nước

sở tại một cách tốt nhất

Như vậy, bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo

vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài trong trường hợp các quyền

Trang 5

và lợi ích này bị xâm phạm hoặc kể cả trong trường hợp không có bất kì sự xâm phạm nào theo quy định của pháp luật

2 Vai trò của bảo hộ công dân

Khi quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài khi bị xâm phạm như : bị bắt, gặp nạn, tử vong…, nếu không có các biện pháp bảo hộ công dân thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và thậm chí cả tính mạng của công dân đó Do đó, việc bảo hộ công dân được thực hiện không chỉ nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị xâm phạm mà còn tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo

vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và phục vụ, đảm bảo lợi ích quốc gia

II Các vấn đề pháp lý về bảo hộ công dân

1 Cơ sở pháp lý

1.1 Điều ước quốc tế về quy định về bảo hộ công dân

Ở phạm vi toàn cầu, Công ước Viên năm 1961 và Công ước Viên năm 1963 được thừa nhận một cách rộng rãi về cơ sở pháp lý quốc tế toàn cầu cho hoạt động bảo hộ công dân Là căn cứ xác định nguyên tắc, các cơ quan có thẩm quyền và các biện pháp bảo vệ công dân nói chung; mà những cơ quan này thực hiện tại nước ngoài cũng như giới hạn chung trong việc thực hiện hoạt động bảo hộ công dân tại quốc gia sở tại

Ở phạm vi khu vực, phổ biến nhất là các điều ước được kí kết giữa các nước Châu

Âu, chủ yếu là các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU)

Ở phạm vi song phương, những điều ước về ngoài giao, lãnh sự song phương được

kí kết giữa hai quốc gia là cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh hoạt động bảo hộ công dân giữa hai bên kí kết

1.2 Điều ước quốc tế về quyền con người

Bên cạnh cơ sở pháp lý trực tiếp là hai Công ước Viên và những điều ước uốc tế nói trên, hoạt động bảo hộ công dân còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về quyền con người với tư cách là những điều ước ghi nhận nghĩa vụ mang tính nguyên tắc hoặc một nghĩa vụ cụ thể của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia trong việc bảo vệ các quyền con người nói chung hoặc quyền của một nhóm người cụ thể

1.3 Tập quán quốc tế

Như đã nói ở trên, Công ước Viên năm 1961 và Công ước Viên năm 1963 được thừa nhận rộng rãi là cơ sở pháp lý toàn cầu cho hoạt động bảo hộ công dân Tuy nhiên trước đó nguồn luật điều chỉnh quan hệ ngoại giao, lãnh sự giữa các quốc gia, bao gồm

2

Trang 6

cả những vấn đề về thẩm quyền của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự vẫn chỉ là tập quán quốc tế Hiện nay, tập quán quốc tế vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng

2 Điều kiện bảo hộ công dân

Thứ nhất, Đối tượng bảo hộ là công dân của quốc gia tiến hành bảo hộ Nhưng trê

n thực tế đã xảy ra trường hợp: một người có quốc tịch của quốc gia đó nhưng không được bảo hộ (người có 2 hay nhiều quốc tịch, không được bảo hộ nếu sự bảo hộ đó chống lại quốc gia mà người này cũng mang quốc tịch); hoặc một người không mang quốc tịch của quốc gia này nhưng lại được quốc gia đó bảo hộ trong trường hợp bị xâm phạm (ví dụ: Đối với công dân thuộc Liên minh Châu Âu)

Thứ hai, Khi quyền lợi hợp pháp của đối tượng bảo hộ bị xâm hại

Thứ ba, Đã áp dụng các biện pháp tự bảo vệ trên thực tế theo pháp luật của nước sở tại như: yêu cầu đòi bồi thường để khắc phục thiệt hại nhưng không mang lại kết quả,

3 Thẩm quyền bảo hộ công dân

3.1 Cơ quan có thẩm quyền ở trong nước

Việc quy định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền bảo hộ công dân là hoàn toàn

do luật quốc gia của nước hữu quan quy định Hầu hết các quốc gia đều thực hiện việc bảo hộ công dân thông qua Bộ Ngoại giao

Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về hoạt động bảo hộ công dân trong nước cũng như ngoài nước Trong thực tiễn hoạt động bảo hộ công dân, có quốc gia quy định thẩm quyền này không chỉ thuộc về bộ ngoài giao mà còn thuộc về cơ quan đặc trách khác nhau của nước mình hoặc vào các thời điểm khác nhau, thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoài lại do các cơ quan khác nhau thực hiện

3.2 Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài

Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài thuộc về cơ quan đại diện ngoại giao- lãnh sự của nước cử đại diện Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện thực hiện được ghi nhận trong các Công ước Viên 1961 và Công ước Viên 1963 Khi tiến hành các hoạt động bảo hộ công dân, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản luật quốc gia về bảo hộ công dân và các điều ước quốc tế hữu quan về bảo hộ công dân. 

3.3 Cơ quan có thẩm quyền trong những trường hợp đặc biệt

Luật quốc tế đã có những quy định xác định thẩm quyền bảo hộ công dân như sau:

Trang 7

 Đối với người hai hay nhiều quốc tịch: đây là tình trạng khá phức tạp dẫn đến tình

trạng sẽ có hai hay nhiều quốc gia cùng đưa ra yêu cầu bảo hộ, thẩm quyền trong trường hợp này được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa quốc gia hữu quan Trong trường hợp không có thỏa thuận, áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu tại Điều 5 Công ước Lahaye về xung đột luật quốc tich

 Đối với người không quốc tịch: Khoản 1 Điều 25 Công ước về vị thế của người

không quốc tịch năm 1954 1 và Điều 8 Dự thảo Bảo hộ ngoại giao đều ghi nhận2

việc quốc gia có thẩm quyền bảo hộ, giúp đỡ người không quốc tịch,nhưng phải có

điều kiện kèm theo

4 Các biện pháp bảo hộ công dân

Luật quốc tế cho phép quốc gia quyết định biện pháp bảo hộ công dân trong từng trường hợp cụ thể phù hợp Tuy nhiên, luật quốc tế chưa có quy định nào liệt kê các biện pháp bảo hộ Trong thực tiễn, việc liệt kê các biện pháp là không khả quan bởi các biện pháp trong từng trường hợp sẽ rất đa dạng

 Biện pháp ngoại giao: Bao gồm tất cả các thủ tục hợp pháp mà quốc gia sử dụng để thông báo cho quốc gia khác về quan điểm và quan ngại của mình, bao gồm việc phản đối, yêu cầu điều tra hoặc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp Đây là biện pháp phổ biến nhất và thường là biện pháp đầu tiên các quốc gia thực hiện để bảo hộ công dân của mình trong trường hợp có sự vi phạm quốc gia khác. 

 Biện pháp kinh tế: quốc gia hỗ trợ tài chính cho cá nhân công dân gặp khó khăn ở nước ngoài, một số trường hợp có thể áp dụng biện pháp bao vây, cấm vận kinh tế

để trừng phạt quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng đương nhiên vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế Ví dụ: Hoa Kỳ áp dụng với Iran năm 1979

 Biện pháp hành chính: là một trong các biện pháp thường được quốc gia áp dụng, có thể là: cấp lại hộ chiếu, giấy tờ đã mất, cung cấp thông tin

 Biện pháp sử dụng dư luận: mục đích của biện pháp này là dùng sức ép của dư luận buộc quốc gia sở tại chấm dứt hành vi vi phạm hoặc điều chỉnh chính sách đảm bảo

1 Khoản 1 Điều 25 Công ước về vị thế của người không quốc tịch năm 1954 quy định: “khi việc thực hiện quyền của người không quốc tịch cần phải có sự hỗ trợ của quốc gia nước ngoài,quốc gia nơi người không có quốc tịch cư trú sẽ hỗ trợ trong thẩm quyền của họ”

2 Điều 8 Dự thảo Bảo hộ ngoại giao quy định: “một quốc gia có thể tiến hành bảo hộ công dân đối với người không quốc tịch nếu người đó cư trú thường xuyên và hợp pháp tại quốc gia vào thời điểm quyền và lợi ích bị xâm hại.”

4

Trang 8

lợi ích của công dân nước mình đang cư trú tại quốc gia sở tại Ví dụ: Anh đã yêu cầu Hội đồng bảo an lên án về hành động của Iran trong vụ việc năm 2007

Mặc dù các biện pháp bảo hộ rất đa dạng và phong phú nhưng phạm vi các biện pháp vẫn phải sự điều chỉnh và giới hạn của luật quốc tế

III Thực tiễn bảo hộ công dân

Ngày 27/2/2022, 3 ngày sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, chính phủ các nước bất ngờ và rơi vào thế bị động do các quốc gia không dự đoán được cuộc chiến sẽ diễn ra Khi chính quyền Mỹ không có một hành động nỗ lực cụ thể nào để sơ tán công dân3, Tổng thống Muhammadu Buhari của Nigeria đã nói với công dân của mình ở Ukraine “hãy tự giúp mình” 4 Thì trái lại, công dân Ấn Độ đang được hỗ trợ và

về nước qua các chuyến bay

Khi xảy ra xung đột vũ trang ở Ukraine ước tính có khoảng 20 nghìn công dân Ấn

Độ còn đang bị mắc kẹt5 Để đảm bảo công dân của mình được bảo hộ và về nước an toàn, chính phủ Ấn Độ đã phát động chiến dịch Ganga, thực hiện hàng loạt các biện pháp: thành lập các trung tâm kiểm soát 24/7 để cung cấp thông tin cần thiết cho công dân của mình, cử các bộ trưởng cấp cao của chính phủ đàm phán với các nước xung quanh Ukraine nhằm tạo điều kiện cho công dân Ấn Độ về nước.6

Tuy nhiên thách thức của việc sơ tán người dân mới bắt đầu khi họ phải di chuyển người dân giữa cuộc xung Từ đó, Ấn Độ đề xuất tạo ra các lối đi nhân đạo cho cả Nga

và Ukraine, để việc sơ tán ít nguy hiểm hơn.7 Việc đóng cửa không phận Ukraine càng làm vấn đề phức tạp hơn khi Ấn Độ không thể đưa công dân của mình ra khỏi Kiev hoặc bất kỳ thành phố nào khác của Ukraine. Nhưng với sự quyết liệt của chính phủ, sự tham gia và phối hợp của các cơ quan ban ngành cùng với biện pháp ngoại giao hiệu

3  Qua Micheal Crowley (2022), “U.S Warns Americans Abroad Not to Count on a Rescue”

https://www.nytimes.com/2022/02/16/us/politics/us-evacuation-ukraine-kabul.html , (truy cập ngày 28/3/2023)

4 Silja Fröhlich (2022), “Thousands of African students are stuck in Ukraine” : https://www.dw.com/en/thousands-of-african-

students-are-stuck-in-ukraine/a-60902104?fbclid=IwAR3AC_A9f5Z5r1IWddCpfoDON-uhCgG0zYqbuAvuD6gxdBgiopxvBddC4l8 , (truy cập ngày 28/3/2023)

5 Amit Chaturvedi (2022), “Explained: Why Indian Students Go To Ukraine And What They Are Facing”

https://www.ndtv.com/world-news/explained-why-indian-students-go-to-ukraine-and-what-they-are-facing-2789789 , truy cập ngày 28/3/2023

6  Sanjeev Miglanivà Shilpa Jamkhandikar (2022), “Indian government ministers to go to Ukraine's borders to help evacuate stranded citizens”: https://www.reuters.com/world/india/indian-government-ministers-go-ukraines-borders-help-evacuate-stranded-citizens-2022-02-28/ , truy cập ngày 28/3/2023

7 Press Trust (2022), “PM Modi, Vladimir Putin Discuss Evacuation Of Indians From Ukraine As War Intensifies”

https://www.ndtv.com/india-news/modi-putin-discuss-evacuation-of-indians-from-ukraine-as-fighting-intensifies-2800064 , truy cập ngày 28/3/2023

Trang 9

quả, tính đến ngày 11/3/2022 hầu hết công dân Ấn Độ đã được đưa về nước an toàn qua

80 chuyến bay8

IV Liên hệ với Việt Nam

1 Những quy định của Việt Nam về bảo hộ công dân

1.1 Những quy định về bảo hộ công dân trong hiến pháp Việt Nam

Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Tuy nhiên trong buổi bình minh của những ngày đầu lập nước, nền lập pháp của nước ta còn quá non trẻ

Trong hiến pháp năm 1946, chưa có quy định nào về bảo hộ công dân.Vấn đề bảo

hộ công dân lần đầu được đề cập tới là ở tại điều 36 của Hiến pháp 1959 Quy định này tiếp tục được khẳng định tại điều 75 Hiến pháp 1980 và điều 75 của Hiến pháp 1992 Khi bước vào thế kỉ mới, trước những chuyển biến phức tạp của tình hình thế giới, những quy định về bảo hộ công dân trong Hiến pháp 2013 đã có những sự kế thừa và phát triển Tiêu biểu là tại khoản 3 điều 17 và điều 18 Hiến pháp 2013

1.2 Quy định về bảo hộ công dân trong các văn bản luật và dưới luật

Bên canh hiến pháp, trách nhiệm bảo hộ công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn được quy định tại các văn bản luật khác như:

 Điều 14 Luật quốc tịch 2008 (sửa đổi năm 2014), có quy định về đối tượng được hưởng quyền bảo hộ công dân

 Điều 21 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ về bảo về quyền và lợi ích của nhà nước và xã hội, quyền con người và quyền công dân

 Điểm b khoản 1 điều 2 thông tư 110/2021/TT-BTC có quy định những khoản chi trợ giúp cho công dân ở nước ngoài

Nhờ vào những quy định về bảo hộ công dân, không chỉ ở trong hiến pháp mà còn

ở trong những văn bản luật và dưới luật đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết để Việt Nam có thể thực hiện hoạt động bảo hộ công dân

2 Những thành tựu đạt được

Công tác bảo hộ công dân là một những vấn đề được Đảng và chính phủ ta coi

trọng Trong khoảng thời gian gần đây, với sự bùng nổ của dịch covid-19, khiến công

8  Srishti Jha (2022), “Operation Ganga Accomplished: India Successfully Evacuates Last 600 Students From Ukraine” xem tại:

https://www.republicworld.com/world-news/russia-ukraine-crisis/operation-ganga-accomplished-india-successfully-evacuates-last-600-students-from-ukraine-articleshow.html , truy cập ngày 28/3/2023

6

Trang 10

tác bảo hộ đối mặt với những thử thách lớn Tuy nhiên chúng ta vẫn đang và đã đạt được những thành tựu dù bên cạnh những khó khăn

         Để đảm bảo hoạt động bảo hộ công dân được diễn ra hiệu quả, thì hành trang pháp lý cần phải được hoàn thiện: Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc

tế, trong đó tiêu biểu là Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên

1963 về quan hệ lãnh sư Bên cạnh đó, Việt Nam đặc biệt chú trọng công tác hoàn thiện các văn bản pháp luật trong nước như: hiến pháp 2013, Luật quốc tịch 2008 sửa đổi 2014…

         Tính tới ngày 2/2/2023 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 trên tổng số 200 quốc gia, tính đến thời điểm bài viết này được thực hiện Việt Nam có 96 cơ quan đại diện ngoại giao trên khắp thế giới9, có thể giúp đỡ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài

         Không chỉ dừng lại ở đó, Việt Nam còn áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào bảo hộ công dân Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự và di cư quốc tế

đã đi vào hoạt đồng nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho công dân Việt Nam đang và sẽ đi nước ngoài Bên cạnh đó, tổng đài bảo hộ công dân do bộ ngoại giao và nhà mạng Viettel phối hợp triển khai nhằm tăng cường công tác bảo hộ công dân Giờ đây, công dân Việt Nam có thể dễ dàng kêu gọi sự giúp đỡ của quốc gia hơn so với quá khứ

3 Những khó khăn còn đặt ra

 Trong những năm gần đây, số lượng công dân Việt Nam di trú ra nước ngoài ngày càng gia tăng Trước tình hình đó, bộ ngoại giao cùng với nhiều bộ ngành liên quan đã

cố gắng cải thiện công tác bảo hộ công dân Tuy nhiên, công tác bảo hộ vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập cần được khắc phục như việc: Một số quốc gia và các vùng lãnh thổ chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung để tiến đến có một hiệp định song phương về công tác lãnh sự Từ đó đã ảnh hưởng đến công tác bảo hộ công dân ở nước

sở tại

         Mặt khác, xuất hiện nhiều trường hợp công dân ta di cư một cách bất hợp pháp Việc di cư bất hợp pháp gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo hộ các công dân này ở nước sở tại

9 Danh sách các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài” https://omw.mofa.gov.vn/vi-vn/Trang/default.aspx , truy cập 28/3/2023

Ngày đăng: 04/12/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w