1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn công pháp quốc tế Đề tài phân tích các vấn Đề pháp lý và thực tiễn về công nhận quốc gia

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Vấn Đề Pháp Lý Và Thực Tiễn Về Công Nhận Quốc Gia
Tác giả Lường Đức Duy, Nguyễn Phương Thảo Đan, Phạm Tuấn Đạt, Lê Hoàng Tâm Đức, Trần Hương Giang, Bùi Việt Hà, Tăng Xuân Hải
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Khái niệm công nhận quốc tế Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng động cơ nhất định mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phò

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-o0o -

BÀI TẬP NHÓM MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề tài:

“Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về công nhận quốc gia.”

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023

NHÓM : 02

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC NHẬN MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Nhóm số 02 Lớp N04.TL2

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN

SINH VIÊN

KÝ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

A B C Điểm

(Số)

Điểm (Chữ)

Giảng viên

ký tên

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2023

Nhóm trưởng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I – Một số khái niệm liên quan về công nhận quốc gia 1

1 Khái niệm công nhận quốc tế 1

2 Khái niệm quốc gia 2

3 Khái niệm công nhận quốc gia 2

II – Các vấn đề pháp lý về công nhận quốc gia 2

1 Các hình thức công nhận quốc gia 2

2 Các phương pháp công nhận quốc gia 3

3 Hệ quả pháp lý của công nhận quốc gia 4

III – Thực tiễn về vấn đề công nhận quốc gia 5

1 Thực tiễn vấn đề công nhận quốc gia trên thế giới 5

2 Việt Nam và thực tiễn công nhận quốc gia 7

3 Thách thức trong vấn đề công nhận quốc gia 10

KẾT LUẬN 11

PHỤ LỤC 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

Chế định công nhận quốc gia liên quan trực tiếp đến sự thay đổi trong trật tự pháp lý quốc tế và đặc biệt là sự thay đổi chủ thể luật quốc tế Chế định này có quan hệ mật thiết với yếu tố chính trị, nội dung của nó cũng thay đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể trong quan hệ quốc tế Một trong những đặc điểm nổi bật của các quan hệ quốc tế thời đại toàn cầu hóa hiện nay là việc mở rộng các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Chế định công nhận quốc gia đã hình thành và được ghi nhận trong học thuyết của luật quốc tế cổ điển, và hiện nay đang tiếp tục được

sử dụng trong các ấn phẩm pháp lý quốc tế đương đại Do vậy, công nhận quốc gia luôn

có tính chất thời sự, cần được nghiên cứu để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học Để làm rõ các vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan tới công nhận quốc gia,

nhóm xin chọn đề tài: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về công nhận quốc gia”

NỘI DUNG

I – Một số khái niệm liên quan về công nhận quốc gia

1 Khái niệm công nhận quốc tế

Công nhận quốc tế là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng động cơ nhất định mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng nhằm xác định sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế… của thành viên mới và thể hiện ý định muốn thiết lập quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cộng đồng quốc tế1

Mối quan hệ giữa công nhận và quyền năng chủ thể luật quốc tế của thành viên mới của cộng đồng quốc tế được xem xét và giải quyết theo nhiều chiều hướng khác nhau, với

hai học thuyết chính là thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố2

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có những thể loại khác nhau như công nhận các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các “chính phủ lưu vong”, công nhận các bên tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa… song các thể loại công nhận quốc tế cơ bản thường thấy

là công nhận quốc gia và công nhận chính phủ mới thành lập Trong một số trường hợp

có sự trùng hợp tất yếu của công nhận quốc gia và công nhận chính phủ3 Ví dụ như công

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế (2022), Nxb CAND, tr 64

2 Xem: Phụ lục 1

3 Xem: Phụ lục 2

Trang 6

2

nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) mới được thành lập ngày 2/9/1945 đồng thời bao hàm cả việc công nhận Chính phủ VNDCCH4 Ngoài trường hợp đặc biệt này ra thì hai thể loại công nhận khác nhau và độc lập với nhau

2 Khái niệm quốc gia

Theo Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia (gọi tắt

là Công ước Montevideo), một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải

có bốn yếu tố cơ bản: (1) Dân cư thường xuyên; (2) Lãnh thổ được xác định; (3) Chính phủ; (4) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác

3 Khái niệm công nhận quốc gia

Theo Viện pháp luật quốc tế, “công nhận là hành vi pháp lý do một hay nhiều quốc gia thực hiện trên cơ sở tự nguyện, nhằm xác nhận sự hiện diện trên lãnh thổ nhất định một cộng đồng dân cư có tổ chức về phương diện chính trị, độc lập đối với các quốc gia hiện hữu, có khả năng tham gia và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật quốc tế - trên cơ sở đó khẳng định sự tồn tại của thành viên mới này trong cộng đồng quốc

tế (Điều 1 Nghị quyết ngày 23/04/1936 thông qua tại phiên họp ở Brussels)

Có thể hiểu, công nhận quốc gia là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia thừa nhận sự hiện diện của một quốc gia mới trong cộng đồng quốc tế5 Khi công nhận một quốc gia mới, các quốc gia công nhận chỉ ra rằng thành viên mới đó của cộng đồng quốc

tế là một thực thể có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản theo luật quốc tế6

II – Các vấn đề pháp lý về công nhận quốc gia

1 Các hình thức công nhận quốc gia

Công nhận de jure là hình thức công nhận ở mức độ đầy đủ nhất và trong phạm vi toàn

diện nhất Ví dụ: Năm 1950, Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay là quốc gia kế thừa) công nhận nước VNDCCH Công nhận de jure thường sẽ dẫn đến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia và quan hệ đó thường tồn tại lâu dài, bền vững

Công nhận de facto là hình thức công nhận mang tính chất tạm thời, không đầy đủ, hạn

chế và trong một phạm vi không toàn diện Trên thực tế, công nhận de facto thể hiện sự thái độ không hoàn toàn chắc chắn của quốc gia công nhận với quốc gia được công nhận

4 Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên

ngành luật và ngoại giao), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr.84

5 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo trình Công pháp quốc tế (2013), Nxb.ĐHQGHN, tr 129

6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế (2022), Nxb CAND, tr 69

Trang 7

3

Công nhận defacto có thể, nhưng không luôn luôn dẫn tới thiết lập quan hệ lãnh sự Với công nhận de facto, quốc gia tiến hành công nhận mới đi bước đầu tiên, căn cứ vào tình hình cụ thể để có thể điều chỉnh thái độ và chính sách Nếu thực thể được công nhận khẳng định năng lực đối nội và đối ngoại, công nhận de facto sẽ được chuyển thành công nhận

de jure Ví dụ: Hoa Kỳ công nhận de facto nhà nước Israel vào năm 1948 (lúc đó đang trong thời kỳ quá độ thành lập nhà nước) và sau đó công nhận de jure vào 31/01/1949 Ngược lại, nếu bên được công nhận không có đủ khả năng thực hiện và duy trì quyền lực Nhà nước, công nhận de facto có thể bị hủy bỏ7

Sự khác nhau giữa công nhận de jure và công nhận de facto chủ yếu về mặt chính trị Động cơ chính trị ở đây của bên công nhận de facto thể hiện ở thái độ thận trọng của quốc gia công nhận đối với quốc gia mới được thành lập trong nhiều vấn đề liên quan đến tình hình, bối cảnh trong nước cũng như quốc tế

Công nhận ad hoc là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ phát

sinh trong một phạm vi hẹp nhất định nhằm tiến hành một số công vụ cụ thể và quan hệ

đó sẽ được chấm dứt ngày sau khi hoàn thành các công vụ cụ thể đó Ví dụ: Việt Nam và Hoa Kỳ công nhận nhau ở mức độ đầy đủ và toàn diện nhất - công nhận de jure - tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 07/1995 Nhưng trước thời điểm này, Việt Nam và Hoa

Kỳ đã công nhận nhau dưới hình thức công nhận ad hoc để giải quyết một số vấn đề như

tù bình chiến tranh (POW) và vấn đề những người mất tích trong chiến tranh (MIA)8

2 Các phương pháp công nhận quốc gia

Công nhận minh thị là hành vi thừa nhận được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch,

được thực hiện bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức Ví dụ: Thông điệp năm 1950 của Chính phủ Hungary gửi Chính phủ VNDCCH có đoạn: Nước Cộng hòa nhân dân Hungary thừa nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là đại diện hợp pháp của nước Việt Nam và sung sướng được kiến lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Công nhận mặc thị là hành vi thừa nhận kín đáo, ngấm ngầm mà bên được công nhận

phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công nhận Ví dụ như việc

7 Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo trình Công pháp quốc tế (2013), Nxb.ĐHQGHN, tr 133

8 Nguyễn Thị Kim Ngân, Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên

ngành luật và ngoại giao), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010, tr.88

Trang 8

4

quốc gia công nhận chuyển lãnh sự thành đại sứ hoặc thiết lập quan hệ lãnh sự với quốc gia được công nhận Công nhận mặc thị còn thể hiện qua việc tiến hành đàm phán giữa các bên, duy trì một cơ quan lãnh sự Chẳng hạn, Anh vẫn duy trì một cơ quan lãnh sự tại

Hà Nội cũng như Đài Bắc trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ; Tây Ban Nha giữ cơ quan tổng lãnh sự tại Jerusalem trong khi không chính thức công nhận Israel Công nhận mặc thị cũng thể hiện qua hành vi ký kết những điều ước quốc tế tay đôi mà trong các điều ước quốc tế đó có ghi rõ ràng và đầy đủ tên gọi chính thức của mỗi bên Ví dụ: Năm 1972, Đông và Tây Đức đã ký với nhau một Hiệp ước (Hiệp ước cơ bản giữa hai nhà nước) Đây là một hành vi thể hiện sự công nhận de facto của Tây Đức đối với Đông Đức9

3 Hệ quả pháp lý của công nhận quốc gia

Công nhận không tạo ra quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng có thể làm thay đổi tình thế của quốc gia trước và sau khi công nhận Sự công nhận quốc gia thực hiện hai chức năng pháp lý phù hợp với việc công nhận là giải quyết triệt để vấn đề quy chế pháp lý của đối tượng được công nhận và tạo ra những điều kiện thuận lợi để các bên thiết lập những quan hệ nhất định với nhau

Sự công nhận khẳng định quy chế pháp lý của bên được công nhận Theo quan điểm của bên công nhận, quốc gia được công nhận có đầy đủ tư cách pháp lý để tham gia hoặc tiếp tục tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế Công nhận quốc gia sẽ tạo ra và đảm bảo những điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển những quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo tiền đề để thiết lập những quan hệ nhiều mặt ở những mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận Trong quan hệ với các quốc gia công nhận, quốc gia được công nhận có điều kiện thiết lập và tham gia vào những quan

hệ pháp luật quốc tế cụ thể: ký kết điều ước quốc tế, tham gia các hội nghị quốc tế, gia nhập tổ chức quốc tế10, thiết lập quan hệ ngoại giao , trong đó, thiết lập quan hệ ngoại giao là một trong những hệ quả quan trọng nhất của sự công nhận Ví dụ: ngày 11/07/1995,

Mỹ chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, trên cơ sở đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập ngày 12/07/1995 Đây là một hành động tích cực

mở đường cho việc thiết lập mối quan hệ tay đôi giữa hai nước mà đỉnh cao là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ký năm 2001 và gần đây, ngày 10/09/2023, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện

9 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,

tr 199

10 Xem: Phụ lục 3

Trang 9

5

Sự công nhận chính thức tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện các quyền và nghĩa vụ quốc tế (Ví dụ Mỹ công nhận chính thức Liên Xô và thiết lập quan hệ ngoại giao Xô - Mỹ năm 1933 tạo điều kiện thuận lợi cho việc Liên Xô trở thành thành viên của Hội quốc liên - League of Nations năm 1934), có khả năng thực tế trong việc bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia công nhận, tạo ra những cơ sở pháp lý để chứng minh hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia được công nhận ban hành…

Đối với những quốc gia mới thành lập, các quốc gia đó mong muốn đặt quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau Trong trường hợp không được nhiều nước công nhận, quốc gia thành lập sẽ gặp những hạn chế nhất định trong việc ký kết các điều ước quốc tế hay gia nhập

tổ chức quốc tế (do không nhận được đa số phiếu ủng hộ hoặc, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, do thực hiện quyền phủ quyết (veto) của thành viên thường trực Hội đồng Bảo an) Quốc gia mới thành lập cũng không thể thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước từ chối công nhận và do đó, có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình cư trú tại những quốc gia này Ví dụ: Kosovo tuyên bố độc lập năm 2008, song lãnh thổ này chưa được gia nhập Liên hợp quốc do các đồng minh của Serbia gồm Nga

và Trung Quốc – hai Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an không công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập, sẵn sàng dùng quyền phủ quyết để ngăn nỗ lực gia nhập của Kosovo Công nhận một quốc gia là công nhận quốc gia đó với tư cách một quốc gia độc lập

có chủ quyền, một thành viên, một chủ thể bình đẳng của cộng đồng thế giới Đối với một quốc gia mới đây là một sự ủng hộ thực sự đối với Nhà nước mới giành độc lập Ngay đối với các nước trước đây đã từng là các quốc gia lớn mạnh bị tan rã, tách thành hai hay nhiều quốc gia, sự công nhận quốc tế đối với nền độc lập chủ quyền của các quốc gia mới được thành lập có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị và pháp lý

III – Thực tiễn về vấn đề công nhận quốc gia

1 Thực tiễn vấn đề công nhận quốc gia trên thế giới

Trên thực tế, công nhận được thực hiện chủ yếu trên nền tảng các động cơ mang tính chính trị, nhằm hướng đến và vì lợi ích của quốc gia tiến hành công nhận Lấy ví dụ về

trường hợp tách khỏi Liên Xô (cũ) của các quốc gia vùng Baltic Năm 1991, khi Lithuania tuyên bố độc lập, các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ không tiến hành công nhận với lý do chính phủ mới thành lập chưa đủ năng lực thực hiện và duy trì quyền lực Nhà

Trang 10

6

nước trong phạm vi lãnh thổ Lithuania Tuy nhiên, đằng sau là sự tính toán, xem xét đường lối chính trị của Tổng thống Liên Xô (cũ) Gorbatchev Họ chờ thời điểm thích hợp vì nếu công nhận sớm, có thể gây bất hòa với Liên Xô (cũ) Sau đó, sự suy yếu của chính quyền Tổng thống Gorbatchev, cùng với tuyên bố độc lập của hai quốc gia khác thuộc vùng biển Baltic là Estonia và Lettonie, các nước phương Tây đã ngay lập tức công nhận ba quốc gia trên; từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia Baltic tham gia các tổ chức quốc

tế và hợp tác với các đối tác quốc tế (ngày 29/3/2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập NATO)11 Các quốc gia này có thể tham gia vào việc xây dựng và thúc đẩy quy tắc, tiêu chuẩn và giải quyết các vấn đề quốc tế

Với tính chất là hành vi đơn phương, tùy ý, các quốc gia sẽ lựa chọn thời điểm thích

hợp để tiến hành công nhận, phù hợp với đường lối chính trị và chính sách đối ngoại của

mình Trong một số trường hợp, hành vi công nhận được thực hiện khi quốc gia còn đang

trong quá trình hình thành Năm 1778, Pháp cho rằng nước Anh không còn sự kiểm soát

trên thực tế nên tiến hành công nhận nước Mỹ độc lập Năm 1903, vài ngày sau khi Panama tiến hành cuộc đấu tranh đòi tách khỏi lãnh thổ Colombia, Mỹ đã thừa nhận Panama có tư cách chủ thể luật quốc tế, đồng thời ký kết với nước này Hiệp định về vấn

để sử dụng kênh đào Panama trong tương lai Ngoài ra, việc công nhận Panama của Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác pháp lý và tư pháp giữa hai quốc gia (Hiệp ước tương trợ pháp lý ký kết ngày 11/4/199112) Ngược lại, một số nước không tiến hành công

nhận ngay cả khi quốc gia mới đã tồn tại trên thực tế Trường hợp này thường xảy ra đối

với các quốc gia hình thành do kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, do giải thể quốc gia liên bang hay chia tách lãnh thổ Trong thế kỷ trước, sau khi tan rã hệ thống thuộc địa tại châu Mỹ, Tây Ban Nha đã mất từ 10 đến 70 năm để công nhận những quốc gia này Năm 1971, Bangladesh tuyên bố độc lập, tách khỏi lãnh thổ Pakistan Tuy nhiên, nước này chỉ công nhận Bangladesh vào tháng 02/1974 và dưới áp lực của Hội nghị các quốc gia Hồi giáo (Lahore Pakistan, 1974)

Trong một số trường hợp đặc biệt, một quốc gia được hình thành do kết quả của việc thực hiện những hành vi vi phạm luật quốc tế Các quốc gia khác có nghĩa vụ không công

11 Đỗ Tiến, Steadfast Defender 21 và những thông điệp của NATO, Báo Công an nhân dân Online,

https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Steadfast-Defender-21-va-nhung-thong-diep-cua-NATO-i615335/

12 Panama (95-906) – Mutual Legal Assistance Treaty, https://www.state.gov/panama-95-906-mutual-legal-assistance-treaty/

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w