BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP Theo Luật quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp là biện pháp được áp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- -
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TRỢ CẤP TRONG THỰC TIỄN VIỆT NAM
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP 3
1.1 Khái niệm về trợ cấp 3
1.2 Phân loại trợ cấp 4
1.3 Tác động của trợ cấp trong thương mại quốc tế 5
CHƯƠNG II BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP 5
2 1 Khái quát về các biện pháp chống trợ cấp 5
2 2 Thuế chống trợ cấp 7
2 3 “Vụ kiện: chống trợ cấp 11
CHƯƠNG III THỰC TIỄN VỀ TRỢ CẤP TẠI VIỆT NAM 15
3.1 Thực trạng của Việt Nam về trợ cấp 15
3.2 Thực tiễn thực hiện trợ cấp tại Việt Nam 18
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3MỞ ĐẦU
Giữa xã hội ngàng càng phát triển, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới vì
đó cũng trở nên vô cùng phong phú và đa dạng thì việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ pháp lý cho các giao dịch trong thương mại là điều vô cùng quan trọng và cấp bách Bởi
lẽ trên thực tế đã có nhiều trường hợp xảy ra các vấn đề tranh chấp phát sinh dẫn đến hậu quả không mong muốn Trợ cấp hàng hóa nhập khẩu, dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng luôn có tác động tiêu cực tới thị trường của nước nhập khẩu vì nó phá vỡ môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nước nhập khẩu và sản phẩm nội địa Từ đó gây ra kết quả là, loại trợ cấp này sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước với sản phẩm tương tự được trợ cấp xuất khẩu
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lại việc trợ cấp hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế và khắc phục thiệt hại do trợ cấp hàng hóa gây ra Các biện pháp mà nước nhập khẩu dùng để chống lại hành vi trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu được gọi là các biện pháp chống trợ cấp Biện pháp này có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhập khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại quốc tế nói chung
Qua đó, ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của biện pháp phòng vệ thương mại là chống trợ cấp hàng hóa, Bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu về các vấn đề pháp
lý đối với trợ cấp trong thực tiễn Việt Nam
NỘI DUNG
Căn cứ theo Điều 84 Luật quản lý ngoại thương 2017, thì Trợ cấp là sự đóng góp
của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp:
1 Chính phủ thực tế chuyển vốn trực tiếp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhận nợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân;
2 Chính phủ bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Chính phủ;
3 Chính phủ cung cấp cho tổ chức, cá nhân tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung;
4 Chính phủ mua tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân với giá cao hơn giá thị trường;
5 Chính phủ bán tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường;
6 Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ; ủy thác, giao hoặc chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tư nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động được quy định tại các khoản
Trang 41, 2, 3, 4 và 5 của Điều này thông thường thuộc chức năng của Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ;
7 Bất kỳ hình thức hỗ trợ về thu nhập hoặc giá;
8 Bất kỳ hình thức trợ cấp nào khác không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,
5, 6 và 7 của Điều này được xác định dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
+ Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng
Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh), bao gồm:
+ Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét
và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
+ Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
+ Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
+ Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện)
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng) Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh).Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO
Trang 51.3 Tác động của trợ cấp trong thương mại quốc tế
Trợ cấp có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bổ nguồn lực Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất 6 kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi
Tác dụng an sinh xã hội Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản
Trợ cấp xuất khẩu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao
Trợ cấp có ảnh hưởng bất lợi cho ngân sách nhà nước Trong mọi trường hợp, trợ cấp đều ảnh hưởng bất lợi cho ngân sách nhà nước, cho dù ảnh hưởng bất lợi đó thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, có thể kê khai được hay không kê khai được thành một khoản chi ngân sách cụ thể Nhiều trường hợp,
Trợ cấp trong nước của nước này có thể gây tổn hại đến lợi ích xuất khẩu của nước khác Nếu trợ cấp của một nước giúp bảo hộ hoặc nâng cao sức cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước thì hiển nhiên gây bất lợi cho nước khác như ngăn cản nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợ cấp, làm vô hiệu hoá hoặc làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan của nước trợ cấp
Đối với nước nhập khẩu hàng được nước khác trợ cấp Ngành sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp sẽ gặp khó khăn do bị tăng áp lực cạnh tranh, thậm chí có thể bị thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất
CHƯƠNG II BIỆN PHÁP CHỐNG TRỢ CẤP
Theo Luật quản lý ngoại thương 2017, biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
Trang 6Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm: Áp dụng thuế chống trợ cấp; Cam kết của
tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu; Các biện pháp chống trợ cấp khác
Theo quy định tại điều 85 Luật quản lý ngoại thương thì các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật quản lý ngoại thương làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên
Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện được quy định tại điều 86 Luật quản lý ngoại thương 2017, gồm:
Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể;
Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này
Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam
Theo khoản 2, điều 89 Luật quản lý ngoại thương 2017 thì việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:
Trang 7 Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc Chính phủ nước trợ cấp hàng hóa có thể đưa
ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác;
Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước
Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khác được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước Theo khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thuế chống trợ cấp là một biện pháp chống trợ cấp
Còn theo WTO, Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu
Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp
do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này)
Theo quan điểm của WTO, việc đối kháng một biện pháp trợ cấp được áp dụng bởi nước đang phát triển cần hết sức cân nhắc Một số trợ cấp bị cấm mà nước đang phát triển được phép duy trì thì việc đối kháng sẽ cân nhắc theo các chế tài dành cho trợ cấp
có thể bị đối kháng Những trợ cấp có thể bị đối kháng mà nước đang phát triển áp dụng, thì các biện pháp đối kháng áp dụng sẽ suy giảm hơn so với thành viên phát triển áp dụng Khi phát hiện có trợ cấp và thiệt hại xảy ra, Chính phủ nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp đối kháng như đưa ra một cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế hoặc tiến hành điều tra đánh thuế chống trợ cấp với hàng nhập khẩu được trợ cấp Kết quả của việc điều tra có thể đi đến quyết định: đánh thuế chống trợ cấp nếu các điều kiện và thủ tục quy định được 7 đáp ứng; không đánh thuế chống trợ cấp trong trường hợp không hội đủ các điều kiện; hoặc nước nhập khẩu chấp nhận các cam kết tự nguyện do nhà xuất khẩu
Trang 8nước ngoài hoặc chính quyền nước xuất khẩu đưa ra (chẳng hạn như Chính phủ nước xuất khẩu đồng ý loại bỏ trợ cấp hoặc tiến hành các biện pháp khác để loại bỏ ảnh hưởng bất lợi của trợ cấp hay nhà xuất khẩu đồng ý điều chỉnh lại giá hàng ở mức phù hợp) Về bản chất thì Thuế chống trợ là khoản thuế bổ sung đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu
Đây là biện pháp chống trợ cấp nhằm vào các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài được trợ cấp thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp
Trên phương diện toàn cầu, khi mà các hàng rào thuế quan được cắt giảm thì các hàng rào phi thuế quan sẽ tăng lên Trong một thể chế thương mại đa biên tự do hơn, các nước ngày càng phải dùng đến các biện pháp khắc phục cạnh tranh không lành mạnh mà
họ được phép sử dụng nhằm duy trì một nền thương mại công bằng Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp khắc phục cạnh tranh không lành mạnh này, nếu có, cần phải được thực hiện một cách thận trọng và có chừng mực
Để áp dụng thuế chống trợ cấp cách hợp lý, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp, bao gồm: (i) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật; (ii) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (Khoản 1 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016)
Do vậy, không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa đó
Ngoài ra, theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể thực hiện điều cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của 3 điều kiện sau:
i Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp với biên độ trợ cấp tức là chị giá phần trưởng cấp chuyên giá trị hàng hóa liên quan không thấp hơn 1%; (ii) Sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc Nam càng đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước gọi chung
là yếu tố thiệt hại;
ii Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên
Mức trợ cấp được xác định như sau: Tiền xác định hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính mức trợ cấp của hàng hóa đó phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn
đề này nhưng về cơ bản theo các hướng như sau:
Trang 9i Nếu nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại bình thường cho khoản vay tương tự mức trợ cấp được tính
là phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này;
ii Nếu nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của nhà nước mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa hai mức này;
iii Nếu nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hóa dịch vụ liên quan đến chuyển cấp là mức chênh lệch giá biên
độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên giá trị hàng hóa
Việc xác định thiệt hại là một bước không thể thiếu trong vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống Thiệt hại được xác định như sau:
i Về hình thức các thiệt hại này có thể tồn tại dưới hai dạng thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ thiệt hại;
ii Về mức độ các thiệt hại này phải ở mức đáng kể;
iii Để phương pháp các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa ví dụ tỉ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu thị phần của sản phẩm nhập khẩu thay đổi về doanh số sản lượng năng suất phân công
Có thể nói, việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng thuế chống trợ cấp
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế -
xã hội trong nước
Trang 10Theo nguyên tắc này thì mức thuế đối kháng này sẽ bằng với mức mà bên kia được hưởng trợ cấp trước đó thì bên nước chịu ảnh hưởng xấu từ việc trợ cấp sẽ mở cuộc điều tra để xem xét giá trị bên kia được trợ cấp sẽ là bao nhiêu để áp thuế cho phù hợp Do đó nên mức thuế chống trợ cấp được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ; Nếu mình áp thuế cao hơn
so với mức bên kia được trợ cấp thì sẽ dẫn đến hậu quả có thể bị kiện
Nhằm đảm bảo sự vận hành trong thương mại quốc tế, nước nhập khẩu chỉ được phép áp dụng thuế chống trợ cấp trong một thời hạn nhất định mà không được lạm dụng chúng trong một thời gian dài
Theo khoản 3 Điều 13 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn
Theo quy định của WTO thì sau khi áp thuế chống trợ cấp một thời gian (thông thường là mỗi năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp dụng thuế chống trợ cấp nếu thấy cần hoặc có yêu cầu (Điều 21.2 SCM) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không được vượt quá 5 năm kể từ ngày
có quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại, trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc dỡ bỏ thuế sẽ dẫn đến việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định như sau:
Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống trợ cấp được thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và pháp luật về chống trợ cấp
Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống trợ cấp, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống trợ cấp
Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống trợ cấp
Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định
áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017, việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau: