1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định các vấn đề pháp lývà bản tự bảo vệ đối với sự kiện tranhchấp giữa nước a và nước b

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

KHOA LUẬT -

-LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ BẢN TỰ BẢO VỆ ĐỐI VỚI SỰ KIỆN TRANH

CHẤP GIỮA NƯỚC A VÀ NƯỚC B

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Kim Hạnh Dung Sinh viên thực hiện: Trần Mai Bảo Trâm

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2024

Trang 2

KHOA LUẬT -

-LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ BẢN TỰ BẢO VỆ ĐỐI VỚI SỰ KIỆN TRANH

CHẤP GIỮA NƯỚC A VÀ NƯỚC B

Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Kim Hạnh Dung Sinh viên thực hiện: Trần Mai Bảo Trâm

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2024

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Được sự hướng dẫn của TS Vũ Kim Hạnh Dung, Giảng viên Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, em đã dựa trên những kiến thức được học, tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thành bài tiểu luận này.

Em chọn giải quyết vấn đề tranh chấp giữa nước A và nước B trên cương vị là luật sư nước B và viết bản tự bảo vệ cho nguyên đơn.

Tuy nhiên, bài báo cáo này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em rất mong Cô có thể thông cảm và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn bài làm của mình trong những lần làm bài sắp tới.

Em xin cam kết rằng những bài báo, sách tham khảo, tài liệu và trang web có liên quan đều được thể hiện rõ ràng trong mục “Danh mục tài liệu tham khảo” Em hoàn toàn tôn trọng bản quyền cũng như công sức mà các tác giả đã soạn thảo ra, tôn trọng Quyền sở hữu trí tuệ đối với những bài này.

Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô đã tạo điều kiện để em tìm hiểu và làm tiểu luận Em cũng cảm ơn Cô vì đã quan tâm theo dõi và tạo điều kiện học tập cho em nói riêng cũng như các bạn lớp Luật Thương mại quốc tế nói chung Sự hướng dẫn và hỗ trợ hết sức tận tình của Cô là nguồn động lực to lớn để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô và chúc Cô có nhiều sức khỏe, tràn đầy năng lượng nhiệt huyết để có thể dẫn dắt nhiều thế hệ sinh viên tiếp theo.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

PHẦN NỘI DUNG 1

I Tóm tắt vụ tranh chấp 1

II Cơ sở tự bảo vệ 2

1 Vấn đề 1 - Lệnh cấm ban đầu (tháng 5 năm 2002) 2

2 Vấn đề 2 - Thỏa thuận giảm thuế xuất khẩu (2009-2011) 3

3 Vấn đề 3 - Biện pháp kiểm tra hải quan (2015) 5

4 Vấn đề 4 - Quyết định đánh thuế đối với sản phẩm nhập khẩu (2017) 8

III Đề nghị đối với DSB 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

quan và thương mại

The General Agreement on Tariffs and Trade

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

Chủ đề: Tranh chấp thương mại giữa nước A và nước B về da bò thô Vai trò: Luật sư của nước B

Vấn đề pháp lý đặt ra:

Việc áp thuế lên sản phẩm da bò thô xuất khẩu, lệnh cấm xuất khẩu và quy định của Chính phủ nước A cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A tham gia vào các thủ tục kiểm soát hải quan đối với da bò thô trước khi xuất khẩu là không phù hợp với các quy định của GATT về hạn chế hàng xuất khẩu.

Việc áp thuế lên sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu là phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu.

Dưới đây các vấn đề pháp lý và nội dung tự bảo vệ của chúng tôi: I Tóm tắt vụ tranh chấp

Vào tháng 5 năm 2002 thì Chính phủ A đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu da bò thô với mục đích được tuyên bố là “bảo vệ nguồn cung cấp da bò thô đầy đủ cho ngành thuộc da nội địa”.

Tháng 8 năm 2009, quốc gia A cam kết chuyển đổi lệnh cấm xuất khẩu thành thuế xuất khẩu 20% và sau đó giảm dần thuế này xuống 0% vào ngày 1 tháng 10 năm 2011 A thực hiện giai đoạn đầu tiên của Thỏa thuận này vào năm 2009 bằng cách đưa ra mức thuế đã thỏa thuận Tuy nhiên đến năm 2011, A không thực hiện giảm thuế như đã dự kiến trong thỏa thuận.

Theo yêu cầu của ngành thuộc da A, vào ngày 17 tháng 2 năm 2015, Chính phủ A đã thông qua Nghị quyết 123, cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô (mã HS 4101.10) và da bán thành phẩm (mã HS 4104.10) trước khi xuất khẩu.

Trang 7

Ngày 15/4/2017, A ra quyết định đánh thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng 9% và thuế nhập khẩu 3% dựa trên giá trị nhập khẩu, những khoản thuế này trước đây không có, nhằm mục đích “bình ổn thị trường trong nước”.

Sau đó, nước chúng tôi khởi kiện nước A ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB).

II Cơ sở tự bảo vệ

1 Vấn đề 1 - Lệnh cấm ban đầu (tháng 5 năm 2002)

Vào tháng 5 năm 2002 thì Chính phủ A đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu da bò thô với mục đích được tuyên bố là “bảo vệ nguồn cung cấp da bò thô đầy đủ cho ngành thuộc da nội địa” Việc áp đặt lệnh cấm này liệu có vi phạmcác quy tắc của WTO về Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) hay không?

Theo Điều XI:1 GATT 1994: “Không một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.”

Điều XI của GATT tập trung vào việc quy định việc loại bỏ các hạn chế số lượng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mà các thành viên đặt ra hoặc duy trì Mục đích của việc ngăn cấm các hạn chế như vậy là để khuyến khích các thành viên chuyển các công cụ hạn chế số lượng thành công cụ thuế quan - biện pháp có tính minh bạch hơn1 Đoạn đầu tiên của Điều XI quy định: “Không có biện pháp cấm hoặc hạn chế nào khác, ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù dưới hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu hoặc các biện pháp khác, sẽ

1Lê Minh Trường (2021), Các điều khoản liên quan của GATT và WTO (Phần 2):

Trang 8

được bất cứ bên nào ký kết hoặc duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên nào, hoặc nhằm vào việc xuất khẩu hoặc bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên nào.”

Chính phủ A đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu da bò thô với mục đích được tuyên bố là “bảo vệ nguồn cung cấp da bò thô đầy đủ cho ngành thuộc da nội địa”, vậy lệnh cấm xuất khẩu này có vi phạm Điều XI GATT hay không?

Tại điểm a Điều XI:2có quy định“Các quy định của khoản 1 trong điều khoản này sẽ không được áp dụng với các trường hợp dưới đây:

(a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác mang tính trọng yếu đối với với Bên ký kết đang xuất khẩu;”.

Dựa vào điểm trên cho thấy nếu Chính phủ A muốn áp đặt lệnh cấm xuất khẩu da bò thô với mục đích bảo vệ nguồn cung cấp da bò cho ngành thuộc da nội địa thì Chính phủ phải chứng minh cho chúng tôi thấy da bò thô là một sản phẩm mang tính trọng yếu đối với bên A Bên cạnh đó, A phải đưa ra cho chúng tôi được đó là lệnh cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời và có thời gian nhất định chứ không phải chỉ đưa ra lệnh cấm một cách vô thời hạn như trên.

Theo quy tắc của WTO, các nước thành viên phải loại bỏ tất cả các lệnh cấm và hạn chế số lượng đối với xuất khẩu, trừ khi chúng được áp dụng "tạm thời" để ngăn ngừa và giảm thiểu sự thiếu hụt thực phẩm hoặc nhằm mục đích bảo vệ các nguồn tài nguyên cạn kiệt Ngoài ra, các biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể được coi là các trợ cấp nội địa cho các nhà sản xuất hạ nguồn trong nước.

2 Vấn đề 2 - Thỏa thuận giảm thuế xuất khẩu (2009-2011)

Tháng 8 năm 2009, quốc gia A cam kết chuyển đổi lệnh cấm xuất khẩu thành thuế xuất khẩu 20% và sau đó giảm dần thuế này xuống 0% vào ngày 1 tháng 10 năm 2011 A thực hiện giai đoạn đầu tiên của Thỏa thuận này vào năm 2009 bằng

Trang 9

cách đưa ra mức thuế đã thỏa thuận Tuy nhiên đến năm 2011, A không thực hiện giảm thuế như đã dự kiến trong thỏa thuận Việc Chính phủ A không thực hiện giảm thuế theo thỏa thuận vào năm 2011 có vi phạm hay không?

Chính phủ A đã vi phạm các điều khoản của GATT và Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) Điều này là một cơ sở cho chúng tôi khi khẳng định rằng Chính phủ A đã vi phạm cam kết quốc tế của mình.

Theo đó các thành viên WTO phải tuân thủ các cam kết thuế quan và thương mại tự do mà họ đã cam kết trong các hiệp định WTO Trong trường hợp này, nước A đã cam kết với nước chúng tôi trong thỏa thuận năm 2009 rằng sẽ giảm thuế xuất khẩu da bò thô từ 20% xuống 0% vào ngày 1 tháng 10 năm 2011 Tuy nhiên, nước A đã không thực hiện cam kết này, mà tiếp tục duy trì mức thuế 20% Nước A đã không thực hiện đầy đủ cam kết trong thỏa thuận năm 2009, do đó đã vi phạm điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều XII GATT 1994.

Điều XXIII:1 GATT 1994 quy định về Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết: “1 Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy một lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định vì thế bị trở ngại là kết quả của:

a) Một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này; hoặc

b) Một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp này có trái với quy định của Hiệp định này hay không;

c) Sự tồn tại một tình huống bất kỳ nào khác.

để có thể giải quyết thỏa đáng vấn đề, bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng văn bản với bên kia hay với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan Khi được yêu cầu như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã

Trang 10

được nêu lên.”

Do đó, trong trường hợp này, nước A đã vi phạm cam kết mà 2 nước ban đầu đã đề ra.

Ngoài ra, khi đã vi phạm điều XXIII GATT 1994 thì nước A cũng vi phạm quy định tại Điều 3.1 và 3.2 của DSU khi không thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã đạt được với chúng tôi vào tháng 8 năm 2009 Theo quy định này, các thành viên WTO phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã được thỏa thuận trong các thỏa thuận song phương hoặc đa phương Việc nước A không thực hiện giảm thuế xuất khẩu da bò thô như đã thỏa thuận vào năm 2011 là vi phạm quy định của DSU.

Về việc vi phạm Điều 12 của GATT 1994: Chúng tôi có thể cung cấp các bằng chứng để chứng minh rằng nước A đã không thực hiện cam kết, chẳng hạn như số liệu xuất khẩu da bò thô của nước A trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 20172.

3 Vấn đề 3 - Biện pháp kiểm tra hải quan (2015)

Theo yêu cầu của ngành thuộc da A, vào ngày 17 tháng 2 năm 2015, Chính phủ A đã thông qua Nghị quyết 123, cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô (mã HS 4101.10) và da bán thành phẩm (mã HS 4104.10) trước khi xuất khẩu Biện pháp này ban đầu dự kiến chỉ áp dụng trong 90 ngày, nhưng đã được gia hạn nhiều lần.

Vậy, vấn đề đặt ra liệu quyết định của Chính phủ A về kiểm tra hải quan trước khi xuất khẩu có thể bị xem xét xem liệu nó có làm trở ngại cho thương mại một cách không cần thiết, vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử và có thể vi phạm các điều khoản của GATT và DSU hay không?

Theo quy định của GATT, các nước thành viên phải tuân thủ nguyên tắc

2Giảm từ 8.000 tấn năm 2013 xuống 6.000 tấn năm 2014.

Trang 11

không phân biệt đối xử, nghĩa là không được áp dụng các biện pháp thương mại khác nhau đối với các nước thành viên khác Các nước thành viên cũng phải loại bỏ các hạn chế số lượng đối với xuất nhập khẩu, trừ khi chúng được áp dụng tạm thời để bảo vệ các nguồn tài nguyên cạn kiệt hoặc các mục đích khác.

Theo quy định của DSU, các nước thành viên có quyền khiếu nại các biện pháp thương mại của các nước thành viên khác nếu họ cho rằng các biện pháp đó vi phạm các nghĩa vụ của họ trong WTO hoặc gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của họ Các nước thành viên cũng có quyền yêu cầu DSB thành lập một ban giải quyết tranh chấp để xem xét các khiếu nại của họ và đưa ra các báo cáo và khuyến nghị.

Trong trường hợp này, quyết định của Chính phủ A về kiểm tra hải quan trước khi xuất khẩu có thể bị xem xét xem liệu nó có làm trở ngại cho thương mại một cách không cần thiết, có vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử và có thể vi phạm các điều khoản của GATT và DSU Ví dụ, quyết định này có thể làm tăng chi phí và thời gian cho xuất khẩu, làm giảm cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác, và làm biến dạng thị trường quốc tế Chúng tôi rằng quyết định này gây bất lợi cho chúng tôi và yêu cầu một ban giải quyết tranh chấp của DSB để xem xét vấn đề này.

Nghị quyết 123 của nước A vi phạm Điều 13 của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) Theo Điều 13, các biện pháp SPS phải được thực hiện một cách hợp lý và khoa học Trong trường hợp này, Nghị quyết 123 của nước A cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô và da bán thành phẩm trước khi xuất khẩu Biện pháp này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học để chứng minh rằng nó cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người và động vật.

Nước A cũng có thể vi phạm quy định tại Điều 10 của Hiệp định về Trợ cấp

Trang 12

và các Biện pháp đối kháng (SCM)3khi áp dụng Nghị quyết 123, cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô và da bán thành phẩm Theo quy định này, các trợ cấp của chính phủ không được được thiết kế hoặc thực hiện theo cách dẫn đến phân biệt đối xử giữa các nhà sản xuất trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài Việc cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan có thể được coi là một hình thức phân biệt đối xử đối với các nhà xuất khẩu da bò thô từ nước chúng tôi.

Hiệp định về các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại (TBT) thừa nhận rằng, “không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động gian lận, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này” theo đó các biện pháp kỹ thuật của các thành viên WTO không được tạo ra hoặc áp dụng với mục đích phân biệt đối xử hoặc hạn chế thương mại quốc tế một cách không cần thiết.

Trong trường hợp này, nước A đã cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô và da bán thành phẩm trước khi xuất khẩu Biện pháp này có thể được coi là một biện pháp kỹ thuật, vì nó liên quan đến thủ tục xuất khẩu Biện pháp này có thể được coi là phân biệt đối xử đối với chúng tôi, vì nó chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước chúng tôi Ngoài ra, biện pháp này cũng có thể được coi là hạn chế thương

3“Các Thành viên sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng việc đánh thuế đối kháng với bấtkỳ sản phẩm nào của bất kỳ Thành viên nào nhập khẩu vào lãnh thổ của một Thành viên khác phù hợp vớicác quy định của Điều VI Hiệp định GATT 1994 và phù hợp với các các quy định của Hiệp định này Cácloại thuế đối kháng chỉ được áp dụng căn cứ trên cơ sở điều tra đã được khởi tố và thực hiện phù hợp với

Trang 13

mại quốc tế một cách không cần thiết, vì nó làm tăng chi phí và thời gian xuất khẩu cho các doanh nghiệp của chúng tôi.

4 Vấn đề 4 - Quyết định đánh thuế đối với sản phẩm nhập khẩu (2017) Ngày 15/4/2017, A ra quyết định đánh thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng 9% và thuế nhập khẩu 3% dựa trên giá trị nhập khẩu, những khoản thuế này trước đây không có, nhằm mục đích “bình ổn thị trường trong nước” Câu hỏi đặt ra là thuế đối với sản phẩm da nhập khẩu có thể bị coi là vi phạm các quy tắc về không phân biệt đối xử đối với nước chúng tôi không? Thứnhất,nước A đã vi phạm quy định tại Điều I:1 của GATT 19944khi áp dụng thuế xuất khẩu đối với da bò thô Theo quy định này, các thành viên WTO phải đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên khác theo cùng một cách như đối xử với hàng hóa nội địa Việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với da bò thô của nước A đã phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu từ nước chúng tôi và hàng hóa nội địa của nước A, vi phạm quy định của GATT 1994.

Theo quy định của WTO, các nước thành viên phải tuân thủ các cam kết về giảm thuế và ràng buộc mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Các nước thành viên cũng phải áp dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN), nghĩa là không được phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác.

Theo lịch trình cam kết hàng hóa của nước A, mức thuế nhập khẩu ràng buộc đối với sản phẩm da thành phẩm (mã HS 4107) là 0% (vì những khoản thuế này trước đây không có) Điều này có nghĩa là nước A không được tăng mức thuế nhập khẩu cao hơn 0% đối với sản phẩm này, trừ khi có sự đồng ý của các nước thành viên khác.

Tuy nhiên, vào năm 2017, nước A đã ra quyết định đánh thuế đối với sản

4“ mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sảnphẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w