1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận các vấn Đề pháp lý và thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của việt nam theo pháp luật quốc tế

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Các Vấn Đề Pháp Lý Và Thực Tiễn Về Việc Giải Quyết Tranh Chấp Chủ Quyền Lãnh Thổ Trên Biển Của Việt Nam Theo Pháp Luật Quốc Tế
Tác giả Lê Nguyễn Kiều Duyên, Nguyễn Thị Thùy Liên, Nguyễn Cao Trà My, Nguyễn Đặng Quỳnh Như, Trần Nhật Uyên
Người hướng dẫn PGS. Ngô Hữu Phước
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế - Luật
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 67,45 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng và tínhcấp thiết của vấn đề trên nên nhóm em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các vấn đề pháp lý vàthực tiễn về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT KINH TẾ

✻ ✻ ✻ ✻ ✻

TIỂU LUẬN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS Ngô Hữu Phước

Nhóm thực hiện:

Lê Nguyễn Kiều Duyên – K225022009

Nguyễn Thị Thùy Liên – K225022021

Nguyễn Cao Trà My – K225022024

Nguyễn Đặng Quỳnh Như – K225022030

Trần Nhật Uyên – K225022041

Trang 2

MỤC LỤC

I Lời nói đầu 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

II Nội dung chính 4

1 Khái quát về tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 4

1.1 Khái niệm về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 4

1.1.1 Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia 4

1.1.2 Chủ quyền của quốc gia ven biển 4

1.1.3 Khái niệm tranh chấp quốc tế 5

1.1.4 Khái niệm tranh chấp quốc tế trên biển 5

1.2 Phân loại các loại tranh chấp trên biển 5

2 Cơ sở pháp lý quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 6

2.1 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 6

2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển theo UNCLOS 1982 6

2.3 Các biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển theo UNCLOS 1982 7

2.4 Các văn bản luật quốc tế khác 14

2.4.1 Hiến Chương Liên Hợp quốc 14

2.4.2 Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trên biển 15

2.4.3 Công ước Geneva 16

3 Vấn đề pháp lý và thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam 17

3.1 Vấn đề pháp lý 17

Trang 3

3.1.1 Những khó khăn, thách thức trong việc áp dụng các quy định của luật quốc tế vào việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam 17 3.1.2 Nêu những bất cập về hệ thống pháp luật trong nước liên quan đến việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 18

3.2 Thực tiễn về vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam 19

3.2.1 Tổng quan về tình hình tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam và các nước 19 3.2.2 Các biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế 22

4 Những định hướng và giải pháp cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam trong tương lai 24

III Kết luận 25

Lời cảm ơn 25

Trang 4

I Lời nói đầu

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.200 km, ôm trọn diện tích hơn 250.000 km² biển đảo

Vị trí địa lý đặc biệt này mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi và thách thức Biển đảo ViệtNam được ví như "kho tàng" tiềm năng với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú, là tuyếngiao thông hàng hải quan trọng kết nối Á - Âu Ngoài ra, biển đảo Việt Nam cũng là một khuvực quan trọng về quốc phòng và an ninh, là nơi án ngữ các trục giao thông huyết mạch trênbiển, là môi trường tác chiến quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây, biển đảo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữaViệt Nam và các nước láng giềng Việc giải quyết tranh chấp này bằng biện pháp hòa bình theoluật quốc tế là rất quan trọng đối với Việt Nam Việt Nam kiên định lập trường giải quyết tranhchấp chủ quyền biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ướcLiên hợp quốc về Luật biển 1982

Việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển giúp Việt Nam khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế,quốc phòng, an ninh biển, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu khí và đánh bắt thủy hải sản Đồngthời, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế vàtăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Nhận thức được tầm quan trọng và tínhcấp thiết của vấn đề trên nên nhóm em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Các vấn đề pháp lý vàthực tiễn về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam theo pháp luậtquốc tế” Qua đây, nhóm chúng em hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ công sức của mìnhtrong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm làm rõ khía cạnh pháp lý của các cơ chếgiải quyết tranh chấp trên biển theo pháp luật quốc tế, đồng thời phân tích các vấn đề pháp lý vàthực tiễn liên quan đến việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam vớicác quốc gia láng giềng Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị cho Việt Nam để vận dụng mộtcách linh hoạt vào tình hình thực tiễn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển, các quy định

pháp lý về vấn đề này trong UNCLOS 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế khác liên quan,nghiên cứu thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận giới hạn ở việc tìm hiểu các quy phạm pháp luật của luật quốc

tế về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích,tổng hợp lý thuyết và phương pháp thực tiễn

II Nội dung chính

1 Khái quát về tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển

1.1 Khái niệm về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển

1.1.1 Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia

Tính từ bờ biển của quốc gia trở ra ngoài khơi, Luật biển quốc tế xác định có các vùng biển: nộithủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế vàvùng Chế độ pháp lý cũng như chiều rộng của mỗi vùng biển được xác lập hoàn toàn phù hợpvới tính chất của vùng biển đó

Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốcgia trên biển và là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển Như vậy, trong số cácvùng biển nói trên, chỉ có nội thủy và lãnh hải là lãnh thổ trên biển của quốc gia ven biển

Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.1

1.1.2 Chủ quyền của quốc gia ven biển

Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vivùng biển của quốc gia đó Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ vàlãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biểnbên dưới các vùng nước đó

Trong vùng nước nội thuỷ, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như trênlãnh thổ đất liền của mình Trong lãnh hải quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy

đủ song không tuyệt đối như trong vùng nước nội thuỷ.2

1 https://luatminhkhue.vn/cac-vung-bien-thuoc-chu-quyen-quoc-gia-cua-viet-nam-theo-luat-bien-quoc-te.aspx

2 thuoc-chu-quyen-cua-31721

Trang 6

https://tuyengiao.vn/the-nao-la-chu-quyen-cua-quoc-gia-ven-bien-cong-uoc-luat-bien-1982-quy-dinh-cac-vung-bien-nao-1.1.3 Khái niệm tranh chấp quốc tế

Xét một cách khái quát nhất, tranh chấp quốc tế được hiểu là một trạng thái hay tình huống quốc

tế mà trong đó các chủ thể tham gia có sự bất đồng, mâu thuẫn với nhau về quan điểm, có nhữngđòi hỏi quyền lợi trái ngược nhau.3

1.1.4 Khái niệm tranh chấp quốc tế trên biển

Tranh chấp quốc tế trên biển là những hoàn cảnh thực tế, tại đó các chủ thể Luật quốc tế có sựmâu thuẫn, xung đột về lợi ích hay có quan điểm trái ngược nhau về một vấn đề pháp lý liênquan đến hoạt động trên biển, như xác định vùng biển, phân định biển, thực hiện chủ quyền,quyền chủ quyền, quyền tài phán trên biển và các hoạt động khai thác, sử dụng biển khác.4

1.2 Phân loại các loại tranh chấp trên biển

Trên phương diện lý luận, tranh chấp quốc tế trên biển có thể được phân loại theo nhiều cáchdựa trên các tiêu chí khác nhau

- Căn cứ vào đối tượng tranh chấp

Tranh chấp về xác định các vùng biển và phân định biển (các vùng biển thuộc chủ quyền vàquyền chủ quyền của quốc gia) Ví dụ: Tranh chấp vùng biển giáp ranh giữa Indonesia vàMalaysia ở eo biển Malacca

Tranh chấp về chủ quyền đối với các thực thể trên biển: các tranh chấp này liên quan đến việcxác lập chủ quyền quốc gia đối với các đảo ở trên biển Ví dụ: Tranh chấp giữa Nhật Bản vàTrung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku

Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hoạt động trên các vùng biển: Những tranh chấp nàychủ yếu liên quan đến khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các vùng biển Ví dụ: Tranhchấp đánh bắt cá giữa Canada và Tây Ban Nha ở vùng biển ngoài khơi Newfoundland năm1995

- Căn cứ vào số lượng chủ thể là bên tranh chấp

Tranh chấp song phương, đây là tranh chấp diễn ra giữa hai quốc gia trong quá trình xác lập,khai thác và sử dụng biển Ví dụ: Tranh chấp giữa Mỹ và Norway về hoạt động đánh bắt cá;Tranh chấp về thềm lục địa trên biển Aegean giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ

3

https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-quoc-te-la-gi-giai-quyet-tranh-chap-quoc-te-bang-cac-bien-phap-ngoai-giao.aspx#google_vignette

4 https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-tren-bien-la-gi-phan-loai-cac-tranh-chap-tren-bien.aspx

Trang 7

Tranh chấp đa phương, đây là những tranh chấp diễn ra giữa nhiều quốc gia, chủ yếu liên quanđến tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo Ví dụ: Tranh chấp giữa các quốc gia trên biểnĐông (Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Malaysia ).

- Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp

Tranh chấp trong lĩnh vực khai thác tài nguyên; nghiên cứu khoa học biển; môi trường biển, 5

2 Cơ sở pháp lý quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển

2.1 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) được ví như Hiến pháp của đại dương,

là một văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị phổ quát, giúp các quốc gia thiết lập được trật tự pháp

lý toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển, đóng vai trò cột mốc quan trọng trong việc thiết lậptrật tự và giải quyết các vấn đề liên quan đến biển gồm phân định quyền hạn và nghĩa vụ của cácquốc gia; bảo vệ môi trường biển; giải quyết tranh chấp…

2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển theo UNCLOS 1982

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển cũng là một loại tranh chấp quốc tế, do đó về cơ bảnviệc giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển phải tuân theo những nguyên tắcchung của việc giải quyết tranh chấp quốc tế Trong đó, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhấttrong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là bằng nguyên tắc hòa bình giải quyếttranh chấp

Phù hợp với nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp mà Liên Hợp Quốc đã đề ra, Điều 279UNCLOS 1982 quy định: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ vềviệc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản

Việc áp dụng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, một mặt xác lập nghĩa vụcủa các bên trong một vụ tranh chấp là phải giải quyết bằng bất cứ biện pháp hoà bình nào, mặtkhác có ý nghĩa thừa nhận quyền của các bên trong một vụ tranh chấp được lựa chọn những biệnpháp hoà bình thích hợp.7

Điều này được coi là một điểm đặc trưng, chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp củaviệc giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay nói chung và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trênbiển theo UNCLOS 1982 nói riêng Các bên tranh chấp phải tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận,với ý nghĩa là nền tảng cho việc lựa chọn các biện pháp hoà bình đa dạng và phong phú, đang

5 https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-tren-bien-la-gi-phan-loai-cac-tranh-chap-tren-bien.aspx

6 https://luatminhkhue.vn/phan-tich-nguyen-tac-hoa-binh-giai-quyet-tranh-chap-tren-bien-theo-luat-quoc-te.aspx

7 https://luatminhkhue.vn/noi-dung-va-y-nghia-nguyen-tac-quyet-hoa-binh-cac-tranh-chap-quoc-te.aspx

Trang 8

được áp dụng trong thực tiễn quan hệ quốc tế Pháp luật quốc tế không quy định và cũng khôngthể quy định một "công thức" giải quyết bắt buộc, cứng nhắc cho mỗi loại hình tranh chấp nhấtđịnh Việc sử dụng một biện pháp cụ thể hoàn toàn do các bên liên quan thỏa thuận lựa chọn, chỉvới điều kiện, đó phải là những biện pháp hoà bình Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc có đềcập một danh mục các biện pháp hoà bình như đàm phán, trung gian, hoà giải, điều tra, trọng tài,tòa án Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận lựa chọn các biện pháp được ghi nhận trênđây, các bên vẫn có nghĩa vụ tìm kiếm biện pháp hòa bình khác, không sử dụng vũ lực để giảiquyết tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế như giải quyết tranh chấp bằng conđường ký kết điều ước quốc tế hoặc các giải pháp mang tính chất tình thế như cộng đồng sửdụng, cộng đồng trách nhiệm.

Việc giải quyết tranh chấp biển còn cần phải tôn trọng việc bảo vệ và duy trì các nguồn tàinguyên khoáng sản vì lợi ích chung của nhân loại Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của biểnđối với đời sống loài người lại càng không thể khoanh tay đứng nhìn nguồn tài nguyên biểnngày càng cạn kiệt do sự khai thác, sử dụng quá mức và vô kế hoạch của con người Do đó,trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển, việc lựa chọn giải pháp nào cho các bên cũngphải tính đến tính lợi hại đối với tài nguyên biển Đặc biệt đối với những tranh chấp liên quanđến việc sử dụng, khai thác và quản lý những vùng biển chung hoặc liền kề nhau giữa các quốcgia Nếu được, có thể xem xét đến khả năng hy sinh một phần lợi ích của các bên để bảo vệ vàduy trì nguồn tài nguyên biển

Mặt khác, việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển cũng phải tính đến vấn đề bảo vệ môitrường biển Môi trường biển chính là môi trường sống của con người Chính vì vậy, vấn đề bảo

vệ môi trường biển cũng phải được xem xét đến trong khi các bên tìm kiếm giải pháp cho tranhchấp Đây cũng chính là trách nhiệm của các cơ quan tư pháp quốc tế nếu trường hợp tranh chấpđược đưa đến các cơ quan này

Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển cũng phái tính đến nguyên tắc tôn trọngquyền lợi của các quốc gia không có biển và các quốc gia bất lợi về mặt địa lý Xuất phát từquan niệm biển là của chung, Luật biển quốc tế đã dành cho các quốc gia không có biển hoặccác quốc gia bất lợi về mặt địa lý một số quyền lợi liên quan đến biển Ví dụ: quyền đi quakhông gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải các quốc gia ven biển, quyền được khaithác một phần nguồn lợi thuỷ hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế, Do đó, khi giải quyếttranh chấp quốc tế về biển, các bên liên quan phải tính đến quyền lợi hợp pháp của các quốc giakhông có biển hoặc các quốc gia bất lợi về mặt địa lý.8

2.3 Các biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển theo UNCLOS 1982

a Biện pháp đàm phán, thương lượng:

8 https://dangbo.tnut.edu.vn/tin-tuc/2023-08-07/nguyen-tac-va-co-che-giai-quyet-tranh-chap-quoc-te-ve-bien-dt1363.html

Trang 9

Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế là diễn đàn do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổchức, là cơ hội để các bên tranh chấp tìm kiếm và thỏa thuận giải pháp để giải quyết hòa bìnhcác tranh chấp có liên quan Thông qua diễn đàn này, các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận các giảipháp nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở dung hòa lợi ích và nhân nhượng lẫn nhau Ngoài ra,đàm phán còn thường được tiến hành nhằm mục đích trao đổi quan điểm, ý kiến giữa các quốcgia về các vấn đề không nhất thiết có tính tranh chấp, như trao đổi thông tin, thỏa thuận chínhsách hay ký điều ước quốc tế.

Tại khoản 1 Điều 283 UNCLOS 1982: “Khi có tranh chấp xảy ra… các bên tranh chấp tiến hànhngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằngcác phương pháp hòa bình khác.” Ở đây, UNCLOS đã đặc biệt chú trọng và khuyến khích cácbên tranh chấp áp dụng các biện pháp đàm phán bằng cách khuyến cáo, thúc đẩy các bên tiếnhành “trao đổi quan điểm” để giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, sau đó mới sửa các biệnpháp hòa bình khác

Theo quy định tại khoản 2 Điều 283 UNCLOS 1982: “ các bên tiến hành ngay một cuộc traođổi quan điểm mỗi khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp như vậy màkhông giải quyết được, hay mỗi khi đã có một giải pháp và các hoàn cảnh đòi hỏi các cuộc thamkhảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp đó.” Có thể thấy, đàm phán có mối quan hệmật thiết với các biện pháp hòa bình khác Đàm phán có thể chỉ là bước khởi đầu hoặc có thể làbiện pháp mang tính hệ quả của việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác mà các bênliên quan đã áp dụng trước đó

Đàm phán để được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không canthiệp vào công việc nội bộ của nhau, với sự thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp quốc tế.Thẩm quyền, thời gian, địa điểm, cách thức, trình tự, thủ tục, đàm phán do các bên tranh chấpthỏa thuận UNCLOS 1982 không quy định cụ thể về các vấn đề này Cho thấy rằng, khi cótranh chấp xảy ra, các bên phải có nghĩa vụ tích cực trao đổi quan điểm, thương lượng, nhưngnếu tranh chấp vẫn không được giải quyết thì áp dụng các biện pháp hòa bình khác

Đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diện chính thức hoặc không chính thức của các bên hữuquan ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ,đại diện toàn quyền của các nhà nước hoặc thông qua các hội nghị ngoại giao,

Kết quả giải quyết tranh chấp bằng đàm phán sẽ được các bên tranh chấp thỏa thuận thông quaviệc ký kết các văn kiện pháp lý quốc tế như: Bản ghi nhớ, tuyên bố chung, hiệp ước, hòa ước,hiệp định,…

b Biện pháp trung gian, hòa giải:

Theo khoản 1 và 2 Điều 284 UNCLOS 1982, trung gian, hòa giải là một trong những biện pháphòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba nhằm giúp các bên tranhchấp giải quyết hiệu quả các tranh chấp giữa họ với nhau Về bản chất, hòa giải là phương thức

Trang 10

giải quyết tranh chấp nặng về chính trị, thương lượng hơn là áp dụng pháp luật nhằm tìm ra giảipháp giải quyết tranh chấp trên cơ sở dung hòa quan điểm, quyền và lợi ích của các bên liênquan.

Bên trung gian, hòa giải có thể là đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có uy tíntrên trường quốc tế hoặc cơ quan quốc tế được thành lập

Bên thứ ba có thể chủ động hoặc được các bên tranh chấp đề nghị làm trung gian, hòa giải Tuynhiên, vai trò của bên trung gian, hòa giải chỉ được xác lập khi được các bên tranh chấp đồngthuận

Theo khoản 3 Điều 284 UNCLOS 1982: “Khi yêu cầu không được chấp nhận hay nếu các bênkhông thỏa thuận được về thủ tục hòa giải, thì coi như đã chấm dứt việc hòa giải.” Bên đương sựcòn lại có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị hòa giải Bởi biện pháp này có tính chất

tự nguyện, không mang yếu tố ràng buộc đối với các bên tranh chấp Tuy nhiên theo quy địnhtại Điều 11 Mục 2 Phụ lục V của UNCLOS 1982, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà khi cóyêu cầu của một bên đương sự, thì bên còn lại buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải Ví dụ: cáctranh chấp liên quan đến bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; các tranh chấp liên quan đến hoạtđộng quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay, kể cả tàu thuyền và phương tiện bay dùng vàomục đích thương mại,

Bên trung gian, hòa giải có vai trò hỗ trợ, giúp đỡ các bên giải quyết hòa bình các tranh chấpliên quan bằng đề xuất các kiến nghị, sáng kiến, giải pháp giúp các bên lựa chọn để giải quyếttranh chấp Tuy nhiên, những kiến nghị, sáng kiến và giải pháp do bên trung gian, hòa giải đềxuất chỉ có giá trị tham khảo, không mang tính bắt buộc vì bên trung gian không phải cơ quantài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các quốc gia

Vai trò trung gian, hòa giải sẽ kết thúc khi tranh chấp đã được giải quyết; khi một trong các bênđơn phương tuyên bố hoặc tất cả các bên đồng thuận tuyên bố bất tín nhiệm vai trò của bêntrung gian, hòa giải; bên trung gian, hòa giải tuyên bố chấm dứt vai trò trung gian, hòa giải củamình

*Ủy ban hòa giải được thành lập theo phụ lục V UNCLOS 1982:

Ủy ban hòa giải là một cơ quan được thành lập theo Phụ lục V UNCLOS 1982 Đây không phải

là một cơ quan thường trực mà là một cơ quan được thành lập khi các bên tranh chấp có yêu cầunhằm mục đích hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các quyđịnh của Công ước Ủy ban đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấpmột cách hòa bình và hữu nghị giữa các quốc gia ven biển

Thủ tục hòa giải và giá trị khuyến nghị của Ủy ban hòa giải:

Theo quy định của UNCLOS 1982, trừ khi các bên hữu quan có thỏa thuận khác, Ủy ban hòagiải tự quyết định thủ tục của mình Với sự thỏa thuận của các bên trong vụ tranh chấp, Ủy ban

Trang 11

hòa giải có thể mời bất kỳ quốc gia thành viên nào trình bày với mình những ý kiến của họ bằnglời hay bằng văn bản Những quyết định của Ủy ban hòa giải không mang tính bắt buộc đối vớicác bên đương sự trong vụ tranh chấp, mà chỉ có giá trị tham khảo, kể cả trong trường hợp hòagiải tự nguyện hay bắt buộc

Thủ tục hòa giải kết thúc khi vụ tranh chấp đã được giải quyết, khi các bên đã chấp nhận haymột bên đã bác bỏ các khuyến nghị trong báo cáo qua con đường thông báo bằng văn bản gửilên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, hoặc là sau ba tháng kể từ ngày truyền đạt báo cáo cho cácbên

c Thông qua thiết chế Trọng tài:

*Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982 (Tòa trọng tài):

Tòa trọng tài là cơ quan tài phán quốc tế được thành lập và hoạt động trên cơ sở phụ lục VIIUNCLOS 1982, có chức năng giải quyết tranh chấp về luật biển theo UNCLOS 1982

Các bên không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó sẽ giảiquyết theo thủ tục trọng tài

Như vậy, các bên đương nhiên được xem là đã lựa chọn Tòa trọng tài nếu thuộc một trong cáctrường hợp trên Điều này có nghĩa, sẽ không có một biện pháp nào khác có thể thay thế mộtTòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII Công ước 1982 được áp dụng để giải quyếttranh chấp

Bên cạnh đó, theo quy định của UNCLOS 1982, Tòa trọng tài còn có chức năng giải quyết cáctranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS 1982 về việc thi hành các quyềnthuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển; về nghiên cứu khoa học biển; vềđánh bắt hải sản

Tuy nhiên, UNCLOS 1982 đã quy định các giới hạn và ngoại lệ về giải quyết tranh chấp tạiPhần XV, Mục 3 Theo khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982, thẩm quyền giải quyết tranh chấp củaTòa trọng tài liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS 1982 sẽ bị loại trừ khi một quốc giatuyên bố bằng văn bản rằng, họ không chấp nhận thủ trọng tài liên quan đến bốn loại tranh chấpđược đề cập

Trang 12

Thủ tục tố tụng:

Bất cứ bên nào trong vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọngtài bằng một thông báo văn bản gửi cho bên còn lại hoặc các bên liên quan trong vụ tranh chấp.Thông báo này phải kèm trình bày các yêu sách và lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó.9

Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Tòa trọng tài tự quy định thủ tục của mình bằng cách cho

khẳng định thẩm quyền của Tòa trọng tài cũng như đơn kiện có cơ sở thực tế và pháp lý thì Tòatrọng tài sẽ xử và ra phán quyết.11

Theo Phần XV, Mục I của UNCLOS 1982, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận hoặc một bên

có thể đơn phương áp dụng thủ tục trọng tài khi đã áp dụng các biện pháp chính trị - ngoại giaonhư trao đổi quan điểm, thương lượng hay bằng các biện pháp hòa bình khác nhưng tranh chấpvẫn không được giải quyết Đồng nghĩa với việc khi một bên tranh chấp phản đối thẩm quyền,

từ chối không tham gia vụ kiện thì bên còn lại vẫn có thể yêu cầu Tòa trọng tài tiếp tục trình tựthủ tục tố tụng và ra phán quyết Việc một bên vắng mặt hay không trình bày lý lẽ của mình củamình không cản trở đến tiến trình giải quyết của Tòa trọng tài.12

Giá trị phán quyết của Tòa trọng tài:

Phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên không được kháng cáo, trừ khi cóthỏa thuận về thủ tục này Do vậy, nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trước về việc kháng cáothì vụ việc có thể được xem xét lại Các bên tranh chấp phải tuân theo phán quyết của trọng tài

*Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VIII UNCLOS 1982 (Tòa trọng tài đặc biệt):

Tòa trọng tài đặc biệt là cơ quan tài phán do các bên thỏa thuận thành lập theo Phụ lục VIIIUNCLOS 1982 để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các quyđịnh của các vấn đề cụ thể được quy định trong Phụ lục VIII

Thẩm quyền:

Tòa trọng tài đặc biệt tiến hành điều tra và xác lập các sự kiện từ vụ tranh chấp liên quan đếncác lĩnh vực sau đây: đánh bắt hải sản; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; nghiên cứu khoa họcbiển; hàng hải, kể cả ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận chìm

Theo Phụ lục VIII Điều 5 Công ước 1982, Tòa trọng tài đặc biệt có thẩm quyền tiến hành mộtcuộc điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ tranh chấp Trừ khi các bên có thỏathuận khác, những sự kiện do Tòa trọng tài đặc biệt xác nhận được coi là những chứng cứ đã

9 Điều 1 Phụ lục VII UNCLOS 1982

10 Điều 9 Phụ lục VII UNCLOS 1982

11 Điều 8 Phụ lục VII UNCLOS 1982

12 Điều 9 Phụ lục VII UNCLOS 1982

Trang 13

được xác minh giữa các bên hữu quan Nếu tất cả các bên tranh chấp yêu cầu, Tòa trọng tài đặcbiệt có thể ra các khuyến nghị Các khuyến nghị của Tòa trọng tài đặc biệt không có giá trị quyếtđịnh mà chỉ là cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh tranh chấp.13

Như vậy, khác với Tòa án quốc tế về luật biển và Tòa trọng tài, Tòa trọng tài đặc biệt nếu đượctất cả các bên tranh chấp yêu cầu chỉ có thể ra các khuyến nghị giúp các bên làm sáng tỏ nguồngốc của tranh chấp chứ không giải quyết tranh chấp bằng cách ra phán quyết có giá trị pháp lýbắt buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ, thi hành Có thể nói rằng, thẩm quyền của Tòa trọngtài đặc biệt hạn chế hơn rất nhiều so với Tòa án quốc tế và Tòa trọng tài Hơn nữa, các khuyếnnghị của Toà chỉ có giá trị tham khảo đối với các bên tranh chấp và do đó, tranh chấp sẽ khôngthể được giải quyết dứt điểm nếu các bên lựa chọn Tòa trọng tài đặc biệt

Giá trị phán quyết của Tòa trọng tài đặc biệt:

Phán quyết của Trọng tài đặc biệt có giá trị chung thẩm Trong trường hợp các bên có thỏa thuận

về việc kháng cáo thì cũng có thể đưa ra để xem xét lại Nếu các bên có tranh chấp liên quan đếnviệc giải thích và thực hiện phán quyết thì có thể đưa ra trọng tài đã ra phán quyết để xem xét lạihoặc đưa ra ICJ hay ITLOS để giải quyết

d Thông qua thiết chế Tòa án

*Tòa án Công lý quốc tế (ICJ):

Tòa án Công lý quốc tế được thành lập và hoạt động theo Quy chế của ICJ 1945 ICJ là cơ quan

tư pháp chính của Liên Hợp Quốc, có trụ sở tại Cung điện Hòa bình ở La Hay, Hà Lan ICJđóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách giải quyết cáctranh chấp pháp lý giữa các quốc gia

Thẩm quyền:

ICJ có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (các quốc gia là thành viên của LiênHợp Quốc và các quốc gia không phải thành viên của Liên Hợp Quốc khi đáp ứng các điều kiện

trong khoản 2 Điều 36 Quy chế của ICJ Ngoài ra, ICJ còn thực hiện tư vấn pháp luật quốc tếcho Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an về mọi vấn đề pháp lý và các cơ quan chuyên môn của LiênHợp Quốc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các cơ quan này nếu được Đại hội đồng chophép

ICJ không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia Vì vậy, ICJ chỉ

có thể giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong 3 trường hợp:

13 Điều 1 Phụ lục VIII UNCLOS 1982

14 Điều 93 Hiến chương Liên Hợp Quốc

Trang 14

- Khi các bên tranh chấp chấp nhận trước thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ bằng cách

ký kết các điều ước quốc tế chung hoặc chuyên ngành về giải quyết tranh chấp; đưa ra tuyên bốđơn phương ở bất kỳ thời điểm nào

- Khi các bên tranh chấp đồng thuận yêu cầu ICJ giải quyết sau khi phát sinh tranh chấp bằngcách ký kết điều ước quốc tế gọi là thỏa thuận đồng thỉnh cầu

- Khi một trong các bên tranh chấp đơn phương khởi kiện bên tranh chấp kia ra ICJ và được bên

bị kiện chấp nhận

Giá trị phán quyết của ICJ:

Phán quyết của ICJ có giá trị bắt buộc tuân thủ và thực hiện đối với các bên trong tranh chấp.Nếu một trong các bên không tuân thủ, thi hành phán quyết của Tòa thì bên kia có quyền yêucầu Hội đồng Bảo an can thiệp

Phán quyết của ICJ là chung thẩm và các bên không được kháng cáo Trong trường hợp có tranhcãi về ý nghĩa hay phạm vi phán quyết thì ICJ phải giải thích các vấn đề đó theo yêu cầu của bất

kỳ bên nào.15 Tuy nhiên, các quốc gia vẫn có thể yêu cầu ICJ xem xét lại phán quyết nếu có tìnhtiết mới có ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết tranh chấp mà trong quá trình giải quyếtICJ và các bên tranh chấp không biết, với điều kiện là việc không biết đó không phải là hậu quảcủa sự thiếu thận trọng

*Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS):

ITLOS là cơ quan tư pháp quốc tế có trụ sở tại Hamburg, Đức ITLOS được thành lập vào năm

1996, hoạt động dựa trên phụ lục VI UNCLOS 1982 với mục đích giải quyết các tranh chấp liênquan đến luật biển

Thẩm quyền:

ITLOS có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tất cảcác thực thể khác không phải là quốc gia thành viên của Công ước trong tất cả các trường hợpliên quan đến việc quản lý và khai thác vùng đáy đại dương - di sản chung của loài người.ITLOS cũng có thẩm quyền mọi tranh chấp được đưa ra theo các thỏa thuận khác giao choITLOS thẩm quyền được tất cả các bên chấp nhận

Theo quy định Điều 21 và Điều 22 Phụ lục VI của UNCLOS 1982, tất cả các tranh chấp liênquan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 hoặc các điều ước quốc tế khác phù hợp với mụcđích của UNCLOS 1982 đều thuộc thẩm quyền giải quyết của ITLOS

Bên cạnh đó, ITLOS còn có thẩm quyền ra kết luận tư vấn đối với các vấn đề liên quan đếnquản lý và khai thác Vùng hoặc về một vấn đề pháp lý nếu một điều ước quốc tế có liên quan

15 Điều 60 Quy chế ICJ

Ngày đăng: 08/11/2024, 22:04

w