Trải qua hành trình 32 năm hình thành và phát triển, Novaland đang sở hữu danh mục hơn 50 dự án BĐS và ghi dấu ấn với những công trình và sản phẩm dẫn đầu xu hướng, tác động tích cựcđến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM
Đề bài : Phân tích hoạt động quản trị của công ty cổ phần tập đoàn Novaland
Môn học Quản trị công ty
Lớp học phần Quản trị công ty_01
Giảng viên TS Đào Thanh Tùng
Nhóm thực hiện Nhóm 5
Hà Nội, tháng 11 năm 2024
Trang 2Mục lục
I Giới thiệu chung 3
1.1 Tổng quan 3
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Novaland 3
1.3 Lịch sử phát triển 3
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 3
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 của Novaland 3
1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 của Novaland 4
1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023 5
1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh đến quý 3 năm 2024 6
II Đánh giá chính sách quản trị công ty tại DN 6
2.1 Khuôn khổ quản trị công ty 6
2.2 Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông 7
2.3 Minh bạch và công bố thông tin 8
2.4 Trách nhiệm và tính độc lập của Hội đồng Quản trị 8
2.5 Bền vững và khả năng chống chịu 9
2 6 Hợp tác quốc tế và giám sát chéo 9
2.7 Nhà đầu tư tổ chức, thị trường 10
III Đánh giá thực trạng thực thi quản trị công ty tại DN 10
3.1 Cơ cấu cổ đông và quyền lợi của cổ đông 10
3.2 Cơ cấu và trách nhiệm của HĐQT 12
3.2.1 Cơ cấu HĐQT 12
3.2.2 Thực thi vai trò của HĐQT 15
3.3 Công khai và minh bạch 17
3.4 Thực thi vai trò đối với những người có lợi ích liên quan 18
3.4.1 Thực thi vai trò đối với Người lao động 18
3.4.2 Thực thi vai trò đối với Khách hàng 19
3.4.3 Thực thi Trách nhiệm xã hội 20
IV Đề xuất hoàn thiện 20
4.1 Bổ sung chương riêng chi tiết về bền vững và khả năng chống chịu trong quy chế đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế 20
4.2 Đảm bảo quyền và lợi ích dành cho các cổ đông thiểu số 21
4.3 Cải thiện tính minh bạch trong quy trình ra quyết định của Hội đồng Quản trị 22
V, Kết luận 23
VI, Danh mục tài liệu tham khảo 24
Trang 3I Giới thiệu chung
1.1 Tổng quan
Novaland là Tập đoàn đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam
Novaland hiện phát triển 03 mảng sản phẩm chủ lực, gồm: Bất động sản Đô thị, Bất động sản Dulịch và Bất động sản Công nghiệp
Trải qua hành trình 32 năm hình thành và phát triển, Novaland đang sở hữu danh mục hơn 50 dự
án BĐS và ghi dấu ấn với những công trình và sản phẩm dẫn đầu xu hướng, tác động tích cựcđến quá trình phát triển đô thị và phát triển du lịch tại các tỉnh thành phía Nam và Nam TrungBộ; đồng thời đóng góp lớn cho việc gia tăng giá trị kinh tế và an sinh xã hội tại các địa phương
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Novaland
Phấn đấu trở thành Tập đoàn bất động sản mang đẳng cấp quốc tế, phát triển bền vững mang lạicuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng Đồng thời kiến tạo môi trường sống theo phong cách hiệnđại, tạo nên những cộng đồng dân cư văn minh, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, vớigiá trị cốt lõi là chính trực - hiệu quả - chuyên nghiệp
1.3 Lịch sử phát triển
Novaland, khởi đầu vào năm 1992 với tên Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, hoạt độngtrong lĩnh vực dược thú y và thức ăn chăn nuôi Đến 2007, công ty tái cấu trúc và tập trung vàolĩnh vực bất động sản Năm 2009, Novaland ra mắt dự án bất động sản đầu tiên - Sunrise City, vàđến 2016 niêm yết trên sàn chứng khoán Từ đó, Novaland mở rộng qua các dự án đô thị lớn nhưAqua City, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm, và tiếp tục phát triển mạnh mẽ tronglĩnh vực du lịch và đô thị sinh thái đến năm 2024
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 của Novaland
Sau khi kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021, Novaland ghi nhận tổng doanh thu hợp nhấtkhông đổi đạt hơn 14.967 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất thay đổi không đáng kể đạt3.455 tỷ đồng
Doanh thu từ bán hàng ghi nhận không có điều chỉnh, đạt gần 13.511 tỷ đồng, tăng 264% so vớicùng kỳ năm ngoái, được ghi nhận từ việc bàn giao các dự án như NovaHills Mui Ne, SaigonRoyal, Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Victoria Village; doanh thu từcung cấp dịch vụ đạt 1.457 tỷ đồng
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Tập đoàn đạt 201.834 tỷ đồng, điều chỉnh tăng 0,16% sovới số liệu chưa kiểm toán và tăng 39,6% so với cuối năm 2020
Trang 4Trong đó, hàng tồn kho điều chỉnh tăng 392 tỷ đồng chủ yếu đến từ việc ghi nhận thêm chi phíphát triển dự án tại NovaWorld Phan Thiet, đạt hơn 110.159 tỷ đồng, tăng 26,8% so với thờiđiểm 31/12/2020 92,3% tổng hàng tồn kho (tương đương hơn 101.656 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất
và chi phí dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hànghóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng
Số dư tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản tiền gửi nắm giữ đến ngày đáo hạn tại cácngân hàng không thay đổi so với số liệu chưa kiểm toán, đạt 17.249 tỷ đồng – tăng 49,2% so vớicuối năm 2020
Tại ngày 31/12/2021, tổng nợ vay và nợ thuê tài chính của Novaland đã kiểm toán ghi nhận giữnguyên 60.518 tỷ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm 68,5% tổng dư nợ vay.Ngoài ra, tổng giá trị vốn gốc và lãi vay mà Novaland đã thực hiện thanh toán trong năm 2021ghi nhận không đổi, đạt gần 29.926 tỷ đồng cho các khoản vay đến hạn và các khoản vay tất toántrước hạn
1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 của Novaland
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, HOSE: NVL) công bố kết quả tài chính hợpnhất quý 4/2022 với lãi ròng hơn 239 tỷ đồng, sụt giảm 70% so cùng kỳ trước bối cảnh khó khănchung của ngành
Cả năm 2022, NVL đạt tổng doanh thu gần 11,152 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021
và lợi nhuận sau thuế gần 2,264 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ
Tổng doanh thu hợp nhất bao gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ Trong đó,doanh thu từ bán hàng đạt gần 9,221 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án nhưNovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence vàVictoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1,930 tỷ đồng
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Tập đoàn đạt hơn 257,365 tỷ đồng, tăng 27.5% so với cuốinăm 2021 Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận gần 134,485 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc đẩy mạnhđầu tư phát triển tại các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từviệc nhận chuyển nhượng các dự án mới 91% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 122,559 tỷđồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản (BĐS) đã xây dựnghoàn thành và hàng hóa BĐS, BĐS đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng
Đối với hoạt động huy động vốn, tính đến hết quý 4, Tập đoàn đã nhận giải ngân tổng cộng gần29,858 tỷ đồng Các khoản giải ngân được sử dụng cho các hoạt động M&A – được ghi nhận tạikhoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn khác và Các khoản phải thu dài hạn khác trên bảng cânđối kế toán, và đầu tư phát triển dự án
Trang 51.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023
Tính chung cả năm 2023, Novaland ghi nhận doanh thu thuần 4.759 tỷ đồng và lợi nhuận sauthuế 685 tỷ đồng, lần lượt giảm 57% và 69% so với năm 2022 Kết quả này cũng tương đươngcao gấp 3,2 lần so với mục tiêu lợi nhuận 214 tỷ đồng mà doanh nghiệp đã đề ra cho năm 2023,được đóng góp chủ yếu bởi khoản lãi trong nửa cuối năm, sau khi liên tục báo lỗ trong hai quýđầu năm
Trong cơ cấu doanh thu, mảng chuyển nhượng bất động sản đóng góp 4.103 tỷ đồng, giảm gần56% so với cùng kỳ Doanh thu các mảng khác như tư vấn quản lý, phát triển dự án, tư vấn bánhàng và dịch vụ khác, cũng như mảng cho thuê tài sản đều có doanh thu giảm so với năm 2022 Trong khi đó, doanh thu từ lãi hợp đồng hợp tác đầu tư tăng 39% so với cùng kỳ, ghi nhận vàokhoản mục doanh thu hoạt động tài chính Bên cạnh đó, công ty cũng có thêm gần 415 tỷ đồnglãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh
Dù có lợi nhuận, dòng tiền thuần trong năm của Novaland vẫn âm hơn 5.188 tỷ đồng do cáckhoản chi để trả nợ gốc vay, thanh toán công nợ Qua đó, lượng tiền mặt tại ngày 31/12/2023 củacông ty giảm hơn 61% so với tại thời điểm đầu năm 2023, còn 3.456 tỷ đồng
Mặt khác, ngày 31/12/2023, tổng nợ phải trả của công ty cũng giảm 8% so với đầu năm 2023còn 195.874 tỷ đồng, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức 2,1 - cũng giảm so với con số 4,8đầu kỳ
Trong đó, dư nợ vay tài chính là 57.705 tỷ đồng, cũng giảm 11% Trong năm 2023, công ty đãchi 9.586 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, đồng thời thu từ đi vay 4.869 tỷ đồng
Tại ngày 31/12/2023, khoản người mua trả tiền trước của Novaland đạt 19.195 tỷ đồng, tăng20% so với đầu năm 2023 Đây là khoản trả trước của khách hàng theo các hợp đồng chuyểnnhượng bất động sản để bán cho các dự án của tập đoàn Các khoản tiền này sẽ được ghi nhận làdoanh thu khi tập đoàn hoàn thành và bàn giao các bất động sản đã xây dựng hoàn thành chokhách hàng Công ty không cho biết cụ thể về các bất động sản này
Qua đó, tổng nguồn vốn (tương đương giá trị tổng tài sản) tại cuối năm 2023 của Novaland đạt241.376 tỷ đồng, giảm 6,3% so với đầu năm 2023
Chiếm 57% trong tổng tài sản là hàng tồn kho với giá trị hơn 138.598 tỷ đồng, tăng 2,7% so vớiđầu năm 2023 Trong đó, tồn kho bất động sản để bán đang xây dựng là 129.616 tỷ đồng (tăng5,4%) và bất động sản để bán đã xây dựng hoàn thành là 9.015 tỷ đồng (giảm 24%)
Trang 61.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh đến quý 3 năm 2024
Theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán, trong quý 3-2024, Novaland ghi nhận tổng doanh thuhợp nhất 2.010 tỉ đồng, bao gồm doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, không bao gồmdoanh thu từ hoạt động tài chính Trong đó, lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ củaNovaland trong quý này đạt 545 tỉ đồng, cải thiện so với các quý trước đó
Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính trong quý vừa qua của Novaland tăng vọt lên mức3.897 tỉ đồng, chủ yếu do khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư, lãi tiền cho vay, chuyển nhượngvốn và lãi tiền gửi ngân hàng
Nhờ khoản thu đột biến từ hoạt động tài chính đã kéo lợi nhuận sau thuế trong quý tăng cao lênmức gần 2.950 tỉ đồng, tăng 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Lợi nhuận Novaland tăng đột biến, lãi ròng gần 2.950 tỉ đồng Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổngdoanh thu hợp nhất từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Novaland là 4.295 tỉ đồng, không baogồm doanh thu từ hoạt động tài chính
Trong đó, doanh thu thuần từ bán hàng đạt gần 3.739 tỉ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ nămngoái, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld HoTram, Aqua City, Palm City
Doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ đạt 556 tỉ đồng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất lũy kế 9 thángđầu năm ghi nhận khoản lỗ 4.377 tỉ đồng, phần lớn do trích lập dự phòng cho kỳ báo cáo bánniên 2024 theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán
Tại ngày 30-9, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 232.029 tỉ đồng Hàng tồn kho ghi nhận145.006 tỉ đồng, trong đó giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng chiếm 94,1%, phần còn lại làbất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờbàn giao cho khách hàng
II Đánh giá chính sách quản trị công ty tại DN
2.1 Khuôn khổ quản trị công ty
Cả 2 quy chế đều hướng tới triển khai khuôn khổ quản trị công ty đảm bảo:
Hiệu quả, phát triển bền vững: Khuôn khổ quản trị tác động đến khả năng tiếp cận tàichính của công ty, hiệu quả kinh tế và ổn định tài chính chung,sự bền vững và năng lựcchống chịu của công ty, sự toàn vẹn của thị trường, và các cơ chế khuyến khích mà khuônkhổ này tạo ra cho các bên tham gia thị trường, và việc thúc đẩy các thị trường minh bạch
và hiệu quả
Trang 7 Tuân thủ luật pháp: Các quy định pháp lý và quản lý có ảnh hưởng đến thông lệ quản trịcông ty phải phù hợp với quy định của pháp luật, minh bạch và có khả năng thực thi Các
bộ nguyên tắc quản trị công ty có thể đưa ra cơ chế bổ sung để hỗ trợ sự phát triển vàbiến đổi của thông lệ tốt nhất của công ty, với điều kiện là tình trạng của các bộ nguyêntắc được xác định hợp lệ
Sự minh bạch: Các cơ quan giám sát, quản lý và thực thi phải liêm chính, có đủ thẩmquyền, tự chủ, nguồn lực, và năng lực để hoàn thành chức năng của mình một cáchchuyên nghiệp và khách quan Ngoài Ra, quyết định của những cơ quan này phải kịpthời, minh bạch, và được giải thích đầy đủ
2.2 Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông
Bộ Nguyên tắc G20/OECD
Quyền cơ bản: Cổ đông có quyền tham gia và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, quyềnbầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, quyền tiếp cận thông tin về công ty, vàquyền tham gia vào các quyết định lớn của công ty như sửa đổi điều lệ, ủy quyền pháthành cổ phiếu, và quyết định các giao dịch bất thường
Bảo vệ cổ đông thiểu số: Cung cấp các cơ chế để cổ đông thiểu số có thể bảo vệ quyềnlợi của mình và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực từ cổ đông kiểm soát hoặc Ban Điềuhành
Quy chế Novaland
Quyền cổ đông: Đảm bảo cổ đông được tham gia các đại hội cổ đông và biểu quyết theoquy định, tiếp cận thông tin công ty qua các kênh công khai như báo cáo tài chính và tàiliệu họp
Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số: Quy chế Novaland có quy định về bảo vệ quyền lợi cổđông nhưng chưa chi tiết bằng Bộ Nguyên tắc G20/OECD trong việc xử lý xung đột lợiích và bảo vệ cổ đông nước ngoài
So sánh chi tiết: Quy chế Novaland thiếu các chi tiết về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số và cơ
chế khiếu nại hiệu quả khi quyền lợi của họ bị vi phạm, trong khi Bộ Nguyên tắc G20/OECDcung cấp một khung rõ ràng về quyền và bảo vệ cổ đông, bao gồm cả việc yêu cầu các biện pháppháp lý để bảo vệ họ
Trang 82.3 Minh bạch và công bố thông tin
Bộ Nguyên tắc G20/OECD
Công bố thông tin: Khuyến nghị các công ty phải công khai thông tin chi tiết về cơ cấu sởhữu, thù lao Hội đồng Quản trị, báo cáo tài chính, và các yếu tố môi trường, xã hội vàquản trị (ESG)
Yêu cầu minh bạch: Yêu cầu thông tin được công bố phải dễ tiếp cận, đầy đủ, và đáng tincậy để nhà đầu tư và cổ đông có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác
Quy chế Novaland
Công bố thông tin: Quy định công ty phải công bố báo cáo tài chính và các thông tinquan trọng khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng chưa có yêu cầu rõ ràng vềcông khai các yếu tố ESG
Cơ chế công bố: Tập trung vào các quy định báo cáo định kỳ và yêu cầu minh bạch thôngtin tài chính
So sánh chi tiết: Bộ Nguyên tắc G20/OECD đề cập đến việc công bố thông tin một cách chi tiết
và mở rộng, bao gồm cả các khía cạnh phi tài chính và yếu tố bền vững Quy chế Novaland tậptrung chủ yếu vào các yếu tố tài chính và tuân thủ luật định mà không có yêu cầu cụ thể về báocáo bền vững hoặc ESG
2.4 Trách nhiệm và tính độc lập của Hội đồng Quản trị
Bộ Nguyên tắc G20/OECD
Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị: Đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch và trách nhiệmgiải trình trong hoạt động công ty Hội đồng Quản trị phải giám sát hiệu quả các quyếtđịnh chiến lược và quản lý rủi ro
Tính độc lập: Khuyến nghị thành viên Hội đồng Quản trị cần có sự độc lập để thực hiệngiám sát hiệu quả, tránh xung đột lợi ích
Quy chế Novaland
Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị: Bao gồm việc giám sát hoạt động của Ban Điềuhành, bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhưng không chi tiết về cách thức đảm bảo tính độclập của các thành viên
Cơ chế đánh giá: Chưa nhấn mạnh các quy trình đánh giá độc lập hoặc cách thức cảithiện tính minh bạch trong các quyết định của Hội đồng Quản trị
Trang 9So sánh chi tiết: Bộ Nguyên tắc G20/OECD có quy định mạnh mẽ hơn về tính độc lập và vai trò
giám sát của Hội đồng Quản trị, trong khi Quy chế Novaland chưa nhấn mạnh điều này và có thểcần cải tiến để đạt được tiêu chuẩn quốc tế
2.5 Bền vững và khả năng chống chịu
Bộ Nguyên tắc G20/OECD
Bền vững: Nhấn mạnh các công ty phải quan tâm đến các vấn đề bền vững và quản lý rủi ro liênquan đến môi trường và xã hội Việc công bố thông tin liên quan đến các yếu tố này phải đượcthực hiện một cách minh bạch và có thể so sánh được
Quy chế Novaland
Bền vững: Hiện tại NVL chưa có chương riêng hoặc quy định chi tiết về bền vững và khả năngchống chịu trong Quy chế của Novaland
So sánh chi tiết: Đây là điểm yếu lớn trong Quy chế Novaland so với Bộ Nguyên tắc
G20/OECD Việc thiếu vắng các quy định cụ thể về bền vững có thể hạn chế khả năng Novalandtrong việc đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế và các tiêu chuẩn toàn cầu
2 6 Hợp tác quốc tế và giám sát chéo
Bộ Nguyên tắc G20/OECD
Hợp tác quốc tế: Đề cao việc hợp tác giữa các cơ quan quản lý quốc tế để đảm bảo giám sát chéo
và điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa
Quy chế Novaland
Hợp tác quốc tế: Không có điều khoản đề cập đến việc hợp tác với các cơ quan quản lý quốc tế
So sánh chi tiết: Bộ Nguyên tắc G20/OECD có sự tích hợp của các quy định nhằm đảm bảo
công ty có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường quốc tế, trong khi Quy chế Novaland hoàntoàn thiếu nội dung này
2.7 Nhà đầu tư tổ chức, thị trường
So với Bộ Nguyên tắc G20/OECD, Novaland chưa đưa ra những cơ chế liên quan tới các chuỗiđầu tư và nhà đầu tư (các quyền cơ bản, chính sách khuyến khích, quyền biểu quyết, quản lýxung đột lợi ích); quy chế về giao dịch nội gián và thao túng thị trường
Trang 10III Đánh giá thực trạng thực thi quản trị công ty tại DN
3.1 Cơ cấu cổ đông và quyền lợi của cổ đông
b Quyền được đối xử công bằng: Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổđông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau Trường hợp Công ty cócác loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cô phần ưuđãi phải được ĐHĐCĐ thông qua và công bố đầy đủ cho cổ đông;
c Quyền được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và bất thường về hoạt động củaCông ty do Công ty công bô theo quy định của pháp luật;
d Quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểuquyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ
xa qua văn bản hoặc thông qua hệ thống điện tử do Công Ty áp dụng;
e Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổphần phổ thông trong Công ty
Trang 112 Cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình Trong trường hợp Nghịquyết của ĐHĐCĐ, HĐQT vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ Công ty, cô đông có quyền
đề nghị hủy một phần (hoặc toàn bộ) các quyết định đó theo trình tự, thủ tục pháp luậtquy định Trường hợp các quyết định vi phạm pháp luật nêu trên gây tổn hại tới Công tythì HĐQT, Ban TGĐ phải bồi thường cho Công ty theo trách nhiệm của mình
Trích từ điều lệ của Novaland
Điều 19 Quyền của Cổ đông
1 Cổ đông là người chủ sở hữu Công Ty, có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo số cổphần và loại cổ phần mà họ sở hữu Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụtài sản khác của Công Ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công Ty
2 Người nắm giữ cổ phần phổ thông có các quyền sau:
a Tham dự và phát biểu trong các cuộc họp ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyếttrực tiếp tại ĐHĐCĐ hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc thực hiện bỏphiếu từ xa qua văn bản hoặc thông qua hệ thống điện tử được Công Ty áp dụng;
b Nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ;
c Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho Cổ đông khác và cho người khôngphải là Cổ đông;
d Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông
mà họ sở hữu;
e Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách Cổ đông có quyềnbiểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác Cách thức thực hiệnđược quy định trong Quy chế của Công Ty do HĐQT phê duyệt và không hạn chếquyền tiếp cận của Cổ đông;
f Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ Công Ty, biên bản họp ĐHĐCĐ
và các Nghị quyết của ĐHĐCĐ;
g Trường hợp Công Ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lạitương ứng với số cổ phần góp vốn vào Công Ty sau khi Công Ty đã thực hiện cácnghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và các Cổ đông nắm giữ loại cổphần khác của Công Ty theo quy định của pháp luật;
h Các quyền khác theo quy định của Điều lệ và các quy định khác của pháp luật;
3 Cổ đông hoặc nhóm Cổ đông nắm giữ từ mười phần trăm (10%) tổng số cổ phần phổthông có các quyền sau:
Trang 12a Đề cử các ứng viên HĐQT theo quy định tương ứng tại Khoản 3 Điều 34 củaĐiều lệ này;
b Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
4 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ năm phần trăm (05%) tổng số cổ phần phổ thôngtrở lên có các quyền sau:
a Yêu cầu HĐQT thực hiện việc triệu tập họp ĐHĐCĐ theo các quy định tại Khoản
3 Điều 115 và Điều 140 Luật Doanh nghiệp;
b Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của HĐQT, báocáo tài chính bán niên và hằng năm, hợp đồng, giao dịch phải thông qua HĐQT
và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanhcủa Công Ty;
c Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này
3.2 Cơ cấu và trách nhiệm của HĐQT
3.2.1 Cơ cấu HĐQT
Hội đồng quản trị của Novaland hiện nay gồm 5 người, trong đó, ông Bùi Thành Nhơn là nhàsáng lập, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, các thành viên khác gồm có:
Ông Dennis Ng Teck Yow: Thành viên Hội Đồng Quản trị, nguyên Tổng Giám Đốc của
Novaland Ông đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt đội ngũ triển khai các Dự ánthương mại, Dự án nhà ở, khu Đô thị tích hợp…chuẩn mực trong nước và quốc tế Ông
có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực và đã đảm nhận các chức vụ cấp cao tại các Tậpđoàn quốc tế trong việc phát triển chiến lược kinh doanh, xây dựng bộ máy tổ chức nhân
sự, thẩm định đầu tư, tài chính, kế toán…
Ông Hoàng Đức Hùng: Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị Ông Hùng hiện là Chủ
tịch phân viện Kiểm toán Nội bộ Quốc tế tại Việt Nam (IIA Vietnam Chapter); Phó Chủtịch, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị Việt Nam(VNI)
Ông Phạm Tiến Vân: Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị Ông từng nắm giữ các
chức vụ cấp cao: Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ViệtNam tại Hàn Quốc, Cố vấn Tập đoàn Sân Golf và Khách sạn Hàn Quốc Chamvit, Cố vấnCông ty Xây dựng Posco E&C, Hàn Quốc, Cố vấn Tập đoàn AIC, Việt Nam, Phó Chủtịch Trung ương Hội hữu nghị Hàn - Việt, Phó Tổng biên tập tạp chí Vietnam GolfMagazine, Cố vấn Tập đoàn điện tử Samsung, Hàn Quốc, Cố vấn Tập đoàn Siêu thị Thờitrang APM, Hàn Quốc
Bà Nguyễn Mỹ Hạnh: Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị Bà từng nắm giữ các
chức vụ cấp cao: Giám đốc Kiểm toán và Tư vấn QLRR tại CTY TNHH PwC Việt Nam,Giám đốc điều hành tại CTY TNHH Dịch vụ An toàn Thông tin PwC Việt Nam, Trưởng
Trang 13nhóm quản lý rủi ro và bảo hiểm tại Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - CTY Điềuhành Dầu khí Phú Quốc.
Mới đây, vào ngày 1/11/2024, ông Dương Văn Bắc, Giám đốc tài chính của Novaland đã được
bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Tập đoàn, thay thế vị trí của người tiền nhiệm là ông Dennis
Ng Teck Yow Đây là một phần trong kế hoạch kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao, góp phầnquan trọng vào quá trình tái cấu trúc toàn diện của Tập đoàn, giúp Novaland vững bước vượt quathách thức và phát triển bền vững
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Novaland, ta có thể thấy được Hội đồng Quản trị nằm dưới quyềnđiều hành của Đại Hội đồng Cổ đông Trực thuộc Hội đồng Quản trị gồm 3 ủy ban:
Ủy ban kiểm toán: thực hiện quyền và trách nhiệm của mình nhằm trợ giúp HĐQT trong
việc:
a Giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính của Công ty và công bố chính thứcliên quan đến kết quả tài chính của Công ty;
b Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro;
c Rà soát giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQThoặc ĐHĐCĐ và đưa ra khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt củaHĐQT hoặc ĐHĐCĐ;
d Giám sát phòng kiểm toán nội bộ của Công ty;