1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài phân tích báo cáo tài chính nhtm có ví dụ 1 nhtm nêu các điểm cần chú ý so với phân tích bctc doanh nghiệp thông thường

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng VP...135.. Tổng huy động khách hàng và phát hành giấytờ có giá hợp nhất đạt hơn 296 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ cho vay so với huy động LDR

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Viện Kinh tế và Quản lý Tài Chính Ngân Hàng - -

BÀI TẬP NHÓM 2 MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

Đề bài: Phân tích báo cáo tài chính NHTM (có ví dụ 1 NHTM), Nêu các điểm cần chú ý so với phân tích BCTC doanh nghiệp thông thường

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thúc Hương Giang

Nguyễn Thị Phương Anh - 20213505Đinh Thị Dương - 20213512Nguyễn Hoàng Linh - 20213530

Hà Nội, Tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Tổng quan về Ngân hàng VP 3

1 Lịch sử hình thành ngân hàng VP 3

2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng VP 4

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Ngân hàng VP 5

II Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng VP 5

1 Phân tích khái quát tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng VP 5

2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng VP 10

3 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng VP 12

4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng VP 13

5 Phân tích chỉ số tài chính của Ngân hàng VP 16

III Nhận xét chung về việc phân tích báo cáo tài chính và tình hình tài chính của Ngân hàng VP 19

1 Nhận xét chung về việc phân tích báo cáo tài chính 19

2 Những mặt ưu điểm và hạn chế của Ngân hàng VP 20

Trang 3

PHẦN 1: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

419 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng,trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 21,8% Tổng huy động khách hàng và phát hành giấy

tờ có giá hợp nhất đạt hơn 296 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) tạingân hàng riêng lẻ được cân đối ở 73,1%, thấp hơn nhiều so với giới hạn 85% Ngânhàng Nhà nước quy định

 Năm 1993: Thành lập ngân hàng VPBank, là một trong những ngân hàng TMCP

có lịch sử ra đời lâu nhất Việt Nam

 Năm 2010: VPBank có bước phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi sang mô hình bán lẻhiện đại

 Năm 2017: VPBank đã niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là VPB, mở ra giai đoạnphát triển vượt bậc

 Năm 2020: VPBank củng cố, an toàn hoạt động và tăng trưởng bền vững.Trong suốt thời gian hoạt động của mình, VPBank luôn bám sát giá trị cốt lõi đã đề

ra từ giai đoạn mới thành lập, đó là:

Trang 4

 Tin cậy

 Tạo sự khác biệt

Bên cạnh đó, ngân hàng VPBank luôn không ngừng nỗ lực hoàn thiện cơ cấu tổchức, quy trình hoạt động với mục tiêu đưa VPBank trở thành ngân hàng TMCP lớnnhất tại Việt Nam hiện nay Cụ thể, trong năm 2020, VPBank đạt mục tiêu Top 5 Ngânhàng TMCP tư nhân và Top 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô chovay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận

2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng VP

Trang 5

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Ngân hàng VP

ộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán phân tán Theo môhình này, ở hội sở chính lập phòng kế toán trung tâm quản lý toàn bộ của cả hệ thốngngân hàng, còn các chi nhánh tổ chức phòng kế toán riêng biệt để hạch toán toàn bộ cácnghiệp vụ liên quan đến Chi nhánh mình đồng thời tổng hợp số liệu của các phòng giaodịch trực thuộc

Phân công, phân nhiệm công việc được thực hiện như sau:

 Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:

 Thực hiện kế toán nghiệp vụ phát sinh ở trụ sở chính

 Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các Ngân hàng gửi lên; cùng với báocáo của kế toán ở trụ sở chính để lập báo cáo tổng hợp

 Các Chi nhánh:

 Kế toán nghiệp vụ phát sinh của Chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc

 Thu nhận, xử lý, hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình thànhbáo cáo kế toán định khi gửi lên phòng kế toán trung tâm, gửi ngân hàng Nhànước trên địa bàn

II Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng VP

1 Phân tích khái quát tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng VP

a) Về tài sản:

 Trong giai đoạn 2020 - 2022, tổng tài sản của VPBank liên tục tăng qua các năm

 Cụ thể, năm 2020, tổng tài sản của VPBank là 419,026,527 triệu VNĐ Đến năm

2021, tổng tài sản tăng lên 547,409,439 triệu VNĐ, tốc độ tăng 30,64% so với năm

Trang 6

2020 Sang đến năm 2022, tổng tài sản của VPBank đạt 631,012,886 triệu VNĐ,tăng lên 83,603,447 triệu VNĐ (tương đương 15,27% so với năm 2021).

 Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản của VPBank là khoản mục cho vaykhách hàng với tỷ trọng trung bình là 66,3% Trong giai đoạn 2020 - 2022, giá trị củakhoản mục cho vay khách hàng liên tục tăng qua các năm Cụ thể, trong năm 2020,ngân hàng VPBank có số dư 286,319,402 triệu VNĐ Năm 2021, số dư của chỉ tiêucho vay khách hàng tăng lên mức 345,390,282 triệu VNĐ, tương ứng với 59,070,880triệu VNĐ Đến cuối năm 2022, giá trị của chỉ tiêu cho vay khách hàng đạt424,662,382 triệu VNĐ, tốc độ tăng trưởng đạt 22,95% Đây là một thành tựu to lớncủa VPBank, thể hiện sự ổn định của Ngân hàng trong mảng hoạt động tín dụng -hoạt động kinh doanh tài chính của Ngân hàng

 Chứng khoán đầu tư của VPBank trong giai đoạn 2020 - 2022 có sự biến động nhẹ

Cụ thể, trong năm 2020, chứng khoán đầu tư của VPBank là 76,485,435 triệu VNĐ,chiếm 18,25% cơ cấu tổng tài sản Đến năm 2021, con số này giảm còn 75,798,431triệu VNĐ, chiếm 13,85% cơ cấu tổng tài sản Đây là mức giảm nhẹ do ảnh hưởng từnền kinh tế Sang đến năm 2022, chỉ tiêu chứng khoán đầu tư tăng lên mức83,075,897 triệu VNĐ, tốc độ tăng trưởng 9,6% Khoản mục chứng khoán đầu tư làkhoản mục mang lại lợi nhuận cho ngân hàng chỉ sau hoạt động tín dụng Việc đầu tư

Trang 7

vào các loại chứng khoán là cách để VPBank đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối ưuhóa các nguồn vốn lỏng, nâng cao hệ số sử dụng vốn đồng thời đảm bảo khả năngthanh toán lúc cần thiết do Ngân hàng có thể bán và chiết khấu thông qua thị trường.

thác đầu tư, cho

vay TCTD chịu rủi

ro

47.050 0,01% 103.930 0,02% 187.156 0,04% -83.226 -44,47% -140.106 -74,86%

VI Phát hành giấy

tờ có giá 63.699.974 10,09% 81.295.633 14,85% 62.845.488 15,00% 18.450.145 29,36% 854.486 1,36%VII Các khoản nợ

Trang 8

 Cụ thể là cuối năm 2020 tổng nguồn vốn là 52,793,502 triệu VNĐ Đến năm

2021, tổng nguồn vốn là 86,278,147 triệu VNĐ tăng thêm 3% so với năm 2020,

so với năm 2022 thì tổng nguồn vốn 2022 tăng nhẹ

 Về cơ cấu nợ của VPBank, trong cơ cấu tổng nợ của Ngân hàng, nguồn vốn huyđộng từ tiền gửi khách hàng luôn đóng vai trò chủ đạo và có khối lượng tăngtrưởng khá ổn định trong cả giai đoạn Năm 2022, tổng nguồn vốn huy động từkhách hàng của VPBank đã tăng lên 69,723,464 triệu VNĐ so với năm 2020 vàchiếm gần 50% so với tổng nguồn vốn của ngân hàng nên hoạt động tiền gửi làhoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất

 Nợ từ tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác đóng vai trò chủ đạo trongtổng nợ phải trả của VPBank Năm 2020, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụngkhác chiếm 13,49% so với cùng kỳ thì năm 2022 tăng thêm 8,73%

 Bắt đầu từ năm 2021, VPBank đã tăng lợi ích cổ đông không kiểm soát, đặc biệt

là 2022 thì lợi ích cổ đông không kiểm soát tăng mạnh lên 10,56% mặc dù so với

2020 thì VPBank không hề có vốn của lợi ích cổ đông không kiểm soát

Năm 2020

Trang 9

V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 0,04%

Trang 10

2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng VP

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, đất nước ta đang chuyểnmình trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, có sựđiều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước Để tồn tại và phát triển trên thị trường, đòi hỏicác ngân hàng hoạt động sản xuất kinh doanh phải hoạt động có hiệu quả Do vậy, lợinhuận là môi quan tâm hàng đầu của các ngân hàng, bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tếtổng hợp duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Lợi nhuận không chỉ lànguồn tài chính tích lũy để mở rộng kinh doanh mà còn là nguồn tài chính quan trọng đểthực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, tăng thu nhập quốc dân và khuyến khích

Trang 11

người lao động gắn bó với công việc của mình Vì vậy, việc phân tích lợi nhuận để đánhgiá hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó tìm ra các biện pháp để nâng cao lợi nhuận làvấn đề hết sức quan trọng và cần thiết với các ngân hàng.

Bảng tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp

 Trong 3 năm này, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là lần lượt là 40,660,358triệu VNĐ, 47,946,308 triệu VNĐ, 79,017,221 triệu VNĐ Qua đó ta có thể thấyđược lợi nhuận trước thuế tăng theo từng năm

 Có được kết quả tốt này là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí rủi rotín dụng Hoạt động này đã mang lại 43,681,358 triệu VNĐ lợi nhuận cho Ngân hàng(chiếm tỷ lệ cao nhất 55,28%/ tổng lợi nhuận của ngân hàng) vào năm 2022;33,582,538 triệu VNĐ lợi nhuận cho ngân hàng (chiếm tỷ lệ cao nhất 70,04%/ tổnglợi nhuận của ngân hàng) vào năm 2021 và năm 2020 là 27,641,093 triệu VNĐ chiếm

Trang 12

tỷ trọng 67,98% Lợi nhuận từ hoạt động này cũng tăng dần qua từng năm Bên cạnh

đó thu nhập lãi thuần cũng chiếm tỷ trọng rất cao chỉ xếp sau chỉ tiêu này

 Chi phí phải chi nhiều nhất là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lần lượt qua các năm

2020 đến 2022 là 14,621,638 triệu VNĐ, 19,218,768 triệu VNĐ và 22,461,226 triệuVNĐ

 Nhìn chung, trong năm 2022, hầu hết các hoạt động đều mang lại lợi nhuận tăng caohơn so với năm trước ngoại trừ hoạt động kinh doanh ngoại hối (giảm 618,050VNĐ), kinh doanh mua bán chứng khoán kinh doanh (giảm 149,194 VNĐ)

3 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng VP

 Tích cực

 Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy được vốn huy động từ tiền gửi kháchhàng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 48,04% trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng đóng góp lớn từ khối khách hàng cá nhân (RB- Risk Based), sốlượng tiền gửi tăng đều trong giai đoạn 2020-2022

 Cấu trúc huy động vốn đa dạng : VP Bank đa dạng hóa các nguồn huy động vốnbao gồm tiền gửi, vốn tín thác, trái phiếu,vay từ tổ chức tín dụng khác Điều nàygiúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro phuj thuộc vào 1 nguồn vốn duy nhất

 Khoản mục cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ là tiền gửi và vay các tổ chức tíndụng khác, năm 2022 chiếm 22,22% trong tổng nguồn vốn gấp gần 2 lần so vớinăm 2020

 Chi phí huy động vốn hợp lý: mặc dù lãi suất huy động vốn có xu hướng tăngtrong năm 2020-2022, nhưng VP Bank vẫn duy trì được chi phí huy động vốn ởmức hợp lý, giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm

 Tiêu cực: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao: Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của VP Bankchiếm tỷ trọng khá cao trong tổng huy động vốn Điều này khiến ngân hàng dễ gặprủi ro thanh khoản khi khách hàng rút tiền bất ngờ

Trang 13

4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng VP

Với chức năng tập trung và tận dụng những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tíndụng đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền mặt tồn đọng trong lưu thông Trong nềnkinh tế hàng hóa luôn tồn tại các hoạt động tín dụng nên các khoản tiền tệ nhàn rỗi đóbằng nhiều hình thức đã được huy động lại để đầu tư cho nền kinh tế và phục vụ cho cácnhu cầu khác của xã hội và dân cư Như vậy, tín dụng ngân hàng đã đóng góp một phầnkhông nhỏ và việc ổn định tiền tệ, tạo điều kiện để ổn định giá cả và là tiền đề quantrọng để thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa

Để phân tích công tác tín dụng, chúng ta sử dụng phương pháp phân tổ để phânchia chỉ tiêu dư nợ cho vay theo tiêu thức thành phần kinh tế và tiêu thức kỳ hạn

 Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp:

Cty TNHH 1 thành viên do

NN sở hữu 100% vốn điều lệ 43.668 0.01 281.375 0.08 301.867 0.10Cty TNHH 2 thành viên trở

lên có phần vốn góp của NN

trên 50% vốn điều lệ hoặc

NN giữ quyền chi phối

Cty TNHH khác 80.118.421 18.28 66.432.340 18.70 53.620.556 18.44

Cty CP có vốn góp NN trên

50% vốn điều lệ hoặc tổng số

CP có quyền biểu quyết;

hoặc NN giữ quyền chi phối

Trang 14

Nhận xét cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp:

 Khách hàng mục tiêu cũng như chiếm phần lớn của VPBank chủ yếu là “Hộ KD,

cá nhân” (nhiều nhất), “Công ty CP khác” và “Công ty TNHH khác” Những đốitượng và loại hình DN còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp (0.00% ~ 0.02%)

 Sang năm 2022 thì VPBank đã mở rộng phạm vi đối tượng cho vay tín dụng: bắtđầu có thêm “Đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và hiệp hội”

 VPBank ghi nhận điểm sáng với tín dụng hợp nhất tăng trưởng liên tục trongvòng 3 năm 2020 - 2022, nằm trong nhóm ngân hàng có mức tăng trưởng tíndụng tích cực (tăng trưởng 50,7% trong 3 năm)

Trang 15

 Trong vòng 3 năm vừa rồi, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởidịch COVID-19:

 Có sự sụt giảm dư nợ của công ty Nhà nước và các công ty có phần vốn góp Nhànước - giảm 0,37%

 Dư nợ của doanh nghiệp tư nhân giảm mạnh (từ 529 triệu VNĐ giảm xuống còn

73 triệu VNĐ)

Lí do: Dịch bệnh đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây đình trệ trong sản xuất

- kinh doanh => Chính phủ có gói hỗ trợ lãi vay ngân hàng thương mại, giúp doanhnghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng việc tiếp cận vốn ưu đãi rất khó khăn, rất ítdoanh nghiệp vay được vốn ưu đãi (điều kiện vay khó khăn, sự thiếu minh bạch trongthủ tục giải ngân và thời hạn cho vay ngắn)

 Dư nợ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh ( từ 0,11% xuống0,3% vào năm 2021 và xuống tiếp 0,2% vào năm 2022)

Lí do: các doanh nghiệp FDI khó tiếp cận vốn vay do trong những năm quaChính phủ thường xuyên thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để ổn định kinh tế vĩmô… Dù vậy, VPBank vẫn sẽ là một trong những ngân hàng hưởng lợi do có vốn chủ

sở hữu và các khoản vay vốn nước ngoài lớn

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

Nợ ngắn hạn 146,906,920 33,51 135,801,184 38,22 102,019,331 35,08

Nợ trung hạn 179,453,811 40,94 139,094,039 39,15 126,492,662 43,50

Nợ dài hạn 111,977,316 25,55 80,385,996 22,63 62,304,093 21,42

Tổng cộng 438,338,047 100% 355,281,219 100% 290,816,086 100%

Qua bảng ta có thể thấy, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng VPBank năm 2022 có

xu hướng tăng lên Cụ thể năm 2020, dư nợ của NH đạt 290,816,086 triệu VNĐ ; năm

2021 tăng lên thành 355,281,219 triệu VNĐ (tăng 22% so vs năm 2020); lên đến năm

2022, dư nợ tiếp tục tăng lên đến 438,338,047 triệu VNĐ (tăng 23,3% so với năm 2021

Trang 16

và 50,7% so với năm 2020) Để có được kết quả như vậy đều là nhờ sự tăng mạnh củahoạt động cho vay dài hạn: Từ năm 2020 đến năm 2022, dư nợ đã tăng 49,673,223 triệuVNĐ – gần như trong 3 năm đã gấp 2 lần so với con số dư nợ năm 2020

Ngoài ra, mặc dù dư nợ dài hạn đã tăng lên đáng kể trong vòng 3 năm qua nhưng số

dư nợ trung hạn lại luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong số ba loại kỳ hạn Loại kỳ hạnnày chiếm tỷ trọng trung bình lên tới 41,2% trên tổng dư nợ của 3 loại kỳ hạn Bên cạnh đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều thứ 2, xếp sau dư nợ trung hạn.Loại kỳ hạn này chiếm tỷ trọng trung bình 35,6% trên tổng dư nợ của 3 loại kỳ hạn

5 Phân tích chỉ số tài chính của Ngân hàng VP

a) Số vòng quay tổng tài sản:

 Khái niệm: Số vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tàisản của Ngân hàng

 Công thức: Số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / TTS bình quân

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Biến động

Năm 2021 Năm 2022 Doanh thu thuần 52.361.767 50.827.098 62.200.250 (1.534.669) 11.373.152

TTS bình quân 398.115.326 483.217.983 589.211.162 85.102.657 105.993.179

Số vòng quay tổng tài sản 0.13 0.1 0.11 (0.03) 0.01

 Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy số vòng quay tài sản của ngân hàngđang có xu hướng biến động qua các năm trong giai đoạn 2020 - 2022 Cụ thể, năm

2020, tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân đạt 0,13 lần, đến năm 2021

đã giảm còn 0,1 lần (giảm 0,03 lần so với 2020) Đến năm 2022 thì tăng nhẹ lên 0,11(tăng 0,01 lần so với năm 2021) cho thấy hiệu quả của VPBank trong việc sử dụngtài sản

b) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

 Khái niệm: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu dùng để theo dõi tình hình sinh lợi củaNgân hàng

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w