ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI BÁO CÁO MÔN: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG Chủ đề 6: Thiết kế và sơn màu sắc đối với những vạch chỉ dẫn, vật sắc nhọn cần chú ý điều chỉnh và giúp thị giác hướng vào như t
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BÁO CÁO MÔN: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG Chủ đề 6: Thiết kế và sơn màu sắc đối với những vạch chỉ dẫn,
vật sắc nhọn cần chú ý điều chỉnh và giúp thị giác hướng vào như
thế nào?
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Lan
Mã lớp: 146223 Sinh viên thực hiện: Nhóm 15
Trang 21 Tâm lý học màu sắc
1.1 Tâm lý học màu sắc là gì?
- Tâm lý học màu sắc là khoa học màu sắc ảnh hưởng đến hành vi của con người Tâm lý học màu sắc thực sự là một nhánh của ngành tâm lý học hành vi Đây là một lĩnh vực khá phức tạp Một số người còn hoài nghi thậm chí còn xem thường lĩnh vực này bởi gặp nhiều khó khăn về các lý thuyết thử nghiệm
1.2 Màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý
định dùng thử sản phẩm của con người được quyết chỉ vì màu sắc bên ngoài
vùng não dưới đồi, tiếp đến sẽ gửi một chuỗi các tín hiệu đến tuyến yên, vào
hệ thống nội tiết và sau đó đến tuyến giáp Cuối cùng các tín hiệu tuyến giáp
sẽ tiết ra các hormone tác động đến tâm trạng, cảm xúc và hành vi của con người
- Màu sắc có tác động quan trọng đến thái độ và cảm xúc của khách hàng Khi mắt nhìn thấy một màu sắc, nó gửi tín hiệu đến vùng não dưới đồi, sau
đó tín hiệu được chuyển tiếp đến tuyến yên và hệ thống nội tiết Cuối cùng, tuyến giáp tiết ra các hormone ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và hành
vi của con người
- Mỗi màu sắc có thể gợi lên các cảm giác và tạo ra một tác động tâm lý
Trang 3thể tạo ra hiệu ứng khác nhau, từ việc kích thích tâm trạng tích cực đến gây
ra cảm giác lo lắng
Dưới đây là một số ví dụ về cảm xúc phổ biến mà một số màu sắc có thể tạo ra:
Đỏ: Thường được liên kết với cảm xúc mạnh mẽ như đam mê, tình yêu, sức mạnh và sự quyết đoán Nó cũng có thể gợi lên sự chú ý và tăng cường năng lượng
Xanh: Thường tạo ra cảm giác yên bình, bình tĩnh và sự thư thái Nó cũng có thể liên kết với sự sáng tạo và sự tự tin
Vàng: Gợi lên cảm giác sự tươi vui, vui mừng và sự lạc quan Nó có thể tạo ra cảm giác năng lượng và sự sáng sủa
Xám: Thường được liên kết với sự trung lập và cảm giác trầm lặng
Nó có thể tạo ra cảm giác trầm tư, tưởng nhớ hoặc sự nghi ngờ Hồng: Thường gắn liền với sự tình cảm, tình yêu và sự nhẹ nhàng
Nó có thể tạo ra cảm giác dịu dàng và tình yêu thương
Đen: Thường liên kết với sự bí ẩn, sự đe dọa và sự lạnh lùng Nó cũng có thể tạo ra cảm giác quyền lực và sự sang trọng
Tuy nhiên, cảm xúc và ý nghĩa của màu sắc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa, kinh nghiệm cá nhân và ngữ cảnh Vì vậy, mỗi người có thể có nhận thức và phản ứng khác nhau đối với các màu sắc
2 Thiết kế và sơn màu sắc đối với những vạch chỉ dẫn, vật sắc nhọn cần chú ý điều chỉnh và giúp thị giác hướng vào như thế nào?
2.1 Thiết kế và sơn màu sắc với các vạch chỉ dẫn
- Màu vàng: dành cho các cảnh báo, gây sự chú ý
Màu vàng là màu sắc của cảnh báo Do đó màu vàng được sử dụng các dấu hiệu để cảnh báo, tín hiệu giao thông Một nhà tâm lý học tuyên bố màu vàng là màu của hạnh phúc Business Insider cho biết “những thương hiệu
Trang 4sử dụng màu vàng để chứng tỏ rằng họ đang vui vẻ và thân thiện” Tâm lý học màu sắc gắn chặt với những kỉ niệm và sự trải nghiệm Nhưng chỉ nên
sử dụng một lượng nhỏ màu vàng, vì nếu quá nhiều sẽ gây ra cảm giác lo lắng Thiết kế vạch kẻ đường màu vàng giúp người đi chú ý hơn
- Các loại vạch kẻ đường màu vàng:
+ Vạch kẻ đường màu vàng nét đứt: Vạch này là dạng vạch đơn, đứt nét và có màu vàng, được dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách Với loại vạch này, xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều
từ cả 2 phía
+ Vạch kẻ đường màu vàng nét liền: Vạch này thường thấy ở những
đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn, dùng để để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có
2 hoặc 3 lài xe và không có phân cách ở giữa Ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch
Trang 5+ Vạch kẻ đường màu vàng nét liền đôi: ý nghĩa phân chia làn đường 2
chiều trên quốc lộ hoặc đường cho phép tốc độ từ 60km/h trở lên, thường
sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn Nó được dùng để để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch
Trang 6+ Vạch kẻ đường màu vàng một đứt, một liền: Loại vạch này dùng để
phần chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách, được sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để dảm bảo an toàn Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch
+ Vạch kẻ đường màu vàng đứt song song: Loại vạch được dùng để xác
định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp
Trang 7+ Vạch kẻ đường màu vàng liên tục, gãy khúc: Loại vạch này quy định
nơi dừng của phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) hoặc nơi tập kết taxi Vạch màu vàng liên tục, gãy khúc (kiểu chữ M) cấm các phương tiện khác dừng đỗ cách vạch này 15m cả về 2 phía, nhưng không cấm xe đè qua vạch
- Màu trắng: Theo tâm lý màu sắc, màu trắng đại diện cho rõ ràng, vô tội,
sạch sẽ, tâm linh, tinh khiết, hy vọng, mở rộng và cởi mở Trong Phong Thủy, màu trắng đại diện cho phần tử kim loại Trong các nền văn hóa phương Tây, màu trắng tượng trưng cho sự ngây thơ, thuần khiết và niềm tin, trong khi ở các nền văn hóa phương Đông, màu trắng tượng trưng cho cái chết và đau buồn Nó có thể làm nổi bật cho khung cảnh nhưng cũng có thể đem lại cảm giác trống rỗng, bất an và có một chút gì đó lạnh lẽo và khô cằn Một căn phòng được phủ sơn trắng toát sẽ làm ta có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng nhưng lại không thân thiện và trống trải Vì vậy, các vật nhọn và vạch chỉ dẫn thì có màu trắng
Trang 8- Các loại vạch chỉ dẫn màu trắng:
+ Vạch màu trắng nét đứt: phân chia các làn xe cùng chiều và các xe
được phép chuyển làn đường qua vạch
+ Vạch màu trắng nét liền: các phương tiện không được sử dụng làn khác
hoặc chuyển làn Đồng thời, xe không được đè lên vạch và lấn làn
Trang 92.2 Thiết kế và sơn màu sắc với các vật nhọn:
Trong phong thủy, màu trắng đại diện cho phần tử kim loại Các vật sắc nhọn có màu trắng cảnh báo độ nguy hiểm mà chúng gây ra, khuyến cáo
mọi người nên sử dụng cẩn thận (dao, mảnh thủy tinh, kéo, kim băng…)
Hiện nay, những vật sắc nhọn như dao kéo còn được thiết kế tương phản màu sắc với cán tối màu và lưỡi màu trắng hay bạc để làm nổi bật lên phần sắc nhọn và nguy hiểm của dụng cụ
Trang 103 Câu hỏi neo kiến thức
1 Vạch kẻ đường màu vàng để phân chia làn đường nào?
A Làn ngược chiều
B Làn cùng chiều
2 Với loại vạch kể đường như hình thì phương tiên giao thông có đường phép đè vạch hay không?
Trang 11A Có
B Không
3 Màu vàng đem lại cảm giác gì cho người nhìn?
A Bực bội, khó chịu
B Vui vẻ, hân hoan
C Buồn bã, thiếu sức sống
4 Màu sắc nào thường được chọn để làm nền cho các trang web chuyên nghiệp?
Trang 12A Trắng
B Đen
C Đỏ
D Xanh lam
5 Màu sắc nào thường được sử dụng để tăng cường sự sáng tạo và tinh thần lạc quan?
A Hồng
B Vàng
C Đỏ
D Xanh lam
Trang 136 Màu sắc nào thường được sử dụng để biểu thị sự tinh tế và thanh lịch?
A Đen
B Trắng
C Nâu
D Xanh dương
7 Bộ phận nào là nơi tiết ra các hormone tác động đến tâm trạng và hành vi con người?
A Não
B Tim
C Tuyến giáp
D Tuyến yên
Trang 14Tài liệu tham khảo:
https://anycar.vn/vach-ke-duong-mau-vang-la-gi-y-nghia-cua-cac-loai-vach-ke-duong-mau-vang-t168834.html
https://beau.vn/en/node/102
https://viblo.asia/p/tam-ly-hoc-mau-sac-MdZkAYVEkox