Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam cũng áp dụng những yêu cầu bắt buộc về việc ứng dụng mã số mã vạch như Liên Bang Nga chiếm hơn 90% tổng kim ngạch thương mại giữa
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong thương mại quốc tế như hiện nay, các rào cản thuế quan đã dần được xóa bỏ, hàng hóa được trao đổi tự do giữa các quốc gia theo những Hiệp định Thương mại Tự do song phương và đa phương Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 FTA, theo đó sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các quốc gia, tổ chức thành viên được hưởng mức thuế ưu đãi Tuy nhiên, khi rào cản thuế quan dần được gỡ bỏ thì các rào cản phi thuế quan như quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, các quy định về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe con người, … lại được các quốc gia áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước họ Trong đó, những quy định liên quan đến việc ứng dụng mã số mã vạch nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế ngày càng được các đối tác thương mại của Việt Nam chú trọng
Trong những năm gần đây, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, và EU đều đưa ra những yêu cầu bắt buộc về việc sử dụng mã số mã vạch trên các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu Việt Nam Chẳng hạn như quy định áp dụng mã GTIN vào kê khai hải quan của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu, hay theo Tiêu chuẩn IFS version 7 của Liên minh Châu Âu bắt buộc các nhà cung cấp thực phẩm tại Châu Âu phải có mã GLN, Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam cũng áp dụng những yêu cầu bắt buộc về việc ứng dụng mã số mã vạch như Liên Bang Nga (chiếm hơn 90% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu): theo Lệnh 478 của Bộ Kinh tế Nga yêu cầu sản phẩm nhập khẩu vào Nga phải có mã GTIN và GLN, … Như vậy, những yêu cầu về việc ứng dụng mã số mã vạch nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc của các đối tác thương mại của Việt Nam ngày càng tăng, trong khi đó, đây là một vấn đề tương đối mới đối với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam Nếu không thực hiện tốt hoạt động ứng dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại khi gia nhập vào các thị trường khác, giảm khả năng cạnh
2 tranh trên thị trường thế giới Vì vậy, cần phải có giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc tại nước ta để đáp ứng được những yêu cầu của các đối tác thương mại về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta
Là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao về việc quản lý nhà nước về mã số mã vạch, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia là “đầu tàu” thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, áp dụng và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, ứng dụng các loại mã trong nhiều mắt xích khác của chuỗi Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động ứng dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia còn tồn tại một số điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Chính vì vậy, sau khi thực tập tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, em lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp thúc đẩy ứng dụng Mã số mã vạch vào Truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia” để nghiên cứu và làm rõ.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Truy xuất nguồn gốc nông sản ứng dụng Blockchain” (2019) của tác giá Hoàng Mạnh Thắng nhằm nghiên cứu và đưa ra giải pháp giúp tăng cường độ tin cậy đối với kết quả truy xuất nguồn gốc thông qua việc sử dụng tem ezCheck Theo đó, tác giả đề xuất ứng dụng công nghệ Blockchain vào sản phẩm ezCheck, thông qua đó, mọi thuộc tính về vị trí cây trồng, điều kiện môi trường, các hoạt động của người chăm sóc tác động lên cây, sẽ được lưu tập trung trên server Khi tiến hành quét mã để truy
3 xuất nguồn gốc, các thông tin này sẽ được hiện lên để người tiêu dùng nắm bắt được thông tin
Nghiên cứu “Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp” (2021) của nhóm tác giả cho thấy sau khi điều tra 50 hợp tác xã nông nghiệp tại Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, việc áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc mới dừng ở mức truy xuất một số thông tin chứ chưa phải truy xuất nguồn gốc, thông tin truy xuất còn sơ sài và chưa đầy đủ trong chuỗi Đồng thời, hiện trạng ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc tại các hợp tác xã vẫn còn thấp do còn hạn chế về việc sử dụng công nghệ trong việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của hợp tác xã ở mức cao
Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống tra cứu nguồn gốc thủy sản bằng mã QR” (2021) của tác giả Nguyễn Thái Nghe và cộng sự đã đề xuất xây dựng hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thủy hải sản thông qua mã QR Theo đó, người nuôi sẽ đăng ký mã QR tương ứng cho sản phẩm của mình, sau đó cập nhật tất cả các thông tin biến động trong quá trình nuôi, khi thu hoạch, sản phẩm sẽ được dán mã QR trước khi phân phối ra thị trường Dựa vào mã QR này, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin bằng điện thoại thông minh
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của áp dụng chứng nhận đảm bảo chất lượng quốc tế tại nông hộ đến khả năng truy xuất nguồn gốc của nông sản xuất khẩu: trường hợp của sản phẩm tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long” (2021) của các tác giả Nguyễn Minh Đức, Khưu Thị Phương Đông, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, và Takashi Matsuishi, kết quả của nghiên cứu cho thấy việc thực hiện áp dụng chất lượng đảm bảo chất lượng quốc tế làm tăng khả năng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm tôm, đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng liên kết giữa hộ nuôi và nhà máy chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm tôm dọc theo chuỗi cung ứng Từ đó, tạo điều
4 kiện đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng tôm như Mỹ, Nhật Bản, EU.
Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu “Tiêu chuẩn toàn cầu GS1 và EPCGLOBAL như giải pháp cho phép truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trong chuỗi cung ứng” (2006) của Viện Hậu cần và Kho bãi Ba Lan cho thấy nhiều công ty sử dụng tiêu chuẩn GS1 như một giải pháp giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi cung ứng Theo đó, dựa trên các quy tắc truy tìm nguồn gốc xuất xứ theo các tiêu chuẩn GS1 trong toàn bộ chuỗi cung ứng được thu thập và quản lý dưới dạng các mã GTIN, GTIN + AI, SSCC, GLN một cách phù hợp sẽ giúp hoàn thiện chuỗi truy xuất Khi tình huống cấp bách xảy ra, có thể rút sản phẩm ra khỏi thị trường thông qua mã số phân định GS1 toàn cầu: GTIN, SSCC, GLN và AI phù hợp
Nghiên cứu “Nghiên cứu và triển khai hệ thống sản xuất an toàn và truy xuất nguồn gốc chất lượng trái cây” (2012) của Juan Pan và cộng sự cho thấy công nghệ mã vạch UCC/EAN-128 đã được áp dụng trong hệ thống truy xuất nguồn gốc trái cây, quy tắc mã hóa mã truy nguyên được thiết lập và ghi nhãn truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm trái cây Bằng cách tích hợp công nghệ cơ sở dữ liệu, công nghệ mạng, công nghệ mã GTIN và công nghệ GIS, một hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm trái cây được thiết lập
Nghiên cứu “Sơ đồ truy xuất nguồn gốc cho chuỗi cung ứng ngũ cốc” (2021) của tác giả MiaoLei Deng và Pan Feng đã đề xuất mô hình truy xuất nguồn gốc ngũ cốc để đảm bảo an toàn thực phẩm ngũ cốc và quá trình nhập khẩu loại thực phẩm này Theo đó, các tác giả đã đề xuất mô hình truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng ngũ cốc dựa trên RFID kết hợp với mã GTIN nhằm cải thiện độ chính xác của chuỗi cung ứng ngũ cốc
Nghiên cứu “Giải pháp in mã vạch nối tiếp để truy xuất nguồn gốc thuốc: phương pháp tiếp cận và thiết kế cấu trúc” (2023) của tác giả Sarkar, Shambhu đăng trên tạp chí Khoa học Đời sống Ứng dụng Quốc tế cho thấy việc thiết kế và ứng dụng mã số mã vạch
5 vào chuỗi cung ứng thuốc là yêu cầu cơ bản Mã hóa mã vạch trên dược phẩm là điều cần thiết để theo dõi và truy xuất nguồn gốc thực phẩm Nghiên cứu cũng đề xuất ứng dụng cả mã vạch 1D (như GTIN, ) và mã vạch 2D (như mã QR, ) để thực hiện lưu trữ thông tin và truy xuất nguồn gốc thuốc.
Đánh giá
Trong các bài nghiên cứu ở trên đây, vấn đề truy xuất nguồn gốc nói chung và ứng dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc đã được đề cập đến Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu đó mới chỉ tìm hiểu về truy xuất nguồn gốc đối với một số ngành hàng, sản phẩm chứ chưa đề cập đến vấn đề ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Việt Nam nói chung, tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia nói riêng như thế nào, chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Giải pháp thúc đẩy ứng dụng Mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm
Mã số mã vạch quốc gia” để nghiên cứu và làm rõ dựa trên việc kế thừa và chọn lọc những nội dung liên quan từ những nghiên cứu trước đó Từ đó, phân tích thực trạng ứng dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc tại Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia, đưa ra những thành tựu đạt được và những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, dựa trên căn cứ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng mã số mã vạch trong truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng mã số mã vạch vào Truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
- Thứ nhất là xây dựng cơ sở lý luận về ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế
- Thứ hai, từ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia trong giai đoạn 2019 - 2023
- Thứ ba, dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng trên, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài khóa luận tốt nghiệp sử dụng 2 loại dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập qua tài liệu của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, các Bộ ban ngành liên quan, các báo cáo của Trung tâm liên quan đến kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về mã số mã vạch và phương hướng nhiệm vụ, đánh giá thực hiện dự toán thu Ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, đề tài có sử dụng các tài liệu khác như các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các quy định pháp luật liên quan đến mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập thông qua tìm hiểu, thu thập dữ liệu tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia và các thông tin thu thập được thông qua việc phỏng vấn các cán bộ công chức thuộc phòng Kinh doanh Tổng hợp và các phòng ban khác tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu đã thu thập để tìm ra những quan điểm, luận điểm liên quan đến chủ đề nghiên cứu, phân tích và tổng hợp lại để hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm Ms EXCEL
Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các bảng
Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian: được dùng để rút ra quy luật, so sánh, kết luận về các sự kiện quan sát được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế
Chương 3: Thực trạng ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Tổng quan về mã số mã vạch
2.1.1 Khái niệm về mã số mã vạch
Theo Bài giảng Khoa học hàng hóa (2022), Đại học Thương Mại có đề cập đến khái niệm về mã số, mã vạch như sau: “Mã số là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa này với hàng hóa khác”, “Mã vạch là thể hiện mã số dưới dạng các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ với nhau”
Theo Bài giảng khóa đào tạo về Vai trò của Mã số mã vạch và Truy xuất nguồn gốc tại các địa phương (2022) Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, mã số là một dãy số được ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên dưới mã vạch để chứng minh về xuất xứ sản xuất, sự lưu thông hàng hóa của sản phẩm này; mã vạch là một dãy các vạch (đậm, nhạt, dài ngắn) song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định nhằm thể hiện mã số giúp máy có thể đọc được
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN, mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chíp nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác
Như vậy, có thể hiểu, mã số là một dãy số dùng để “định danh” sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác, còn mã vạch là sự thể hiện của mã số dưới dạng vạch song song xen kẽ giúp thiết bị đọc mã có thể đọc được
2.1.2 Phân loại mã số mã vạch
Có nhiều cách phân loại mã số mã vạch theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến cách phân loại mã số mã vạch của Tổ chức GS1 Quốc tế
Theo tiêu chuẩn GS1, mã số được chia thành các loại chủ yếu sau:
- Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN): là nền tảng của hệ thống GS1, dùng cho định danh đơn nhất các thương phẩm bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ được bán, giao và lập hóa đơn tại điểm bất kỳ trong chuỗi cung ứng Mã GTIN giúp định danh đơn nhất toàn cầu Cấu trúc của mã GTIN gồm 13 chữ số:
Bảng 1.1 Cấu trúc của mã GTIN-13 Đầu mã quốc gia (3 chữ số)
Tiền tố mã doanh nghiệp (GCP)
Số thứ tự sản phẩm C do GS1 quốc gia cấp do GS1 cấp cho doanh nghiệp do doanh nghiệp tự kê khai lên hệ thống số kiểm tra do hệ thống tự tính toán
Phân loại mã GTIN: Gồm có GTIN-8 (gốm 8 chữ số), GTIN-12 (gồm 12 chữ số), GTIN-13 (gồm 13 chữ số), GTIN-14/GS1 Databar (gồm 14 chữ số, đa hướng xếp chồng), GS1-128 (gồm Mã GTIN Số lô Hạn sử dụng) Trong đó, mã GTIN-13 được sử dụng phổ biến nhất
- Mã số toàn cầu phân định địa điểm (GLN): là mã số đơn nhất toàn cầu có thể sử dụng để truy cập dữ liệu về địa điểm GLN là khóa phân định của GS1 được sử dụng cho bất kỳ địa điểm nào (tự nhiên, hoạt động hay pháp lý) cần phân định để sử dụng trong chuỗi cung ứng Trong đó, địa điểm tự nhiên là một phòng ban cụ thể, một tòa nhà, nhà kho, ; địa điểm hoạt động có thể là hòm thư EDI, phân định bằng tần số sóng (RFID), ; địa điểm pháp lý như nhà thầu phụ, các bộ phận như nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, nhà vận chuyển, Về cấu trúc, Mã GLN gồm 13 chữ số gồm:
Bảng 1.2 Cấu trúc của mã GLN
Mã số doanh nghiệp Số tham chiếu địa điểm Số kiểm tra
(gồm 6 chữ số) (gồm 6 chữ số tiếp theo) (chữ số cuối cùng) do GS1 quốc gia cấp cho người sử dụng do công ty tự cấp cho một địa điểm riêng biệt được tính theo thuật toán tiêu chuẩn, giúp đảm bảo tính hợp nhất
Mã GLN được UN/EDIFACT của Liên hợp quốc và ISO (ISO 6523) thừa nhận Trong đó, UN/EDIFACT cho Liên hợp quốc và EDI cho quản trị, thương mại và vận tải
- Mã Công-ten-nơ vận chuyển theo se-ri (SSCC): là mã số tham chiếu đơn nhất có thể được dùng làm chìa khóa truy cập thông tin liên quan đến đơn vị hậu cần trong các tệp dữ liệu lưu trong máy tính Tuy nhiên các thuộc tính liên quan đến đơn vị hậu cần đó như thông tin về việc chuyển hàng đến đâu, trọng lượng hàng chuyển… cũng sẵn ở dạng Chuỗi yếu tố tiêu chuẩn
- Tiền tố doanh nghiệp/mã số Công ty (GCP): có chức năng sinh mã cho sản phẩm Gồm có 4 loại là GCP-12, GCP-10, GCP-9, GCP-8
Ngoài các loại mã trên, còn có một số loại mã khác như: Mã số toàn cầu phân định phiếu (GCN), Mã toàn cầu phân định tài sản có thể trả lại (GRAI), Mã toàn cầu phân định tài sản riêng (GIAI), Mã số toàn cầu phân định dịch vụ (GSRN), Mã toàn cầu phân định loại tài liệu (GDTI), Mã số toàn cầu phân định chuyến hàng (GSIN), Mã số toàn cầu phân định hàng gửi (GINC), Số phân định thành tố/bộ phận (CPID)
Theo tiêu chuẩn GS1, có hai loại mã vạch là mã vạch 1 chiều (1D) và mã vạch 2 chiều (2D) Trong đó:
- Mã vạch 1 chiều (1D): là mã vạch tuyến tính thông dụng, được cấu tạo bởi các vạch sọc đen trắng song song xen kẽ như mã UPC, mã GTIN, …
Hình 1.1 Các loại mã vạch 1D phổ biến
- Mã vạch 2 chiều (2D): là mã vạch trên bao gói sản phẩm, nhiều nội dung, cho phép nhúng nhiều phần tử dữ liệu và có sẵn khi quét tại điểm bán hàng Mã 2D có khả năng ngừng bán các sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc bị thu hồi khi thanh toán, được sử dụng phổ biến nhất ở định dạng GS1 DataMatrix Một số loại mã vạch 2D là Mã QR, GS1 DataMatrix, …
Hình 1.2 Các loại mã vạch 2D phổ biến 2.1.3 Vai trò của Mã số mã vạch
Thứ nhất, mã số mã vạch giúp cơ quan quản lý thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao về mã số mã vạch, xây dựng nên một hệ thống thông tin chung thống nhất truy xuất mã số mã vạch chung trong cả nước, tạo thuận lợi cho việc quản lý sản phẩm hàng hóa trong nước Từ đó, tạo tiền đề cho việc đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thông qua mã số mã vạch đối với hàng hóa nhập khẩu của một số bạn hàng trong thương mại quốc tế của Việt Nam
Tổng quan về Truy xuất nguồn gốc
2.2.1 Khái niệm về truy xuất nguồn gốc
Theo ISO 22005 (2008), “Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự di chuyển của thức ăn động vật hay thực phẩm qua các bước xác định của quá trình sản xuất, chế biến hoặc phân phối”
Theo Luật An toàn Thực phẩm (ban hành ngày 17/06/2010), “Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm”
Theo Luật Thực phẩm Châu Âu (ban hành ngày 28/01/2002), truy xuất nguồn gốc được hiểu là khả năng theo dõi bất kỳ loại thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật hoặc chất sản xuất thực phẩm nào sẽ được sử dụng để tiêu thụ, thông qua tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối
Như vậy, có thể hiểu truy xuất nguồn gốc là khả năng truy vết “ngược” nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa theo từng điểm trong chuỗi cung ứng
2.2.2 Vai trò của Truy xuất nguồn gốc
Vai trò đối với cơ quan quản lý
Thứ nhất, truy xuất nguồn gốc giúp việc kiểm soát nguồn gốc nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài một cách minh bạch, rõ ràng tránh tình trạng buôn lậu hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng Qua đó, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chính hãng
Thứ hai, truy xuất nguồn gốc giúp hoàn thiện về mặt thông tin trong hệ thống thông tin truy xuất quốc gia, tạo thành một hệ thống thông tin thống nhất về nguồn gốc
14 của hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa
Thứ ba, truy xuất nguồn gốc giúp cơ quan quản lý xử lý kịp thời khi có vấn đề phát sinh như truy xuất, thu hồi và xử lý sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng,
Vai trò đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, truy xuất nguồn gốc giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang các thị trường yêu cầu truy xuất nguồn gốc, tránh bị ép giá, Khi đáp ứng được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của đối tác thương mại, hàng hóa xuất khẩu sẽ được bên mua trả đúng giá, ngược lại với hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị ép giá thấp
Thứ hai, truy xuất nguồn gốc giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, chống lại tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bằng tem truy xuất nguồn gốc Thông qua truy xuất nguồn gốc, các thông tin chi tiết về nguồn gốc và quá trình sản xuất giúp phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa chính hãng, bảo vệ thương hiệu và thông tin doanh nghiệp
Thứ ba, nâng cao sự minh bạch, sẵn sàng cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc trong khâu sản xuất, kinh doanh, phân phối của doanh nghiệp Điều này giúp xây dựng lòng tin từ phía đối tác kinh doanh và người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy quan hệ thương mại và tạo lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường
Thứ tư, tăng hiệu quả truyền thông và kinh doanh, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm Truy xuất nguồn gốc giúp các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chuỗi cung ứng liên quan, góp phần hỗ trợ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa từ khi sản xuất đến tay người tiêu dùng Từ đó, hạn chế được tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Thứ năm, giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa Đây là bước giúp doanh nghiệp tạo sự tin tưởng cho
15 người tiêu dùng và bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gia nhập thị trường quốc tế với những yêu cầu ngày càng khắt khe về việc truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa trong quá trình sản xuất và thương mại
Vai trò đối với người tiêu dùng
Truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có thể biết được thông tin về sản phẩm, hàng hóa mà mình mua, các thông tin về nguồn gốc, chất lượng, giá cả, Từ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn, đảm bảo quyền lợi của mình.
Quy định về truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất khẩu vào một số thị trường lớn
2.3.1 Quy định về truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, nhiều điều luật và quy định liên quan đến truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia này như Luật An ninh y tế, Luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm, Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm, Đạo luật Nông trại
Luật An ninh y tế (gọi tắt là Đạo luật Bioterrorism) ngày 12/6/2002 yêu cầu các nhà sản xuất nguyên liệu, nhà chế biến, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà sản xuất và người tiêu dùng tạo nên các điểm khác nhau dọc theo chuỗi Trong chuỗi này, mỗi điểm dọc theo chuỗi sẽ phải có tài khoản nơi họ nhận được thực phẩm từ đâu và điểm kết thúc Phương pháp một bước trước một bước sau đóng vai trò quan trọng trong theo dõi sự an toàn thực phẩm vì nó có thể hỗ trợ trong việc thu hồi nhanh sản phẩm bị nhiễm độc Nó cũng có thể được sử dụng như là một công cụ ý nghĩa trong việc duy trì chuỗi cung ứng tại các công ty
Luật sửa đổi về An toàn thực phẩm ngày 4/1/2011 quy định về tăng cường năng lực để ngăn ngừa các vấn đề về an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực để phát hiện và phản ứng đối với các vấn đề an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng của thực phẩm nhập khẩu Luật cho phép Hải quan Mỹ ngăn chặn việc đưa vào thị trường Mỹ các thực phẩm bị pha trộn hoặc nhầm lẫn, bao gồm các thực phẩm có nguy cơ gây hại
Bộ Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh Thực phẩm (2011) tập trung quản lý liên bang nhằm phòng ngừa nhiễm bẩn thực phẩm Theo đó, doanh nghiệp tại Mỹ phải đăng ký với Hải quan Mỹ để được cấp phép nhập khẩu thực phẩm vào Mỹ Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ phải đáp ứng Chương trình xác nhận nhà cung cấp nước ngoài của cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) Cùng với đó, nhà nhập khẩu tại
Mỹ phải lập các chương trình để xác nhận sự an toàn của tất cả các chuyến hàng nhập vào Mỹ Đặc biệt, nhà nhập khẩu và các nhà cung cấp nước ngoài của họ phải phân tích và dự báo được tất cả những rủi ro của thực phẩm, ghi rõ các biện pháp thực hiện để ngăn ngừa trong quá trình sản xuất, vận chuyển và xử lý từng loại thực phẩm hộ sản xuất; thực hiện đánh giá rủi ro của thực phẩm, dựa trên phân tích mối nguy, và việc thực hiện của các nhà cung cấp an toàn dựa trên việc xem xét: công thức thực phẩm, thực tiễn vận chuyển, đóng gói và dán nhãn, …
Chương trình giám sát thủy sản xuất khẩu vào Mỹ (công bố ngày 9/02/2016): Chương trình này áp dụng đối với một số sản phẩm thủy sản nhất định, theo đó các sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản gồm: các yêu cầu báo cáo và lưu trữ dữ liệu, hồ sơ cần thiết nhằm truy vết lại và ngăn chặn việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, mô tả sai lệch về sản phẩm nhập vào thị trường Mỹ Theo đó, dữ liệu được thu thập và lưu trữ sẽ cho phép truy xuất được từ điểm nhập cảnh vào Mỹ, quay lại điểm được khai thác hoặc sản xuất để kiểm chứng xem chúng có được khai thác hay sản xuất hợp pháp không
Kế hoạch Kỷ nguyên mới cho An toàn Thực phẩm Thông minh hơn vào tháng 7 năm 2020, trong đó nêu bật vai trò quan trọng của công nghệ trong việc thúc đẩy các nỗ lực truy xuất nguồn gốc trong ngành, hướng đến thông tin rõ ràng hơn, linh hoạt hơn trong các trường hợp khẩn cấp Đồng thời, Quy tắc được đề xuất về Truy xuất nguồn gốc Thực phẩm thiết lập “danh sách truy xuất nguồn gốc thực phẩm”, một tập hợp các loại thực phẩm có mức độ rủi ro cao, cũng như các yếu tố dữ liệu chính phải được thu thập tại các sự kiện theo dõi quan trọng khác nhau cùng với chuỗi cung ứng
Mới đây, Hải quan Mỹ đã tiến hành áp dụng thử nghiệm mã GLN, tiến đến thay thế hệ thống mã MID trong thông quan hàng hóa Theo Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, dự kiến phía Mỹ sẽ áp dụng mã GLN và LEI vào định danh doanh nghiệp nhập khẩu Khi hai loại mã này chính thức được áp dụng trong thông quan hàng hóa thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu này
2.3.2 Quy định về truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nhập khẩu của EU
Tại Liên minh Châu Âu (EU), Quy định chung về Luật Thực phẩm do Cơ quan
An toàn Thực phẩm Châu Âu thiết lập đã đưa ra các yêu cầu truy xuất đối với nguồn gốc của thực phẩm và đồ uống đang hoạt động trong chuỗi từ rất sớm
Vào cuối những năm 1990, an toàn thực phẩm bắt đầu trở thành trung tâm của chính sách lương thực của Cộng đồng Châu Âu Việc xuất bản “Sách trắng về An toàn Thực phẩm” năm 2000 đã tạo cơ sở cho việc phê duyệt luật khung đầu tiên liên quan đến thực phẩm:
Luật Thực phẩm chung Châu Âu (2002) quy định tất cả các nhà khai thác thực phẩm và thức ăn chăn nuôi thực hiện các hệ thống truy xuất nguồn gốc đặc biệt Các bên tham gia bắt buộc phải có khả năng xác định sản phẩm của họ đến từ đâu và sẽ đi đâu và nhanh chóng cung cấp thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền EU đã công bố các hướng dẫn trên trang web của Ủy ban Châu Âu, yêu cầu các doanh nghiệp ghi lại tên và địa chỉ của nhà cung cấp và khách hàng trong từng trường hợp, cũng như bản chất của sản phẩm, ngày giao hàng Đồng thời, các đơn vị vận hành cũng được khuyến khích lưu trữ thông tin về khối lượng hoặc số lượng của sản phẩm, số lô nếu có và mô tả chi tiết hơn về sản phẩm, chẳng hạn như sản phẩm đó là nguyên liệu thô hay đã qua chế biến
Quy định (EC) số 178/2002, còn được gọi là Quy định chung về Luật Thực phẩm, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Quy định đưa ra các quy tắc cho truy xuất nguồn gốc thực phẩm Các hãng kinh doanh thực phẩm phải có sẵn các hệ thống và quy trình cho phép họ cung cấp các thông tin sau cho các cơ quan có thẩm quyền, khi được yêu cầu: Thứ nhất, ai đã cung cấp cho họ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc bất kỳ chất nào được đưa vào thực phẩm? Thứ hai, danh tính của các doanh nghiệp mà họ đã cung
18 cấp sản phẩm của họ (“truy xuất nguồn gốc … sẽ được thiết lập ở tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối”) Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi được đưa ra thị trường EU phải được dán nhãn hoặc nhận dạng đầy đủ để tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc
Dựa trên Quy định (EC) số 178/2002, Ủy ban Châu Âu đã xây dựng cơ sở dữ liệu
Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) để đảm bảo thông tin minh bạch về sản phẩm hàng hóa giữa người tiêu dùng, cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ quan có thẩm quyền trên toàn thế giới Đồng thời, đây cũng chính là công cụ giúp các thành viên của RASFF có phản ứng nhanh chóng khi phát hiện nguy cơ đối với sức khỏe con người Khi xác định được vấn đề, các thông tin về loại sản phẩm và vấn đề xác định được, xuất xứ của sản phẩm và nước thành viên ra thông báo đều được công bố Đối với người tiêu dùng, thông qua cổng thông tin của RASFF, người tiêu dùng sẽ nắm bắt được thông tin mới nhất về các thông báo thu hồi sản phẩm và cảnh báo của chúng
Khả năng theo dõi các sản phẩm dọc theo toàn bộ chuỗi sản xuất để đảm bảo an toàn và chất lượng của chúng được công nhận là một yếu tố quan trọng, ưu tiên trong các chính sách của Liên minh Châu Âu Vì lý do này, ngoài Quy định (EC) số 178/2002 nêu trên, Liên minh Châu Âu sau đó đã phê duyệt Quy định (EU) số 1169/2011 (có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 2014) về việc cung cấp thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng
Có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, Quy định đưa ra các quy tắc về truy xuất nguồn gốc thực phẩm
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH VÀO TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA
Giới thiệu về Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia tiền thân là Văn phòng Mã số, Mã vạch được thành lập vào năm 1995 thuộc Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch vào ứng dụng ở nước ta với tên là EAN Việt Nam Tháng 5 năm 1995, EAN Quốc tế chính thức công nhận EAN Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là thành viên và là đại diện duy nhất của tổ chức EAN quốc tế ở Việt Nam với đầu mã số quốc gia được cấp là 893
Năm 2005, EAN quốc tế đã đổi tên thành GS1 với mục tiêu mới hướng tới Một giải pháp toàn cầu (One Global Solution), Một hệ thống toàn cầu (One Global System) và Một tiêu chuẩn toàn cầu (One Global Standard), từ đó xây dựng một Mạng Thông tin thương mại toàn cầu Theo đó, EAN Việt Nam đổi tên thành GS1 Việt Nam, đồng thời, thực hiện nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức, bổ sung thêm các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu chung của GS1 quốc tế
Ngày 22/4/2019, căn cứ theo Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ”, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TĐC về việc Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia với mục tiêu thúc đẩy mạnh hoạt động mã số mã vạch trên tất cả các lĩnh vực đáp ứng với nhu cầu của xã hội cũng như hòa nhập với sự phát triển toàn cầu, hướng tới mục tiêu chung của GS1 quốc tế
Tính đến nay, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia đã cấp cho hơn 65.000 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã, với khoảng 1 triệu mã thương phẩm (GTIN) được tạo cho hàng hóa của Việt Nam, bình quân có khoảng 6000 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch mới mỗi năm
3.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành ngày 22/4/2019 Cụ thể như sau:
Về vị trí, chức năng
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục), thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và các hoạt động dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có tên giao dịch quốc tế là National Nubering and Barcodes Center (viết tắt là NBC) Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có trụ sở tại thành phố Hà Nội
Về nhiệm vụ, quyền hạn
Trung tâm có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1 Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động mã số, mã vạch (sau đây viết tắt là MSMV) trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung tâm
2 Đề xuất, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu hướng dẫn, phổ biến áp dụng MSMV; chủ trì, phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trong lĩnh vực MSMV; thực hiện công tác khác phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động MSMV
3 Tổ chức và triển khai phương án quản lý và cấp nguồn MSMV quốc gia; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp MSMV; quản lý, lưu trữ hồ sơ và thành viên sử dụng MSMV; thu phí, quản lý phí MSMV và các nguồn thu khác từ các hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan
4 Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về MSMV, thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của Việt Nam tại tổ chức MSMV quốc tế
5 Xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu MSMV quốc gia, cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia
6 Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, ứng dụng liên quan MSMV cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật
7 Tổ chức truyền thông, phổ biến, quảng bá hoạt động MSMV; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực MSMV
8 Tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật
9 Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật
10 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.”
Hiện tại, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia là đầu mối thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ Theo Quyết định số 111/2022/QĐ-BCT đối với nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại điện tử dựa trên nền tảng số hóa, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện nhiệm vụ chuẩn hóa hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại theo tiêu chuẩn GS1 và GS1 + 1 thực hiện hàng năm đến năm 2030
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia được quy định tại Chương
II của Quyết định số 689/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cụ thể như sau:
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc Trong đó:
- Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ chức và hoạt động của Trung tâm
- Các Phó Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia giúp Giám đốc phụ trách một số công tác theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công
Khái quát hoạt động quản lý nhà nước tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
3.2.1 Công tác tổ chức đào tạo, tập huấn
Hiện tại, Việt Nam không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp, tổ chức phải đăng ký mã số mã vạch nói chung, mã GTIN, mã GLN, mã LEI hướng tới xuất khẩu nói riêng, do đó, các doanh nghiệp đã đăng ký các mã này là bởi họ chủ động đăng ký do đối tác của họ yêu cầu hoặc do chủ đích doanh nghiệp muốn đăng ký Chính vì thế nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản, nông sản tại Việt Nam về mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu vẫn còn hạn chế Điều này đặt ra một câu hỏi lớn rằng làm thế nào để doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu Việt Nam có thể hiểu đúng được tầm quan trọng, sự cần thiết và những yêu cầu đối với họ để đáp ứng được yêu cầu về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc của đối tác thương mại trong khi tại Việt Nam đây không phải là một yêu cầu hay quy định bắt buộc
Từ thực tế đó cùng với nhiệm vụ quan trọng là triển khai Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, đào tạo, hội thảo cho các cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh nhằm giúp họ hiểu sâu sắc hơn về yêu cầu của các nước đối tác về MSMV, tầm quan trọng của truy
28 xuất nguồn gốc, cũng như hướng dẫn họ đăng ký, kê khai và sử dụng mã số mã vạch Tính đến hết năm 2022, bình quân mỗi năm Trung tâm tổ chức 20 khóa đào tạo, tập huấn về truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch cho các địa phương, tổ chức Tiêu biểu có thể kể đến như:
- Hội thảo “Đào tạo, phổ biến, hướng dẫn đăng ký và kê khai mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc” diễn ra vào tháng 6/2022 do Trung tâm MSMV Quốc gia phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa và mã số mã vạch cho cán bộ, công chức, viên chức khối các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo triển khai tốt các nội dung về chuyên môn do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia vào tháng 9/2022
- Khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm giúp doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc hơn, nhìn nhận đầy đủ việc áp dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc giúp tăng cơ hội các thị trường tiềm năng do Trung tâm MSMV Quốc gia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh tổ chức vào tháng 5/2023
- Hội nghị tập huấn “Phổ biến, hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa” cho các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Sở KH & CN tỉnh Ninh Bình phối hợp với Trung tâm MSMV Quốc gia tổ chức vào tháng 10/2023
- Khóa đào tạo “Chuyên gia mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn GS1 toàn cầu” vào tháng 11/2023 do Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức với sự tham gia của đại diện một số Sở KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố
- Khóa đào tạo nhận thức, nâng cao kiến thức và hướng dẫn triển khai mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế (GS1) do Trung
29 tâm phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế diễn ra vào tháng 12/2023 nhằm trang bị thêm thông tin, kiến thức mới cho cán bộ giảng viên và sinh viên của trường
Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục triển khai tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo và tập huấn đối với các sở ban ngành liên quan, đối với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất trên cả nước Đồng thời, tổ chức nhiều khóa đào tạo đổi với đối tượng sinh viên của các trường và học viện có các chuyên ngành liên quan trên khắp cả nước
3.2.2 Công tác quản lý thống nhất ngân hàng mã số mã vạch quốc gia và việc cấp mã số mã vạch
Các loại mã Trung tâm cấp
Trong khuôn khổ GS1 quốc tế, hiện nay, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia thực hiện cấp 2 loại mã phổ biến là: Tiền tố mã doanh nghiệp (GS1 Company Prefix – GCP) – có chức năng sinh mã cho sản phẩm và Mã địa điểm toàn cầu GLN (Global Location Number) – có chức năng xác định thông tin doanh nghiệp Mã GLN thường được cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm sang các thị trường khó tính, có yêu cầu bắt buộc về loại mã này (chẳng hạn như EU, Nga,…) Trong đó, Trung tâm cấp 4 loại mã GCP là GCP-12, GCP-10, GCP-9, GCP-8; và 4 loại mã GLN là GLN Dành cho địa điểm vật lý (Physical location), GLN Dành cho địa điểm số (Digital location), GLN dành cho Pháp nhân (Legal entity), GLN dành cho Đơn vị chức năng (Funtional entity), phổ biến nhất là mã GLN dành cho địa điểm vật lý
Ngoài 2 loại mã chính trên, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia còn thực hiện cấp mã UPC, mã LEI, mã QR và một số loại mã khác Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được ủy quyền cấp và quản lý những loại mã trên
Thực trạng cấp mới mã số mã vạch giai đoạn 2019 – 2023
Bảng 2.1 Số doanh nghiệp đăng ký cấp mới mã số mã vạch giai đoạn 2019 – 2023
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Trung tâm MSMV Quốc gia Theo số liệu trong bảng 2.2, Từ năm 2019 đến năm 2023, Trung tâm đã cấp mã GCP cho 34.735 doanh nghiệp, cấp mã GLN cho 1.162 doanh nghiệp Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2019 – 2023 có gần 7.000 doanh nghiệp đăng ký cấp mới mã GCP, và khoảng 233 doanh nghiệp đăng ký cấp mới mã GLN
Năm 2020 ghi nhận số lượng doanh nghiệp đăng ký mã GCP cao nhất, 7.990 doanh nghiệp đăng ký cấp mới, bởi đây là năm đầu tiên các tỉnh, thành thực hiện triển khai Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, các địa phương, các cơ quan chức năng trong đó có Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đăng ký và sử dụng mã
Thực trạng ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Việc ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế đã và đang dần trở thành một rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam khi gia nhập vào các thị trường khác Là cơ quan đi đầu trong việc quản lý và ứng dụng mã số mã vạch vào việc truy xuất nguồn gốc, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động truy xuất và hợp tác quốc tế tiến tới việc thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa Việt Nam và các thành viên khác của tổ chức GS1 Để làm được điều đó, Trung tâm cần thu thập được nguồn thông tin truy xuất sản phẩm (thông qua biểu mẫu truy xuất) từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước, hình thành lên một hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất quốc gia chung, thống nhất, mỗi sản phẩm hàng hóa sẽ có một mã định danh duy nhất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quy định chung của GS1 quốc tế
Song song với đó, việc xây dựng và hoàn thiện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi về công nghệ kỹ thuật, cơ sở thông tin truy xuất phục vụ việc liên kết và truy xuất chéo giữa các thành viên GS1 sau này Khi Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đi vào vận hành và sẵn sàng kết nối với các cổng truy xuất của các đối tác khác, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, quy chuẩn của Việt Nam, GS1 nói chung, của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia nói riêng, thì sản phẩm hàng hóa đó sẽ được công nhận kết quả truy xuất nguồn gốc dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa GS1 Việt Nam và GS1 nước họ, điều này giúp giảm thiểu các thủ tục, giấy tờ khác về truy xuất nguồn gốc mà nước đối tác yêu cầu; đồng thời, tăng khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
3.3.1 Thực trạng ứng dụng mã số mã vạch trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các địa phương của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia Để đảm bảo thông tin truy xuất nguồn gốc với các trường thông tin thống nhất và đạt chuẩn trên cả nước, Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia đã xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc NBC Trace dựa trên các quy định, quy chuẩn và tiểu chuẩn truy xuất
42 nguồn gốc của tổ chức GS1 quốc tế, phù hợp với các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc tại Viêt Nam
Hệ thống truy xuất nguồn gốc NBC Trace
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản (NBC-Trace) do Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia xây dựng theo chuẩn quốc tế phù hợp với sản phẩm, hàng hóa trong nước và phục vụ xuất khẩu
Hệ thống NBC-Trace cho phép mỗi tài khoản đăng ký sử dụng có thể thực hiện quản trị toàn bộ quá trình sản xuất - sơ chế - bán hàng trên hệ thống Toàn bộ quá trình sản xuất từ mua vật tư, theo dõi quá trình chăm sóc, phun thuốc, bón phân, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển đều được ghi nhật ký điện tử Ðặc biệt, hệ thống được công nhận bởi tổ chức mã số, mã vạch quốc tế GS1, cho phép kết nối thông tin toàn bộ với các đơn vị trong hệ sinh thái về truy xuất nguồn gốc và mã số, mã vạch sản phẩm
Khi xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm NBC-Trace, doanh nghiệp hoặc hộ sản xuất kinh doanh thông qua nhà cung cấp giải pháp để xây dựng hệ thống Để xây dựng hệ thống truy xuất hàng hóa, sẽ tiến hành theo quy trình gồm 6 bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát
Về quy mô sản xuất sản phẩm từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến nơi chế biến, vận chuyển và khi sản phẩm hoàn thiện ra thị trường Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn để hình thành sản phẩm để đảm bảo những thông tin cung cấp tới khách hàng được chính xác và cụ thể nhất
Bước 2: Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Sao cho phù hợp với quá trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp, đảm bảo khi truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc
Giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu vật liệu sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm… Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp giải pháp sẽ xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù của sản phẩm
Bước 4: Nhà cung cấp thiết lập hệ thống phần mềm
Theo đúng yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh để người dùng dễ thực hiện cũng như thể hiện đầy đủ thông tin mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng
Bước 5: Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm
Khi sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, người dùng sẽ được hướng dẫn, đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm để có thể dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng
Bước 6: Triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc
Khách hàng tiến hành truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống phần mềm đã xây dựng và phải đảm bảo các yếu tố: 1 bước trước 1 bước sau – thông tin dữ liệu chính – minh bạch – và có sự tham gia đầy đủ của các bên cung ứng
Hoạt động chính của truy xuất nguồn gốc
- Định danh: Định danh sản phẩm hàng hóa thông qua mã GTIN, mã QR, số lô/mẻ, số seri, mã GLN, SSCC…
- Thu thập: Theo dõi, ghi chép, cập nhật dữ liệu (hồ sơ nông trại, vùng sản xuất, nhà xưởng đóng gói, nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn)
- Lưu trữ: trên hệ thống nội bộ, cloud
- Chia sẻ: Các bên tham gia chuỗi cung ứng, người tiêu dùng…
Truy xuất nguồn gốc chuẩn phải bảo đảm các yếu tố:
- Thứ nhất, có thông tin về chuỗi liên kết giá trị sản phẩm Khi truy xuất nguồn gốc phải truy được sản phẩm đó có quá trình hình thành, vận chuyển, đồng thời thấy được toàn bộ chuỗi quá trình mà tất cả các đơn vị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm
- Thứ hai, thông tin của sản phẩm khi truy xuất phải thể hiện giống như đã công bố lưu hành
- Thứ ba, Có sự chuẩn hóa, kiểm tra, giám sát của bên thứ ba trong toàn bộ chuỗi quá trình tạo ra sản phẩm đó
- Thứ tư, cần có nhật ký điện tử về toàn bộ quá trình hình thành ra sản phẩm Những tài liệu này để chứng minh quá trình tạo ra cũng như luân chuyển sản phẩm có bảo đảm an toàn hay không
Thực trạng xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc ứng dụng mã số mã vạch
Đánh giá thực trạng ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia
Thứ nhất, Trung tâm Mã số mã vạch đã thực hiện hướng dẫn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại một số địa phương như Ninh Bình, Gia Lai, với hơn 30 hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đặc trưng tại các địa phương Từ đó, tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc chung trong cả nước, phù hợp với tiêu chuẩn GS1 quốc tế, tiến tới xuất khẩu các mặt hàng này
Thứ hai, hoàn thành Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, dự kiến vận hành vào Quý II năm 2024, qua đó, thực hiện liên kết Cổng truy xuất quốc gia với các cổng truy xuất của các đối tác khác như Trung Quốc, HongKong, … tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm vào các thị trường có yêu cầu bắt buộc về truy xuất nguồn gốc
Thứ ba, Trung tâm đã đạt được thỏa thuận hợp tác, liên kết Cổng thông tin truy xuất với nhiều đối tác thương mại của Việt Nam như Trung Quốc, HongKong, Ấn Độ, Mông Cổ, …
3.4.2 Những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nguyên nhân
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay, Trung tâm đã triển khai hỗ trợ các địa phương trong hoạt động xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc của một số sản phẩm chủ lực tại một số địa phương trên cả nước Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, việc triển khai xây dựng hệ thống truy xuất dựa trên mã số mã vạch tại các địa phương còn gặp phải một số thách thức
Thứ nhất, hiện nay, nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc vẫn còn hạn chế Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì việc đăng ký và sử dụng mã số mã vạch nói chung, xây dựng hệ thống truy xuất đối với sản phẩm hàng hóa nói riêng, không phải là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp Chính vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa chỉ có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa của mình khi đối tác có yêu cầu này
Thứ hai, tại Việt Nam hiện nay đang có quá nhiều loại mã số mã vạch phục vụ truy xuất nguồn gốc của nhiều nhà cung cấp khác nhau Mỗi nhà cung cấp lại có những thiết kế tem mã, hệ thống phần mềm, biểu mẫu truy xuất nguồn gốc khác nhau, điều này dẫn đến việc “loạn mã truy xuất” trong thị trường nội địa, gây khó khăn trong việc quản lý và khó khăn cho doanh nghiệp khi đối tác của họ yêu cầu có mã của tổ chức GS1 như GTIN, GLN, …
Thứ ba, hiện nay Cổng truy xuất đã được hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm, tuy nhiên cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống nói riêng, của Trung tâm nói chung còn hạn chế Chẳng hạn như khi đẩy dữ liệu mã UPC của một doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ lên hệ thống, nhưng đến khi hàng cập cảng Mỹ thí phía Mỹ lại không truy xuất được thông tin qua mã UPC của doanh nghiệp Việt Nam Nguyên nhân là do tiến độ cập nhật các thông tin này lên hệ thống mã UPC chung từ phía Việt Nam còn chậm và chưa cập nhật kịp
Thứ tư, việc triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mới chỉ tập trung vào các mặt hàng nông sản, thực phẩm, còn việc áp dụng đối với một số sản
55 phẩm quan trọng khác như lâm sản, thủy sản, trang thiết bị y tế, thuốc chưa bệnh, … chưa được chú trọng
Thứ năm, trong một số lĩnh vực, Trung tâm còn thiếu các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao hỗ trợ việc nghiên cứu và áp dụng mã số mã vạch vào việc xây dựng các hệ thống truy xuất nguồn gốc của một số sản phẩm đặc thù như trang thiết bị y tế, thiết bị điện tử,…
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA
Định hướng phát triển của Trung tâm MSMV
Thứ nhất, là cơ quan đầu mối thực hiện Đề án 100 về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (2019) của Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động được nhà nước giao và triển khai theo đúng tiến độ trong đề án Cụ thể như sau:
Giai đoạn đến năm 2020: Rà soát các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc; Xây dựng, ban hành tối thiểu 05 tiêu chuẩn quốc gia, 01 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng; Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa trong nước như nông lâm thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh; Xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia
Giai đoạn đến năm 2025: Hoàn thiện cơ bản hệ thống các văn bản quy định, pháp luật về quản lý, triển khai áp dụng và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc; Xây dựng tối thiểu 30 tiêu chuẩn quốc gia và 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc, các tài liệu hướng dẫn áp dụng cho từng nhóm sản phẩm cụ thể; Tối thiểu 30% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch tại Việt Nam có hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Hoàn thiện nâng cấp Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia, bảo đảm kết nối 100% hệ thống truy xuất nguồn gốc của các bộ, cơ quan liên quan và ít nhất 70% trong tổng số các đơn vị cung cấp giải pháp tại Việt Nam
Giai đoạn đến năm 2030: Hoàn thiện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bảo đảm nhu cầu trao đổi và khai thác thông tin của doanh
57 nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; Hoàn thiện hệ thống quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa trong nước và quốc tế
Thứ hai, Hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức tại các địa phương hoàn thiện hệ thống truy xuất đối với các sản phẩm đặc trưng Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ khảo sát và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm NBC Trace
Thứ ba, Hoàn thiện và đưa vào vận hành Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia theo đúng tiến độ được giao của Tổng cục, dự kiến vận hành trong quý II năm 2024
Thứ tư, Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc giữa các thành viên GS1 với nhau.
Giải pháp thúc đẩy ứng dụng MSMV và TXNG trong TMQT tại Trung tâm MSMV Quốc gia
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về Mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc Để hoàn thiện cơ sở pháp lý về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc cần phải:
- Thứ nhất, Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy định của các tổ chức quốc tế để xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu hướng dẫn chung về truy xuất nguồn gốc cho các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng như: đơn vị cung ứng, đơn vị sản xuất, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng
- Thứ hai, Rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản với nhau, gây hoang mang khi áp dụng vào thực tế
- Thứ ba, Ban hành tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với từng cấp ban ngành Đối với từng địa phương, cần xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp với thế mạnh, đặc điểm của địa phương mình
- Thứ tư, Thiết lập các biện pháp nhằm kiểm soát và có những quy định về xử phạt nếu vi phạm các quy định của nhà nước về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc
4.2.2 Giải pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc
Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc là:
- Tổ chức nhiều buổi tọa đàm giúp các doanh nghiệp nắm bắt rõ vai trò về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, hiểu đúng tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với sản phẩm hàng hóa của mình
- Xây dựng các kênh thông tin chính tống của Trung tâm trên các nền tảng đa phương, các nền tảng mạng xã hội để phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các đối tượng liên quan về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc
- Thường xuyên cập nhật những yêu cầu của các nước, các thị trường khác về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc để kịp thời cung cấp thông tin và hướng dẫn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu đó
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Một là, Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ việc vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia Để có thể đảm bảo sự vận hành của một hệ thống thông tin với dung lượng lưu trữ thông tin rất lớn, máy móc, trang thiết bị cần được đầu tư những thiết bị hiện đại, vowis các thông số phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
Hai là, Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới như IoT, Blockchain và trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc:
- Sử dụng các thiết bị IoT nhúng vào hàng hóa để thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và phân phối sản phẩm hàng hóa Các cảm biến và thiết bị IoT cung cấp thông tin chi tiết về điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm
59 trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản hàng hóa, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng và nhà sản xuất
- Sử dụng Công nghệ Blockchain để tạo ra một hệ thống truy xuất nguồn gốc an toàn và không thể thay đổi, một khi thông tin đã được xác nhận thì không ai có thể thay đổi, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin truy xuất
Ba là, Tăng cường bảo mật thông tin cho cả hệ thống, tránh việc bị rò rỉ thông tin ra ngoài hay bị chỉnh sửa thông tin giả bằng các biện pháp như mã hóa dữ liệu, xác thực mỗi khi truy cập và ghi nhận thông tin của mỗi lần truy cập để thực hiện truy vết khi cần thiết
Bốn là, Hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp phần mềm để phát triển các giải pháp hiệu quả và tiên tiến hơn trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chẳng hạn như tích hợp công nghệ IoT và Blockchain trong việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện phục vụ truy xuất nguồn gốc
Bốn là, Tăng cướng hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, các nhà cung cấp giải pháp công nghệ để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới và tiên tiến hơn trong hoạt động áp dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc
4.2.4 Giải pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế
Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng MSMV vào TXNG trong TMQT tại
4.3.1 Kiến nghị với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia Để thúc đẩy hoạt động ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cần chú trọng đến việc:
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý trong nước thống nhất với các quy định quốc tế
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc với sản phẩm hàng hóa của mình
- Đối với các lĩnh vực chuyên môn hóa cao, cần đẩy mạnh hợp tác với các chuyên gia, giảng viên trong ngành
- Tích cực tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, giữa các đơn vị sự nghiệp của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
4.3.2 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành liên quan
Nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh việc ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, kiến nghị các bộ ban ngành liên quan một số vấn đề sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về mặt pháp lý, ngoại giao để Trung tâm có thể thu thập được những thông tin về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc của các đối tác thương mại nhanh chóng, kịp thời
- Tăng kinh phí cho các hoạt động đào tạo cán bộ, công nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn về lĩnh vực mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc
- Hỗ trợ Trung tâm trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc tại các địa phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2020
[2] Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021
[3] Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2022
[4] Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023
[5] Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2024
[6] Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2018 của Chính phủ (2018)
[7] Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ (2002)
[8] Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (2019)
[9] Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ (2019)
[10] Quyết định số 15/VBHN-BKHCN ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ (2015)
[11] Thắng, H M (2019) Truy Xuất Nguồn Gốc Nông Sản Ứng Dụng Block-Chain: Array Journal of Science and Technology on Information and Communications, 1(2), 42-46
[12] Nghe, N T., Hùng, T T., & Ngôn, N C (2021) Xây dựng hệ thống tra cứu nguồn gốc thủy sản bằng mã QR Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 57, 181-191
[13] Đức, N M., Đông, K T P., Hoa, N T N., & Matsuishi, T (2021) Ảnh hưởng của áp dụng chứng nhận đảm bảo chất lượng quốc tế tại nông hộ đến khả năng truy xuất nguồn gốc của nông sản xuất khẩu: trường hợp của sản phẩm tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long Economics-Law and Management, 5(1)
[14] Nguyễn Xuân Hồng (2022), Quy định của EU về an toàn thực phẩm và sức khỏe thực vật đối với hàng nhập khẩu có nguồn gốc thực vật, Truy cập ngày 10/4/2024, từ https://trungtamwto.vn/file/22288/22.04.12_guidebook-vi.pdf
[15] TCVN ISO 22005 : 2008, Truy cập ngày 5/4/2024, từ https://static.luatvietnam.vn/xem-noi-dung-file-tieu-chuan-tcvn-iso-22005-2008-yeu- cau-thiet-ke-thuc-hien-chuoi-thuc-pham-va-tacn-169858- d3/uploaded/VIETLAWFILE/2022/3/TCVN_ISO_22005_2008_TCDLCL_220322132 839.pdf.aspx
[16] Các quy định đối với hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản, Truy cập ngày 10/4/2024 Từ: https://trungtamwto.vn/file/18349/2017-7-19-Cac-quy-dinh-doi-voi-hang-hoa- xuat-khau-vao-Nhat-Ban-sB2Xa-o6qCd.pdf
[17] Bài giảng Môn Khoa học hàng hóa, Đại học Thương Mại (2022)
[18] Sokołowski, G (2006) GS1 GLOBAL STANDARDS AND EPCGLOBAL AS A SOLUTION ENABLING TRACEABILITY OF GOODS IN SUPPLY NETWORK LogForum, 2(2), 1-8
[19] Pan, J., Zhu, X., Yang, L., Lian, S., & Zhang, N (2012) Research and implementation of safe production and quality traceability system for fruit In Computer and Computing Technologies in Agriculture V: 5th IFIP TC 5/SIG 5.1 Conference, CCTA 2011, Beijing, China, October 29-31, 2011, Proceedings, Part I 5 (pp 133-139)
[20] Deng, M., & Feng, P (2021) Research on a traceability scheme for a grain supply chain Journal of Sensors, 2021, 1-9.