MỤC LỤC
- Thứ hai, từ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia trong giai đoạn 2019 - 2023. - Thứ ba, dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng trên, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng dụng mã số mã vạch vào truy xuất nguồn gốc trong thương mại quốc tế tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia.
Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục), thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và các hoạt động dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định số 111/2022/QĐ-BCT đối với nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại điện tử dựa trên nền tảng số hóa, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện nhiệm vụ chuẩn hóa hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại theo tiêu chuẩn GS1 và GS1 + 1 thực hiện hàng năm đến năm 2030. Chẳng hạn như tại Phòng Kinh doanh Tổng hợp 2 có 10 nhân sự thì có 9 nhân sự nữ và 1 nhân sự nam, cơ cấu nhân sự này là phù hợp với công việc trực tổng đài, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp, hoàn thiện các thủ tục cần thiết liên quan đến mã số mã vạch.
Bình Dương, tích cực trao đổi, hợp tác với các tổ chức GS1 của các thành viên khác trong tổ chức GS1 quốc tế, nhằm chia sẻ và tiếp nhận kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, công nghệ hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc với nhau, tiến đến hình thành một Mạng Thông tin thương mại toàn cầu, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa, góp phần đáp ứng được các rào cản phi thuế quan về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Diễn đàn năm nay hướng tới việc cập nhật các chiến lược, chính sách của GS1 toàn cầu và đưa ra các kế hoạch thực hiện và các giải pháp cụ thể cho khu vực AP; thúc đẩy hợp tác lẫn nhau thông qua thương mại xuyên biên giới áp dụng tiêu chuẩn GS1; thúc đẩy hợp tác với các tổ chức khác trong triển khai áp dụng tiêu chuẩn GS1 với những trọng tâm thảo luận sau: Thương mại xuyên biên giới; An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; Cấp mã không phép; Thương mại điện tử; Phát triển bền vững; Chiến lược 2D và các sáng kiến mới; Chiến lược kết nối GS1 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hướng đến chuyển đổi số trong thương mại, kinh tế tuần hoàn và bền vững. GS1 Trung Quốc: Trong năm 2019, Trung tâm cũng đã chủ động tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế: Đã ký kết thỏa thuận hợp tác với CCIC nhằm thống nhất việc kết nối cơ sở dữ liệu, chấp nhận thông tin truy xuất lẫn nhau đối với sản phẩm trong danh mục theo quy định được phép xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam – Trung Quốc, nhằm góp phần tháo gỡ sự ách tắc trong vấn đề xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc – vấn đề đang rất cấp bách hiện nay.
Công tác hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản xuất: Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia đã đồng hành với một số địa phương triển khai nghiên cứu và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1 như hỗ trợ xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cơm cháy, thảo dược của tỉnh Ninh Bình, hay mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho chuỗi cung ứng nông sản tại Gia Lai…. Để làm được điều đó, Trung tâm cần thu thập được nguồn thông tin truy xuất sản phẩm (thông qua biểu mẫu truy xuất) từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên cả nước, hình thành lên một hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất quốc gia chung, thống nhất, mỗi sản phẩm hàng hóa sẽ có một mã định danh duy nhất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quy định chung của GS1 quốc tế. Khi Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia đi vào vận hành và sẵn sàng kết nối với các cổng truy xuất của các đối tác khác, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, quy chuẩn của Việt Nam, GS1 nói chung, của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia nói riêng, thì sản phẩm hàng hóa đó sẽ được công nhận kết quả truy xuất nguồn gốc dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa GS1 Việt Nam và GS1 nước họ, điều này giúp giảm thiểu các thủ tục, giấy tờ khác về truy xuất nguồn gốc mà nước đối tác yêu cầu; đồng thời, tăng khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Các quy trình nghiệp vụ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở được tin học hóa để sử dụng NBC-Trace để TXNG trên nền tảng website và điện thoại, NBC- Trace có thể cập nhật thông tin truy xuất theo thời gian thực và tích hợp sử dụng tem TXNG bằng mã QR; Thiết kế và in Tem QR, Tem TXNG, mã GTIN, GLN nhằm đáp ứng yêu cầu truy xuất của các đối tác thương mại trong và ngoài nước của các cơ sở sản xuất kinh doanh này. Sau khi tiến hành xây dựng các hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh tại Việt Nam như hệ thống truy xuất sản phẩm Cơm cháy của tỉnh Ninh Bình, … dữ liệu về chuỗi cung ứng của sản phẩm hàng hóa đó sẽ được cập nhật lên hệ thống thông tin của Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, phục vụ cho hoạt động truy xuất nguồn gốc trong nước và của các đối tác thương mại. Tính đến nay, Trung tâm đã đạt được thỏa thuận hợp tác, liên kết Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia với một số đối tác thương mại như Trung Quốc, HongKong, Ấn Độ, … khi Cổng thông tin đi vào vận hành, dữ liệu truy xuất phía Việt Nam cung cấp sẽ được liên kết với cổng truy xuất của các nước này, đồng thời kết quả truy xuất nguồn gốc sẽ được thừa nhận chéo giữa hai bên.
Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ khảo sát và hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm NBC Trace. Thứ ba, Hoàn thiện và đưa vào vận hành Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia theo đúng tiến độ được giao của Tổng cục, dự kiến vận hành trong quý II năm 2024. Thứ tư, Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc giữa các thành viên GS1 với nhau.
- Xây dựng các kênh thông tin chính tống của Trung tâm trên các nền tảng đa phương, các nền tảng mạng xã hội để phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các đối tượng liên quan về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc. Ba là, Tăng cường bảo mật thông tin cho cả hệ thống, tránh việc bị rò rỉ thông tin ra ngoài hay bị chỉnh sửa thông tin giả bằng các biện pháp như mã hóa dữ liệu, xác thực mỗi khi truy cập và ghi nhận thông tin của mỗi lần truy cập để thực hiện truy vết khi cần thiết. Bốn là, Hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp phần mềm để phát triển các giải pháp hiệu quả và tiên tiến hơn trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chẳng hạn như tích hợp công nghệ IoT và Blockchain trong việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Ảnh hưởng của áp dụng chứng nhận đảm bảo chất lượng quốc tế tại nông hộ đến khả năng truy xuất nguồn gốc của nông sản xuất khẩu: trường hợp của sản phẩm tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long.