1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại trung tâm mã số mã vạch quốc gia

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia
Tác giả Bùi Thị Vân Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA (7)
    • 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia (7)
    • 1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia (8)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (9)
    • 1.4. Nhân sự của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (10)
  • CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2023 (12)
    • 2.1. Phân tích hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (12)
      • 2.1.1. Phối hợp, tổ chức tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao sự hiểu biết, nhận thức đúng tầm quan trọng của mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc (12)
      • 2.1.2. Công tác quản lý thống nhất ngân hàng mã số quốc gia và việc cấp mã số mã vạch (16)
      • 2.1.3. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc (19)
      • 2.1.4. Tích cực hợp tác quốc tế với các tổ chức mã số mã vạch quốc tế (21)
      • 2.1.5. Các công tác khác của Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia (25)
    • 2.2. Giới thiệu một số văn bản, hiệp định, quy định quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (26)
    • 2.3. Những thành tựu và những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển (28)
      • 2.3.1. Những thành tựu đạt được (28)
      • 2.3.2. Những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển (28)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Nhận xét sơ bộ những thành công, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý nhà nước của (0)
      • 3.1.1. Nhận xét sơ bộ những thành công, tồn tại trong hoạt động của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (30)
      • 3.1.2. Nguyên nhân của những thành công và những tồn tại trong hoạt động của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (30)
    • 3.2. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (31)
    • 3.3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu (32)

Nội dung

Ngày 22/4/2019, căn cứ theo Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia

Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia tiền thân là Văn phòng Mã số, Mã vạch được thành lập vào năm 1995 thuộc Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch vào ứng dụng ở nước ta với tên là EAN Việt Nam Tháng 5 năm 1995, EAN Quốc tế chính thức công nhận EAN Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) là thành viên và là đại diện duy nhất của tổ chức EAN quốc tế ở Việt Nam với đầu mã số quốc gia được cấp là 893

Năm 2005, EAN quốc tế đã đổi tên thành GS1 với mục tiêu mới hướng tới Một giải pháp toàn cầu (One Global Solution), Một hệ thống toàn cầu (One Global System) và Một tiêu chuẩn toàn cầu (One Global Standard), từ đó xây dựng một Mạng Thông tin thương mại toàn cầu Theo đó, EAN Việt Nam đổi tên thành GS1 Việt Nam, đồng thời, thực hiện nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức, bổ sung thêm các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu chung của GS1 quốc tế

Ngày 22/4/2019, căn cứ theo Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ”, Tổng cục

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TĐC về việc Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia với mục tiêu thúc đẩy mạnh hoạt động mã số mã vạch trên tất cả các lĩnh vực đáp ứng với nhu cầu của xã hội cũng như hòa nhập với sự phát triển toàn cầu, hướng tới mục tiêu chung của GS1 quốc tế

Tính đến nay, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia đã cấp cho hơn 65.000 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã, với khoảng 1 triệu mã thương phẩm (GTIN) được tạo cho hàng hóa của Việt Nam, bình quân có khoảng 6000 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch mới mỗi năm

Vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành ngày 22/4/2019 Cụ thể như sau:

Về vị trí, chức năng

Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục), thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và các hoạt động dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật

Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có tên giao dịch quốc tế là National Nubering and Barcodes Center (viết tắt là NBC) Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có trụ sở tại thành phố Hà Nội

Về nhiệm vụ, quyền hạn

Trung tâm có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

1 Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động mã số, mã vạch (sau đây viết tắt là MSMV) trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung tâm

2 Đề xuất, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu hướng dẫn, phổ biến áp dụng MSMV; chủ trì, phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trong lĩnh vực MSMV; thực hiện công tác khác phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động MSMV

3 Tổ chức và triển khai phương án quản lý và cấp nguồn MSMV quốc gia; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp MSMV; quản lý, lưu trữ hồ sơ và thành viên sử dụng MSMV; thu phí, quản lý phí MSMV và các nguồn thu khác từ các hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan

4 Đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế về MSMV, thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của Việt Nam tại tổ chức MSMV quốc tế

5 Xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu MSMV quốc gia, cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia

6 Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, ứng dụng liên quan MSMV cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật

7 Tổ chức truyền thông, phổ biến, quảng bá hoạt động MSMV; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực MSMV

8 Tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật

9 Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật

10 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.”

Hiện tại, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia là đầu mối thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ Theo Quyết định số 111/2022/QĐ-BCT đối với nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại điện tử dựa trên nền tảng số hóa, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại thực hiện nhiệm vụ chuẩn hóa hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại theo tiêu chuẩn GS1 và GS1 + 1 thực hiện hàng năm đến năm 2030.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia được quy định tại Chương

II của Quyết định số 689/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cụ thể như sau:

Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc Trong đó:

- Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước

Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ chức và hoạt động của Trung tâm

- Các Phó Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia giúp Giám đốc phụ trách một số công tác theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công

- Trong trường hợp Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được ủy quyền điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về điều hành của mình, sau đó báo cáo Giám đốc

Về Cơ cấu tổ chức

Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có cơ cấu tổ chức như sau:

1 Phòng Tổ chức Hành chính (Human Resources and Administration Department);

2 Phòng Kế hoạch Tài chính (Financial and Planning Department);

3 Phòng Nghiên cứu Phát triển (Research and Development Department);

4 Phòng Kinh doanh Tổng hợp (Sales and General Affairs Department);

5 Phòng Hợp tác Quốc tế (External Affairs Department);

6 Văn phòng đại diện của Trung tâm tại miền Trung và miền Nam

Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Trung tâm Việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Trung tâm do Tổng cục trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia và Vụ trưởng Vụ

Nhân sự của Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia

Tính đến ngày 20/1/2023, nhân sự tại Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia gồm có 56 cán bộ, công nhân viên

- Hiện trạng chất lượng nhân sự theo cơ cấu giới tính:

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nhân sự theo giới tính của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia

Tỷ lệ nhân sự nữ nhiều hơn tỷ lệ nhân sự nam 10,8% do tính chất công việc tại từng phòng ban khác nhau thì hoàn toàn phù hợp với cơ cấu nhân sự Chẳng hạn như tại Phòng Kinh doanh Tổng hợp 2 có 10 nhân sự thì có 9 nhân sự nữ và 1 nhân sự nam, cơ cấu nhân sự này là phù hợp với công việc trực tổng đài, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và hướng dẫn các doanh nghiệp, hoàn thiện các thủ tục cần thiết liên quan đến mã số mã vạch Đối với phòng Nghiên cứu Phát triển, nhân sự đa phần là nam do tính chất công việc liên quan đến kỹ thuật máy tính

- Tình trạng chất lượng nhân sự theo cơ cấu độ tuổi:

+ Từ 25 tuổi trở xuống: 5 người – chiếm 8,9%

+ Từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi: 22 người – chiếm 39,3%

+ Từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi: 28 người – chiếm 50%

+ Từ 45 tuổi trở lên: 1 người – chiếm 1,8%

Qua phân tích số liệu về cơ cấu độ tuổi, có thể thấy nhân sự Trung tâm có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống chiếm 48,2%, họ là những nhân sự trẻ tuổi, tuy nhiên họ được đào tạo nghiệp vụ tốt, đồng thời có khả năng ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin Với nhân sự có độ tuổi từ 35 đến dưới 45 tuổi, chiếm đến 50% cơ cấu nhân sự của Trung tâm thì họ là những người dày dặn kinh nghiệm, nghiệp vụ tốt, luôn sẵn sàng đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm cho những nhân sự trẻ tuổi hơn

- Trình độ học vấn, chuyên môn: đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Trung tâm đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu của công việc

HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MÃ SỐ MÃ VẠCH QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

Phân tích hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do và ba Hiệp định đang trong vòng đàm phán, trong đó những quy định về quy tắc xuất xứ nói chung và truy xuất nguồn gốc nói riêng đã và đang là vấn đề mà các đối tác thương mại của Việt Nam rất quan tâm Truy xuất nguồn gốc đang dần trở thành rào cản kỹ thuật đối với Việt Nam khi gia nhập vào thị trường quốc tế nhất là các thị trường khó tính, yêu cầu cao về nguồn gốc hàng hóa được nhập khẩu vào nước họ như thị trường EU, Mỹ, … Một số yêu cầu cụ thể về truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch trên sản phẩm hàng hóa của một số đối tác thương mại của Việt Nam như sau:

Bảng 2.1 Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của một số thị trường

STT Quốc gia/khu vực Quy định Hiệu lực

Hải quan Mỹ áp dụng thử nghiệm mã GLN thay thế hệ thống mã MID trong thông quan hàng hóa Dự kiến phía Mỹ sẽ áp dụng mã GLN và LEI vào định danh doanh nghiệp nhập khẩu

Quy định áp dụng GTIN vào kê khai hải quan để giảm các trường thông tin cần kê khai Từ năm 2019, 9 loại trái cây nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam phải được truy xuất nguồn gốc

3 EU Tiêu chuẩn IFS version7 bắt buộc nhà cung cấp thực phẩm tại châu Âu phải có GLN 1/7/2021

Order 478 của Bộ Kinh tế Nga yêu cầu sản phẩm nhập khẩu vào Nga phải có mã GTIN và GLN

Order 936 yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Nga phải khai báo mã địa điểm toàn cầu GLN

Nghị định số 23 của Bộ Công thương Algeria yêu cầu sản phẩm dành cho người sử dụng phải có mã số sản phẩm thương mại toàn cầu (GTIN) trên bao bì

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Trung tâm MSMV Quốc gia

Theo như bảng 2.1, hiện nay hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường trên phải đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc dựa trên mã GTIN, GLN Trong đó có cả ba thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta là Trung Quốc, Mỹ và EU Đối với Trung Quốc, họ quy định áp dụng mã GTIN vào kê khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam để được nhập khẩu chính ngạch vào nước này cần có mã GTIN để thực hiện khai báo hải quan Thêm vào đó, từ năm 2019, phía Trung Quốc quy định 9 loại trái cây nhập khẩu chính ngạch từ Việt Nam là chuối, xoài, măn cụt, dưa hấu, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, thanh long, vải thiều, phải được truy xuất nguồn gốc Điều này đặt ra một thách thức đối với doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là phải đáp ứng được yêu cầu về mã GTIN và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, đặc biệt là đối với những mặt hàng nông sản Đối với EU, kể từ ngày 7/1/2021, Tiêu chuẩn IFS version 7 chính thức có hiệu lực, theo đó, nhà cung cấp thực phẩm tại Châu Âu bắt buộc phải có mã GLN Điều này có nghĩa là bằng cách gián tiếp, mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam muốn được đặt lên kệ của người tiêu dùng Châu Âu phải có mã GLN Khi đó dựa trên mã GLN, phía

EU có thể kiểm tra xem hàng hóa, sản phẩm đó được sản xuất ở đâu, thông qua thiết bị vệ tinh, họ có thể kiểm tra xem vị trí của đơn vị sản xuất đó xem có vi phạm quy định khác về truy xuất nguồn gốc hay một số rào cản phi thuế quan khác của EU hay không ví dụ như Quy định chống phá rừng (EUDR) là rào cản đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu vào khu vực này, hay như quy định IUU đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, Theo Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia hiện nay, phía EU chưa quy định cụ thể vật mang dữ liệu bắt buộc sử dụng cho truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên họ khuyến nghị sử dụng mã vạch GS1 (mã GLN, GTIN, GIAI), ưu tiên sử dụng DataMatrix kết hợp với các cảm biến liên quan khác để tạo ra mạng lưới IoT phục vụ cho truy xuất nguồn gốc Chẳng hạn như thông qua mã GLN của đơn vị sản xuất, khai thác cà phê xuất khẩu họ có thể đánh giá thực trạng rừng tại khu vực đó, hay khi thông qua hành trình ghi lại từ mã GLN và cảm biến họ có thể xác định được các tàu khai thác cá của Việt Nam có vi phạm quy định IUU hay không Đối với Mỹ, Hải quan Mỹ đã tiến hành áp dụng thử nghiệm mã GLN, tiến đến thay thế hệ thống mã MID trong thông quan hàng hóa Theo Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, dự kiến phía Mỹ sẽ áp dụng mã GLN và LEI vào định danh doanh nghiệp nhập khẩu Khi hai loại mã này chính thức được áp dụng trong thông quan hàng hóa thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu này

Ngoài ra, theo Order 478 và Order 936 của Bộ Kinh tế Nga thì từ năm 2021, hàng hóa nhập khẩu vào Nga bắt buộc phải có mã GTIN, GLN, như vậy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam muốn được nhập khẩu vào nước này và được hưởng mức thuế ữu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, thì hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải có mã GLN, GTIN trên bao bì Hay như Nghị định số 23 của Bộ Công thương Algeria, hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này phải có mã GTIN trên bao bì

Yêu cầu thực tiễn về mã số mã vạch GS1 và truy xuất nguồn gốc là vậy, tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp, tổ chức phải đăng ký mã số mã vạch nói chung, mã GTIN, mã GLN, mã LEI hướng tới xuất khẩu nói riêng, theo đó, các doanh nghiệp đã đăng ký các mã này là bởi họ chủ động đăng ký do đối tác

15 của họ yêu cầu hoặc do chủ đích doanh nghiệp muốn đăng ký Chính vì thế nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản, nông sản tại Việt Nam về mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc phục vụ xuất khẩu vẫn còn hạn chế Điều này đặt ra một câu hỏi lớn rằng làm thế nào để doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu Việt Nam có thể hiểu đúng được tầm quan trọng, sự cần thiết và những yêu cầu đối với họ để đáp ứng được yêu cầu về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc của đối tác thương mại trong khi tại Việt Nam đây không phải là một yêu cầu hay quy định bắt buộc

Từ thực tế đó cùng với nhiệm vụ quan trọng là triển khai Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, đào tạo, hội thảo cho các cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh nhằm giúp họ hiểu sâu sắc hơn về yêu cầu của các nước đối tác về MSMV, tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc, cũng như hướng dẫn họ đăng ký, kê khai và sử dụng mã số mã vạch Tính đến hết năm 2022, bình quân mỗi năm Trung tâm tổ chức 20 khóa đào tạo, tập huấn về truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch cho các địa phương, tổ chức Tiêu biểu có thể kể đến như:

- Hội thảo “Đào tạo, phổ biến, hướng dẫn đăng ký và kê khai mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc” diễn ra vào tháng 6/2022 do Trung tâm MSMV Quốc gia phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa và mã số mã vạch cho cán bộ, công chức, viên chức khối các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo triển khai tốt các nội dung về chuyên môn do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia vào tháng 9/2022

- Khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm giúp doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc hơn, nhìn nhận đầy đủ việc áp dụng mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc giúp tăng cơ hội các thị trường tiềm năng do Trung tâm MSMV Quốc gia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh tổ chức vào tháng 5/2023

- Hội nghị tập huấn “Phổ biến, hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa” cho các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Sở KH & CN tỉnh Ninh Bình phối hợp với Trung tâm MSMV Quốc gia tổ chức vào tháng 10/2023

- Khóa đào tạo “Chuyên gia mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn GS1 toàn cầu” vào tháng 11/2023 do Trung tâm

Giới thiệu một số văn bản, hiệp định, quy định quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia

Hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm MSMV thực hiện được quy định và điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch; Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch; Nghị định số 132/2008/NĐ-

CP về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Quyết định số 100/2019/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc… Tuy nhiên, Quyết định số 15/2006/QĐ-TTg đã hết hiệu lực toàn bộ và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP đã hết hiệu lực một phần

Nội dung chính của một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quảng lý nhà nước cua Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia

Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg quy định nội dung quản lý nhà nước về MSMV gồm sáu nội dung: Thứ nhất là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn về hoạt động mã số mã vạch; Thứ hai là quản lý thống nhất ngân hàng mã số quốc gia và việc cấp mã số mã vạch; Thứ ba là tổ chức hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ mã số mã vạch trong sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực khác; Thứ tư là tổ chức và quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về mã số mã vạch, hoạt động đại diện của Việt Nam tại Tổ chức mã số mã vạch quốc tế (EAN quốc tế); Thứ năm là quản lý các loại phí về hoạt động mã số mã vạch; Thứ sáu là kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động mã số mã vạch, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động mã số mã vạch

Quyết định số 15/2015/VBHN-BKHCN về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”, quy định cụ thể về việc cấp và quản lý các loại mã số mã vạch; quy định về Sử dụng mã số mã vạch; Thu hồi mã số mã vạch đã cấp; Thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp và sử dụng mã số mã vạch

Nghị định số 74/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

132/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng Sản phẩm,

Hàng hóa, bổ sung Điều 19a Mục 7 của Chương II “Quản lý nhà nước về mã số mã vạch” quy định về việc Phân công quản lý nhà nước về hoạt động mã số mã vạch

Quyết định số 100/2019/QĐ-TTg về việc Phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc: Trung tâm MSMV QG là cơ quan chủ trì triển khai Đề án 100 thực hiện nhiệm vụ sau: Một là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở nghiên cứu những tiêu chuẩn, quy định của các tổ chức quốc tế; Hai là xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất thống nhất trong cả nước, hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu chung, thống nhất trên cả nước, phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc; Ba là nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc, thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại như Blockchain, IoT, AI, Big data, vào hoạt động truy xuất nguồn gốc; Bốn là thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, cụ thể hợp tác với các tổ chức GS1 nước ngoài nhằm ứng dụng và công nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế; Năm là thiết lập, xây dựng, vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, phục vụ cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong mạng lưới truy xuất nguồn gốc toàn cầu

Một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Nghị quyết số 67/2010/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc “Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc

Qua những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, hoạt động quản lý nhà nước về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc đã và đang được quan tâm Yêu cầu về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc dần trở thành một rào cản kỹ thuật mà sản phầm, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng để có thể gia nhập vào các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Trung Quốc

Những thành tựu và những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

2.3.1 Những thành tựu đạt được

Trong giai đoạn 2019 – 2023, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia luôn nỗ lực thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao về hoạt động quản lý nhà nước về mã số mã vạch, trọng tâm là thực hiện triển khai Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ về Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã đạt được một số thành tựu sau:

Một là, Trung tâm đã thực hiện cấp mã số mã vạch cho hơn 50,000 doanh nghiệp trong đó, riêng giai đoạn 2019 – 2023, Trung tâm đã cấp cho khoảng 35.000 doanh nghiệp, cùng với đó là hơn 20.000 sản phẩm hàng hóa đã được cấp mã quản lý sản phẩm

Hai là, nghiên cứu, xây dựng và tiếp tục hoàn thiện Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc Quốc gia, sẵn sàng chờ kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc của các quốc gia, khu vực khác trên thế giới Đồng thời, hoàn thiện và cho ra mắt dịch vụ xác minh nguồn gốc sản phẩm Verify vào năm 2022 đem đến nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng

Ba là hướng dẫn, góp ý xây dựng hơn 5000 chuỗi truy xuất nguồn gốc nông sản rau củ quả tươi tại một số tỉnh thành trong cả nước

Bốn là Trung tâm đã trao đổi và hợp tác song phương với thành viên khác của tổ chức GS1 quốc tế như HongKong, Mông Cổ, nhằm trao đổi kinh nghiệm và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau

Năm là hoàn thành nhiệm vụ hàng năm được giao về việc thu, quản lý và sử dụng phí về mã số mã vạch

2.3.2 Những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

Một là, quy trình thủ tục hành chính còn phức tạp Chẳng hạn như đối với đơn vị sản xuất kinh doanh muốn đăng ký cấp mới mã số mã vạch, sau khi thực hiện thủ tục trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức phải nộp bản cứng về Trung tâm và chờ được kiểm duyệt trong vòng 5 ngày làm việc Sau đó, nếu không có sai sót gì thì doanh nghiệp tiến hành nộp phí, và phía Trung tâm sẽ kiểm tra trong 3 ngày làm việc và xuất biên lai gửi về doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp mới được cấp và sử dụng

29 mã Trong trường hợp xảy ra sai sót, thời gian hoàn thành thủ tục và được cấp mã số mã vạch với doanh nghiệp sẽ bị đình trệ

Hai là, việc nhiên cứu, hướng dẫn và áp dụng mô hình truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm hàng hóa còn nhiều khó khăn, nhất là đối với những sản phẩm nông sản, thủy sản

Ba là hiện nay Trung tâm đã đạt được thỏa thuận về việc trao đổi chuyển giao kinh nghiệm và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc với một số thành viên GS1 quốc tế khác, tuy nhiên đây chỉ là con số nhỏ so với số thành viên của GS1 quốc tế, trong thời gian tới, Trung tâm cần nỗ lực hơn nữa trong công tác hợp tác quốc tế

Bốn là, trong quá trình hoạt động, Trung tâm vẫn gặp phải một số trục trặc về kỹ thuật và đường truyền gây ảnh hưởng đến hoạt động truy xuất nguồn gốc, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ như một doanh nghiệp đăng ký và sử dụng mã UCP tại Trung tâm và tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó sang Mỹ, khi hàng hóa cập cảng

Mỹ phía doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện quét và kiểm tra mã UCP trên sản phẩm Tuy nhiên do trục trặc về kỹ thuật mà thông tin đăng ký và sử dụng mã UCP của doanh nghiệp chưa được cập nhật trên hệ thống của Mỹ, khi đó phía nhập khẩu kiểm tra và phát hiện ra mã không hợp lệ và không nhập lô hàng hóa đó của đối tác Việt Nam Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Năm là, mặc dù Trung tâm đã phối hợp, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp nắm bắt được tầm quan trọng, sự cần thiết của mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu về mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc của các quốc gia đối tác và của Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Những vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia

Trong thời gian tới, một số vấn đề đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nước của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia như sau:

Một là tiếp tục thực thi Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc

Hai là vừa chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về những quy định, yêu cầu mới của những quốc gia là đối tác thương mại của Việt Nam liên quan đến mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, vừa mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Ba là vừa đẩy mạnh nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp, địa phương về sự cần thiết của mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, vừa nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng những mô hình truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn GS1 quốc tế về truy xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp, tổ chức sao cho phù hợp với đặc thù từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất

Đề xuất vấn đề nghiên cứu

Vấn đề 1: Giải pháp thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia

Vấn đề 2: Những thách thức đối với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia khi thực thi Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai, áp dụng và quản lý truy xuất nguồn gốc.

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:03

w