1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Giáo dục tiểu học: Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Thủy Tú - Thủy Nguyên - Hải Phòng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Núi Đèo

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai Thác Các Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Làng Thủy Tú - Thủy Nguyên - Hải Phòng Vào Việc Giáo Dục Đạo Đức, Lối Sống Cho Học Sinh Lớp 4 Trường Tiểu Học Núi Đèo
Tác giả Nguyễn Thị Thùy
Người hướng dẫn TS. Trần Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống và truyền thống lịch sử cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Núi Đèo thông qua khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Thủy Tú:.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THÙY

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG THỦY TÚ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC NÚI ĐÈO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THÙY

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG THỦY TÚ - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG VÀO VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC NÚI ĐÈO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

MÃ SỐ: 8.14.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Quốc Tuấn

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lí luận: 7

1.1.1 Khái niệm về văn hóa và văn hóa truyền thống: 7

1.1.2.Gía trị văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam tiêu biểu: 13

1.1.3.Khái niệm về giáo dục học và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học: 20

1.2.Cơ sở thực tiễn: 27

1.2.1.Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông 27

1.2.2.Khái quát chung về không gian văn hóa của làng Thủy Tú - huyện Thủy Nguyên: 28

1.3 Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống và giáo dục đạo đức, lối sống trong chương trình tiểu học thông qua môn Lịch sử lớp 4: 32

1.3.1 Nội dung chương trình chỉ đạo của Bộ Giaó dục: 32

1.3.2 Nội dung chương trình môn Lịch sử chỉ đạo từ Sở giáo dục Hải Phòng: 33

1.3.3 Nội dung chương trình môn Lịch sử chỉ đạo từ Phòng Giáo dục Thủy Nguyên và nhà trường: 34

1.4 Thực trạng việc giáo dục văn hóa truyền thống và việc giáo dục đạo đức, lối sống thông qua môn Lịch sử lớp 4 cho HS trường Tiểu học Núi Đèo: 35

1.4.1.Thực trạng việc tiến hành giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh của trường Tiểu học Núi Đèo: 35

Trang 4

1.4.2 Tổ chức quá trình điều tra và kết quả: 36

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4 40

2.1.Nguyên tắc đề xuất biện pháp: 40

2.1.1.Nguyên tắc đảm bảo bám sát mục tiêu, nội dung chương trình: 40

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí học sinh39 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tích hợp liên môn 40

2.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống và truyền thống lịch sử cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Núi Đèo thông qua khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Thủy Tú: 42

2.2.1.Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn học lịch sử: 42

2.2.2 Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống vào một số môn học trong chương trình chính khóa: 45

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 70

3.1 Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu thực nghiệm: 70

3.1.1.Mục đích và ý nghĩa của thực nghiệm: 70

3.1.2.Yêu cầu thực nghiệm 71

3.2 Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 70

3.3 Nội dung thực nghiệm: 73

3.4 Thời gian thực nghiệm: 73

3.5 Phương pháp thực nghiệm và đánh giá kết quả: 73

3.5.1.Phương pháp thực nghiệm: 73

3.5.2 Kiểm tra đánh giá: 73

3.5 Tiến trình thực nghiệm: 743

3.6 Kết quả thực nghiệm: 76

3.7 Kết luận chung về thực nghiệm: 83

Tiểu kết chương 3 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIÊU THAM KHẢO 87

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục học sinh trong các nhà trường phổ thông là một công tác giáo dục toàn diện (kiến thức, khoa học, môi trường, tự nhiên, xã hội, nhân cách, đạo đức, lối sống, ) trong đó mảng giáo dục đạo đức cho học sinh được đặc biệt quan tâm nhất là đối với học sinh đầu cấp – bậc Tiểu học Đồng thời, trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thì nội dung về giáo dục văn hóa truyền thống là một nôi dung quan trọng Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa đã làm thay đổi mạnh mẽ điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam từ truyền thống khép kín sang hiện đại và hội nhập từ đó tác động tới hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thực tiễn này đòi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn đến việc giáo dục thế hệ trẻ biết hòa nhập, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở giữ gìn

và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Chính vì vậy, hoạt động này phải được làm ngay từ trong nhà trường thông qua nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục

Làng văn hóa Thủy Tú, xã Thủy Đường thuộc huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng trải qua một quá trình phát triển dài đi cùng năm tháng lịch sử của đất nước mang trong đó những giá trị văn hóa truyền thống quý báu như: Truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm; Tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết; Tinh thần lạc quan yêu đời; Tinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài Nền giáo dục và đào tạo của huyện Thủy Nguyên luôn đi đầu trong các phong trào đổi mới về phương pháp, hình thức dạy học Trong đó Trường Tiểu học Núi Đèo là trường trung tâm thuộc huyện Thủy Nguyên, luôn tích cực tham gia phong trào đó Những năm gần đây, ngoài chú trọng giáo dục văn – thể – mĩ, giáo dục của nhà trường còn đi sâu vào bồi dưỡng đạo đức, xây dựng nhân cách, tâm hồn cho học sinh, coi trọng việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống Vì vậy, việc khai thác những giá trị văn hóa truyền

Trang 6

thống đưa vào giáo dục đạo đức, lối sống là việc làm cần thiết và quan trọng Những giá trị văn hóa, truyền thống quê hương sẽ tác động tới đạo đức, lối sống của các em ngay từ nhỏ Mặt khác, cũng chính những mầm non tương lai của đất nước sẽ là người tiếp tục bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống đó

Những năm gần đây, trong nội dung dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường, vai trò giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc đã trở thành nội dung giáo dục quan trọng Các giá trị hóa truyền thống Việt Nam đã được đưa vào nhiều bài học ở các môn học và hoạt động giáo dục của trường phổ thông Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giáo dục văn hóa truyền thống ở trường phổ thông trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số những bất cập Vì vậy, việc chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm khắc phục những bất cập và khỏa lấp những vấn đề còn trống vắng, thiếu xót về giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông

Xuất phát từ những lí do trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua việc khai thác các giá trị văn hóa, truyền thống địa phương, chúng tôi chọn đề tài: “Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Thủy Tú – Thủy Nguyên –Hải Phòng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Núi Đèo – Thủy Nguyên” nhằm tìm ra những phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho học sinh

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Để tạo cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin điểm những công trình nghiên cứu, sách, tài liệu đề cập tới nội dung văn hóa, truyền thống dân tộc cũng như những nội dung liên quan đến việc giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ

Nội dung văn hóa truyền thống được xem xét ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN) xuất hiện trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư,

Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức Ở phương

Trang 7

Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức Còn theo nhà triết học Aristoste (384-322-TCN), thì ông lại cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong môi quan hệ quan

hệ đạo đức Hay tại Nhật Bản là một trong những nước rất coi trọng giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường Theo đó, Luật giáo dục cơ bản xây dựng từ năm 1947, hệ thống giáo dục hiện đại tập trung vào truyền thống văn hóa như “Tình yêu đất nước”, “Tinh thần tập thể vì mọi người” Trong tác phẩm Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam của Giaó sư Vũ Ngọc Khánh củ biên đã giới thiệu về hàng chục ngôi làng ở nhiều vùng Miền trong

cả nước, từ Miền xuôi đến Miền ngược Do vị trí địa lí- khí hậu, mà mỗi làng

xã hay buôn làng lại có một nghề truyền thống để nuôi sống con người Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm [24]

Năm 1983, tác giả Lê Anh Trà trong bài “Những giá trị truyền thống tinh thần Việt Nam” đã đưa ra một hệ thống giá trị truyền thống Việt Nam như sau: Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm; Lao động cần cù xây dựng đất nước; Lòng nhân ái [35]

Năm 2001, trong cuốn sách “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Qúy và tập thể các tác giả đã nhấn mạnh, coi những giá trị sau là những giá trị hàng đầu trong hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam: Yêu nước, tự lực, tự cường, kiên cường, bất khuất, nhân

ái, khoan dung, coi trọng tình nghĩa, cần cù, tiết kiệm, coi trọng gia đình, coi trọng cộng đồng, đoàn kết.[7]

Đề cập đến văn hóa địa phương có một số tác phẩm, năm 2012 hai tác giả là Văn Duy và Lê Xuân Lựa đã sưu tầm và biên soạn cuốn Văn hóa dân gian vùng ven sông Bạch Đằng huyện Thủy Nguyên, cuốn sách nằm trong

Trang 8

chương trình dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ các dân tộc Việt Nam” do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam chủ trì [11]

Nhìn chung các đề tài viết về văn hóa truyền thống của làng xã và việc

áp dụng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đã có khá nhiều, tuy nhiên tại trường Tiểu học Núi Đèo chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này nên với những định hướng trên chúng tôi chọn đề tài “Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Thủy Tú – Thủy Nguyên – Hải Phòng với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4 Ttrường tiểu học Núi Đèo – Thủy Nguyên” Chúng tôi hi vọng luận văn này sẽ có tính khả thi cao và đóng góp một phần nhỏ bé vào quá trình giáo dục đạo đức tại trường tiểu học Núi Đèo, đồng thời hi vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ là những gợi ý giúp giáo viên tại trường xây dưng và mở rộng nội dung bài giảng

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua các giá trị văn hóa truyền thống địa phương, từ đó đề xuất một số biện pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục tình cảm đúng đắn, lối sống phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc cho học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài đưa ra, chúng tôi cụ thể hóa thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn trong việc khai thác các giá trị văn hóa, truyền thống và giáo dục

- Nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Núi Đèo – Thủy Nguyên thông qua các giá trị văn hóa, truyền thống của làng

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những biện pháp giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp 4 Tiểu học Núi Đèo

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: không gian tự nhiên, không gian văn hóa, kinh tế, xã hội, các phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống địa phương làng Thủy Tú có ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh

- Chương trình và thực trạng việc giáo dục lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc, địa phương cho HS lớp 4 tại trường Tiểu học Núi Đèo

- Nội dung nghiên cứu của luận văn được triển khai trong phạm vi đối tượng là học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Núi Đèo

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, trong luận văn này, chúng tôi

sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu lý thuyết và tổng hợp kinh nghiệm nhằm xác định được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách khoa học nhất

- Phương pháp điều tra – khảo sát: Sử dụng phiếu điều tả để khảo sát, dự giờ các tiết học thực tế để điều tra thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt động giáo dục lớp 4

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề xuất

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

Trang 10

- Chương 2: Đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống truyền thống lịch sử cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Núi Đèo thông qua việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống làng Thủy Tú

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm về văn hóa và văn hóa truyền thống

1.1.1.1 Văn hóa và tính chất của văn hóa

a, Khái niệm văn hóa

Ở Phương Đông, trong ngôn ngữ của người Hán tiếng “văn” là đẹp, tiếng “hóa” là trở thành, biến cải vậy nên văn hóa là làm cho cái gì trở nên đẹp có giá trị Lưu Hướng là người sử dụng từ văn hóa sớm nhất (năm 77 – 76 B.C) thời Tây Hán, với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa – dùng “văn” để “giáo hóa” Theo Lưu Hướng văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là không phục tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết)

Ở Phương Tây, trong chữ Latinh thuật ngữ văn hóa bắt nguồn có nghĩa gốc là trồng trọt - trồng trọt tinh thần – sự giáo dục

Về nghĩa gốc, dù theo quan niệm phương Tây hay phương Đông, văn hóa gắn liền với giáo dục, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có phẩm chất tốt đẹp, cần thiết cho toàn thể cộng đồng

Tiêu biểu cho cách hiểu này là khái niệm văn hóa của UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – Tổ chức văn hóa

và khoa học, giáo dục của Liên Hợp Quốc), được thừa nhận rộng rãi: Văn hóa

là “Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [27, tr.5]

Trang 12

Ở Việt Nam từ “văn hóa” hay khái niệm văn hóa xuất hiện khá muộn vào khoảng đầu thế kỷ XX – trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” – Đào Duy Anh Ông cho rằng hai tiếng “văn hóa” chẳng qua là chỉ cái chung cho tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng

“ Văn hóa tức là sinh hoạt”.[1]

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới Nền văn hóa một thời kì lịch sử

cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đông Sơn [14, tr.1796]

Trong từ điển học sinh do NXB Giáo dục ấn hành năm 1971 viết: “Văn hóa” là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần (như trình độ sản xuất, khoa học, văn học nghệ thuật, nếp sống, đạo đức, tập quán…) mà loài người sáng tạo ra nhằm phục vụ những nhu cầu của mình trong quá trình lịch sử Hay là:

“Trình độ hiểu biết về những giá trị tinh thần thuộc về một thời kì lịch sử nhất định” [37, tr.196]

Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Còn theo chủ tịch Hồ Chí Minh, khi định nghĩa về văn hóa, Bác viết: Vì

lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các

Trang 13

phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [28, tr.458]

b, Tính chất của văn hóa

Văn hóa bao gồm một số tính chất sau đây:

- Tính dân tộc

Tính dân tộc là những đặc điểm nổi bật của cộng đồng người có chung lãnh thổ, chế độ chính trị, ngôn ngữ, phương thức trải qua một thời kì lịch sử lâu dài Tính dân tộc không bộc lộ một cách rõ ràng thành yếu tố hữu hình mà

nó thấm vào trong phương thức thể hiện, cảm xúc và trong cách nhìn của tác phẩm Nhà văn không phải cứ tập chung miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên hay

kể về những tên đất, tên làng gắn liền với dân tộc mình đang sinh sống thì tác phẩm mới mang tính dân tộc Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng ta thấy trong tác phẩm xuất hiện nhiều địa danh, nhân vật, kể cả cốt truyện đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong những trang truyện Kiều Rõ ràng một tác phẩm có tính dân tộc là tác phẩm thể hiện được “tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời” Chẳng hạn, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay đều có chung một nét tính cách phổ biến là chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu thương và thủy chung, son sắt Nhân cách đó

đã hình thành từ thời xa xưa, được lưu truyền, ca ngợi trong nhiều bài ca dao

và truyện kể khác Tính dân tộc của văn hóa đòi hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm hồn con người Việt Nam, là tất cả những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và tính cách đã được hun đúc trong suốt hàng nghìn năm dựng nước

và giữ nước

- Tính giai cấp

Sự phát triển của văn hóa là quá trình đầy mâu thuẫn trong đó phản ánh các quan hệ giai cấp song song với lợi ích các dân tộc Theo quan điểm, tư

Trang 14

tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong xã hội có giai cấp, nội dung cốt lõi của mọi nền văn hóa là ý thức hệ giai cấp Trong mọi thời đại, tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị của thời đại đó Chính vì vậy, sau khi đấu tranh giai cấp diễn ra, giai cấp công nhân giành được quyền thì ý thức hệ của họ trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội Đó chính là đặc trưng phản ánh bản chất giai cấp công nhân của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Vì vậy, mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp Sự kế thừa luôn có trong văn hóa luôn có,

sự kế thừa này luôn mang tính giai cấp và được biểu hiện ở nền văn hóa của mỗi thời kì lịch sử trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó

Tất cả các văn hóa xét theo chuẩn mực giai cấp có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm không thể áp dụng chuẩn mực giai cấp được như ngôn ngữ, khoa học, kĩ thuật; Nhóm có nội dung nhân loại nhưng đồng thời ở mức độ nhất định, mang dấu ấn những lợi ích giai cấp: một số phong tục, tập quán, một số giá trị đạo đức phổ quát; Bản chất giai cấp gắn với văn hóa Đặc biệt trong lĩnh vực chính trị Trong các nhóm văn hóa ấy cần xác định tính giai cấp của những giai cấp suy tàn hay đang lên

- Tính khoa học

Tính khoa học của văn hóa được thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hoá của thời đại

Tư duy nông nghiệp là một loại tư duy kinh nghiệm, vì thế nó không

mở đường cho khoa học phát triển, nên tư duy lý luận, khái niệm khoa học, phương pháp khoa học chưa trở thành mặt chủ đạo của ý thức toàn xã hội Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ; phải truyền bá tư tưởng triết học mácxít, chống chủ nghĩa duy tâm thần bí, mê tín, dị đoan Nền văn hóa của chúng ta suốt những năm qua đã đưa đến một tư duy khoa học cho mọi tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bài trừ hủ tục lạc hậu, đấu tranh với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản

Trang 15

xuất và đời sống Để phát triển nền văn hóa mang tính khoa học, Bộ Chính trị

đã ban hành Chỉ thị 27 về thực hiện nếp sống văn minh trong đời sống xã hội

Từ chỗ 95% dân số mù chữ sau 1945, nhờ chủ trương diệt “giặc dốt”, chăm lo đẩy mạnh giáo dục, phát triển khoa học công nghệ, đến nay, cả nước có gần

50 triệu người đi học ở tất cả các cấp học, các loại hình đào tạo

Hàng năm, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách các nước có học sinh giỏi quốc tế và được UNESCO đánh giá cao về các lĩnh vực giáo dục, y

tế Nền văn hóa của chúng ta phù hợp với quá trình vận động của lịch sử, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, bền vững

- Tính đại chúng

Như đã biết văn hóa là các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo nên và trở lại phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân Tính đại chúng của văn hóa vì thế thể hiện ở mục đích phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội Các loại hình văn hóa nghệ thuật, các lễ hội,

hệ thống thiết chế văn hóa, di sản văn hóa… do nhân dân dày công sáng tạo

và vun đắp đã phát huy tác dụng, phục vụ đời sống nhân dân trong mọi thời

kỳ cũng như trong công cuộc xây dựng hiện nay Tuy nhiên, trong thời đại phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, nếu không có cách tiếp nhận, không có phương pháp tổ chức và tuyên truyền thì các hoạt động văn hóa sẽ rất khó lòng thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, nhất là với giới trẻ

Xây dựng nền văn hoá dân tộc mang tính đại chúng, theo Hồ Chí Minh, văn hoá còn phải đánh giá nhìn nhận cho đúng vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử, sáng tạo văn hoá của quần chúng nhân dân

1.1.1.2.Văn hóa truyền thống và những tính chất cơ bản

a, Văn hóa truyền thống là gì?

Văn hóa truyền thống là văn hóa được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử, cuộc sống lâu dài của một cộng đồng, một dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hoá truyền thống thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể, cả trong

Trang 16

cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng của xã hội Vật chất tinh thần thể hiện

ở tư tưởng, tâm lý, tính cách, qua lối sống, thói quen của cộng đồng, dân tộc Văn hoá là sản phẩm của con người, gắn liền với sự vận động của thực tiễn xã hội, có tính lịch sử Dù ở trình độ văn minh cao hay thấp thì mỗi dân tộc đều

có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình Các giá trị văn hóa truyền thống đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên một dân tộc với những bản sắc, nét đặc trưng riêng Giá trị văn hóa truyền thống được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước theo hướng tích cực

b, Một số tính chất cơ bản của văn hóa truyền thống

Văn hoá truyền thống có tính lưu truyền và tính ổn định, được kết tinh trong đời sống của một cộng đồng

Tính lưu truyền: Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, những giá trị của nó được chuyển giao, tiếp nối qua nhiều thế hệ

và được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới Qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền, gìn giữ và phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam

Tính ổn định: Qua nhiều thế hệ những giá trị của văn hóa truyền thống được khẳng định, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được lịch sử thừa nhận Nó là một thành tố ổn định của ý thức xã hội Văn hóa truyền thống trở thành những khuôn mẫu được cố định dưới dạng các phong tục tập quán, nghi

lễ, dư luận xã hội, pháp luật hay các loại hình văn hóa nghệ thuật Ví dụ như dân tộc Việt Nam có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” đó là những truyền thống đã trở thành những giá trị mang tính ổn định Nó là thước đo, khuôn mẫu đánh giá hành vi, nhân cách của mỗi con người, của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội Như vậy, tính ổn

Trang 17

định và tính lưu truyền đã tạo nên đặc trưng riêng của văn hóa truyền thống Việt Nam

1.1.2.Giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam tiêu biểu

1.1.2.1.Khái niệm về giá trị

Giá trị là ý nghĩa của những hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu lịch sử của con người, là những thành tựu đóng góp vào sự phát triển của xã hội

Giá trị có vai trò quan trọng trong đời sống con người Hành động và cách thức của con người trong xã hội được quy định bởi các giá trị Nó là cái

để con người dựa vào để xác định cho bản thân phương hướng, mục đích hoạt động của mình Như vậy, giá trị giúp khẳng định, nhấn mạnh mặt tích cực, mặt chính diện, coi giá trị gắn liền với cái tốt, cái đẹp, cái hay, thúc đẩy con người ta hành động và vươn tới những điều tốt đẹp nhất

1.1.2.2.Khái niệm giá trị văn hóa

Giá trị văn hóa là một hệ thống các quan hệ khách quan được quy định bởi tính thông tin rộng rãi, thực tiễn lịch sử Giá trị văn hóa gắn với các lợi ích xã hội Các giá trị văn hóa đều biểu hiện các lợi ích của lực lượng xã hội tiên tiến , tạo ra các định hướng làm tăng cái đúng, cái tốt, cái đẹp Giá trị văn hóa có tính quy định về mặt lịch sử Có những giá trị lâu bền, có các giá trị một thời và có các giá trị muôn thủa

1.1.2.3.Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống

Giá trị văn hóa truyền thống chính là những biểu tượng, giá trị, tư tưởng

và chuẩn mực xã hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin theo

và mong muốn lưu giữ, truyền đạt, noi theo Mỗi dân tộc đều trải qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển khác nhau Trải qua quá trình đó, các dân tộc sáng tạo ra nền văn hóa của riêng mình, mang trong đó có các giá trị văn hóa đặc trưng cho dân tộc đó Các giá trị văn hóa này được lưu truyền trong

Trang 18

xã hội qua các thế hệ, thời kỳ lịch sử và trở thành các giá trị văn hóa truyền thống

Nói đến giá trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tiêu biểu nhất, tốt đẹp nhất cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc trải qua hàng ngàn lăm lịch sử lâu dài Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc không phải là cái có sẵn từ khi dân tộc hình thành

mà nó được các thế hệ nối tiếp nhau làm nên, trải qua nhiều thời gian thử thách mà cốt lõi bản chất của nó luôn được giữ vững Nói đến giá trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó Do vậy, mỗi dân tộc cần bảo vệ, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, làm điểm tựa để sáng tạo các giá trị văn hóa mới và là cơ sở để giao lưu văn hóa quốc tế, tạo nên sức mạnh nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước vì sự tiến bộ của con người và xã hội; là chỗ dựa đáng tin cậy và là điểm tựa vững chắc cho một dân tộc trong quá trình vận động lịch sử ở hiện tại cũng như tương lai

Vì vậy, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cớ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền văn hóa nói chung và xây dựng lối sống nói riêng

1.1.2.4 Các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

a, Truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Trong lịch sử đấu tranh của nhân loại, có lẽ không có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược và đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam Đó là nét đặc trưng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc Trong cuộc đấu tranh đó, vì sự sống còn của dân tộc, nền tự

do, hòa bình của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi hi sinh, gian khổ, đoàn kết lại, nhất trí đồng lòng, phát huy mọi tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng Qua các cuộc kháng chiến bảo vệ đất

Trang 19

nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, ý thức, tình cảm, tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước mới trở nên, chân thành, trong sáng và cao thượng hơn bao giờ hết Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Đó cũng chính là sự động viên, khích lệ đáng quý của Bác đối với toàn dân tộc đang cùng nhau đoàn kết giữa những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,

Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm với những trang sử anh hùng, bi tráng của dân tộc Có lẽ ít có dân tộc nào mà những năm tháng lịch

sử chống giặc ngoại xâm lại chiếm tới hơn một phần hai lịch sử của dân tộc Trải qua bao biến thiên của dòng lịch sử, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng rỡ trong cốt cách tinh thần của cả dân tộc Lòng yêu nước của nhân dân ta không chỉ là tình cảm mà còn trở thành triết lý sống và thành phương châm ứng xử, chỉ dẫn hành động, khẳng định các giá trị

Như vậy, yêu nước không chỉ là một nét đẹp đạo đức, một nét văn hóa

mà còn kết tinh thành giá trị bền vững, tiêu biểu hàng đầu của truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Chính giá trị này làm nên sức sống của con người và dân tộc Việt Nam qua bao thăng trầm của lịch sử Yêu nước - giá trị văn hóa gắn liền với dân tộc Việt Nam, là yếu tố cơ bản hình thành dân tộc, là linh hồn của dân tộc Do đó, trong thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi cấp thiết phải thường xuyên khơi dậy và phát huy giá trị hàng đầu trong bản sắc văn hóa dân tộc - chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới

Trang 20

b,Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái

Ngoài lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, tấm lòng nhân ái cũng là một giá trị văn hóa tinh thần truyền thống rất nổi bật của dân tộc Lòng nhân ái được sản sinh và phát triển từ trong chính cuộc sống lam lũ, khó khăn Tình yêu thương con người thấm đượm trong các mối quan hệ từ gia đình, làng xóm đến cộng đồng, xã hội Thật vậy, thực tiễn lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước ta bên cạnh những thuận lợi, cũng có rất nhiều những khó khăn, thách thức Môi trường tự nhiên đem lại cho con người nơi đây không ít khó khăn, hằng năm lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên, cướp đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người Vì vậy, trong quá trình cố gắng cho công cuộc sinh tồn

và khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên, sự đoàn kết cộng đồng đó đã trở thành điều thiết yếu, một nhu cầu tự nhiên, tất yếu để cùng nhau tồn tại và phát triển Điều đó được thể hiện rất rõ qua việc từ rất sớm nhân dân ta đã biết đào kênh mương, làm thủy lợi để chống hạn hán, đắp đê để chống lũ lụt Tất cả những thành tựu, công quả đó trong quá trình xây dựng quê hương, đất nước đều chứa đưng mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, cũng vì lẽ đó mà mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, đó là cơ sở vững bền của tình yêu đất nước, sự gắn bó với xứ sở và là nền tảng quan trọng để hình thành tinh thần tương thân tương ái đoàn kết của dân tộc ta

Tinh thần đoàn kết còn là nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm Những trang lịch sử hào hùng của dân tộc đã chứng minh rằng bất cứ khi nào chúng ta không đoàn kết toàn dân, trong nội

bộ có sự chia rẽ thì sức mạnh đất nước bị suy yếu, kẻ thù dễ dàng chiến thắng Minh chứng rõ ràng nhất đó là sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đầu thế kỷ XV là một ví dụ tiêu biểu Vì vậy khi có sự đoàn kết trong nhân dân thì cho dù kẻ thù có hùng mạnh đến đâu cũng bị nhân dân

Trang 21

ta chặn bước tiến xâm lược Những thắng lợi hào hùng và vẻ vang của nhà Trần chống quân Nguyên Mông, của cả dân tộc ta chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ là minh chứng hùng hồn cho chân lý mà Hồ chí Minh đã tổng kết

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”

c, Tinh thần lạc quan, yêu đời

Lạc quan, yêu đời là một truyền thống vốn có từ ngàn đời xưa của dân tộc Việt Nam và được lưu giữ, phát triển bền vững cho đến ngày nay Mặc dù cha ông ta luôn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn vừa chống thiên tai, vừa chống địch hoạ, nhưng họ vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp phía trước Theo GS Trần Văn Giàu, lạc quan là “một đức tính lớn có từ thời thiên cổ” Chính sự lạc quan ấy đã giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi”

Nó được hình thành là do đòi hỏi khách quan từ thực tiễn cuộc sống mang lại; cho phép dân tộc Việt Nam luôn có đủ bản lĩnh, niềm tin hướng về tương lai tươi sáng của dân tộc cho dù phía trước còn gặp muôn ngàn khó khăn, thách thức, niềm tin vào sự tất thắng của chính nghĩa, chân lý, dù có thể trải qua những thất bại tức thời và còn nhiều những thách thức lớn phía trước

d, Tinh thần dũng cảm, cần cù, quý trọng hiền tài

Tinh thần lao động cần cù là một giá trị đạo đức nổi bật trong truyền thống của dân tộc Việt Nam Trên thực tế, để kiến tạo, làm ra của cải vật chất thì ở bất cứ đâu, bất cứ dân tộc nào cũng phải lao động, cũng phải chăm chỉ, chịu khó, thì mới tạo ra những thành quả xứng đáng nhưng đối với dân tộc Việt Nam lại là một trường hợp đặc biệt Bởi lẽ, Việt Nam được biết đến là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời Lao động nông ghiệp là loại hình lao động vất vả, cần nhiều công sức, thời gian mới có hạt gạo, bát cơm

để ăn Bên cạnh đó, thiên nhiên lại khắc nghiệt nhiều khi mùa nắng thì hạn cháy đồng, mùa mưa lại lũ lụt Quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam phải lo đào mương lấy nước tưới, đắp đập, đắp đê phòng chống bão lụt Theo giáo sư Trần Văn Giàu, những người nước ngoài đến Việt Nam đều

Trang 22

hết sức ngạc nhiên khi thấy mọi cơ năng của con người Việt Nam đều được dùng để làm việc: vai gánh, đầu đội, lưng còng, tay chân nhanh nhẹn, khéo léo Ngoài việc trồng lúa, người nông dân phải chăn nuôi: nuôi lợn, nuôi tằm… công việc vô cùng bận rộn “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” Tất cả những công sức đó là một minh chứng cho sự cần cù, chịu khó của người Việt Nam, từ thế hệ này qua thế hệ khác đã tạo nên truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó

Từ bao đời nay phẩm chất thông minh của con người Việt Nam trong lao động, sản xuất nông nghiệp thể hiện trong việc biết vận dụng hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi để giảm bớt sức lao động Những kinh nghiệm khai hoang, làm thuỷ lợi, cải tạo đất, chống lại sâu bệnh, v.v chính là kết quả của tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo của ông cha

ta đã đúc kết và tích lũy

Câu nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong phạm vi xã hội thời Lê mà nó còn mang một ý nghĩa phổ biến đối với mọi quốc gia qua mọi thời kỳ lịch sử

Nhận định về vai trò của nhân tài trong xây dựng đất nước, vị vua anh minh Lê Thánh Tông đã có câu: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn Người có đức, có tài nhậm chức thì trị Người thất đức, vô tài nắm giữ quyền hành thì loạn” [13, tr.312] Đầu thế kỷ XIX, vua Minh Mệnh cũng đã từng nói: “Cầu cho nước trị bình thì phải lấy nhân tài làm điều trước tiên”[39, tr 161] Có thể nói, việc coi trọng , tuyển dụng, sử dụng nhân tài có hệ thống và quy củ ở nước ta bắt đầu từ thời nhà Lý Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng trường đại học đầu tiên, đó là Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sự ra đời của quốc gia luôn đánh một dấu mốc quan trọng trong bước trưởng thành của một dân tộc ở cả lao động chân tay và lao động trí óc Sự tồn vong và thịnh suy của một quốc gia còn phụ thuộc vào đời sống tinh thần, nghĩa là phải kể đến vai trò của trí thức, của những hiền tài, của những nhân vật kiệt xuất Những người này, xuất hiện từ trong sự nghiệp chiến đấu và sản

Trang 23

xuất của nhân dân Họ gắn bó với nhân dân và dẫn dắt nhân dân trên con đường phát triển của quốc gia, đem thêm niềm tin và sức mạnh cho nhân dân

và cùng nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách Họ chính là những hiền tài của đất nước, là nguyên khí của quốc gia, thể hiện tinh hoa của phẩm chất

và tâm hồn được chắt lọc và nâng cao từ trong nhân dân Song mặt khác, hiền tài không phải tự nhiên mà có mà họ cần được được coi trọng, bồi dường, tôi luyện Bản thân những người đó, trong họ luôn có một phần nhỏ là tư chất bẩm sinh nên phần nhiều là nhờ vào công sức tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống, lao động và học tập Vì vậy, bản thân những người tài đức trong xã hội phải luôn nhận thấy được vai trò của bản thân mình đối với đất nước, từ đó họ có ý thức trau dồi bản thân, phát huy hết mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho xã hội trong mọi hoàn cảnh, xứng đáng với

sự kì vọng của cộng đồng Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đất nước càng đặt ra một cách bức thiết, để đất nước sánh vai được cùng các nước trên thế giới, đòi hỏi cần có nhiều hơn nữa những người tài đức Chính bởi lẽ đó tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định được giá trị đúng đắn và tiến bộ của nó

Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước Vượt qua những diễn biến phức tạp của chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các giá tri văn hóa truyền thống đã khẳng định sức sống mãnh liệt của mình và chúng được sử dụng như là vũ khí sắc bén, tạo ra một sức mạnh vô cùng to lớn, đóng góp vào lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc

1.1.3.Khái niệm về giáo dục học và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 1.1.3.1 Khái niệm về giáo dục

Từ buổi sơ khai của nhân loại, trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình, con người đã không ngừng tìm hiểu, khám phá và cải tạo thế giới khách

Trang 24

quan vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng Trải qua thời gian phát triển, trình

độ nhận thức thay đổi liên tục, con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống và hoạt động, những các thế hệ sau được kế thừa những kinh nghiệm của thế hệ đi trước thông qua con đường dạy học và giáo dục Vậy: “Giáo dục là hoạt động có chủ đích được tiến hành dưới sự chỉ đạo của các nhà chuyên trách – đội ngũ các nhà giáo dục, diễn ra trên mọi hoạt động học tập và công tác giáo dục được thực hiện riêng biệt ngoài giờ học” [5, tr.26]

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông bậc tiểu học là bậc học nền tảng, làm cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người Mục tiêu phát triển giáo dục của bậc tiểu học là đến năm 2020 học sinh tiểu học cần phải phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng

cơ bản ban đầu để tạo hứng thú học tập và học tập tốt, từ đó củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước

Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; có lòng nhân ái hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỉ luật, có nếp sống văn hóa, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình [18, tr.68]

1.1.3.2 Khái niệm về giáo dục đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Đạo đức được hiểu: “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù họp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội [6, tr.63]

Để tồn tại và phát triển con người phải hoạt động và tham gia các mối quan hệ xã hội trong thế giới hiện thực Trong quá trình thực hiện các mối quan hệ ấy, nếu con người có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của cộng đồng xã hội thì con người ấy được đánh giá là

Trang 25

có đạo đức Ngược lại, cá nhân nào có thái độ, hành vi không đúng đắn làm tổn hại đến lợi ích của người khác, của cộng đồng và bị xã hội lên án, chê trách thì cá nhân đó bị coi là người thiếu đạo đức

1.1.3.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh cấp Tiểu học

Học sinh Tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận với tri thức Vì thế, bậc học tiểu học được coi là nền tảng cho các bậc học tiếp theo Song ngoài giáo dục tri thức thì đối với học sinh Tiểu học giáo dục đạo đức cho các em là hết sức quan trọng

Người có nhân cách là người được giáo dục và phải có ý thức tự giáo dục, học tập những việc được coi là bình thường đơn giản nhất như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đến việc học tập và rèn luyện những phẩm chất cơ bản bên trong như: Lòng nhân ái, đức khiêm tốn, sự chân thành, lòng vị tha,

và sự hướng thiện, hướng vào những mục tiêu cao thượng

Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh:

- Giáo dục học sinh trong thực tiễn của xã hội

- Giáo dục theo nguyên tắc tập thể

- Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh

- Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm, mặt tích cực là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm hay những tiêu cực

- Giáo dục đạo đức cần phải được phối hợp giữa đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh với đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh đó

- Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, mỗi người thầy cần phải

là một tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo

1.1.3.4 Những ảnh hưởng tích cực của giá trị văn hóa truyền thống tới việc giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học các em rất hồn nhiên, ham mê tìm tòi, khám phá những điều mới Trí tuệ của các em đang dần phát triển, thiên về nhận thức cảm tính, nhìn nhận sự vật, hiện tượng ngay trước mắt mình chứ chưa

Trang 26

nhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong Khả năng ghi nhớ còn hạn chế đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2 các em chỉ có thể nhớ những sự kiện có

vẻ bề ngoài gây ấn tượng về mặt cảm xúc, được lặp đi lặp lại một cách máy móc Ở những năm phát triển tiếp theo như học sinh lớp 4, lớp 5 sự ghi nhớ thụ động này sẽ được thay thế bằng cách ghi nhớ dựa trên mối quan hệ logic với nội dung hơn Về khả năng giải quyết vấn, học sinh Tiểu học chỉ có mức

độ nhất định, nó đòi hỏi tư duy trừu tượng, khả năng tưởng tượng, khả năng

dự đoán nhu cầu và hành động Bên cạnh đó, trong quá trình học tập học sinh Tiểu học chủ yếu ý thưc rằng việc học tập là trách nhiệm đối với xã hội vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹ khen, bạn mến,

Từ những điểm nổi bật trong nhận thức của học sinh Tiểu học, chúng ta không nên để quá trình nhận thức của trẻ phải diễn ra trong sự mò mẫm, bản năng Hãy dựa vào những hiểu biết của người giáo viên về đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học để hỗ trợ và định hướng cho trẻ một cách đơn giản, đúng đắn, giúp trẻ phát triển nhận thức hoàn hảo nhất ở lứa tuổi này

Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước coi trọng, quan tâm đến việc giữ gìn các truyền thống văn hóa dân tộc, từ đó tạo tiền đề cần thiết để làm sống dậy một tiềm năng văn hóa, coi đó như là nguồn lực bên trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ của xã hội Thực tiễn thời gian qua cho thấy, cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được Bằng các giải pháp tổ chức dạy học tập trung hoặc cho HS tiếp cận, tiếp xúc thực tế để cảm nhận, hiểu biết rõ hơn các giá trị truyền thống hiện hữu trên các sản phẩm, các công trình mang dấu ấn văn hóa truyền thống tiêu biểu; tạo cơ hội cho HS tái hiện lại, gợi cảm xúc từ những di sản độc đáo Song bên cạnh đó vẫn còn những bất cập không nhỏ về quan niệm, về phương thức thực hành, về những hoạt động cụ thể trong đời sống kinh tế và xã hội, trong việc phát triển, bảo tồn và phát huy

di sản văn hóa dân tộc Thông qua những hoạt động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa những giá trị văn hóa

Trang 27

truyền thống, hồn dân tộc đến từng học sinh - từng người chủ quốc gia, mang lại những ảnh hưởng tích cực như:

Lòng yêu nước, yêu dân tộc

Lòng yêu đất nước, yêu dân tộc là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam Giá trị này đã chảy xuyên suốt và thấm đượm trong dòng máu của biết bao thế hệ người Việt Lòng yêu nước, yêu dân tộc của dân Việt Nam

đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữu nước Ngay

từ những năm đầu công nguyên phải kể đến là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43) toàn dân đã hưởng ứng cùng đứng lên đánh đổ ách thống trị của phong kiến phương Bắc Ở thời đại nhà Trần, vua tôi nhà Trần đã ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông sang xâm lược Kẻ thù đã từng khua

vó ngựa từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách, truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân Mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được phát huy và thử thách qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Người Việt Nam có triết lý: “Nước mất thì nhà tan”, “Đền nợ nước, trả thù nhà”, nhưng khi “ Tổ quốc lâm nguy” thì “Thà hi sinh chứ không chịu mất nước”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Lòng yêu nước thiêng liêng, sâu sắc đã tạo nên ý chí kiên cường, dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự

do cho đất nước của bao thế hệ người Việt Nam Vì vậy, mục tiêu hướng tới việc giữ gìn các văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị lòng yêu nước, yêu dân tộc cần được phát huy cao độ với tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc thành một thể thống nhất

Trang 28

Lòng nhân ái, vị tha

Lòng nhân ái chính là cốt lõi làm nên những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người Giaó dục học sinh lòng nhân ái sẽ giúp các em biết thông cảm, sẻ chia và thấu hiểu cho người khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ cá nhân của trẻ sau này Cha ông ta đã luôn răn dạy con cháu: “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Đúng vậy, yêu thương con người là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta ngày nay phải có trách nhiệm kế thừa và phát huy nó lên một tầm cao mới Ở nhà trường, môn đạo đức ở bậc tiểu học, môn giáo dục công dân ở trung học cơ sở và rất nhiều bộ môn khác nữa đã đồng hành cùng với sự nghiệp giáo dục để giáo dục học sinh lòng yêu thương con người, hướng các em đến với những việc làm tốt đẹp, việc thiện và tránh xa việc làm sai trái, việc xấu, ác Lòng nhân ái, yêu thương con người là chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ các hoạt động giáo dục, nội dung giáo dục của nhà trường và các cơ sở giáo dục từ trước đến nay

Tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng, tập thể

Đoàn kết là sức mạnh giúp dân tộc ta chống chọi với thiên tai, dịch họa trong suốt chiều dài lịch sử để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay Ngay từ thời phong kiến, triều đại nhà Trần ở thế kỉ XIII tinh thần đoàn kết dân tộc đã được thể hiện nổi bật từ sự kiện Hội nghị Diên Hồng (1284) khi các đại biểu đều nhất trí đánh quân xâm lược Nguyên – Mông, ở quyết tâm các binh sĩ đều khắc vào tay hai chữ “sát thát” và lời kêu gọi thống nhất trong Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng Đạo Đến thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần đại đoàn kết dân tộc với khẩu hiệu bất hủ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công” và biến chân lí đó thành hiện thực trong sự nghiệp giành độc lập, tự do xây dựng đất nước

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình Nó giúp cho chúng ta

Trang 29

vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời Tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự thành công trong mọi công việc Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong tập thể Trong lịch

sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn Trong kho tàng ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lưng đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,…Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh

Vì vậy cần lắm những tinh thần đoàn kết để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn

Chăm chỉ trong lao động, sản xuất

Người Việt Nam ta sống chủ yếu bằng trồng cấy lúa nước, quanh năm vất vả với hạn hán, bão lụt, lại phải trải qua chiến tranh liên miên chống nhiều

kẻ thù xâm lược hùng mạnh, vì vậy đã hình thành nên tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó, sáng tạo để thích ứng, tồn tại và vươn lên Vì vậy, việc đưa truyền thống chăm chỉ, cần cù vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học là rất cần thiết để tôi luyện nên những con người sống có lí tưởng, có ý chí phấn đấu vươn lên Giaó dục được điều đó sẽ hình thành cho các em lí tưởng, ý thức, khi đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, độc lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó

Trang 30

1.2.Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã

và đang tác động mạnh mẽ đối với đời sống văn hóa nước ta, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội được thông qua Đại hội lần thứ VII (6 – 1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vẫn tiếp tục được củng cố, bổ sung và phát triển đầy đủ, phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng về sau

Trong Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) Đảng ta đã ra nghị quyết riêng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, đồng thời cũng chỉ ra: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó

là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [12, tr 56]

Trong Luật Giáo dục sửa đổi 2010, Điều 5, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục cũng chỉ rõ: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và

Trang 31

ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học”.[26]

1.2.2.Khái quát chung về không gian văn hóa của làng Thủy Tú - huyện Thủy Nguyên

1.2.2.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Làng Thủy Tú thuộc xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng, là một trong hai làng văn hóa của xã Thủy Đường – một ngôi làng giàu truyền thống anh hùng Thủy Nguyên là khu hành chính cấp huyện thuộc thành phố Hải Phòng Thuỷ Đường là xã nằm ở vị trí trung tâm huyện Thuỷ Nguyên, phía Bắc giáp xã Hoà Bình, phía Tây giáp thị trấn Núi Đèo, Đông Sơn, Thuỷ Sơn, phía Nam giáp xã Dương Quan, phía Đông giáp xã An Lư; có

vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ vận tải, và giao lưu văn hoá Xã Thuỷ Đường có tổng diện tích đất tự nhiên 595,36 ha Trong

đó đất nông nghiệp 411,96 ha, chiếm 69,1% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 183,4 ha, chiếm 30,8% tổng diện tích đất Dân số xã Thuỷ Đường là 11.099 người, mật độ dân số 1.864 người/km2; toàn xã có 12 thôn với 6.965 lao động Trong đó lao động Nông nghiệp là: 1952 người, chiếm: 29,81% lao động; lao động Dịch vụ, Thương mại, Công nghiệp, Vận tải và các ngành nghề khác: 5015 người chiếm: 71,98% lao động toàn xã

Là địa phương ở vị trí trung tâm, do đó dịch vụ của Thuỷ Đường được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của xã Trung tâm xã được đặt ở vị trí thuận lợi, nằm gần quốc lộ 10, cách trung tâm thị trấn núi đèo khoảng 0,6 km: Bao gồm trụ sở UBND xã, điểm bưu điện văn hoá xã, đài tưởng niệm, trường mầm non, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trạm y tế, sân vận động được quy hoạch ở vị trí thuận lợi, đã và đang được đầu tư xây dựng khang trang

Trang 32

1.2.1.2 Văn hóa truyền thống địa phương trong đời sống sinh hoạt của người dân làng Thủy Tú

Văn hóa truyền thống địa phương là bản sắc văn hóa thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên đặc thù của một dân tộc Nó được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người Nó tồn tại tự nhiên không thể ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết giữ gìn, bảo lưu Nó có thể được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người

Người dân làng Thủy Tú có những biểu hiện bản sắc văn hóa trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống như: “truyền thống yêu nước”, “tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết”… Những nét đặc trưng

về văn hóa ấy đã góp phần to lớn làm nên sức mạnh vô địch của dân làng Tại làng Thủy Tú, một trong những di sản văn hóa vật thể của làng đó chính là di tích lịch sử “Miếu Thủy Tú” – một di tích lịch sử đươc trao bằng cấp quốc gia Miếu Thủy Tú thuộc làng Thủy Tú có tên cũ là làng Ngọc Phương, thuộc xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng Miếu Thủy

Tú cùng các di tích khác của Thủy Đường như: đình Thượng, đình Hạ, đền Lương Đường, đình Chiếm Phương (xã Hòa Bình) hợp thành một cụm di tích lịch sử ghi nhớ công tích của bốn người con họ phạm, tham gia đánh giặc Tống ở thế kỷ thứ X (năm 981) dưới sự lãnh đạo của Lê Đại Hành

Theo cuốn thần phả, thần tích ngày nay còn được lưu trữ, cách đây hơn 1.030 năm, vào thời Tiền Lê thế kỷ thứ X sau Công Nguyên năm 981, xã Thủy Đường ngày ấy có gia đình họ Phạm sinh được bốn người con Đó là Phạm Quang, Phạm Nghiêm, Phạm Huấn, Phạm thị Cúc Nương Họ là hai cặp anh em song sinh Khi ông Quang, ông Nghiêm 18 tuổi; ông Huấn và người em gái Cúc Nương 15 tuổi, thì cả cha lẫn mẹ đều mất Bốn anh em họ Phạm chôn cất cha mẹ tại cánh đồng Mả Thuyền, phía đông của trang Khi quân Tống theo sông Bạch Đằng vào xâm lược nước ta, nhà vua đem quân đi dẹp giặc Quân đội triều đình đến một gò đất cao thuộc huyện Thủy Đường,

Trang 33

được dân làng đón tiếp chu đáo Đặc biệt là các cụ già trong thôn cho vua biết

có bốn anh em trai, gái nhà họ Phạm đều là những người hiếu lễ, võ nghệ tài giỏi Nhà vua cho gọi cả 4 anh em họ Phạm đi đánh giặc Vâng lệnh vua, cả bốn anh em đều vui mừng làm lễ tổ tiên, cha mẹ rồi tới bái yết nhà vua Thấy

cả bốn anh em họ Phạm diện mạo khác thường lại giỏi võ nghệ, nhà vua cả mừng, ban chức tước và sai cùng đi đánh giặc Sau ngày chiến thắng, bốn anh

em họ Phạm đều được phong chức tước, tứ vị hiền tài họ Phạm của Thủy Đường Trang đều được vua Lê Đại Hành ban thưởng, sắc phong Đại tướng quân, trung hoa Tể tướng, Sơn nam thái thú, mẫu nghi Thiên hạ, sau đó họ xin vua cho về thăm phần mộ cha mẹ, tổ tiên, khao thưởng quan sĩ và dân làng Bốn người mời các vị phụ lão dự tiệc, tặng ba trăm quan tiền để tỏ nghĩa ân tình Sau khi bốn anh em họ Phạm mất, nhân dân các trang lập miếu thờ Vinh

dự cho làng Thủy Tú được tôn ấp, lập thờ vị “Đệ nhất đại tướng quân”, người anh cả, đến nay đã được trên một ngàn năm Trải qua nhiều Triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Miếu Thủy Tú vẫn tồn tại cho đến ngày nay Đặc biệt hơn Miếu Thủy Tú xã Thủy Đường được Nhà nước ta xếp hạng “công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia” Trang Chiếm Phương (nay là làng văn hóa Đông Phương, xã Hòa Bình) thờ Phạm Nguyên, trang Trường Sơn (nay là Đình Thượng, thị trấn Núi Đèo) thờ Phạm Huấn và Cúc Nương Từ đó ba làng kết nghĩa anh em rất thân thiện và được truyền từ đời này sang đời khác,

và đã trở thành một tập quán tốt đẹp

Cứ mỗi năm một lần vào các ngày mồng 8, mồng 9, mồng 10 tháng 3 âm lịch dân làng Ngọc Hoa, nay là làng Thủy Tú, xã Thủy Đường lại mở Lễ hội Đại Kỳ Phúc truyền thống tại nơi tọa lạc tôn thờ Đức Thánh Cả Tổ chức lễ hội vừa là để đến đáp công ơn “ Đệ nhất Đại tướng quân”, người đã có công

“Phò nước, an dân” được nhân dân tôn ấp lập thờ, vừa là để cầu phúc, cầu tài, cầu bình an cho mọi nhà và nhân dân trăm họ,“Hạnh phúc, yên vui, đời sống

ấm no, văn minh bình đẳng” Trong lễ hội, mọi hiềm khích đời thường được xóa bỏ, không khí hội hè cố kết họ lại với nhau bền chặt hơn Trai tài gái sắc

Trang 34

trong những bộ trang phục vừa mới vừa đẹp gặp nhau ở hội đu tiên, hát đúm,

họ vừa đua tài, vừa giao duyên tình tứ Các vị bô lão, chức dịch sum vầy trong

lễ giao hiếu cổ truyền; ngoài ra trong suốt mấy ngày hội vẫn diễn ra thi đánh vật, đấu cờ, ban đêm có hát ca trù

Lễ hội truyền thống được đánh giá là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng thể gần gũi và phổ biến với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam nói chung và người dân làng Thủy Tú nói riêng Những năm gần đây lễ hội làng văn hóa Thủy Tú được đầu tư, tạo nên một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng phong phú, bổ ích Người dân làng Thủy Tú còn lưu giữ khá nhiều phong tục tập quán cần chú tâm Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, được định danh là “Thần – Bát vị thành hoàng làng” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại Đó là những anh hùng có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm như người anh hùng Phạm Quang Trong lễ hội còn tổ chức mừng thọ các cụ ông, cụ bà 65 tuổi trở lên Không những thế, trong lễ hội làng còn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao như hát ca trù, môn thể thao cầu lông, bóng chuyền, đấu vật Khen thưởng các gia đình cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm như danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu, Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng dân tộc Lễ hội là dịp con người được trở về với cội nguồn tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần chở che, giúp đỡ để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để đến với một tương lai tốt đẹp hơn Việc

tổ chức lễ hội chính là tôn vinh giá trị lịch sử khẳng định truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, là một nét văn hóa tốt đẹp của quê hương đồng thời giúp cho mỗi người dân địa phương thấy tự hào hơn về mảnh đất Thủy Đường - mảnh đất Anh hùng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ, thống nhất và xây dựng đất nước

Trang 35

1.3 Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống và giáo dục đạo đức, lối sống trong chương trình tiểu học thông qua môn Lịch sử lớp 4

1.3.1 Nội dung chương trình chỉ đạo của Bộ Giáo dục

1.3.1.1 Cấu trúc chương trình môn Lịch sử bậc Tiểu học

Ở tiểu học môn Lịch sử là môn học bắt buộc, được giảng dạy ở lớp 4, lớp 5 Môn học được giảng dạy trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học sinh tiếp tục học môn Lịch

sử ở cấp THCS

So với chương trình hiện hành, chương trình mới có cấu trúc đổi mới khá căn bản Môn Lịch sử chỉ lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, của quốc gia, khu vực, của một số giai đoạn lịch sử, không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại

1.3.1.2 Nội dung và mục tiêu chương trình môn Lịch sử ở Tiểu học

Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và không gian xã hội, môn Lịch sử góp phần hình thành các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) Mục tiêu của môn học đưa ra các năng lực chung cho hoc sinh (tự chủ và tự học, giao tiếp

và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các năng lực chuyên môn của lịch sử (năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội), năng lực quan sát, tìm tòi, khám phá môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; năng lực vận dụng các kiến thức lịch sử và địa lý vào thực tiễn) để các em học tập các môn học khác cũng như để học tập suốt đời

Các kiến thức lịch sử được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới) Bên cạnh

đó, chương trình cũng kết nối với kiến thức, kỹ năng của các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Khoa học,Tự nhiên Xã hội, Hoạt động trải

Trang 36

nghiệm, giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống phù hợp với lứa tuổi 1.3.1.3 Phương pháp dạy học

Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng tiếp cận năng lực Phương pháp dạy học sẽ được đổi mới theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp

có hiệu quả giữa các hình thức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý Khi dạy học bộ môn lịch sử, hình thức dạy học được sử dụng phổ biến

đó là lối kể chuyện, dẫn chuyện lịch sử, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh biết đến với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới qua các sự kiện lịch sử tiêu biểu; tạo nền tảng để học sinh bước đầu nhận thức

về khái niệm thời gian, không gian, đọc hiểu các nguồn tư liệu đơn giản về sự kiện và nhân vật lịch sử

1.3.2 Nội dung chương trình môn Lịch sử chỉ đạo từ Sở giáo dục Hải Phòng

1.3.2.1.Mục tiêu

Môn Lịch sử ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh :

- Có một số kiến thức thiết thực, cơ bản về các nhân vật lịch sử tiêu biểu,

sự kiện, hiện tượng, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử của dân tộc từ buổi đầu dựng nước cho tới nay

- Vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn

- Từng bước phát triển về thái độ, thói quen:

Trang 37

+ Ham học tập, tìm tòi khám phá để biết về môi trường xung quanh các

em

+ Yêu quê hương, đất nước, con người,thiên nhiên

+Tôn trọng, giữ gìn thiên nhiên và cảnh quan văn hóa gần gũi với học sinh

1.3.2.2.Nội dung

LỚP 4 :PHẦN LỊCH SỬ

1 tiết/tuần :35 tuần = 35 tiết

Một số nhân vật lịch sử, sự kiện tiêu biểu dân tộc qua các thời kì Yêu cầu cung cấp những nét chính (diễn biến, thời gian, không gian, ) để tạo biểu tượng cho học sinh

1.3.3 Nội dung chương trình môn Lịch sử chỉ đạo từ Phòng Giáo dục Thủy Nguyên và nhà trường

*Nội dung chương trình giáo dục môn Lịch sử lớp 4 gồm 26 bài dạy lịch

sử và 2 bài dành cho địa phương Mỗi bài dạy 1 tiết trong 1 tuần

* Mục tiêu:

Khai thác giá trị văn hóa để giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm làm cho học sinh:

- Góp phần hình thành và phát triển thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn, có văn hóa

- Có am hiểu về văn hóa của địa phương nói riêng và vă hóa dân tộc nói chung từ đó tạo phong cách sống hòa nhập, gần gũi

- Tích cực tham gia các hoạt động dọn dẹp, bảo vệ các khu di tích lịch sử của địa phương

- Hình thành ý thức tôn trọng các giá trị lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

Trang 38

1.4 Thực trạng việc giáo dục văn hóa truyền thống và việc giáo dục đạo đức, lối sống thông qua môn Lịch sử lớp 4 cho HS trường Tiểu học Núi Đèo

1.4.1.Thực trạng việc tiến hành giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh của trường Tiểu học Núi Đèo

Tại đại hội lần thứ X, nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam… bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lối sống, lý tưởng sống, đạo đức, trí tuệ, năng lực và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với những giá trị bền vững, tinh hoa của dân tộc là rất quan trọng Để thực hiện được mục tiêu này, giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cần thiết Đặc biệt, trong bối cảnh văn hóa truyền thống nói chung có nguy cơ bị văn hóa hiện đại lấn át, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị quên lãng hoặc bị thương mại hóa thì việc giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ càng trở nên cấp thiết

Nhìn nhận được vấn đề này, Ban giám hiệu trường Tiểu học Núi Đèo đã đưa ra những giải pháp đề giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh, được thực hiện thông qua việc tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ như sinh hoạt ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, sinh hoạt chung trong những ngày lễ lớn Ngoài ra, các giá trị văn hóa truyền thống còn được giáo dục thông qua các kênh truyền thông và lễ hội của địa phương Việc làm này cần thiết và là một hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay bởi cách giáo dục này không biến nội dung giáo dục truyền thống thành một môn học nặng về lý thuyết, giáo điều, khô cứng Giáo viên truyền tải nội dung giáo dục truyền thống một cách linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng và vì thế sẽ hấp dẫn được học trò Và đặc biệt phù hợp với tâm lí lứa tuổi, xua tan áp lực học tập, phát huy tiềm năng học sinh Nhà trường đã và đang cố gắng phối hợp với bảo tàng, trung tâm văn hóa để giáo dục truyền thống văn hóa địa phương

Trang 39

Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập đáng nói và chưa đem lại hiệu quả cao Giáo dục văn hóa truyền thống trong nhà trường đã được quan tâm nhưng việc tổ chức các hoạt động nhằm khơi gợi và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống chưa thường xuyên và chưa được kiểm tra, giám sát Các bài giảng chỉ đơn thuần lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn, hình thức giáo dục nghèo nàn và khô cứng Việc tích hợp các giá trị văn hóa trong nội dung chương trình học còn tản mạn, chưa có định hướng chung Nội dung truyền đạt xa vời với hiểu biết của học sinh Khi các em không có cơ hội được nghe hát xoan, hát xẩm không được xem dệt thổ cẩm thì các em chỉ hiểu về chúng một cách mơ hồ Bên cạnh đó, sự vận động của thực tiễn đã làm cho nhiều nội dung chương trình (dù vừa đổi mới) chưa thật phù hợp với đối tượng giáo dục trong thời đại mới Hay một số giá trị văn hóa truyền thống được giảng dạy trong các cấp học chưa được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, trình độ, vùng miền và dân tộc Sách giáo khoa cũng chưa chú ý đến điều kiện vùng miền, trình độ nhận thức của học sinh nên gây khó khăn cho giảng dạy Bên cạnh đó, việc đảm bảo nội dung chương trình khung bắt buộc đối với các môn học chính thức thì hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều nội dung cần lồng ghép, “tích hợp” Do đó, không còn nhiều thời gian cho việc lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống

1.4.2 Tổ chức quá trình điều tra và kết quả

1.4.2.1.Khái quát quá trình điều tra

a, Mục tiêu điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra, trao đổi ý kiến với một số giáo viên dạy môn lịch sử để phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc giảng dạy nội dung giáo dục văn hóa truyền thống và việc giáo dục đạo đức, lối sống đến học sinh hiện nay, làm rõ nhận thức của học sinh về vấn đề này, thăm dò ý kiến của người dạy và người học về việc xây dựng các dự án học tập trong việc tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống và đạo đức, lối sống vào môn lịch

Trang 40

sử thông qua các biện pháp dạy học tích hợp và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

b, Nội dung điều tra

- Thu thập thông tin, tư liệu về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh trong nhà trường

- Thu thập ý kiến đánh giá về thực giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong các hoạt động dạy học của nhà trường trạng và các hoạt động ngoài nhà trường

c, Công cụ điều tra

- Phiếu điều tra dành cho học sinh

- Phiếu điều tra dành cho giáo viên

d, Đối tượng điều tra

Điều tra được thực hiện trên 160 HS lớp 4 và 32 GV tại trường Tiểu học Núi Đèo – huyện Thủy Nguyên – Thành phố Hải Phòng

đ, Phương pháp điều tra

Điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tượng là học sinh lớp 4 và giáo viên trường Tiểu học Núi Đèo thông qua phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn chuyên sâu Sau đó chúng tôi thực hiện phân tích, so sánh kết quả điều tra trên hai nhóm đối tượng để đưa ra những đánh giá về vấn đề thực tiễn cần nghiên cứu

1.4.2.2 Kết quả điều tra

Với 32 phiếu điều tra của giáo viên và 160 phiếu điều tra của học sinh có nội dung trả lời hợp lệ, chúng tôi tiến hành tổng hợp và có câu trả lời sau:

a, Kết quả điều tra học sinh

Bảng 1.1: Mức độ hứng thú, nhận thức và thái độ ý thức của học sinh đối với các giá trị văn hóa truyền thống

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN