Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu “Nguồn tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nói chung gồm có 3 nguồn chính là từ ngân sách nhà nước; nguồn thu sự nghiệp của đơn vị hay là thu t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
VŨ LAN HƯƠNG
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
VŨ LAN HƯƠNG
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Mỵ
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Lan Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, bộ môn chuyên ngành quản
lý kinh tế Trường Đại học Hải Phòng
Ban Giám đốc, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, các phòng ban liên quan thuộc Bệnh viện Kiến An Thành phố Hải Phòng
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Thị Mỵ - giảng viên trường Đại học Hải Phòng Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn, cô đã hết lòng dạy bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, tập thể cán
bộ công nhân viên Bệnh viện Kiến An Thành phố Hải Phòng, nơi tôi may mắn đang được sống và làm việc, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, công tác, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại Bệnh viện
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết sức giúp đỡ và luôn đồng hành bên cạnh động viên tôi hoàn thiện luận văn này
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Vũ Lan Hương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 4
1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu 4
1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu 5
1.1.3 Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu 6
1.1.4 Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu 7
1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu 8
1.2.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu 8
1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu 8
1.2.3 Phương pháp quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu 9
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các nguồn tài chính 9
1.3 Nội dung cơ bản quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu 10
1.3.1 Cơ sở quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu 10
1.3.2 Quản lý các khoản thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu 10
1.3.3 Quản lý các quỹ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu 11
1.3.4 Cơ chế giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu 11
1.3.5 Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách của đơn vị sự nghiệp có thu 12
1.4 Quy chế chi tiêu nội bộ 12
1.4.1 Khái niệm quy chế 12
1.4.2 Quy chế cần thiết đối với đơn vị sự nghiệp có thu 13
Trang 61.4.3 Ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ 13
1.5 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số bệnh viện trong Thành phố Hải Phòng 14
1.5.1 Giới thiệu về hệ thống y tế thành phố Hải Phòng 14
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số bệnh viện tại Thành phố Hải Phòng 14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN 16
2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Kiến An, Thành phố Hải Phòng 16
2.1.1 Quá trình phát triển của Bệnh viện 16
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện 17
2.1.3 Tổ chức bộ máy 19
2.1.4 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị 19
2.1.5 Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 21
2.1.6 Về tình hình nguồn thu, chi tài chính của Bệnh viện giai đoạn từ năm 2015 - 2019 22
2.2 Thực trạng quản lý tài chính của Bệnh viện Kiến An 23
2.2.1 Quản lý các nguồn thu tại bệnh viện 23
2.2.2 Quản lý các khoản chi tại bệnh viện Kiến An 34
2.2.3 Chênh lệch thu - chi (Lợi nhuận) 46
2.3 Thực trạng việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính tại Bệnh Viện Kiến An Thành phố Hải Phòng 47
2.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước 47
2.3.2 Công tác kế hoạch 48
2.3.3 Qui chế chi tiêu nội bộ 48
2.3.4 Công cụ kế toán, kiểm toán Tại Bệnh viện 49
2.3.5 Công tác kiểm tra, thanh tra 50
2.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 51
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Kiến An Thành phố Hải Phòng 51
Trang 72.4.1 Những nhân tố khách quan 51
2.4.2 Những nhân tố chủ quan 52
2.5 Đánh giá kết quả thực hiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An 53
2.5.1 Những kết quả đạt được 53
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN KIẾN AN 57
3.1 Định hướng phát triển của Bệnh viện Kiến An 57
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành y tế Việt Nam 57
3.1.2 Mục tiêu và kế hoạch phát triển của bệnh viện Kiến An trong 5 năm tới 58 3.2 Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An 66
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu 66
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý chi tiêu tại bệnh viện 69
3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt 71
3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 Bảng giá thu viện phí Bệnh viện Kiến An 24
2.2 Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện
2.3 Nguồn thu viện phí, BHYT, thu khác của Bệnh viện từ
2.4 Danh sách hàng viện trợ năm 2017 tại Bệnh viện Kiến An 31
2.5 Tổng hợp nguồn thu tại Bệnh viện Kiến An giai đoạn
2.9 Định mức khoán điện thoại và công tác phí 40 2.10 Bảng tổng hợp chi thường xuyên năm 2015-2019 45 2.11 Tổng hợp thu - chi của Bệnh viện Kiến An 46
3.1 Chỉ tiêu kế hoạch KCB của Bệnh viện trong giai đoạn
3.2 Một số chỉ tiêu nhân lực giai đoạn 2019 - 2025 60
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gần đây việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập đòi hỏi cấp thiết khách quan và theo yêu cầu hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay
Các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập để thực hiện “nghị định số 85/2012/NĐ-CP của chính phủ về việc tự bảo đảm kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế” Bệnh viện Kiến An tiếp tục mở rộng công tác xã hội hóa
y tế để tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ làm tăng các khoản thu chi tài chính của đơn vị Nhằm hoàn thiện về quản lý tài chính để đảm bảo hoạt động của bệnh viện được quản lý ngày càng tốt hơn
Tuy nhiên đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp hàng hóa đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội của dân cư, lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng Vì vậy các đơn vị sự nghiệp không chỉ đơn thuần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao mà còn tổ chức cung ứng dịch vụ cho xã hội Trong khi đó nguồn tài chính của các đơn vị này không những do ngân sách nhà nước cấp mà còn thu từ các nguồn khác
Chính vì vậy đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An, Thành phố Hải Phòng ” em lựa chọn đề tài nghiên cứu với mong muốn tổng hợp phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện Kiến An qua 5 năm gần đây Nhằm đề ra các giải pháp quản lý tài chính hiệu quả có khả năng thực thi, giúp cho bệnh viện Kiến An ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt ra
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu tập trung vào thực trạng công tác quản lý tài chính trong bệnh viện Kiến An Từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện quản lý
Trang 12tài chính cho bệnh viện, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển bệnh viện trong các năm tiếp theo
* Mô tả toàn cảnh về tình hình khai thác, sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện Kiến An
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là các hoạt động quản lý tài chính tại đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý tài chính của bệnh viện, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho đơn vị bệnh viện
* Phạm vi và thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu 5 năm giai đoạn từ năm 2015-2019
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình khai thác, sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện Kiến An
4 Phương pháp nghiên cứu
Qua nghiên cứu tài liệu quan sát phân tích các hoạt động quản lý tài chính, theo cách tiếp cận hệ thống dùng cách tiếp cận định tính và định lượng với cách tiếp cận logic, lịch sử để thu thập thông tin Luận văn đã sử dụng kỹ
Trang 13thuật để phân tích xử lý số liệu cụ thể như: thống kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biểu đồ
Cùng các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế hiện nay và vận dụng kiến thức thực tiễn của bản thân phân tích xử lý thông tin dựa trên tham khảo ý kiến của các nhà khoa học kinh tế để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện quản
lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An
5 Kết quả đạt được của đề tài
Đề tài đạt được những kết quả chủ yếu như sau:
* Hệ thống hóa và cập nhập các kiến thức lý luận về quản lý tài chính áp dụng cho quản lý tài chính
* Chỉ rõ vai trò của quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng
* Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng
* Đưa ra những đề xuất biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của Bệnh viện Kiến An - Hải Phòng
Từ đó, đề tài luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo và vận dụng cho các đơn vị sự nghiệp trong cùng ngành y tế
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Kiến An
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1.1 Khái niệm
“Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức được thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp những hoạt động này nhằm duy trì, đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận” [7]
1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp có thu cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau
+ Căn cứ dựa vào vị trí của đơn vị sự nghiệp gồm:
- Các đơn vị sự nghiệp có thu trung ương gồm có: các bệnh viện, trường học, đài phát thanh truyền hình Việt Nam do cơ quan trung ương quản lý
- Các đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phương gồm có: các trạm xá, trung tâm y tế, đài phát thanh truyền hình địa phương do địa phương quản lý
+ Dựa vào các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp thì các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:
- Hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Hoạt động trong lĩnh vực y tế
- Hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ
- Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động về lĩnh vực văn hóa - thông tin truyền thông
- Dựa vào mức độ tự chủ nguồn kinh phí dùng cho hoạt động thường xuyên các đơn vị sự nghiệp có thu gồm có:
Trang 15Để đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe và nâng cao thể lực cho nhân dân Đáp ứng yêu cầu về đổi mới phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đối với đơn vị sự nghiệp có thu giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế trạm trại, nông lâm thủy lợi
Trong điều hành hoạt động của đơn vị và quản lý tài chính và xã hội hóa nguồn lực để phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo,y tế, văn hóa, thể thao thì đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò tự chủ
Đơn vị sự nghiệp có thu được phép thu một số khoản phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực (học phí, viện phí )
TT
CP = x 100% (1.1)
TC
TT: tổng số của nguồn thu sự nghiệp
TC: tổng số chi của hoạt động thường xuyên
CP: mức tự đảm bảo chi các hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp Dựa vào công thức trên đơn vị sự nghiệp có thu được xếp vào 2 mô hình như sau:
+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên là đơn vị có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100% NSNN không cấp kinh phí chi thường xuyên
+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên NSNN cấp một phần là đơn vị có mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên nhỏ hơn 100%
1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu
* Tác động mạnh mẽ tới quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất nó quyết định đến năng suất lao động xã hội
Trang 16- Hoạt động sự nghiệp là các hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nó quyết định tới năng xuất lao động xã hội
- Thông qua việc cung ứng dịch vụ công, đảm bảo nhu cầu cho người dân
- Dịch vụ truyền thông được nâng cao
- Về giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ
* Cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh
- Đời sống người dân ngày càng được cải thiện
- Một trọng những tiêu chí để đánh giá được sự phát triển của mỗi quốc gia đó là hàng hóa dịch vụ mà người dân được hưởng
* Đẩy mạnh ý thức cộng đồng xã hội cho người dân
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội, dân chủ văn minh
1.1.3 Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
“Nguồn tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nói chung gồm có 3 nguồn chính là từ ngân sách nhà nước; nguồn thu sự nghiệp của đơn vị hay là thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ công và nguồn khác như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng” [23],[24]
1.1.3.1 Nguồn từ Ngân sách nhà nước
Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp thường căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực hoạt động sự
Trang 17nghiệp như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh truyền hình Các định mức này được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau như dân số cơ cấu dân số, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ học sinh nhập học, dân số trong độ tuổi đến trường, số giường bệnh, biên chế
Ngân sách nhà nước cho các hoạt động sự nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thiết yếu của người dân Đầu tư từ ngân sách nhà nước ở hầu hết các nước đều ưu tiên cho văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ
1.1.3.2 Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị thể hiện mối quan hệ giữa người hưởng dịch vụ phải trả tiền và người cung ứng dịch vụ Với mỗi đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì sẽ có các nguồn thu sự nghiệp được quy định cụ thể Các đơn vị sự nghiệp có thu được tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp bao gồm: phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ Đối với những ngành nghề khác nhau có những nội dung thu, mức thu và chi phí để thu khác nhau
1.3.3.3 Nguồn khác
Các đơn vị sự nghiệp còn có thể huy động được nguồn lực để nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao thông qua liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như liên kết đào tạo, dạy nghề, liên kết tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao Hơn nữa, việc hợp tác với nước ngoài để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động sự nghiệp đang là xu thế tất yếu tạo thêm nguồn lực tài chính để đầu tư cho phát triển, nhất là trong giáo dục, y tế 1.1.4 Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu
Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao từ nguồn NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị cho các nội dung: Chi cho con người; Chi về quản lý hành chính; Chi nghiệp vụ; Chi
Trang 18mua sắm, sửa chữa thường xuyên; Chi tổ chức thu phí, lệ phí; Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; Chi thường xuyên khác
“Chi hoạt động không thường xuyên chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; chương trình, mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát ) của Nhà nước; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy định; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nước quy định; chi đào tạo lại cán bộ công nhân viên chức Nhà nước; chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định; các khoản chi không thường xuyên khác” [23],[24]
1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1 Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
“Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình nhưng không được vượt quá khung do nhà nước quy định” [2],[3] Hiện Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu đang được thực thi theo nghị định số 43/2006/NĐ-
CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và thông tư số 71/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43
1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
Phải đảm bảo kinh phí thường xuyên theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để các đơn vị hoạt động liên tục đồng thời phải triệt để tiết kiệm chi;
“Tôn trọng dự toán năm được duyệt: Trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị phải tuân thủ dự toán năm đã được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán chi thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không được làm thay đổi tổng mức dự toán do cấp thẩm quyền phê duyệt Trong trường hợp có biến động khách quan làm thay đổi dự toán sẽ được NSNN bổ
Trang 19sung theo thủ tục quy định của Luật NSNN để đảm bảo cho có đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” [2],[3]
1.2.3 Phương pháp quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
Phương pháp thu đủ, chi đủ: áp dụng cho những đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu không lớn theo đó mọi nhu cầu chi tiêu của đơn vị được NSNN cấp phát theo dự toán đã được duyệt
Phương pháp thu, chi chênh lệch: áp dụng cho những đơn vị hành chính
sự nghiệp có nguồn thu khá lớn, phát sinh thường xuyên và ổn định, theo đó đơn
vị được quyền giữ lại các khoản thu của mình để chi tiêu theo dự toán và chế độ quản lý tài chính Nhà nước quy định
Phương pháp quản lý theo định mức: các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn tại đơn vị khoán định mức để có hiệu quả trong quá trình quản lý về tài chính 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các nguồn tài chính
1.2.4.1 Chính sách của nhà nước đối với khu vực sự nghiệp
Đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ công, việc thực hiện cơ chế quản lý mới này có ý nghĩa về nhiều mặt: hoạt động của các đơn vị
sự nghiệp đã được quy định rõ ràng, phân biệt rõ ràng hoạt động sự nghiệp với hoạt động của các cơ quan hành chính
Các đơn vị cung cấp dịch vụ trong các ngành giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá… cơ chế trao quyền mới cho phép mở rộng phạm vi dịch vụ được cung cấp, và thu phí đối với người sử dụng đối với các dịch vụ nằm ngoài nghĩa vụ cung cấp cơ bản của đơn vị
Các đơn vị chi có được sự linh hoạt đáng kể so với cơ chế cứng nhắc trước đây
1.2.4.2 Phương thức quản lý chi NSNN:
Quản lý chi NSNN theo phương thức dựa vào khả năng nguồn lực đầu vào Việt Nam quản lý NSNN theo phương pháp truyền thống, Ngân sách được lập và phân phối sử dụng dựa vào khả năng nguồn lực đầu vào (có hạn); Quản lý chi tiêu sử dụng chủ yếu dựa theo hệ thống tiêu chuẩn, chế độ, định mức lập sẵn;
Trang 20Không và không thể chú trọng đến kết quả thực sự đạt được ở đầu ra của chu trình ngân sách Cách thức quản lý dựa chủ yếu vào các định mức, tiêu chuẩn để thắt chặt quản lý, chưa chú trọng đến kết quả kinh tế - xã hội của các khoản chi ngân sách; Nếu nhu cầu chi đề nghị nhiều nhưng nguồn vốn có hạn thì cắt, hoặc dàn trải cho các hạng mục
Quản lý chi NSNN theo phương thức dựa vào khả năng nguồn lực đầu ra Cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra là việc nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua các dịch vụ công do một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội
1.3 Nội dung cơ bản quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu
1.3.1 Cơ sở quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
Mọi hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đều phải tuân theo Luật ngân sách nhà nước, luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của nhà nước có liên quan
Để từ đó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và thực hiện tốt vai trò của các đơn vị sự nghiệp có thu đối với đời sống xã hội
“Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp là các văn bản pháp quy dưới hình thức luật, nghị định, thông tư do nhà nước ban hành quy định về quản lý nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, các nguồn thu được tạo ra trong quá trình hoạt động sự nghiệp” [22, tr.13-17] 1.3.2 Quản lý các khoản thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu
Thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp: Đối với đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị dự toán cấp I được ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, kinh phí nhà nước thanh toán cho đơn vị … Riêng đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí, ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
“Thu từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị: Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, các khoản thu sự
Trang 21nghiệp khác, các khoản thu của đơn vị phải được thực hiện đúng và đủ theo định mức, tiêu chuẩn nhà nước, phải phù hợp với mức thu và nội dung thu đã được cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt” [22, tr.7-8]
Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chi cho các hoạt động có thu sự nghiệp
Phải thực hiện theo dõi và quyết toán các khoản chi theo đúng biểu mẫu và nhóm chi theo chương loại khoản mục của mục lục ngân sách nhà nước
1.3.3 Quản lý các quỹ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu
Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Chênh lệch thu, chi trong năm được xác định như sau:
CL = TH – CH (1.2) CL: Chênh lệch thu và chi
TH: Thu sự nghiệp và NSNN cấp chi hoạt động thường xuyên, chi nhà nước đặt hàng
CH: Chi hoạt động thường xuyên và nhà nước đặt hàng
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%
- Thu nhập tăng thêm cho người lao động:
L = Lt x ( 1 + HS ) x H (1.3) L: Tiền lương cá nhân
Lt: Lương tối thiểu chung/người/tháng do nhà nước quy định
HS: Hệ số điều chỉnh tăng thêm cho cá nhân
H: Hệ số lương cấp bậc và hệ số phụ cấp lương của cá nhân
1.3.4 Cơ chế giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên theo định kỳ 3 năm, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do thủ tướng Chính phủ quyết định, được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo qui định của pháp luật, được giữ lại khấu hao
Trang 22cơ bản và tiền thu thanh lý tài sản để tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị, được chủ động số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nước quy định
1.3.5 Lập, chấp hành, quyết toán ngân sách của đơn vị sự nghiệp có thu
- Lập dự toán ngân sách của đơn vị sự nghiệp có thu
Lập dự toán là khâu mở đầu rất quan trọng trong mỗi chu kỳ quản lý ngân sách nhà nước
Vì vậy, việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, các nguyên tắc trong quản lý ngân sách theo quy định là lẽ đương nhiên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp có thu phải thực hiện
- Chấp hành dự toán ngân sách của đơn vị sự nghiệp có thu
- Quyết toán ngân sách của đơn vị sự nghiệp có thu
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước
Tình hình thu, chi là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị
“Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn tới cơ quan tài chính và cơ quan thống kê, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị” [15],[22]
1.4 Quy chế chi tiêu nội bộ
1.4.1 Khái niệm quy chế
Thuật ngữ quy chế được sử dụng trong các lĩnh vực hành chính, tư pháp lập pháp, trong một cộng đồng nhỏ như làng xã, hợp tác xã, trong cộng đồng lớn như quốc gia, nhiều quốc gia
Trong các từ điển quy chế được nêu như sau:
Trang 23- " Quy chế là một văn bản hay toàn thể các văn bản xác định những đảm bảo cơ bản đối với một tập thể, một ngạch" [28]
- Những quy định đã thành chế độ để mọi người tuân theo
- Tổng thể nói chung của những điều quy định thành chế độ để mọi người thực hiện, trong những hoạt động nhất định nào đó
Thuật ngữ quy chế cơ bản bàn đến dưới đây chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính với sự tạo lập các mối liên hệ và các mối quan hệ giữa các bộ phận, các chức danh trong nội bộ cơ quan, phát sinh trong khi thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan nào đó
“Quy chế là loại văn bản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật, nếu cơ quan ban hành là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn nếu không phải là
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì quy chế đó chỉ là văn bản có tính chất quy định nội bộ” [28, tr.157-158]
1.4.2 Quy chế cần thiết đối với đơn vị sự nghiệp có thu
Thực tế cho thấy các đơn vị ban hành các quy chế về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức bộ máy, chi tiêu nội bộ nhưng quy chế chi tiêu nội bộ là loại quy chế quan trọng nhất, khi có quyết định thành lập hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị cần có quy chế chi tiêu nội bộ xác định vị trí, chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, chế độ, nề lối, quan hệ làm việc chung của cả đơn vị
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu không thể, không có quy chế chi tiêu nội bộ vì thiếu quy chế này thì việc tự chủ về tài chính hoàn toàn không thể thực hiện được, một quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng theo quy trình
1.4.3 Ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ
Ban hành quy chế là văn bản quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của những người giữ chức vụ phải làm, quan hệ làm việc trong cơ quan khi giải quyết một công việc nhất định; trách nhiệm của mỗi chức vụ, mỗi bộ phận trong đơn vị; cách thức phối hợp để có hiệu quả; tiêu chuẩn để đánh giá công việc
Trang 241.5 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số bệnh viện trong Thành phố Hải Phòng
1.5.1 Giới thiệu về hệ thống y tế thành phố Hải Phòng
Hệ thống y tế Thành phố Hải Phòng bao gồm các hệ thống y tế phòng bệnh và y tế công cộng, hệ thống KCB, hệ thống y tế cơ sở, chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình và trường đại học cao đẳng y tế Trong hệ thống khám chữa bệnh có 9 bệnh viện tuyến thành phố và 16 bệnh viện quận, huyện
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số bệnh viện tại Thành phố Hải Phòng
Quản lý kinh tế y tế là một trong 7 nhiệm vụ mà Bộ Y tế giao cho các bệnh viện trong ngành y tế Ở ngành y Thành phố Hải Phòng, nổi bật kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số Bệnh viện đang được nhân rộng và triển khai trong cả Thành phố như Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp, Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, mỗi một bệnh viện đều có đặc thù riêng về hoạt động chuyên môn nhưng đều áp dụng linh hoạt chính sách tài chính vào trong hoạt động quản lý kinh tế của mình
Tại các bệnh viện số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một tăng Bên cạnh đó nhu cầu của nhân dân được chăm sóc dịch vụ kỹ thuật hiện đại tiên tiến đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của đội ngũ y, Bác sĩ, Dược sĩ, máy móc y tế hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang sạch sẽ…
Công tác đầu tư để phát triển ngành y tế là nhiệm vụ lớn không chỉ riêng thành phố Hải Phòng mà còn là của cả đất nước, nguồn ngân sách nhà nước đầu
tư có hạn do vậy cần có quy chế quản lý tài chính chặt chẽ, có hiệu quả, đầu tư đúng thời điểm, đúng nhu cầu Một số kinh nghiệm quản lý tài chính của các Bệnh viện ở Thành phố Hải Phòng như sau:
Thứ nhất, cần có thái độ nhận biết đúng đắn rằng ngành y tế không còn chế độ bao cấp công hoàn toàn Các bệnh viện hiện nay là đơn vị sự nghiệp có thu một phần kinh phí, phần kinh phí này đảm bảo một phần kinh phí hoạt động của đơn vị Thực hiện “nghị định 85/2012/NĐ-CP của chính phủ thì các bệnh viện
Trang 25hoạt động như các doanh nghiệp tự thu, tự chi trên sự quản lý giám sát của nhà nước” [10]
Do vậy, Bệnh viện phải có phương pháp quản lý, hướng dẫn thái độ giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế với nhân dân, coi họ như “thượng đế” của đơn vị
Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến Theo quy định hiện hành, các Bệnh viện giành 15% tổng số thu để đầu tư trang thiết bị phát triển bệnh viện
Thứ ba, cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ những nơi có chuyên khoa cao, chuyên khoa sâu bằng hình thức “bắt tay chỉ việc”, làm tốt công tác chỉ đạo tuyến để
áp dụng được kỹ thuật tiên tiến hiện đại của các tuyến trên, các chuyên khoa
Thứ tư, có chính sách hợp lý khuyến khích hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ y tế tại các bệnh viện Thực hiện theo chính sách pháp luật hiện hành, ngoài thu nhập lương ngạch bậc theo thang bảng lương của nhà nước, các đơn vị
bố trí nguồn thu nhập tăng thêm, nguồn tiền thưởng để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả, người lao động làm việc có hiệu quả cao
sẽ được hưởng thu nhập cao từ nguồn kinh phí của bệnh viện
Trang 26CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
KIẾN AN 2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Kiến An, Thành phố Hải Phòng
2.1.1 Quá trình phát triển của Bệnh viện
Bệnh viện Kiến An được thành lập từ năm từ năm 1955, trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển đến năm 2008, Bệnh viện được Uỷ ban nhân dân thành phố công nhận là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến thành phố tại Quyết định
số 1993/QĐ - UBND ngày 25/11/2008 và là một trong những bệnh viện đa khoa lớn của thành phố Hải Phòng, đặc biệt bệnh viện có đủ chuyên khoa Sản phụ khoa và Nhi khoa đây là điểm khác biệt đối với các bệnh viện đa khoa hạng I trong thành phố
Trong những năm qua số lượng người bệnh đến khám, điều trị tại bệnh viện không ngừng tăng, với mô hình bệnh tật đa dạng bao gồm cả các nhóm bệnh về nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng; các nhóm bệnh về rối loạn chuyển hóa, các nhóm bệnh ung thư, các nhóm bệnh về chấn thương chỉnh hình và các bệnh lý sản phụ khoa Cùng với sự gia tăng về số lượng người bệnh,
sự đa dạng về mô hình bệnh tật, Bệnh viện cũng nghiên cứu, áp dụng nhiều các phác đồ điều trị, các quy trình kỹ thuật và các tiến bộ khoa học trong khám chữa bệnh như: Các phẫu thuật nội soi thuộc các chuyên ngành Sản phụ khoa, ngoại Tiêu hóa, ngoại Chấn thương chỉnh hình, ngoại Tiết niệu…Bằng các nguồn kinh phí của Bệnh viện, nguồn xã hội hóa Bệnh viện đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở
hạ tầng và mua sắm nhiều các trang thiết bị hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp cộng hưởng từ, hệ thống X quang số hóa trực tiếp, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử, các xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa, huyết học, vi sinh tiên tiến hiện đại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cấu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân
Trang 27Trong khi ngân sách cấp cho bệnh viện hàng năm trung bình 26 tỷ/ năm, bệnh viện chỉ đáp ứng được một phần tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí khác cho cá nhân, Bệnh viện chưa có nguồn kinh phí để tạo chính sách về tài chính nhằm thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao
Xuất phát từ nghị quyết số 10/2019/NQ - HĐND ngày 05/5/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố, Quyết định số 1550/QĐ - UBND ngày 15/7/2017 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân Nâng cao chất lượng hiệu quả trong phục vụ khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Hải Phòng vào năm 2025
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên, Bệnh viện Kiến An tiến hành tự chủ là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh được tiếp cận những kỹ thuật cao, công nghệ y học tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị ngay tại địa phương, ngay tại khu vực, giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ di chứng, giảm tỷ lệ chuyển viện góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện
Căn cứ Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ Y tế và Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 17/07/2015 của UBND thành phố Hải Phòng Bệnh viện
có vị trí, chức năng, nhiệm vụ như sau:
* Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện
Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc các Quận Huyện phía Tây - Nam thành phố và các quận huyện lân cận đến khám bệnh, tư vấn sức khỏe, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú
Với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng thì tổ chức khám sức khoẻ
và chứng nhận sức khỏe theo quy định phân cấp của Bộ Y tế, Thành phố, Sở Y
tế là rất cần thiết
Trang 28* Đào tạo cán bộ Y tế
Bệnh viện là cơ sở thực hành, tham gia giảng dạy đào tạo cho sinh viên và học sinh các trường Đại học y Dược Hải phòng, cao đẳng y Hải Phòng và một
số tỉnh lân cận; đào tạo cho bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tuyến dưới
Phòng Tổ chức cán bộ liên tục đào tạo cho các cán bộ nhân viên trong Bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chuyển giao kỹ thuật
* Nghiên cứu khoa học về y học
Lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm tới việc tổ chức đề tài nghiên cứu khoa học nhằm vận dụng để phát triển bệnh viện ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về các chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố, cấp cơ sở; chú trọng nghiên cứu kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại
Tập trung nghiên cứu để triển khai dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa có thế mạnh để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
* Chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc chỉ đạo chuyên môn cho các Bệnh viện tuyến dưới được Sở Y tế phân công Nhằm nâng cao chất lượng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
Bệnh viện luôn có kế hoạch hàng tháng về công tác chỉ đạo tuyến nhằm kết hợp với các cơ sở tuyến dưới để thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe và các chương trình hoạt động chuyên môn tại cộng đồng trong khu vực
Trang 29* Biên chế và cơ cấu nhân lực
- Tổng số lượng nhân lực của bệnh viện:
+ Tổng số người làm việc được giao: 775 (biên chế 351; hợp đồng 424) + Nhân lực thực hiện: 649 ( biên chế 300; hợp đồng 349)
+ Nhân lực thực hiện đạt 649/775 = 83,7% tổng số người làm việc được giao + Tỷ lệ nhân lực được giao/ Giường kê hoạch giao là :775/550 = 1,4(NL/G)
+ Tỷ lệ nhân lực thực hiện/ Giường kế hoạch đạt 649/550 = 1,18 (NL/G) + Tỷ lệ nhân lực thực hiện/ Giường thực hiện 649/617 = 1,05( NL/G)
Số lượng nhân lực thiếu so với quy định và nhu cầu thực tiễn của đơn vị , cần bổ sung nhân lực một số khoa có trong kế hoạch thành lập mới, chia tách, một số phòng chức năng còn hoạt động ghép
Bộ phận cận lâm sàng còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm phát triển của bệnh viện,do hạn chế về trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực cho bộ phận này
Cần tích cực đào tạo chuyên sâu nâng tỷ lệ các BS chuyên khoa đầu ngành Đào tạo điều dưỡng chuyên ngành, và nâng tỷ lệ điều dưỡng đại học, dược sĩ đại học
2.1.4 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
* Cơ sở hạ tầng
Bệnh viện Kiến An có tổng diện tích là 22.000 m2 bao gồm 14 khu nhà Nhà số 1: Hai tầng, tổng diện tích 538,6 m2 bao gồm khoa Khám bệnh và Labo xét nghiệm phục vụ cho khoa Khám bệnh
Nhà số 2 : Hai tầng, tổng diện tích 660,6 m2, bao gồm khoa Y học dân tộc – PHCN – Da liễu và khoa Dinh dưỡng (nhà ăn, căng tin)
Trang 30Nhà số 3: Hai tầng, tổng diện tích 1935,2 m2 , bao gồm khoa Tim mạch – Lão khoa và khoa Nội tổng hợp
Nhà số 4: Hai tầng, tổng diện tích 926,6 m2 , bao gồm các phòng chức năng
và khoa khám bệnh đa khoa Quốc tế
Nhà số 5: Bốn tầng, tông diện tích 3680,8 m2 , bao gồm khoa Sản, khoa ngoại Chấn thương – Chỉnh hình, khoa ngoại Thần kinh – Lồng ngực, khoa ngoại Tiêu hóa, ngoại tiết niệu, khoa Răng – Hàm – Mặt, khoa Tai – Mũi – Họng, khoa Mắt và khu điều trị theo yêu cầu
Nhà số 6: Hai tầng, tổng diện tích 555 m2, hai tầng bao gồm khoa truyền nhiễm và Phòng khám cho người bệnh HIV
Nhà số 7: Một tầng, diện tích 240 m2, bao gồm Hội trường và phòng khách Giám đốc
Nhà số 8: Một tầng diện tích 233,3 m2, bao gồm các phòng của Ban Giám đốc và phòng họp
Nhà số 9: Hai tầng, tổng diện tích 1320 m2, bao gồm khoa U bướu, khoa Phụ khoa và khoa Nhi
Nhà số 10: Hai tầng, tổng diện tích 432 m2, bao gồm khoa Dược và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhà số 11: Một tầng, tổng diện tích 296,9 m2, gồm có khoa Phẫu thuật gây
Nhà số 14: Một tầng, diện tích 405 m2, gồm Trung tâm lọc máu
+Nhiều khu nhà cũ đã xây dựng được gần 60 năm, xuống cấp, được sửa chữa nâng cấp nhiều lần, tuy nhiên không đáp ứng nhu cầu, và không phù hợp với số lượng người bệnh tăng gấp 2-3 lần so với thiết kế ban đầu (như thiết kế khu vệ sinh có nhiều hạn chế )
+ Diện tích mặt sàn để kê giường chật chội khiến cho việc thu dung người bệnh một số khoa đông người bệnh bị hạn chế, đồng thời việc triển khai thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu cũng như các dịch vụ tiện ích còn gặp rất nhiều khó khăn
Trang 31+ Bệnh viện có diện tích mặt bằng rộng và không gian xanh mát, thuận lợi cho việc đầu tư cải tạo, xây dựng mới cơ sở hạ tầng một cách hiện đại, liên hoàn
và đồng bộ nếu có nguồn
*Về vật tư trang thiết bị tại bệnh viện
Trang thiết bị y tế của Bệnh viện: trong những năm qua bệnh viện được tiếp nhận trang thiết bị chủ yếu từ các Dự án ODA, các trang thiết bị được Sở Y
tế đầu tư, các trang thiết bị mua sắm từ nguồn ngân sách bệnh viện và nguồn
xã hội hóa Hiện nay trang thiết bị máy móc đã cơ bản đáp ứng được cho công tác khám bệnh chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế Hiện tại Bệnh viện có 58 loại trang thiết bị máy móc y tế thiết yếu, trong đó có một số trang thiết bị công nghệ cao như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp Xquang số hóa trực tiếp, máy siêu âm 4D, siêu âm Doppler mầu Tim - Mạch máu, các máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch, sinh học phân tử hiện đại, các máy phẫu thuật nội soi, máy tán sỏi Laser, hệ thống lọc máu 50 máy tiên tiến hiện đại
Tuy vậy một số các trang thiết hiện đại phục vụ chuyên môn sâu của các chuyên khoa còn thiếu nhiều cần tiếp tục được đầu tư nâng cấp VD: máy siêu lọc liên tục, máy đo áp lực nội sọ, máy PICO, máy phẫu thuật Laser, hệ thống ôxy khí nén trung tâm, máy chụp cắt lớp > 32 dãy, máy chụp cộng hưởng từ 1.2 đến 1.5 Testa, máy nội soi khí phế quản ống mềm, máy phát điện công suất lớn…
2.1.5 Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch
Số giường bệnh chỉ tiêu: 550 giường
Tổng số giường bệnh thực kê hiện tại: 715 giường bệnh
Công suất giường bệnh sử dụng trong 03 năm trung bình (2015-2019): 112% Trong đó công suất sử dụng giường bệnh trong năm 2019: 116%
Trong thời gian qua Bệnh viện đã tập trung xây dựng, phát triển mạnh về
cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn nhân lực cùng với sự triển khai được nhiều kỹ thuật mới Luôn luôn đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán
bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh xây dựng bệnh viện “Xanh - sạch -
Trang 32đẹp” theo chỉ đạo của UBND thành phố và Sở Y tế Hải Phòng Thực hiện triển khai từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Số bệnh nhân đến khám bệnh trung bình từ 350 - 400 người/ngày Điều trị nội trú luôn ổn định ở mức 600 - 650 bệnh nhân và 90 - 110 sơ sinh
Bệnh viện Kiến An là một trong những cơ sở khám bệnh chữa bệnh tin cậy của nhân dân khu vực phía Tây - Nam thành phố Hải Phòng và và các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh
2.1.6 Về tình hình nguồn thu, chi tài chính của Bệnh viện giai đoạn từ năm
2015 - 2019
Bệnh viện chỉ đáp ứng được một phần tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BHTN và các khoản chi khác cho cá nhân, chưa đáp ứng bù đắp công sức lao động của đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn sâu nên một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức bệnh viện xin chuyển công tác hoặc xin sang đơn vị khác do mức thu nhập không đủ để trang trải sinh hoạt gia đình cũng do một phần cơ chế bệnh viện chưa tự chủ, chưa tự quyết định số nhân lực và mức chi tài chính Mặt khác do chưa tự chủ nên còn tình trạng cán
bộ, viên chức bệnh viện còn ỷ lại, trông chờ vào ngân sách nhà nước chi trả các khoản tiền lương, phụ cấp còn tình trạng làm khối lượng công việc ít vẫn được hưởng lương và các chế độ tiền thưởng, thu nhập tăng thêm, nên đôi khi chưa thực sự cố gắng trong việc chăm sóc khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân Một số khoa, phòng chưa thực sự cố gắng dồn hết tâm huyết cho công việc sẽ nảy sinh hiện tượng khoa làm khối lượng công việc nhiều, chịu nhiều áp lực hưởng chế độ như khoa khối lượng công việc ít, ít chịu áp lực
Bệnh viện luôn chủ động trong việc thu viện phí và các nguồn thu dịch vụ,
đã tiết kiệm các khoản chi phí và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí nên hàng tháng ngoài chế độ bảo đảm tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, viên chức, bệnh viện chi thêm phần thu nhập tăng thêm và các khoản năng suất kích cầu năm sau cao hơn năm trước nhằm động viên, khích lệ người lao động
Trang 332.2 Thực trạng quản lý tài chính của Bệnh viện Kiến An
2.2.1 Quản lý các nguồn thu tại bệnh viện
2.2.1.1 Yêu cầu đối với quản lý nguồn thu tại bệnh viện Kiến An
Đối với các nguồn thu thì phòng tài chính kế toán sẽ phải chịu trách nhiệm thu đúng thu đủ theo quy định của Nhà nước và căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện Kiến An
Bệnh viện quản lý nguồn thu với hai hình thức sau:
Thứ nhất: Phòng thu viện phí của Bệnh viện thu trực tiếp cho bệnh nhân Thứ hai: Hàng quý sau khi quyết toán với bảo hiểm xã hội thành phố thì BHXH sẽ trả kinh phí qua tài khoản
Ngoài ra không được thu thêm của bệnh nhân Không được phép giữ quá nhiều tiền mặt tại đơn vị phải chi theo đúng quy định
Các khoản thu phải xuất hóa đơn cho bệnh nhân khám bệnh và chữa bệnh
do phòng kế toán tài chính cấp Các khoản thu phải được phản ánh đúng trên chứng từ nếu không coi như là thu bất hợp pháp
Theo quy định của Nhà nước hiện hành Bệnh viện Kiến An công khai mức giá thu dịch vụ ngay tại nơi KCB
Bệnh viện quy định giá thu viện phí cụ thể như sau: (Bảng 2.5)
Các khoản thu khác và dịch vụ được họp bàn thống nhất Giám đốc ra Quyết định
Trong đó giá các dịch vụ, hoạt động khác được quy định như sau:
- Thu khoán trông xe: 335.000.000 đồng/năm
- Thu cấp giấy chứng sinh cho bé sau sinh là: 10.000 đồng/lượt
- Thu hoạt động thuê hiệu thuốc tại bệnh viện là: 23.000.000 đồng/năm
- Thu dịch vụ cho thuê làm căng tin nhà ăn là: 23.000.000 đồng/năm
- Thu sắc thuốc đông y cho bệnh nhân là: 6.000 đồng/ngày
- Thu cho mượn tư trang và vệ sinh y tế là: 100.000 đồng/lượt
- Thu đưa bệnh nhân bằng xe ô tô lên tuyến trên là 300.000đồng/lượt
Trang 342.2.1.2 Quy trình thu
- Lập kế hoạch thu năm hiện tại:
Căn cứ các nguồn thu từ năm trước đã thực hiện và số thẻ BHYT của bệnh nhân mà cơ quan BHXH cung cấp Phòng tài chính lập dự toán thu năm tiếp theo và giao chỉ tiêu về cho các khoa phòng
Bảng 2.1: Bảng giá thu viện phí Bệnh viện Kiến An
I Khám bệnh
2 Khám sức khỏe thông thường cho người bệnh 140.000
II Chụp X-Quang
Trang 35- Các khoa phòng thực hiện thu theo dự toán được phê duyệt: để tránh việc bệnh nhân vào khám bệnh và chữa bệnh trốn viện, không thanh toán viện phí thì trước khi bệnh nhân vào khám cần được y tá hướng dẫn nộp tiền tạm ứng viện phí
- Để tránh thất thoát nguồn thu phòng tài chính có nghĩa vụ thu tiền tạm ứng theo quy định
- Suốt quá trình điều trị tại bệnh viện bệnh nhân sẽ được giải thích rõ về các dịch vụ đã sử dụng như thuốc, ngày giường, vật tư y tế, y cụ mà bệnh nhân đã sử dụng Sau đó chuyển xuống phòng tài chính để thanh toán ra viện
- Đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thu tiền thanh toán ra viện trực tiếp tại bộ phận viện phí và xuất hóa đơn cho bệnh nhân, hóa đơn còn lại lưu tại chứng từ của đơn vị
- Đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán theo phần trăm bảo hiểm xã hội chi trả Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chi trả theo hợp đồng ký với đơn vị sau khi có thẩm định quyết toán
- Khi bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đến khám và điều trị sẽ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cho phòng đăng ký thẻ Bệnh nhân sẽ được trả sau khi khám và ra viện
- Hàng năm bệnh viện công được cấp cho một khoản để thực hiện cho việc khám bệnh, chữa bệnh Các khoản chi này sẽ được thực hiện theo đúng quy định luật ngân sách nhà nước
Trang 36Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 2.2: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện Kiến An
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của BV Kiến An từ năm 2015 đến 2019)
(tr.đ)
2016 (tr.đ)
2017 (tr.đ)
2018 (tr.đ)
2019 (tr.đ)
Trang 37Kinh phí không thường xuyên tăng giảm không đồng đều qua các năm
Riêng năm 2019 không còn kinh phí thường xuyên và kinh phí không thường
Hàng năm, mặc dù ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên chiếm
tỷ trọng lớn song mới chỉ đáp ứng khoảng 60,5% nhu cầu Theo chỉ tiêu kế hoạch, chi phí cho một giường bệnh khoảng 100 triệu đồng/1 năm thì kinh phí thường xuyên mới đáp ứng khoảng 60,5 triệu đồng/năm Số còn lại Bệnh viện phải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu làn nguồn thu viện phí và nguồn bảo hiểm y tế
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nguồn kinh phí thường xuyên
Nguồn kinh phí không thường xuyên
Trang 382.2.1.3 Nguồn viện phí và nguồn bảo hiểm y tế
Bệnh viện trong những năm gần đây, ngân sách nhà nước cấp giảm dần
Vì vậy chưa đáp ứng được đầy đủ về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho người dân
Đề bệnh viện khắc phục được hạn chế trên cần phải thực hiện xã hội hóa y
tế, nâng cao chất lượng dịch vụ
Cần có chính sách thu, phân cấp trách nhiệm cho từng khâu quản lý, đẩy mạnh người dân mua bảo hiểm khám sức khỏe định kỳ
Đó là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm báo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn
Đối với Bệnh viện Kiến An, nguồn thu viện phí tăng cao nhất năm 2019 nguồn thu BHYT cũng tăng chưa ổn định trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện chiếm khoảng hơn 62% tổng kinh phí hoạt động của Bệnh viện
Năm 2019 nguồn thu viện phí tăng cao do thu từ bệnh nhân nằm viện theo yêu cầu tăng Bệnh viện chú trọng quan tâm đến dịch vụ trong phòng yêu cầu như mua sắm thêm các thiết bị như: tivi, tủ lạnh, Tinh thần làm việc của cán
bộ nhân viên được đổi mới có nhiệt huyết trong công việc Bệnh nhân nằm điều trị cảm thấy hài lòng Đối với bệnh nhân yêu cầu phòng tài chính cho kế toán đến thanh toán tại giường cho bệnh nhân Tránh việc mất thời gian ùn tắc trong khâu thanh toán và nhận được nhiều ý kiến hài lòng của người bệnh
Giai đoạn năm 2018 đến năm 2019 về nguồn thu phí và lệ phí tăng đáng
kể với tỉ lệ tăng là 5,5% là do bệnh viện áp dụng tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo kế hoạch của nhà nước
Trang 39Đơn vị tính: triệu đồng Bảng 2.3: Nguồn thu viện phí, BHYT, thu khác của Bệnh viện từ năm 2015-2019
2017 (tr.đ)
2018 (tr.đ)
2019 (tr.đ)
So sánh (%)
2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018
Nguồn thu phí, lệ phí 126.751 154.926 183.226 176.123 185.816 28.175 22,23 28.300 18,27 -7.103 -3,88 9.693 5,50 Viện phí 21.611 27.502 23.429 25.909 38.003 5.891 4,65 -4.073 -2,63 2.480 1,36 12.094 6,86
Thu BHYT 105.140 127.424 159.797 150.214 147.813 22.284 17,58 32.373 20,9 -9.583 -5,24 -2.401 -1,36 Nguồn thu dịch vụ và
khác 24.687 26.463 37.120 41.965 37.754 1.776 7,19 10.657 -85,97 4.845 13,05 -4.211 -10,03 Thu xã hội hoá 22.263 23.537 33.901 38.700 35.155 1.274 5,16 10.364 -83,61 4.799 12,93 -3.545 -8,44 Thu dịch vụ và khác 2.424 2.926 3.219 3.265 2.599 0.502 2,03 0.293 -2,36 0.046 0,12 -0.666 -1,59 Tổng cộng 151.438 181.389 220.346 218.088 223.57 29.951 29,42 38.957 -67,7 -2.258 9,17 5.482 -4,53
Trang 40Bệnh viện Kiến An đã tập trung nâng cao chất lượng một số dịch vụ khám chữa bệnh qua việc áp dụng công nghệ hiện đại, đầu tư trang thiết bị y tế để tăng nguồn thu và thu hút được bệnh nhân Đây cũng là một trong những giải pháp đảm bảo nguồn thu chi và hoàn thiện công tác tự chủ về tài chính tại bênh viện Kiến An trong tình hình hiện nay
Áp dụng công nghệ thông tin, tổ chức thu viện phí đồng bộ trong việc quản lý từng dịch vụ sử dụng và quản lý giường bệnh theo từng ngày điều trị tại bệnh viện Các yếu tố này làm tăng thêm nguồn thu viện phí
Để đáp ứng việc nhà nước sẽ giảm dần nguồn kinh phí cấp cho các bệnh viện, nó cũng góp phần đẩy mạnh chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh phát triển tốt hơn Góp phần nâng cao đời sống cán bộ bằng cách tăng nguồn chi thu nhập tăng thêm qua việc tăng nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu
Bệnh viện Kiến An đã không ngừng hoàn thiện củng cố để phát triển hệ thống quản lý nguồn thu đi theo đúng hướng của nhà nước để đảm báo các hoạt động của bệnh viện và quyền lợi của nhân dân Vì vậy bệnh viện cần phát huy
để đảm bảo tăng nguồn thu như hiện nay
2.2.1.4 Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác
Đây là nguồn thu không chủ động và không được liên tục Các nguồn viện trợ thông qua việc nước ngoài viện trợ bằng hiện vật (trang thiết bị y tế ) các hợp tác nhà đầu tư trong nước, các tổ chức trong và ngoài nước
Trong năm 2017 tại bệnh viện Kiến An đã nhận được khoản viện trợ về trang thiết bị y tế và máy móc
Nhìn chung các nguồn thu trên mặc dù không quá lớn nhưng cũng là yếu
tố phát triển bệnh viện Trong trường hợp bệnh viện chủ động việc thực hiện khoán chi thì cần đẩy mạnh các nguồn thu này Đặc biệt các dịch vụ phi y tế để đảm bảo công tác khám và điều trị