Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước nói chung 1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước Quốc hội khóa XIII ban hành Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 23/05/2015 đã định nghĩa: “ Ngân sách nhà nước
Trang 1LƯƠNG THÀNH LUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 2LƯƠNG THÀNH LUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SÔ: 8.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Vũ Trụ Phi
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Trụ Phi Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định
Trường Đại học Hải Phòng không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Lương Thành Luân
Trang 4LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tớiPGS.TS Vũ Trụ Phi, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn này
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong hai năm qua của hệ đào tạo sau đại học, chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Hải Phòng Những kiến thức, bài học mà tôi nhận từ các thầy, cô là hành trang quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn và trưởng thành hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND phường An Biên, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên bổ ích về chuyên môn cũng như thực tiễn trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian học tập, làm việc
và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nghiên cứu, học tập
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, do thời gian nghiên cứu có hạn nên Tôi không tránh khỏi những thiếu sót, Tôi rất mong được các thầy, cô giáo góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Lương Thành Luân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 4
1.1 Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước nói chung 4
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 4
1.2 Lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nước cấp phường 7
1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách phường 9
1.3.1 Lập dự toán ngân sách phường 9
1.3.2 Quyết toán ngân sách phường 11
1.4 Các tiêu chí đánh giá về quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã 12
1.5 Kinh nghiệm về quản lý ngân sách Nhà nước tại quận Hồng Bàng 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 15
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng 15
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 15
2.1.2 Đặc điểm phát triển kinh tế 15
2.1.3.Đặc điểm hệ thống chính trị 16
2.1.4 Đặc điểm văn hóa - xã hội 17
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách tại Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 18
2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại phường An Biên, Quận lê Chân, Thành phố Hải phòng 18
Trang 62.2.2 Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách tại phường An Biên 25
2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán ngân sách phường 39
2.2.4 Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra trong việc chấp hành quản lý ngân sách phường An Biên 44
2.3 Đánh giá tình hình công tác quản lý ngân sách tại Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 44
2.3.1 Những mặt tích cực 44
2.3.2 Những vấn đề hạn chế tồn tại và nguyên nhân 45
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCHPHƯỜNG AN BIÊN, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 48
3.3 Định hướng việc phát triển KT-XH và QLNS tại Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 52
3.3.1 Định hướng việc phát triển KT-XH phường An Biên 52
3.3.3 Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị với Quận Lê Chân 63
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Chỉ tiêu kinh tế tại phường An Biên giai đoạn 2015-2019 16
2.5 Các khoản thu 100% tại phường An Biên giai đoạn
2.8 Chi thường xuyên tại phường An Biên giai đoạn 2015-2019 36
2.9 Quyết toán thu ngân sách phường An Biên giai đoạn
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
2.2 Dự toán thu ngân sách trên địa bàn phường An Biên giai đoạn
2015-2019
19
2.3 Dự toán thu ngân sách phường An Biên giai đoạn 2015-2019 21 2.4
Tốc độ tăng của các nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
2.5 Các khoản thu 100% tại phường An Biên giai đoạn 2015-2019 26
2.6 Kết quả các nguồn thu phân chia theo tỷ lệ % tại phường An
Biên giai đoạn 2015-2019
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết đề tài:
Trong thời gian qua, nợ công là gánh nặng của nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam Các khoản ngân sách dùng để cấp cho các hoạt động quản lý nhà nước ngày càng lớn Ở Việt Nam hiện nay, đơn vị hành chính cấp xã, phường có tổng số hơn 200 nghìn cán bộ, công chức, hơn 600 cán bộ tổ dân phố, thôn, xóm được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước, chiếm một tỷ lệ lớn ngân sách quốc gia Vì vậy, việc thực hiện quản lý tốt NSNN ở các cấp, các ngành có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho kinh tế nhà nước phát triển một các bền vững
Phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng có diện tích 0,29 km², dân số năm 2019 là 12361 người, mật độ dân số đạt 42624,1 người/km² chia ra thành 16 tổ dân phố Là phường trung tâm của quận Lê Chân, gắn với dải trung tâm Thành phố, tuyến đường huyết mạch Nguyễn Đức Cảnh, các Trường học có tiếng như: Trung tâm GDTX Thành phố, Cấp 2, 3 Ngô Quyền;
Về tôn giáo Phường An Biên gắn liền với các Di tích lịch sử mang tên Thánh trân công chúa Lê Chân như Đền Nghè, Đình An Biên, hằng năm cứ đến dịp
Lễ Hội Nữ tướng Lê Chân phường An Biên lại rực rõ cờ hoa đón chào các quý khách từ khắp nơi tới dự Lễ hội Các hộ kinh doanh buôn bán trên các tuyến phố hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quận cũng như thành phố
Ngân sách Nhà nước luôn đóng vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế
- xã hội, là một tế bào trong hệ thống ngân sách Nhà nước, việc quản lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả của ngân sách một số đơn vị hành chínhcó ý nghĩa quan trọng, nhất là đơn vị cấp phường/xã Để phường An Biên ổn định và bền vững thì ngân sách Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng Một trong
Trang 11những yếu tố để ngân sách Nhà nước hoạt động hiệu quả thì công tác quản lý ngân sách cần phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình
Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Biện pháp hoàn thiện công tác quản
lý ngân sách tại Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng”
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng, tìm ra những điểm hạn chế, những khuyết điểm, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn Phường An Biên, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2020-2025
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác quản lý NSNN cấp phường, xã; Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN tại phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2015-2019;
Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý NSNN tại phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2020-2025
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nguồn ngân sách nhà nước của phường
Các đối tượng thu - chi ngân sách; các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân; các đơn vị hành chính sự nghiệp; các tổ chức; hộ cá thể; cá nhân trên địa bàn phường
Hoạt động chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân phường An Biên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu dựa trên thực tế tại địa bàn phường An Biên
Về thời gian: Số liệu sử dụng phân tích thực trạng bắt đầu từ năm 2015 đến năm 2019, đề xuất giải pháp cho những năm 2020-2025
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về quản lý, tiếp theo đó xây dựng khung lý thuyết về quản lý ngân sách phường
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê: Cụ thể là tổng hợp, phân tích, sau đó so sánh các nguồn số liệu từ các báo cáo tổng hợp thu, chi ngân sách tại phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
5 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách phường, xã ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách tại Ủy ban nhân dân phường An Biên giai đoạn 2015 - 2019
Chương 3: Biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
PHƯỜNG, XÃ Ở VIỆT NAM 1.1 Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước nói chung
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Quốc hội khóa XIII ban hành Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 23/05/2015 đã định nghĩa:
“ Ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước, được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước
Tài chính và ngân sách là phạm trù kinh tế và lịch sử
- Về phạm trù kinh tế: là sự phát triển kinh tế - hàng hóa;
- Về phạm trù lịch sử: tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước, là công cụ kinh tế của Nhà nước
“Ngân sách nhà nước là toàn thể các quan hệ về kinh tế, song hành với quá trình phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội để hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung dùng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ KT-XH QP-
AN của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định”
1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước
1.1.3.1 Vai trò của NSNN trong nền kinh tế
Là công cụ để huy động nguồn tài chính, đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước
NSNN là một công cụ chủ yếu của Nhà nước; Nó giữ vai trò trọng yếu trong việc vận động và phân phối các nguồn lực tài chính để bảo đảm việc thực thi các chức năng của Nhà nước, thông qua các chính sách thuế: thuế trực thu, thuế gián thu, phí và các nguồn thu khác
Trang 14Thuế là khoản thu bắt buộc được quyết định bởi quyền của Nhà nước thông qua hệ thống pháp lý, đồng thời thuế cũng là khoản thu không hoàn trả Ngoài thuế, phí, NSNN còn động viên các nguồn tài chính khác dưới hình thức nợ công như: phát hành công trái (trái phiếu hay tín dụng nhà nước), vay
nợ nước ngoài (ODA) và tín dụng quốc tế (IMF, WB, ADB, )
Mặt khác, để giữ vững cân đối việc thu - chi ngân sách và phát triển nguồn thu bền vững, thì quá trình huy động các nguồn lực tài chính cho NSNN cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định trong văn bản hướng dẫn số 125/2015/STC ngày 10/1/2015 của Sở Tài chính thành phố
Có thể phân thành 3 nội dung chi cơ bản: chi thường xuyên; chi dự trữ quốc gia; chi đầu tư phát triển
+ Dự trữ quốc gia: Chi để đảm bảo an ninh kinh tế Ngoài ra, còn
là nguồn lực để ứng phó với rủi ro phát sinh trong kinh tế, với những tình huống khẩn cấp trong nước và thế giới
Cần thường xuyên cân đối thu - chi ngân sách hơn nữa, rồi thực hiện chính sách tài khóa tích cực hơn, chi NSNN cần phải tuân thủ các nguyên tắc trong phân phối vốn ngân sách như sau:
* Tiết kiệm ở mức tối đa và hợp lý trong tiêu dùng vốn ngân sách
* Đặt hiệu quả kinh tế - xã hội lên hàng đầu trong việc dùng vốn NSNN
để chi cho đầu tư phát triển
Điều tiết vĩ mô được thực hiện thông qua một hệ thống các công cụ như: chiến lược, kế hoạch (định hướng và hướng dẫn), pháp luật (điều tiết hành vi) và các công cụ kinh tế tài chính (thuế, lãi suất tín dụng, chiết khấu ) Trong lĩnh vực tài chính, NSNN giữ vai trò rất quan trọng thông qua chính sách động viên các nguồn lực tài chính và đầu tư phát triển”
1.1.4 Hiệu quả của công tác quản lý NSNN và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước
Trang 151.1.4.1 Hiệu quả của công tác quản lý NSNN
Hiệu quả của việc quản lý ngân sách cuối cùng là để thực hiện cân đối một cách tích cực hệ thống NSNN
Tính cân đối đó được đảm bảo từ nhiều yếu tố như: Luật NSNN, thiết chế về phân cấp NS, phương thức về quản lý NS, quy trình về NSNN, cơ chế việc điều hành NS, các quy tắc về tác nghiệp trong hoạt động của NSNN,…
Để đánh giá tính hiệu quả quản lý NSNN phải xét trên nhiều tiêu chí
ở các cấp độ khác nhau dựa trên hiệu quả của các công tác như sau: công tác tổng hợp, công tác quản lý thu NSNN, công tác quản lý chi NS
1.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN cấp phường
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Kinh tế ở tình trạng ổn định, hoặc tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong việc phân phối các nguồn lực tài chính đất nước
Về xã hội: Chính trị - xã hội ổn định khích lệ các nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển
- Thể chế kinh tế và chính sách của Quốc gia
Quốc gia có phát huy được nguồn lực tài chính trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài hay không là do sự thích hợp của thể chế và chính sách về kinh tế của Quốc gia đó
- Cơ chế của công tác quản lý NSNN
Việc thay đổi tích cực về cơ chế quản lý, chú trọng hơn việc hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, rõ ràng trong việc thu - chi giữa các cấp sử dụng, cho phép chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết định về ngân sách của cấp dưới tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia
- Chính sách để khai thác các nguồn lực tài chính
“Các chính sách trích thưởng cho việc thu vượt kế hoạch vào NS,
Trang 16việc trao quyền sử dụng kết dư NS cuối năm và sử dụng các loại quỹ tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, đã phát huy được tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu có sẵn và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương”
1.2 Lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nước cấp phường 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm ngân sách phường
1.2.1.1 Khái niệm ngân sách phường
“Ngân sách phường trực thuộc hệ thống ngân sách nhà nước Các khoản thu - chi của ngân sách phường là NSNN giao cho UBND phường xây dựng, tổ chức quản lý, HĐND phường có vai trò quyết định và giám sát việc thực hiện theo quy định của Luật NSNN”
1.2.1.2 Đặc điểm của ngân sách phường
Ngân sách phường là ngân sách cấp cơ sở ở đô thị, được phân cấp các nguồn thu và nhiệm vụ chi
“Ngân sách phường do HĐND phường quyết định dựa trên việc cấp ngân sách của cấp trên, tình hình thực tế tại địa phương mình cụ thể như sau:
+ Lập dự toán thu ngân sách của đơn vị mình
+ Phân bổ dự toán ngân sách ở cấp của mình
+ Phê duyệt quyết toán, chủ trương, phương pháp thực hiện ngân sách + Ban hành quyết định điều chỉnh dự toán NSĐP khi cần
+ HĐND phường có quyền chấp thuận hoặc bãi bỏ các quyết định của UBND cùng cấp
+ HĐND phường có quyền giám sát việc sử dụng ngân sách do mình quyết định
+ HĐND phường quyết định danh mục các dự án đầu tư trung hạn, dụ
án đầu tư quan trọng từ nguồn ngân sách của cấp mình
- Phường là được sử dụng trực tiếp NSNN
Việc quản lý ngân sách, thu - chi ngân sách phường đa dạng và dưới
Trang 17nhiều hình thức, nhiều mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích cộng đồng và nhân dân
1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lý NSNN cấp phường
Các yếu tố ảnh hưởng như: Điều kiện KT-XH, Thể chế và chính sách,
Cơ chế quản lý , các Chính sách để khai thác các nguồn lực tài chính
1.2.2 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp phường
1.2.2.1 Nguồn thu của ngân sách cấp phường
Thu NSP gồm có các khoản thu được phân cấp và các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân dùng để xây dựng các công trình công trên địa bàn
Việc phân cấp thu ngân sách cấp phường cần: Phù hợp với chức năng nhiệm vụ, KTXH, quốc phòng, an ninh của cấp phường Phân biệt giữa nguồn thu địa phương và trung ương Phần trăm được trích lại cho ngân sách phường không vượt qua quy định của ngân sách địa phương Phân cấp nguồn thu ngân sách phường cần phù hợp với nhiệm vụ chi, phù hợp với khả năng thu ngân sách trên địa bàn; cần tối đa hóa nguồn thu tại chỗ, cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên, nâng cao tính tự chủ ngân sách, giảm dần việc nhận bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên
Nguồn thu ngân sách phường bao gồm gồm 2 loại:
• Các khoản thu được hưởng 100%
- Các khoản thu như: thu thuế, thu phí, thu lệ phí được cấp trên phân cấp cho phường quản lý dựa trên tình hình thực tế về KT-XH của phường
- Thu hoạt động sự nghiệp, tiền phạt, tịch thu, thu hoa lợi công sản và các khoản thu khác như thanh lý nhà tài sản, các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân cho phường
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %
- Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước của hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn phường, lệ phí
Trang 18trước bạ nhà, đất; phí bảo vệ môi trường tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất không phải là đất nông nghiệp
* Thu bổ sung NSP từ ngân sách cấp trên
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là sự chênh lệch giữa dự toán chi nhiệm vụ được giao và dự toán thu từ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn phường được phân cấp
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung để hỗ trợ phường thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
1.2.2.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp phường
Chi ngân sách cấp phường gồm: chi thường xuyên và chi ĐTPT nhằm đảm bảo việc hoạt động của chính quyền, đảm bảo nhiệm vụ về KT-XH, QP-
AN tại địa phương
Nhiệm vụ chi thường xuyên
Chi thường xuyên gồm: Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước như Đảng ủy, HĐND, UBND, các Đoàn thể chính trị xã hội thuộc quản lý của phường Chi cho các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, an sinh xã hội và các khoản chi thường xuyên khác
Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển
Chi đầu xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn của phường theo phân cấp, từ nguồn huy động đóng góp của các
tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật đưa vào quản lý qua NSP Các khoản chi ĐTPT khác
1.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách phường
Quản lý ngân sách phường tuân thủ thao theo Chu trình của NSNN gồm lập, chấp hành và quyết toán NSNN
1.3.1 Lập dự toán ngân sách phường
1.3.1.1 Khái niệm và yêu cầu lập dự toán ngân sách phường
Lập dự toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu toàn diện và minh bạch,
Trang 19gắn chặt với chính sách, thực trạng và kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, phải tuân thủ quy trình, nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo mục lục
1.3.1.2 Căn cứ lập dự toán ngân sách phường
Căn cứ vào kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm, chính sách, chế độ thu, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu, chính sách, chế độ do địa phương ban hành theo thẩm quyền được phân cấp, số kiểm tra về dự toán NS do UBND quận thông báo, tình hình thực hiện dự toán
NS năm hiện tại và một số năm trước
1.3.1.3 Phương pháp và trình tự lập dự toán ngân sách phường
Ngân sách phường trực thuộc ngân sách của nhà nước, nó tuân thủ theo trình tự dưới đưa lên, trên cấp xuống
Bước 1: Sau khi được phòng Tài chính kế hoạch hướng dẫn cách lập
dự toán ngân sách và số kiểm tra dự toán ngân sách, đồng chí Chủ tịch UBND chỉ đạo kế toán phường lập và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán kế hoạch sử dụng ngân sách năm
Bước 2: Kế toán phường kết hợp với cơ quan thuế tính toán các khoản thu ngân sách trong phạm vi phân cấp phường quản lý trên địa bàn
Kế toán phường lập dự toán thu, chi ngân sách trình UBND phường, sau
đó Thường trực HĐND phê duyệt Tiếp theo, UBND phường gửi về Phòng TCKH quận Sau khi làm việc và thống nhất với phường về dự toán ngân sách năm ngân sách kế hoạch, phòng TCKH tổng hợp lập dự toán ngân sách để trình
Ủy ban nhân dân quận phê duyệt
Bước 3: Quyết định và phân bổ dự toán NSP
Sau khi được phân bổ ngân sách, kế toán phường lập phương án phân bổ ngân sách được cấp trên phân bổ để trình Thường trực UBND quyết định trước ngày 31/12 của năm hiện tại
Sau đó, UBND phường báo cáo dự toán và phương án phân bổ dự toán
Trang 20ngân sách về phòng TCKH quận để thẩm tra Nếu chưa phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách phòng TCKH quận báo cáo UBND quận yêu cầu UBND phường điều chỉnh lại dự toán thu, chi NSP cho phù hợp Sau khi đã được phòng TCKH quận chấp thuận, UBND phường thực hiện công khai dự toán NSP tại trụ sở UBND phường mình
1.3.1.4 Chấp hành dự toán NSNN
- Ý nghĩa của việc chấp hành dự toán NSNN
Việc chấp hành dự toán ngân sách có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách Chấp hành dự toán ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực trong việc cân bằng thu - chi ngân sách định kỳ (tháng, quý, năm)
-Nội dung chấp hành dự toán ngân sách phường
Căn cứ vào dự toán thu - chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải thu, chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi NS từng tháng trong quý chuyển về Kho bạc Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của tháng cuối của quý trước
Căn cứ vào dự toán chi NS năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ chi của phường, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nứớc thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước:
1.3.2 Quyết toán ngân sách phường
1.3.2.1 Mục tiêu và yêu cầu quyết toán ngân sách phường
Mục tiêu là cung cấp các thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính và tổng hợp thu, chi vào ngân sách địa phương Căn cứ vào đó để xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền phường trong việc công khai, minh bạch về sử dụng ngân sách theo qui định của pháp luật về ngân sách nhà nước Báo cáo quyết toán NSP phải đầy đủ, kịp thời và đúng theo biểu mẫu Số liệu phải chính xác, trung thực, rõ ràng dễ hiểu và có xác nhận của Kho bạc nhà nước Báo cáo quyết toán chi không được lớn hơn quyết toán thu phường
Trang 211.3.2.2 Trình tự quyết toán ngân sách phường
Trước khi khoá sổ kế toán cuối năm, phường phải hoàn thành các nhiệm vụ thu, chi được giao, theo dự toán được duyệt Kế toán phường hoàn tất việc hạch toán, tập hợp chứng từ và vào sổ kế toán chính xác, đầy đủ Kế toán phường rà soát lại các số liệu đã hạch toán và đối chiếu với kho bạc nhà nước về các khoản thu-chi phát sinh từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm hiện tại Nếu có sai sót thì Kho bạc kết hợp với phường để điều chỉnh kịp thời, sau khi đã thống nhất số liệu mới bắt đầu tiến hành việc khoá sổ kế toán
Chỉnh lý quyết toán chính là để kế toán phường kiểm tra, rà soát sau đó chỉnh lý lại cho chính xác số thực thu, thực chi của năm ngân sách, dựa và đó lập báo cáo quyết toán ngân sách
Khi lập báo cáo quyết toán thu, chi NSP năm trình lên đồng chí chủ tịch UBND phường xem xét, sau đó trình lên HĐND phường phê chuẩn, gửi phòng TCKH để tổng hợp theo quy định
1.4 Các tiêu chí đánh giá về quản lý ngân sách nhà nước cấp phường, xã Tổng thu NSNN trên địa bàn xã, phường, thị trấn (không tính bổ sung từ cấp trên so kế hoạch và cùng kỳ)
Tổng thu ngân sách phường, xã, thị trấn
Tổng chi ngân sách xã, phường, thị trấn so kế hoạch và cùng kỳ
Số tiết kiệm chi ngân sách xã, phường, thị trấn hàng năm so kế hoạch và cùng kỳ
1.5 Kinh nghiệm về quản lý ngân sách Nhà nước tại quận Hồng Bàng
Phường Hoàng Văn Thụ là một phường nằm ở trung tâm, giữ vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của quận Hồng Bàng và thành phố Hải Phòng
Phường Hoàng Văn Thụ chủ trương nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, nộp thuế qua ngân hàng góp phần quan trọng để doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí góp phần hỗ trợ
Trang 22cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu ngân sách trong tương lai
Nhờ đẩy mạnh các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và thu chuyển quyền
sử dụng đất, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ do thành phố Hải Phòng phân bổ nên trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng thu ngân sách Nhà nước của phường đạt mức tăng các nguồn thu cụ thể như sau: thu từ thuế, phí, lệ phí tăng bình quân ở mức 13,5%/năm, thu từ thuế xuất nhập khẩu tăng xấp xỉ 3%/năm, thu tiền sử dụng đất tăng bình quân 4%
Một trong những biện pháp nhằm tăng thu ngân sách nhà nước được phường Hoàng Văn Thụ chú trọng là công tác thanh tra, kiểm tra Việc đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế cũng được thực hiện tích cực Nhờ sự tận tâm trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đã giúp cho ban quản lý thuế của phường đạt được những kết quả đáng biểu dương trong thời gian qua
Công tác quản lý chi thường xuyên được phường thực hiện dự toán chủ động trong kinh phí được ngân sách cấp, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Đồng thời, công khai các khoản chi trong đó có các khoản chi xây dựng cơ sở hạ tầng
Phát huy tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách giúp phường Minh Khai quản lý tốt các khoản thu chi tại địa phương
Thông qua kết quả những năm gần đây cho thấy, phường Sở Dầu đã có những bước chuyển hướng hiệu quả trong việc quản lý ngân sách
Phường đã tiến hành cơ cấu các khoản thu hợp lý, trong đó hạn chế dần
sự phụ thuộc vào nguồn thu từ đất, lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường, chuyển dịch sang khai thác nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường Thực hiện việc quản lý và khai thác tốt nguồn thuế thu doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Lãnh đạo phường xác định thu ngân sách là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm Phường Quán Toan đã thực hiện việc huy động mọi lực lượng để
Trang 23tham gia, quyết liệt tổ chức công tác thu nợ đọng, nhất là lĩnh vực liên quan đến đất đai
Bên cạnh đó, lãnh đạo phường tiến hành triển khai hàng loạt các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và vươn lên mở rộng sản xuất kinh doanh
Phường Sở Dầu chủ trương thực hiện từng bước nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo quản lý tốt các khoản chi
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của phường Hoàng Văn Thụ và phường
Sở Dầu có thể rút ra một số bài học như sau:
- Các địa phương đều tăng cường trách nhiệm của UBND xã, phường trong quản lý thu ngân sách Nhà nước
- Thực hiện công khai, minh bạch tài chính ngân sách xã, phường để đảm bảo sự giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong quản lý thu - chi ngân sách của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
- Tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách
- Tuân thủ các trình tự, chu trình trong quản lý ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo các hoạt động của bộ máy chính quyền tại địa phương mình
Trang 24CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHƯỜNG AN BIÊN, QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2015-2019 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên
Phường An Biên là phường nội thành, với diện tích là 0,29km² bao gồm toàn bộ diện tích của phường, dân số đến năm 2017 khoảng trên 12361 nhân khẩu Về vị trí địa lý: Phía bắc giáp dải trung tâm thành phố, phía đông giáp phường Cầu Đất, phía Nam giáp phường Trại Cau, phía tây giáp Phường Cát Dài Là một trong 15 phường trong toàn quận có tầm chiến lược quan trọng
về KT-XH, quốc phòng an ninh, là địa bàn trung tâm chính trị, văn hóa của quận Lê Chân có Đền Nghè, Đình An Biên, Tượng Đài Nữ tướng Lê Chân, Dải trung tâm thành phố tọa lạc Trên địa bàn phường có Trung tâm GDTX, trường cấp 2,3 Ngô Quyền, về tôn giáo có Đền Nghè, Đình An Biên, nhiều cơ
sở kinh doanh buôn bán dọc theo tuyến đường Nguyễn Đức Cảnh, Mê Linh, Hai Bà Trưng hàng năm đóng góp không nhỏ về kinh tế vào ngân sách cho quận cũng như thành phố
2.1.2 Đặc điểm phát triển kinh tế
Phường An Biên có ít cơ sở kinh tế lớ nhưng lại có tập trung tương đối nhiều các cơ sở kinh doanh vừa, nhỏ hoạt động với các hình thức khác nhau : doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, hộ và nhóm kinh doanh Một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh dịch vụ,tiểu thủ công nghiệp Những năm qua tình hình kinh tế tại địa bàn phường phát triển nhanh về các cơ sở xuất kinh doanh, lao động và doanh thu, đã góp một phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách của phường và quận Lê Chân
Bảng 2.1 Sự phát triển kinh tế phường An Biên giai đoạn 2015-2019 được thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Trang 25Bảng 2.1 Chỉ tiêu kinh tế tại phường An Biên giai đoạn 2015-2019
4.236 2.145 2.091
4.923 2.620 2.303
5.294 3.005 2.299
6.366 3.315 3.051 (Nguồn: Tổ thuế phường An Biên)
Biểu đồ 2.1 Kết quả doanh thu và thuế CTN giai đoạn 2015-2019
2.1.3.Đặc điểm hệ thống chính trị
Phường An Biên có tổ chức đảng là Đảng bộ phường gồm 27 chi bộ
với số lượng hơn 500 đảng viên Trong 27 chi bộ trực thuộc, 3 chi bộ trường
học ,17 chi bộ tổ dân phố, 5 chi bộ doanh nghiệp ngoài sở hữu nhà nước ,1
chi bộ cơ quan phường và và 1 chi bộ công an, Đối với UBND phường có 4
quản lý đô thị và quốc phòng an ninh trên địa bàn, 12 cán bộ công chức
phường hợp đồng hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế xã
hội
Bên cạnh đó các tổ chức chính trị xã hội của phường bao gồm: Đoàn
Thanh niên, UBMT Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh bên cạnh đó
một số tổ chức Câu lạc bộ, Công đoàn ………
Trang 262.1.4 Đặc điểm văn hóa - xã hội
Phường An Biên, được thành lập vào những năm 1962 Tính đến hết năm 2019, dân số của phường có 12361 người, mật độ dân cư khá đông 42634,1 người/km² Phường An Biên có lịch sử lâu đời trong đó nhân dân chủ yếu làm buôn bán nhỏ nhỏ lẻ và công nhân viên chức Trên địa bàn phường các cơ sở xã hội như y tế, hệ thống giáo dục, văn hóa, thể thao, thể dục, … bên cạnh đó trong năm gần đây cũng phương cũng dần một phát triển.Dưới
sự lãnh đạo Đảng bộ Phường trong những năm gần đây liên tục đạt đảng bộ trong sách vững mạnh, các tổ chức đoàn thể đạt tiên tiến xuất sắc
Dưới sự lãnh đạo Phường An Biên thuộc Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng luôn nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân Bên cạnh đó công tác truyền thông lồng ghép vận động nhân dân đã được thực hiện tốt pháp lệnh dân sốvà đạt được kết quả cao hoàn thành 100% các chỉ tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình và đang cố gắng phấn đấu người sinh con thứ ba
Bên cạnh đó Phường An Biên còn chú trọng quan tâm tới công tác quan trọng đó là quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo Các công tác phổ cập giáo dục tại các cấp học thường xuyên được duy trì, luôn đảm bảo đúng quy định cảu nhà nước Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, các cơ sở dạy thêm học thêm, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn phường Một trong những chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động trong độ tuổi hiệu quả.Các gia đình hộ nghèo được quan tâm thông qua xây dựng chương trình giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo và được giao cụ thể giao cho từng đoàn thể, tổ dân phố thực hiện phấn đấu Các dự án sửa chữa, cải tạo các tuyến đường, ngõ; cải tạo, , chỉnh trang tuyến đường tàu, nâng cấp đường thoát nước tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư XDCB, (nhân dân không phải đóng góp kinh phí 100% vốn NSNN,) vận động nhân dân hiến đất mở rộng ngõ xóm Các công tác quy hoạch quản lý xây
Trang 27dựng tập trung ; hướng dẫn nhân dân thực hiện trật tự xây dựng, tổ chức tốt tuyên truyền, ngoài ra quy định trong quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị trong sinh hoạt công cộng và nơi sinh sống Phát hiện kịp thời, xử lý dứt điểm, kiên quyết các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, không có trường hợp nào phải tổ chức cưỡng chế
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách tại Phường An Biên, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019
2.2.1 Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại phường An Biên, Quận lê Chân, Thành phố Hải phòng
2.2.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán thu ngân sách phường An biên, quận Lê chân, thành phố Hải phòng
Công chức kế toán phường An biên hàng năm, kết hợp của 2 cơ quan thuế và đội thu thuế Phường đã tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn phường AN Biên trong phạm vi quản lý Lập dự toán thu ngân sách và trình lên UBND Phường Sau đó UBND phường đã đưa lên trình HĐND phường
AN Biên vào kỳ họp cuối năm qua đó phường xem xét thông qua HĐND phường thông qua dự toán thu ngân sách sau đó sẽ trình lên Phòng Tài chính
Kế hoạch quận Lê Chân và UBND quận UBND quận dựa vào các căn cứ quyết định của Chính phủ, quyết định của UBND thành phố, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
cụ thể phường AN Biên và xem xét thực hiện dự toán ngân sách phường An Biên các năm trước giao so với kế hoạch năm cho địa phương
UBND phường An Biên nhận quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của ủy ban nhân dân quận Lê Chân tự hoàn chỉnh phương án phân bổ ngân sách và dự toán ngân sách phường Uỷ ban nhân dân phường An Biên trình
dự toán ngân sách lên HĐND phường An Biên trong đầu năm HĐND phường báo cáo với UBND quận khi UBND phường đồng ý phê duyệt Phòng Tài chính Kế hoạch quận, tiến hành triển khai kế hoạch chi tiết và giao
Trang 28cho từng cá nhân, bộ phận, tổ chức đã thực hiện qua các tháng, quý, năm nhằm đảm bảo ổn định được nguồn thu, nhu cầu chi của phường An Biên đáp ứng đầy đủ Mục tiêu việc thu thuế môn bài của phường đạt 100% chỉ tiêu vào các tháng đầu năm.Các dự toán ngân sách phường An biên luôn công khai rộng rãi cho nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội biết Thực hiện thông qua
dự toán thu ngân sách được nghị quyết đưa ra từ năm 2015 và thực hiện đầu năm 2015 Hải Phòng một trong 10 địa phương thực hiện thí điểm trong cả nước không tổ chức HĐND tại các phường và quận (2008-2015)
- Dự toán thu ngân sách nhà nước tại Phường An biên
Bảng 2.2 Dự toán thu ngân sách trên địa bàn phường An Biên giai đoạn
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu ngân sách phường An Biên)
Biểu đồ 2.2 Minh họa dự toán thu ngân sách trên địa bàn phường
An Biên giai đoạn 2015-2019
Trang 29Việc lập dự toán thu ngân sách phường An biên đã đạt được những thành tựu nhất định và dần đi vào quy củ và gần thực tế của phường Kết quả đạt được trong việc thu NSNN của phường trên địa bàn các năm đã đạt vượt kế hoach được giao Năm 2015 thực thu tổng ngân sách trên địa bàn là 3.234 triệu đồng vượt 54 triệu đồng, đạt 101,41% Năm 2016 thực thu 3.580 triệu đồng vượt 30 triệu đồng đạt 100,86% Năm 2017 thực thu 3.849 triệu đồng vượt 74 triệu đồng đạt 101,99% Năm 2018 thực thu 4.329 triệu đồng vượt 49 triệu đồng đạt 101,16% Năm 2019 thực thu 4.725 triệu đồng vượt 55 triệu đồng đạt 101,19%
Bên cạnh đó việc vượt kế hoạch của khoản dự toán thu thì không đồng đều phường được hưởng các khoản thu 100% như lệ phí, thu phạt, phí hoàn thành kế hoạch và thường cao hơn phần thu được hưởng theo tỷ lệ % qua đó thấy được tâm tư của người trực tiếp thu ngân sách phường An Biên
Tuy nhiên trong công tác lập dự toán thu ngân sách không khỏi tránh được thiếu sót, một số khoản thu nằm ngoài dự toán không được xây dựng, do vậy đôi khi còn chậm trễ trong việc nộp dự toán lên cơ quan cấp trên Nhất là quy trình từ UBND phường chấp nhận thông qua trình lên HĐND cấp trên
• Dự toán thu ngân sách phường An Biên
Bảng 2.3: Dự toán thu ngân sách phường An Biên giai đoạn 2015 -2019
3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 6.510 5.710 5.520 5.310 5.110
Tổng thu ngân sách Phường 7.430 6.850 6.720 6.670 6.530
Trang 300 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
Thu 100%
Thu theo tỷ lệ %
Bổ sung từ NS quận
Trên thực tế hiện nay quận vẫn phải cấp bổ sung cho phường An Biên
ngân sách do phường vẫn chưa có khả năng tự cân đối ngân sách, tuy nhiên
việc cấp ngân sách hàng năm giảm dần do nguồn thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên giảm Nhằm chủ động và cân đối ngân sách của phường, phấn đấu
thực hiện vượt các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %, các chi tiêu của các
khoản thu 100% và Bên cạnh đó xin cấp bổ sung vào những tháng cuối năm
kế hoạch từ ngân sách quân Lê Chân
Biểu đồ 2.3 dưới đây cho ta thấy rõ dự toán ngân sách phường giai
đoạn 2015-2019
UBND phường An Biên, quận Lê Chân tiến hành thu, nộp ngân sách dựa
trên Căn cứ Quyết định do UBND Quận giao, Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi
cục thuế, các cơ quan liên quan Trong những năm qua Phường thực hiện khá
tốt công tác thu ngân sách và được thể hiện thông qua bảng 2.4 trang 30:
2.2.1.2 Tổng thu ngân sách chung trên địa bàn
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ 3.204triệu đồng
(2015) lên 4.715 triệu đồng (2019) Trong đó thu thuế tăng từ 2072 triệu đồng
(2015) lên 4.685 triệu đồng (2019) mức tăng bình quận trên 10%/năm Thu
Biểu đồ 2.3 Dự toán thu ngân sách phường phường An Biên
giai đoạn 2015-2019
Trang 31phí lệ phí và phạt từ 571 triệu đồng (2015) lên 825 triệu đồng (2019) mức tăng bình quận 10,2%/năm
Riêng các khoản thu ủng hộ và thu khác biến động không đáng kể và đây là những nguồn thu có tỷ trọng nhỏ xấp xỉ 10% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
Dưới đây là Bảng thể hiện kết quả thu ngân sách phường An Biên giai đoạn 2015-2019
Trang 32Bảng 2.4: Kết quả thu ngân sách phường An Biên giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 2019/2018 So sánh Chỉ tiêu Năm
%
Tuyệt đối
Tương đối
%
Tuyệt đối
Tương đối
%
Tuyệt đối
Tương đối
% I.Tổng thu ngân sách 3.204 3.560 3.829 4.309 4.715 356 111,25 269 107,64 480 112,67 406 109,51 1.Thu thuế 2.072 2.400 2.560 2.900 3.200 328 115,91 160 106,69 340 113,33 300 110,38 2.Thu ủng hộ 327 295 345 440 439 -32 89,91 50 117,54 95 128,36 -1 99,77 3.Thu phí lệ phí + Phạt 571 645 677 739 825 74 113,19 32 105,04 62 109,30 86 111,80
Trang 33Dưới sự cố gắng cũng như quan tâm của Đảng ủy và UBND phường
An Biên và các lực lượng trực tiếp như địa chính, công an phường trật tự đô thị, tổ thuế và văn phòng 1 cửa đã đạt được kết quả như trên
Biểu đồ 2.4 Kết quả thu ngân sách phường An Biên giai đoạn 2015-2019 2.2.1.3 Thu ngân sách phường
Tổng thu ngân sách phường trong giai đoạn 2015-2019 giảm từ 7.571 triệu (2015) xuống còn 6.636 triệu (2019) mức giảm tuyệt đối - 935 triệu đồng Trong đó nguyên nhân chính là do chương trình tiết kiện chi tiêu hành chính của Chính phủ do vậy mà nguồn ngân sách cấp trên giảm theo Mức giảm Nguồn thu bổ sung từ ngân sách quận có mức giảm như sau:
- Năm 2015 cấp bổ sung 6.571 triệu đồng
- Năm 2016 cấp bổ sung 5.745 triệu đồng, giảm 836 triệu đồng
- Năm 2017 cấp bổ sung 5.577 triệu đồng, giảm 168 triệu đồng
- Năm 2018 cấp bổ sung 5.339 triệu đồng, giảm 238 triệu đồng
- Năm 2019 cấp bổ sung 5.125 triệu đồng, giảm 214 triệu đồng
Đảng ủy - HĐND và UBND phường đã tập trung chỉ đạo sát sao quyết liệt, tập trung cao nhằm đảm bảo cân đối ngân sách của phường vào mọi nguồn thu ngân sách
Dưới sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của cấp trên về chuyên môn nghiệp vụ và sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, UBND phường các cấp và sự
Trang 34tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, các cá nhân đã góp phần thành công vào kết quả thu ngân sách Phường An biên
Với sự tập trung chỉ đạo quyết tâm phấn đấu nỗ lực tổ chức thực hiện, hoạt động thu ngân sách của phường hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu mà cấp trên giao phó
Kết quả thu ngân sách phường đạt được như sau:
Năm 2015 tổng thu ngân sách phường là 7.571 triêu đồng; đến năm 2019 tổng thu ngân sách là 6.036 triệu đồng Giảm 1.545 triệu đồng (Số giảm này
do nguồn ngân sách cấp bổ sung của quận giảm từ 6.591 triệu đồng năm 2015 xuống còn 5.235 triệu đồng năm 2019 (Mức giảm tuyệt đối là 1.446 triệu đồng)
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách tại phường An Biên 2.2.2.1 Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách phường An Biên Trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay khi có những bước phát triển nhanh chóng và tính năng hoạt động sáng tạo của cấp phường thì công tác quản lý thu ngân sách phường đang gắn liền với trách nhiệm của cấp phường Do đó thu ngân sách phường đặt ra yêu cầu đối với công tác thu ngân sách sao cho phải thu đúng, thu đủ làm sao cho đạt được mức động viên phù hợp vừa có thể huy động tốt nhất nguồn lực tài chính vào ngân sách bên cạnh đó còn khuyến khích sự phát triển của cá nhân thực hiện SXKD, các tổ chứchoạt động trên địa bàn
Công tác quản lý thu NS trên địa bàn phường trong giai đoạn 2015-2019 được thể hiện chi tiết trong các khoản thu dưới đây:
Trang 35Bảng 2.5: Các khoản thu 100% tại phường An Biên giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Chỉ tiêu Năm
%
Tuyệt đối
Tương đối
%
Tuyệt đối
Tương đối
dân theo quy định 52 52 53 53 54 0 100,00 1 102,38 0 100,00 1 102,33
5 Thu kết dư ngân sách
năm trước 33 61 57 27 23 28 221,74 -4 92,16 -30 36,17 -4 76,47 Tổng thu các khoản
100% 552 715 737 775 807 163 132,47 22 103,31 38 105,53 32 104,41
0 100 200 300 400
Phí lệ phí Thu khác Thu phạt Đóng góp của nhân dân Thu kết dư
Biểu đồ 2.5 Các khoản thu 100% của phường giai đoạn 2015-2019
Trang 36* Các khoản thu 100% ngân sách phường hưởng
Các khoản thu 100% của phường là một khoản thu quan trọng bởi vì do UBND phường trực tiếp khai thác, tổ chức quản lý, và sở hữu và các khoản thu này phát sinh trong địa bàn Trong giai đoạn 2015-2019, tổng thu các khoản phường An Biên hưởng 100% không ngừng tăng lên
Năm 2015, tổng thu các khoản hưởng 100% của Phường đạt 552 triệu đồng, Năm 2016 là 715 triệu đồng, tăng thêm 163 triệu so với năm trước đạt mức tăng 32,48 % Năm 2017 là 737 triệu đồng, tăng thêm 22 triệu so với năm trước đạt mức tăng3,32 % Năm 2018 là 775 triệu đồng, tăng thêm 38 triệu so với năm trước đạt mức tăng 5,54 % Năm 2019 là 807 triệu đồng, tăng thêm 32 triệu so với năm trước đạt mức tăng4,42 % Các khoản thu phí,
lệ phí và thu phạt là có giá trị tuyệt đối lớn nhất và cũng có tốc độ tăng cao nhất Cụ thể như sau:
- Phí, lệ phí:
Năm 2015, thu từ phí, lệ phí của phường An Biên đạt 213 triệu; năm
2016 đạt 277 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 64 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23,08%; năm 2017 đạt 308 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 31 triệu đồng,
tỷ lệ tăng 11,61%; năm 2018 đạt 326 triệu đồng tăng so với năm 2017 là 18 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,04%; năm 2019 đạt 345 triệu đồng tăng so với năm
2018 là 20 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,02%;
- Thu phạt: khoản thu được hưởng 100% của phường thì chỉ tiêu đạt tốc
dộ nhanh và đóng góp nhiều nhất trong các khoản thu
Năm 2015, thu phạt của phường An Biên đạt 179 triệu; năm 2016 đạt
218 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 39 triệu đồng, tỷ lệ tăng 31,53%; năm 2017 đạt 231 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 13 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,25%; năm 2018 đạt 257 triệu đồng tăng so với năm 2017 là 26 triệu đồng,