1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế với các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá” [3] Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về Luậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ĐINH THỊ HOÀNG QUYÊN

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ĐINH THỊ HOÀNG QUYÊN

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS Đan Đức Hiệp

HẢI PHÒNG - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan bản luận văn: “Biện pháp nâng cao chất lượng

công tác kiểm tra thuế với các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng” là

công trình nghiên cứu khoa học, độc lập, được tiến hành nghiêm túc trên sự

cố gắng, nỗ lực của riêng tôi và sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Cục Thuế TP Hải Phòng, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình khoa học của Thầy PGS.TS Đan Đức Hiệp

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ và trích dẫn nguồn gốc đầy đủ trong phần danh mục tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan, tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Thị Hoàng Quyên

Trang 4

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy PGS.TS Đan Đức Hiệp, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học Thầy đã tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Cục Thuế TP Hải Phòng nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ mọi mặt để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập Xin cảm ơn các đồng nghiệp và gia đình đã luôn bên cạnh, động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học và luận văn

Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng hết sức trong quá trình thực hiện, song với thời gian nghiên cứu có hạn và năng lực còn phải trau dồi nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự tham gia, góp ý xây dựng từ các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn ngày càng hoàn thiện hơn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Thị Hoàng Quyên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG, BIỂU v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Nội dung nghiên cứu: 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu luận văn 3

CHƯƠNG 1: 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ 4

1.1 Khái niệm thuế và kiểm tra thuế 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế 4

1.1.2 Vai trò của thuế 5

1.2 Nội dung và quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc kiểm tra thuế 7

1.2.2 Quy trình kiểm tra thuế 10

1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế 10

1.3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra 10

1.3.2 Tỷ lệ DN kiểm tra phát hiện có sai phạm 11

1.3.3 Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc kiểm tra 11

Trang 6

1.3.4 Số DN đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm

tra 12

1.3.5 Tỷ lệ số thuế truy thu sau kiểm tra trên tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý 12

1.3.6 Các chỉ tiêu định tính 13

1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp 14

1.4.1 Quy định của pháp luật 14

1.4.2 Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ kiểm tra 14

1.4.3 Quy trình, thủ tục và phương pháp kiểm tra 16

1.4.4 Thái độ của người nộp thuế 16

1.4.5 Sự phối hợp của các bên liên quan 17

1.5 Công tác kiểm tra thuế trong cơ chế quản lý thuế tự tính, tự khai, tự nộp 17 CHƯƠNG 2: 19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TP HP GIAI ĐOẠN 2014- 2019 19

2.1 Giới thiệu về Cục Thuế TP Hải Phòng 19

2.1.1 Về tổ chức bộ máy, chức năng 19

2.1.2 Các hoạt động của Cục Thuế thành phố Hải Phòng 20

2.2 Thực trạng hoạt động của Cục Thuế TP Hải Phòng giai đoạn 2014- 2019:23 2.2.1 Đánh giá thực trạng thu ngân sách của Cục Thuế TP Hải Phòng 23

2.2.2 Đánh giá kết quả kiểm tra thuế của Cục Thuế TP Hải Phòng đối với kết quả thu ngân sách 33

2.3 Thực trạng Công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hải Phòng giai đoạn 2014-2019 35

2.3.1 Công tác xây dựng Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm 35

2.3.2 Thực trạng tiến hành kiểm tra thuế 38

2.3.3 Đôn đốc sau kiểm tra thuế 54

2.4 Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế thành phố Hải Phòng giai đoạnh 2014- 2019 55

Trang 7

2.4.1 Những tồn tại trong công tác kiểm tra thuế 55

2.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác kiểm tra thuế 58

CHƯƠNG 3 62

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC 62

KIỂM TRA THUẾ 62

3.1 Định hướng hoạt động của ngành thuế TP Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 62

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 62

3.1.2 Phương hướng và yêu cầu đối với hoạt động thu NSNN, thu thuế trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 63

3.2 Định hướng công tác kiểm tra tại Cục Thuế TP Hải Phòng giai đoạn 2020-2025 64

3.3 Biện pháp nâng cao chất lượng việc kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hải Phòng trong giai đoạn 2020-2025: 65

3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: 65

3.3.2 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT: 67

3.3.3 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, lập KH kiểm tra thuế: 69

3.3.4 Công tác tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra 69

3.4 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho ngành thuế và bộ phận kiểm tra: 72

3.5 Hoàn thiện quy trình kiểm tra thuế với các doanh nghiệp và NNT 73

3.6 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế 75

3.6.1 Kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ: 75

3.6.2 Kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân, các Sở, Ban, Ngành: 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

2.3 Kế hoạch kiểm trahồsơ khai thuế tại bàn và tại doanh

nghiệp tại Cục Thuế TP.Hải Phòng từ năm 2014-2019 36 2.4 Tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp 39 2.5 Kiểm tra kê khai thuế của các doanh nghiệp 45

2.6 Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong 6 năm tại Cục

2.7 Kết quả kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 50 2.8 Số DN đã KT trên số cán bộ của bộ phận KT 52

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Số

hiệu Tên đồ, biểu đồ, hình vẽ Trang

2.1 Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý thuế nội địa hiện hành 25 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thành phố Hải Phòng 26 2.3 Sơ đồ vận hành quản lý thuế theo mô hình chức năng 28 2.4 Kết quả thu ngân sách Nhà nước tại Cục thuế TP.Hải

Phòng năm 2014-2019

33

2.5 Quy trình kê khai thuế điện tử 43 2.6 Thực trạng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại doanh nghiệp 48 2.7 Kết quả đốc thúc truy thu sau kiểm tra 54

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý nền

Kinhtếmàcòn là nguồnthuchủyếu củaNgânsáchNhànước Thông qua việc thu thuế, Nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội để thực hiện chức năng của mình

Tuy nhiên, với mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh mỗi loại hình doanhnghiệp, đều tồn tại những rủi ro về thuế, doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận thuế, trốn thuế nếu quản lý không tốt có thể gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội.Bởi vậy,một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế và Cục Thuế TP Hải Phòng

là cần phải hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trong từng loại hình kinh doanh đặc thù Trong những năm gần đây, với lợi thế về

vị trí địa lý cùng với nền văn hóa phong phú thành phố Hải Phòng là một trong số ít địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, nhiều công trình được xây mới, nhiều dự án lớn được thực hiện, có thêm nhiều khách sạn

5 sao để phát triển du lịch Ngoài ra, giáo dục, văn hóa, y tế, nông thôn mới cũng được quan tâm, đời sống của người dân được nâng lên Cùng với đó là

sự ra đời và phát triển rộng khắp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xây dựng và dịch vụ trên địa bàn thành phố Tuy nhiên mức độ đóng góp cho ngân sách từ các doanh nghiệp kinh doanh còn chưa tương xứng với quy mô doanh thu và mức độ hoạt động Việc thu nợ thuế, cưỡng chế thuế chưa triệt

để còn dẫn đến tình trạng thất thoát ngân sách Điều đó đặt ra câu hỏi làm thế nào để tăng cường quản lý các doanh nghiệp một cách hiệu quả, hạn chế tối

đa thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội và sự phát triển của địa phương

Trang 12

Xuất phát từ thực tế trên cũng như những yêu cầu của công tác quản lý

thuế, tác giả chọn đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra

thuế với các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tổng hợp những lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế, kiểm tra thuế Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thuộc Cục thuế TP Hải Phòng quản lý từ năm 2014 đến năm 2019, từ

đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa việc kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp này đến năm 2025, luận văn đề xuất một số biện pháp mang tính trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp

3 Nội dung nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hoạt động kiểm tra thuế

- Khảosát, phântíchvà đánhgiáthựctrạngcông táckiểmtrađốivới cácdoanhnghiệptrênđịabànTP.HảiPhòng

- Đềxuấtmộtsốbiệnphápnângcaochấtlượngcôngtáckiểmtrathuế đốivớidoanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế và hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn TP. HảiPhòng

* Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung:Tậptrungvào hoạt động kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hải Phòng

- Về không gian: Tại Văn phòng Cục Thuế TP Hải Phòng

- Về thời gian: từ năm 2014 đến năm 2019

5 Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn cụ thể là:

Trang 13

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bằng phân tích, tổng hợp, thống kê dựa trên các nguồn tư liệu thu thập

- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các số liệu định tính và định lượng thu được trong quá trình nghiên cứu

để đánh giá, kết luận vấn đề nghiên cứu

6 Kết cấu luận văn

Ngoàiphầnmởđầuvàkếtluận, luậnvăngồm 3 chương:

Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế tại

Cục Thuế TP Hải Phòng đến năm 2025

Trang 14

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ KIỂM TRA THUẾ

1.1 Khái niệm thuế và kiểm tra thuế

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế

“Có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau dựa trên những góc độ khácnhauvềthuế, nhưngcó thểtổngquátlạinhưsau: Thuếlàmộtkhoản đónggópbắt buộcchoNhà nướcdoluật phápquyđịnh đốivớicácpháp nhânvàthểnhânthuộc đốitượngchịu thuếnhằmđáp ứngnhucầu chitiêu của Nhànước Thuếlàhìnhthức phânphốilạibộphậnnguồntàichínhcủa xãhội, khôngmangtính hoàn trả trựctiếp cho người nộp.Như vậy, thuế mangtính cưỡng chếvàđượcthiếtlậptheonguyêntắcluậtđịnh

Bằngquyềnlựcchínhtrịcủamình,Nhànướcđãbanhành các loại thuế đểtạolập nguồnthucho NSNN, cáckhoảnthunàyđượcbố trísửdụngtheodựtoánngânsách Nhànướcđãđược phêduyệtcho tiêu dùngcôngcộng vàđầutưphát triểnnhằmthực hiệnchứcnăng, nhiệmvụ của Nhànước.Như vậy,thuếphảnảnh cácquátrìnhphânphối lạithunhập trongxãhội, thểhiệncácmốiquanhệtàichínhgiữa Nhànướcvà cácchủ thểkháctrongxãhội NNT

Vớinhiềuđịnhnghĩakhácnhau,nhưngnhìnchungthuếcómột số đặcđiểm sauđây:

- “Thứnhất, trongxãhộihiệnđại,thuếlàkhoảnđóng góp bằngtiền Về nguyên tắc, thuế là một khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngượcvớicáchìnhthứcthanhtoánbằnghiệnvậtđãtồntạitrướcđây”

- “Thứhai, thuếlàkhoảnđónggópbắtbuộcđượcthựchiệnthôngqua conđườngquyềnlựcchính trị Dùđượcthựchiện dướihìnhthứcnào, thuế vẫnthểhiện tính chất bắt buộc, đượcthực hiện thông qua con đường quyền lực Nhànước (quahệ thốngphápluật thuế) Dođó, đối tượngnộp thuế bắt buộcphảituân thủcácquyđịnh phápluậtvềkê khai,nộpthuế Đốitượng nộpthuếkhông thểtựmìnhấnđịnh haythoảthuậnmứcthuế mà phảichấp thuậnmứcthuế và

Trang 15

thời hạn nộpthuế theo quy định của pháp luật Những đối tượng nộp thuế viphạmluật sẽbịcơquanNhànướccóthẩmquyềnxửlývi phạmhoặccưỡng chếthihànhtheo quyđịnhcủapháp luậtđểbuộchọphải làmtrònnghĩavụnộp thuế.Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tựnguyện”

- “Thứba, thuế là mộtkhoảnthu khôngcóđốikhoảncụthể, khônghoàn trảtrựctiếpnhằm đápứngnhucầuchitiêu củaNhànướctrong việcthực hiệncác chứcnăngquảnlý xãhội, chức năngkinhtế- xãhộicủaNhànước

Khácvớikhoảnvay, thuếkhônghoàntrảtrựctiếpchongười nộpthuế (tuynhiên, mộtphầnthuế đượchoàntrảgián tiếpchongườinộpthuế thông quacáckhoảnphúclợixã hội, phúclợicôngcộng) Cả trước và sau khi thu thuế đều thể hiện sựkhônghoàntrảtrực tiếp Trước khi thu thuế, Nhà nước khônghềcungứngtrực tiếpmộtdịchvụnào chongườinộpthuế. Sau khithuthuế, Nhànước cũngkhông có sựbồihoàntrực tiếpnào cho người nộpthuế. Cũng nhưvậy, ngườinộpthuếkhông thểphảnđốiviệcthựchiện nghĩavụthuếvớilý dohọ

sử dụng ítcác dịch vụ côngcộng;không có quyền đòihỏi được hưởng nhiềudịchvụ côngcộng hơn sovới sốthuế họphảitrả vì lýdonày hay lý dokhác;

khôngthểtừchốinộpthuế vớilýdohọđãphải thanhtoánchocáckhoảnchitráivớinguyêntắcnày”

Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, thuế khôngcóđốikhoảncụthể

1.1.2 Vai trò của thuế

1.1.2.1 Vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN)

Thuếlànguồnthuchủ yếuđể bùđắpchocác khoảnchiNSNN. Mặcdù cáckhoảnthunày khôngphảilànguồnbù đắpduynhấtmàcòn cónguồn vốn vayhoặcphát hànhtiềntệđể bùthâmhụtngânsách Tuynhiênkhông thể phủ nhận vai trò to lớn của thuế trong việc chủ động cân đối cho NSNN

Trang 16

1.1.2.2 Vai trò phân phối lại nhằm đảm bảo công bằng xã hội

Về nguyên tắc, gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công bằng; thuếphảicóvaitrò thay đổinhữngkhiếmkhuyếtcủa sựphânphối lầnđầu

đểđảmbảo sựcôngbằngvàbình đẳng.Việcnộpthuế theoquyđịnh phápluậtcụthể đảmbảosựcôngbằng đốivớimọiloạihìnhkinh tế, mọi tầnglớp nhândân

1.1.2.3 Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế hay khắc phục những bất cân bằng của thị trường

Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích,hạn chế hoặcổn địnhkinh tế. Thuếcó thểđược sử dụng đểkhắcphục nhữngbấtcân bằngcủathịtrường Thuếcũngcóthể gópphầnthựchiệncác cânbằngtổngthểtrong khuônkhổ chínhsách NSNNdựa trêncơsởcácphân tíchkinhtếvĩmô

Đểpháthuyvai tròcủathuế, tùythuộc vào“nghệthuậtsửdụng” công cụthuếcủamỗiquốcgia Vềnguyêntắc, thuếphảiluôn luônphùhợpvới mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và là công cụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời

kỳ nhất định

1.1.3 Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam

Thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định rõ trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản (luật gốc) của nước ta Điều 80 Hiến pháp của nước ta quy định: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật” Việc quy định nghĩa vụ đóng góp của dân là một vấn đề lớn của mỗi quốc gia, cho nên phải do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Bộ luật Hiến pháp đã khẳng định: “ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: làm Luật và sửa đổi Luật, quyết định chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh thuế; Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế” Như vậy, cơ sở pháp lý của thuế chính là

Trang 17

Luật thuế Ngoài ra, dưới Luật là các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành NNT Do đó, công tác kiểm tra thuế sẽ không đạt s liệu và sổ sách Sau hơn 0 năm thực hiện Chương trình cải cách hệ thống thuế, hệ thống thuế hiện hành nước ta được xây dựng và hoàn thiện dần theo thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bao gồm các loại thuế, khoản thu sau đây: (1) Thuếgiá trịgia tăng(GTGT)

( ) Thuếtiêuthụđặc biệt(TTĐB)

(3) Thuếthunhậpdoanhnghiệp(TNDN)

(4) Thuếthunhậpcánhân(TNCN)

(5) Thuếxuấtkhẩu, thuếnhậpkhẩu(XNK)

(6) Thuếbảovệmôitrường(BVMT)

(7) Thuếsửdụngđấtnôngnghiệp(SDDNN)

(8) Thuếsửdụngđấtphinôngnghiệp(PNN)

(9) Lệ phí môn bài NNT Do đó, công tác kiểm tra thuế sẽ không (10) Thuếtàinguyên(TNg)

(11) Cácloạiphí, lệphívàmộtsốkhoảnthukhác

1.2 Nội dung và quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc kiểm tra thuế

1.2.1.1 Khái niệm kiểm tra thuế:

Xét “Theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra

là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [ ,5 3] Theo Đại từ điển Tiếng việt do TT ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam biên soạn, kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế” [4,973] Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét ” [9, 65]

Theo Giáo trình NV thuế của Học viện Tài chính, “Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng

Trang 18

kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá” [3]

Theo giáo sư Michel Bouvier, tác giả cuốn “Nhập môn về Luật thuế đại cương và lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế là “hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà NNT đã kê khai” [8,153] NNT Do đó, công tác kiểm tra thuế sẽ không đạt s liệu và sổ sách

Từ các quan niệm trên có thể hiểu kiểm tra thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức

và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí (gọi chung là thuế) NNT Vì vậy, công tác kiểm tra thuế sẽ không đạt nếu thiếu đi việc quản lý

- Kiểm tra thuế là một nội dung quan trọng trong công tác QLT, là một hoạt động có mục đích phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế QLT, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Chủ thể kiểm tra thuế là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thường là CQT, và các cơ quan KTNN, cơ quan thanh tra Nhà nước NNT

- Đối tượng kiểm tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN và các đơn vị trong nội bộ ngành thuế

- Nội dung kiểm tra thuế là việc chấp hành pháp luật thuế hiện hành

- Về phương pháp kiểm tra thuế là phải xem hoạt động thực tế của đối tượng để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng một cách chính xác, khách quan, làm rõ đúng sai, chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, hướng dẫn, và xử lý vi phạm

- Hoạtđộng kiểmtra thuếkhôngchỉđược thựchiệnởmột thờigiai trongQLTmànóđượcthựchiệnởtất cả các giaiđoạn của QLT.”

Trang 19

1.2.1.2 Nguyên tắc hoạt động kiểm tra thuế

- Phải tuân thủ theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật quy định Không được làm trái các quy định của pháp luật là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động kiểm tra thuế

- Bảođảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời

Công tác kiểm tra thuế là “vấn đề hết sức nhạy cảm” và trong những thời gian gần đây, vấn đề quyền và những đảm bảo thực hiện quyển của NNT được “đặc biệt quan tâm” Do vậy nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra chồng chéo của các CQ quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường của DNN, đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm NNT chỉ bị kiểm tra một lần

1.2.1.3 Nội dung kiểm tra người nộp thuế

Nộidungkiểmtrangườinộpthuếtậptrungvàonhữngvấnđềchủyếu nhưsau:

- Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm căn cứ vào:

+ Quy trình phân tích đánh giá thông tin rủi ro NNT (ban hành kèm theo quyết định số 2176/QĐ-TCT ngày 10 tháng 11 năm 2015)

+ Áp dụng quản lý rủi ro

+ Hệ thống 4 tiêu chí làm cơ sở đánh giá rủi ro

- Kiểm tra tại trụ sở CQT ( kiểm tra tại bàn): kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký thuế; thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế

- Kiểm tra tại trụ sở NNT: kiểm tra chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

- Ra biên bản, báo cáo cục trưởng, kết luận và quyết định xử lý

- Công tác thu nợ

1.2.1.4 Phân loại kiểm tra thuế

- Theo tính kế hoạch

Trang 20

Nếu xét theo tính kế hoạch, hoạt động kiểm tra có hai hình thức là kiểm tra theo chương trình kế hoạch và kiểm tra vụ việc đột xuất

- Theo nội dung và phạm vi kiểm tra

Theo tiêu thức này, kiểm tra thuế được chia thành hai loại là kiểm tra toàn diện và kiểm tra bộ phận

- Theo địa điểm tiến hành kiểm tra

+ Kiểm tra tại CQT (tại bàn)

+ Kiểm tra tại cơ sở của NNT

1.2.1.5 Phương pháp kiểm tra thuế

- Phương pháp đối chiếu, so sánh

- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết

- Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc

- Các phương pháp kiểm tra bổ trợ

1.2.2 Quy trình kiểm tra thuế

Thông thường, với cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 Ban hành quyết định kiểm tra thuế

Bước Kiểm tra thuế

Bước 3 Lập Biên bản kiểm tra thuế

Bước 4 Xử lý kết quả kiểm tra thuế

1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra thuế

Hiệu quả công tác kiểm tra thuế không chỉ được xem xét, đánh giá đơn thuần ở khía cạnh vật chất (hiệu quả kinh tế) mà còn được xem xét, đánh giá dưới góc độ hiệu quả xã hội - chính trị Vì vậy, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế thuông thường được xem xét trên các góc độ sau:

1.3.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đã kiểm tra

Ý nghĩa chỉ số: Đánh giá khối lượng công việc kiểm tra tại trụ sở NNT

mà cán bộ kiểm tra thuế đã thực hiện trong năm đánh giá

Trang 21

Nội hàm tiêu chí:

Số DN đã kiểm tra trong năm: là số Dn đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: Số DN kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + Số DN bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm)

Số DN đang hoạt động: Là số DN đã được cấp MST đang hoạt động sản xuất kinh doanh (tính đến 31/12 Năm đánh giá)

Công thức tính:

1.3.2 Tỷ lệ DN kiểm tra phát hiện có sai phạm

Ý nghĩa chỉ số: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra tại trụ sở DN Nội hàm tiêu chí:

Số DN kiểm tra phát hiện có sai phạm: Là số DN đã kiểm tra trong năm

và kết quả kiểm tra DN có sai phạm

Số DN đã kiểm tra trong năm: là số DN đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: Số DN kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + Số DN bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm)

Công thức tính:

Tỷ lệ DN kiểm tra

phát hiện sai phạm =

Số DN KT phát hiện có sai phạm

1.3.3 Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc kiểm tra

Ý nghĩa chỉ số: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra

Trang 22

Số DN đã kiểm tra trong năm: là số DN đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: Số DN kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + Số DN bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm)

Công thức tính:

Số thuế truy thu bình

quân 1 cuộc kiểm tra =

Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra

Số DN đã kiểm tra trong năm

(3) 1.3.4 Số DN đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra

Ý nghĩa chỉ số: Đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện của cán bộ

bộ phận thanh tra kiểm tra

Nội hàm tiêu chí:

Số DN đã kiểm tra trong năm: là số DN đã hoàn thành kiểm tra trong năm (Bao gồm: Số DN kiểm tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá + Số DN bắt đầu kiểm tra và hoàn thành trong năm)

Số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra: Là tổng số công chức viên chức thuế làm việc tại bộ phận thanh tra kiểm tra của CQT(hiện có tính đến 31/12 năm đánh giá)

Ý nghĩa chỉ số: Đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra kiểm

tra đối với việc thực hiện thu ngân sách của ngành thuế

Nội hàm tiêu chí:

Tổng số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra: Là toàn bộ số thuế DN bị truy thu sau thanh tra, kiểm tra của tất cả các DN đã thanh tra, kiểm tra trong nước

Trang 23

Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý: là tất cả các khoản thuế, phí ngành thuế thu được trong năm, bao gồm thu từ đầu tư, thu tiền sử dụng đất

Công thức tính:

Tỷ lệ số thuế

truy thu sau TT,KT =

Tổng số thuế truy thu sau TT,KT Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý

(5)

Các chỉ tiêu trên đã có thể phản ánh khái quát những kết quả quan trọng nhất của hoạt động kiểm tra nhưng nếu muốn đánh giá đầy đủ hơn kết quả hoạt động kiểm tra thì cần có các chỉ tiêu định lượng khác; Thuật ngữ “Nội hàm tiêu chí” mà Tổng cục Thuế sử dụng giải thích các chỉ số nói trên thực ra không phải nội hàm tiêu chí mà các yếu tố cấu thành công thức xác định chỉ số; Riêng chỉ số thứ (4), thứ (5) nêu trên có thể vận dụng đánh giá hoạt động kiểm tra thuế ở toàn quốc và từng Cục Thuế/ Chi cục Thuế

- Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa mọi NNT; tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh

- Tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ CQT và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động kiểm tra thuế

- Khả năng nâng cao hiểu biết pháp luật của NNT qua kiểm tra thuế: vi phạm pháp luật thuế có hai trường hợp, một là NNT không hiểu pháp luật thuế nên vi phạm, hai là NNT vẫn làm trái dù hiểu pháp luật thuế

Trang 24

- Mức độ phát hiện những bất hợp lý của pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng qua kiểm tra thuế

Xuất phát từ đó có những kiến nghị, đề xuất sửa đổi đối với cơ quan có thẩm quyền đảm bảo tính phù hợp chặt chẽ của pháp luật thuế

1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.4.1 Quy định của pháp luật

Công tác kiểm tra thuế luôn phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra Hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế phụ thuộc nhiều vào hệ thống văn bản pháp quy liên quan điều chỉnh hoạt động kiểm tra thuế Kiểm tra thuế thực hiện quyền kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động khai nộp thuế của NNT Hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tế

và yêu cầu quản lý sẽ thúc đẩy công tác kiểm tra thuế hoạt động hiệu quả Ngược lại, nếu các văn bản pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với thực

tế và yêu cầu QLT sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả công tác kiểm tra thuế

1.4.2 Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ kiểm tra

Tổ chức bộ máy kiểm tra có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế Việc xác định cơ cấu tổ chức kiểm tra và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm xây dựng hệ thống kiểm tra các cấp khoa học, phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có tác dụng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế Bộ máy kiểm tra thuế được tổ chức hợp lý, bao quát được các đối tượng kiểm tra và các gian lận, sai sót sẽ phát huy được tối

đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và đảm bảo hiệu quả quản lý cao Ngược lại, cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra không phù hợp: cồng kềnh, không chuyên nghiệp, phân định không rõ trách nhiệm giữa các bộ phận sẽ làm tăng chi phí quản lý và kìm hãm, làm suy yếu tổ chức và hạn chế tác dụng của bộ máy QLT, từ đó làm giảm tính hiệu quả của QLT

Trang 25

Trong hoạt động kiểm tra thuế, bên cạnh vai trò chủ yếu là ngăn chặn và phát hiện việc không tuân thủ thuế, công chức thuế thường được yêu cầu giải thích các văn bản thuế phức tạp và thực hiện việc kiểm tra mở rộng các tài liệu và sổ sách của NNT Do đó, công tác kiểm tra thuế sẽ không đạt được mục tiêu đề ra nếu thiếu các công chức thuế có năng lực Ngoài ra, công chức thuế cần được giao nhiều vai trò quan trọng nên cần tuyển dụng và giữ được các công chức thuế giỏi với kiến thức kỹ thuật, kỹ năng kiểm tra và hiểu biết riêng Tuy nhiên, thái độ của công chức thuế trong quá trình thực hiện thanh tra có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ của NNT Cách công chức thuế tiếp xúc với NNT trong quá trình kiểm tra có thể có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của NNT trong tương lai Chẳng hạn như, nếu NNT được tôn trọng trong quá trình kiểm tra, NNT có thể được khuyến khích để tuân thủ thuế một cách tự nguyện hơn; ngược lại, nếu công chức thuế thực hiện việc kiểm tra mà khiến cho NNT cảm thấy không được giúp đỡ thì sẽ làm giảm động lực tự nguyện tuân thủ thuế Tương tự, việc thực hiện kiểm tra thuế một cách thuận lợi và hợp lý có thể ảnh hưởng tích cực đến cách tuân thủ thuế, NNT sẽ tự nguyện tuân thủ thuế Bên cạnh đó, nếu NNT tin tưởng công chức thuế, NNT

sẽ tự nguyện chấp hành các yêu cầu kiểm tra

Có thể khẳng định, yếu tố con người rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới hiệu quả kiểm tra thuế Không có nguồn nhân lực kiểm tra chuyên nghiệp, có sự hiểu biết sâu rộng về thuế, kế toán, có kỹ năng kiểm tra

và có phẩm chất đạo đức tốt thì dù CQT có cơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, lựa chọn được NNT có rủi ro thuế lớn nhưng hiệu quả công tác kiểm tra thuế cũng sẽ không thể cao Do đó, nguồn công chức thuế được tuyển chọn và đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ CQT nào

Trang 26

1.4.3 Quy trình, thủ tục và phương pháp kiểm tra

Quy trình, thủ tục kiểm tra thuế có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kiểm tra Quy trình, thủ tục kiểm tra khoa học, hợp lý sẽ làm cho các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo kiểm tra đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho CQT và NNT; giúp hoạt động kiểm tra thuế được minh bạch,

rõ ràng Ngược lại, quy trình kiểm tra không đảm bảo các nội dung trên sẽ gây bất lợi cho cả CQT và NNT Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được kiểm tra kỹ lưỡng sẽ giúp ngăn chặn kịp thời hành vi sai sót, gian lận trong kê khai của NNT, giảm chi phí xã hội trong tuân thủ thuế Phương pháp kiểm tra cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kiểm tra thuế Nếu lựa chọn phương pháp kiểm tra không phù hợp, kết quả hoạt động kiểm tra thuế sẽ rất hạn chế CQT phân loại, lựa chọn NNT có rủi ro cao về thuế, tập trung kiểm tra những đối tượng có rủi ro cao sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác kiểm tra, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng các doanh nghiệp về tuân thủ thuế

Phương pháp kiểm tra thuế cũng được sử dụng linh hoạt, phù hợp với lực lượng kiểm tra, phù hợp với đối tượng kiểm tra Nếu CQT chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp kiểm tra thuế sẽ cho ra kết quả không đầy đủ, mà phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp Mặt khác, nếu không căn cứ vào tình hình, đặc thù SXKD, đặc điểm ngành nghề của từng NNT mà áp dụng máy móc phương pháp kiểm tra theo trình tự sẽ dẫn đến bỏ sót, kiểm tra không trúng, không đúng và sẽ không đủ thời gian kiểm tra, dẫn đến hiệu quả kiểm tra thấp Do đó, để kiểm tra thuế đạt được hiệu quả, công chức thuế cần cân nhắc và lựa chọn các phương pháp kiểm tra phù hợp, khoa học, tránh gây phản ứng của NNT để vẫn đạt được hiệu quả cao nhất

1.4.4 Thái độ của người nộp thuế

Theo các lý thuyết hành vi, khả năng thực hiện một hành vi cụ thể tùy thuộc vào thực tế là cá nhân có mục đích theo hướng hành vi Vì vậy, các nhân tố xác định mục đích theo hướng hành vi đó là quan điểm hướng đến

Trang 27

hành vi Vì vậy, việc tính tuân thủ của NNT phục thuộc rât nhiều vào thái độ, nhận thức, trình độ am hiểu pháp luật của NNT Nếu NNT có am hiểu pháp luật nói chung, pháp luật thuế nói riêng thì sẽ tuân thủ thuế tốt, ít để xẩy ra vi phạm pháp luật thuế Cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thuế tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi tới các doanh nghiệp, người dân để mọi người nắm bắt được và chấp hành tốt sẽ có tác động tốt tới kết quả của công tác kiểm tra thuế

1.4.5 Sự phối hợp của các bên liên quan

Để hoạt động kiểm tra thuế đạt kết quả tốt, CQT rất cần sự phối hợp của các bên có liên quan như chính quyền địa phương, hải quan, kho bạc, ngân hàng, công an và các bên liên quan khác (khách hàng, đối tác của NNT) Sự thiếu hụt, hạn chế phối hợp với các bên liên quan dễ khiến CQT không thu thập đầy đủ được thông tin để kết luận nội dung tra thuế chính xác, toàn diện

và khách quan Sự phối hợp tốt giữa CQT và các bên liên quan trong hoạt động kiểm tra thuế là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin cũng như giúp làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế…

1.5 Công tác kiểm tra thuế trong cơ chế quản lý thuế tự tính, tự khai, tự nộp

Tại Việt Nam hiện nay, cơ chế QLT đang áp dụng theo cơ chế quản lý tự tính, tự khai, tự nộp Theo đó, người nộp thuế chủ động tính toán, xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước và nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của NNT trừ khi phát hiện các sai sót, vi phạm hoặc các dấu hiệu không chấp hành luật thuế CQT thông qua công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế của NNT; có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế vào NSNN, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT

CQT cần xây dựng một cơ chế kiểm tra để phân bổ hiệu quả nguồn lực nhằm giám sát tốt nhất hoạt động của NNT, kịp thời phát hiện và xử lý NNT

Trang 28

vi phạm pháp luật về thuế vừa nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của NNT trong việc thực hiện pháp luật thuế, khuyến khích NNT tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế Trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp NNT phải có mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế rất cao, cơ quan thuế phải đẩy mạnh hoạt động kiểm tra và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra Tuy nhiên với một nguồn lực hạn chế, CQT không thể thực hiện kiểm tra tất cả NNT Để đáp ứng yêu cầu này, CQT đã thực hiện chính sách kiểm tra dựa trên phương pháp quản lý rủi

ro tuân thủ CQT thu thập đầy đủ thông tin về NNT, tiến hành phân tích, đánh giá và phân loại NNT theo mức độ rủi ro vi phạm về thuế để lựa chọn đối tượng cần kiểm tra theo quản lý

Công tác kiểm tra thuế phải được tiến hành trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là một quá trình sử dụng các biện pháp để phân tích xác định, đánh giá, xếp hạng và xử lý rủi ro nhằm phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra Quản

lý rủi ro tuân thủ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Phân tích xác định rủi ro

Bước : Đánh giá, phân loại rủi ro

Bước 3: Xử lý rủi ro

Thực hiện kiểm tra thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro đòi hỏi CQT phải tổ chức, sắp xếp và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm tra thuế đồng

bộ và phù hợp thực tế quản lý

Từ những thực tế đã nêu về công tác kiểm tra thuế đối với NNT, Luận văn xin tiếp tục nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm tra thuế đã triển khai trên địa bàn TP Hải Phòng qua các năm 2014 đến năm 2019

Trang 29

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TP HP GIAI ĐOẠN 2014- 2019

2.1 Giới thiệu về Cục Thuế TP Hải Phòng

Cục Thuế TP Hải Phòng là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế thành lập ngày 01/10/1990, có trụ sở tại: Số 6 đường Đà Nẵng - phường Máy Tơ - quận Ngô Quyền - TP Hải Phòng nay chuyển về: Tổ 22, phường Vĩnh Niệm, quận

Lê Chân, TP Hải Phòng Cục Thuế là đơn vị trực tiếp tổ chức thu thuế vào NSNN dựa vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý giải quyết đơn khiếu nại các trường hợp được giao theo thẩm quyền

2.1.1 Về tổ chức bộ máy, chức năng

Hệ thống thuế Nhà nước được thành lập để thực hiện công tác thu và quản lý các loại thuế và các khoản thu khác cho NSNN trong nội địa Bộ máy QLT được tổ chức thành hệ thống dọc từ TW đến địa phương; cơ quan thuế đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành Thuế cấp trên và Chủ tịch UBND, HĐND cùng cấp

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ HT bộ máy quản lý thuế nội địa hiện hành

(Nguồn:Cục Thuế TP Hải Phòng)

Trang 30

2.1.2 Các hoạt động của Cục Thuế thành phố Hải Phòng

2.1.2.1 Tổ chức quản lý thu tại Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Cục Thuế TP Hải Phòng là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có trụ sở tại đường World bank, tổ dân cư số 22 phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân,

TP Hải Phòng Cục Thuế TP Hải Phòng nằm trong hệ thống thuế Nhà nước, chịu sự song trùng lãnh đạo của ngành thuế cấp trên và cơ quan chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương Là đơn vị trực tiếp tổ chức thu thuế căn cứ vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra

xử lý các trường hợp được giao, giải quyết đơn khiếu nại theo thẩm quyền Theo quy định chức năng, nhiệm vụ đã được xác định, cơ cấu tổ chức của hệ thống Bộ Tài chính được kiện toàn theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế VP Cục Thuế TP Hải Phòng hiện nay có tổng số 250 cán bộ công chức

Căn cứ Quyết định số 211/QĐ-BTC ngày 27/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và văn phòng thuộc cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bộ máy QLT được chia thành hai cấp: Văn phòng Cục Thuế và khối Chi cục Thuế trên địa bàn tại các quận, huyện

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của Cục Thuế TP Hải Phòng

(Nguồn:Cục Thuế TP Hải Phòng)

Trang 31

Phù hợp với mô hình QLT theo chức năng, bộ máy QLT Cục Thuế TP Hải Phòng được tổ chức thành 0 khối, khối các phòng tham mưu và khối các phòng chức năng

Ngoài ra, ở 14 quận, huyện có 6 Chi cục Thuế khu vực, và 2 Chi cục Thuế có tổ phân cấp thu tương tự cấp VPCục

Điều hành chung tại Cục Thuế là Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng

Tổ chức bộ máy Cục Thuế TP Hải Phòng cơ bản phù hợp xu hướng tổ chức QLT theo mô hình quản lý chức năng kết hợp với mô hình quản lý nhóm người nộp thuế mà Tổng Cục Thuế đã và đang thực hiện

Với mô hình quản lý thuế theo chức năng, công tác QLT giữa các phòng,

bộ phận, các khâu được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ vận hành quản lý thuế theo mô hình chức năng

(Nguồn: Cục Thuế TP Hải Phòng)

Trang 32

Mỗi bộ phận có một chức năng nhiệm vụ riêng cơ bản tất cả các hoạt động đó đều hướng tới mục đích là quản lý thuế và NNT đạt chất lượng cao Thông tin, dữ liệu hồ sơ khai thuế của người nộp thuế được gửi qua 1 trong 3 cổng: internet, bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận Dữ liệu hồ sơ khai thuế được quản lý lưu trữ tại Hệ thống QLT tập trung Các phòng chức năng thực hiện xử lý dữ liệu hồ sơ khai thuế theo đúng quy định, quy trình

- Bộ phận KK&KKT theo dõi, đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn quy định Nếu quá hạn nộp hồ sơ khai thuế 05(năm) ngày làm việc, DN không nộp hồ sơ khai thuế thì phải gửi thông báo đôn đốc; nếu quá 90 ngày và qua 0 (hai) lần gửi thông báo đôn đốc mà DN vẫn không thực hiện nộp hồ sơ khai thuế thì bộ phận kê khai chuyển sang bộ phận Kiểm tra thuế xử lý tiếp

- Bộ phận Thanh tra-kiểm tra: Giúp Ban Lãnh đạo Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết việc tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu NSNN đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý

- Bộ QLN(phận quản lý nợ): có nhiệm vụ đôn đốc, cưỡng chế đối với các trường hợp NNT trây ỳ, nợ đọng thuế

- Bộ phận TH-DT-PC(dự toán), KTNB(kiểm tra nội bộ): Căn cứ tình hình thực tế, giao kế hoạch đôn đốc thu, giám sát kiểm tra, các bộ phận khác thực hiện đúng quy định, quy trình, kế hoạch thu NSNN

- Bộ phận CNTT(Công nghệ thông tin), TT-HT(tuyên truyền hỗ trợ), VP(hành chính quản trị), TCCB(tổ chức cán bộ): thực hiện hỗ trợ cho các phòng ban khác, hoạt động hiệu quả nhận hồ sơ đầu tiên qua bộ phận được phân công tiếp nhận và tiến hành phân loại hồ sơ để chuyển đến các Phòng chức năng liên quan Như vậy, để thực hiện tốt công tác QLT không chỉ dừng lại ở yêu cầu, đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng cũng như đạo

Trang 33

đức nghề nghiệp thuộc bộ phận kiểm tra thuế từ các nguồn thu NSNN của doanh nghiệp mà cần yêu cầu sự nỗ lực từ tất cả các bộ phận liên quan khác

2.2 Thực trạng hoạt động của Cục Thuế TP Hải Phòng giai đoạn 2014-2019: 2.2.1 Đánh giá thực trạng thu ngân sách của Cục Thuế TP Hải Phòng

6 năm qua là 6 năm đánh dấu sự tăng thu ngân sách vượt bậc của Cục Thuế TP Hải Phòng Với nỗ lực và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công chức trong Cục Thuế hoàn thành pháp lệnh được giao và kế hoạch đã đặt ra

Qua bảng 2.1 ta thấy số thu của Cục Thuế tăng lên qua từng năm:

- Năm 2014, tổng là 8.074 tỷ đồng trong đó, thu từ khu vực DN do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo chiếm tỉ lệ cao nhất: 29,19%; thu từ KV DN có vốn đầu tư nước ngoài: 22,1%; tổng các loại phí lệ phí: 21,43; Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 10,3%; thu nhập cá nhân chiếm 8,6% còn lại là các khoản thu NS khác chiếm tỉ lệ nhỏ

- Năm 2015, Tổng thu là 9,484 tỷ đồng, tăng 1.411 tỷ đồng tương ứng 17% so với năm 2014 Trong đó, thu từ khu vực DN do nhà giữ vai trò chủ đạo và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, xấp xỉnhau là 28,41

và 28,37% Thu từ KV ngoài quốc doanh là 10,68% tăng 0,38% so với năm trước Thuế thu nhập cá nhân chiếm 6,68% giảm 1,9 % so với năm 2014 Thuế bảo vệ môi trường tăng mạnh: 871 tỷ đồng, tăng 619 tỷ so với năm 2014 tương ứng: 9,19% tỷ trọng số thu Thu từ tổng các loại lệ phí giảm 899 tỷ đồng còn 831 tỷ so với năm 2014 tương đương giảm 12,66% so với năm trước Chiếm 8,77 tỷ trọng thu cả năm

Năm 2016, số thu tiếp tục tăng 2.005 tỷ đồng so với năm 2015 tưng đương: 21% Trong đó, thu từ khu vực DN do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

và thu từ DN có Vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng giảm so với năm 2016 lần lượt là: 25,06 và 26,91% Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng tăng 403 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm 12,3 % tổng số thu

Trang 34

Bảng 2.1: Kết quả thu Ngân sách của văn phòng Cục Thuế TP Hải Phòng qua 6 năm

ĐVT: tỷ đồng

STT

Năm

Chỉ tiêu

Số thu

Tỷ trọng (%)

Số thu

Tỷ trọng (%)

Số thu

Tỷ trọng (%)

Số thu

Tỷ trọng (%)

Số thu

Tỷ trọng (%)

Số thu

Tỷ trọng (%)

Thu từ khu vực doanh

nghiệp do Nhà nước giữ vai

trò chủ đạo

2.357 29,19 2.694 28,41 2.880 25,06 2.840 22,13 3.042 20,98 2.761 15,06 1,14 1,07 0,99 1,07 0,91

1.2

Thu từ khu vực doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước

1.7 Thuế sử dụng đất phi nông

Thu hồi vốn, lợi nhuận, lợi

nhuận sau thuế, chênh lệch

1.14 Thu khác ngân sách 372 4,61 326 3,44 310 2,70 467 3,64 306 2,11 251 1,37 0,88 0,95 1,51 0,65 0,82

(Nguồn:Cục Thuế TP Hải Phòng)

Trang 35

Thuế bảo vệ môi trường cũng tăng mạnh: 1574 tỷ đồng tương ứng 13,7% Tăng 703 tỷ đồng tương đương 1,81 lần so với với 2015 do nhiều nhà máy, công trình mới đi vào sản xuất kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng chất lượng môi trường nhiều Thuế nhu nhập cá nhân có tăng nhưng chiếm tỷ trọng số thu giảm so với năm 2015: là 6,5 %

Năm 2017, số thu tăng thấp hơn mức tăng của năm 2016: 1.318 tỷ đồng: tăng 11% so với cùng kì trong đó thu từ KV DN Nhà nước không tăng mấy ó với năm 2016, chiếm 22,13% tỷ trọng Thu từ khu vực DN có Vốn đầu

tư nước ngoài giảm còn 2.816 tỷ đồng so với năm 016 chiếm 1,94% tỷ trọng

số thu cả năm Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp 1.597 tỷ tương đương 12,45% Có tăng nhưng chiếm tỷ trọng xấp xỉbằng năm 2016 Thuế bảo

vệ môi trường tiếp tục tăng cao đóng góp vào tổng thu: 1698 tỷ tương đương 13,3 % Tăng 1,08 lần so với năm 2016 Tổng các loại phí lệ phí 2017 tăng cao đóng góp vào ngân sách: 2.073 tỷ đồng, tương đương 16,19% Tăng 1.577 tỷ so với năm 2016 tương đương tăng 35% so với cùng kì

Năm 2018, với sự phát triển kinh tế toàn thành phố, mức thu ngân sách tăng: 14.499 tỷ đồng; tăng 1.69 tỷ đồng tương đương 13% so với năm 2017 Trong đó đóng góp từ khu vực DN Nhà nước là: 3042 tỷ đồng tăng so với

2017 nhưng chỉ chiếm 0,98% giảm 1,15% so với tỷ trọng cùng kì Trong khi

đó, đóng góp từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng cao: 3847 tỷ đồng tương ứng với 6,53% tỷ trọng số thu của năm, tăng 1.031 tỷ đồng, gấp 37% so với năm 2017 Sự tăng vượt bậc này do hết quý I năm 2018, nhà đầu

tư nước ngoài đã đầu tư vào Hải Phòng đứng thứ với tổng vốn đăng kí đạt 9

5 triệu USD theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài Trong đó phải kể đến những dự án trọng điểm của thành phố như: Dự án tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast; Các dự án du lịch, nghỉ dưỡng tại đảo Cát Hải; khu vui chơi, giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; trung tâm thương mại AEON Mall; Bên cạnh đó, thu từ khu vực kinh tế nước ngoài cũng tăng 1.912 tỷ đồng chiếm 13,19% tăng 315 tỷ tương đương 20% so với năm 2017 Thuế

Trang 36

thu nhập cá nhân tăng vượt trội: 1.437 tỷ đồng chiếm 9,91% , tăng 456 tỷ đồng gấp 1,46 lần cùng kì do vốn đầu tư nước ngoài nhiều, nhiều dự án được

ký và triển khai đòi hỏi số lượng lao động trong nước và nước ngoài tăng, thu nhập từ đầu tư vốn cũng tăng theo Thuế bảo vệ môi trường: 1708 tỷ đồng đóng góp 11,78% tỷ trọng Tổng các loại phí, lệ phí: 2.098 tỷ đồng gần bằng năm 2017, chiếm 14,47% tỷ trọng số thu

Năm 2019, một năm đánh dấu sự nỗ lực của toàn ngành thuế đã thu về NSNN của thành phố: 18.337 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2018 So với năm

2018 có 4/16 khoản tăng thu như thu từ khu vực đầu tư nước ngoài tăng 22% chiếm 25,6% tỷ trọng số thu; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 67% chiếm 17,54% ; thuế bảo vệ môi trường tăng 36% chiếm 12,68%, thuế thu nhập cá nhân tăng 70% chiếm 13,33% Ngoài ra thu từ khu vực DN Nhà nước chiếm: 2.761 tỷ đồng giảm so với 2018: 281 tỷ đồng chiếm 15,06% tỷ trọng số thu

ĐVT: đồng

(Nguồn:Cục Thuế TP Hải Phòng)

Biểu đồ 2.4: Kết quả thu ngân sách Nhà nước tại Cục thuế TP Hải Phòng

THU DO NGÀNH THUẾ QUẢN LÝ

THU DO NGÀNH THUẾ QUẢN LÝ

Trang 37

Sáu năm qua, Cục thuế thành phố Hải Phòng luôn hoàn thành dự toán pháp lệnh và dự toán Trung ương giao Số thu vượt cả mục tiêu phấn đấu Các phòng theo dỗi, cập nhật kịp thời tình hình hoạt động của các DN, nhất là những doanh nghiệp lớn; tăng cường công tác giám sát kê khai của NNT để thu kịp thời các khoản thuế phát sinh, phòng tránh việc kê khai thấp, không sat với thực tế hoạch chuyển kì kê khai tiếp theo làm ảnh hưởng số thu nộp NSNN Cục Thuế Hải Phòng luôn coi công tác thu là nhiệm vụ hàng đầu từ

đó tạo ra những yếu tố mới về thu ngân sách, kiên quyết chống thất thu thuế

Từ số thu này, Hải Phòng đã dành ra được hàng nghìn tỷ đồng cho công tác

an sinh xã hội, phát triển giáo dục, ý tế, thể thao, văn hóa và tất cả người dân thành phố sẽ được hưởng mọi thành quả này

2.2.2 Đánh giá kết quả kiểm tra thuế của Cục Thuế TP Hải Phòng đối với kết quả thu ngân sách

Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra thuế của Cục Thuế TP Hải Phòng qua 6 năm

thanh tra 7.636.146 9.082.292 11.046.108 12.244.639 14.238.541 17.905.701 4.Tỷ lệ tăng thu qua kiểm tra

trong tổng thu = (2)/(1) [CT

(5)]

99,20% 99,24% 98,86% 99,18% 98,74% 99,01%

Tỷ lệ 3/1 0,80% 0,76% 1,14% 0,82% 1,26% 0,99%

(Nguồn:Cục Thuế TP Hải Phòng)

Từ những thực tế trên, ta thấy Cục Thuế TP Hải Phòng đã chỉ đạo, phân tích, lựa chọn các DN có độ rủi ro cao để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế Tập trung ra soát hồ sơ khai thuế, thu thập và phân tích số liệu đánh giá mức độ rủi ro của các doanh nghiệp trên hồ sơ khai thuế và từ các nguồn

Trang 38

thông tin khác phục vụ cho công tác kiểm tra đảm bảo được tiến độ, hiệu quả: thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và và theo các chuyên đề kiểm tra Giai đoạn 2014-2019 tiến hành kiểm tra tại 1912 DN và hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao

Có thể thấy công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hải Phòng thời gian qua đã đạt được kết quả như sau:

Thứ nhất, kiểm tra thuế góp phần chống thất thu NSNN: qua kiểm tra,

cán bộ kiểm tra của Cục Thuế đã phát hiện các hành vi vi phạm của NNT, kịp thời đề xuất Thủ trưởng cơ quan thuế xử lý truy thu, xử phạt với số tiền là 719,835 tỷ đồng qua đó góp phần chống thất thu NSNN

Thứ hai, nâng cao tính tuân thủ trong việc chấp hành chính sách pháp

luật thuế của NNT: Thông qua kiểm tra, phát hiện những hành vi vi phạm cơ qua thuế hướng dẫn và xử lý nghiêm minhvi phạm của NNT Tuy con số truy thu, phạt sau kiểm tra chỉ đóng góp 1 phần rất nhỏ vào chưa đến 1,2% thu do ngành thuế quản lý (khối văn phòng Cục) nhưng đã giúp cho DN hiểu hơn về chính sách thuế, việc kê khai nộp thuế kịp thời đúng quy định, ý thức chấp hành luật về thuế của NNT được nâng cao Những DN đã qua thanh tra kiểm tra có xu hướng chấp hành kê khai đúng thời gian và nộp thuế tăng lên từng năm từ 7.697 tỷ đồng đến năm 2019 là 18.085 tỷ đồng Theo báo cáo của Cục Thuế TP Hải Phòng khối văn phòng Cục 6 năm qua đóng góp vào NSNN: 72.873 tỷ đồng Hồ sơ sổ sách của đơn vị cũng qua đó được trấn chỉnh đúng quy định về cả hình thức và nghiệp vụ kế toán Nhiều DN sau các cuộc kiểm tra đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế được Cục Thuế và Tổng cục Thuế khen thưởng

Thứ ba, thông qua kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế góp phần tạo lập

công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

Trang 39

Thứ tư, răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế: Thông

qua kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế, các chế tài phạt vi phạm kiến NNT cẩn thận hơn khi khai thuế và có ý thức không vi phạm để làm giảm số thuế phải nộp

Thứ năm, Số DN được kiểm tra tại trụ sở NNT đạt trên 100% kế hoạch

kiểm tra hàng năm Tổng số cuộc kiểm tra trong 6 năm trung bình chiếm từ 14% đến 17% tổng số DN đang hoạt động tại Văn phòng Cục

Thứ sáu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của

cán bộ được nâng cao: nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác hiện đại hóa ngành Thuế, đòi hỏi CBT nói chung và cán bộ kiểm tra thuế nói riêng phải không ngừng học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững chính sách pháp luật thuế, khả năng ứng dựng công nghệ thông tin,

kỹ năng xử lý tình huống Chủ động đề xuất các giải pháp xử lý tình huống khó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, quản lý thuế

Tuy nhiên, qua chỉ tiêu số (5) ta thấy mức độ đóng góp của công tác kiểm tra thuế đối với việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Hải Phòng chiếm tỷ lệ rất nhỏ

2.3 Thực trạng Công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hải Phòng giai đoạn 2014-2019

2.3.1 Công tác xây dựng Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm

Xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra hàng năm là nhiệm vụ quan trọng của công tác thuế Kế hoạch kiểm tra được xây dựng đúng đối tượng, hợp lý thì công tác kiểm tra mới diễn ra đúng thời gian, phát hiện được đúng rủi ro, đem lại kết quả: số thu và tính răn đe cao cho công tác kiểm tra hàng năm

Trang 40

2.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm tra tại bàn hàng năm

Bảng 2.3: Kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn và tại doanh nghiệp

tại Cục Thuế TP Hải Phòng từ năm 2014-2019

(Nguồn:Cục Thuế TP Hải Phòng)

Hàng năm, kế hoạch kiểm tra tại bàn hàng năm là 20% [Chỉ tiêu (1.1)]

số doanh nghiệp đang hoạt động (số liệu theo bảng 2.3) Theo đó, Cục Thuế

TP Hải Phòng đã lên kế hoạch tiến hành kiểm tra tại bàn từ năm 2014 đến

2019 lần lượt là: 343,365, 390, 416, 451, 487 DN Kế hoạch xây dựng theo:

- Số lượng DN kiểm tra tại bàn tăng theo lượng tăng của doanh nghiệp qua từng năm

- DN được lựa chọn kiểm tra tại bàn là những doanh nghiệp có độ rủi ro

về thuế cao theo số liệu được đổ từ ứng dụng ra soát rủi ro của Cục Thuế

Kế hoạch kiểm tra tại bàn được đánh giá là xây dựng tốt Đã đạt đủ số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra theo hướng dẫn của TCT Nhờ có công tác kiểm tra tại bàn, các cán bộ thuế luôn nắm chắc tình hình các DN mình quản lý: số doanh nghiệp nộp tờ khai, DN nộp tờ khai chậm sẽ được đôn đốc, đưa vào tình trạng rủi ro để theo dõi sát sao Bên cạnh công tác quản lý thì qua kiểm tra tại bàn đã đánh giá được tình hình kinh doanh của đơn vị qua từng tháng, từng quý để ước số thu theo kế hoạch, chỉ tiêu thành ủy đã giao cho

Ngày đăng: 16/12/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w