Trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin nói riêng, yêu cầu quan trọng nhất của người học đó chính là thực hành. Có thực hành thì người học mới có thể tự mình lĩnh hội và hiểu biết sâu sắc với lý thuyết. Với ngành mạng máy tính, nhu cầu thực hành được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện còn thiếu thốn về trang bị như hiện nay, người học đặc biệt là sinh viên ít có điều kiện thực hành. Đặc biệt là với các thiết bị đắt tiền như Router, Switch chuyên dụng
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp
1.1 Một số vấn đề chung về Thống kê học
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của thống kê học
Thống kê học là 1 môn khoa học xã hội, xuất hiện trong thời tiền cổ đại (hàng nghìn năm về trước) và có quá trình phát triển lâu dài, từ đơn giản đến phức tạp
Tính thống kê ở thời chiếm hữu nô lệ chưa rõ rệt, chỉ là những ghi chép công việc đơn giản, ở phạm vi nhỏ hẹp như ghi chép về số dân, súc vật, nô lệ…
Thống kê dưới chế độ phong kiến phát triển hơn ở các quốc gia Châu Á, Châu Âu: phạm vi rộng hơn, nội dung rõ rệt hơn (việc ghi chép thu thuế, đăng ký dân số, tài sản, bắt đi lính) nhưng còn mang tính tự phát, chưa đúc kết thành lý luận và chưa trở thành một môn khoa học độc lập.
Cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của phương thức Sản xuất tư bản chủ nghĩa (nền kinh tế hàng hóa), thống kê phát triển nhanh chóng ở nhiều vấn đề (thông tin về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên vật liệu, lao động, dân số…) đã được đúc kết thành lý luận Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này được sản xuất và thống kê cũng được đưa vào giảng dạy:
+ Năm 1660, Côngrinh đã giảng dạy phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể.
+ Năm 1682, William Petty đã xuất bản “Số học chính trị” và được C.Mark mệnh danh là người sáng lập ra môn thống kê học.
+ Năm 1975, G.Achenwall – giáo sư đại học Đức - lần đầu tiên dùng từ
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Viện Thống kê và nó đã trở thành 1 môn khoa học độc lập với sự ra đời của môn Lý thuyết xác suất và Thống kê toán.
Ngày nay, thống kê phát triển và hoàn thiện hơn về phương pháp luận, và trở thành công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực để nhận thức xã hội và cải tạo xã hội: nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các con số thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoạch và đinh hướng phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thống kê trung thực, khách quan cho cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô.
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn, trong điều kiện không gian và địa điểm cụ thể.
Thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng mà thông qua biểu hiện về mặt lượng bằng cách sử dụng là các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ so sánh, tốc độ phát triển… để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất và lượng là 2 mặt không thể tách rời, chất nào lượng đó và ngược lại Do đó, nghiên cứu về mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp ta nhận thức được mặt chất của nó Vì vậy, số liệu của thống kê là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định, chứ không phải là những con số trừu tượng, mang tính số học thuần túy.
Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn vì nếu nghiên cứu trên một số ít các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thì các con số thống kê tính ra khó có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật của hiện tượng Nhưng không có nghĩa là bỏ qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt do hiện tượng số lớn và cá biệt có mối quan hệ biện chứng: số lớn được tổng hợp từ cá biệt, tổng hợp các biệt sẽ tìm ra quy luật, bản chất số lớn.
Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng không giống nhau, vì vậy khi sử dụng các tài liệu thống kê phải chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể của nó
1.1.3 Cơ sở lý luận của thống kê học
- Kinh tế chính trị học;
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử; làm cơ sở lý luận vì những môn này có khả năng:
+ Giải Thích rõ ràng và đầy đủ nhất các khái niệm, các phạm trù kinh tế - xã hội;
+ Vạch rõ mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các hiện tượng. Trong đó, Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguyên lý quan trọng bậc nhất, quyết định tính chất khoa học và chính xác của thống kê học, nhưng vẫn phải dựa vào kinh tế học thị trường bởi sự xuất hiện nhiều chỉ tiêu kinh tế mới mẻ.
1.1.4 Cơ sở phương pháp luận của thống kê học
Thống kê học lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận Cụ thể:
- Giai đoạn điều tra thống kê: để thu thập các tài liệu ban đầu 1 cách chính xác, kịp thời và đầy đủ nên sử dụng nhiều hình thức tổ chức, nhiều loại và phương pháp điều tra khác nhau.
- Giai đoạn tổng hợp thống kê: nhằm chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu ban đầu nhằm tìm ra đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu Giai đoạn này sử dụng phương pháp phân tổ có sự khác nhau về tính chất do hiện tượng nghiên cứu phức tạp.
- Giai đoạn phân tích thống kê: vạch rõ nội dung cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh lý nhằm giải đáp các yêu cầu đề ra, cụ thể: xác định mức độ, trình độ và xu hướng biến động, mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ và tính chất, dự báo mức độ tương lai của hiện tượng
1.1.5 Nhiệm vụ của thống kê học
- Phục vụ cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
- Chỉ đạo và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
- Tổng hợp tình hình hoàn thành kế hoạch.
- Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống hạch toán kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.6 Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học a) Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể:
Tổng thể thống kê là một đối tượng nghiên cứu cụ thể thuộc hiện tượng kinh tế
- xã hội, trong đó bao gồm những đơn vị cá biệt được kết hợp với nhau trên cơ sở 1 hay 1 số đặc điểm, đặc trưng chung được đề cập quan sát, phân tích mặt số lượng của chúng nhằm rút ra những nhận định, kết luận về đặc trưng chung, bản chất chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng dân số, tổng số nhân khẩu trong hộ gia đình.
- Căn cứ vào mức độ biểu hiện của tổng thể: có 02 loại
+ Tổng thể bộc lộ: các đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng, dễ xác định.
Ví dụ: số học sinh của 1 lớp, số nhân khẩu của 1 địa phương.
+ Tổng thể tiềm ẩn: không thể nhận biết các đơn vị của tổng thể 1 cách trực tiếp, ranh giới không rõ ràng.
Ví dụ: số người mê tín dị đoan.
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tổng thể: có 02 loại
+ Tổng thể đồng nhất: tập hợp các đơn vị giống nhau hoặc gần giống nhau về đặc điểm, đặc trưng cơ bản.
Ví dụ: số học sinh yếu của 1 lớp
+ Tổng thể không đồng nhất: các đơn vị khác nhau về đặc điểm, đặc trưng, loại hình.
Ví dụ: tình hình học tập của 1 lớp: học sinh có lực học khác nhau; hành khách trên 1 chuyến xe.
- Căn cứ vào phạm vi biểu hiện của tổng thể: có 02 loại
+ Tổng thể chung: các đơn vị thuộc cùng 1 phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ: danh sách lớp CD12KT2 là 18 sinh viên
+ Tổng thể bộ phận: 1 bộ phận đơn vị trong tổng thể chung có cùng tiêu thức nghiên cứu.
Ví dụ: Danh sách 1 tổ của lớp CD12KT2 là 4 sinh viên
Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp
2.1 Khái niệm và vai trò của thông tin thống kê
Thông tin thống kê là những tin tức, các tư liệu được biểu hiện bằng con số hoặc bằng lời văn mô tả chân thực các hiện tượng kinh tế - xã hội mà con người cần biết để ra quyết định hành động nhằm đạt kết quả tối ưu mà họ mong muốn.
Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối với mọi cấp quản lý Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm được thông tin về hiện tượng kinh tế - xã hội có liên quan một cách chính xác Để theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, lỗ hoặc lãi trong sản xuất kinh doanh… đều thể hiện quả các thông tin thống kê Việc ghi chép mọi hoạt động sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra được gọi là ghi chép ban đầu, đây là nguồn cung cấp thông tin ban đầu của thống kê.
Muốn có được quyết định thành lập, doanh nghiệp cần phải có những thông tin làm căn cứ xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật như: những thông tin về ý nghĩa tác dụng của sản phẩm, của kết quả dịch vụ đối với nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng cho cá nhân và cho xã hội; những thông tin được lượng hóa bằng con số thống kê cụ thể về nhu cầu trước mắt, lâu dài và thời gian có thể tồn tại của sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.
Trong cơ chế thị trường, quan hệ cạnh tranh sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cần phải có trong tay những thông tin về khả năng kinh doanh, sự chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh và của chính bản thân doanh nghiệp trước để có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Những thông tin về quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, về nguồn sản phẩm, về nhu cầu và tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện tại và tương lai; Những thông tin về cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, lao động, nguyên vật liệu cho việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp; Những thông tin về chi phí, doanh thu, dự tính mức lời, khả năng thanh toán nợ và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp… là căn cứ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Tất cả những thông tin cần thiết trên đây đều do Thống kê doanh nghiệp cung cấp.
2.2 Loại thông tin và nguồn thông tin phục vụ quản lý của doanh nghiệp a) Xét về cách biểu hiện : người ta chia thông tin của doanh nghiệp thành hai loại: thông tin định tính và thông tin định lượng.
- Thông tin định tính là các thông tin không biểu hiện bằng con số mà chỉ mang tính cảm nhận, như: chất lượng sản phẩm tăng lên hay giảm đi, uy tín của DN được nâng cao hay suy giảm, tinh thần thi đua của NLĐ như thế nào…
- Thông tin định lượng là các thông tin biểu hiện bằng con số: số lao động của doanh nghiệp ngày đầu tháng có bao nhiêu người, doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong tháng đạt bao nhiêu tỷ đồng… b) Xét về nội dung thông tin : người ta chia thông tin mà doanh nghiệp cần thu thập thành các loại như:
- Thông tin về chính sách của nhà nước: chính sách thuế, bảo vệ môi trường
- Thông tin liên quan đến nguồn cung, giá cả, chất lượng các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các thông tin liên quan đến tiêu thụ sản phẩm.
- Các thông tin về xã hội như dân số, lao động việc làm, đời sống dân cư…
- Các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến huy động nguồn lực cho sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. c) Để có thông tin phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp, người ta có thể thu thập thông tin từ hai nguồn:
- Nguồn thông tin tự thu thập:
+ Nguồn thông tin bên trong: tổ chức ghi chép hoặc điều tra thống kê
+ Nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp: tổ chức mạng lưới thông tin kịp thời, đáng tin cậy để thu thập thông tin bằng cách điều tra thống kê, mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan.
- Nguồn thông tin sẵn có: các thông tin lan truyền trên thông tin đại chúng: thông tin quảng cáo, sách, báo, truyền hình…
Phương pháp thu thập thông tin: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 1.1: Khái niệm và sự ra đời của hoạt động thống kê ? Vai trò của thống kê trong quản lý kinh tế?
Câu 1.2: Nêu các khái niệm thường dùng trong thống kê học?
Câu 1.3: Thông tin thống kê là gì? Nhiệm vụ công tác thông tin trong thống kê Câu 1.4: Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê DN? Câu 1.5: Hãy chọn đáp án đúng nhât
(1) Ai là người được C.Mác mệnh danh là người sáng lập ra môn Thống kê học
D Cả 3 đều đúng E Cả 3 đều sai
(2) Ai là người đầu tiên sử dụng từ “Thống kê"
D Cả 3 đều đúng E Cả 3 đều sai
(3) Đối tượng nghiên cứu của thống kê học không bao gồm?
A Nghiên cứu trên số lớn B Trực tiếp mặt lượng
C Trực tiếp mặt chất D Điều kiện lịch sử cụ thể
(4) Trong cơ sở lý luận của Thống kê học, cơ sở nào là quan trọng bậc nhất, quyết định tính chất khoa học và chính xác của thống kê học
A Chủ nghĩa Mác - Lênin B Kinh tế chính trị học
C Chủ nghĩa duy vật lịch sử D Cả 3 đều đúng E Cả 3 đều sai
(5) Các đơn vị cá biệt cấu thành nên tổng thể thống kê được gọi là
A Chỉ tiêu thống kê B Tiêu thức thống kê
C Tổng thể thống kê D Đơn vị tổng thể
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Điều tra thống kê
1.1 Khái niệm chung về điều tra thống kê a) Khái niệm : Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê Đó là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội để phục vụ cho những mục đích nhất định. b) Ý nghĩa :
- Tài liệu điều tra thống kê là để thu thập được các tài liệu (số liệu), tài liệu điều tra chính xác (thông qua tổng hợp, phân tích và dự đoán) là:
+ Căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; + Biết được cụ thể tình hình tài nguyên, từ đó đề ra đường lối, chính sách kế hoạch, chương trình phát triển của doanh nghiệp.
- Tài liệu điều tra thống kê là cơ sở để tiến hành tổng hợp, phân tích và dự đoán thống kê: phải xác định đúng mục đích, đối tượng, phương pháp, thời điểm bắt đầu thực hiện, thời kỳ và thời điểm kết thúc điều tra. c) Nhiệm vụ : Điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập các tài liệu ban đầu về các đơn vị tổng thể, dùng làm căn cứ cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê (tổng hợp, phân tích, dự đoán thống kê) Số liệu thu được phải:
Ví dụ: giá gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2008 lên tới gần 1.000 USD/tấn.
+ Nếu có đầy đủ thông tin về lượng gạo đang có trong dân và khả năng thu hoạch lúa năm 2008 một cách chính xác là trúng mùa lớn => quyết định ký Hợp đồng xuất khẩu nửa đầu 2008 thì sẽ thu được Lợi nhuận lớn.
+ Nếu để đến tháng 08/2008 mới xác định được lượng gạo có thể xuất khẩu, rồi mới tìm thị trường => mất cơ hội và giá có thể bị rớt từ 30 – 40%.
1.2 Các loại điều tra thống kê
- Khái niệm: Là tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách thường xuyên
- Đối tượng áp dụng: hiện tượng nghiên cứu có sự biến động liên tục.
- Nhược điểm: tốn kém chi phí và thời gian.
+ Thu thập, ghi chép tình hình biến động nhân khẩu của một địa phương (sinh, tử, đi, đến)
+ Trong phạm vi một doanh nghiệp việc theo dõi, ghi chép hằng ngày về số công nhân đi làm, số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ…
1.2.2 Điều tra không thường xuyên:
- Khái niệm: Là tiến hành thu thập thông tin của hiện tượng nghiên cứu khi thấy cần thiết
- Đối tượng áp dụng: những hiện tượng nghiên cứu ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên.
- Ưu điểm: cho kết quả nhanh, ít tốn kém
Ví dụ: Tổng điều tra dân số, tổng điều tra đất đai nông nghiệp…
- Khái niệm: Là tiến hành thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị của tổng thể.
Ví dụ: điều tra chất lượng sản phẩm
- Ưu điểm: không có sai số lấy mẫu.
- Nhược điểm: tốn kém về chi phí và thời gian.
1.2.4 Điều tra không toàn bộ:
- Khái niệm: Là tiến hành thu thập thông tin từ một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung.
- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí và thời gian điều tra, đi sâu nghiên cứu được nhiều mặt (nhiều chỉ tiêu) về hiện tượng nghiên cứu do số đơn vị chọn mẫu ít.
Ví dụ: chọn 1 mẫu nhỏ độ 100 lao động để điều tra thì có thể điều tra: giới tính, độ tuổi, thâm niên, sức khỏe… ảnh hưởng đến năng suất lao động. Điều tra không toàn bộ gồm 03 loại: a) Điều tra chọn mẫu: là loại điều tra thống kê không toàn bộ mà trong đó một số đơn vị được chọn ra đủ lớn (được gọi là mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra thực tế và dựa vào kết quả điều tra được có thể tính toán suy rộng ra cho toàn bộ tổng thể chung.
Trong thực tế, có nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội không thể điều tra toàn bộ được, vì vậy phải chọn mẫu để thay thế cho điều tra toàn bộ.
Ví dụ 1: để xác định năng suất sản lượng cây trồng: không thể gặt, cân đong toàn bộ các hộ dân cư. Để điều tra chọn mẫu phải tính quy mô mẫu với điều kiện biết trước xác suất tin cậy t và phạm vi sai số chọn mẫu ε
Mục đích Chọn lặp (hoàn lại) Chọn không lặp Để suy rộng số bình quân n ≥ t 2 σ 2 ε 2 n≥ t 2 σ 2 N ε 2 N+t 2 σ 2 Để suy rộng tỷ lệ n≥t 2 p(1−p) ε 2 n≥ t 2 p(1−p)N ε 2 N+t 2 p(1−p)
+ n: cỡ mẫu cần chọn để điều tra.
+ t: độ tin cậy theo xác suất: có 3 mức:
+ p: tỷ trọng của bộ phận nghiên cứu.
+ ε : phạm vi sai số chọn mẫu cho phép.
Ví dụ 2: Công ty VLC có thường xuyên 4.000 lao động, tiến hành chọn mẫu vì
NSLĐ trung bình của toàn công ty quá lớn nên không điều tra toàn bộ được Yêu cầu của cuộc điều tra:
+ Đảm bảo sai số chọn mẫu không vượt quá 3 sản phẩm/ngày/người.
+ NSLĐ của mẫu điều tra chỉ sai lệch so với thực tế: 0,3%
+ Phương sai của cuộc điều tra trước được sử dụng cho cuộc điều tra này là 30.
Yêu cầu: Tính số mẫu cần thiết phải điều tra trong trường hợp:
Lưu ý: NSLĐ của mẫu điều tra chỉ sai lệch so với thực tế: 0,3%: Nghĩa là Độ tin
(1).Chọn hoàn lại: áp dụng công thức ta có: n≥t 2 σ 2 ε 2 =3 2 x30
3 2 0 người (2).Chọn không hoàn lại: áp dụng công thức ta có: n≥ t 2 σ 2 N ε 2 N+t 2 σ 2 = 3 2 x30x4 000
3 2 x4 000+3 2 x30≈30 người b) Điều tra trọng điểm: là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu nhất, có đặc điểm nổi bật nhất của tổng thể xét theo tiêu thức điều tra.
- Ưu điểm: nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng
- Nhược điểm: Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng các đặc trưng đó cho tổng thể chung. c) Điều tra chuyên đề: là loại điều tra chỉ được tiến hành trên một số rất ít đơn vị (thậm chí chỉ 1 đơn vị) của tổng thể nghiên cứu.
- Ưu điểm: có thể đi sâu thu thập thông tin nhiều tiêu thức.
- Nhược điểm: kết qủa điều tra không được dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ để đánh giá tổng thể chung Nó chỉ nghiên cứu kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân đạt đơn vị điển hình tiên tiến hoặc yếu kém là chủ yếu.
Ví dụ: Điều tra điển hình một số ít sinh viên có đi làm thêm, đạt kết quả học tập tốt và thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, vài sinh viên có đi làm thêm nhưng kết quả học tập kém, bị tạm dừng học tập
1.3 Các phương pháp điều tra thống kê
- Là điều tra viên trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin bằng nhiều hình thức: phỏng vấn trực tiếp, đăng ký trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại.
- Ưu điểm: độ chính xác cao.
- Nhược điểm: đòi hỏi nguồn lực, vật lực và bị hạn chế về phạm vi ứng dụng
Tổng hợp thống kê
2.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp thống kê a Khái niệm
Là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá một cách khoa học các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu. b Ý nghĩa:
- Bước đầu có những nhận xét khái quát về hiện tượng nghiên cứu.
- Là cơ sở cho các giai đoạn nghiên cứu sau. c Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là chuyển từ các đặc trưng các biệt của từng đơn vị thành những đặc trưng chung của tổng thể Đây là tài liệu để phục vụ cho phân tích và dự đoán thống kê.
2.2 Phương pháp tổng hợp thống kê
Yêu cầu quan trọng nhất của tổng hợp thống kê là phải nêu lên được cơ cấu theo các mặt của tổng thể nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu này người ta dùng một số phương pháp tổng hợp như sau:
- Khi tổng hợp thống kê, nếu số lượng đơn vị điều tra ít, tứ là lượng tài liệu ít, ta có thể tiến hành bằng các phương pháp đơn giản là sắp xếp các đơn vị theo một trật tự nào đó.
Ví dụ: Theo số thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
- Khi số liệu điều tra lớn không thể tiến hành theo phương pháp trên mà cần phải có phương pháp hợp lý hơn để có thể làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp được dùng phổ biến nhất là phương pháp phân tổ. a) Khái niệm phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê Nếu không phân tổ thống kê được thì sẽ không hệ thống hóa một cách có khoa học các tài liệu điều tra được.
Phân tổ thống kê cũng là phương pháp quan trọng của phân tích thống kê và là cơ sở để áp dụng một cách đúng đắn các phương pháp phân tích thống kê khác.Qua phân tổ thống kê ta sẽ nhận thức được sự khác nhau giữa các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu, vai trò của từng bộ phận, mối quan hệ giữa các tiêu thức của tổng thể và giữa các hiện tượng với nhau.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.
Các đơn vị trong tổ có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ: phân tổ dân số theo giới tính, trình độ văn hóa. b) Nguyên tắc chọn tiêu thức phân tổ
Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận 1 cách sâu sắc để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu
Ví dụ: khi nghiên cứu thu nhập của nông dân những năm 60 – 90 của thế kỷ
XX, người ta phân chia ra: thu nhập từ kinh tế tập thể và thu nhập từ kinh tế phụ gia đình Tuy nhiên, hiện nay cách phân tổ này không còn phù hợp nữa.
Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu và điều kiện nguồn thông tin sẵn có để quyết định nên phân tổ theo cách nào
Ví dụ: Năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào tuổi nghề (thâm niên lao động) mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị lao động nhưng các nguồn thông tin đó không có, vì vậy phải lựa chọn phân tổ đơn giản. c) Xác định số tổ cần thiết
Sau khi lựa chọn tiêu thức phân tổ Thích hợp, vấn đề phải giải quyết tiếp theo là xét xem cần phải chia hiện tượng nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định số tổ định chia
Việc xác định số tổ định chia là bao nhiêu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và tính chất của tiêu thức phân tổ Có 2 trường hợp sau:
Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
Theo cách phân tổ này các tổ được hình thành không phải do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà thường do các loại hình khác nhau.
Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính được chia làm 02 loại:
- Trường hợp giản đơn : là trường hợp số tổ đã hình thành sẵn trong thực tế (số loại hình tương đối ít), ta có thể coi mỗi loại hình đó là một tổ .
Ví dụ: Phân tổ dân số có 2 tổ hình thành sẵn là: Nam và Nữ.
- Trường hợp phức tạp : là trường hợp xác định số tổ và tính chất từng tổ phải trải qua phân tích nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng rồi mới quy định thống nhất cách sắp xếp các đơn vị tổng thể vào các tổ.
Ví dụ: Trong phân tổ dân số theo khu vực: Thành thị và Nông thôn thì cần có tiêu chuẩn thống nhất về các điểm dân cư được coi là Thành thị, Nông thôn rồi mới sắp xếp dân cư vào các khu vực Thích hợp.
Phân tổ theo tiêu thức số lượng
Theo cách phân tổ này phải căn cứ vào sự khác nhau giữa các lượng biến của tiêu thức mà xác định các tổ khác nhau.
Phân tích thống kê
3.1 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích thống kê a Khái niệm
Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định thông qua biểu hiện bằng số lượng, tính toán các mức độ tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý. b Ý nghĩa
- Phân tích thống kê là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, biểu hiện tập trong kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê Phân tích thống kê là căn cứ vào tài liệu tổng hợp thống kê để:
+ Xem xét mối quan hệ của các nguyên nhân đến kết quả của hiện tượng nghiên cứu.
+ Để rút ra xu hướng vận động, quy luật vận động của hiện tượng nghiên cứu. + Dự báo quy mô, khối lượng hoặc chiều hướng vận động của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai.
- Phân tích thống kê không những có ý nghĩa quan trọng về nhận thức hiện tượng kinh tế xã hội mà còn góp phần cải tạo hiện tượng kinh tế xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nó theo quy luật khách quan. c Nhiệm vụ
Nêu rõ được bản chất cụ thể, tính quy luật, sự phát triển tương lai của hiện tượng kinh tế xã hội mà chúng ta cần nghiên cứu.
3.2 Các bước tiến hành phân tích thống kê
Khi phân tích ta thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng để phân tích vì phải sử dụng một khối lượng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau Phần lớn các tài liệu được thu thập qua báo cáo thống kê định kì và điều tra chuyên môn do hệ thống thống kê, kế toán chuyên trách đảm nhiệm.
Bước 2: Xác định các phương pháp và chỉ tiêu phân tích thống kê học Vì có nhiều phương pháp phân tích khác nhau như: phương pháp phân tổ, phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân…
Bước 3: Sử dụng các phương pháp phân tích để xử lý các chỉ tiêu Ví dụ: So sánh đối chiếu chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch về giá trị sản lượng với chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch về lao động, về tiền lương, về năng suất lao động của một doanh nghiệp trong một thời kì cho ta nhận thức sơ bộ hoạt động của đơn vị tốt hay chưa tốt.
Bước 4: Đề xuất các ý kiến cho các quyết định về quản lý Các vấn đề trên được thực hiện cho phép kết luận chính xác và khoa học về bản chất, tính quy luật và xu hướng phát triển của hiện tượng cần nghiên cứu.
3.3 Các chỉ tiêu phân tích thống kê
Các hiện tượng kinh tế xây dựng, tồn tại trong những thời gian và địa điểm nhất định Mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng có thể được biểu hiện bằng các mức độ khác nhau.
Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế xây dựng là một trong những vấn đề quan trọng của phân tích thống kê Nhằm biểu hiện mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể Thống kê dùng các phương pháp của mình để biểu hiện các mức độ đó.
Mức độ đầu tiên được biểu hiện trong thống kê là số tuyệt đối Số tuyệt đối thu được trực tiếp sau điều tra và tổng hợp tài liệu Trên cơ sở các số tuyệt đối, có thể tính số tương đối, số bình quân… Muốn nghiên cứu một hiện tượng nào đó thường phải tính toán nhiều loại mức độ.
3.3.1 Chỉ tiêu số tuyệt đối a) Khái niệm
Số tuyệt đối có thể biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Ví dụ: Số học sinh của một lớp, số doanh nghiệp của một địa phương, số vật tư của một kho tại 1 thời gian và không gian nhất định. b) Ý nghĩa
Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với mọi công tác quản lý kinh tế - xã hội.
Số tuyệt đối chính xác đó là sự thật khách quan, có sức thuyết phục, không thể phủ nhận được.
Trong công tác quản lý kinh tế - xã hội, số tuyệt đối có tầm quan trọng đặc biệt vì dựa vào số tuyệt đối để xây dựng những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn.
- Số tuyệt đối là căn cứ để phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu được trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Thông qua số tuyệt đối chúng ta sẽ nhận thức được cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
- Thông qua số tuyệt đối chúng ta sẽ nhận thức được cụ thể về nguồn tài nguyên của đất nước, kết quả phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. c) Đặc điểm
PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN VÀ CHỈ SỐ THỐNG KÊ
Dãy số thời gian
1.1 Khái niệm chung về dãy số thời gian a Khái niệm
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, trong thống kê, để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy số thời gian Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Ví dụ: Thu nhập quốc dân của nước ta thời kỳ 2005 – 2008 như sau:
Các yếu tố cấu thành dãy số thời gian:
Một dãy số thời giam gồm 2 yếu tố:
- Thời gian: có thể là (tháng, quý, năm…).
- Trị số của chỉ tiêu: được gọi là mức độ của dãy số được biểu hiện cả số tuyệt đối, số tương đối, số tương đối, số bình quân (thường ký hiệu là y) cả 2 yếu tố đều biến động. b Ý nghĩa
Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. c Các loại dãy số thời gian
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng qua thời gian có thể phân dãy số thời gian nhất định.
- Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô, mức độ, khối tượng của hiện tượng trong khoảng thời gian nhất định.
- Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô, mức độ, khối tượng của hiện tượng trong khoảng thời điểm nhất định.
Có chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp (X) qua các năm như sau:
Giá trị tổng sản lượng 2561 2966 3676 4602 5694
1.2 Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian a) Mức độ trung bình theo thời gian
Trong đó: Yi (i = 1, 2….n) là lượng biến ở thời kỳ thứ i (i = 1, 2…n)
Ví dụ : Có chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp (X) qua các năm:
Giá trị tổng sản lượng (Tấn) 2.561 2.966 3.676 4.602 5.694
Từ bảng ví dụ trên ta có:
5 899,8T b) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn : là số chênh lệch giữa mức độ kỳ báo cáo với mức độ kỳ liền trước đó
Công thức tính như sau: ∆ i = Y i – Y i-1 (1 = 2, 3,…n)
Ví dụ 1: Có chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp (X) qua các năm như sau:
Giá trị tổng sản lượng 2.561 2.966 3.676 4.602 5.694
Từ bảng ví dụ trên ta có:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: là số chênh lệch giữa mức độ của kỳ báo cáo (kỳ nghiên cứu) (yi) và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc,thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y1)
Ví dụ 2: Lấy số liệu của ví dụ 1 ở trên, ta có:
∆5 = Y5 – Y1 = 5.694 – 2.561 = 3.133 Tđ c) Tốc độ phát triển
Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng % hoặc số lần) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau Công thức tính như sau: a i = Y i
Trong đó: ai: Tốc độ phát triển liên hoàn của lượng biến (đơn vị %)
Yi-1: Lượng biến ở thời kỳ thứ i (thời gian i-1)
Yi: Lượng biến ở thời kỳ thứ i (thời gian i)
Ví dụ 3: Lấy số liệu của ví dụ 1 ở trên, ta có: a 2 = Y 2
- Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến độ của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài
Công thức tính như sau: b i =Y i
Y 1 (i=1, 3, , n) Trong đó: bi: tốc độ phát triển định gốc
Yi: Lượng biến ở thời kỳ thứ i (thời gian i = 1… n)
Y1: Lượng biến ở thời kỳ gốc
Ví dụ 4: Lấy số liệu của ví dụ 1 ở trên, ta có: b 2 = Y 2
Chỉ số thống kê
Chỉ số thống kê là một chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động của hiện tượng kinh tế xã hội giữa hai thời kỳ.
Ví dụ: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp A năm 2009 là 500 triệu đồng, năm 2010 là 800 triệu đồng Nếu lấy năm 2010 so với 2009 ta có chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp là 1,6 lần (hay 160%) a) Đặc điểm của phương pháp chỉ số
- Khi nói đến chỉ số thống kê ta hiểu đó là một loại số tương đối, bao gồm nhiều đơn vị cá biệt tạo thành, các đơn vị cá biệt đó chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng, giảm giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
- Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, trước hết phải chuyển các đơn vị hay phần tử có tính chất khác nhau về giống nhau để cộng được với nhau
Ví dụ: Ta không thể so sánh toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm tính bằng hiện vật của một đơn vị sản xuất giữa 2 thời kỳ khác nhau Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong một thời kỳ tính bằng hiện vật là một hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm các phần tử (các loại sản phẩm) có đơn vị đo khác nhau, nên không thể trực tiếp cộng lại được với nhau Nếu ta dùng giá cả đơn vị sản phẩm làm công cụ bằng cách nhân giá này với khối lượng sản phẩm tương ứng thì có thể chuyển các phần tử khác nhau đó thanh dạng đồng nhất (dạng giá trị) và vì vậy có thể cộng chúng lại với nhau, thành chỉ tiêu giá trị sản xuất để so sánh.
- Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán phải giả định có một nhân tố thay đổi, còn các nhân tố khác không thay đổi.
Ví dụ: khi tính chỉ số để nghiên cứu sự biến động của toàn bộ khối lượng sản phẩm sản xuất ra giữa 2 thời kỳ khác nhau của đơn vị sản xuất nói trên Có 2 nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán: giá cả đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm tương ứng Để nghiên cứu sự biến động của khối lượng sản phẩm, ta phải giả định giá cả không thay đổi (kỳ nghiên cứu hoặc kỳ gốc). b) Ý nghĩa:
- Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian (chỉ số phát triển): so sánh 2 mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian khác nhau (kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc).
- Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua những điều kiện không gian khác nhau (chỉ số không gian): so sánh một hiện tượng kinh tế giữa 2 ngành, 2 địa phương hoặc 2 doanh nghiệp khác nhau…
- Biều hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu
- Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội được cấu thành từ nhiều nhân tố
2.2 Phân loại chỉ số a) Căn cứ vào phạm vi tính toán
- Chỉ số cá thể: Là loại chỉ số nói lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt trong một tổng thể hiện tượng phức tạp.
Ví dụ: Chỉ số giá cả từng mặt hàng, chỉ số số lượng hàng hóa tiêu thụ, chỉ số công nhân…
- Chỉ số chung (hay chỉ số tổng hợp)
Là chỉ số dùng để nói lên sự biến động của tất cả các đơn vị cá biệt trong một tổng thể phức tạp gồm nhiều nhân tố cấu thành.
Ví dụ: Chỉ số chung về mức tiêu thụ hàng hóa, chỉ số về tổng chi phí sản xuất, chỉ số về giá trị tổng sản lượng của một doanh nghiệp… b) Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ số chỉ tiêu số lượng: số lượng hàng hóa tiêu thụ, khối lượng sản phẩm sản xuất, số lượng công nhân, diện tích gieo trồng…
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: giá cả, giá thành, tiền lương, NSLĐ, năng suất thu hoạch…
Ký hiệu thường dùng khi tính chỉ số i: chỉ số cá thể I: chỉ số chung
Ví dụ: Có tài liệu của một doanh nghiệp trong 2 thời kỳ như sau:
Tên mặt hàng Số lượng hàng bán (cái) Giá bán đơn vị (1.000đ)
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
* Tính chỉ số cá thể về lượng hàng hóa tiêu thụ
Công thức: i q =q 1 q 0 ×100% q1: Kỳ thực hiện (kỳ báo cáo) q0: Kỳ kế hoạch (kỳ gốc)
* Tính chỉ số cá thể về giá bán lẻ đơn vị Áp dụng công thức: i p = p 1 ơp 0 ×100%
Ví dụ: Lấy ví dụ ở trên (Tính chỉ số cá thể)
* Tính chỉ số chung (hay chỉ số tổng hợp) về lượng hàng hóa tiêu thu Áp dụng công thức:
Số tuyệt đối: 633.000 – 635.000 = -2.000 (ngàn đồng)
Như vậy kỳ báo cáo so với kỳ gốc 4 mặt hàng tính thành tiền giảm 1% làm cho tổng mức tiêu thụ hàng hóa giảm 2.000 ngàn đồng.
* Chỉ số chung (hay chỉ số tổng hợp) về giá bản lẻ đơn vị
Số tuyệt đối = 659.300 – 633.000 = +26.300 (ngàn đồng)
Do giá cả bình quân của 4 mặt hàng tăng 4% làm cho doanh nghiệp đã thu thêm được số tiền 26.300 ngàn đồng Số tiền 26.300 ngàn đồng là số tiền thực tế mà người mua hàng phải trả thêm do giá cả tăng.
Hệ thống chỉ số
3.1 Khái niệm và cấu thành hệ thống chỉ số
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có quan hệ tích số với nhau, dùng để biểu hiện sự biến động của hiện tương qua thời gian, không gian Hệ thống chỉ số được lập thành dựa trên cơ sở phương trình kinh tế.
Cấu thành của hệ thống chỉ số: gồm có 2 thành phần
- Chỉ số toàn bộ: phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.
Ví dụ: Chỉ số sản lượng, chỉ số doanh thu, chi phí sản xuất ở ví dụ trên.
- Các chỉ số nhân tố: bao gồm từ 2 chỉ số nhân tố trở lên, trong đó, mỗi chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của hiện tượng phức tạp cấu thành từ nhiều nhân tố.
Ví dụ: Chỉ số năng suất, chỉ số số công nhân
3.2 Hệ thống chỉ số tổng hợp
Cơ sở xây dựng hệ thống chỉ số tổng hợp là mối liên hệ thực tế giữa các chỉ tiêu và được biểu hiện bằng công thức hoặc phương trình kinh tế.
Có hai phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số Lấy phân tích biến động doanh thu làm ví dụ
Phương pháp ảnh hưởng biến động riêng biệt Đặc điểm của phương pháp này là quyền số của các chỉ số nhân tố đều lấy ở kỳ gốc.
Trong đó: K là chỉ số liên hệ phân tích tác động đồng thời của các nhân tố tới sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
Phương pháp liên hoàn Các nhân tố cấu thành hiện tượng đều biến động Nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố giả định các nhân tố lần lượt biến động Chỉ số toàn bộ bằng tích của các chỉ số nhân tố Mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước tương ứng là tử số của chỉ số nhân tố đứng sau Sự kết hợp của các chỉ số nhân tố hình thành một dãy các chỉ số liên tục và khép kín đảm bảo quan hệ cân bằng
Chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của chỉ số toàn bộ bằng tổng các chênh lệch tuyệt đối giữa tử số và mẫu số của các chỉ số nhân tố Đây chính là biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành
Quyền số của các chỉ số nhân tố lấy ở các kỳ khác nhau Trong thực tế, quyền số của chỉ số chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu khối lượng liên quan được lấy ở kỳ nghiên cứu, còn quyền số của chỉ số chỉ tiêu khối lượng là chỉ tiêu chất lượng liên quan được lấy ở kỳ gốc.
Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng doanh thu:
∆pq : Biến động chung của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
∆p: Biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng biến động của giá bán đơn vị
∆q : Biến động của tổng doanh thu do ảnh hưởng biến động của lượng hàng đơn vị
Ví dụ: Số liệu về tình hình tiêu thụ 3 loại hàng hóa khác nhau của
Nhận xét: Tổng doanh thu 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu bằng 136,14% kỳ gốc, tức đã tăng 36,14%, tương ứng với 75.900 nghìn đồng do các nhân tố:
- Sự biến động về giá bán chung của 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu làm cho tổng doanh thu thay đổi 120,63% kỳ gốc, tức đã tăng 20,63% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 48.900 nghìn đồng.
- Sự biến động về khối lượng tiêu thụ chung của 3 mặt hàng làm cho tổng doanh thu thay đổi 112,86% so với kỳ gốc, tức đã tăng 12,86% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 27.000 nghìn đồng Tóm lại, tổng doanh thu của 3 mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên do cả hai nhân tố giá và lượng đều tăng lên, trong đó sự tăng lên của giá cả đóng vai trò quan trọng hơn sự tăng lên của lượng hàng tiêu thụ.
3.3 Hệ thống chỉ số bình quân
Trong bài học số 3, số bình quân được tính theo công thức:
Từ công thức số bình quân như vậy, ta thấy số bình quân phụ thuộc vào hai nhân tố: (1) Lượng biến của tiêu thức nghiên cứu và
(2) Kết cấu của tổng thể nghiên cứu. Để phân tích sự biến động của số bình quân qua thời gian, hệ thống chỉ số được xây dựng như sau:
Ví dụ: Tài liệu tổng hợp về tình hình sản xuất tại các phân xưởng cùng sản xuất 1 sản phẩm:
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Giá thành sản phẩm (nghìn đồng)
Giá thành sản phẩm (nghìn đồng)
Yêu cầu: Phân tích biến động giá thành của doanh nghiệp
Nhận xét: Giá thành sản phẩm bình quân chung của xí nghiệp kỳ nghiên cứu bằng
80,6% kỳ gốc, tức đã giảm 19,4% tương ứng là 2.390 đồng/sản phẩm là do ảnh hưởng tác động của các nhân tố:
Giá thành sản phẩm của các phân xưởng trong xí nghiệp kỳ nghiên cứu đã giảm so với kỳ gốc làm giá thành bình quân chung giảm 7,72%, tương ứng là 830 đồng/sản phẩm.
Biến động kết cấu số lượng sản phẩm của xí nghiệp theo các phân xưởng làm giá thành bình quân chung giảm 12,7%, tương ứng là 1.560 đồng/sản phẩm.
Câu 3.1: Có tài liệu về giá bán 3 loại tivi LCD của hãng LG ở một cửa hàng trong hai tháng cuối năm 2019 như sau:
Giá bán (triệu đồng) Giá bán (triệu đồng) Doanh số (triệu đồng)
Yêu cầu: a Tính chỉ số giá của từng loại tivi tháng 12 so với tháng 11. b Tính chỉ số giá chung của cả 3 loại tivi nói trên.
Câu 3.2: Có tài liệu về kết quả sản xuất tại một doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2019 như sau:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
Số lao động ngày đầu tháng
Năng suất lao động (triệu đồng) 11,2 11,8 11,5 12,1
Yêu cầu: a Tính số lao động bình quân quý I của doanh nghiệp. b Tính năng suất lao động bình quân một công nhân trong quý I. c Tính lợi nhuận bình quân một công nhân của từng tháng.
THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ a Khái niệm: Đối tượng lao động trong các DN sản xuất gồm 2 bộ phận hợp thành:
Là đối tượng lao động chưa bị lao động của con người tác động vào như các loại quặng ở trong lòng đất, gỗ ở trên rừng, cá ở dưới biển… Đó là đối tượng lao động của các doanh nghiệp khai thác.
+ Nguyên vật liệu các loại:
Là kết quả sản xuất của công nghiệp khai thác, nông nghiệp, công nghiệp chế biến như sắt, thép; than, gỗ; các loại hải sản đã khai thác, đánh bắt; bông, đay, cói và các loại nông sản đã thu hoạch,… là đối tượng lao động của các doanh nghiệp chế biến. b Ý nghĩa:
Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục phải đảm bảo cung cấp, dự trữ đầy đủ các loại nguyên vật liệu, năng lượng, đủ về mặt số lượng, kịp thời về mặt thời gian và đảm bảo về mặt chất lượng Thống kê tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu của DN có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN:
- Phản ánh tình hình cung cấp dự trữ nguyên vật liệu, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Phản ánh mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, qua đó doanh nghiệp kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm để phát huy, hay lãng phí để có biện pháp khắc phục
- Phản ánh hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất của DN c Nhiệm vụ:
Thống kê nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình dự trữ nguyên vật liệu trong kho để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời
- Thống kê phân tích tình hình dự trữ, nhất là những loại nguyên vật liệu chủ yếu, NVL chiến lược và NVL theo mùa, vụ để có kế hoạch thu mua và dự trữ
- Thống kê đánh giá tình hình sử dụng và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, để có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp.
1.2 Phân loại nguyên vật liệu
Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp các loại nguyên vật liệu thành từng loại, từng thứ nguyên vật liệu theo những tiêu thức nhất định phục vụ cho yêu cầu quản lý Mỗi loại hình doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh khác nhau nên sử dụng các loại nguyên vật liệu cũng khác nhau cả về số lượng lẫn tỷ trọng.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: nguyên vật liệu bao gồm:
+ Nguyên liệu, vật liệu chính: Là loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản xuất kinh doanh trong kỳ
+ Vật liệu phụ: Là loại nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất,… Các loại nguyên vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm
+ Nhiên liệu: Là những loại có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý,… Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu ; ở thể rắn như than, củi, ở thể khí như gas.
+ Phụ tùng thay thế: Là những loại nguyên vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ,
+ Thiết bị xây dựng cơ bản: Là những nguyên vật liệu được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản
+ Phế liệu: Là các loại nguyên vật liệu được thải ra từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay bán ra ngoài.
Căn cứ vào mục đích và công dụng của nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chia làm:
+ Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm
+ Nguyên vật liệu dùng cho phục vụ quản lý sản xuất
+ Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng
+ Nguyên vật liệu dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ nguyên vật liệu: nguyên vật liệu được chia thành 2 loại:
+ Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài
+ Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công.
Thống kê theo dõi tình hình cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục
Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cả về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian là điều kiện có tính chất tiền đề, của sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, ta phải thường xuyên thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong công tác cung cấp nguyên vật liệu.
2.1 Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu
2.1.1 Thống kê tính đầy đủ về mặt số lượng của việc cung cấp nguyên vật liệu
Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng, nghĩa là nếu cung cấp với số lượng quá lớn, dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn (trừ loại nguyên vật liệu có tính chất thời vụ, chiến lược) sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả Nhưng ngược lại, nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh Trong thực tế nhiều doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, phần lớn nguyên nhân là do thiếu nguyên vật liệu Để thống kê tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng ta cần tính các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp NVL cho sản xuất sản phẩm :
+ M1: số lượng nguyên vật liệu cung cấp thực tế
+ Mk: số lượng nguyên vật liệu cung cấp theo kế hoạch
Chỉ tiêu này đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, cho từng loại nguyên vật liệu cũng như toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu cung cấp trong kỳ Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất càng tốt.
Thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất:
Là số ngày đêm có thể đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, căn cứ để tính là số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất bình quân một ngày đêm, và mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
+ M1: số lượng nguyên vật liệu cung cấp theo thực tế
+ m: mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
+ q: khối lượng sản phẩm sản xuất
Ngoài việc cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu về mặt số lượng, thống kê còn nghiên cứu tình hình cung cấp về mặt chủng loại, chất lượng, về tính đồng bộ, kịp thời và đều đặn của việc cung cấp nguyên vật liệu.
2.1.2 Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo chủng loại
Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo chủng loại là không được lấy số lượng nguyên vật liệu cung cấp thừa bù cho số lượng nguyên vật liệu cung cấp thiếu, bởi vì mỗi loại nguyên vật liệu có tính năng tác dụng khác nhau Khi phân tích tình hình cung cấp từng loại nguyên vật liệu chủ yếu, cần phân biệt loại nguyên vật liệu có thể thay thế được và loại nguyên vật liệu không thể thay thế được
- Nguyên vật liệu có thể thay thế được: Là loại nguyên vật liệu có giá trị sử dụng tương đương, khi sử dụng không làm thay đổi lớn đến giá trị của sản phẩm sản xuất, khi phân tích loại nguyên vật liệu này ngoài chỉ tiêu số lượng, chất lượng, cần chý ý đến chỉ tiêu chi phí (giá cả của loại nguyên vật liệu thay thế).
- Nguyên vật liệu không thể thay thế được: Là loại nguyên vật liệu mà trong thực tế không có nguyên vật liệu khác thay thế hoặc thay thế sẽ làm thay đổi tính năng, tác dụng của sản phẩm.
2.1.3 Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính đồng bộ
Trong doanh nghiệp để sản xuất ra một loại sản phẩm ta sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và theo 1 tỷ lệ nhất định, hơn nữa mỗi loại nguyên vật liệu có tính năng, tác dụng khác nhau và chúng không thể thay thế cho nhau được. Chính vì vậy cung cấp nguyên vật liệu phải đồng bộ, bởi vì có đồng bộ thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới liên tục không bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao.
2.1.4 Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về mặt chất lượng
Nguyên vật liệu cung cấp trong doanh nghiệp cho sản xuất kinh doanh không những chỉ đòi hỏi về số lượng, chủng loại, đồng bộ mà còn đòi hỏi phải đúng chất lượng Bởi vì, chất lượng nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động (vì phải tái chế lại nguyên vật liệu), tác động đến giá thành sản phẩm Do đó, khi nhập nguyên vật liệu phải đối chiếu với các tiêu chuẩn qui định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá nguyên vật liệu có đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng hay chưa đồng thời ta cũng cần xem xét về mặt qui cách của từng loại nguyên vật liệu.
2.1.5 Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu về tính kịp thời :
Trong nền kinh tế thị trường, việc thu mua nguyên vật liệu được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế ký kết với các nguồn cung ứng Trong đó có ghi rõ các đợt cung ứng, thời gian và kế hoạch từng loại nguyên vật liệu sẽ cung ứng trong từng đợt Các thông số đó được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mức dự trữ hợp lý và mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm giữa hai đợt cung ứng.
Bởi vậy, nếu tính kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu bị phá vỡ, sẽ làm cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bị ngưng trệ, và có thể làm cho lượng dự trữ vượt quá mức hợp lý, gây ứ đọng vốn.
2.2 Thống kê tình hình dự trữ nguyên vật liệu
Vì sao doanh nghiệp phải dự trữ nguyên vật liệu: Để có thể tồn tại và hoạt động được, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi lĩnh vực kinh tế đều cần phải dự trữ Sở dĩ phải có dự trữ là do hoạt động của các doanh nghiệp luôn diễn ra trong điều kiện có biến động về nhu cầu, về thời gian sản xuất, vận chuyển, .Do đó dự trữ sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn sản xuất, đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian cung cấp
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dự trữ càng nhiều càng tốt, cho tất cả mọi hoạt động sản xuất, việc tạo ra một lượng dự trữ quá lớn hoặc quá nhỏ đều gây ra những thiệt hại về kinh tế Vì thế, vấn đề đặt ra là phải xác định được mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý.
2.2.1 Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
Loại dự trữ này dùng để đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được liên tục giữa hai lần cung cấp cách nhau của bộ phận thu mua Dự trữ thường xuyên được đảm bảo trong điều kiện là lượng nguyên vật liệu thực tế nhập vào, và lượng nguyên vật liệu thực tế xuất ra hàng ngày trùng với kế hoạch đề ra.
Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Sử dụng nguyên vật liệu là khâu cuối cùng của quản lý nguyên vật liệu, khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng vào sản xuất rất lớn, phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả trực tiếp và gián tiếp của sản xuất Do vậy sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Để góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, thống kê sử dụng 2 chỉ tiêu khối lượng và giá trị nguyên vật liệu để theo dõi kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu, kịp thời phát hiện những hiện tượng lãng phí để có biện pháp quản lý chặt chẽ.
3.1 Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu
3.1.1 Chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ
Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng hiện vật từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ
+ M: tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
+ m: mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm
+ q: khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ
3.1.2 Chỉ tiêu giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ
Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ
Trong đó: s : giá thành đơn vị từng loại nguyên vật liệu.
3.2 Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu
3.2.1 Kiểm tra tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu a) Theo phương pháp giản đơn:
+ M1 : tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng kỳ báo cáo
+ M0 : tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng kỳ kế hoạch (gốc)
- Nhận xét: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng (giảm)
Chú ý: M1, M0 : có thể tính theo đơn vị hiện vật, nếu nghiên cứu cho một loại nguyên vật liệu; hoặc tính theo đơn vị giá trị nếu tính chung cho nhiều loại nguyên vật liệu b) Theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất :
Theo phương pháp kiểm tra giản đơn mới chỉ cho ta nhận định khái quát là tình hình sử dụng nguyên vật liệu kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng hay giảm, chưa thể kết luận ngay sự tăng (giảm) đó là tiết kiệm hay lãng phí Để có kết luận chính xác hơn, cần tiến hành kiểm tra theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất
+ Q1 : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế (báo cáo)
+ Q0 : Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch (gốc)
=> Tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế tiết kiệm so với kế hoạch.
=> Tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế lãng phí so với kế hoạch.
=> Tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế đúng như kế hoạch.
Chú ý: Khi kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu theo phương pháp kết hợp với kết quả sản xuất, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất có thể tính theo đơn vị hiện vật hay đơn vị giá trị.
Ví dụ: Tổng mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm của công ty A năm trước là 2.200 triệu đồng, năm nay là 2.500 triệu đồng Chỉ số biến động giá trị sản xuất của công ty năm nay so với năm trước là 120%.
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động khối lượng NVL của công ty A.
Giải: Tích tình hình biến động khối lượng NVL của công ty A như sau:
- Theo phương pháp giản đơn:
+ Số tuyệt đối: M = M1 - M0 = 2.500 – 2.000 = 500 (triệu đồng) Kết quả cho thấy: Tổng mức tiêu dùng NVL cho sản xuất sản phẩm của công ty năm nay tăng so với năm trước 13,6% (tương đương tăng 500 triệu đồng).
- Theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất:
Kết quả cho thấy: nếu có tính đến chỉ số biến động giá trị sản xuất thì năm nay công ty A sử dụng NVL tiết kiệm hơn so với năm trước: tỷ lệ tiết kiệm là 5,3%, tương đương tiết kiệm 140 triệu đồng.
3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu a) Trường hợp dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
NVL sử dụng = Tổng mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm x Khối lượng sản phẩm sản xuất
Từ phương trình kinh tế trên, ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Nhận xét: Mức tăng (giảm) tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch, do ảnh hưởng 2 nhân tố:
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi
Tại doanh nghiệp X có tình hình sử dụng nguyên vật liệu K vào sản xuất sản phẩm như sau:
Mức hao phí nguyên vật liệu K để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (kg/SP) Số lượng sản phẩm sản xuất (sp)
Kỳ kế hoạch (m0) Kỳ thực tế (m1) Kỳ kế hoạch (q0) Kỳ thực tế (q1)
Yêu cầu: Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu K vào sản xuất của DN?
Mức tăng tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch là 38,8% (tương đương tăng 96.000 kg), do ảnh hưởng 2 nhân tố:
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng 1,8% (6.000kg)
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 36,4% (tương ứng tăng 90.000kg) b) Trường hợp dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
Trường hợp này tổng khối lượng nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố sau:
+ Đơn giá từng loại nguyên vật liệu
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm; và
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất
NVL sử dụng = Đơn giá từng loại NVL x Mức tiêu hao NVL cho
1 đơn vị sản phẩm x Khối lượng sản phẩm sản xuất
+ s: Đơn giá từng loại NVL
+ m: Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm
+ q: Khối lượng sản phẩm sản xuất
Ta có phương trình kinh tế: M = ∑s.m.q
Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Nhận xét: Mức tăng (giảm) tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch do ảnh hưởng 3 nhân tố:
+ Đơn giá từng loại nguyên vật liệu thay đổi
+ Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.
Hãy phân tích tình hình biến động của tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế so với kế hoạch của xí nghiệp xây lắp Y trong 2 kỳ báo cáo như sau:
NVL sử dụng Đơn vị tính
Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị SP Đơn giá từng loại nguyên vật liệu (đ)
Khối lượng công việc hoàn thành
KH TH KH TH KH TH Đổ bê tông
Thế số vào hệ thống chỉ số:
- Nhận xét: Tổng khối lượng NVL sử dụng kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 18%, tương ứng tăng 40.160.000 đồng do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Đơn giá NVL kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch tăng 1,9 %, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng tăng 5.040.000 đồng
+ Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch giảm 3,5%, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng giảm 9.360.000 đồng
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế so với kế hoạch tăng 20%, làm cho tổng khối lượng NVL sử dụng tăng 44.480.000 đồng.
3.3 Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị
Việc theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao
NVL cho 1 đơn vị sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng của thống kê NVL nhằm xác định mức tiết kiệm hay lãng phí NVL so với định mức. Để phản ánh tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm ta xác định các chỉ số (Im) tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
3.3.1 Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất 1 loại sản phẩm
Chênh lệch tuyệt đối: ( m1 - mK )
+ Im: chỉ số hoàn thành mức tiêu hao NVL
+ m1: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế
+ mK: mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch
Chỉ số này phản ánh mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm tăng hoặc giảm so với kế hoạch một lượng tuyệt đối là bao nhiêu.
3.3.2 Trường hợp sử dụng 1 loại NVL để sản xuất nhiều loại sản phẩm
Trong đó: + q1: khối lượng từng loại sản phẩm theo thực tế
Chỉ số này phản ánh NVL hao phí để sản xuất toàn bộ sản phẩm (tính theo đơn vị hiện vật) thực tế so với kế hoạc tăng hay giảm.
Ví dụ: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng NVL tại nhà máy sản xuất đồ gồm trong 2 kỳ báo cáo như sau: phẩmSản Khối lượng sản phẩm sản xuất (sản phẩm) Định mức tiêu hao NVL để sản xuất sản phẩm (kg)
Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm tính chung cho cả 3 loại sản phẩm
Nhận xét: Do mức tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm
13% làm cho tổng khối lượng nguyên vật liệu đất giảm 740 kg.
3.3.3 Trường hợp sử dụng nhiều loại NVL để sản xuất một loại sản phẩm
Trong đó: + sK: đơn giá kế hoạch từng loại NVL
Chỉ số này phản ánh chi phí NVL để sản xuất một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm.
Câu 4.1: Đơn vị tính: triệu đồng
Có tài liệu về tình hình cung cấp nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:
Giá trị nguyên vật liệu cần cung ứng
Giá trị nguyên vật liệu thực nhập
Thực hiện kế hoạch khối lượng nguyên vật liệu cung ứng
Thực hiện kế hoạch chủng loại nguyên vật liệu cung ứng Số chênh lệch
Yêu cầu: Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Câu 4.2: Đơn vị tính: tấn
Có tài liệu về tình hình cung ứng nguyên vật liệu của một doanh nghiệp như sau:
% thực hiện kế hoạch khối lượng nguyên vật liệu cung ứng
Mức độ đảm bảo tính đồng bộ
Số tuyệt đối Số tương đối
THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
Phương pháp đánh giá tài sản cố định
2.1 Các loại giá dùng để đánh giá tài sản cố định
Trong thống kê, người ta thường dùng các loại giá sau để đánh giá tài sản cố định của một doanh nghiệp:
(1) Giá ban đầu hoàn toàn (kế toán gọi là nguyên giá) của tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí ban đầu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để xây dựng hoặc mua sắm tài sản cố định ở trạng thái mới nguyên Như vậy, nó phản ánh số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định (bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí nghiệm thu) Bên cạnh đó, nó còn phản ánh số tiền cần phải thu hồi về trong quá trình sử dụng tài sản cố định dưới hình thức khấu hao. Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: dễ tính toán, có thể xác định số lượng đầu tư của doanh nghiệp qua các thời kỳ, là cơ sở để tính toán khấu hao.
Nhược điểm: do tài sản cố định của doanh nghiệp thường được xây dựng hoặc mua sắm theo các thời gian khác nhau nên loại giá này không phản ánh chính xác quy mô, khối lượng và hiện trạng của tài sản cố định ở một thời điểm nhất định.
(2) Giá khôi phục hoàn toàn (giá đánh giá lại): là toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng, mua sắm hình thành tài sản cố định ở thời điểm trước được tính lại theo điều kiện giá cả hiện tại của cùng loại tài sản cố định đó ở trạng thái mới nguyên. Thực chất, nó phản ánh số tiền cần phải có để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: có thể nghiên cứu quy mô tài sản cố định qua các thời kỳ khác nhau, có thể so sánh tình hình tài sản cố định giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
Nhược điểm: khó tính toán, đặc biệt với những tài sản cố định sản xuất từ lâu mà hiện nay không sản xuất nữa.
(3) Giá còn lại của tài sản cố định: là phần còn lại của giá trị ban đầu sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định o Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: giống như giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn, giá còn lại của tài sản cố định phản ánh được tình trạng hiện tại của tài sản cố định, từ đó đánh giá được năng lực sản xuất thực tế của tài sản cố định.
Nhược điểm: giống như giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn. Nhận xét: Ba loại giá trên có chung một nhược điểm là thường xuyên biến động, do đó chúng không cho phép nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng của tài sản cố định Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng giá so sánh do Nhà nước quy định.
(4)Giá so sánh do Nhà nước quy định: là giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản cố định ở một thời kỳ nào đó được dùng làm gốc để tính cho các thời kỳ tiếp theo.
2.2 Các cách đánh giá tài sản cố định Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu hoàn toàn: cho biết quy mô của các nguồn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp Nhưng do thời kỳ xây dựng hoặc mua sắm khác nhau nên với cùng một loại tài sản cố định trong doanh nghiệp lại có nhiều giá ban đầu khác nhau, gây khó khăn trong việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định. Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại: phản ánh tổng giá trị tài sản cố định danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi trừ đi giá trị hao mòn hữu hình luỹ kế của chúng. Đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục còn lại: phản ánh tổng giá trị tài sản cố định thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá lại sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Đánh giá tài sản cố định theo giá so sánh: với loại giá này, thống kê nghiên cứu được sự biến động thuần tuý về mặt khối lượng của tài sản cố định khi đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả Đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục hoàn toàn: cho biết quy mô nguồn vốn để trang bị lại tài sản cố định ở tình trạng mới nguyên Đây cũng là tổng giá trị ban đầu của các tài sản cố định tương tự được sản xuất ở thời kỳ đánh giá lại.
Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định
3.1 Thống kê số lượng tài sản cố định
* Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định hiện có cuối kỳ báo cáo:
TSCĐ hiện có cuối kỳ = TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ tăng trong kỳ - TSCĐ giảm trong kỳ.
* Chỉ tiêu tài sản cố định bình quân: Áp dụng công thức chủ yếu được dùng:
+ G : giá trị tài sản cố định bình quân
+ Gđk: giá trị tài sản cố định hiện có đầu kỳ
+ Gck: giá trị tài sản cố định hiện có cuối kỳ.
Có tài liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Bình Minh trong 2 quý cuối năm 2009 như sau:
+ Giá trị TSCĐ có đầu quý 3: 5.000 triệu đồng
+ Tăng trong quý 3: 480 triệu đồng
+ Tăng trong quý 4: 1.870 triệu đồng
+ Giảm trong quý 4: 200 triệu đồng
(1) Tính giá trị TSCĐ hiện có cuối mỗi quý
(2) Tính giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý
(1) Giá trị TSCĐ hiện có:
(2) Giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý
3.2 Thống kê kết cấu tài sản cố định
Kết cấu tài sản cố định phản ánh tỷ trọng của từng loại tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
Tỷ trọng từng loại tài sản cố định = Giá trị từng loại tài sản cố định x 100% Giá trị toàn bộ tài sản cố định k Gi = G i
+ kGi : Kết cấu loại tài sản cố định i trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp (có thể tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu) + Gi : Gía trị của loại tài sản cố định i
+ G: Tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp.
3.3 Thống kê hiện trạng tài sản cố định
Hiện trạng của tài sản cố định, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về tài sản cố định của doanh nghiệp Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn Trong quá trình sử dụng tài sản cố định hao mòn dần và đến một lúc nào đó không còn sử dụng được nữa
Mặt khác, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, có nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mòn càng nhanh Vậy hao mòn tài sản cố định, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định, do tham gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong quá trình hoạt động của tài sản cố định
Theo nguyên nhân hao mòn tài sản cố định gồm hai loại:
- Hao mòn hữu hình tài sản cố định: là hao mòn về mặt vật chất, làm giảm giá trị và giá trị sử dụng tài sản cố định, nguyên nhân:
+ Do tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì tài sản cố định bị cọ sát, bào mòn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của tài sản cố định
+ Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, làm cho tài sản cố định bị han rỉ, mục nát, trường hợp này mức độ hao mòn phụ thuộc vào công tác bảo quản, bảo dưỡng tài sản cố định của doanh nghiệp
Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độảnh hưởng của hao mòn hữu hình tài sản cố định, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để hạn chế hao mòn
- Hao mòn vô hình tài sản cố định: là sự suy giảm thuần tuý giá trị của tài sản cố định (tài sản cố định bị mất giá), nguyên nhân:
+ Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá bán của tài sản cố định giảm, do đó với cùng một loại tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước (mặc dù tính năng, tác dụng của tài sản cố định như nhau)
+ Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm cho tài sản cố định cùng một loại sản xuất có tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi, làm cho tài sản cố định cũ bị lạc hậu và mất giá
+ Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loại sản phẩm nào đó kết thúc làm cho tài sản cố định bị dôi thừa, bị mất giá hoàn toàn, hao mòn vô hình xảy ra đối với tất cả tài sản cố định hữu hình và vô hình
Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của tài sản cố định, là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất tài sản cố định
Việc thống kê phân tích hiện trạng tài sản cố định, liên quan đến nguyên giá và khấu hao tài sản cố định Do đó ta phải xác định được nguyên giá tài sản cố định
Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
Giá trị TSCĐ có cuối kỳ
Hệ số đổi mới TSCĐ =
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
(chỉ kể số TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm mới)
Giá trị TSCĐ có cuối kỳ
Hệ số loại bỏ TSCĐ =
Giá trị tài sản cố định loại bỏ trong kỳ
(do hết hạn sử dụng, hỏng và sự cố không khắc phục được)
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
3.4 Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động tài sản cố định:
Các hệ số tăng giảm tài sản cố định cho biết thông tin về tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ nghiên cứu theo công dụng và theo nguồn hình thành tài sản
Chỉ tiêu hệ số đồi mới tài sản cố định trong kỳ, cho biết trong tổng số tài sản cố định hiện có cuối kỳ thì có bao nhiêu tài sản cố định mới được trang bị bổ sung trong năm.
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp
Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó yếu tố lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cãi tiến công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng nâng cao.
- Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp Phân tích sự biến động về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu thống kê Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt số lượng và chất lượng lao động.
- Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tốảnh hưởng đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
- Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động Qua đó xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Thống kê số lượng và biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp
2.1 Khái niệm và phân loại số lượng lao động trong doanh nghiệp
Số lượng lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và trả lượng.
Số lượng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau Sau đây là một số phương pháp phân loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau: a Căn cứ vào việc quản lý lao động và trả lương: chia ra 2 loại
- Lao động trong danh sách: Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm những người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được ghi vào sổ lao động của doanh nghiệp
- Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý sử dụng và trả lương của doanh nghiệp b Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng : chia ra 2 loại
- Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm những người được tuyển dụng chính thức và làm những công việc lâu dài thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn hạn để thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ c Căn cứ vào phạm vi hoạt động : chia ra 2 loại
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lượng lao động tham gia vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: trong công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm công nghiệp
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những người làm việc trong các lĩnh vực sản xuất khác.
Ví dụ: trong doanh nghiệp công nghiệp những người làm ở các bộ phận như sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ d Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất
Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được phân thành các loại sau:
- Công nhân: Là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm hay là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
- Thợ học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề
- Nhân viên kỹ thuật: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ thuật từ trung cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hưởng theo thang lương kỹ thuật
- Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kinh tế, đang làm các công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: giám đốc, phó giám đốc, nhân viên các phòng ban kinh tế
- Nhân viên quản lý hành chính: Là những người đang làm công tác tổ chức quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên tổ chức, văn thư, lái xe, bảo vệ
Ngoài ra, người ta còn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác như: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho việc đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau.
2.2 Phương pháp tính số lượng lao động trong danh sách của doanh nghiệp a Số lượng lao động hiện có
Số lượng LĐ hiện có cuối kỳ = Số lượng LĐ có đầu kỳ + Số lượng LĐ tăng trong kỳ - Số lượng LĐ giảm trong kỳ b Số lượng lao động bình quân trong kỳ
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng bình quân trong một thời kỳ nhất định
Nếu theo dõi thống kê số lượng lao động từng ngày: số lượng lao động bình quân được xác định theo công thức
+ T : số lượng lao động bình quân trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ Ti: số lượng lao động có từng ngày trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ n: số ngày theo lịch trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ ni : số ngày của thời kỳ i
+ ni: tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu
Chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động bình quân hàng ngày của doanh nghiệp trong một tháng (quý hoặc năm)
Lưu ý : Khi tính chỉ tiêu lao động này thì số lao động hiện có của các ngày lễ, ngày chủ nhật qui ước lấy số lao động hiện có của ngày trước ngày lễ, ngày chủ nhật Ví dụ như số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp ngày thứ bảy là: 500 người thì đó cũng chính là số lượng lao động của ngày chủ nhật tại doanh nghiệp.
Ví dụ : Có tài liệu thống kê về số lượng lao động có trong tháng 11 năm N của một doanh nghiệp như sau:
- Từ 1/11 đến hết 10/11 có 300 người;
- Từ 11/11 đến hết 20/11 tuyển thêm 10 người;
- Từ 21/11 đến hết 30/11 cho thôi việc 5 người;
Tính số lao động bình quân của doanh nghiệp trong tháng 11.
Số lượng lao động bình quân trong tháng 11 là:
2.3 Thống kê biến động số lượng lao động
Chỉ tiêu phản ánh biến động số lượng lao động của doanh nghiệp:
Tỷ lệ biến động tăng lao động = Số lượng lao động tăng trong kỳ x 100
Số lượng lao động có đầu kỳ
Tỷ lệ biến động giảm lao động = Số lượng lao động giảm trong kỳ x 100
Số lượng lao động có đầu kỳ
Tỷ lệ đổi mới lao động = Số lượng lao động tuyển dụng mới trong kỳ x 100
Số lượng lao động có cuối kỳ
Tỷ lệ lao động nghỉ việc theo
= Số lượng lao động nghỉ việc theo chế độ trong kỳ x 100 chế độ Số lượng lao động có đầu kỳ
Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp
Định mức lao động là số lượng lao động cần thiết theo quy định để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm Để kiểm tra đánh giá tình hình hoàn thành định mức sử dụng lao động thống kê dùng một trong hai phương pháp sau:
3.1 Phương pháp kiểm tra giản đơn
Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo (thực tế) với số lượng lao động bình quân kỳ gốc (kế hoạch)
T 1 ,T 0 : Số lao động thực tế làm việc bình quân kỳ báo cáo (kỳ thực tế) và kỳ gốc (kỳ kế hoạch)
+ Nếu IT >100, T>0: DN gia tăng số lượng lao động.
+ Nếu IT 0, T=0: DN không thay đổi số lượng lao động qua hai kỳ. + Nếu IT