1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt Động tại công ty cổ phần chứng khoán fpt

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Chí Hải
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế & Quản lý công
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Với mục tiêu hệ thống các kiến thức, phân tích doanh nghiệp và giúp FPTS có góc độ quan sát khách quan, nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán

Trang 1

KHOA KINH TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã số sinh viên:

Lớp:

PGS.TS Nguyễn Chí Hải Nguyễn Thị Hà Vi

K194030339 K19403T

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

Trang 2

KHOA KINH TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã số sinh viên:

Lớp:

PGS.TS Nguyễn Chí Hải Nguyễn Thị Hà Vi

K194030339 K19403T

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến Ban Giám hiệu, quý Thầy và quý CôKhoa Kinh tế thuộc trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố HồChí Minh đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn quý Ban Lãnh đạo cùng các anh chịchuyên viên tại CTCP FPTS, cụ thể là Phòng Tư vấn đầu tư OBT01 đã nhiệt tình hỗtrợ tôi trong suốt thời gian làm việc Ngoài việc thu thập những dữ kiện cần thiết đểhoàn thành nghiên cứu, tôi đã tiếp thu được những kiến thức bổ ích từ các nghiệp vụchuyên môn, các buổi đào tạo và huấn luyện nội bộ của quý công ty Điều này gópphần to lớn trong việc hoàn thiện kỹ năng, kiến thức và đạo đức để chuẩn bị chohành trang sự nghiệp của mình

Hơn ai hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Chí Hải - người đã hếtlòng giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp Thầy khôngnhững chỉ dẫn tỉ mẫn về mặt kiến thức, học thuật trong nghiên cứu, mà ngoài rathầy còn có những gợi ý, đóng góp quý giá trong quá trình hoàn thành khoá luận.Không những thế, thầy luôn động viên và hỗ trợ tinh thần trong suốt khoảng thờigian thực hiện khoá luận của tôi Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi còn nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của quý thầy cô, bạn bè và gia đình.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc Ban Giám hiệu, quý Thầy, quý Cô và các anhchị chuyên viên làm việc tại Công ty cổ phần chứng khoán FPT lời chúc sức khoẻ,thành đạt trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm…

Sinh viên thực hiện

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TP Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm…

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

TP Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm…

Giảng viên phản biện

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ & BIỂU ĐỒ x

DANH SÁCH CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận 12

7 Cấu trúc của khoá luận 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 14

1.1 Các khái niệm cơ bản 14

1.1.1 Hoạt động kinh doanh 14

1.1.2 Hoạt động kinh doanh chứng khoán 14

1.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 15

1.1.4 Hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp chứng khoán 15

1.2 Đặc điểm cơ bản trong kinh doanh của công ty chứng khoán 15

1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán 16

1.3.1 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về mặt hiệu quả tài chính 16

1.3.1.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 17

1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh 18

1.3.1.3 Cơ cấu nguồn vốn 19

1.3.1.4 Lợi nhuận 19

Trang 7

1.3.1.5 Các nhóm chỉ số đánh giá giá trị doanh nghiệp phổ biến 20

1.3.2 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 20

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán21 1.4.1 Các yếu tố vi mô 21

1.4.2 Các yếu tố vĩ mô 22

Tóm tắt chương 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT 24

2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 24

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán FPT 24

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.3 Các đặc điểm hoạt động của công ty 27

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán FPT28 2.2.1 Thực trạng về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của FPTS giai đoạn 2018 - 2022 28

2.2.2 Thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh của FPTS giai đoạn 2018 - 2022 31

2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động về mặt tài chính tại CTCP chứng khoán FPT36 2.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 36

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh 38

2.3.3 Cơ cấu nguồn vốn 40

2.3.4 Lợi nhuận 42

2.3.5 Các nhóm chỉ số đánh giá giá trị doanh nghiệp phổ biến 45

2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động về mặt kinh tế - xã hội tại CTCP chứng khoán FPT 47

2.4.1 Đóng góp ngân sách nhà nước 47

2.4.2 Cơ hội việc làm và thu nhập bình quân người lao động 48

2.4.3 Tái phân phối xã hội 50

2.4.4 Đóng góp vào sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 51

Trang 8

2.4.5 Đóng góp hoạt động bảo vệ môi trường 52

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 53

2.5.1 Cơ sở đề xuất nghiên cứu 53

2.5.1.1 Phương pháp nghiên cứu 53

2.5.1.2 Câu hỏi thảo luận 53

2.5.1.3 Kết quả thảo luận 54

2.5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 55

2.5.2.1 Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 55

2.5.2.2 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 58

2.6 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh và vấn đề đặt ra 60

2.6.1 Những kết quả tích cực 60

2.6.2 Những hạn chế và khó khăn 62

2.6.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại 64

2.6.3.1 Định hướng phong cách hoạt động 64

2.6.3.2 Chiến lược quản trị rủi ro 64

2.6.3.3 Rào cản về phát triển công nghệ 65

Tóm tắt chương 2 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT 67

3.1 Dự báo các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh CTCP FPTS 67

3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của CTCP chứng khoán FPT 69

3.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của FPTS trong 5 năm tới 69

3.2.2 Mục tiêu phát triển của FPTS đến năm 2024 70

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh CTCP FPTS 71 3.3.1 Mở rộng quy mô hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động 71

3.3.2 Lợi dụng ưu điểm của đòn bẩy tài chính 72

3.3.3 Phát triển chiến lược Marketing 73

Trang 9

3.3.4 Kết hợp con người và công nghệ 77

3.3.5 Thay đổi môi trường học hỏi tích cực hơn 78

Tóm tắt chương 3 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO x

PHỤ LỤC xiv

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn 17

Bảng 1.2: Chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh 18

Bảng 1.3: Chỉ số đánh giá đòn bẩy tài chính 19

Bảng 1.4: Chỉ số đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh 20

Bảng 1.5: Các chỉ số đánh giá giá trị doanh nghiệp phổ biến 20

Hình 2.1: Logo và văn phòng CTCP chứng khoán FPT 24

Hình 2.2: Quá trình tăng vốn điều lệ của FPTS 25

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của FPTS 26

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh chính của FPTS 27

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của FPTS giai đoạn 2018 – 2022 28

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm FPTS giai đoạn 2018 - 202231 Bảng 2.4: Kế hoạch kinh doanh của FPTS năm 2018 33

Hình 2.4: Biểu đồ về sự tăng trưởng doanh thu của FPTS giai đoạn 2018-202234 Hình 2.5: Biểu đồ doanh thu nghiệp vụ tư vấn đầu tư FPTS năm 2018 - 202235 Hình 2.6: Biểu đồ doanh thu tư vấn tài chính của FPTS năm 2018 - 2022 36

Bảng 2.5: Chỉ tiêu tài chính FPTS về khả năng thanh toán giai đoạn 2018 -2022 36

Bảng 2.6: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán SSI, VND, HCM giai đoạn 2018 -2022 37

Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh FPTS giai đoạn 2018 - 202238 Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá năng lực SSI, VND, HCM giai đoạn 2018 - 202239 Bảng 2.9: Cơ cấu vốn của FPTS giai đoạn 2018 - 2022 40

Bảng 2.10: Cơ cấu vốn của SSI, VND và HCM giai đoạn 2018 - 2022 41

Hình 2.7: Biểu đồ về sự tăng trưởng LNST của FPTS giai đoạn 2018-2022 43

Bảng 2.11: Chỉ tiêu về lợi nhuận và biên lợi nhuận FPTS giai đoạn 2018 -2022 44

Hình 2.8: Biểu đồ biên LNST của FPTS so với toàn ngành 44

Bảng 2.12: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của FPTS giai đoạn 2018 - 2022 45

Trang 11

Bảng 2.13: Khả năng sinh lời trung bình SSI, VND và HCM 2018 - 2022 46

Bảng 2.14: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp FPTS 2018 - 2022 47

Bảng 2.15: Cơ cấu lao động FPTS cập nhật đầu năm 2022 48

Bảng 2.16: Chi phí quản lý công ty chứng khoán FPTS 2018 - 2022 50

Bảng 2.17: Số lượng tài khoản mở mới của FPTS giai đoạn 2018 - 2022 51

Bảng 2.18: Chỉ tiêu môi trường FPTS giai đoạn 2021 - 2022 52

Bảng 2.19: Kết quả thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động54 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của FPTS đến năm 2024 70

Bảng 3.2: Biểu phí dịch vụ chứng khoán niêm yết tại FPTS 74

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ & BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Logo và văn phòng CTCP chứng khoán FPT 24

Hình 2.2: Quá trình tăng vốn điều lệ của FPTS 25

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của FPTS 26

Hình 2.4: Biểu đồ về sự tăng trưởng doanh thu của FPTS giai đoạn 2018-2022 34

Hình 2.5: Biểu đồ doanh thu nghiệp vụ tư vấn đầu tư FPTS năm 2018 - 2022 35

Hình 2.6: Biểu đồ doanh thu tư vấn tài chính của FPTS năm 2018 - 2022 36

Hình 2.7: Biểu đồ về sự tăng trưởng LNST của FPTS giai đoạn 2018-2022 43

Hình 2.8: Biểu đồ biên LNST của FPTS so với toàn ngành 44

Trang 13

DANH SÁCH CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT

1 BCTC : Báo cáo tài chính

2 BHTN : Bảo hiểm tai nạn

3 BHXH : Bảo hiểm xã hội

4 BHYT : Bảo hiểm y tế

5 CNTT : Công nghệ thông tin

6 CTCP : Công ty cổ phần

7 eKYC : Định danh điện tử

8 FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

9 FPTS : Công ty cổ phần chứng khoán FPT

10 FVTPL : Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ

11 GDP : Tổng sản phẩm nội địa

12 GSO : Tổng cục thống kê

13 HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

14 HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

15 KPCĐ : Kinh phí công đoàn

16 LNST : Lợi nhuận sau thuế

17 SSC : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

18 TTCK : Thị trường chứng khoán

19 UBCK : Ủy ban chứng khoán

20 UPCoM : Thị trường của những công ty đại chúng chưa niêm yết

21 VCSH : Vốn chủ sở hữu

22 VSD :Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giai đoạn năm 2018 - 2022 được xem là những năm có nhiều thách thức khókhăn cũng như cơ hội lớn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nóiriêng bởi các sự kiện ảnh hưởng quy mô toàn cầu như cuộc chiến tranh thương mại

Mỹ - Trung, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 Tháng 3 năm 2018, chiến tranhthương mại Mỹ - Trung chính thức bùng nổ, cuộc xung đột này diễn ra ngày càngsâu đậm khi hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới (Worldbank, 2021) liên tụcđáp trả bằng những hình phạt từ các công cụ kinh tế đối với các mặt hàng và lĩnhvực công nghệ khiến kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh mẽ Với vị thế là một quốcgia đang phát triển và là nước được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đã ký kết,Việt Nam nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực, nhưng bên cạnh đó không thể tránhkhỏi những tác động tiêu cực theo Một trong số đó là sự lao dốc của thị trườngchứng khoán (sau đây viết tắt là TTCK), chỉ số VNIndex giảm từ khoảng 1200 điểmxuống 890 điểm (Xem Phụ lục 1) Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạtmức cao, GDP năm 2018 tăng 7,08% và 7,02% năm 2019 (theo Báo cáo tình hìnhkinh tế – xã hội, 2018,2019, GSO) nhờ các giải pháp kịp thời và hiệu quả của chínhphủ

Đến giữa đầu năm 2020, do những diễn biến phức tạp từ virus corona, các hoạtđộng kinh tế - xã hội tại các quốc gia trên thế giới đều bị gián đoạn bởi các chínhsách cách ly, phong toả từ chính phủ và đặc biệt là thiệt hại nặng nề về con người vàtiền bạc Thế nhưng, Việt Nam vẫn giữ vững phong độ nhờ những giải pháp mạnh

mẽ và quyết liệt thực hiện theo mục tiêu kép “Vừa chống dịch, vừa phát triển kinhtế” khiến GDP của nước ta không những dương mà còn đạt 2,91% (theo Báo cáotình hình kinh tế – xã hội, 2020, GSO), trở thành một trong những nước tăng trưởngkinh tế ở mức cao nhất trong khu vực và thế giới Năm 2021 và 2022 tuy ảnh hưởngtiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới, chuỗi liên kết xuất nhập khẩu của Việt Namảnh hưởng khá nặng nề nhưng GDP 2 năm này vẫn tăng trưởng tích cực lần lượt là2,58% và 8,02% (2021,2022, GSO)

Trang 15

Cùng lúc đó, TTCK Việt Nam với thâm niên tồn tại và phát triển trên 20 năm

đã và đang hoàn thành tốt vai trò của mình chính là công cụ huy động vốn cho nềnkinh tế, tạo môi trường và cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia giao dịch chứngkhoán Sau sự ảnh hưởng của các sự kiện trong nền kinh tế thế giới, TTCK ViệtNam rơi vào giai đoạn suy giảm nặng nề Thế nhưng, TTCK là nơi diễn ra hoạtđộng trao đổi sôi động, do đó luôn có những “kẻ săn gấu” đợi chờ sự sụt giảm mạnh

để có thể tham gia thị trường với vị thế hấp dẫn Là một trong những thành phầnquan trọng của thị trường, các công ty chứng khoán cần có những chính sách hoạtđộng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường và các nhà đầu tư Đểlàm tốt vai trò của các tổ chức định chế tài chính trung gian thông qua các hoạtđộng chính là lưu ký, môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh và bảo lãnhphát hành, các công ty chứng khoán cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động của mình để tồn tại và phát triển bền vững trên TTCK Việt Nam

Là một trong những công ty đồng hành lâu đời cùng thị trường tài chính ViệtNam, FPTS luôn đặt trọng tâm cốt lõi vào việc phát triển nhân lực và xây dựng lợithế cạnh tranh về công nghệ Gần 16 năm hoạt động và phát triển, FPTS đạt đượcnhiều thành tựu nổi bật trong ngành về các hoạt động chính như môi giới cổ phiếu

cơ sở, trái phiếu và phái sinh trong nhiều năm liền Tuy nhiên trong suốt quá trìnhhình thành và phát triển, không thể phủ nhận một số hạn chế tồn đọng trong hoạtđộng kinh doanh Với mục tiêu hệ thống các kiến thức, phân tích doanh nghiệp và

giúp FPTS có góc độ quan sát khách quan, nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán FPT” được thực hiện thông

qua việc phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội, xác định các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó, đề xuất, gợi ý những giảipháp cải thiện bất cập tồn đọng đồng thời phát huy những điểm mạnh vốn có nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FPTS

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiệu quả hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp trong mọi thời điểm đều là mốiquan tâm của nền kinh tế nói chung và các nhà quản trị nói riêng Do đó trên thế

Trang 16

giới đã tồn tại nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề việc đánh giá hiệu quả hoạtđộng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đặc điểmchung của các bài nghiên cứu được chọn lọc là đều nhận thức được tầm quan trọngcủa hiệu quả hoạt động và tối đa hoá lợi nhuận trong doanh nghiệp Do đó mục tiêuchung của các nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng hay chứng minh sự tácđộng của một, một vài hoặc nhiều yếu tố đối với khả năng sinh lời và hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp Các nghiên cứu đa phần được thực hiện bằng phươngpháp định lượng thông qua phân tích hồi quy và dữ liệu được đưa vào phân tích là

dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo của doanh nghiệp, dữ liệu vĩ mô được thuthập từ các cơ sở dữ liệu thống kê tin cập như worldbank và các bản thống kê thuộcchính phủ các nước

Có thể tổng quan những công trình nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo theokhía cạnh ngoài nước và trong nước như sau:

Các nghiên cứu ngoài nước:

Hifza Malik (2011), Determinants of insurance companies profitability: An analysis of insurance sector of Pakistan Tác giả cho rằng khả năng sinh lời là một

trong những mục tiêu quan trọng nhất của công ty bởi nó chính là tối đa hóa sự giàu

có và là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động Do đó với nghiên cứuđược thực hiện với mục tiêu xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng sinh lời của các công ty tại Pakistan được đo bằng ROA - lợi nhuận trên tổngtài sản Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là thứ cấp và được thu thập từ báocáo tài chính của 35 công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhận thọ được niêm yết tronggiai đoạn 2005 - 2009 Trong đó, mô hình ban đầu được xác định có 5 biến độc lậpảnh hưởng đến khả năng sinh lời ROA bao gồm: số năm thành lập và phát triển(tuổi của công ty), quy mô của công ty, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ thua lỗ, khối lượng vốncủa công ty Các bước phân tích định lượng được sử dụng trong nghiên cứu lần lượtlà: thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy Kết quả cho thấy,quy mô và khối lượng vốn có tác động cùng chiều, đáng kể tới ROA Ngược lại, tỷ

lệ đòn bẩy và tỷ lệ thua lỗ có ảnh hưởng nhưng trái chiều với khả năng sinh lợi Đối

Trang 17

với biến độc lập tuổi của công ty, không có mỗi quan hệ nào giữa biến này và khảnăng sinh lợi của công ty.

Maleya M Omondi & Willy Muturi (2013), Factors Affecting the Financial Performance of Listed Companies at the Nairobi Securities Exchange in Kenya Tác

giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính (ROA) của các công tyđược niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoáng Nairobi ở Kenya dựa trên báo cáo tàichính của 29 công ty giai đoạn 2006 - 2012 Thông qua các phương pháp thống kê

mô tả, phân tích hệ số tương quan và hồi quy dữ liệu, nghiên cứu cho thấy đòn bẩy

có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính, các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đếnhiệu quả tài chính theo mức độ tăng dần như: tuổi công ty, khả năng thanh toán vàquy mô doanh nghiệp Lý giải rằng, đòn bẩy chỉ tiêu cực với công ty ở mức báođộng, nhưng nếu xác định và duy trì ở mức đòn bẩy tối ưu sẽ có lợi thế về thuế, yếu

tố về tuổi, khả năng thanh toán và quy mô của công ty đều giúp công ty hoạt độnghiệu quả hơn bởi tối ưu chúng sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của công ty hoạtđộng trong cùng lĩnh vực

Lucy Wamugo Mwangi (2014), Relationship between Capital Structure and Performance of NonFinancial Companies Listed In the Nairobi Securities Exchange, Kenya Nghiên cứu điều ra về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn đến hiệu

quả hoạt động của các tổ chức phi tài chính được niêm yết trên sàn Nairobi Dữ liệunghiên cứu là dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2006 - 2012, từ báo cáo tài chính và báo cáothường niên của 42 tổ chức phi tài chính Kết quả sau khi phân tích hồi quy cho thấyđòn bẩy tài chính tiêu cực đối với hiệu suất đo bằng ROA và ROE Do đó, các nhàquản lý của các công ty phi tài chính niêm yết nên giảm phụ thuộc nợ dài hạn làkhuyến nghị được đưa ra nhằm tăng hiệu quả hoạt động các tổ chức

Heni Boubaker & Nadia Sghaier (2014), How Do the Interest Rate and the Ináation Rate A§ect the Non-Life Insurance Premiums? Nhằm mục đích điều tra sự

ảnh hưởng của lãi suất và lạm phát đối với các công ty bảo hiểm, nghiên cứu xemxét dữ liệu hàng năm của 14 quốc gia phát triển gồm: Mỹ, Canada, Nhật, Đức, Anh,Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Bỉ, Áo, Đan Mạch, Úc và Na Uy giai đoạn 1965 -

Trang 18

2008 Kết quả cho thấy, trong thời kỳ phát triển, lãi suất được khẳng định tích cựcđến phí bảo hiểm nhân thọ, lạm phát thì tiêu cực Và trong thời kỳ suy thoái thìngược lại.

Teklit Atsbeha Berhe & Jasmindeep Kaur (2017), Determinants of insurance companies’s profitability Analysis of insurance sector in Ethiopia Mục đích chính

của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty bảohiểm ở Ethiopia Dữ liệu phân tích trong bài có phạm vi 10 năm của 17 công ty bảohiểm, giai đoạn từ 2005 - 2014 Mô hình được sử dụng nghiên cứu có 8 yếu tố (biếnđộc lập) ảnh hưởng đến lợi nhuận trên tổng tài sản ROA của doanh nghiệp (biếnphụ thuộc) Trong đó, 5 yếu tố thuộc nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp gồm:quy mô doanh nghiệp (Logarit tổng tài sản của công ty bảo hiểm), tỷ lệ đòn bẩy, tỷ

lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn và tỷ lệ tổn thất Còn lại 3 yếu tố cònlại thuộc nhóm yếu tố ngoài doanh nghiệp gồm thị phần, tăng trưởng kinh tế và lạmphát Kết quả phân tích hồi quy cho thấy quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ an toàn vốn,khả năng thanh toán ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tương đốinhiều đến ROA của doanh nghiệp Trái lại, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ tổn thất, thị phần và

tỷ lệ lạm phát được phát hiện là có ảnh hưởng không đáng kể đến ROA Thông quakết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất các nhà quản trị cần xây dựng tốt chính sách

và chiến lược nhằm cải thiện khả năng sinh lời của các công ty bảo hiểm

Ali Saleh Alarussi & Sami Mohammed Alhaderi (2017) Factors affecting profitability in Malaysia Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định các yếu

tố tác động đến khả năng sinh lời trong các công ty niêm yết tại Malaysia Các yếu

tố được xác định là biến độc lập bao gồm: quy mô công ty (đo bằng doanh thu), vốnlưu động, vòng quay tổng tài sản, khả năng thanh toán ngắn hạn và tỷ lệ đòn bẩy

Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo của công ty tronggiai đoạn 2012 - 2014, tiếp đó dữ liệu được sử dụng trong phân tích hồi quy để tìm

ra kết quả Cuối cùng, khả năng sinh lời của doanh nghiệp được biết có mối quan hệcùng chiều và tác động mạnh mẽ bởi quy mô công ty, vốn lưu động, vòng quaydoanh thu trên tổng tài sản Trái lại, yếu tố sử dùng đòn bẩy có ảnh hưởng tiêu cực

Trang 19

đối với khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ngắn hạn không có mối quan hệ đáng

kể với khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nghiên cứu giúp đưa ra cái nhìn chonhững người nội bộ và những người bên ngoài công ty thông qua những tính mới để

có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và lợi ích của nhà đầu tư.Chinedu Francis Egbunike & Chinedu Uchenna Okerekeoti (2018),

Macroeconomic factors, firm characteristics and financial performance: A study of selected quoted manufacturing firms in Nigeria Nghiên cứu được thực hiện với

mục đích khám phá mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá,GDP), đặc điểm công ty (quy mô, đòn bẩy và khả năng thanh toán) đối với hiệu quảtài chính (ROA) các công ty sản xuất ở Nigeria Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từbáo cáo tài chính các công ty trong lĩnh vực sản xuất được niêm yếu trên sàn chứngkhoán Nigeria giai đoạn 2011 - 2017, dữ liệu thứ cấp vĩ mô được thu thập từ bảnthống kê của CBN Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởngkinh tế, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy và khả năng thanh toán có tác động đáng kểđối với ROA Tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng trái chiều đến khả năng sinh lời củacác doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng nghiên cứu Bài báo có ích đối với cơquan quản lý và các nhà hoạch định chính sách để hiểu rõ hơn về các yếu tố tácđộng đến lợi nhuận công ty từ đó có căn cứ để xây dựng các quyết định, chính sách.Trong các bài nghiên cứu ngoài nước tác giả, có 4 nghiên cứu điều tra các yếu

tố vi mô (bên trong doanh nghiệp) ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp, còn lại 1 nghiên cứu điều tra yếu tố vĩ mô (bên ngoài doanh nghiệp) và 2nghiên cứu kết hợp xem xét cả yếu tố vĩ mô và vi mô có ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động doanh nghiệp Trong số đó, nghiên cứu của Berhe & Kaur (2017) là

nghiên cứu tương đối tổng quát liên quan đến đề tài Nghiên cứu: “Determinants of

insurance companies’ profitability Analysis of insurance sector in Ethiopia” được

trình bày trên tạp chí International Journal of Research in Finance and Marketing(IJRFM), tập 7, số 4, trang 124 - 137 và tác giả được chứng nhận khoa học với hệthống định danh Thomson Reuters Research ID

Các nghiên cứu trong nước:

Trang 20

Ngô Thị Ngọc và cộng sự (2020), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định

các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Dữ liệu nghiên cứu là

dữ liệu bảng thứ cấp thu thập từ các báo cáo định kỳ của 20 công ty dầu khí tại ViệtNam trong giai đoạn 2014 - 2018 Thông qua các phương pháp: thống kê mô tả,phân tích hồi quy, FEM, REM và các kiểm định phổ biến để xác định mô hình phùhợp cuối cùng có 1 biến phụ thuộc (ROA) và 8 biến độc lập (vòng quay khoản phảithu, vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ chi phí, vòng quay tổng tài sản, quy mô doanhnghiệp (Logarit(tổng tài sản)), đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định, tỷ lệ lạm phát.Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ chi phí, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tiêu cựcđến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Ngược lại, khả năng sinh lời của doanhnghiệp có ảnh hưởng tích cực cùng chiều bỏi các yếu tố vòng quay tổng tài sản, quy

mô doanh nghiệp Các yếu tố còn lại không có ý nghĩa thống kê trong phân tích Từ

đó, nhóm tác giả đưa ra những gợi ý dối với các nhà hoạch định chính sách để cónhững giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp trong ngành dầu khí tại Việt Nam.Hạn chế được đề cập trong bài như số lượng mẫu và phạm vi nghiên cứu còn hẹn,một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận chưa được phân tích cũng chính là hướng có thểtriển khai nghiên cứu trong tương lai

Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021), Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dệt may trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đề cập đến sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanhnghiệp, tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời Trong đó,

mô hình nghiên cứu được thiết lập với 1 biến phụ thuộc là khả năng sinh lời được

đo bằng ROA, ROE và 9 biến độc bao gồm: Quy mô doanh nghiệp (Logarit(tổng tàisản)), thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, khả năng thanhtoán ngắn hạn của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, vòng quaytổng tài sản của doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát và cuốicùng là mức độ tập trung của thị trường Phương pháp được sử dụng trong nghiên

Trang 21

cứu là những phương pháp phổ biến như: Thống kê mô tả, mô hình hồi quy, REM

và FEM Dữ liệu được sử dụng là thứ cấp được thu thập từ BCTC, BCTN của 20công ty dệt may niêm yết trong giai đoạn 2009 - 2018, các số liệu như GDP, tỷ lệlạm phát được thu thập từ Worldbank Kết quả sau khi phân tích chỉ ra rằng, các yếu

tố quy mô, tuổi, tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh toán và vong quay tổng tàisản có ý nghĩa thống kê và tác động đồng thuận đối với khả năng sinh lời của cácdoanh nghiệp dệt may, tuy nhiên đòn bẩy tài chính và mức độ tập trung thị trường

có tác động trái chiều đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này Căn cứ vàokết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những giải pháp về chính sách, con người vàcông nghệ để tối ưu hóa những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động nhằm giúp cácdoanh nghiệp không chỉ tăng trưởng mà còn phát triển bền vững

Lại Cao Mai Phương và cộng sự (2022), Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của công ty chứng khoán niêm yết Biết được trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận

đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Với mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng các công ty chứng khoán, tác giả sử dụng dữ liệu từ 25 công ty chứng khaosnniêm yết trên HoSE và HNX trong giai đoạn 2010 - 2021 Các phương pháp được

sử dụng trong nghiên cứu gồm: POLS, FEM và REM đồng thời kiểm định khiếmkhuyết mô hình thông qua các kiểm định phổ biến Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,

tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến ROA, trong khi đókhả năng thanh toán ngắn hạn, đòn bẩy tài chính và đầu tư tài sản cố định có ảnhhưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các công ty chứng khoán Dựa trên cơ sởkết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các cơ quan quản lý có trách nhiệm điều hànhduy trì phát triển kinh tế Đối với các công ty chứng khoán cần quan tâm đến sảnphẩm, sử dụng đòn bẩy tương đối và nâng cao uy tín doanh nghiệp

Nguyễn Khánh Linh và Phan Thị Hằng Nga (2022), Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp hàng tiêu dùng: Nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Tác giả nghiên cứu các yếu tố: GDP, lạm phát, lãi

suất và tỷ giá thuộc nhóm kinh tế vĩ mô và nhóm đặc điểm của doanh nghiệp bao

Trang 22

gồm các yếu tố: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán ngắnhạn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ(ROE) Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của 79 doanh nghiệp tiêu dùng niêm yếttrên 2 sàn, tổng cộng 395 quan sát trong giai đoạn 2016 -2020 Các phương phápphân tích gồm hồi quy dạng bảng, FRM, REM và GLS Kết quả nghiên cứu cho biết,GDP, tỷ giá, lạm phát có ảnh hưởng đến cả hai chỉ số sinh lời Đặc biệt, yếu tố lãisuất có ảnh hưởng cùng chiều mạnh mẽ đến ROA và ROE, ngược lại đòn bẩy tàichính có ảnh hưởng mạnh chiều âm đến ROA và ROE Quy mô doanh nghiệp vàkhả năng thanh toán không có ý nghĩa thống kệ trong nghiên cứu này Cuối cùng,tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà làm chính sách và quản trị doanhnghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tiêu dùng trong nềnkinh tế.

Trần Văn Hải (2022), Operational Efficiency And Sustainability Of Securities Companies Với mục đích đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động tại các công ty chứng khoán, nghiên cứu được thực hiện bằng phươngpháp nghiên cứu định tính và định lượng 360 quan sát từ 40 công ty giai đoạn 2012

- 2020 được phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả cho thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đếntăng trưởng bền vững của công ty chứng khoán gồm: Quy mô, tỷ lệ nợ trên VCSH,

tỷ trọng khoản phải thu, ROE, công ty chứng khoán niêm yết Dựa vào cơ sở đó, tácgiả khuyến nghị một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chocác công ty chứng khoán tại Việt Nam

Trong các bài nghiên cứu trong nước mà tác giả tham khảo, có 4 bài kết hợpnghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tô vi mô và vĩ mô đến hiệu quả hoạtđộng doanh nghiệp Đa số nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính

và định lượng thông qua các bước thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tíchhồi quy, FEM, REM và các kiểm định phổ biến

Các nghiên cứu từ trong và ngoài nước đều có một mục tiêu tổng quát chung

đó là tìm hiểu một hay nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp Tất cả đều cho rằng trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, lợi

Trang 23

nhuận và khả năng sinh ra lợi nhuận là hoạt động chính và quan trọng nhất củadoanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững trong tương lai Các yếu tố được xuấthiện nhiều nhất và có tác động mạnh nhất bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, tỷ lệđòn bẩy, các tỷ lệ đo lường sức khoẻ của doanh nghiệp (thuộc yếu tố vi mô) và tăngtrưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá (thuộc yếu tố vĩ mô) Tuy nhiên, các nghiêncứu đi trước liên quan đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hầu như chỉ nghiên cứuriêng biệt hoặc các yếu tố bên trong hoặc là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp cóảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Rất ít các nghiên cứu thựcnghiệm đi sâu vào cả 2 nhóm yếu tố vi mô và vĩ mô doanh nghiệp Tài các côngtrình nghiên cứu trong nước, có rất ít nghiên cứu kế thừa và đi sâu từ những kết quảthành công của các công trình trong nước khác và các công trình nghiên cứu nướcngoài trong việc chọn lọc mô hình nghiên cứu.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung

Đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán

FPT” được thực hiện thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh của FPTS

giai đoạn 2018 - 2022 cả về khía cạnh hiệu quả tài chính lẫn hiệu quả kinh tế xã hội.Thêm vào đó, đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của FPTS Từ đó, dự báo được các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh

để gợi ý, đề xuất những giải pháp giúp FPTS nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạtđược định hướng và mục tiêu phát triển đã đề ra

Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt

động kinh doanh, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động và các yếu tố ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán

Thứ hai, khái quát quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm hoạt động

và cơ cấu tổ chức của CTCP FPTS

Trang 24

Thứ ba, trình bày và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của FPTS thông

qua các số liệu thu thập được trong giai đoạn 2018 - 2022

Thứ tư, phân tích hiệu quả hoạt động của FPTS cả mặt tài chính lẫn mặt kinh tế

- xã hội giai đoạn 2018 - 2022

Thứ năm, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

FPTS từ môi trường bên trong của FPTS (yếu tố vi mô) và môi trường bên ngoàicủa FPTS (yếu tố vĩ mô)

Cuối cùng, gợi ý và đề xuất một số hướng giải quyết phù hợp đối với hoạt

động của FPTS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hướng đến mục tiêu pháttriển mạnh mẽ, bền vững

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Khoá luận tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần chứngkhoán FPT

Phạm vi không gian:

Giới hạn nghiên cứu về mặt không gian của khóa luận được thực hiện trongphạm vi Công ty cổ phần chứng khoán FPT

Phạm vi thời gian:

Dữ liệu được sử dụng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty

cổ phần chứng khoán FPT được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán,báo cáo thường niên trong giai đoạn từ năm 2018 - 2022 và bản cáo bạch của FPTnăm 2017, 2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Để báo cáo thực tập có tính thống nhất và độ tin cậy cao hơn, các phương phápnghiên cứu chính được sử dụng trong bài bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu, xử

lý dữ liệu, phương pháp so sánh và phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp thu thập dữ liệu: Bức đầu trong quá trình phân tích thực trạng,tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính của FPTS giai đoạn

Trang 25

2019 - 2022, báo cáo thường niên giai đoạn 2018 - 2022, bản cáo bạch 2016, 2022

và thông tin khác của công ty kết hợp với các nguồn tài liệu tham khảo như giáotrình, sách, website để làm rõ vấn đề nghiên cứu

Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu tiếptục tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh dữ liệu qua các năm, từ đó có căn cứ đểđánh giá hoạt động kinh doanh của công ty

Phương pháp so sánh: Sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh củaFPTS qua từng năm, tác giả tiến hành so sánh, đánh giá với các chỉ tiêu dữ liệutương đồng của FPTS và 3 công ty có vốn hoá lớn nhất ngành bao gồm SSI, VND

và HCM Cuối cùng,

Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành tổng hợp lý thuyết liênquan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công tychứng khoán trong và ngoài nước, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu với các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam Tiếptheo, nghiên cứu tiến hành lựa chọn và phỏng vấn các chuyên gia để lấy ý kiến đónggóp về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứngkhoán FPTS Từ kết quả thu được, phân định dựa trên nhiều khía cạnh, nghiên cứurút ra những kết luận và đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của công ty

6 Ý nghĩa thực tiễn của khoá luận

Công ty cổ phần chứng khoán FPT là doanh nghiệp được cấp phép bởi Ủy banChứng khoán Nhà nước để thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh như: Nghiệp vụmôi giới chứng khoán, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; nghiệp vụ tư vấn đầu tư,nghiệp vụ lưu ký và bảo lãnh phát hành chứng khoán Mặc dù FPTS đã có thị phần

ổn định và kinh nghiệm hơn 16 năm hoạt động trên thị trường chứng khoán, nhưng

để đồng hành lâu dài và bền vững cùng thị trường cần tái đánh giá và tham khảonhững gợi ý giải pháp, quan điểm nhằm phát huy những điểm mạnh đồng thời cảithiện những hạn chế tồn tại

Trang 26

Với hành động đánh giá và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động tại Công ty cổ phần chứng khoán FPT, khoá luận sẽ cung cấp góc nhìnkhách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dự báo những yếu tố tác động

và đề xuất những giải pháp đa dạng, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạiFPTS Bên cạnh đó, nghiên cứu được xem như đóng góp một phần nhỏ vào sự pháttriển dịch vụ khách hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam theo Chiến lược pháttriển bền vững của chính phủ 2030

Ngoài ra, khoá luận cung cấp và đóng góp xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyếtcho các nghiên cứu liên quan đến chủ đề hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Từ đó, đề tài trở thành căn cứ để triển khai những ý tưởng mới đối với cácvấn đề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này

7 Cấu trúc của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục chúthích các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài đượckết cấu thành 3 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại công

ty cổ phần chứng khoán FPT

Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán FPT

Trang 27

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế bao gồm tất cả những hoạt độngđược thực hiện liên tục mà doanh nghiệp tham gia Các hoạt động kinh doanh phảiđược thực hiện chính xác như trong giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa nhà nước và mục tiêu cuối cùng của các hoạt động này là tạo ra doanh thu và lợinhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững.PGS.TS Nguyễn Văn Công cho rằng: “Trong quan hệ với mục đích kinh doanh,căn cứ vào tính chất và mục đích của từng hoạt động, toàn bộ hoạt động mà doanhnghiệp tiến hành có thể chia làm 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu

tư và hoạt động tài chính Các hoạt động này có mối quan hệ biện chứng, tác động

qua lại và thúc đẩy hay kìm hãm lẫn nhau.” (Nguyễn Văn Công, 2009, Giáo trình phân tích kinh doanh, tr.9)

1.1.2 Hoạt động kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán được quy định tại Điều 4 Luật Chứngkhoán 2019, rằng: “Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giớichứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu

tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứngkhoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán” Ngoài ra trong giáo trình nghiệp vụkinh doanh chứng khoán có định nghĩa: “Kinh doanh chứng khoán là việc tổ chức,

cá nhân tham gia một trong các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứngkhoán, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấntài chính và đầu tư chứng khoán, hoặc các hoạt động có liên quan đến chứng khoán

và thị trường chứng khoán.” (Theo Thái Bá Cẩn & Đặng Lan Hương, 2014, Giáo trình Nghiệp cụ kinh doanh chứng khoán, tr.3)

Trang 28

1.1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh thuộc phạm trù kinh tế là một thuật ngữ thểhiện mức độ tận dụng tối ưu các nguồn lực (tài chính, nhân lực, tài nguyên, côngnghệ, thời gian,…) của họ để hoàn thành công việc hoặc mục tiêu đã đặt ra nhằmđem lại lợi nhuận cho công ty một cách bền vững Hiệu quả trong kinh doanh phảnánh chất lượng và hiệu suất của các hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp Làmột phần của nền kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng góp, xâydựng quá trình thực hiện các mục tiêu xã hội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,nhận thức về vai trò và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội cũng nâng caonhằm tăng uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và tác động tích cực, bền vững đến

sự phát triển của chính doanh nghiệp Do đó, ngày nay các doanh nghiệp không chỉquan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn dành nhiều sự chú ý và hành

động thực tế đối với hiệu quả kinh tế xã hội (theo Nguyễn Ngọc Huyền, 2013, Giáo Trình Quản Trị Kinh Doanh Tập 1, tr.153)

1.1.4 Hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp chứng khoán

Hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực (vốn, nhân lực, tài lực, vật lực) để đạt được cácmục tiêu tài chính xác định của công ty nói chung hay hiệu quả kinh tế của hoạtđộng kinh doanh chứng khoán nói riêng (Tran Van Hai, 2008) Nói chung, hiệu quảcủa công ty chứng khoán là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đượcmục tiêu cuối cùng một cách tối ưu Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang ở thời đạiphát triển vượt bậc, việc cạnh tranh nâng tỷ lệ chọi trong sự lựa chọn dịch vụ tàichính của khách hàng là cần thiết Do đó, mục đích cuối cùng của các doanh nghiệpkhông chỉ là lợi nhuận, mà còn là sự phát triển bền vững bằng cách xây dựng lòngtin và thoả mãn sự hài lòng của khách hàng

1.2 Đặc điểm cơ bản trong kinh doanh của công ty chứng khoán

Đặc điểm kinh doanh cơ bản của các công ty chứng khoán chính là bên thứ bakinh doanh các sản phẩm và hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán Các hoạt động

Trang 29

chính của công ty chứng khoán thường là hoạt động môi giới chứng khoán và ủythác thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng.

Thay vì các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mai thông thường, công tychứng khoán kinh doanh sản phẩm đa dạng và phức tạp Do đó, các hoạt động nàyđược thực hiện dưới sự giám sát đặc biệt của các cơ quan có thẩm quyền, pháp lý rõràng cụ thể và nguyên tắc đạo đức được đề cao (PGS.TS Thái Bá Cẩn & Đặng Lan

Hương, 2014, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán)

1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán

1.3.1 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về mặt hiệu quả tài chính

Công ty chứng khoán là công ty có loại hình kinh doanh đặc biệt - kinh doanhvốn, hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp tới việc tổ chức, huy động, phân phối,

sử dụng và quản lý vốn hiệu quả Để đạt được hiệu quả về mặt tài chính, công tycần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như: sử dụng vốn có mục đích, tiết kiệm và

có lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hợp pháp Với mục đích cung cấp gócnhìn rộng hơn về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ nguyên nhân vàmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính các công ty, đánh giáhiệu quả kinh doanh về mặt tài chính giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa raquyết định chuẩn xác trong quản lý kinh doanh Từ có có những giải pháp ổn định

và tăng cường tình hình tài chính của công ty (Theo PGS TS Nguyễn Năng Phúc,

2004, Giáo trình Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam)

Để phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ta căn cứ vàobáo cáo tài chính (sau đây viết tắt là BCTC) và báo cáo thường niên của doanhnghiệp Các dữ liệu từ bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh và bảng lưuchuyển tiền tệ cung cấp các số liệu cơ bản để cấu tạo thành nên tiêu chí đánh giáhiệu quả tài chính Sau đó, tiến hành đo lường hiệu quả về mặt tài chính của cáchoạt động trong quá khứ thông qua công cụ phân tích tài chính bằng cách: So sánhcác báo cáo tài chính, phân tích các tỷ số và các công cụ phân tích đặc biệt (khảnăng thanh toán, dòng tiền, khả năng sinh lời, nghiên cứu các hoạt động của doanh

Trang 30

nghiệp, cơ cấu tài chính…) (theo Josette Peyrard, 1999, giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp)

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại, phân tích tài chính làcông việc phân tích gần như toàn bộ những tài khoản có ý nghĩa trong báo cáo Tuynhiên, ngành nghề kinh doanh chứng khoán là một loại hình kinh doanh đặc biệt,sản phẩm là các tài sản tài chính và sự đóng góp chất xám của nhân lực, đó là lý dotác giả phân tích một số tiêu chí phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động của FPTS.Trong đó, sáu năm tiêu chí được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả tài chínhbao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinhdoanh, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và các nhóm chỉ số đánh giá giá trị doanhnghiệp phổ biến Các tiêu chí này cũng được nghiên cứu và trình bày trong giáotrình phân tích tài chính doanh nghiệp (Josette Peyrard, 1999) và giáo trình phântích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam (Nguyễn Năng Phúc, 2004)

1.3.1.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là sự sẵn sàng hoàn thành cácnghĩa vụ thanh toán tài chính đến hạn trong thời gian ngắn Điều này yêu cầu doanhnghiệp cần duy trì dòng tiền đủ lớn để trang trải các nghĩa vụ tài chính hiện hành cóthời hạn một năm kể từ ngày ghi cập nhật mới nhất trên bảng cân đối kế toán Chỉ

số thanh toán ngắn hạn và chỉ số thanh toán tức thời là hai chỉ số đo lường khả năngthanh toán ngắn hạn phổ biến nhất đối với công ty thuộc lĩnh vực chứng khoán

Bảng 1.1: Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn

1 Chỉ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

2 Chỉ số thanh toán tiền mặt Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn là tỷ số giữa các tài sản có thể sử dụng để thanh toánngay với các khoản nợ ngắn hạn được thể hiện trên bảng cân đối kế toán Trong cáckhoản tài sản ngắn hạn bao gồm: Các khoản tiền và tương đương tiền, đầu tư ngắn

Trang 31

hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác Trong

đó, tiền và đầu tư ngắn hạn được ưu tiên huy động để thanh toán ngay bởi cáckhoản phải thu và hàng tồn kho cần có thời gian nhất định để xử lý

Tỷ lệ thanh toán tiền mặt là tỷ số giữa vốn bằng tiền (bao gồm tiền mặt tại quỹ,tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và tổng các khoản nợ ngắn hạn Tỷ lệ nàycàng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao.Tuy nhiên cần phải xem xét nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏ doanh nghiệp đangkhông sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh, đây cũng là một minh chứng của việc

sử dụng vốn không hiệu quả

1.3.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu tổng doanh thu tài sản được xác định nhằm trả lời câu hỏi “Đối vớidoanh nghiệp, mức đầu tư tài sản thế nào thì phù hợp?” Câu trả lời là so sánhdoanh thu đạt được và giá trị tài sản đầu tư trong cùng một khoảng thời gian nhằmxác định hiệu quả của việc sử dụng tài sản doanh nghiệp đầu tư để phát triển doanhthu

Bảng 1.2: Chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh

1 Vòng quay tổng tài sản Tổng doanh thu / Tổng tài sản

2 Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

Tiêu chí vòng quay vốn lưu động càng lớn nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của công ty trong kỳ phân tích càng cao

Trang 32

1.3.1.3 Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp là tỷ trọng các loại vốn trong tổngnguồn vốn hoạt động kinh doanh Nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinhdoanh bằng nợ nhiều hơn vốn chủ, thì đó sẽ là đòn bẩy để tái cơ cấu vốn tích cựctrong kinh doanh Khi một doanh nghiệp không biết tận dụng nợ mà chuyển thànhlạm dụng nợ vay để xoay sở các hoạt động trong công ty, điều này có thể dẫn đếncạn kiệt về tài chính

Bảng 1.3: Chỉ số đánh giá đòn bẩy tài chính

1 Chỉ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản

2 Chỉ số nợ trên VCSH Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

3 Hệ số đòn bẩy tài chính Tổng tài sản bình quân/ VCSH bình quân

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chỉ số nợ trên tổng tài sản là biểu hiện giữa tổng các khoản nợ ngắn hạn và nợdài hạn với tổng số tài sản hoặc nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồngtrong tổng tài sản/ tổng nguồn vốn của công ty trong kỳ đánh giá thì có bao nhiêuđồng vốn tín dụng Chỉ số nợ trên tổng tài sản càng cao thì công ty vay nợ tài chínhcàng nhiều và rủi ro về tín dụng của công ty càng lớn Hệ quả này có ý nghĩa tương

tự với hai chỉ số còn lại

1.3.1.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong

kỳ hoạt động kinh doanh Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp về mặt kinh tế Tuy nhiên trong một số trường hợp, lợi nhuận vớicon số chỉ mang tính tương quan, không thể phản ánh tình hình doanh nghiệp trongthời gian ngắn Tóm lại, không có một chuẩn mực nào dành cho khả năng sinh lợicủa doanh nghiệp Để đánh giá doanh nghiệp, các nhà phân tích cần khách quanxem xét tình hình doanh nghiệp

Trang 33

Bảng 1.4: Chỉ số đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh

1 Biên lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

2 Biên lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Biên lợi nhuận ròng là thước đo thể hiện năng lực tạo ra lợi nhuận và năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh Nếu chi phí tăng trong bối cảnhcạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận lợi nhuận suy giảm Tương

tự, nếu doanh thu giảm, doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược để giữ lợi nhuận

đủ để không dẫn tới thua lỗ

1.3.1.5 Các nhóm chỉ số đánh giá giá trị doanh nghiệp phổ biến

Ngoài các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

đã nêu trên, ta có các chỉ số thông dụng khác để phối hợp đánh giá hiệu quả hoạtđộng như:

Bảng 1.5: Các chỉ số đánh giá giá trị doanh nghiệp phổ biến

1 ROA (%) Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

2 ROE (%) Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

3 ROS (%) Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

4 Hệ số chi trả cổ tức (%) Cổ tức bằng tiền / Lợi nhuận sau thuế

5 Tỷ lệ tăng trưởng bền vững ROE * (1 - Tỷ lệ trả cổ tức)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.3.2 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ trong Chương trìnhnghị sự toàn cầu 2030, các doanh nghiệp không chỉ nỗ lực đạt được hiệu quả tronghoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận mà còn phải đóng góp hiệu quả về mặt

Trang 34

kinh tế xã hội Nội dung này được đề cập trong mục tiêu phát triển tổng quát củanước ta trong Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau: "Duytrì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội vàbảo vệ môi trường sinh thái, quán lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứngphó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng,tham gia và thụ hưởng bình đăng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hộiViệt Nam hòa bình, thịnh vượng, bào trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bềnvững" Đây là không chỉ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền,các bộ, ngành và địa phương mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quandoanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân.

Nguyễn Ngọc Huyền (2012) xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội gắn ở góc độ vĩ

mô như sau: "Hiệu quả kinh tế - xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lựcsản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu nhất định, các mục tiêu kinh tế - xã hộithường là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân vàthu nhập quốc dân đầu người, giải quyết công ăn, việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng,nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hoá, tinh thần cho người laođộng, đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho người lao động, cải thiện điều kiện laođộng, đảm bảo vệ sinh môi trường, …”

Bên cạnh việc đánh giả hiệu quả kinh doanh thông qua 5 tiêu chí đã nêu (tạimục 1.3.1 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về mặt hiệu quả tài chính), nghiên cứuđánh giá doanh nghiệp về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội thông qua 5 tiêu chí: Đónggóp vào ngân sách nhà nước, khả năng tạo cơ hội việc làm, thu nhập bình quân đầungười nhằm nâng cao đời sống của người lao động, sự quan tâm đến môi trường vàđóng góp và sự phát triển của thị trường chứng khoán

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán

1.4.1 Các yếu tố vi mô

Yếu tố vi mô ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là các yếu

tố dựa vào năng lực, khả năng thực hiện, phẩm chất của bản thân doanh nghiệp.Yếu tố chủ quan trong hiệu quả kinh doanh mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo

Trang 35

và đổi mới để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra một cách tối ưu nhất Trong đó,

cơ cấu vốn thuộc yếu tố bên trong doanh nghiệp quyết định phát triển và hiệu quảcủa hoạt động kinh doanh Việc có sử dụng đòn bẩy hay không có mối quan hệ mậtthiết tới quy mô của doanh nghiệp Lý do vì muốn mở rộng quy mô doanh nghiệptrên phương diện vốn kinh doanh, có 3 cách để triển khai, đó là: Lợi nhuận giữ lại,vay nợ và phát hành thêm để huy động vốn chủ sở hữu Do đó, để phân tích và đánhgiá cấu trúc vốn tối ưu, nghiên cứu tham khảm lý thuyết đánh đổi (Trade – Offtheory) và lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory)

Lý thuyết đánh đổi được phát triển bởi Kraus & Litzenberger (1973) cho rằngdoanh nghiệp có thể đạt được cấu trúc tối ưu vốn dựa trên sự đánh đối chi phí kiệtquệ tài chính bằng lợi ích lá chắn thuế chính là chi phí lãi vay

Lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi Myers và Majluf (1984) chorằng sự lựa chọn vốn từ nội bộ, vốn vay và phát hành chứng khoán bị tác động bởithông tin bất cân xứng từ các nhà quản trị doanh nghiệp Lý thuyết này giải thíchrằng các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao thường sử dụng vốn tự có, tỷ lệ

nợ vay thấp và phát hành thêm là sự lựa chọn cuối cùng của doanh nghiệp

Theo đó, hiệu quả kinh doanh của công ty trên thị trường chứng khoán chịutác động từ 4 yếu tố nội tại chính, bao gồm: Quy mô tổ chức hoạt động (Linh &Nga, 2022), (Tran, 2022); đòn bẩy tài chính (Linh & Nga, 2022), (Tran, 2022); trình

độ nguồn nhân lực và sự phát triển của công nghệ thông tin (kết quả nghiên cứuđịnh tính)

1.4.2 Các yếu tố vĩ mô

Yếu tố vĩ mô trong kinh doanh bao gồm những sự vật, sự việc vận động khôngxuất phát từ chủ ý của doanh nghiệp, tồn tại bên ngoài và độc lập với doanh nghiệpnhưng nó ảnh hưởng, tác động đến quyết định và hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp Theo Linh & Nga (2022), giả thuyết về kinh tế vĩ mô được đề cập trongnghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tập trung mô tả mối quan hệgiữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp Các yếu tố vĩ mô như

Trang 36

tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thay đổi cung tiền, lãi suất và lạm phát cóảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty, theo Mwangi (2013).

Lạm phát tăng cao có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp bởi sự gia tăng từ cáckhoản chi phí như lương, thưởng, chi phí lãi vay, chi phí đầu vào… Lúc này doanhnghiệp cần có chính sách mới để đối phó với lạm phát, cắt giảm Lạm phát cao kéodài bắt buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự và nâng giá thành đầu ra củasản phẩm kinh doanh Hệ quả là các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh suy giảm,những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời thấp và tỷ lệ sử dụng đòn bẩy cao có thể dẫnđến nguy cơ phá sản Tuy nhiên, đối với mức lạm phát vừa phải, yếu tố này có tácđộng tương đối tích cực đến các doanh nghiệp (Hiền & Hà, 2020)

Dựa trên tính chất của yếu tố vĩ mô, nghiên cứu đề cập đến 4 yếu tố ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Lạm phát, lãi suất(Linh & Nga, 2022), sự tăng trưởng của nền kinh tế (Linh & Nga, 2022), sự hoànthiện pháp lý trong lĩnh vực chứng khoán

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã hệ thống cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan đến đề tài.Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh cả về mặt tài chính lẫn mặt kinh tế - xã hội cũng như các yếu tố ảnh hưởngđến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Thông qua những cơ sở được đề cập tạichương 1, nghiên cứu tiến hành tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán FPT,đồng thời phân tích rõ hơn hiệu quả hoạt động FPTS tại chương 2 bằng việc kết hợp

số liệu thứ cấp đã thu thập từ BCTT, báo cáo thường niên các năm, bản cáo bạch vàcác số liệu khác

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT 2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán FPT

Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPT Securities Joint Stock Company, viếttắt là FPTS) là thành viên thuộc Tập đoàn FPT Trụ sở chính của FPTS tọa lạc tại số

52 đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội và 2 chi nhánhtại trung tâm TP.HCM và Đà Nẵng Ngoài ra, FPTS còn có 3 phòng giao dịch tạiThành phố Hồ Chí Minh và 1 phòng giao dịch tại Hà Nội Công ty FPTS đượcthành lập và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh bởi Ủy ban chứng khoán Nhànước (sau đây viết tắt là SSC) ngày 13/07/2007 Công ty FPTS được chính thứcniêm yết tại HoSE với mã chứng khoán FTS vào tháng 01/2017 Vốn điều lệ banđầu của công ty năm 2007 là 440.000.000.000 đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên FPTS năm 2017

Hình 2.1: Logo và văn phòng CTCP chứng khoán FPT

Với lịch sử hơn 16 năm hình thành và phát triển, FPTS liên tục đạt được nhiềuthành tựu nổi bật, gặt hái nhiều thành công, đặc biệt xây dựng được lòng tin tuyệtđối với khách hàng, khẳng định vị trí là công ty chứng khoán top đầu tại Việt Nam.Đến nay, qua quá trình phát triển FPTS đã mở rộng quy mô vốn điều lệ thành1.950.599.510.000 đồng (Cập nhật ngày 25/03/2023)

Trang 38

Đơn vị tiền: tỷ đồng

Nguồn: CTCP chứng khoán FPT, tác giả tổng hợp

Hình 2.2: Quá trình tăng vốn điều lệ của FPTS

Bằng tất cả tâm huyết, tấm lòng của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên công ty,

FPTS xác định tầm nhìn vững chắc và to lớn với hy vọng trở thành một định chế tài

chính hùng mạnh, xây dựng thành một tổ chức có giá trị, luôn là sự lựa chọn hàngđầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, đóng góp tạo dựngnên sự phát triển bền vững đối với TTCK Việt Nam, góp phần đưa lĩnh vực chứngkhoán thành trụ cột vững chắc cho nền kinh tế

FPTS luôn không ngừng nỗ lực, nâng cao trình độ, đề cao tính sáng tạo,chuyên nghiệp trong tác phong làm việc, đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu

Mang đến sứ mệnh đặc biệt, tạo ra sự khác biệt vượt trội về công nghệ và nhân lực.

Đích đến là mài giũa bản thân doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm khác biệt,cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, mang lại sự trải nghiệm cóđầy đủ tính tiện lợi, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chuẩn xác, công bằng và minhbạch thông qua con người và hệ thống, từ đó mang lại sự hài lòng đích thực và đạtđược lòng tin của quý khách hàng

Trang 39

Nhận ra sự kết hợp hoàn hảo giữa nguồn nhân lực chất lượng và sự tiên tiếncủa khoa học công nghệ chính là điều kiện duy nhất để phát triển vượt bậc và bền

vững, FPTS xác định giá trị cốt lõi của công ty là con người và công nghệ, đồng

thời đây cũng chính là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của công ty trong tương lai.FPTS luôn coi trọng khách hàng, đạt lợi ích của khách hàng lên hàng không Khôngchỉ cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất mà còn luôn đặt ra mục tiêu phục vụ vượt qua

sự kỳ vọng của khách hàng và đối tác

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Công ty chứng khoán FPTS đang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Môhình quản lý của công ty theo thứ tự cấp thẩm quyền cao nhất lần lượt là: (1) Đạihội đồng cổ đông; (2) Hội đồng quản trị; (3) Ban kiểm soát; (4) Ban điều hành và (5)Các bộ phận, trung tâm phòng ban trong Công ty

Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán FPT

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của FPTS

Trang 40

(1) Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại công ty, cơ quannày bao gồm tất cả cổ đông có thể tham gia vào hoạt động công ty bằng quyền biểuquyết thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra hằng năm, bất thường hoặcbằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

(2) Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để quyếtđịnh những vấn đề liên quan đến quyền lợi và mục đích của công ty (ngoại trừnhững thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồngquản trị do pháp luật, Điều lệ công ty và Đại hội đồng cổ đông quy định Hiện tại,Hội đồng quản trị của FPTS có sáu thành viên

(3) Ban kiểm toán là cơ quan được thành lập bởi Hội đồng quản trị với mục đíchkiểm tra, đánh giá và giảm sát tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ Nhiệm vụ, chứcnăng của Ban kiểm toán được quy định trong Điều lệ và Quy chế quản trị công ty.(4) Cơ cấu ban điều hành gồm: Một Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng Giám đốc.(5) Các bộ phận khác trong công ty bao gồm: Phòng quản trị rủi ro, khối tư vấnđầu tư, khối tư vấn tài chính doanh nghiệp, khối đầu tư, khối chức năng

2.1.3 Các đặc điểm hoạt động của công ty

Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh chính của FPTS STT Ngành nghề kinh doanh

1 Môi giới chứng khoán

2 Hoạt động tự doanh chứng khoán

3 Tư vấn đầu tư chứng khoán

4 Bảo lãnh phát hành chứng khoán

5 Lưu ký và quản lý cổ đông

Nguồn: Bản cáo bạch FPTS cập nhật năm 2022

Hoạt động kinh doanh chính của FPTS bao gồm những mảng sau:

(1) Các dịch vụ dành cho nhà đầu tư

Ngày đăng: 16/12/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w