1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tình huống Đề tài xử lý vướng mắc trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về phí trong lĩnh vực chứng khoán

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử lý vướng mắc trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về phí trong lĩnh vực chứng khoán
Tác giả Phạm Quang Huy
Trường học Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính
Chuyên ngành Quản lý nhà nước
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 110,34 KB

Nội dung

Là một cán bộ Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, một trong những bộ phận có chức năng tham mưu giúp Bộ đề xuất xử lý các vướng mắc chính sách tài chính phát sinh trên thực tế, là cán bộ được gi

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 0

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 3

2.1 Về cơ sở pháp lý 4

2.1.1 Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 4

2.1.2 Quy định pháp luật về thanh tra 4

2.2Phân tích tình huống 5

2.3 Về thực tiễn xử phạt VPHC tại Bộ Tài chính và UBCKNN 3.1 Mục tiêu giải quyết tình huống 7

3.2 Các phương án được đề xuất 11

3.3 Lựa chọn phương án 12

PHẦN IV: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 13

4.1 Kiến nghị 13

4.2 Kết luận 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Trong quá trình quản lý, các cơ quan nhà nước thường xuyên có hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống VBQPPL để phù hợp với thực tiễn

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn phát sinh trường hợp nhiều văn bản cùng quy định về một vấn đề nhưng nội dung khác nhau hoặc cùng một quy định nhưng chưa rõ ràng dẫn tới các cách hiểu khác nhau giữa các chủ thể Đây là những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, gây ra các vướng mắc đòi hỏi cán

bộ xử lý phải nghiên cứu, rà soát văn bản một cách kỹ lưỡng, thấu đáo để đưa ra hướng giải quyết phù hợp

Là một cán bộ Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, một trong những bộ phận có chức năng tham mưu giúp Bộ đề xuất xử lý các vướng mắc chính sách tài chính phát sinh trên thực tế, là cán bộ được giao phụ trách mảng pháp luật xử lý vi phạm hành chính, qua thời gian nghiên cứu, học tập lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên” do Trường đào tạo bồi dưỡng cán

bộ tài chính mở, với sự quan tâm, dìu dắt của các thầy cô giáo, tôi mạnh dạn

chọn đề tài “Xử lý vướng mắc trong thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

về phí trong lĩnh vực chứng khoán”.

Trang 4

PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

- Trong quá trình UBCKNN thực hiện thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, một số công ty đại chúng có hành vi trốn nộp, chậm nộp phí công ty đại chúng Việc xử lý đối với hành vi trốn nộp, chậm nộp phí công ty đại chúng gặp phải một số vướng mắc như sau:

Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg ngày 08/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính không quy định về thẩm quyền của UBCKNN trong quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, không quy định thẩm quyền xử phạt VPHC đối với các vi phạm trong lĩnh vực này mà chỉ quy định về thẩm

quyền UBCKNN về: “Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.”; “Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền” (Khoản 8 và Khoản 16 Điều 2).

Tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 108/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2013/NĐ-CP cũng không quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí Việc xử phạt VPHC đối với hành vi này được quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (Nghị định số 109/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, theo đó hành vi trốn nộp phí bị phạt tối đa 50 triệu đồng

Trang 5

Về thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực phí và lệ phí, tại khoản 11 Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP thì Chánh Thanh tra Bộ có thẩm quyền

xử phạt tối đa 50 triệu đồng đối với hành vi trốn nộp phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý trong đó có phí công ty đại chúng trong lĩnh vực chứng khoán Ngoài ra,

điểm c khoản 11 Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định: “Ngoài

những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính”.

Tại Luật Xử lý VPHC quy định các chức danh Chủ tịch UBCKNN, Chánh Thanh tra UBCKNN, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành là những người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán Tuy nhiên, điểm c khoản 11 Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nêu trên chưa quy định

rõ về thẩm quyền của các chức danh nêu trên trong xử phạt VPHC về phí (trong lĩnh vực chứng khoán) do phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao của UBCKNN chỉ là quản lý, giám sát thị trường chứng khoán

- Theo đó, UBCKNN đề nghị Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính (với tư cách là đơn vị đầu mối hướng dẫn thực hiện pháp luật xử lý VPHC tại Bộ Tài chính) có

ý kiến về thẩm quyền xử phạt về phí trong lĩnh vực chứng khoán

Trang 6

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1 Về cơ sở pháp lý

2.1.1 Quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính

- Tại khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý VPHC năm 2012 (thẩm quyền của Thanh tra) quy định:

“4 Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ…, Chủ tịch Ủy ban chứng

khoán Nhà nước…và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều

24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

- Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC (về nguyên tắc xử lý vi

phạm hành chính) quy định: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện,

ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”

- Tại Khoản 11 Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định:

“11 Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương

đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

Trang 7

b) Phạt tiền đến 50.000.000 triệu đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm

vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính”

2.1.2 Quy định pháp luật về thanh tra

Tại khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định:

“3 Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.”

2.2 Phân tích tình huống

Căn cứ các quy định trên, pháp luật về xử lý VPHC, pháp luật về thanh tra quy định nội dung này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý VPCH năm 2012 (thẩm quyền

của Thanh tra) quy định:

“4 Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ…, Chủ tịch Ủy ban chứng

khoán Nhà nước…và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều

24 của Luật này;

Trang 8

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Thứ hai, tại khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định:

“3 Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.”

Thứ ba, khoản 11 Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày

24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí,

lệ phí, hóa đơn có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn cho các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC (về nguyên tắc

xử lý vi phạm hành chính) quy định: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát

hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.

2.3 Về thực tiễn xử phạt VPHC tại Bộ Tài chính và UBCKNN

2.3.1 Thực tiễn xử phạt VPHC tại Bộ Tài chính

Ngay sau khi Luật Xử lý VPHC năm 2012 được Quốc hội thông qua và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật được Chính phủ ban hành, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành

11 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính và 14 Thông tư hướng dẫn xử phạt

vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính

Trang 9

Căn cứ các quy định nêu trên, các đơn vị có thẩm quyền xử phạt VPHC thuộc Bộ Tài chính đã nghiêm túc triển khai, thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định:

- Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 31/3/2017, các cấp có thẩm quyền đã ban hành 574.981 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt khoảng 8.480.473.867.844 đồng;

- Năm 2018: các cấp có thẩm quyền đã ban hành 153.212 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt khoảng 2.661.588,5 triệu đồng

- Năm 2019: Tổng số đối tượng bị xử phạt là 269.455 đối tượng; Tổng số tiền phạt thu được: 3.348.091 triệu đồng

Tuy nhiên, qua kiểm tra công tác xử phạt tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (thuế, hải quan, kho bạc nhà nước) từ năm 2015 đến nay, phát hiện các sai sót về: Biên bản vi phạm, Quyết định xử phạt còn chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về mẫu biểu, về thẩm quyền xử phạt

(Quyết định xử phạt do cấp phó ký ban hành thiếu văn bản giao quyền tại phần căn cứ ban hành Quyết định theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012), về thời hạn lập biên bản và ra quyết định xử phạt (quá hạn theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012), về áp dụng

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ làm căn cứ quyết định mức phạt (vẫn còn trường

hợp chưa áp dụng theo quy định tại Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012), văn bản giao quyền chưa đầy đủ các nội dung theo quy định (Nghị định

số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, Nghị định số

97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ và Nghị định số 192/2013/NĐ-97/2017/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ), một số hồ sơ xử phạt chưa được lưu trữ đầy đủ, còn

có tình trạng đối tượng bị xử phạt nộp tiền phạt quá thời hạn (theo quy định Điều

78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Trang 10

Vì vậy, để giúp cho công tác xử phạt VPHC trong ngành tài chính đạt kết quả tốt, giảm thiểu tình trạng cán bộ, công chức vi phạm cần những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xử

lý VPHC tại Bộ Tài chính và những giải pháp phòng ngừa các trường hợp vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ

2.3.2 Thực tiễn xử phạt VPHC tại UBCKNN

Tình huống nêu trên được đặt trong bối cảnh kết quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán theo báo cáo của UBCKNN năm 2019 như sau:

a) Số vụ việc vi phạm và số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Từ ngày 15/12/2018 đến 14/12/2019, UBCKNN đã ban hành 461 quyết

định xử phạt (QĐXP) đối với các vụ việc vi phạm với tổng số tiền phạt là

29.200.500.000 đồng đối với 309 cá nhân và 152 tổ chức vi phạm

Như vậy, so với cùng kỳ năm 2018, tổng số quyết định xử phạt được ban hành tăng 16,12% (461/397) trong khi tổng số tiền phạt tăng 38,25% (29.200.500.000 đồng/21.120.000.000 đồng), số lượng cá nhân vi phạm tăng 15,3% (309/268), số lượng tổ chức vi phạm tăng 17,83% (152/129) so với cùng

kỳ năm 2018

- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên: Không áp dụng

b) Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

- Số QĐXP VPHC đã được ban hành: 461 quyết định;

- Số QĐXP mà UBCKNN đã nhận được chứng từ nộp phạt và đối chiếu với Kho bạc Nhà nước Hà Nội: 287 quyết định (02 quyết định nộp phạt 1 phần),

16 Quyết định xử phạt với hình thức xử phạt là cảnh cáo

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều đối tượng bị xử phạt là các cá nhân nhà đầu tư trên TTCK cư trú rải rác ở nhiều địa phương khác nhau trong khi UBCKNN không có hệ thống ngành dọc để thực hiện việc xác minh thông

Trang 11

tin của các nhà đầu tư này dẫn tới khó khăn trong việc liên lạc với các đối tượng

bị xử phạt để yêu cầu cung cấp chứng từ nộp phạt, đôn đốc, cưỡng chế thi hành Đối với các đối tượng xử phạt là tổ chức tham gia thị trường chưa chấp hành QĐXP phần lớn đều có tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn, thua lỗ kéo dài UBCKNN hiện đang tích cực đôn đốc các đối tượng này nộp phạt, cung cấp chứng từ chứng minh việc nộp phạt, đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn

vị liên quan trong việc cưỡng chế thực thi

- Tổng số tiền phạt thu được tính đến 14/12/2019 theo số liệu thống kê của UBCKNN căn cứ trên các chứng từ nộp phạt do đối tượng bị xử phạt đã gửi

về UBCKNN: 17.986.250.000 đồng (số liệu thực thu tiền nộp phạt hành chính

tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội sẽ được đối chiếu định kỳ);

- Số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu: Không;

- Tổng QĐXP bị cưỡng chế thi hành: Không;

- Số QĐXP bị khiếu nại, khởi kiện: Không

Trang 12

PHẦN III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 3.1 Mục tiêu giải quyết tình huống

Xuất phát từ thực tiễn xử phạt tại UBCKNN cũng như từ thực tế tình huống phát sinh, việc giải quyết phải đảm bảo một số mục tiêu sau:

- Giải quyết được thực tế phát sinh hiện được quy định tại nhiều VBQPPL

- Việc giải quyết thực tế trên cơ sở vận dụng các quy định đã có và đảm bảo phù hợp với thực tế

- Việc giải quyết tình huống phải đảm bảo xác định rõ văn bản áp dụng, thẩm quyền xử lý (nếu có vướng mắc) để đảm bảo thuận lợi, rõ ràng trong thực hiện

- Không tạo ra một tiền lệ không tốt trong xử lý VPHC

3.2 Các phương án được đề xuất

Dựa vào những phân tích nêu trên, trên cơ sở quy định liên quan đến bán đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, có thể đề xuất việc áp dụng pháp luật theo các phương án như sau:

Phương án 1: Áp dụng theo quy định của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.

Đánh giá:

(*) Ưu điểm: Phương án 1 có ưu điểm là khi áp dụng việc xử phạt theo

chuyên ngành xử phạt về phí, lệ phí, đảm bảo rõ ràng về thẩm quyền

(*) Nhược điểm: Phương án 1 có nhược điểm khi vận dụng sẽ vướng mắc

về pháp lý, cụ thể:

Trong quá trình xử phạt VPHC trong lĩnh vực chứng khoán, nếu áp dụng Nghị định số 108/2013/NĐ-CP để xử phạt về phí, sẽ phải chuyển đơn vị có chức năng xử phạt về phí để xử phạt Việc này sẽ dẫn đến việc xử phạt không đảm bảo nguyên tắc kịp thời quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC

Ngày đăng: 13/12/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w