1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực tại tỉnh Bắc Giang
Tác giả Trần Thái Sơn
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thanh Thúy
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,19 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do xây dựng đề án (11)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn (14)
  • 7. Kết cấu của đề án (15)
  • CHƯƠNG 1 (16)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (16)
      • 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (16)
      • 1.1.3. Cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (18)
    • 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (23)
      • 1.2.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (23)
      • 1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (25)
      • 1.2.3. Vai trò của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (27)
      • 1.2.5. Trình tựáp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (28)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (31)
      • 1.3.1. Các yếu tố khách quan (31)
      • 1.3.2. Các yếu tố chủ quan (32)
    • 1.4. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của một số địa phương và giá trị tham khảo đối với Bắc Giang (32)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm của Hà Nam (32)
      • 1.4.2. Kinh nghiệm của Nghệ An (33)
      • 1.4.3. Giá trị tham khảo đối với Bắc Giang (34)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (35)
    • 2.1. Khái quát về hoạt động điện lực và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (35)
      • 2.1.1. Khái quát về hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (35)
      • 2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (37)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (41)
    • 2.3. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (44)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (44)
      • 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại (45)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 36 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ CÁC NGUỒN LỰCBẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG (46)
    • 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bản tỉnh Bắc Giang thời gian tới (49)
      • 3.1.1. Hoànthiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (49)
      • 3.1.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham mưu và cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (51)
      • 3.1.3. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (52)
      • 3.1.4. Tăng cường thanh tra kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (54)
      • 3.1.5. Đổi mới tổ chứcvà nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật của người dân (55)
      • 3.1.6. Học tập kinh nghiệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (58)
      • 3.1.7. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở tỉnh Bắc Giang (59)
    • 3.2. Tổ chức triển khai thực hiện đề án (59)
      • 3.2.1. Phân công thực hiện đề án (59)
      • 3.2.2. Lộ trình thực hiện (62)
      • 3.2.3. Các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện các giải pháp (63)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Trên thực tế, công tác áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL tại tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả như: các quyết định xử phạt hành chính trong LVĐL trên địa bàn tỉnh đều

Lý do xây dựng đề án

Do hoạt động của ngành điện lực có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên Đảng và Nhà nước luônchú trọng phát triển cũng như ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về lĩnh vực điện lực (LVĐL) nhằm đảm bảo ngành điện hoạt động hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật cũng như tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong LVĐL Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hành vi viphạm các quy định trong LVĐL vẫn diễn ra Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần phải áp dụng pháp luật(ADPL)về xử lý vi phạm hành chính(VPHC) trong LVĐL để đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống VPHC trong LVĐL

Bắc Giang là tỉnh có vị trí địa lýquan trọng, tiếp giáp với Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương Đồng thời, tỉnh Bắc Giang liền kề với tam giác kinh tế phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên hoạt động của ngành điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vừa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang nói riêng vừa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố lân cận là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương Việc ngăn ngừa, đấu tranh phòng, chống và xử lý nghiêm các VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là đòi hỏi cấp thiết

Trên thực tế, công tác áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL tại tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số kết quả như: các quyết định xử phạt hành chính trong LVĐL trên địa bàn tỉnh đều được ban hành trên cơ sở pháplý đầy đủ và vững chắc, các chủ thể xử phạt theo đúng thẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật; quy trình, thủ tục xử phạt VPHC trong LVĐL được thực hiện đầyđủ và đúng quy định; các hình thức xử phạt VPHC trong LVĐL được các cấp địa phương sử dụng linhhoạt Vì vậy, các đối tượng vi phạm đều không có khiếu kiện đối với các quyết định xử phạt hành chính Tuy nhiên, công tác này còn có những hạn chế như: số lượng các vụ VPHC trong LVĐL bị phát hiện và áp dụng quy phạm pháp luật để xử phạt còn ít; lực lượng có thẩm quyền thực hiện xử phạt thực tế còn hạn chế, chưa phát huy hết được trách nhiệm, chức năng và thẩm quyền trong hoạt động ADPL xử phạt VPHC trong LVĐL Điều này do một số nguyên nhân như: hệ thống pháp luật về xử lý VPHC trong LVĐL còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và chặt chẽ; hành vi VPHC trong LVĐL thường diễn ra một cách tinh vi và khó phát hiện; một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đúng về những hậu quả nghiêm trọng của HVVP trong LVĐL; công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát quản lý, sử dụng điện và thực hiện xử phạt VPHC trong LVĐL của tỉnh còn có hạn chế và bất cập

Do đó, việc nghiên cứu “Áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐLtại tỉnh Bắc Giang”trong phạm vi đề án tốt nghiệp thạc sĩ có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL tại tỉnh Bắc Giang thời gian tới.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu đã được công bốliên quan đến vấn đề ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL, học viên có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như:

Cuốn sáchChế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, của tác giả Vũ Thư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2000đã đề cập đến một số vấn đề lý luận của vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, chế tài hành chính cũng như thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này tại một số địa phương[24]

Luận văn thạc sĩ Luật học “Áp dụng pháp luật trong xử lý VPHC trong LVĐL – qua thực tiễn tỉnh Nghệ An”của tác giả Lương Huy Hoàng, Trường Đaị học Quốc gia Hà Nộibảo vệ 2017[9]

Luận văn thạc sỹ “Xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Hà Nam”của tác giả Trần Ngọc Quang, Viện Hành chính Quốc gia bảo vệ năm 2022 [12]

Hai Luận văn trên đều làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực ở địa phương (trên địa bàn 1 tỉnh); Phân tích, đánh giá thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực trên địa bàn tỉnh Nghệ an/Hà Nam thời gian qua và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của ưu điểm, cũng như những hạn chế, bất cập đó; Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực nói chung và trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo

Theo kết quả khảo sát của học viên,đã có một số công trình nghiên cứu về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực khác nhau và có một số công trình nghiên cứu về xử phạt VPHC trong LVĐL ở một số địa phương, song hiện chưa có công trình nghiên cứu đã được công bố nào có tên là“ADPL vềxử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, nhất là trong khuôn khổ một đề án mang tính ứng dụng Hầu hết các luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề VPHC trong LVĐL được thực hiện theo hướng luận văn nghiên cứu chứ không phải đề án Đó là khoảng trống trong nghiên cứu mà đề án của học viên hướng tới.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cùng với lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp

- Nghiên cứu cơ sở lý luận củaADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

- Phân tích, đánh giá tình hìnhADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023;

- Đề xuất giải pháp, lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượngADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Đề án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: thu thập tài liệu thứ cấp, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp

Trong chương 1, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và phương pháp phân tích để hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong LVĐL góp phần nâng cao lý luận nhận thức về xử phạt vi phạm hành chính trong LVĐL

Trong chương 2, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, so sánh với các Bảng thống kê, biểu đồ so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ thực trạng xử phạt và trình tự thủ tục xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó trong xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trong chương 3, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp và phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cùng với lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải pháp.

Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn

Thứ nhất, về phía các chủ thể có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHCtrong LVĐLtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề án giúp các chủ thể này nâng cao chất lượng ADPL từ đó đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thứ hai, về phía Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang), đề án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty khi các hành vi VPHC trong LVĐL được xử lý nghiêm, từ đó phòng ngừa và hạn chế vi phạm

Thứ ba,về phía người lao động trong PC Bắc Giangvà người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề án góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật về quản lý hành chính trong LVĐL, từ đó người lao động và người dân cũng được hưởng lợi khi hoạt động điện lực có hiệu quả hơn.

Kết cấu của đề án

Đề án gồm phần mở đầu, kiến nghị, kết luận và 3 chương chính như sau: Chương 1 Cơ sởlý luận và pháp luật của ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL

Chương 2 Thực trạng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chương 3 Giải pháp, lộ trình và các nguồn lực bảo đảm thực hiện các giải phápnâng cao chất lượng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Khái niệm, đặc điểm và cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý VPHC năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013), VPHClà hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC Đây là một khái niệm đầy đủ về VPHC Có thể thấy nội dung của VPHC bao gồm: Là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm các quy định pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể của quản lý nhà nước (lám trái, không làm đúng các quy định ) nhưng không phải là tội phạm (mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơnmức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội), có lỗi (cố ý hoặc vô ý); Hành vi đó phải được pháp luật quy định là bị xử phạt VPHC (quy định chung trong Luật xử lý VPHC, quy định cụ thể trong các Nghị định quy định về xử phạt trong từng lĩnh vực cụ thể và các văn bản hướng dẫn thi hành khác)

Từ đó, có thể hiểu, “VPHC trong LVĐL là hành vi trái pháp luật liên quan đến LVĐL do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi vô ý hoặc cố ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong LVĐLvà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài hành chính” [22]

1.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Vi phạm hành chính trong LVĐL trước hết cũng mang đầy đủ các đặc điểm của VPHC nói chung gồm: phải được thể hiện bằng hành vi (dưới dạng hành động hoặc không hành động); mang tính có lỗi (cố ý hoặc vô ý); do cá nhân, tổ chức thực hiện; xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhưng không phải là tội phạm và sẽ phải bị xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật

Ngoài đặc điểm chung nêu trên, VPHC trong LVĐL có đặc điểm riêng về HVVPmang tính đặc thù của LVĐL và được quy địnhtrong Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong LVĐL an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, theo đó, các nhóm HVVP trong LVĐLgồm: (i) nhóm HVVP quy định về giấy phép hoạt động điện lực;(ii) nhóm HVVP quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện;(iii) nhóm HVVP quy định về hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;(iv) nhóm HVVP quy định về hoạt động phân phối điện; (v) nhóm HVVP quy định về hoạt động bán buôn biện, bán lẻ điện; (vi) nhóm HVVP quy định về sử dụng điện; (vii) nhóm HVVP quy định về an toàn điện; (viii) nhóm HVVP quy định về điều độ hệ thống điện; (ix) nhóm HVVP quy định về thị trường điện lực; (x) nhóm HVVP quy định về vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy điện, về bảo đảm an toàn đập thủy điện và vùng hạ du; (xi) nhóm HVVP quy định về bảo đảm an toàn vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện; (xii) nhóm HVVP quy định về kiểm toán năng lượng; (xiii) nhóm HVVP quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp; (xiv) nhóm HVVP quy định về quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; (xv) nhóm HVVP quy định về nhãn năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối phương tiện, thiết bị tiêu thụ năng lượng; (xvi) nhóm HVVP quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ và dán nhãn năng lượng; (xvii) nhóm HVVP quy định về định mức sử dụng năng lượng trong sản xuất, kinh doanh; (xviii) nhóm HVVP quy định về chế độ báo cáo sử dụng năng lượng, mua sắm của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

1.1.3 Cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1.1.3.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực Điều đầu tiên để nhận diện một vi phạm pháp luật là dựa vào mặt khách quan của nó Đó là toàn bộ "sự thật" tồn tại của sự tác động trực tiếp hay gián tiếp trong cơ chế HVVP và vì vậy nó cung cấp đầy đủ, trung thực và khách quan nhất những cơ sở cho việc xem xét các yếu tố còn lại Sự thật chỉ có một, nhưng những trạng thái diễn biến thay đổi thì vô cùng "Sự thật" nói tới ở đây bao gồm những nội dung: Hành vi trái pháp luật; Hậu quả của hành vi đó; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; Các yếu tố bên ngoài khác như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện

Hậu quả của hành vi:

Theo diễn biến thông thường của quá trình hiện thực hóa hành vi thì trình tự của vi phạm xảy ra theo trật tự 1, 2, 3 nêu trên nhưng "hiện trường" mà hành vi để lại và luôn có thể xác định được lại là dấu hiệu hậu quả và như vậy, muốn tìm hiểu

"sự thật" thì phải xét quá trình ngược: từ hậu quả đến hành vi và tìm mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả vì hậu quả là trạng thái thực tế của sự biến đổi khách quan, là kết quả do sự tác động của hành vi lên các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ để lại Hậu quả lớn hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ thể hiện mức độ tác động trái pháp luật của hành vi Hậu quả ở đây thường được đồng nhất với thiệt hại cho xã hội mà vi phạm pháp luật gây ra Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy Nhiều khi "hậu quả mà hành vi gây ra lại là một kết quả có ích cho xã hội- cái mà nhà làm luật đã "không lường trước" được khi quy định tính trái pháp luật cho hành vi Vì vậy, việc xác định tính trái pháp luật và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải được nhìn nhận ở hai góc độ khác nhau Góc độ thứ nhất là xem trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội do tác động của hành vi Góc độ thứ hai là xem lại cơ sở xác định tính trái pháp luật của hành vi khi xây dựng luật

Từ góc độ thứ nhất, có thể thấy trạng thái của biến đổi xã hội do tác động của hành vi theo hướng tích cực hay tiêu cực, ta thường xét hậu quả theo hướng tiêu cực, tức là mức độ gây hại của hành vi, giúp ích cho việc đánh giá mức độ trách nhiệm pháp lý tương ứng Tất nhiên, mức độ gây hại càng cao thì trách nhiệm pháp lý càng lớn Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định cấu thành tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật (nhiều, ít hay chưa có thiệt hại thực tế) Cũng cần nói tới trạng thái biến đổi của các quan hệ pháp luật bị tác động bởi hành vi trái pháp luật để phân biệt các vi phạm pháp luật cấu thành hình thức hay cấu thành vật chất Hậu quả trong thực tế không phải bao giờ cũng "vật chất hóa" được dưới các dạng có thể cân, đong, đo, đếm mang tính định lượng Hậu quả ở đây chỉ mới dừng lại ở nguy cơ gây thiệt hại thực tế, trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội bị xâm hại được thể hiện dưới dạng là sự tôn nghiêm của pháp luật đã bị xem thường, trật tự pháp luật bị phá vỡ, uy quyền của Nhà nước không được tôn trọng Xem xét hậu quả của hành vi dưới góc độ này thì vừa xác được tính trái pháp luật, vừa xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi Theo góc độ thứ hai thì có thể thấy được tư tưởng và kỹ thuật pháp lý của nhà làm luật khi xác tính trái pháp luật cho một hành vi nào đó Như đã nói ở trên, không phải bao giờ trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội do hành vi trái pháp luật cũng có ý nghĩa tiêu cực, mang lại kết quả xấu Khi xét trạng thái biến đổi đó, ta nên xuất phát từ các cơ sở xác định tính trái pháp luật củaHVVP Nếu chỉ nhân danh lợi ích Nhà nước, trật tự xã hội một cách thái quá sẽ triệt tiêu tự do cá nhân và hơn nữa làm mất khả năng sáng tạo của con người, biến con người thành một cái máy chỉ biết thực hiện các "lệnh” và mang tính thụ động.Ngược lại, quá đề cao quyền tự do cá nhân thì lợi ích Nhà nước, xã hội sẽ khó bề kiểm soát Nhìn dưới góc độ thứ hai này thì hậu quả của hành vi trái pháp luật chính là một thực tế kiểm nghiệm mức độ hợp lý của các quy phạm pháp luật xác định tính trái pháp luật của một hành vi

Tóm lại, cần xác định rõ hậu quả của HVVP quản lý hành chính về điện lực để kiểm nghiệm tính trái pháp luật của hành vi

Hành vi trái pháp luật:

Sau khi xét các biểu hiện của hậu quả để truy cứu trách nhiệm pháp lý, ta tìm ngược lại hành vi, nguyên nhân gây ra hậu quả Hậu quả không phải bao giờ cũng có thể nhận thức được khi nó không được "vật chất hóa" bằng các thiệt hại xảy ra trong thực tế Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng vi phạm pháp luật ẩn do không hoặc khó xác định được hành vi, đặc biệt là dạng hành vi không hành động Do vậy, việc xác định hành vi trái pháp luật phải dựa vào tính chất biến đổi của quan hệ xã hội bị tác động (kể cả trong cơ chế tác động chủ động hay bị động như đã phân tích ở phần cơ chế của HVVP Thực ra, việc xét sự biến dạng, sự thay đổi của quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ cũng rất phức tạp khi xem xét hành vi phải dựa vào cá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và khả năng biến dạng trên thực tế của quan hệ xã hội được bảo vệ, và khi đó luôn phải xem xét mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả (nhất là hậu quả trực tiếp là các thiệt hại của các quan hệ xã hội khi bị biến dạng)

Tóm lại, để xác định VPPL trong LVĐL, cần xác định rõ hành vi là trái quy định nào trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về điện lực

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:

Khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hậu quả, cần phải phân tích các yếu tố tác động trong cơ chế hành vi Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng ở cặp phạm trù nhân quả thì nguyên nhân bao gồm những yếu tố, bộ phận của sự vật hiện tượng, tương tác với nhau và gây ra sự biến đổi ở một sự vật, hiện tượng nào đó, còn hậu quả chính là biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng đã bị biến đổi sau khi bị tác động Việc xem xét như vậy là để tránh hiện tượng suy diễn mà phải tìm hiểu hậu quả thiệt hại thực tế (theo nghĩa hẹp).Vì vậy, cần phải xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái quy định pháp luật về quản lý hành chính nhà nước trong LVĐL với hậu quả tất yếu do hành vi đó gây ra

Các yếu tố bên ngoài khác:

Cùng với hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong mặt khách quan, yếu tố điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện vi phạm cũng cần xem xét để thấy một cách đầy đủ, toàn diện hơn đối với một vi phạm pháp luật Nó vừa là “hiện tượng", vừa là “môi trường”, “điều kiện" của vi phạm Ở đây, phải xác định rõ thêm điều kiện, hoàn cảnh VPHC trong LVĐL là gì? Các công cụ, phương tiện để thực hiện vi phạm đó là gì Có vậy, việc xác định mặt khách quan của VPHC trong LVĐL mới thật sự được đầy đủ, toàn diện

1.1.3.2 Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Khi nói tới cấu thành của vi phạm pháp luật thì việc xác định khách thể của vi phạm là một yếu tố rất có ý nghĩa Việc xác định các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thể hiện thái độ của Nhà nước liên quan chặt chẽ với những cơ sở để quy định một hành vi là vi phạm pháp luật, trong đó tùy từng giai đoạn mà Nhà nước có ưu tiên bảo vệ cho các quan hệ xã hội ấy ở các mức độ khác nhau dựa theo những cơ sở đó Sự ưu tiên đó sẽ xác định quan hệ xã hội ở thời điểm nào là quan trọng hơn, từ đó, Nhà nước sẽ có thái độ phản ứng như thế nào qua việc xác định trách nhiệm quản lý tương ứng cho một hành vi bị quy định là vi phạm Do vậy, việc xác định trách nhiệm pháp lý tương ứng với vi phạm pháp luật còn tùy thuộc vào hành vi thực tế xâm hại các quan hệ xã hội như thế nào

1.1.3.3 Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Đây là vấn đề hết sức trừu tượng và chỉ có thể nhận thức được nhờ xét mối quan hệ giữa chủ thể với hoàn cảnh thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan Nếu quan niệm như vậy thì mặt chủ quan chỉ có thể biết được, đánh giá được qua sự suy xét (mang tính chủ quan của người áp dụng) Mặt chủ quan được xác định gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích

Khiphân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật về lỗi, chúng ta nói tới lỗi của cá nhân và của tổ chức, trong đó lỗi của tổ chức suy cho cùng vẫn được quy về cho cá nhân Vì vậy, phần này chỉ nói tới lỗi trong hoạt động tâm lý của cá nhân Bản thân lỗi không tồn tại một cách độc lập trong trạng thái ý thức của con người mà chỉ có thể khi nó liên hệ với thế giới khách quan thì “trạng thái tâm lý" mới được bộc lộ Thế giới khách quan ở đây bao gồm cả môi trường xã hội mà chủ thể của hành vi trái pháp luật hoạt động liên quan đến các hoạt động sống, đến khả năng xử sự của con người do mức độ hiểu biết và năng lực nhận thức Theo đó, lỗi là trạng thái tâm lý có thực ở chủ thể vi phạm (diễn biến, thái độ tâm lý đối với hành vi và hậu quả của hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi) hay lỗi được các chủ thể ADPL trong truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm pháp luật quy kết theo hiện thực biểu hiện ở mặt khách quan

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1.2.1.Khái niệmáp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Xử phạt vi phạm hành chính là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp hành chính (gồm các hình thức xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khác phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn vị phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính) đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước Cơ sở của xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính

Xử phạt VPHC trong LVĐL là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong LVĐL theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chínhtrong LVĐL Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tế cuộc sống, các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện pháp luật Có bốn hình thức thực hiện pháp luật gồm: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và ADPL Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật mang tính đặc biệt, có sự khác biệt cơ bản so với các hình thức thực hiện pháp luật khác ở chủ thể có thẩm quyền ADPL Nếu như ở các hình thức thực hiện pháp luật khác, chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ thì việc ADPL chỉ do chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền

Theo Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, “ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể” [22] Từ khái niệm này, kết hợp với khái niệm VPHC trong LVĐL đã nêu ở trên, có thể đưa ra định nghĩa:“ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách khi được nhà nước trao quyền, nhằm áp dụng các hình thức xử phạt hành chính phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của HVVP đối với cá nhân, tổ chức VPHC trong LVĐLvà theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng chế tài hành chính”

1.2.2 Đặc điểm của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực Đặc điểm về nguyên tắc áp dụng đúng văn bản quy phạm pháp luật Áp dụng đúng văn bản quy phạm pháp luật là một yêu cầu bắt buộc của bất kỳ chủ thể nào thuộc quyền quản lý của Nhà nước, kể cả Nhà nước Xử phạt VPHC là công cụ quan trọng nhằm duy trì trật tự kỷ cương xã hội, thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước Để công tác xử phạt VPHC đạt hiệu quả thì ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL là vấn đề quan trong bởi vì nó tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về xử phạt VPHC Do vậy, hoạt động ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL phải được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật, áp dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật Áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL phải áp dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật là do xuất phát từ yêu cầu chung có tính nguyên tắc trong tổ chức hoạt động quản lý xã hội của nhà nước là bằng pháp luật Yêu cầu áp dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL cũng như hoạt động của quản lý hành chính nhà nước phải có cơ sở và căn cứ pháp lý, đồng thời quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi pháp luật (tức hành pháp) nên phải dựa trên cơ sở quyền lực của lập pháp Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ thể ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL ban hành các văn bản pháp luật mang tính quyền lực nhà nước hoặc văn bản quản lý hành chính để điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyển của cơ quan mình Những văn bản này không được trải Hiến pháp, luật Đặc điểm về tính công khai, minh bạch, dân chủ

Yêu cầu công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động quân lý về xử phạt VPHC thể hiện ở các điểm: chủ thể của quản lý tôn trọng nội dung và đồi tượng quản lý, có cơ chế đâm bảo để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý phù hợp theo quy định.ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, có như vậy mới thu hút đông đảo chủ thể tham gia, bảo vệ và kiểm soát việc ADPL Đặc điểm về tính trách nhiệm cao của cơ quan có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL

Cần hiểu trách nhiệm ở đây theo nghĩa tích cực, nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL làm việc hết mình, làm việc theo cách tốt nhất có thể để đạt được hiệu quả công việc cao nhất trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL đã được quy định trong pháp luật nhưng sẽ mãi mãi chỉ trên giấy tờ nếu không thực hiện trên thực tế

Việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ADPL, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, thanh tra, kiểm tra, Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL cần phải phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình thì công tác xử phạt VPHC mới đạt được hiệu quả Đặc điểm về yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước có liên quan và người dân

Sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị liên quan khi thực tiển công tác ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL sẽ là yêu cầu quan trọng trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL để triển khai thực hiện các quy định pháp luật, chủ trương, kế hoạch cũng như tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động về xử phạt VPHC Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thực hiện kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử phạt VPHC với cơ quan thẩm định hồ sơ xử phạt VPHC, giữa cơ quan có thẩm quyền xử phạt cấp đươi với cơ quan có thẩm quyền xử phạt cấp trên khi chuyển hồ sơ xử phạt không thuộc thẩm quyền sao cho đảm bảo quyết định xử phạt VPHC được ban hành đúng thẩm quyền, đúng thời hạn, trình tự thủ tục Đó còn là sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong cùng một đơn vị hành chính để tổng hợp số liệu báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên

Khi cơ quan Nhà nước tiếp nhận tin báo, tố giác VPHC của người dân thìcơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra, nếu thấy có HVVP, cơ quan Nhà nước phải kịp thời xử lý vi phạm Ngược lại, khi cơ quan ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL phát hiện, xử lý người có hành vi VPHC thì người vi phạm phải tích cực phối hợp, thực hiện chấp hành đúng các yêu cầu của nội dung quyết định xử phạt, không trốn tránh trách nhiệm Đặc điểm về yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác ADPL về xử phạt VPHC

Thanh tra, kiểm tra có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước nói chung và ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL nói riêng.Thanh tra, kiểm tra về xử phạt VPHC trong LVĐL là một phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt VPHC trong LVĐL chính là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có đúng chính sách, quy định pháp luật về xử phạt VPHC về thẩm quyển, thủ tục, hồ sơ thiết lập xử phạt VPHC hay không Nếu họ làm sai thì yêu cầu khắc phục sửa chữa và làm cho đúng,qua đó phòng ngừa xử lý những vi phạm

1.2.3 Vai trò của áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Thứ nhất, việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong LVĐL, đồng thời cũng mang tính răn đe, giáo dục đối với những chủ thể có khả năng vi phạm trong lĩnh vực này [15] Bên cạnh đó, ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL cũng tạo nên một hành lang pháp lý cho các chủ thể hoạt động trong LVĐL thực hiện mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng điện theo khuôn khổ pháp luật

Thứ hai, việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL có vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước trong LVĐL, có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và chống VPHC trong LVĐL; giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, khắc phục tâm lý “vi phạm pháp luật mà không bị xử lý”, đảm bảo mọi VPHC trong LVĐL được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật [11]

1.2.4 Chủ thể áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Có hai loại chủ thể áp dụng pháp luật là chủ thể lập biên bản và chủ thể xử phạt Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực bao gồm nhiều chủ thể ở Trung Ương và địa phương Trong đó, ở địa phương xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực do các chủ thể sau: Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Chủ tịch UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch UBND xã và Thủ trưởng cơ quan điều tiết điện lực;Trưởng Công an huyện; Giám đốc công.an tỉnh và Thanh tra Sở xây dựng

Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được trao cho rất nhiều chủ thể khác nhau, tuy nhiên với nguyên tắc mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đều phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay

1.2.5 Trình tựáp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra, phát hiện vi phạm

Trong quá trình kiểm tra cá nhân hoặc tổ chức sử dụng và quản lý, cấp điện thì chủ thể kiểm tra (Kiểm tra viên điện lực, Thanh tra sở, cán bộ quản lý ngành điện lực; các lực lượng khác theo quy định) có phát hiện HVVP có trách nhiệm đánh giá mực độ vi phạm và lực chọn các quy định pháp luật để xác minh và xử lý HVVP, thẩm quyền, thủ tục lập biên bản

Bước 2: Lập biên bản ghi nhận HVVP

Cán bộ kiểm tra xác nhận có HVVP tiến hành lập biên bản theo mẫu quy định.Cụ thể:

+ Đối với cấp xã: Chủ tịch UBND cấp xã; công chức, viên chức thuộc UBND cấp xã hoặc cơ quan khác đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

+ Đối với cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện; công chức, viên chức thuộc UBND cấp huyện hoặc cơ quan khác đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

+ Đối với cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh; Chánh thanh tra Sở; thanh tra viên của Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành [3]

+ Kiểm tra viên điện lực

Bước 3: Xác minh vi phạm

Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

1.3.1 Các yếu tố khách quan

Yếu tố pháp luật: Để thực hiện được việc áp dụng đúng pháp luật và nhanh chóng, kịp thời việc xử phạt VPHC trong LVĐL đòi hỏi hệ thống pháp luật về xử phạt VPHC, trong đó có LVĐL phải được hoàn thiện, có chất lượng tốt Do đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật LVĐL và xử phạt VPHC trong LVĐL càng hoàn thiện thì việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL càng thuận lợi và có hiệu quả Nếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong LVĐL cũng như quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính còn mâu thuẫn, chồng chéo sẽ gây ra nhiều bất cập cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐLcho cả chủ thể có thẩm quyền ADPL cũng như đối tượng vi phạm

Yếu tố vật chất – kỹ thuật:

ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL chỉ có thể thực hiện được tốt trên cơ sở các điều kiện về vật chất và kỹ thuật được đảm bảo Để thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước trong LVĐL, cần có chi phí về nhân lực và trang thiết bị Trong nhiều trường hợp, nếu không có hệ thống trang thiết bị tốt thì chủ thể có thẩm quyền không thể phát hiện ra vi phạm và do đó không thể thực hiện xử phạt VPHC trong LVĐL Do đó, vật chất, kỹ thuật là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong việc ADPL này Ngoài ra, cần quan tâm đến đời sống của những người thực hiện pháp luật này và gia đình họ, giúp họ giảm bớt khó khăn về vật chất để họ có thể tập trung vào công việc mà không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân

1.3.2 Các yếu tố chủ quan

Hiểu biết pháp luật và chuyên môn ngành điện của chủ thể có thẩm quyền ADPLvề xử phạt VPHC trong LVĐL: Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, các chủ thể có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL cần có đầy đủ năng lực, hiểu biết sâu cả về pháp luật và chuyên môn ngành điện Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp, chủ thể có thẩm quyền chỉ có hiểu biết pháp luật hoặc chỉ có chuyên môn ngành điện, thậm chí không có đủ cả hai năng lực này Khi đó, việc ADPL của chủ thể có thẩm quyền sẽ khó khăn và có thể sai sót dẫn đến công tác ADPL không hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trong LVĐL Ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể hoạt động trong LVĐL: Ý thức pháp luậtkhông chỉ là sự nhận thức về tính hợp pháp của hành vi, mà còn là hiểu biết về vai trò và giá trị của pháp luật trong xã hội Các quyết định ADPL phải tuân theo quy định của pháp luật, không được ảnh hưởng bởi động cơ cá nhân hay cục bộ Tất cả các bên liên quan, từ cơ quan có thẩm quyền đến những người áp dụng và bị ADPL, đều cần phải có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với quy định của pháp luật Để đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của quá trình ADPL, cần có sự nâng cao ý thức pháp luật của các cá nhân liên quan Đồng thời, cần thiết phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật.

Kinh nghiệm áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực của một số địa phương và giá trị tham khảo đối với Bắc Giang

1.4.1 Kinh nghiệm của Hà Nam

Tỉnh Hà Nam đã tích cực thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL Các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh đều được ban hành trên cơ sở pháp lý đầy đủ và vững chắc, các chủ thể xử phạt theo đúng thẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được thực hiện đầy đủ và đúng quy định thể hiện Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được các cấp địa phương sử dụng linh hoạt bao gồm cả phạt cảnh cảo và phạt tiền và tịch thu tang vật vi phạm, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.Người dân đã có ý thức chủ động chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm của các cấp có thẩm quyền

Công tác phối hợp trong công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực, Sở Công Thương và điện lực Hà Nam đã phối hợp và tham mưu cho các cơ quan thẩm quyền địa phương xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực điện lực đối với các trường hợp khách hàng sử dụng điện có hành vi trộm cắp điện; vi phạm tài sản của bên bán điện gây thiệt hại về tài sản và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện của Công ty Điện lực Hà Nam

1.4.2 Kinh nghiệm của Nghệ An

Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong LVĐL ở tỉnh Nghệ An đã thường xuyên sát sao với công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sử dụng điện trên địa bàn toàn tỉnh Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Nghệ An cũng rất chú trọng, tăng cường và thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng điện trên địa bàn toàn tỉnh; kiên quyết xử lý triệt để tình trạng vi phạm về sử dụng điện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty

Theo thống kê của Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện - Công ty Điện lực Nghệ An, năm 2022, toàn Công ty đã phát hiện và xử lý 90 vụ khách hàng vi phạm sử dụng điện, tổng sản lượng điện năng bồi thường là hơn 300.000 kWh, tương đương hơn 1 tỷ đồng

Trước thực trạng đó,Công ty Điện lực Nghệ An đã có nhiều văn bản chỉ đạo các Điện lực trực thuộc thực hiện các giải pháp nhằm phòng, chống trộm cắp điện; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, kiểm tra, kịp thời xử lý và phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định Công ty đã quyết liệt trong công tác xử lý vi phạm sử dụng điện; tăng cường công tác kiểm tra ngày đêm; thực hiện thay thế công tơ có chức năng giám sát từ xa; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tuyên truyền, cảnh báo hậu quả của hành vi sai phạm này

1.4.3 Giá trị tham khảo đối với Bắc Giang

Qua kinh nghiệm của hai tỉnh Hà Nam và Nghệ An, có thể rút ra một số bài học có giá trị tham khảo đối với Bắc Giang gồm:

Thứ nhất, các chủ thể quản lý nhà nước trong LVĐL cần thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng điện trên địa bàn toàn tỉnh, đẩy mạnh các biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng, đi đôi với các giải pháp kỹ thuật, vận hành lưới điện an toàn, ổn định, thực hiện các giải pháp nhằm phòng, chống trộm cắp điện; đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, kiểm tra, kịp thời xử lý và phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định

Thứ hai, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực cần thường xuyên sát sao với công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm sử dụng điện trên địa bàn toàn tỉnh Các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hiện lực trên địa bàn tỉnh đều phải được ban hành trên cơ sở pháp lý đầy đủ và vững chắc, các chủ thể xử phạt theo đúng thẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

Thứ ba, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong sử dụng điện.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Khái quát về hoạt động điện lực và tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.1.1 Khái quát về hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.1.1.1 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển củaPC Bắc Giang

Hiện nay, việc quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) chịu trách nhiệm thực hiện.PC Bắc Gianglà doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc, tiền thân là Sở Quản lý phân phối điện khu vực VII được thành lập theo Quyết định số 1598 ngày 29/10/1973 của Bộ Điện và Than, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1974

Những năm gần đây, ngành điện tỉnh Bắc Giang có nhiều hoạt động thu hút đầu tư giúp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có sự bứt phá mạnh mẽ Ngành Điện đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng mới và cải tạo lưới điện Ngoài ra, trong giai đoạn 2010-2023, PC Bắc Giang đảm nhận cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, Công ty luôn quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Qua đó đã xây dựng thành công thương hiệu, hình ảnh một doanh nghiệp chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm, thân thiện, lấy lợi ích và sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho mọi hoạt động

Có thể nói, qua 50 năm xây dựng và phát triển, qua nhiều lần đổi tên và mô hình tổ chức, PC Bắc Giang đã có những bước đi vững chắc, vượt qua mọi khó khăn, từng bước phát triển và không ngừng lớn mạnh, khẳng định được sứ mệnh của mình và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhBắc Giang

2.1.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của PC Bắc Giang

Trong 3 năm gần đây,PC Bắc Giang luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đó là: Đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh; hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao; đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên [4]

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của PC Bắc Giang giai đoạn 2021-

1 Tổng sản lượng điện thương phẩm Triệu kWh 4.095 4.511 5.026

2 Tổng khách hàng, trong đó: KH 565.420 579.638 591.301

+ Khách hàng tổ chức KH 79.206 85.987 92.854

+ Khách hàng hộ gia đình KH 486.214 493.651 498.447

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc

Số liệu thống kê nêu trên cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của PC Bắc Giang có xu hướng gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2021-2023 Sản lượng điện thương phẩm tăng cùng với sự gia tăng số lượng khách hàng tổ chức và hộ gia đình PC Bắc Giang đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sự phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh, cung cấp kịp thời nhu cầu điện cho sản xuất và kinh doanh góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế [4] Để đạt được những kết quả đó, trong những năm qua ngành điện lực tỉnh Bắc Giang đã tập trung nâng cấp cơ sở vật chất cho ngành điện nhằm đảm bảo khả năng cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào tỉnh

Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất ngành điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

+ Trạm biến áp trung gian 35/10kV 8 trạm 8 trạm 8 trạm + Trạm biến áp phân phối 2.851 trạm 2.949 trạm 2.974 trạm Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc

Giang các năm 2021,2022,2023 Cùng với sự gia tăng về cơ sở vật chất đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, PC Bắc Giang cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thu đầy đủ các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định

2.1.2 Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trong giai đoạn 2021-2023, tình hình VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn biến khá phức tạp, có sự gia tăng cả về số vụ vi phạm và số người thực hiện hành vi VPHC Năm 2021, số vụ VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 35 vụ, năm 2022 tăng lên 39 vụ và đến năm 2023, số vụ vi phạm đã tăng lên là 46 vụ

Hình 2.1 Số vụVPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Số vụ VPHC năm 2022 đã tăng 11,4% so với năm 2021 và năm 2023 tăng 17,9% so với năm 2022 Đồng thời, nếu so với số vụ VPHC trong LVĐL của một số tỉnh khác như: Hà Nam, Nam Định hay Thái Bình thì số vụ VPHC ở tỉnh Bắc Giang là bằng hoặc cao hơn Chẳng hạn, năm 2021, tỉnh Hà Nam có 35 vụ (bằng với Bắc Giang), Nam Định chỉ có 32 vụ vi phạm, Thái Bình chỉ có 33 vụ [4]

Về HVVP, các VPHC trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tập trung vào 4 nhóm chủ yếu là trộm cắp điện, vi phạm hành lang an toàn lưới điện, tự ý thay thế, tháo dỡ, di rời thiết bị điện và vi phạm các quy định về giấy phép liên quan đến hoạt động điện lực

Bảng 2.3 Cơcấu các hành vi VPHC trong LVĐLtỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 Tổng Tỷ lệ

Vi phạm về hành lang an toàn lưới điện 2 3 3 8 6,7%

Vi phạm trộm cắp điện 29 33 40 102 85%

Vi phạm tự ý thay thế, di dời thiết bị điện 3 2 1 6 5%

Vi phạm các quy định về giấy phép liên quan đến hoạt động điện lực 1 1 2 4 3,3%

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Hình 2.2 Tỷ lệ các hành vi VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Số liệu thống kê ở Bảng và Hình trên cho thấy số vụ trộm cắp điện luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số vụ vi phạm; số vụ viphạm về hành lang an toàn lưới điện và tựý tháo dỡ, di rời hay thay thế thiết bị điện khá ít, chỉ khoảng 1-3 vụ, chiếm tỷ lệ khoảng 5-6,7% Các HVVP về hànhlang an toàn lưới điện và thay thế, di rời thiết bị điện không có tính chất phức tạp và tinh vi như những vụ trộm cắp điện nên không gây khó khăn nhiều cho các cơ quan chức năng khi xử lý Các hành vi trộm cắp điện phổ biến là: câu móc trộm điện, gắn nam châm vào công tơ, dùng khoan can thiệp làm mất độ chính xác của công tơ…

Về các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2023, chủ yếu là cá nhân Số lượng tổ chức vi phạm chiếm tỷ lệ rất thấp Bảng 2.4 Cơcấu đốitượng VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 Tổng Tỷ lệ

Số đối tượng vi phạm 40 42 49 131 100%

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Vi phạm về hành lang an toàn lưới điện

Vi phạm trộm cắp điện

Vi phạm tự ý thay thế, di dời thiết bị điện

Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động điện lực

Hình 2.3 Tỷ lệ đốitượng VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023 Những cá nhân vi phạm là những người chưa thực sự ý thức được hành vi của mình là trái phạm luật và các hành vi đó sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho xã hội Do đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần tăng cường các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức của người dân, giúp họ hiểu được hậu quả của những hành vi sai trái đó, từ đó hạn chế tái phạm

Các tổchức ở tỉnh Bắc Giang có VPHC trong LVĐL với các HVVP các quy định về Giấyphép hoạt động điện lực như: hoạtđộng điện lực mà không có giấy phép hoạt động điện lực hoặc không làm thủ tục sửa đổi, bổsung giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở; không tuânthủ một trong các nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực; không lậpvà gửi hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện theo quy định về thị trường điện lực cạnhtranh [4]

Về địabàn, khu vực viphạm, các VPHC trong LVĐL ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực thành thị

Bảng 2.5 Cơcấu địa bàn VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 Tổng Tỷ lệ

Tỷ lệ cá nhân vi phạm Tỷ lệ tổ chức vi phạm

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Hình 2.4 Cơ cấu địa.bànVPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Số liệu bảng 2.5 nêu trên cho thấy xu hướng gia tăng các VPHC trong LVĐL ở thành thị trong giai đoạn 2021-2023, trong khi khu vực nông thôn mặc dù luôn chiếm tỷlệ vi phạm cao hơn thành thị nhưng lại có xu hướng không tăng Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm nhằm có những biện pháp xửlý nghiêm khắc và giáo dục mạnh hơn nữa đối với khu vực địa bàn thànhthị trong thời gian tới để tăng tính răn đe, góp phần làm giảm các HVVP ở khu vực này.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trong giai đoạn 2021-2023, việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thực hiện theo quy định của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013

Bảng 2.6 Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Số vụ vi phạm đã xử lý 35 39 46

Khu vực nông thôn vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lựcKhu vực đô thị vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Tổng số tiền xử phạt (triệu đồng) 725 934 1.256

Số tiền xử phạt đã thu nộp

Số vụ vi phạm chưa tuân thủ 0 0 0

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh củaPC Bắc Giang các năm 2021,2022,2023

Số liệu bảng trên cho thấy sốtiền phạt VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 có xu hướng giatăng và các đối tượng vi phạm đều đã nộp tiền phạt đầy đủ Không có hiện tượng không tuân thủ quy định về xử phạt

Về chủthể thực hiện thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2021-2023, các chủ thể có thẩm quyền đã thực hiện thẩm quyền của mình như sau:

Bảng 2.7 Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 Tổng Tỷ lệ

Chánh Thanh tra Sở Công

Thương thực hiện xử phạt 6 5 5 16 13,3%

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc

Giang thực hiện xử phạt 1 1 2 4 3,3%

Chủ tịch UBND các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang thực hiện xử phạt

Chủ tịch UBND các xã thuộc tỉnh Bắc Giang thực hiện xử phạt

Thủ trưởng cơ quan điều tiết điện lực thuộc tỉnh Bắc

Giang thực hiện xử phạt

Trưởng Công an huyện và

Giám đốc công an tỉnh Bắc

Giang thực hiện xử phạt

Thanh tra Sở xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thực hiện xử phạt

Nguồn: Học viên tổng hợp từ các Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh của

PC Bắc Giang các năm 2021, 2022, 2023

Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy, việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2023 chủ yếu do5 nhóm chủthể thực hiện

Trong số các chủ thể đã ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng thực hiện thẩm quyền xử phạt rất ít vụ, song đó là những vụ xử phạt đối với tổ chức vi phạm với mức tiền phạt khá cao Hoạt động này của Chủtịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo trậttự quản lý hành chính trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Số vụ phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang của Thủ trưởng cơ quan điều tiết điện lực và Chánh Thanh tra Sở Công thương tỉnh Bắc Giang mặc dù chiếm tỷ lệ không cao (tương ứng là 4,2% và13,3%), song hoạt động kiểmtra, thanh tra, pháthiện vi phạm và xử lý nhanh chóng, kịp thời các HVVP của các cá nhân cũng giúp ngăn chặn vi phạm cũng như mang tính răn đe, phòng ngừa đối với các cá nhân khác

Trong giai đoạn 2021-2023, trong tương quan so sánh với các chủ thể có thẩm quyền khác, chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch UBND xã đã ra nhiều quyết định xử phạt VPHC trong LVĐL nhất, với tỷ lệ tương ứng là 44,2% và 35% Song, trên thực tế, không phải lúc nào Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cũng có mặt tại địa phương để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động trong LVĐL mà cần có sự hỗ trợ của cấp phó Tuy nhiên, chưa có bấtkì một quyết định xử phạt nào do

Phó chủ tịch UBND các cấp ban hành bởi đối với giao quyền cho cấp phó ra quyết định xử phạt VPHC trong LVĐL chưa được quy định rõ ràng, gây khó khăn, lúng túng cho địa phương trong quá trình thực hiện nên chưa có sự mạnh dạn trao quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác kiểm tra hoạt động trong LVĐL nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hơn nữa

Về hình thức xử phạt vi phạm, các chủ thể có thẩm quyền đã áp dụng các hình thức xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối linh hoạt, tùy theo tínhchất, mức độ của các vi phạm trong LVĐL, có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền Biện pháp khắc phục hậu quả chưa được áp dụng trong toàn bộ

Về quy trình ADPLxử phạt VPHC trong LVĐL, các chủ thể có thẩm quyền

Đánh giá việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.3.1.Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2021-2023, công tác ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực như:

Thứ nhất, các quyết định xử phạt hành chính trong LVĐL trên địa bàn tỉnh đều được ban hành trên cơ sở pháplý đầy đủ và vững chắc, các chủ thể xử phạt theo đúng thẩm quyền được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, các đốitượng vi phạm đều không có khiếu kiện đối với các quyết định xử phạt hành chính và tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, không phải thực hiện quy trình cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC

Thứ hai,quy trình, thủ tục xử phạt VPHC trong LVĐL được thực hiện đầyđủ và đúng quy định.Đồng thời, các biênbản ghi nhận các VPHC trong LVĐL đều được lập theo đúng mẫu quy định và chuyển cho cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý kịp thời, đúng thời hạn quy định Vì vậy, tình trạng đối tượng vi phạm nộp phạt quá thời hạn quy định hay bị phạt do nộp chậm không xảy ra

Thứ ba, các hình thức xử phạt VPHC trong LVĐL được các cấp địa phương sử dụng linhhoạt bao gồm cả phạt cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu tang vật vi phạm, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật Đồng thời, các đối tượng bị xử phạt cũng đồng tình với các hình thức xử phạt và mức phạt tương ứng với HVVP của họ, không xảy ra tình trạng mâu thuẫn căngthẳng giữa chủ thể ADPL với đối tượng bị xử phạt và cũng không có khiếu nại lên cấp trên hay khiếu kiện ra tòa án về hình thức xử phạt hay mức phạt áp dụng trong Quyết định xử phạt VPHC

Thứ tư,do việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL của các chủ thể có thẩm quyền tại tỉnh Bắc Giang được thực hiện đúng quy trình, thủ tục cũng như hình thức, mức phạt đúng quy định pháp luật, người dân và tổ chức vi phạm đã hiểu rõ được saiphạm của mình nên đã có ý thức chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm của các cấp có thẩm quyền Khi quyết định xử phạt được ban hành cá nhân, tổ chức vi phạm đã chủ động thực hiện

Thứ năm, về công tác phối hợp trong công tác xử phạt VPHC trong LVĐL,

Sở Công Thương và Công ty Điện lực Bắc Giang đã quan tâm phối hợp, tham mưu cho các cơ quan thẩm quyền địa phương xử lý các hành vi VPHC trong LVĐL đối với các trường hợp khách hàng sử dụng điện có hành vi trộm cắp điện; vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; tự ý di dời, thay thế thiết bị công trình của lưới điện, trạm biến áp, hệ thống đo đếm điện năng của bên bán điện gây thiệt hại về tài sản và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện của PC Bắc Giang

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất, số lượng các vụ VPHC trong LVĐLbị phát hiện và áp dụng quy phạm pháp luật để xử phạt còn ít Trên thực tế, có thể số vụ vi phạm VPHC trong LVĐL trong giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cao hơn số liệu đã được thống kê Điều này có thể do HVVP tinh vi nên các chủ thể có thẩm quyền chưa phát hiện được, có thể do việc tiếp nhận tin báo tố giác vi phạm tiếp nhận và xử lý tin báo không kịp thời hoặc do chủ thể ADPL dù biết có vi phạm nhưng bỏ qua, không xử lý vi phạm Các HVVP bị phát hiện và bị ADPL về xử phạt VPHCtập trung chủ yếu vào các nhóm: vi phạm về hành lang an toàn lưới điện; hành vi trộm cắp điện; tự ý thay thế, tháo dỡ, di rời thiết bị điện; vi phạm quy định về giấy phép hoạt động kinh doanh điện

Thứ hai, chủ thể thực hiện HVVP bị phát hiện và xử phạt trên thực tế chủ yếu là cá nhân sử dụng điện, rất ít tổ chức, đơn vị hoạt động điện lực bị xử lý, đặc biệt là các đơn vị có chức năng, phátđiện, truyền tải điện, phân phối điện thì hầu như không bị xử lý Chỉ có 4 vụ tổ chức liên quan đến vi phạm quy định về giấy phép hoạt động kinh doanh điện bị phát hiện và xử phạt VPHC trong giai đoạn 2021-2023, chiểm tỷ lệ 3,3%

Thứ ba, lực lượng có thẩm quyền thực hiện xử phạt thực tế còn hạn chế, chưa phát huy hết được trách nhiệm, chức năng và thẩm quyền trong hoạt động ADPLxử phạt VPHC trong LVĐL Trong số các chủ chủ thể được giao thẩm quyền, Chủ tịch UBND cấp huyện và xã là thực hiện tích cực nhất chức năng, thẩm quyền của mình, có số vụ thực hiện xử phạt VPHC trong LVĐL giai đoạn 2021-2023 tương ứng là 44,2% và 33%.Hơn nữa, trong số các chủ thể được giao thẩm quyền xử phạt ở địa phương, thanh tra chuyên ngành điện lực là lực lượng có kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm về hoạt động điện lực và sử dụng điện Theo logic thông thường, thanh tra chuyên ngành điện lực phải là lực lượng nòngcốt trong công tác đấu tranh phòng, chống VPHC trong LVĐL Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại, chủ yếu các trường hợp xử phạt là do Kiểm tra viên điện lực của các đơn vị điện lực đi kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện phát hiện, lập biên bản vi phạm và chuyển cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt

2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất,việc ADPL xử phạt VPHC còn khó khăn, vướng mắc do hệ thống pháp luật về xử lý VPHCtrong LVĐL còn chưa hoànthiện, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và chặt chẽ Cụ thể:

Các biện pháp khắc phục hậu quả chưa phù hợp với quy định, gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật nên trong giai đoạn 2021-2023, các chủ thể có thẩm quyền ADPLxử phạt VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không áp dụng hình thức này trong các quyết định xử phạt VPHC của mình Sự bấtcập trong quy định của pháp luật thể hiện: Nghị định số 134/2013/NĐ- CP đã không liệt kê các biện pháp khắc phục hậu quả trong một điều luật cụ thể mà quy định tản mạn trong nhiều điều khoản khác nhau Bên cạnh đó, điểm d khoản 12 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP còn quy định về biện pháp khắc phục hậu quả “buộcbồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại” là chưa thật sự hợp lý

Hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật vi phạm bị giới hạn bởi trong phạm vi mức tiền xử phạt và mức xử phạt tiền của các cấp địa phương vẫn còn thấp, chưa đủ tính răn đe Việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như tước giấy phép hoặc thu hồi giấy phép gặp nhiều khó khăn khi áp dụng Bởi nếu các đơn vị này ngừng hoạt động thì không có đơn vị khác hoạt động thay thế sẽ dẫn đến tìnhhình cung cấp điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng Trong khi đó, nếu phạttiền với mức phạt tối đa theo quy định hiện hành thì ý nghĩa, tác dụng răn đe của việc xử phạt cũng gần như không đạt được do sự chênh lệch giữa số tiền thu được do HVVP đem lại với số tiền phải nộp phạt

Thứ hai,hành vi VPHC trong LVĐL thường diễn ra một cách tinh vi và khó phát hiện Thủ đoạn trộm cắp điện ngày càng trở nên phức tạp, gây ra những thách thức đối với việc phát hiện và xử lý Các phương pháp phổ biến để trộm cắp điện bao gồm can thiệp vào hệ thống đo đếm bằng cách tác động trực tiếp lên công tơ, làm sai lệch hệ thống đo đếm hoặc thay đổi sơ đồ đấu dây bằng các thiết bị ngoại vi như máy tạo dòng hoặc nam châm cực mạnh Thường thì những người thực hiện hành vi này là những người có kiến thức chuyên môn về ngành điện và thường lợi dụng thời gian ban đêm hoặc các ngày nghỉ để thực hiện hành vi trộm cắp Việc phát hiện hành vi trộm cắp điện đòi hỏi nỗ lực lớn và thường mất nhiều thời gian Ngoài ra, cũng rất khó khăn trong việc thuyết phục đối tượng thừa nhận HVVP và chuyển hồ sơ cho lực lượng chức năng xử lý

Thứ ba,một bộ phận người dân vẫn chưa nhận thức đúng về những hậu quả nghiêm trọng của HVVP trong LVĐL gây ra dẫn đến tình trạng gia tăng về số vụ viphạm trong giai đoạn 2021-2023, thậm chí còn có hiện tượng tái diễn các HVVP của một số cá nhân

Thứ nhất,hạn chế về số lượng các vụ VPHC trong LVĐL còn ít là do lực lượng cán.bộ xử phạt còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Lực lượng xử phạt có trình độ hiểu biết về chuyên ngành điện còn ít Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng những HVVP tinh vi mang tính kỹ thuật điện cao ít bị phát hiện, xử lý

Thứ hai,công tác lãnhđạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa thật sự sát sao,năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về xử phạt VPHC trong LVĐL chưa tốt dẫn đến sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong đấu tranh phòngngừa, phát hiện và xử phạt VPHC về điện lực dù đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả

Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bản tỉnh Bắc Giang thời gian tới

3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực trên địa bản tỉnh Bắc Giang thời gian tới 3.1.1 Hoànthiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Hoànthiện pháp luật trong LVĐL:

Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mạnh mẽ trong những năm gần đây đã đặt ra cho đất nước không chỉ có những cơhội phát triển mới mà còn cả những thách thức Do đó, đòi hỏi Nhà nước cần phải tăng cường công tác xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật, trong đó có hệ thống pháp luật về Điện lực tạo cơ hội cho ngành Điệnlực phát triển hơn nữa trong thời gian tới

Luật Điện lực được ban hành từ năm 2004 và đã trải qua hai lần sửa đổi, không có nhiều thay đổi đáng kể trong nội dung, với sửa đổi chính diễn ra vào năm

2012 liên quan đến giá điện và phí, và năm 2018 tập trung vào quy hoạch phát triển điện lực để phù hợp với Luật Quy hoạch Trong bối cảnh hiện nay, ngành năng lượng đã có sự phát triển đáng kể, bao gồm sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài, cũng như sự gia tăng của các nguồn năng lượng tái tạo Do đó, cần tổng kết và đánh giá lại tổng thể các quy định trong Luật Điện lực so với tình hình phát triển thực tế của ngành năng lượng gần đây Mục tiêu là để đảm bảo rằng việc nghiên cứu và đề xuất chính sách sửa đổi các quy định trong Luật Điện lực phản ánh đúng bức tranh hiện tại Trong thực tế, vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định hiện hành của Luật Điện lực chưa thể đáp ứng Sửa đổi và bổ sung là cần thiết để đáp ứng mục tiêu triển khai chính sách của Đảng về năng lượng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Đồng thời, cần giải quyết những vướng mắc trong quá trình thi hành mà hiện nay đang thiếu cơ sở pháp lý trong Luật Điện lực.Bên cạnh đó, với tính phức tạp của LVĐL và sự liên quan đến nhiều pháp luật khác, cần xem xét lại các nội dung đã lỗi thời hoặc có sự chồng chéo với pháp luật khác

Chính vì vậy, Bộ Công Thương đang chủ trì nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Điện lực bởi sau 20 năm triển khai, Luật Điện lực 2004 đã bộc lộ nhiều thiếu sót cần sửa đổi để phù hợp thực tế phát triển, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện, cùng các chương trình chuyển đổi số của các ngành nghề nói chung và ngành điện nói riêng cũng như nhu cầu phát triển năng lượng quốc gia Dự thảo Luật Điện lực do Bộ Công Thương chủ trì dự kiến sẽ trình Quốc hội thảo luận và thông qua vào tháng 7 năm 2024

Hoànthiện pháp luật về xử phạt VPHC:

Một là, hoànthiện quy định pháp luật về việc giao quyền cho cấp phó thực hiện xử phạt các hành vi VPHC trong LVĐL để từ đó tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện những hành vi VPHC trong LVĐL để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Tức là trong một số trường hợp cụ thể, thay vì việc chỉ có Chủtịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan Điều tiết điện lực hay Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng công an huyện mới có thẩm quyền xử phạt, thì nên xemxét mở rộng thẩm quyền xử phạt cho cấp phó của nhưng cơ quan có thẩm quyền đó như Phó Chủ tịch UBND các cấp, Phó Giám đốc công an tỉnh,… cũng có thẩm quyền xử phạt như Thủ trưởng của cơ quan đơn vị đó Khi đó việc xử phạt VPHC trong LVĐL sẽ được thực hiện một cách kịp thời, tránh trường hợp quá thời hạn xử lý dẫn đến bỏ lọt vi phạm, làm giảm hiệu quả xử lý, giảm tính răn đe trong xã hội

Hai là,cần phải thống nhất quy định về thời hiệu và thời hạn xử phạt VPHC, trong đó, cần xem xét việc sửa đổi Luật Xử lý VPHC cùng với Nghị định số 17/2022/NĐ-CPtheo hướng sau: Trường hợp cá nhân đã từng bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà HVVP có dấu hiệu VPHC, thì bị xử phạt hành chính trong thời hạn ba ngày, tính từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án Người đã ra quyết định cần phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt VPHC là ba tháng, tính từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm

Ba là, để đảm bảo sự thống nhất giữa quy định của Nghị định số 17/2022/NĐ-CPvới Luật Xử lý VPHC về biện pháp khắc phục hậu quả, cần bãi bỏ quy định trong Nghị định số số 17/2022/NĐ-CP: "buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại" là một biện pháp khắc phục hậu quả

3.1.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham mưu và cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Năng lực cán bộ tham mưu và cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong tham mưu giải quyết công việc hiệu quả Do đó, cần thiết phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực và trình độ, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ công chức tham mưu và cán bộ có thẩm quyền ADPL xử phạt VPHC trong LVĐL Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về xử phạt VPHC cần được tiến hành thường xuyên và mang tính chuyên sâu, đặc biệt là kỹ năng nghiên cứu, ADPL để giải quyết các hồ sơ, vụ việc cụ thể về xử phạt VPHC trong LVĐL Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho CBCC tham mưu và cán bộ có thẩm quyền ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL cần tập trung vào các nội dung sau: (i) kiến thức pháp luật về quản lý nhà nước trong LVĐL và các quy định pháp luật có liên quan; (ii) kỹ năng ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL; các kiến thức chuyên sâu về điện, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quản lý nhà nước trong LVĐL

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho CBCC làm công tác ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL cần được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, như: tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp; tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm… Việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức công vụ cho CBCC làm công tác ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, khách hàng sử dụng điện khác cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong LVĐL

Nội dung bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ xử phạt VPHC trong LVĐL cần tập trung vào các nghiệp vụ xác định mức độ, tính chất của các HVVP, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, quy trình, thủ tục xử phạt VPHC trong LVĐL Bên cạnh đó, cần tăng cường bồi dưỡng về đạo đức công vụ, phòng chống tiêu cực, tham nhũng cho đội ngũ cán bộ tham mưu và cán bộ có thẩm quyềnADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL, theo đó cần tập trung vào các nội dung sau: (i) các quy định của pháp luật về đạo đức công vụ, phòng chống tiêu cực, tham nhũng; (ii) trách nhiệm của CBCC trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL; (iii) các biểu hiện của tiêu cực, tham nhũng trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL; (iv) các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL 3.1.3 Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết, bao gồm: UBND tỉnh, huyện, UBND các xã, thị trấn; Thanh tra chuyên ngành về LVĐL thuộc Bộ Công Thương; Thanh tra chuyên ngành về LVĐL thuộc Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; Thủ trưởng cơ quan điều tiết điện lực thuộc tỉnh Do vậy, việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL là cần thiết nhằm: (i) đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong

ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL; (ii) tăng cường hiệu quả ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, khách hàng sử dụng điện; (iii) góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong LVĐL

Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL sẽ giúp: (i) thông tin, trao đổi, cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL được đầy đủ, kịp thời, chính xác; (ii) thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại (nếu có) được toàn diện, khách quan, đúng pháp luật; (iii) ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL được đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện cũng như đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong LVĐL Để đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL, cần có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan

Tổ chức triển khai thực hiện đề án

3.2.1 Phân côngthực hiện đề án

3.2.1.1 Ủy ban nhân dân các cấp Ủy ban nhândân tỉnh Bắc Giang:

+ Tăng cường công tác lãnhđạo, chỉ đạo các huyện, thị, xã tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật Điện lực nói riêng để người dân hiểu và có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật;

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Tăng cường công tác bồidưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức về pháp luật và hiểu biết về điện lực cho Chủ tịch UBND tỉnh và đội ngũ cán bộ tham mưu;

+ Tăng cường công tác kiểmtra việc cung cấp điện của Công ty Điện lực Bắc Giang và kiểm tra việc sử dụng điện của người dân trên địa bàn tỉnh;

+ Tổ chức học tập kinh nghiệm tốt trong ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL của các địa phương khác Ủy ban nhândân cấp huyện của tỉnh Bắc Giang:

+ Tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định của Luật Điện lực và các quy định về xử phạt VPHC trong LVĐL để người dân biết và chấp hành đúng các quy định

+ Tăng cường công tác bồidưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức về pháp luật và hiểu biết về điện lực cho Chủ tịch UBND huyện và đội ngũ cán bộ tham mưu

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi VPHC trong LVĐL; thực hiện xử phạt theo đúng thẩm quyền Nếu phát hiện HVVP nghiêm trọng vượt thầm quyển xử lý của UBND huyện thì cần lập biên bản đề nghị UBND tỉnh xử phạt theo quy định Ủy ban nhândân cấp xã của tỉnh Bắc Giang:

+ Tăng tần suất tuyêntruyền phổ biến các quy định của Luật Điện lực và các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực Điện lực trên loa truyền thanh của xã;

+ Tăng cường côngtác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức về pháp luật và hiểu biết về điện lực cho Chủ tịch UBND xã và đội ngũ cán bộ thammưu;

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Tăng cường kiểm tra, xửlý các hành vi VPHC trong lĩnh vực Điện lực; thực hiện xử phạt theo đúng thẩm quyền, với trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạtcủa Chủ tịch UBND xã thì cần lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhândân huyện hoặc UBND tỉnh xem xét, ra quyết định xử phạt để ngăn chặn HVVP tái diễn 3.2.1.2 Sở Côngthương và Thanh tra Sở Côngthương:

+ Căn cứ vào chức năng nhiệmvụ của mình để hướng dẫn, có kế hoạch phối hợp kiểm tra, chỉ đạo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận, có ý thức và thái độ phản đối các HVVP về sử dụng điện, an toàn điện trong cộng đồng;

+ Tăng cường tập huấn chuyênmôn nghiệp vụ quản lý, hiểu biết pháp luật và hiểu biết chuyên ngành điện cho cán bộ cấp huyện, cấp xã trong LVĐL;

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL

Thanh tra Sở Công thương:

+ Cần làm tốt công tác hướngdẫn cho UBND cấp huyện, cấp xã xử lý các vụ việc VPHC trong LVĐL đảm bảo đúng thời hiệu xử phạt;

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Tăng cường công tác thanhtra chuyên ngành, trách nhiệm thực thi công vụ thuộc thẩm quyền của Thanh tra sở

3.2.1.3 Cơ quan côngan các cấp

+ Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về sử dụng điện, antoàn điện trên địa bàn tỉnh;

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Xử lý nghiêmminh các trường hợp vi phạm theo đúng thẩm quyền của công an tỉnh, với những vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền thì cần hoàn thiện thủ tục chuyển cơ quan cấp trên xử lý tránh trường hợp để các vượt quá thời hiệu xử phạt

+ Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về sử dụng điện, an toàn điện trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm minh các vụ VPHC trong LVĐL trên địa bàn huyện;

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Tăng cường kiểmtra việc chấp hành các quy định về sử dụng điện, an toàn điện trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm minh các vụ VPHC trong LVĐL trên địa bàn các xã theo đúng thẩm quyền;

+ Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc ADPL về xử phạt VPHC trong LVĐL;

+ Tăng cường bốtrí, bổ sung cán bộ có năng lực thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng điện và quản lý điện trên địa bàn tỉnh;

+ Tăng cường phối hợptổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các Kiểm tra viên điện lực do Bộ Công thương, Sở Công Thương tổ chức đảm bảo thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phát hiện những hành vi VPHC trong LVĐL

Ngày đăng: 02/10/2024, 22:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Hình 2.1. Số vụ VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
1 Hình 2.1. Số vụ VPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 7)
Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất ngành điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.2 Tình hình cơ sở vật chất ngành điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 36)
Hình 2.1. Số vụVPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Hình 2.1. Số vụVPHC trong LVĐL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 37)
Bảng 2.3. Cơcấu các hành vi VPHC trong LVĐLtỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.3. Cơcấu các hành vi VPHC trong LVĐLtỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 38)
Hình 2.2. Tỷ lệ các hành vi VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Hình 2.2. Tỷ lệ các hành vi VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 39)
Hình 2.3. Tỷ lệ đốitượng VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Hình 2.3. Tỷ lệ đốitượng VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 40)
Bảng 2.5. Cơcấu địa bàn VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.5. Cơcấu địa bàn VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 40)
Hình 2.4. Cơ cấu địa.bànVPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Hình 2.4. Cơ cấu địa.bànVPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 41)
Bảng 2.6. Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.6. Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 41)
Bảng 2.7. Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL theo thẩm quyền trên địa bàn  tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 - Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực tại tỉnh bắc giang
Bảng 2.7. Tình hình xử phạt VPHC trong LVĐL theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2023 (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w