1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài chương 3 các quy Định pháp luật liên quan Đến văn bản quy phạm pháp luật và phân biệt với văn bản Áp dụng pháp luật

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 3: Các Quy Định Pháp Luật Liên Quan Đến Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Phân Biệt Với Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Viện Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 111,93 KB

Nội dung

Chương 1: Khái niệm, bản chất và vai trò của văn bản quy phạm pháp luật 1.1: Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI Chương 3: Các quy định pháp luật liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật

và phân biệt với văn bản áp dụng pháp luật

1

Trang 2

Mục lục

Giới thiệu các thành viên trong nhóm 3

Chương 1:Khái niệm, bản chất và vai trò của văn bản quy phạm pháp luật……… 4

1.1: Khái niệm……… 4

1.2: Đặc điểm………4

1.3: Vai trò ……… 6

Chương 2: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật……… 6

2.1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành……… 6

2.2: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do hội dồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành……… 9

Chương 3: Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật………10

3.1 Các nguyên tắc bảo đảm khi xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật 10

3.2 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 10

3.3 Hiệu lực áp dụng 11

3.3.1.Hiệu lực về thời gian 11

3.3.2 Hiệu lực về không gian 12

Chương 4: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật 13

Câu hỏi trắc nghiệm 14

Trang 3

Chương 1: Khái niệm, bản chất và vai trò của văn bản quy

phạm pháp luật

1.1: Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành

hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội

Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc

trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban

nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Hiến pháp năm 2013; Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm

2020; Nghị quyết số 116/2020/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Bộ luật Dân sự năm 2015;…

1.2: Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:

 Tính quy phạm chung

 Văn bản quy phạm pháp luật chứa các quy định có tính chất bắt buộc chung, áp dụng cho mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng nhất định, không nhắm tới một cá nhân hay tổ chức cụ thể.

 Những quy định trong văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần và ổn định cho các tình huống phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh

 Tính bắt buộc

 Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc thi hành Mọi tổ chức, cá nhân trong phạm vi điều chỉnh của văn bản này

đều phải tuân thủ

 Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế và xử phạt hành chính hoặc hình sự để đảm bảo việc tuân thủ.

 Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

 Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có giá trị pháp lý khi được ban hành bởi

cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy trình và thủ tục pháp luật quy định.

4

Trang 4

 Các cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng,

ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với phạm vi quản lý của mình

 Được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định

 Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục cụ thể, như việc xây dựng, lấy ý

kiến, thông qua và công bố

 Điều này nhằm bảo đảm tính hợp pháp và hợp hiến của văn bản

 Tính xác định về nội dung và hình thức

 Văn bản quy phạm pháp luật phải có nội dung rõ ràng, minh bạch, để

người dân và các tổ chức dễ hiểu và thực hiện

 Về hình thức, văn bản phải được trình bày đúng với các yêu cầu của pháp luật, có cấu trúc chặt chẽ, đầy đủ các phần như tiêu đề, nội dung

quy định, căn cứ pháp lý, chữ ký của người ban hành

 Tính hệ thống và thống nhất

 Văn bản quy phạm pháp luật là một bộ phận của hệ thống pháp luật, phải thống nhất với các văn bản pháp luật khác, không được trái với Hiến pháp và các văn bản pháp lý có giá trị cao hơn.

 Tính thống nhất này bảo đảm các quy định không bị mâu thuẫn, tránh việc tạo ra khó khăn hoặc xung đột khi áp dụng pháp luật.

 Hiệu lực theo thời gian, không gian và đối tượng

 Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể (thường từ khi ban hành đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế)

 Hiệu lực của văn bản cũng có thể giới hạn trong một không gian nhất định (ví dụ, cấp quốc gia hoặc địa phương) và cho một đối tượng cụ thể theo quy định

[ Tóm lại, các đặc điểm này bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật phát huy vai trò

điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền lợi công dân, duy trì trật tự xã hội và thể hiện ý chí của nhà nước trong quản lý đất nước

1.3: Vai trò

Văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội, với các vai trò cơ bản như sau:

Trang 5

Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn: Trong quá trình quản lý và điều hành, nhà nước phải đối mặt với những vấn đề thực tiễn do sự đa dạng và các mối quan hệ phức tạp của xã hội ngày càng phát triển, cũng như nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế Do đó, văn bản quy phạm pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh, từ đó tạo ra khung pháp lý vững chắc cho các hoạt động trong xã hội.

VD:Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 3: Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: Điều này quy định các

nguyên tắc xử sự trong các mối quan hệ dân sự như tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên, đảm bảo tính hợp pháp và đạo đức xã hội Các nguyên tắc này điều chỉnh thực tiễn trong quan hệ dân sự, thương mại, hợp đồng, thừa kế, v.v.

Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách: Pháp luật có thể đưa ra các biện pháp gián tiếp thông qua việc tạo ra một hành lang pháp lý mà tất cả các cá nhân tham gia làm động lực Luật pháp có thể cải thiện công bằng, giảm đói nghèo và thúc đẩy sự phát triển Văn bản quy phạm pháp luật chuyển hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành các quy định cụ thể, làm cho các chính sách được thực thi, bảo đảm sự nhất quán,minh bạch

và bền vững trong quản lý.

VD:Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Điều 4: Nguyên tắc bảo vệ môi trường: Điều này quy định các nguyên tắc nhằm bảo vệ môi trường, thể hiện chính sách phát triển bền vững của Nhà nước, hướng tới cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.

Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có thể tạo ra, phân bổ và phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế: Pháp luật có thể tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với vốn lao động và vốn vật chất, từ đó tăng năng suất của đất nước và cải thiện đời sống xã hội.Khi việc ban hành pháp luật thiếu hiệu quả sẽ dẫn đến

sự bất ổn trong nền kinh tế, gây ra thâm hụt, nghèo đói, năng suất thấp.

VD:Luật Đầu tư 2020

Chương II Điều 10-14: Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư: Các quy định bảo đảm quyền sở hữu, quyền kinh doanh, và quyền chuyển nhượng đầu tư của nhà đầu tư tạo ra môi trường đầu tư ổn định và an toàn Điều này khuyến

6

Trang 6

khích nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia phát triển kinh tế, đồng thời góp phần thu hút vốn và công nghệ từ nước ngoài.

Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển: Bằng cách thiết lập các chuẩn mực xử sự với sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật góp phần duy trì trật tự, ổn định xã hội, giúp Nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển xã hội.

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

Điều 318: Tội gây rối trật tự công cộng: Quy định này nhằm bảo đảm trật tự công cộng bằng cách xử lý nghiêm các hành vi gây rối, làm mất trật tự, cản trở các hoạt động bình thường trong xã hội Nhờ đó, mọi người có thể yên tâm sinh sống, làm việc trong môi trường ổn định, an toàn.

Thứ năm, văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm quyền lợi của nhân dân thông qua các quy đinh chặt chẽ đối với cơ quan, cán bộ thực thi pháp luật: Để tránh việc văn bản pháp luật trao cho các cán bộ thực thi pháp luật quyền tự định đoạt quá lớn, bên cạnh các cơ quan dân cử, vẫn cần phải có sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước Để tránh sự lộng quyền của cán bộ thực thi pháp luật, chỉ có sự quy định chặt chẽ của văn bản pháp luật mới bảo đảm trách nhiệm của những cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm lợi ích của người dân.

Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019):

Điều 3: Nguyên tắc trong hoạt động công vụ: Quy định các nguyên tắc như minh bạch, công bằng, và trách nhiệm, yêu cầu cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ một cách trung thực và vì lợi ích chung, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền hoặc thiếu trách nhiệm.

[ Tóm lại, văn bản quy phạm pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng: không chỉ quy định các giá trị mà người quản lý coi đó là giá trị cơ bản của xã hội, không chỉ đưa ra các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật, đem lại ổn định trật tự xã hội

mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển

Chương 2: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

2.1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành

Trang 7

Cơ quan, cá

nhân có thẩm

quyền ban hành

Loại văn bản quy phạm pháp luật

Định nghĩa

Quốc Hội Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước có

hiệu lực pháp lý cao nhất Luật (Bộ luật) là văn bản quy phạm pháp luật có

giá trị sau hiến pháp Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để

quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ - quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, quốc phòng an ninh.

ủy ban thường

vụ quốc hội

Pháp lệnh quy định những vấn đề được Quốc

hội giao, sau một thời gian thực hiện, trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật Nghị quyết được ban hành để giải thích Hiến

pháp, luật, pháp lệnh, giám sát việc thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH, các hoạt động của Chính phủ…

chủ tịch nước Lệnh được ban hành để công bố tình

trạng khẩn cấp, tổng động viên hoặc động viên cục bộ trong những trường hợp cần thiết

Quyết định là văn bản của Chủ tịch nước để

thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, luật quy định.

chính phủ Nghị định là các nghị định quy định chi tiết

thi hành văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các

Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của chính phủ thành lập, các biện pháp

cụ thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ.

nghị định xây dựng những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành Luật hoặc Pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nha nước, quản lý

Trang 8

2.2: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do hội dồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành

Hội đông nhân

dân và ủy ban

nhân dân

Quyết định + Được ban hành để quy định

chi tiết điều, khoản, điểm, được giao trong văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên.

+ Quy định biện pháp thi văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng + Quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương

CHƯƠNG 3: NGUYÊN TẮC BAN HÀNH VÀ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

3.1 Các nguyên tắc bảo đảm khi xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật

 Nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên quan tới quá trình "nâng" ý chí nhà nước lên thành pháp luật Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình ban hành, sửa đổi hay bãi bỏ các qui phạm pháp luật phải nghiêm chỉnh tuân theo Theo Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam năm 2008 thì nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ gồm có:

 Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật

 Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

 Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật

 Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật

Trang 9

 Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

3.2 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

 Nguyên tắc chung:

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau

về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành

vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới

3.3 Hiệu lực áp dụng

3.3.1 Hiệu lực về thời gian

 Thời điểm bắt đầu có hiệu lực:

Về thời điểm (bắt đầu) có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành

 Văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành

 Thời điểm ngưng hiệu lực:

 Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực

10

Trang 10

 Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Thời điểm hết hiệu lực

 Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản

 Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó

 Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Thời điểm hiệu lực trở về nước:

Cụ thể về áp dụng hồi tố được quy định tại Điều 152 Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) như sau:

Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước

 Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

 Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý

 Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn

3.3.2 Hiệu lực về không gian

Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ , tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp

văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc

điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó

Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian

và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định như sau:

Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;

Ngày đăng: 25/11/2024, 10:25