1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý hành chín Xử lý tình huống trong xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm tại siêu thị sạch X thuộc công ty TNHH Y tại TP. Hồ Chí Minh”

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 52 KB
File đính kèm tieu luan don.zip (48 KB)

Nội dung

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội.

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 5 1.Mô tả tình huống 5 2.Xác định vấn đề cần giải quyết 8 3.Phân tích nguyên nhân và hậu quả 9 4.Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống .11 5.Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn 13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 1 Quá trình thực hiện 17 2 Kết luận 17 3 Kiến nghị .18 TÀI LIỆU THAM KHẢO .20 PHẦN MỞ ĐẦU An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với con người Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiệm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong Riêng trong tháng 4/2016 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 375 người bị ngộ độc Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật bởi thời tiết nóng bức gây ra, cùng với đó là một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường… đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng Các vụ ngộ độc tập thể, nhiều thông tin liên tục trong thời gian gần đây về tình hình an toàn về sinh thực phẩm trong nước càng làm bùng lên sự lo âu trong người dân Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nguồn sản phẩm đầu ra, các sản phẩm không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép là vấn đề bức thiết hiện nay 2 Mặc dù đã có nhiều pháp lệnh về thú y, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, luật về thủy sản, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa và mới đây luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa đã được ban hành, việc quản lý về mặt nhà nước vẫn còn chồng chéo, khó qui trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý Đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đây là vấn đề nóng bỏng, việc tổ chức thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, gần như không có tác dụng đáng kể ở cấp phường xã vì lực lượng quá mỏng Một đặc điểm tình hình hiện nay là cứ bộ nào giao quản lý ngành là có xu hướng phải thành lập phòng kiểm nghiệm riêng, vừa tốn kèm, vừa trùng lắp, vừa khó có đủ kinh phí để trang bị thật hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu kiểm nghiệm sẽ rất đa dạng và khắc nghiệt trong thời gian tới Không thể phủ nhận, việc lựa chọn những địa chỉ mua hàng uy tín là các siêu thị đang trở thành thói quen của người tiêu dùng Vì vậy, việc kiểm soát tốt nguồn thực phẩm từ các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc giám sát các nguồn thực phẩm sạch đến người tiêu dùng Theo cán bộ thanh tra Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh, việc các thực phẩm kém chất lượng trà trộn vào siêu thị có thể là do khâu kiểm duyệt thực phẩm đầu vào của các siêu thị chưa chặt chẽ, cẩn thận Trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất đã sai sót trong quy trình sản xuất, nguyên liệu làm hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, công tác kiểm soát trong quá trình kinh doanh tại các siêu thị còn chưa được quan tâm đúng mức Khi nhập vào hàng hóa vẫn đảm bảo chất lượng nhưng trong quá trình kinh doanh, các sản phẩm bày bán sẽ bị ôi thiu, phân hủy Tuy nhiên, lý do để các mặt hàng thực phẩm kém chất lượng trôi nổi trong siêu thị còn do các siêu thị vì lợi nhuận mà bày bán các sản phẩm kém chất lượng, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng 3 Nhận thấy được tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng thực phẩm trong phạm vi các siêu thị, cửa hàng thức ăn sạch trên thị trường hiện nay và qua làm việc thực tế cùng với những kiến thức về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi chọn đề tài tiểu luận là: “Xử lý tình huống trong xử phạt vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm tại siêu thị sạch X thuộc công ty TNHH Y tại TP Hồ Chí Minh” 4 PHẦN NỘI DUNG 1 Mô tả tình huống Công ty TNHH Y, địa chỉ: số 203 Nguyễn Tri Phương, P.6, Q.10, thành phố Hồ Chí Minh, do ông Y điều hành với chức vụ là giám đốc công ty Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng nông lâm thủy sản và thức ăn chế biến, đóng gói sẵn Công ty có điều hành một siêu thị cung cấp thực phẩm sạch Xcũng tại địa chỉ trên Ngày 12/3/2016, nhận được tin báo của nhân dân qua đường dây nóng về việc kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn của siêu thị Home Food, cụ thể là một số trái cây đã bị ủng vẫn còn bày bán, thức ăn chế biến sẵn sau khi mua về nhà có tình trạng ôi thiu, lãnh đạo Chi cục ATVSTP TP.HCM đã chỉ đạo Phòng thanh tra chuyên ngành điều tra, xác minh thông tin trên Qua điều tra, xác minh cho thấy thông tin trên là có thật, chi cục ATVSTP TP.HCM phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Khoa Dinh Dưỡng Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm thuộc Viện Y Tế Công Cộng TP Hồ Chí Minh và Chi cục Thú Y tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Y tại TP Hồ Chí Minh Thực hiện Quyết định số 86/QĐ-QLCL ngày 20/3/2016 của Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2016, ngày 24/3/2016 đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra việc kinh doanh của Công ty TNHH Y tại TP Hồ Chí Minh Sau thời gian kiểm tra, Đoàn kiểm tra có ghi nhận lại những nội dung sau: - Công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp Công ty cổ phần số 010503211 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 21/11/2014, trong đó 5 có đăng ký ngành nghề chế biến bảo quản rau quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh; - Công ty đã xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn số 05/2015/SCT-GCN do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/01/2015, có giá trị đến 20/01/2017; - Công ty đã xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cấp cho Công ty trong lĩnh vực kinh doanh thựcphẩm; - Công ty đã xuất trình được 02 Giấy khám sức khỏe cho nhân viên ( do BV Đa Khoa Quận 10 chứng nhận ngày 09/10/2015) và 1 giấy khám sức khỏe của giám đốc công ty ( do Phòng khám đa khoa An Phước cấp) - Công ty không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên - Công ty không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sơ chế, bao gói, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản và thủy sản - Tại thời điểm kiểm tra, Công ty có 05 nhân viên trực tiếp sơ chế, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản - Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng kinh doanh của Công ty các sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến được bao gói sẵn nhưng không ghi nhãn hàng hóa là: o Giò thủ: 03 gói x 500g/gói o Tai heo ngâm giấm: 02 gói x 200g/gói o Thịt ba chỉ heo : 01 gói x 400g/gói o Thịt bò xay: 01 gói x 200g/gói o Chả lụa: 03 gói x 500g/gói o Mắm thái: 05 gói x 200g/gói 6 Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH Y đối với các hành vi sau: - Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định Hành vi trên đã vi phạm điểm c, khoản 3, điều 24 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm Tuy nhiên, công ty có giải thích là do vẫn tưởng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cấp là phù hợp Vì vậy, đoàn thanh tra có giải thích và xem xét mức phạt phù hợp cho công ty o Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Có o Bị áp dụng hình thức xử phạt: Phạt tiền và yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp trong thời gian 02 tháng kể từ ngày ra quyết định xử phạt o Mức phạt tiền: 10.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn) - Không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và 05 nhân viên Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoản 2, điều 11 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm o Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Không o Mức phạt tiền: 600.000 đồng (sáu trăm nghìn đồng ) - Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho 03 nhân viên còn lại Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 10 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm o Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ (nếu có): Không o Mức phạt tiền: 500.000 đồng ( năm trăm nghìn đồng ) 7 - Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn nhưng không ghi nhãn hàng hóa Tổng giá trị hàng hóa vi phạm theo Hóa đơn mua hàng của Công ty là: 1.050.000 đồng (Bằng chữ: Một triệu năm chục nghìn đồng chẵn) Hành vi trên đã vi phạm điểm b, khoản 1, điều 25 của Nghị định số 80/NĐCP ngày 19/07/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa o Bị áp dụng hình thức xử phạt chính: Phạt tiền o Mức phạt tiền: 350.000 đồng ( Ba trăm năm mươi nghìn đồng) o Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc Công ty ghi nhãn hàng hóa các sản phẩm nêu trên theo đúng quy định - Tổng tiền phạt: 11.450.000 đồng Sau khi căn cứ vào các tình tiết vi phạm, Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt hành chính số 16/QĐ-XPHC, xử phạt ông Y – Giám đốc Công ty với số tiền 11.450.000 đồng Tuy nhiên, đã quá thời hạn 10 ngày, ông Y không chấp hành việc nộp tiền phạt vào tài khoản của Chi cục tại Kho bạc Nhà nước Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh đã gửi công văn đôn đốc Công ty thực hiện việc nộp tiền phạt theo quy định nhưng không có hồi âm 2 Xác định vấn đề cần giải quyết Trước thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập, các cơ sở kinh doanh chưa ý thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm sẽ nâng cao được ý thức của các hộ kinh doanh, Công ty trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường hợp công ty trốn hoặc trì hoãn việc nộp phạt, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, điều này cho thấy việc chấp hành nộp phạt 8 chưa được công ty thực hiện nghiêm túc, thể hiện thái độ xem thường của công ty đối với các quy định của Nhà Nước Với tình huống này, theo điều 2, chương 1 của nghị định 166/2013/NĐ-CP, công ty đã thuộc đối tượng có thể xử lý cưỡng chế và phải tự khắc phục những hậu quả do việc chậm nộp phạt gây ra Các trình tự, biện pháp xử lý có thể thể dựa vào khoản 2, điều 86 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để thực hiện Nếu tình huống trên không được xử lý một cách hợp lý, sẽ gây ra sự không tôn trọng cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như hệ thống thể chế pháp luật hiện nay Việc nộp phạt sẽ giúp công ty nhìn nhận lại vấn đề an toàn thực phẩm tích cực hơn Tránh được tình trạng tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai 3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả 3.1 Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan o Vì lợi ích, Công ty đã cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật Xuất phát từ việc không nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm và sự thiếu ý thức của chủ cơ sở nên việc kinh doanh của cơ sở chưa được đăng ký kinh doanh đúng theo quy định - Nguyên nhân khách quan o Công tác quản lý, kiểm tra, nắm bắt địa bàn của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo Mặc dù được giao trách nhiệm quản lý công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng UBND các xã, phường đã thiếu quan tâm, kiểm tra, phối hợp để xử lý, chấn chỉnh hành vi của Công ty trên, ảnh hường đến chất lượng thực phẩm cung cấp ra thị trường o Do hiện nay hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn chưa rõ ràng, hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm còn gây chồng 9 chéo giữa các cơ quan, khiến chủ cơ sở còn chưa nắm rõ các quy định dẫn đến hoạt động vi phạm pháp luật o Công tác thanh tra, xử lí vi phạm của các cơ quan chức năng có nơi, có lúc chưa kiên quyết, chưa triệt để, đôi lúc còn nhẹ tay nên các cơ sở vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp dư luận xã hội o Đối với chủ doanh nghiệp: Ngành nghề chế biến bảo quản rau quả, thịt và thủy sản, bán lẻ thực phẩm được quy định trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Tuy nhiên sau khi được Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp đã không tiến hành đăng ký xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, bao gói sẵn do Bộ y tế quản lý Ngoài ra doanh nghiệp còn mắc nhiều sai phạm khác vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm: không khám sức khỏe cho nhân viên; không tập huấn kiến thức về ATTP; kinh doanh hàng hóa không có nhãn 3.2 Hậu quả - Về kinh tế o Hành vi của Công ty TNHH Y có mức phạt bằng tiền cao; nếu tiếp tục kéo dài thời gian không nộp tiền phạt sẽ bị Kho bạc Nhà nước tính lãi trả chậm và có khả năng bị cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành các biện pháp cưỡng chế, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty o Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh cũng như các cơ quan có liên quan như UBND quận, phường, công an khu vực phải kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nộp phạt và tập trung giải quyết việc xử lí vi phạm gây tốn kém thời gian và kinh phí của Nhà nước - Về xã hội: o Hành vi trên thể hiện ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh thực phẩm không 10 đảm bảo an toàn, dẫn đến việc cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm không đảm bảo an toàn, nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ 4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống Sau khi phân tích tình huống trên, có thể thấy đây là vấn đề đã và đang xảy ra nhiều trong thực tế công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm hành chính nên có rất nhiều phương án để giải quyết Sau đây là một vài phương án xử lý có thể áp dụng để xử lý tình huống nêu trên: 4.1 Phương án 1 Theo điểm a, khoản 2 ,điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ gửi Công văn cho UBND quận đề nghị phối hợp để yêu cầu Công ty TNHH Y thực hiện việc nộp phạt UBND quận yêu cầu UBND phường phối hợp với Công an khu vực và chuyên viên của chi cục ATVSTP TP Hồ Chí Minh trực tiếp đôn đốc cơ sở thực hiện việc nộp phạt Đồng thời giải thích, nêu rõ các qui định về nộp phạt Có thể mở ra các phương án nộp phạt khác nhau cho công ty, chẳng hạn nộp phạt chia thành nhiều lần, hoặc khấu trừ dần vào tài khoản,…Giải thích cho công ty những hậu quả có thể xảy ra nếu công ty còn cố tình không nộp phạt Ưu điểm: - Phương án này có tình có lý, huy động được tiền vào ngân sách Nhà nước - Góp phần giúp chủ doanh nghiệp nhận thức và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đối với Nhà nước - Tạo được lòng tin đối với các doanh nghiệp nói riêng và trong dân nói chung Nhược điểm: - Đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành, cơ quan chức năng các cấp - Không mang tính răn đe nên doanh nghiệp có thể không tuân thủ 11 4.2 Phương án 2 Căn cứ Nghị định 166/2013/ NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh gửi công văn kèm Quyết định xử phạt hành chính cho Ngân hàng nơi Công ty đăng ký tài khoản yêu cầu Ngân hàng cung cấp thông tin về tài khoản cá nhân Sau đó Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh ra Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản, khi nhận được Quyết định, Công ty có trách nhiệm yêu cầu Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản Ưu điểm: - Do đây là quyết định cưỡng chế và thu trực tiếp từ tài khoản gởi ngân hàng của doanh nghiệp nên có thể thu ngay được tiền nộp phạt nhanh chóng Nhược điểm: - Phải cần thời gian để điều tra, tìm hiểu về tài khoản của Công ty - Nếu tài khoản của Công ty không có tiền, sẽ không tiến hành được việc trích tiền từ tài khoản Vì vậy, có thể việc cưỡng chế sẽ không thực hiện được - Do không có sự tiếp xúc với doanh nghiệp nên sẽ tạo nhiều bức xúc khi họ cảm thấy chưa thỏa đáng trong quá trình xử phạt - Có thể gặp khó khăn khi yêu cầu sự hợp tác từ phía ngân hàng 4.3 Phương án 3 Căn cứ Nghị định 166/2013/ NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh cử cán bộ xác minh thông tin về tài sản của ông Y – Giám đốc Công ty TNHH Y, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt Công ty 12 TNHH Y có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh Ưu điểm: - Mang tính pháp lý cao nhất trong 03 phương án được nêu - Có tính răn đe cao không chỉ với Công ty TP Hồ Chí Minh Y mà còn với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm khác - Tạo hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước Nhược điểm: - Tốn kém về mặt kinh tế, nguồn lực; - Chi cục không đủ thẩm quyền để định giá tài sản của Công ty, cần sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan có thẩm quyền; - Vấp phải sự phản đối của Công ty khi tiến hành thưc hiện biện pháp cưỡng chế; - Tạo luồng dư luận không tốt trong dân 4.4 Lựa chọn phương án tối ưu Như đã phân tích và đánh giá thì các phương án trên đều có thể chọn được vì tất cả không trái với quy định trong việc thực hiện xử lí hành vi không nộp phạt của Công ty TNHH Y, vấn đề ở đây là người quản lý đưa ra phương án hợp tình, hợp lý cao, được các bên liên quan ủng hộ và kế hoạch giải quyết các phương án đó một cách hiệu quả Trong phương án được đưa ra ở trên thì phương án thứ nhất là tối ưu nhất Phương án này có sự hợp tình, hợp lý cao, được sự phối hợp của chính quyền địa phương, đồng thời tôn trọng hoạt động kinh doanh của Công ty 5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn Phương án được lựa chọn cũng đã nêu ra cụ thể các nhiệm vụ cần phải giải quyết của Chi cục Quản lý Chất lượng cũng như các cơ quan quản lý có liên quan, đặc biệt là phương án trên mang tính hướng dẫn, giải thích của chính quyền địa phương đối với Công ty nhằm thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Công việc cụ thể được thực hiện như sau: 13 - Bước 1: Họp thống nhất kế hoạch và phương hướng xử lý sai phạm của công ty TNHH Y - Bước 2: Phòng thanh tra tham mưu cho chi cục trưởng ban hành công văn gởi UBND quận 10 đề nghị phối hợp trong việc trên, kèm theo đó là kế hoạch để thực hiện việc xử phạt - Bước 3: UBND Quận 10 sau khi nhận công văn sẽ trả lời bằng văn bản Đồng thời, cử nhân viên thuộc phòng kinh tế quận phối hợp thực hiện - Bước 4: UBND Quận 10 sẽ gởi công văn cho UBND phường và công an phường Yêu cầu UBND phường, công an phường, công an khu vực phối hợp thực hiện - Bước 5: Đại điện phòng kinh tế quận, UBND phường và công an phường, công an khu vực sẽ đến công ty làm việc, thông báo lại quyết định xử phạt và yêu cầu công ty cam kết nộp phạt đúng thời gian quy định - Bước 6: Công ty TNHH Y nộp phạt tại Kho bạc Nhà Nước và nộp biên nhận nộp phạt cho chi cục ATVSTP TP.HCM - Bước 7: Sau khi công ty thực hiện việc nộp phạt, đoàn thanh tra họp rút kinh nghiệm và viết báo cáo gởi cho chi cục trưởng và phòng thanh tra 14 SỞ Y TẾ TP HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI CỤC AN TOÀN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc VỆ SINH THỰC PHẨM Số: /QĐ-XPHC QUYẾT ĐỊNH ……ngày… tháng… năm XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Căn cứ Điều 10, Điều 11, Điều 24 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Điều 25 của Nghị định số 80/NĐCP ngày 19/07/2013 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa Xét hành vi vi phạm do ông X thực hiện Tôi: X; Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh, QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với: Ông(bà)/tổchức: X _ Giám Đốc Công ty TNHH Y Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): kinh doanh các mặt hàng nông lâm thủy sản và thức ăn chế biến, đóng gói sẵn Địa chỉ: Giấy chứng minh nhân dân số: ; Cấp ngày ; TạiTP Hồ Chí Minh Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: 11.450.000 đồng (Ghi bằng chữ: Mười một triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng ) Lý do: Đã có các hành vi vi phạm hành chính sau: - Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - Hành vi trên vi phạm điểm c, khoản 3, điều 24 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm - Không có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và 05 nhân viên Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoản 2, điều 11 của 15 Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm - Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho 03 nhân viên còn lại Hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoàn 2, điều 10 của Nghị định số 178/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm - Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn nhưng không ghi nhãn hàng hóa Hành vi trên đã vi phạm điểm b, khoản 1, điều 25 của Nghị định số 80/NĐCP ngày 19/07/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa Điều 2 Ông Y phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt là ngày 24 tháng 3 năm 2016 Quá thời hạn này, nếu ông Y cố tình không chấp hành xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành Số tiền phạt quy định tại điều 1 phải nộp tại điểm thu phạt thuộc Kho bạc nhà nước quận 10, Địa chỉ: 24 Trần Thiện Chánh, Q.10, Tp Hồ Chí Minh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày giao quyết định xử phạt Ông Y có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của phát luật Điều 3 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định này giao cho 1 Ông Y để chấp hành 2 Kho bạc quận 10 để thu tiền 3 Trưởng đoàn thanh tra để lưu hồ sơ Quyết định này gồm 2 trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH X 16 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Quá trình thực hiện Trong quá trình thực hiện, Chi cục đã thực hiện đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên Giải quyết sự việc theo cách ôn hòa nhất nhưng vẫn đảm bảo việc nộp phạt của công ty theo đúng thời hạn Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia Vì vậy, công tác đôn đốc công ty thực hiện nộp phạt được diễn ra thuận lợi Khi đoàn thanh tra tới làm việc với công ty, phía đại diện công ty cũng có những thái độ tiêu cực do không chấp nhận việc phải nộp phạt 10.000.000 đồng vì không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp, công ty cho rằng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Sở công thương cấp là đủ Trong trường hợp này, trưởng đoàn cần giữ thái độ bình tĩnh, giải thích cho công ty biết đối với những công ty kinh doanh nhiều mặt hàng bao gồm những mặt hàng rau, củ, quả, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn,… thì việc chỉ có giấy chứng nhận của Sở công thương là chưa đủ Như vậy sẽ tránh được những hành động tiêu cực từ phía công ty 2 Kết luận Tình trạng không an toàn thực phẩm hiện nay đã đến mức báo động không chỉ ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp mà còn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước Để giải quyết tình trạng này, cần tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Đây là một lĩnh vực mới, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp quản lý Nhà nước, gắn với công tác tuyên truyền về tác hại của việc kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, gây ảnh hưởng đến xã hội, người tiêu dùng Đây là tình huống hay gặp trong công tác thanh tra, 17 kiểm tra về an toàn thực phẩm tại địa phương nên đòi hỏi người quản lý phải tìm ra phương án giải quyết một các hài hòa, đảm bảo được lợi ích của Công ty cũng như đúng với quy định của pháp luật Qua sự việc trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên một số ngành, lĩnh vực còn chưa cao, dẫn đến hoạt động kinh doanh thực phẩm vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm của một bộ phận dân cư, ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân vào cơ quan quản lý Nhà nước Vì vậy, để hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn cần tuyên truyền phổ biến rộng rãi hơn nữa quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về các văn bản pháp luật, yêu cầu mới nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo thực phẩm an toàn cho nhân dân, tạo được niềm tin của người tiêu dùng Các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp để phân định rõ nhiệm vụ quản lý, tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 3 Kiến nghị Từ tình huống trên, để ngăn ngừa có hiệu quả các tiền lệ tương tự và giải quyết nhanh gọn tình huống đang xảy ra, cần có những động thái tích cực sau: 3.3.1 Đối với Bộ Y tế - Thường xuyên chỉ đạo, công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa phương Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở địa phương - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phân công nhiệm vụ quản lý rõ hơn giữa các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực an toàn thưc phẩm nhằm đảm bảo: một cơ sở kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quản lý Nhà nước 18 - Tham mưu cho Chính phủ ban hành đầy đủ các quy định, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành xử lí vi phạm hành chính cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay 3.3.2 Đối với Sở Y tế - Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh cần tham mưu cho Sở Y Tế ban hành những quy định về chuyên môn cụ thể hơn về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm về an toàn thực phẩm - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và chế độ báo cáo định kì, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm - Nắm bắt tình hình thực tế, tổng quan thực trạng hoạt động các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh để có biện pháp xử lí phù hợp - Quan tâm, chỉ đạo với hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở kinh doanh về kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn và ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa 3.3.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm - Cần quan tâm, nghiên cứu, nắm vững nội dung các loại văn bản về luật pháp, nhất là các văn bản liên quan đến các điều kiện bảo quản, chế biến kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn và các quy định về xử phạt khi kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn - Tập trung hoàn chỉnh các loại hồ sơ còn thiếu, kịp thời loại bỏ các loại hàng hóa không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhanh chóng nộp phạt theo Quyết định xử phạt của Chi cục ATVSTP TP.Hồ Chí Minh - Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và quy định của các bộ ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và tôn trọng người tiêu dùng 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 2 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 4 Nghị định số 07/NĐ- CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao chức năng Thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành 5 Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; 6 Nghị định số 79/2008/ NĐ- CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức, quản lý, thanh tra kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm 7 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 của liên Bộ: Y tế- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Công thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; 8 Nghị định 166/2013/ NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 20

Ngày đăng: 14/03/2024, 08:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w