1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quy Định pháp luật về hoạt Động tái cấp vốn của nhnn cho các tctd và Đánh giá thực tiễn hoạt Động tái cấp vốn của nhnn ở việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Định Pháp Luật Về Hoạt Động Tái Cấp Vốn Của NHNN Cho Các TCTD Và Đánh Giá Thực Tiễn Hoạt Động Tái Cấp Vốn Của NHNN Ở Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Ngân Hàng
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG Đề bài: Phân tích quy định pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của NHNN cho các TCTD và đánh giá thực tiễn hoạt động

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG

Đề bài: Phân tích quy định pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của NHNN cho các TCTD và đánh giá thực tiễn hoạt động tái cấp vốn của NHNN ở Việt Nam trong thời gian qua (khuyến nghị lựa chọn một số giai đoạn cụ thể)

NHÓM: 02 LỚP: 4722

Hà Nội, 2024

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

+ Vắng mặt: 0 Có lý do: ………… Không lý do: ……

Đề bài: Phân tích quy định pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của NHNN

cho các TCTD và đánh giá thực tiễn hoạt động tái cấp vốn của NHNN ở Việt

Nam trong thời gian qua (khuyến nghị lựa chọn một giai đoạn cụ thể)

Đánh giá mức độ tham gia và kết quả làm việc nhóm:

công việc

Đánh giácủa SV SV ký

tên

Đánh gcủa G

3 472218 Nguyễn Thị Thùy Dương Phần I X

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên đánh giá cuối

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về hoạt động TCV của NHNN cho các TCTD ở Việt Nam 1

1 Khái niệm 1

1.1 Định nghĩa 1

1.2 Đặc điểm 1

2 Vai trò 2

II Thực trạng pháp luật hoạt động tái cấp vốn của NHNN 3

1 Điều kiện chung về tái cấp vốn 3

1.1 Điều kiện đối với tổ chức tín dụng 3

1.2 Điều kiện đối với GTCG 4

1.3 Điều kiện về dư nợ quá hạn 5

1.4 Điều kiện về hạn mức tín dụng 5

2 Các hình thức tái cấp vốn 6

2.1 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG 6

2.2 Chiết khấu GTCG 8

2.3 Các hình thức TCV khác 9

2.3.1 TCV dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng 9

2.3.2 TCV trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của công ty quản lý tài sản của các TCTD 10

III Đánh giá thực tiễn áp dụng hoạt động TCV của NHNN 11

1 Sự ảnh hưởng của Đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế (Giai đoạn 2020 - 2021) 11

1.1 Ảnh hưởng của giai đoạn này tới nền kinh tế Việt Nam 11

1.2 Tác động tới các hoạt động của hệ thống ngân hàng 11

1.2.1 Hoạt động huy động vốn 12

1.2.2 Hoạt động tín dụng 12

2 Thực tiễn hoạt động TCV của NHNN ở Việt Nam trong đại dịch Covid 19 (Giai đoạn 2020 - 2021) 12

2.1 Những mục tiêu chính được đề ra 12

Trang 4

2.2 Các biện pháp TCV chính trong giai đoạn 2020- 2021 13

3 Đánh giá thực tiễn áp dụng hoạt động TCV của NHNN Việt Nam trong Đại dịch Covid 19 (Giai đoạn 2020 - 2021) 14

3.1 Những thành tựu đạt được 14

3.2 Một số hạn chế còn tồn tại 15

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

Hoạt động tái cấp vốn (TCV) là một trong những nghiệp vụ quan trọng củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam nhằm hỗ trợ khả năng chi trả tạm thờicho các tổ chức tín dụng (TCTD) Nghiệp vụ này không chỉ giúp ổn định hệthống tài chính mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Quy định pháp luật

về hoạt động TCV cũng như thực tiễn thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể luôn

có sự thay đổi và điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đấtnước Do đó, việc phân tích các quy định pháp luật về hoạt động TCV củaNHNN và đánh giá thực tiễn hoạt động này ở Việt Nam trong một giai đoạn cụthể là cần thiết, nhằm rút ra những bài học và đề xuất giải pháp hoàn thiện chínhsách tài chính

1.2 Đặc điểm

NHNN Việt Nam tái cấp vốn cho TCTD nhằm hỗ trợ chi trả tiền gửi chokhách hàng, chi trả tiền vay cho TCTD khác và hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối vớingành, lĩnh vực thông qua công cụ chính là tiền tệ Đây thực chất là một công cụ

để NHNN điều tiết khối lượng tiền lưu thông

Thứ nhất, TCV là hoạt động cấp tín dụng của NHNN cho các TCTD Hoạt

động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiềnhoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng

Trang 7

nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngânhàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Như vậy các đặc điểm1

cơ bản của hoạt động cấp tín dụng là tính chuyển nhượng tạm thời một khoảntiền, tính thời hạn và tính hoàn trả Trên cơ sở đó, đối chiếu với các đặc điểm củaTCV là NHNN chuyển giao cho TCTD một khoản tiền, thời hạn TCV được xácđịnh và do NHNN quyết định, TCTD phải hoàn trả khoản vay cho NHNN Nhưvậy, TCV mang đầy đủ các đặc trưng của một hoạt động cấp tín dụng

Thứ hai, chủ thể của quan hệ TCV bao gồm NHNN và các TCTD Mặc dù

với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, NHNN có tráchnhiệm đảm bảo an toàn cho cả thị trường tiền tệ, nơi có sự tham gia của nhiềuchủ thể khác ngoài TCTD Tuy nhiên, NHNN không TCV cho tất cả các chủ thể

đó mà chỉ TCV cho TCTD Điều này xuất phát từ tính chất đặc biệt của hoạtđộng tín dụng và tính rủi ro cao của hoạt động này Khi NHNN cấp tín dụng chocác TCTD, NHNN thực hiện được vai trò là ngân hàng của các ngân hàng đồngthời đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế Do đó, chủ thểđược TCV chỉ có thể là TCTD

Thứ ba, đối tượng của hoạt động TCV là vốn tiền tệ Chức năng của hoạt

động tín dụng nói chung là cung ứng vốn cho nền kinh tế, đối với công cụ TCV,chức năng cơ bản của nó là cung ứng vốn tạm thời cho TCTD, hay nói cách khác

là chức năng trợ giúp thanh khoản cho TCTD Khi TCTD rơi vào tình trạng thiếuvốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán không thể vay từ chủ thể nào khác thìTCTD sẽ tìm tới NHNN để được trợ giúp dưới hình thức TCV Như vậy đốitượng của TCV đương nhiên phải là vốn tiền tệ để giúp TCTD đáp ứng nhu cầuthanh khoản

Thứ tư, thời hạn TCV là ngắn hạn Đặc điểm này xuất phát từ chức năng

cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán của TCV NHNN cho TCTDvay theo hình thức TCV ngắn hạn để tránh tình trạng lạm phát khi bơm quánhiều tiền vào thị trường Ngoài ra khi cho các TCTD vay theo hình thức TCVngắn hạn, NHNN luôn mong muốn nhanh chóng nhận về số vốn và lãi để tạocho các TCTD linh hoạt trong hoạt động Việc NHNN cho vay ngắn hạn trong 1khoảng thời gian nhất định với lãi suất phù hợp, các TCTD phải tự ý thức huyđộng nguồn vốn khác từ bên ngoài để đảm bảo hoạt động, không ỷ lại nguồn vốncủa NHNN

1

Khoản 4 Điều 4 Luật Các TCTD 2024.

Trang 8

2 Vai trò

TCV là cách thức NHNN cho phép các TCTD vay tiền từ mình với một mứclãi suất nhất định và thời hạn cụ thể Việc TCV của NHNN đóng vai trò quantrọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo nguồn tiền để lưu thôngcho hệ thống các TCTD, hỗ trợ phát triển kinh tế và ổn định tài chính

Thứ nhất, TCV giúp cung cấp thanh khoản ngắn hạn cho các TCTD, đảm

bảo họ có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu về dòng tiền Trong bối cảnh cácTCTD đối mặt với tình trạng thanh khoản căng thẳng, NHNN có thể sử dụngcông cụ tái cấp vốn để bơm vốn vào hệ thống ngân hàng, giúp họ có đủ khả năngthanh toán và không bị rơi vào tình trạng vỡ nợ

Thứ hai, TCV là một trong những công cụ trực tiếp giúp NHNN điều tiết

CSTTQG Bằng cách điều chỉnh khối lượng vốn mà NHNN cung cấp cho cácTCTD cùng với lãi suất TCV, NHNN có thể điều chỉnh lượng cung tiền trongnền kinh tế, từ đó tác động đến các yếu tố như lãi suất, lạm phát, và tổng cầu

Thứ ba, một khía cạnh quan trọng khác của TCV là NHNN có thể sử dụng

nó để định hướng các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế Bằng cách quyếtđịnh các lĩnh vực ưu tiên và điều kiện TCV, NHNN có thể định hướng dòng tíndụng vào các ngành hoặc lĩnh vực kinh tế cần thiết, hỗ trợ các mục tiêu pháttriển kinh tế- xã hội

Tóm lại, việc TCV của NHNN không chỉ là công cụ để hỗ trợ thanh khoản

ngắn hạn cho các TCTD, mà còn là phương tiện quan trọng để điều tiếtCSTTQG và định hướng các dòng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên Từ đó, TCVgiúp NHNN đảm bảo sự ổn định tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế và kiểmsoát lạm phát một cách hiệu quả

II Thực trạng pháp luật hoạt động tái cấp vốn của NHNN

1 Điều kiện chung về tái cấp vốn

1.1 Điều kiện đối với tổ chức tín dụng

Thứ nhất, TCTD tạm thời thiết hụt khả năng thanh toán Hoạt động chính của

các TCTD là nhận tiền gửi và cho vay phần lớn tiền gửi đó Tuy nhiên, hoạtđộng kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, có những thời điểm TCTD

sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn tạm thời, trong trường hợp này mặc dù TCTDđang có các khoản phải thu như GTCG, các khoản vay… nhưng chưa thể hoánđổi thành tiền Một trong những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này đó làvay vốn từ NHNN Xét trên diện quản lý, NHNN dùng công cụ này để thực hiện

Trang 9

CSTTQG, trên phương diện nghề nghiệp ngân hàng, khoản vay này là khoản vaytrợ giúp thanh khoản cho các TCTD Lúc này, NHNN thể hiện rõ vai trò “Ngânhàng của các ngân hàng”, giúp các TCTD tránh rơi vào tình trạng mất khả năngthanh toán

Thứ hai, TCTD không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt Quy định này2

nhằm thực hiện đúng chức năng của công cụ TCV Bởi kiểm soát đặc biệt chỉ áp3

dụng đối với các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanhtoán nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD Mục đích của kiểm soát đặcbiệt là cơ cấu, củng cố lại TCTD, giúp TCTD vượt qua khó khăn về tài chính, trở

về trạng thái hoạt động bình thường, nếu không thể giúp khôi phục lại hoạt độngbình thường thì có thể áp dụng các biện pháp tổ chức lại TCTD Trong khi đó,mục đích của hoạt động TCV là nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiệnthanh toán cho TCTD Đây là hoạt động mang đầy đủ tính chất của hoạt độngcấp tín dụng, trong đó quan trọng nhất là NHNN được bảo đảm khả năng thu hồi

nợ Chính vì vậy, hoạt động TCV không được áp dụng đối với các TCTD bị đặtvào tình trạng kiểm soát đặc biệt

1.2 Điều kiện đối với GTCG

Thứ nhất, điều kiện về khả năng chuyển nhượng GTCG có khả năng chuyển

nhượng khi không thuộc các trường hợp “không được chuyển nhượng”, “cấm

chuyển nhượng” Điều kiện này có ý nghĩa trong việc bảo đảm khả năng thu hồi

khoản vay trong trường hợp NHNN phải áp dụng các biện pháp thu hồi nợ bắtbuộc đó là xử lý tài sản bảo đảm Khi TCTD vi phạm nghĩa vụ, NHNN sẽ trở4

thành người thụ hưởng hợp pháp với đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu đối vớiGTCG

Thứ hai, GTCG thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD GTCG phải được các5

TCTD xác lập quyền sở hữu thông qua hoạt động giao dịch GTCG trên thịtrường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp TCTD là người thụ hưởngGTCG với tư cách là người có tên trên GTCG ghi danh hoặc người nắm giữ hợppháp GTCG vô danh Chỉ khi GTCG thuộc quyền sở hữu hợp pháp của TCTDthì mới có quyền cầm cố tài sản bảo đảm Bên cạnh đó, quy định này nhằm đảmbảo khả năng thu hồi các khoản vay của NHNN trong trường hợp bên vay gặp

Trang 10

khó khăn tài chính.

Thứ ba, điều kiện về thời hạn còn lại của GTCG Điều kiện về thời hạn còn

lại của GTCG được xác định tùy theo từng hình thức TCV Quy định về thời hạnnhằm đảm bảo giá trị và khả năng thanh khoản của GTCG Từ đó, đảm bảo khảnăng thu hồi khoản vay của NHNN

Thứ tư, GTCG không phải do bên vay phát hành Quy định này nhằm bảo

đảm tính an toàn và minh bạch đặc biệt là khả năng thu hồi các khoản vay củaNHNN, bởi giá trị của GTCG phụ thuộc và tình hình tài chính của chủ thể pháthành, trong trường hợp TCTD bị mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với việcgiá trị của GTCG cũng bị sụt giảm theo dẫn đến tình trạng đánh giá không chínhxác về giá trị thực của tài sản bảo đảm Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảođảm, GTCG không do bên vay phát hành thường có tính thanh khoản cao hơn,

dễ dàng chuyển nhượng và thanh toán hơn, giúp NHNN bảo đảm được khả năngthu hồi nợ Như vậy, quy định về GTCG không do bên vay phát hành vẽ đảmbảo được quyền và lợi ích của NHNN, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảyra

Thứ năm, về đơn vị tiền tệ Đối với chiết khấu GTCG, tiêu chuẩn chiết khấu

GTCT phải được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) bởi nó thường liên6

quan đến việc định giá và tính toán các khoản vay dựa trên GTCG Do đó cầnđược phát hành bằng đồng Việt Nam để tránh sự ảnh hưởng dưới những biếnđộng của tỷ giá hối đoái và những yếu tố liên quan đến thanh toán bằng ngoại tệ.Ngoài ra, chiết khấu GTCG thường đi kèm với việc xác định khả năng thanhtoán và hoàn trả, điều này góp phần đảm bảo mọi giao dịch đều diễn ra trongcùng một hệ thống tiền tệ, giúp quản lý dòng tiền dễ dàng hơn

1.3 Điều kiện về dư nợ quá hạn

Trong trường hợp TCV dưới hình thức cho vay bằng cầm cố GTCG hay chiếtkhấu GTCG, các TCTD đều phải đáp ứng điều kiện không có nợ quá hạn tại7

NHNN Quy định này trước tiên là “biện pháp trừng phạt” được áp dụng đối vớicác TCTD đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với NHNN Mặt khác,đây là điều kiện nhằm phòng ngừa rủi ro, bởi lẽ nếu TCTD đang có dư nợ quáhạn tại NHNN thì khả năng thu hồi nợ đối với khoản tín dụng mới là rất thấp,đồng thời nguyên tắc trên cũng góp phần bảo vệ rủi ro của hệ thống tài chính,tránh việc TCTD gặp khủng hoảng có thể lan sang toàn bộ hệ thống ngân hàng,

Trang 11

dẫn đến sự bất ổn trong nền kinh tế.

1.4 Điều kiện về hạn mức tín dụng

TCV được coi là một trong các hình thức phát hành tiền của NHNN Do đó,lượng cung tiền được từ kênh TCV phải tuân thủ các nguyên tắc kinh tế vàCSTTQG trong từng thời kỳ Thông qua hạn mức tín dụng, NHNN có thể kiểmsoát được số lượng và xu hướng tín dụng để thực hiện CSTTQG một cách hiệuquả nhất Bên cạnh đó, quy định này còn khuyến khích đầu tư đúng hướng thôngqua việc hướng các TCTD đầu tư vào những lĩnh vực mà nhà nước mong muốnphát triển sao cho phù hợp với mục tiêu chung của đất nước, từ đó thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế Đây cũng là các quy định nhằm hạn chế rủi ro về nợxấu làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính nếu NHNN tiến hành cho vay đối vớicác lĩnh vực không phù hợp hoặc gây tác động xấu đến môi trường và xã hội.Hạn mức TCV được biểu hiện thông qua hạn mức chiết khấu Hạn mức8

chiết khấu do NHNN phân bổ cho các ngân hàng trong từng thời kỳ căn cứ vàotổng hạn mức chiết khấu và ưu tiên đầu tư tín dụng

2 Các hình thức tái cấp vốn

2.1 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG là hình thức cho vay của NHNNViệt Nam đối với các TCTD trên cơ sở cầm cố GTCG thuộc sở hữu của TCTD

để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ 9

Hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG bao gồm 04 đặc điểm cơbản:

Thứ nhất, về chủ thể Bên cho vay là NHNN, bên đi vay là các TCTD được

thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD 10

Thứ hai, khách thể của quan hệ cho vay cầm cố GTCG là vốn tiền tệ Thứ ba, về nội dung của quan hệ cho vay cầm cố GTCG là quyền và nghĩa

vụ của các bên trong quan hệ cho vay bằng cầm cố GTCG

Thứ tư, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG là hình thức cấp tín dụng có

biện pháp bảo đảm là biện pháp cầm cố theo Điều 309 BLDS 2015 Tài sản bảođảm trong quan hệ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG là GTCG theo quyđịnh tại Điều 8 Thông tư 17/2011/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư37/2011/TT-NHNN

Trang 12

Về điều kiện cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG Theo quy định tại

Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NHH, TCTD được TCV khi có đủ 06 điều kiện.Trong đó, ngoài các điều kiện chung, để được TCV dưới hình thức cho vay cóbảo đảm bằng cầm cố GTCG, TCTD phải đáp ứng thêm các điều kiện bao gồm:(1) Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại NHNN; (2) Có cam kết về sử dụng tiền vaycầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi cho NHNN đúng thời gian quy định.Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo các TCTD sử dụng đúng mục đã cam kết saocho phù hợp với mục tiêu, định hướng của Nhà nước, tránh việc sử dụng vốn vayvào những lịch vực kém hiệu quả hoặc gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Bêncạnh đó, cam kết về thời hạn trả nợ giúp giảm thiểu rủi ro về tài chính, nâng caotrách nhiệm trả nợ của TCTD

Về thời hạn cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG Theo nguyên tắc,

việc cho vay cầm cố giấy tờ có giá của NHNN là nhằm cung ứng vốn ngắn hạn

và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng tạm thời thiếu hụt khả năng thanhkhoản Do đó, thời hạn cho vay cầm cố được quy định là dưới 12 tháng và khôngvượt quá thời hạn còn lại của GTCG được cầm cố và bao gồm cả ngày nghỉ,ngày lễ Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn chovay được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo Căn cứ mục đích vay vốn củaTCTD, NHNN quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp

cụ thể Quy định này là hoàn toàn hợp lý, bởi với mỗi mục đích vay vốn khác11

nhau sẽ có thời gian hoàn vốn khác nhau Việc cho quyết định thời hạn vay, kỳhạn thu nợ cho từng trường hợp cụ thể không chỉ giúp các khoản vay được sửdụng hiệu quả mà còn đảm bảo khả năng thu hồi nợ của NHNN Trường hợp đặcbiệt, NHNN có thể xem xét gia hạn khoản vay cầm cố nhưng thời gian gia hạnkhông vượt quá thời hạn cho vay lần đầu

Về lãi suất cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG Lãi suất cho vay cầm

cố đối với các TCTD là lãi suất TCV của NHNN áp dụng khi cho vay cầm cố đốivới các TCTD tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạncho vay Việc giữ mức lãi suất ổn định trong suốt thời gian vay giúp TCTD dễ12

dàng lập kế hoạch tài chính và xác định các chi phí có liên quan từ đó đặt ranhững mục tiêu cụ thể Quy định này còn đảm bảo tính minh bạch và công bằngđồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD thông qua việc quy định

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;Văn bản pháp luật 1. Bộ luật dân sự 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Ngân hàng ViệtNam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2021
1. TS. Cấn Văn Lực, TS. Đinh Thế Phúc, ThS. Phạm Thị Hạnh, ThS. Lưu Minh Trí (2021), Hoạt động ngành Ngân hàng năm 2021, dự báo năm 2022 và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng, truy cập tại:https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong-nganh-ngan-hang-nam-2021-du-bao-nam-2022-va-khuyen-nghi.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngành Ngân hàng năm 2021, dự báo năm 2022 vàkhuyến nghị
Tác giả: TS. Cấn Văn Lực, TS. Đinh Thế Phúc, ThS. Phạm Thị Hạnh, ThS. Lưu Minh Trí
Năm: 2021
2. TS. Vũ Cẩm Nhung, TS. Lại Cao Mai Phương, ThS. Phan Minh Xuân (2022), Tác động của đại dịch COVID-19 và một số khuyến nghị cho ngành Ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 17, truy cập tại: https://thitruongtaichinhtiente.vn/tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-va-mot-so-khuyen-nghi-cho-nganh-ngan-hang-tai-viet-nam-40289.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đại dịch COVID-19 và một số khuyến nghị cho ngànhNgân hàng tại Việt Nam
Tác giả: TS. Vũ Cẩm Nhung, TS. Lại Cao Mai Phương, ThS. Phan Minh Xuân
Năm: 2022
3. ThS. Trịnh Thị Lạc (2022), Hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 13, truy cập tại:https://thitruongtaichinhtiente.vn/hoat-dong-cua-cac-nhtm-viet-nam-trong-thoi-ky-dai-dich-covid-19-44249.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thờikỳ đại dịch COVID-19
Tác giả: ThS. Trịnh Thị Lạc
Năm: 2022
4. PGS, TS. Kiều Hữu Thiện (2022), Tác động của các gói hỗ trợ chống suy thoái do đại dịch Covid-19 và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, truy cập tại: https://tapchinganhang.gov.vn/xuat-hien-lan-dau-vao- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các gói hỗ trợ chống suythoái do đại dịch Covid-19 và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Tác giả: PGS, TS. Kiều Hữu Thiện
Năm: 2022
3. Thông tư 17/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động Ngân hàng tại việt nam Khác
4. Thông tư 17/2011/TT-NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước việt nam đối với các tổ chức tín dụng Khác
5. Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Khác
6. Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Khác
7. Quyết định số 123/QĐ-NHNN về Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Khác
9. Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng Khác
10. Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam Khác
11. Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với Tổ chức tín dụng sau khi Tổ chức tín dụng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Khác
12. Nghị quyết số 42/NQ-CP Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 ngày 09/04/2020 Khác
13. Nghị quyết số 154/NQ-CP sửa đổi, bổ sung nghị quyết số 42/nq-cp ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (ngày 19/10/2020);Ấn phẩm điện từ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN