1.3 Khái niệm tạm nhập tái xuất Căn cứ vào Điều 29, Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 về tạm nhập táixuất hàng hoá được quy định cụ thể như sau: "Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc h
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
MÔN: THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Lớp học phần: 422001432804
Nhóm: 01
GVHD: ThS LỪNG THỊ KIỀU OANH
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
MÔN: THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT
3 Huỳnh Nguyễn Thu Trang 20112231
6 Nguyễn Đỗ Nguyên Long 20075821
7 Châu Mai Quỳnh Nam 20096671
Trang 3Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian gắn bó với môn học THỦ TỤC HẢI QUAN, chúng emcảm thấy mọi thứ thật sự rất có ý nghĩa khi được tiếp xúc với cô Lừng Thị Kiều Oanhcùng các thành viên trong lớp DHKQ16DTT Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô vì luôn
ân cần hỏi lớp em có những thắc mắc gì về bài không, có thực sự hiểu bài không? Vàluôn cố gắng làm mọi cách giúp chúng em có thể hiểu được những kiến thức đó, cô luônnhiệt tình giúp đỡ, chỉ cách làm cũng như hướng dẫn cho nhóm em một cách nhiệt tình,bên cạnh đó, phong cách giảng dạy của cô vô cùng nhẹ nhàng và dễ thương tạo chochúng em một cảm giác hứng thú cho bài học, cô đã chu đáo cung cấp thông tin về nộidung cũng như cách trình bày một bài làm tốt nhất có thể Và đặc biệt nhóm em xin cảm
ơn cô Oanh đã dạy cho chúng em môn học này, một bộ môn mà chúng em cảm thấy vôcùng quan trọng và có ý nghĩa cho hành trình tiếp theo Nhờ cô mà nhóm em hiểu đượctầm quan trọng của môn này, và hiểu thêm nhiều điều về ngành mình đang theo học Bàitiểu luận được thực hiện trong thời gian không dài và với kiến thức còn hạn chế và bỡngỡ của nhóm Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, nhóm em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ cô để em được hoàn thiện hơn Saucùng nhóm em xin chúc cô cùng các bạn sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp thật dồidào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình
TRÂN TRỌNG!
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 09 năm 2023
Trang 5M Ụ C L Ụ C
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Khái niệm chung thủ tục hải quan 5
1.2 Nguyên tắc chung 5
1.3 Khái niệm tạm nhập tái xuất 5
1.4 Các hình thức tạm nhập tái xuất 6
1.5 Lợi ích và mục đích khi tạm nhập tái xuất 7
1.5.1 TNTX theo hình thức kinh doanh 7
1.5.2 Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn7 1.5.3 Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài 8
1.5.4 Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại 8
1.5.5 Tạm nhập tái xuất vì mục đích nhân đạo và mục đích khác 9
1.6 Điều kiện để tạm nhập tái xuất 10
1.6.1 Các trường hợp tạm nhập tái xuất 11
1.6.2 Các mặt hàng không được phép tạm nhập tái xuất 14
1.6.3 Chính sách thuế khi tạm nhập tái xuất 14
1.7 Các mã loại hình 17
1.8 Các chứng từ khi dùng trong tạm nhập tái xuất 22
CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT 24
2.1 Địa điểm làm thủ tục: 24
2.2 Các quy định về hàng tạm nhập tái xuất 24
2.3 Quy trình làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng tạm nhập tái xuất 25
2.3.1 Các bước thực hiện 26
Trang 62.3.2 Cách thức thực hiện khai ECUS 26
2.3.3 Hồ sơ làm thủ tục hàng tạm nhập tái xuất 29
2.3.4 Thời hạn giải quyết hồ sơ 33
2.3.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính 34
2.3.6 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính 34
2.3.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính 35
2.3.8 Lệ phí 35
2.3.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 35
2.3.10 Điều kiện, yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính 35
2.3.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính 35
CHƯƠNG 3 : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA LOẠI HÌNH TẠM NHẬP TÁI XUẤT VỚI XUẤT NHẬP KHẨU KINH DOANH 36
3.1 Khái niệm xuất nhập khẩu kinh doanh 36
3.2 Giống nhau: 37
3.3 Khác nhau: 37
KẾT LUẬN 40
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống, từ kinh
tế, văn hoá đến chính trị, xã hội của mỗi quốc gia Hải quan và các cơ quan quản lý nhànước đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo thuận lợi cho thương mại Cùng với sựphát triển của kinh tế - xã hội, ngày nay việc phát triển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
đã được cải thiện, góp phần thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt
là duy trì sự ổn định trong nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân phát triển bềnvững Cơ quan hải quan là một lực lượng quan trọng trong việc góp phần quản lí hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh xuất cảnh hàng hóa qua biên giới Vai tròcủa ngành Hải quan ngày càng được khẳng định rõ nét, nhất là trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay Hải quan có nhiệm vụ là đơn vị tuyến đầu biên giới, tạo thuậnlợi và thực hiện công tác kiểm soát hải quan đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất -nhập khẩu, đầu tư, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước Chính vì vậy việc xây dựng một quy trình quản lý thủ tục Hải quanhoàn chỉnh là điều thiết yếu Bên cạnh đó sẽ thu hút được sự đầu tư của nhiều nước trênthế giới góp phần phát triển nền kinh tế trong nước Từ những thực tế trên, qua môn học
Thủ tục hải quan, nhóm xin chọn đề tài: “QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠM NHẬP TÁI XUẤT” để làm báo cáo, thông qua bài tiểu luận
của nhóm hi vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích và tìm hiểu rõ hơn về nhữngnội dung và quy trình cụ thể đối với loại hình tạm nhập tái xuất
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm chung thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan
phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (Khoản
23 Điều 4 Luật Hải quan 2014)
1.2 Nguyên tắc chung
Dựa theo Điều 16 Luật Hải quan năm 2014, có năm nguyên tắc thủ tục hải quan:
● Thứ nhất, hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sựkiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửakhẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật
● Thứ hai, kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi
ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợicho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
● Thứ ba, hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnhsau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan
● Thứ tư, thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện
và theo đúng quy định của pháp luật
● Thứ năm, việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1.3 Khái niệm tạm nhập tái xuất
Căn cứ vào Điều 29, Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 về tạm nhập táixuất hàng hoá được quy định cụ thể như sau:
"Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ cáckhu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quyđịnh của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tụcxuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam."
Trang 9Tạm nhập là quá trình cho phép hàng hoá nước ngoài đi qua lãnh thổ một quốc giakhác trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xuất khẩu sang thị trường của quốcgia thứ ba.
Tái xuất là giai đoạn tiếp sau của quá trình tạm nhập Sau khi hoàn thành thủ tụchải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xuất khẩu sang một quốc gia khác Vềmặt cơ bản, hàng hoá này đã trải qua quá trình xuất khẩu hai lần, do đó được gọi là táixuất
Ví dụ: Với lý do điều kiện máy móc, thiết bị và dụng vụ y tế tại Việt Nam chưađáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước Vì vấn đề này nên có một số tổ chứcnước ngoài muốn giúp đỡ Việt Nam, nên đã đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ ViệtNam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất Sau khi hoàn thành được mục đíchnhân đạo khám chữa bệnh, sẽ tái xuất các máy móc, thiết bị lại nước đã hỗ trợ
1.4 Các hình thức tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì có 5 hình thức tạm nhập táixuất (TNTX) như sau:
● TNTX theo hình thức kinh doanh;
● TNTX theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;
● TNTX để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài;
● Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãmthương mại;
● TNTX vì mục đích nhân đạo và mục đích khác
1.5 Lợi ích và mục đích khi tạm nhập tái xuất
1.5.1 TNTX theo hình thức kinh doanh
Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bảng Container trừ những trường hợpbắt buộc phải thay đổi, chúa nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì các chủ thể liên quan khôngđược phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khitạm nhập vào Việt Nam tới khi được tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam
Trang 10Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể
từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗilần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được giahạn gửi với Chỉ cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhậptái xuất
1.5.2 Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn
Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài vềhàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trườnghợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu Sau khi tiếnhành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thờigian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tải xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnhthổ Việt Nam
Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức ký kết hợpđồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng tạmnhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết
bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ăn địnhmột cách cụ thể Trường hợp này các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhaumột khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký kết
1.5.3 Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoàiđược hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam về việc tái chế,bảo hành hàng hóa dịch dành cho thương nhân nước ngoài chỉ định Sau khi tái chế, bảohành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đỏ cho chính thương nhân nướcngoài đã đặt hàng Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thực hiện tại các
cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất
• Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khitạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương nhân
Trang 11nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sangnước thứ ba hay một thương nhân nước ngoài nào khác như hai hình thức trên.
Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhậptái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếmlời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triểnlãm, hội chợ Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩmđến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước
1.5.4 Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất màchỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan Ngoài ra, khi tạmnhập tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân ViệtNam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việctrưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội chợ
Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam theo hình thức này cũngkhông quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ tuân theo khoảng thời gian của chươngtrình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm
1.5.5 Tạm nhập tái xuất vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.
Trong một số trường hợp, do điều kiện vẽ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế tạiViệt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nướcngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì
sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữabệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam Đương nhiên với hình thức này cũng khôngcần có Giấy phép tạm nhập tái xuất Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nướcngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam " mượn" các máy móc thiết bị không nhằm mụcđích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nướcngoài Ngoài ra, với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thể thao, nghệ thuật cũngchỉ cần thực hiện thủ tục tại các cơ quan hải quan Trừ những máy móc, trang thiết bịphục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất
Trang 12nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điềukiện thì ngoài việc thực hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số giấy tờ sau:
1 Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh, tổ chức sự kiện vào Việt Nam của
cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền
2 Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh, tổ chức sựkiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa tạm nhập tái xuất
Lợi ích của tạm nhập tái xuất
Sử dụng hình thức này, thương nhân sẽ nhận lại những lợi ích như sau:
● Đa dạng hóa nền ngoại thương, tăng thu lợi nhuận từ thương mại quốc tế
● Chuyển những thuận lợi về địa lý trở thành cơ hội kinh doanh
● Thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hóa, sản phẩm trên thế giới
● Tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm thị trường, thông tin để tăng thu lợi nhuậncho đất nước
● TNTX phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực liên quan
● Trở thành cầu nối trong thương mại quốc tế
● Giúp kéo dài vòng đời sản phẩm
1.6 Điều kiện để tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP doanh nghiệp kinh doanhtạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trênđịa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi
Thứ hai, có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứvào Điều 24 và hàng hóa đã qua sử dụng Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanhnghiệp phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàntỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặcGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điềukiện
Trang 13Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệpđược thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quyđịnh tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp
Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa
Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều
13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạmnhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinhdoanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sangnhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điềukiện
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện đượcquy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi
số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp
1.6.1 Các trường hợp tạm nhập tái xuất.
Căn cứ vào điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 Cáctrường hợp hàng tạm nhập tái xuất được miễn thuế bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập-tái xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệusản phẩm, … sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoă ™c các sự kiê ™n khác;
Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sảnphẩm;
Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất để phục vụ công việctrong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài
Trang 14Trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổchức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xâydựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàubay nước ngoài;
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậutại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất để chứa hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu;
e) Hàng hóa kinh doanh tạm nhâ ™p, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổchức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuếnhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất
Căn cứ vào điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 Cáctrường hợp hàng tạm nhập tái xuất được hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóanhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhậpkhẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhậpđược hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuấtđược hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; Theo Nghị định số134/2016/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế gồm các loạisau:
● Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phithuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan Việc tái xuất hàng hóa phải đượcthực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu
ủy quyền, ủy thác xuất khẩu;
Trang 15● Hàng hoá nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ởViệt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đãnộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất;
● Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãngnước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiệncủa Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định;
● Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửakhẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanhnhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
e) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vậnchuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất Trừ trường hợp đithuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụsản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan
Trường hợp hàng tạm nhập tái xuất không hoàn thuế
● Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hànghóa.khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam Trường hợphàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp
● Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy địnhcủa Chính phủ
● Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c không được hoàn thuế nếu đã qua sửdụng, gia công, chế biến
● Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
1.6.2 Các mặt hàng không được phép tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cấm kinh doanh tạmnhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:
● Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;
Trang 16● Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
● Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;
● Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sứckhỏe, tính mạng con người
Theo quy định hiện nay, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặthàng không có tên trong Phụ lục VI Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập táixuất của Nghị định 69/2018/NĐ-CP Các hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuấtlà:
● Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 sốthuộc nhóm 4 số này;
● Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộcác mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó
1.6.3 Chính sách thuế khi tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016,miễn hàng tạm nhập tái xuất trong thời hạn nhất định đối với: hàng hóa tạm nhập, tái xuất
để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, vănhóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thửnghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạmnhập, tái xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công chothương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vậnchuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu
tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
2016, các trường hợp được hoàn thuế:
● Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vậnchuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi
Trang 17thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụsản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
● Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lạicủa hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhậpkhẩu đã nộp
● Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy địnhcủa Chính phủ
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập 2016,nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng nhập khẩu:
thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhómnước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệthương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trongnước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưuđãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam
Thuế giá trị gia tăng với máy móc, vật tư tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, quy định cácđối tượng chịu thuế bao gồm:
● Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
● Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
● Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;
● Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồngsản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài;
● Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan vàgiữa các khu phi thuế quan với nhau
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy móc, vật tư tạm nhập tái xuất:
Theo quy định điểm c khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, đối tượngkhông chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu không phải nộp
Trang 18thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu.
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các đối tượng chịu thuế bao gồm:
● Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi,ngậm;
● Rượu;
● Bia;
● Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàngghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chởhàng;
● Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm Tàu bay, du3
Trang 19- Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
- Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.