1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học nga slav tên chủ Đề phân tích quá trình vận Động của nhân vật andrey bolconsky trong “chiến tranh và hoà bình” của tolstoy

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN

***********

H C PH N: TH Ọ Ầ Ể LOẠ I VÀ TÁC GI TIÊU BI Ả ỂU

VĂN HỌC NGA - SLAV

Tên ch ủ đề: Phân tích quá trình vận động c a nhân v t Andrey ủ ậ

Bolconsky trong Chi n tranh và hoà bình c a Tolstoy “ ế ” ủ

L p tín ch : ớ ỉ PHIL403N-K71SP VĂN.01_LT

Giảng viên: Thành Đức Hồng Hà

Nhóm sinh viên th c hiự ện: Nhóm 11:

1 Đào Uyên Nhi – 715601304

2 Viên Th Tuy t Nhi 7105601307 ị ế –

3 Nguy n Th Duyên 715601100 ễ ị –

4 M c Th Thu Nhài 715601300 ạ ị –

5 Nguy n Th ễ ị Ngọc Hiệp - 715601148

Trang 2

1

Mục l c ụ

I M u ở đầ 2

II N i dung ộ 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 Tác gi ả 3

1.2 Tác ph m ẩ 3

1.2.1 Hoàn c nh sáng tác ả 3

1.2.2 Tóm t t ắ 4

2 Quá trình vận động c a nhân v t Andrey Bolconsky ủ ậ 6

2.1 Giai đoạn đầu: Ch y theo gi c m ng công danh ạ ấ ộ 6

2.2 Giai đoạn 2: Andrey chán chường cuộc sống 9

2.3 Giai đoạn 3: Sự thay đổi tích cực của Andrey 11

2.4 Giai đoạn cuối: Andrey đến v i cu c chi n tranh V ớ ộ ế ệ quốc và con tìm được con đường đúng đắn 14

3 Đánh giá: 15

4 Ngh thu t ệ ậ 15

4.1 Tính s thi ử 16

4.2 Ngh thu t miêu t tâm lý nhân vệ ậ ả ật Phép “biện chứng tâm hồn” 18 -

III K t lu n ế ậ 19

TÀI LIỆU THAM KH O Ả 20

B NG PHÂN CÔNG NHI M V Ả Ệ Ụ 21

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VI C Ệ 21

Trang 3

2

I M ở đầu

Đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Có bao giờ các bạn nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình? Dường như khái niệm “chiến tranh”, “hòa bình” chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của mọi người khi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta

vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… Đó là chiến tranh và hòa bình

Nhắc đến những tác phẩm viết về đề tài ấy thì chắc hẳn chúng ta không thể

bỏ qua “Chiến tranh và hòa bình”-L.Tolstoy Nó vĩ đại, nó đồ sộ, nó bao quát hết muôn hình vạn trạng của lịch sử, của cuộc sống, của hàng triệu tâm tư con người trong cuồn cuộn lớp sóng của thời gian đó Đọc tác phẩm, ta nhận thấy được nhà văn hiểu biết con người rất tận tường và sâu sắc Nhà văn chạm vào đến tận nơi sâu thẳm tâm hồn con người và tái hiện nó qua nhiều chi tiết chọn lọc, sinh động Bằng cách riêng của mình, Tolstoy đã vẽ nên nhiều nhân vật rất tỉ mỉ, sắc nét và những biện pháp nghệ thuật của ông đã trở thành cơ sở để các nhà văn khác sau này lấy nó làm nền tảng noi theo và phát triển

“Chiến tranh và hòa bình” và Tolstoy đã có một sức ảnh hưởng hết sức

mạnh mẽ và rộng lớn, không chỉ ở trong nước mà còn lan rộng ra ở nhiều nước trên thế giới Tác phẩm được xuất ngoại và tái bản nhiều lần Những người lính trên chiến trường đi chiến đấu mà trong tay lúc nào cũng không rời quyển

sách.“Chiến tranh và hòa bình” trở thành sức mạnh tiếp tế tinh thần cho họ, họ

truyền tay nhau, và vì không đủ sách, họ xé rời từng trang để đồng đội lần lượt đọc

Tác phẩm ảnh hưởng đến toàn thế giới và tất nhiên trong đó có Việt Nam Nhà văn Anh Đức thuật lại lời của một đồng nghiệp vào cuối năm 1962: “Qua trận này văn học mình phải có một vài cuốn cỡ Chiến tranh và hòa bình mới xứng… nói thiệt, cuộc sống chiến đấu của mình đủ sức cung cấp chất liệu làm ăn lớn mà!” Tế Hanh coi “Chiến tranh và hòa bình” là “một bài thơ lớn” Và một trường hợp đặc biệt mà ta không thể không nói đến, đó là trường hợp của Bác Hồ kính yêu của chúng ta Như Bác thường nói về mình, Bác không phải là một nhà văn nhưng Bác thường viết nhiều tác phẩm, cả thơ, truyện và ký để phục vụ sự nghiệp Cách mạng Và Bác tự xem mình “là một người học trò nhỏ của nhà văn

vĩ đại L Tolstoy”

Thời gian đã chứng minh tất cả khi mà sức hút của tác phẩm không hề suy giảm

Và nhắc đến “Chiến tranh và hòa bình” điều mà bất cứ đọc giả nào cũng cần phải để tâm đó chính là quá trình vận động của nhân vật Andrey Bolconsky

Trang 4

ở thế kỉ thứ IX Tuổi thơ và thời niên thiếu của Tolstoi chỉ quanh quẩn ở điền trang của gia đình ông và Moskva Ông là con thứ trong một đại gia đình cùng với ba người anh trai: Nicolas (1823), Serge (1826), Dmitri (1827) và người em gái út Maria (1930) Cha và mẹ ông qua đời khi ông còn rất bé Sự giáo dục sau

đó của ông được giao cho người cô, Madame Ergolskaia người được cho là hình mẫu của Sonia trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình

-Các tác phẩm của ông với chất liệu từ kinh nghiệm cá nhân và hiện thực

đã gây ảnh hưởng sâu đậm trong nền văn chương của thế kỷ XX Ông được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết

tiểu thuyết ở xứ sở bạch dương, đặc biệt nổi tiếng nhất là kiệt tác Chiến tranh và

hòa bình và Anna Karenina

1.2 Tác phẩm

1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác

“Chiến tranh và hòa bình” là một bộ tiểu thuyết sử thi của Lev

Nikolayevich Tolstoy, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869 Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga,

từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina) Chiến tranh

và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới

Quá trình sáng tác “Chiến tranh và hòa bình” được tác giả viết trong

khoảng sáu năm là một tác phẩm vĩ đại “- Chiến tranh và hòa bình” được hoan nghênh nhiệt liệt Các nhà phê bình khen là “tuyệt”, “vĩ đại nhất trong văn học Nga”, “hoàn toàn Nga”; có người gọi Tolstoy là “con sư tử” trên văn đàn Nga Strakhov, một nhà phê bình có danh thời đó, sau này thành bạn thân của ông, viết

trên tờ Bình minh: “To lớn làm sao mà cân xứng làm sao! Không một văn học nào có một tác phẩm giống như vậy được”

Trang 5

4

Tác phẩm là một câu chuyện miêu tả từ những hoạt động trong cuộc sống gia đình tới tổng hành dinh của Napoléon, từ triều đình Alexander I Nga tới những chiến trường Austerlitz và Borodino Cuốn tiểu thuyết đã thể hiện học thuyết của Tolstoy về lịch sử, về tính vô nghĩa của các cá nhân như Napoléon, Alexander và sức mạnh làm nên lịch sử của nhân dân

1.2.2 Tóm t t ắ

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc Nga tại kinh kỳ Sankt Peterburg Bên cạnh -những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến Hoàng

đế Napoléon I và cuộc chiến tranh chống Pháp sắp tới mà Nga sắp tham gia Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrey Bolkonsky một người - trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng và một vị tước khách là Pierre người con rơi của lão bá tước -Bezoukhov vừa từ nước ngoài trở về Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrey và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống Andrey tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng Pierre trở về cố đô -Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không

có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận Mấy người bà con

xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức

Về phần Andrey chàng quyết định gửi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập Quân đội Nga Khi lên đường Andrey mang một niềm hy vọng là có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường Chàng tham chiến trận đánh Austerlitz nơi Napoléon I đã đánh tan nát quân Liên minh Nga -

- Áo, bản thân chàng thương nặng, bị bỏ lại chiến trường Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon I vốn là một thần tượng của chàng Andrey được - đưa vào trạm quân y và được cứu sống Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Toulon - cầu Arcole đã làm cho Andrey tuyệt vọng Chàng quyết định lui về sống ẩn dật Có lần Pierre đến thăm Andrey

Trang 6

cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận Sau khi trở về Andrey biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha Nàng lâm bệnh, người chăm sóc và thông cảm cho nàng lúc này là Pierre

Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui Đầu năm

1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Nga bùng nổ

Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Nga Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội Andrey lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị Nguyên soái Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, với kết quả là chiến thắng lớn lao về mặt tinh thần Andrey cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người Chàng được đưa về địa phương Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất

Sau trận huyết chiến ở Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào

là cuộc sống có nghĩa

Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn Nước Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn Napoléon thì không Sau

Trang 7

và ngưỡng mộ Pierre như cha mình vậy, cậu muốn thực hiện tiếp lý tưởng của cha Tiểu thuyết kết thúc năm 1820 Pierre là một trong những người sáng lập của một hội bí mật, phản kháng Nga hoàng, phản kháng chính phủ, phản kháng chế

độ nông nô Truyện như chưa hết, ngưng lại ở giữa cuộc đời của các nhân vật chính

2 Quá trình vận động c a nhân v ủ ật Andrey Bolconsky

2.1 Giai đoạn đầu: Ch y theo gi c m ng công danh ạ ấ ộ

Andrey thuộc lớp người ưu tú nhất trong xã hội thời bấy giờ Chàng sinh

ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc giàu có, học vấn cao “biết giữ bình tĩnh trong khi giao thiệp với mọi hạng người, cái trí nhớ phi thường, trình độ học vấn uyên bác của chàng (cái gì chàng cũng đọc, cái gì chàng cũng biết, về vấn đề gì chàng cũng có ý kiến riêng) và đặc biệt về năng lực làm việc và học hỏi của chàng” Không chỉ vậy Andrey còn có ngoại hình tuấn tú “một thanh niên vóc người tầm thước, rất đẹp trai, khuôn mặt xương xương, với những đường nét gẫy gọn” và có người vợ đẹp, duyên dáng nhất thành Peterburg Những tưởng đó là

cuộc sống sung sướng bao người hằng mong ước nhưng với Andrey chàng chỉ thấy “chán ngấy” Sống giữa xã hội thượng lưu nhưng chàng luôn coi thường xã hội ấy và khinh bỉ những cuộc nói chuyện vô bổ, sáo rỗng, trọng hình thức của giới quý tộc kinh đô trong phòng khách, tiêu biểu là phòng khách của bà Anna Pavlovna Trong không gian phòng khách ấy, những vị khách đều là những người thuộc lớp quí tộc tai mắt nhất ở Petersburg Mỗi một vị khách mới đến đều được Anna Pavlovna giới thiệu tên từng người một rồi mới chậm rãi đưa từng vị khách đến chỗ được bà gọi là "dì tôi" - một bà già bé loắt choắt đầu tóc thắt nơ cao ngồn

ngộn Ai cũng tới chào hỏi nhưng chẳng mấy ai thật sự quan tâm.“Tất cả các tân khách đều làm tròn lễ nghi thăm hỏi các bà dì mà chẳng ai biết, chẳng ai thích,

và chẳng ai cần đến Anna Pavlovna vẻ thông cảm trịnh trọng và buồn rầu, chăm chú theo dõi những lời chào hỏi của họ lặng lẽ tán thưởng Vị tân khách nào cũng được nghe "dì tôi" dùng những lời lẽ giống nhau để nói về sức khoẻ của khách,

Trang 8

7

sức khoẻ của mình và sức khoẻ của Đức Hoàng thái hậu - nhờ trời Người này đã khoẻ hơn trước Vị khách nào đến chào hỏi xong cũng lui ra với một cảm giác nhẹ nhõm như vừa làm tròn một nhiệm vụ nặng nề, nhưng vì xã giao nên ai cũng

cố sao không lộ vẻ hấp tấp khi bỏ đi, để rồi suốt buổi tối không đến với bà già ấy lần nào nữa” Chính sự giả tạo, hình thức ấy đã khiến “chàng chán ngấy đến nỗi nhìn mặt họ hay nghe họ nói chàng đều bực mình” Kể cả Liza – vợ chàng – cũng

vậy Chàng hối hận vì đã lấy Liza và nghi ngờ hạnh phúc đời người dù vợ chàng không phải là người xấu Andrey không phủ nhận vợ mình là người tốt và rất yêu chồng Nhưng cô ấy nông cạn! Trong khi chàng muốn đi tới tận cùng của sự nhận thức, khao khát khám phá cuộc sống rộng lớn thì Liza chỉ muốn bó hẹp trong không gian bé nhỏ, hào nhoáng của giới thượng lưu Nàng sử dụng tiếng Pháp thay vì tiếng Nga trong không gian thân mật gia đình, nàng vẫn nói cái giọng bông đùa, nũng nịu như khi ở trong phòng khách Chình vì thế mà đối với chàng

“hình như người vợ xinh xắn của chàng lại làm cho chàng chán ngấy hơn cả”

Andrey chỉ có một mơ ước là lập chiến công nhưng chàng lại chỉ quanh quẩn bên

vợ, do đó chàng thấy cuộc sống của mình thật nhàm tẻ và vô nghĩa

Xung đột với hoàn cảnh bên ngoài tạo nên mối xung đột bên trong, gây ra

bi kịch trong tâm hồn Andrey Vì muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, Andrey mơ ước đi tìm “một tâm hồn cao cả hơn người” kiểu Napoléon, bởi lúc này chàng coi Napoléon là biểu hiện của lòng nhân đạo và lí tưởng anh hùng Chiến thắng ở Tulon đã đem lại vinh quang cho Napoléon và Andrey cũng ấp ủ

trong mình “giấc mộng Tulon”, với mong muốn được mọi người ngưỡng mộ

Lối thoát trước mắt đối với Andrey là ra trận, tham gia cuộc chiến tranh

1805 Chàng ra đi mang theo “giấc mộng Tulon” Nhưng giấc mộng ấy có cái gì

đó tàn nhẫn, khủng khiếp, bởi nó chứa đựng chủ nghĩa cá nhân cực đoan kiểu Napoléon Giấc mộng hư danh này đã có lúc khiến Andrey trở nên hết sức ích kỉ

Chàng sẵn sàng “không do dự mà hi sinh hết thảy mọi người cho một phút vinh quang, cho một lúc chiến thắng, cho lòng hâm mộ của những người mà mình không biết và sẽ cũng không bao giờ biết” Thời khắc giao chiến sắp diễn ra,

Andrey nóng lòng chờ đợi giấc mộng Tulon hóa thành hiện thực Đang đắm mình

trong mộng tưởng vinh quang bỗng đâu đó vang lên tiếng nói: “Thế còn chết chóc, thế còn đau thương?”, nhưng Andrey không quan tâm, chàng cũng không

thèm đáp lại, chàng tiếp tục say sưa với những chiến thắng của mình Đứng trước chiến trường Austerlitz, chàng có cảm giác kích động hưng phấn nhưng đồng

thời cũng không kém phần bình tĩnh, dè dặt, chàng tin chắc rằng “cái giờ chiến thắng Tulon hay cầu Arcole của chàng đã điểm”, cơ hội lập công danh đang ở

truớc mắt chàng

Lúc mới đến với cuộc chiến tranh, Andrey thay đổi nhiều: “Trong vẻ mặt, trong cử chỉ, trong dáng đi của chàng, không còn dấu vết gì của vẻ cầu kỳ, uể oải

và lười biếng như trước kia nữa Chàng khiến cho mọi người có ấn tượng chàng

là một người không có thì giờ để nghĩ đến cảm tưởng của người khác đối với

Trang 9

8

mình, là một người đang mải làm một công việc lý thú và đáng quan tâm Vẻ mặt của chàng tỏ ra rằng đối với mình cũng như đối với người khác, chàng thấy hài lòng hơn trước, nụ cười và khóe nhìn của chàng đã trở nên vui vẻ và hấp dẫn hơn” Khi nhận được tin Pháp tiến vào Viên và nhận ra tình trạng tuyệt vọng của quân đội Nga, chàng buồn nhưng cũng thích thú Chàng tưởng tượng “"người ta

sẽ cử mình đem một đại đoàn hay một sư đoàn đến, mình giương cao lá cờ lao vào trận địa, đi đến đâu quét sạch đến đấy Công tước Andrey không thể không xúc động khi nhìn lá quân kỳ của các tiểu đoàn kéo qua trước mặt Mỗi lần như vậy, chàng lại tự nhủ: Có thể đấy chính là lá cờ mà mình sẽ cầm trong tay khi dẫn đầu ba quân tiến lên”

Trước trận Austerlitz, tất cả sự nhộn nhạo của quân đội không còn giữ được

kỉ cương, việc bất đắc dĩ phải cứu một người phụ nữ khỏi sự chèn ép của một sĩ quan và cả việc Kutuzov ngủ gật bởi tin rằng trận chiến sẽ thua tất cả như một -

“thứ văn xuôi với sự bệ rạc của nó” mâu thuẫn với ước vọng vinh quang bay bổng

và trừu tượng của Andrey Song anh vẫn cố gắng tin rằng ý chí cá nhân của mình

có thể xoay chuyển được cục diện trận chiến Khi trận chiến diễn ra và lâm vào khủng hoảng, tay nắm chặt cán cờ, kêu gọi binh lính xung phong, Andrey xông

xáo, gấp gáp chạy tới ước vọng vinh quang của mình “công tước Andrey bấy giờ đang cảm thấy những giọt nước mắt hổ thẹn và căm tức nghẹn ngào trong cổ đã nhảy phắt xuống ngựa và chạy về phía lá cờ Anh em tiến lên! - chàng thét, giọng thé lên như trẻ con Đã đến lúc rồi đây! Công tước Andrey nghĩ, trong khi nắm -

cán cờ, tai khoái trá nghe tiếng đạn bay líu ríu, hẳn là những viên đạn nhắm thẳng về phía chàng Mấy người lính ngã xuống Ura công tước Andrey thét -

Chàng chật vật lắm mới giữ được ngọn cờ nặng trĩu trong tay và chạy về phía trước, lòng tin chắc rằng cả tiểu đoàn sẽ chạy theo chàng” Nhưng rồi chàng đã trúng đạn và ngất lịm trên cao nguyên Pratsen Khi tỉnh dậy, Andrey chỉ thấy “ở phía trên chàng lúc bấy giờ không còn gì hết, ngoài bầu trời - bầu trời cao, không quang đãng lắm, nhưng vẫn cao vòi vọi, với những đám mây xám chầm chậm lững lờ trôi qua” Tất cả sự nhộn nhạo của trận chiến được thay thế bằng sự tĩnh lặng của bầu trời “Im lặng quá, yên tĩnh và trân trọng quá, hoàn toàn không giống những lúc ta đang chạy", công tước Andrey nghĩ không giống như khi chúng ta -

chạy, ta hét và bắn giết nhau, hoàn toàn không giống như khi người pháo binh

và tên lính Pháp giằng co nhau chiếc gậy thông nòng, mặt mày giận dữ và hoảng

sợ, những đám mây trôi trên bầu trời cao lộng mênh mông kia hoàn toàn không giống như thế Làm sao trước đây ta lại không trông thấy cái bầu trời cao vòi vọi ấy? Sung sướng quá: bây giờ thế là ta đã biết nó Phải, ngoài bầu trời vô tận kia

ra, tất cả đều là vô nghĩa, đều là lừa dối”

Khi đi duyệt lại chiến tuyến, thấy Andrey ngã xuống trong tư thế xung

phong, tưởng anh đã hi sinh, Napoléon cất lời khen ngợi “Thật là một cái chết đẹp!” Lời nói đó đã vọng vào trong tâm trí Andrey đang dần tỉnh lại và với chàng lúc này “dường như chỉ là tiếng vo ve của một con ruồi Chàng không những

Trang 10

9

không lưu tâm đến câu nói đó, mà thậm chí cũng không buồn để ý tới nữa, và nghe xong là đã quên ngay” Và lúc ấy, hình tượng Napoléon vĩ đại mà Andrey

hằng mong ước đã hoàn toàn sụp đổ, “Chàng biết rằng đây chính là Napoléon -

Vị anh hùng của chàng Nhưng vào giờ phút này chàng thấy Napoléon sao mà -

nhỏ bé, vô nghĩa quá chừng so với cái gì lúc bấy giờ đang diễn ra giữa linh hồn chàng với bầu trời cao vô tận với những đám mây bay lờ lững” Bầu trời Austerlitz trở thành biểu tượng đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức của Andrey Bị thương nằm lại chiến trường, dưới bầu trời ấy, Andrey như soi mình qua một tấm gương tinh thần và tự nhận thức chính bản thân mình Thế là, từ chỗ trước kia chàng say mê công danh bao nhiêu thì giờ đây chàng lại thất vọng chán chường bấy nhiêu Với Andrey giờ đây, bầu trời lí tưởng của chàng không còn là bầu trời với những chiến công lừng lẫy nữa, mà chính là bầu trời của cuộc sống không bon chen lo nghĩ, cuộc sống bình lặng và cái không khí hạnh phúc đời thường giản dị Bầu trời lí tưởng là bầu trời hòa bình không có chiến tranh Giấc

mơ của Andrey trong cơn sốt mê man cũng chính là những suy nghĩ chàng rút ra

được: “Chàng mơ thấy cuộc sống bình lặng và cái không khí hạnh phúc gia đình

êm thấm ở Lưxye Gorư Chàng đã bắt đầu được hưởng thụ cái hạnh phúc này thì bỗng cái lão Napoléon nhỏ bé kia hiện ra với cái nhìn dửng dưng, thiển cận và thỏa mãn trước những bất hạnh của người khác, rồi những hoài nghi, những đau khổ bắt đầu kéo đến, và chỉ có bầu trời kia là hứa hẹn sẽ cho chàng yên tĩnh”

Và từ giây phút ấy, Andrey nhen nhóm chủ trương sống cho riêng mình, còn lí tưởng của chàng cũng tiêu tan khi giấc mộng Tulon đổ vỡ dưới bầu trời Austerlitz

2.2 Giai đoạn 2: Andrey chán chường cuộc sống

Sau khi vỡ mộng công danh tại chiến trường Austerlitz, Andrey quay về nhà với một mong muốn tìm lại hạnh phúc giản đơn mà trước kia chàng không

hề trân trọng Niềm vui sum họp ghé đến chưa được bao lâu thì nỗi đau cũng nhanh chân ùn ùn kéo tới Thời khắc một sinh mệnh ra đời cũng chính là thời khắc một sinh mệnh qua đời Chúa trời trao tặng Andrey một đứa con và cũng cướp đi của Andrey người vợ Vậy là mong muốn tìm lại hạnh phúc gia đình tan tành thành mây khói, Andrey không thể có một gia đình trọn vẹn Đọc được lời

trách móc trên gương mặt người vợ từng bị chàng đối xử trịch thượng “Tôi đã yêu thương tất cả mọi người, tôi không ác với ai cả; sao các người nỡ đưa tôi đến nông nỗi này?” Andrey vô cùng hối hận, chàng cảm thấy “có một cái gì bị xé rách trong lòng mình, chàng cảm thấy mình có lỗi, một lỗi mà chàng không thể nào chuộc lại được, và cũng không thể nào quên được” Cái chết của Liza đã tác

động mạnh đến Andrey, chàng chán chường, tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào cuộc đời Andrey tự xây cho mình một bức tường thành tách biệt chàng với thế giới bên ngoài, chàng trở về trại ấp ở một vùng quê nghèo hi vọng sẽ tìm thấy bình yên Con đường đi tìm lẽ sống của Andrey tạm thời gián đoạn

Cái hay, cái tốt trong Andrey thể hiện ở chỗ tuy chàng lẩn trốn cuộc đời nhưng không có nghĩa là chàng không quan tâm đến cuộc đời, đến lợi ích của

Trang 11

tô Ở Bogutsarovo công tước Andrey xuất tiền thuê một bà đỡ để trông nom các sản phụ và trả lương cho một ông linh mục để dạy cho con cái nông dân và gia

nô biết đọc, biết viết”

Hơn hai năm sau, Andrey gặp lại Pierre ngay chính tại thôn Bogutsarovo của mình Cuộc gặp gỡ của đôi bạn thân lâu ngày mới gặp không ánh lên tia sáng mừng rỡ mà lại đượm một sắc buồn man mác Bi kịch nối tiếp bi kịch, nỗi đau liền tiếp nỗi đau dồn dập giáng vào người Andrey khiến chàng gần như gục ngã, chàng khác hẳn ngày trước Cuộc trò chuyện về cuộc sống của đôi bạn thân cũng

vì thế mà thấm đẫm màu bi quan, chán nản của Andrey

Trái ngược với những việc làm tiến bộ như giải phóng nông nô, mở trường học, dựng nhà thương thì Andrey lại bộc lộ những quan điểm sai lầm, lệch lạc về những người nông dân bất hạnh Andrey nói rằng việc giúp người nông dân thoát

ra khỏi tình trạng súc vật của họ đồng nghĩa với việc tước đoạt của họ cái hạnh phúc súc vật – cái hạnh phúc duy nhất mà họ có Chàng lại tin rằng việc xây nhà thương, giành lấy sự sống cho những người nông dân sắp chết là vô nghĩa, bởi theo chàng tuy hắn sống nhưng hắn lại tàn tật, mà tàn tật thì lại là gánh nặng cho mọi người, thế nên để cho hắn chết thì đơn giản, và êm thắm hơn cứu hắn sống rất nhiều Công tước Andrey trình bày những tư tưởng của mình một cách thích

thú: “những lí luận của chàng càng bi quan thì khóe mắt của chàng lại càng linh hoạt lên” Cuối cùng, chàng khẳng định với Pierre rằng mình không hề có ý muốn

làm điều thiện cho đồng loại, chàng chỉ muốn sống cho mình: “Tôi thương cho phẩm giá của con người, cho sự yên tĩnh của lương tâm, cho sự trong sạch, chứ không phải cho sự thương hại cái đầu hay cái lưng của nông dân, mà dù người

ta có cạo trọc, có quất roi bao nhiêu đi nữa và cũng sẽ là những cái đầu và cái lưng ấy” Không phải ngẫu nhiên mà Andrey lại có tư tưởng sai lệch như vậy,

chàng nghĩ rằng chính bởi trước đây chàng khao khát vinh quang để được người khác mến mộ nên chàng mới ra trận nhưng rồi cuối cùng cái chàng nhận được lại

là thất bại đau thương, là vô nghĩa, là mất mát, thế nên chàng không muốn sống

vì người khác là vậy Nếu như trước đây, Pierre và Andrey thân nhau bởi họ cùng nhìn về một hướng, cùng đi trên một con đường thì giờ đây họ khó xích lại gần nhau bởi họ không đồng quan điểm, không cùng chí hướng Pierre đang hào hứng với những lí tưởng cao cả của hội Tam điểm nên thuyết phục chàng “sống vì người khác” nhưng Andrey vẫn khăng khăng đề xướng triết lí “sống vì mình”:

“Còn tôi thì đã sống để tìm vinh quang (mà vinh quang là cái gì? Cũng chẳng qua là tình yêu người khác, muốn làm cho họ một cái gì? Muốn được họ khen ngợi) Tóm lại, tôi đã sống cho những người khác như thế và tôi không phải suýt

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w