1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận của chủ nghĩa mác – lênin về vai trò của người lao Động trong lực lượng sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Ở việt nam hiện nay

13 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin Về Vai Trò Của Người Lao Động Trong Lực Lượng Sản Xuất, Liên Hệ Với Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nhóm 13
Trường học Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Chuyên ngành Khoa Học Cơ Bản – Y Học Cơ Sở
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 96,58 KB

Nội dung

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" Chính người lao động là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN – Y HỌC CƠ SỞ

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài:

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, LIÊN

HỆ VỚI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Tên nhóm: Nhóm 13

Lớp: RHM2022

Niên khóa: 2022- 2028

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022

Trang 2

Trang

A MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ

TÀI -1 2 MỤC TIÊU NGHIÊN

-1 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU -1 4 KẾT CẤU ĐỀ

TÀI -B NỘI DUNG 3

I LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

I.1 Khái niệm lực lượng sản xuất

I.2 Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất

1.2.1 Nhân Tố Người Lao Động

1.2.2 Nhân Tố Tư Liệu Sản Xuất

1.3 Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất

II VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, MỘT SỐ YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

II.1 Vai trò của nhân tố lao động trong lực lượng sản xuất

2.1.1 Vai trò của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại 

2.1.2 Người lao động biết kết hợp với phương tiện lao động để đạt mục đích 2.1.3 Người lao động tự xây dựng được đời sống xã hội

2.1.4 Người lao động tự tạo nên lịch sử

2.1.5 Người lao động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

2.1.6 Người lao động áp dụng khoa học công nghệ thành một lực lượng sản xuất trực tiếp

2.2 Những yêu cầu cơ bản của người lao động trong lực lượng sản xuất

2.2.1 Người lao động cần phải có thể lực, sức khỏe tốt

2.2.2 Người lao động phải có trí thức

2.2.3 Người lao động phải có tính kỷ luật

2.3 Những yếu tố tác động đến người lao động trong xây dựng lực lượng sản xuất

2.3.1 Yếu tố giáo dục - đào tạo

2.3.2 Yếu tố môi trường xã hội

2.3.3 Yếu tố cách mạng khoa học – công nghệ

2.3.4 Yếu tố hợp tác quốc tế

III THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Trang 3

3.1 Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là gì.

3.1.2 Thực trạng của nhân tố lao động

3.1.3 Yếu tố tích cực

 KHÁI QUÁT THÀNH TỰU, TIẾN BỘ ĐƯA DẪN CHỨNG

3.1.4 Yếu tố hạn chế

NÊU RÕ HẠN CHẾ NHÌN CHUNG, DẪN CHỨNG CỤ THỂ

3.2 Nguyên nhân chủ yếu của mặt tích cực và hạn chế ở người lao động

 3.2.1 Nguyên nhân của mặt tích cực

a xét ở người lao động

b Xét ở người sử dụng lao động( doanh nghiệp, chủ đầu tư)

c Xét ở tác động của Đảng và Nhà nước

 3.2.2 Nguyên nhân của mặt hạn chế

d xét ở người lao động

d Xét ở người sử dụng lao động( doanh nghiệp, chủ đầu tư)

d Xét ở tác động của Đảng và Nhà nước

IV GIẢI PHÁP TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM

IV.1 Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là bậc đại học,

cao đẳng

IV.2 Có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn nhân

lực chất lượng cao

IV.3 Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao

IV.4 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền kinh

tế

-xã hội của đất nước

V LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM

C KẾT LUẬN

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Lời mở đầu 1.Lý do chọn đề tài :

 Tầm quan trọng, vai trò của đề tài: nguồn lao động có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia

 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: kinh tế quốc gia còn lạc hậu, nguồn lao động chất lượng cao chiếm tỷ lệ còn thấp

2 Mục tiêu nghiên cứu: 

 Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan

 Các mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất

 Vai trò của nhân tố lao động trongz lực lượng sản xuất

 Một số yêu cầu đặt ra, các tác động lên người lao động

 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp

3 Phương pháp nghiên cứu : tìm hiểu, tra cứu, tổng hợp, chắt lọc tài liệu, phân tích, nhận xét

4 Kết cấu đề bài: 5 nội dung chính:

Nội Dung

I LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

1 Khái niệm lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình

Vậy, lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"

Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất

Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa", nó "nhân" sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản xuất Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lực

Trang 5

lượng sản xuất Cùng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện Chính sự cải tiến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử

Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn

Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp" Sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn chỉ là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thức khoa học Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại

Ví dụ về lực lượng sản xuất có thể kể đến sự xuất hiện của Mạng 5G, công nghệ Internet, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,… đã dẫn tới sự thay đổi rất lớn trong quá trình sản xuất của con người

2 Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất

a Nhân tố người lao động

Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của lao động ngày càng cao Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu

b Nhân tố tư liệu sản xuất 

Là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động

Đối tượng lao động

Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người Có thể phân loại đối tượng lao động như sau:

Đối tượng lao động là các loại, các phần đã có sẵn ở thế giới tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất, cá tôm dưới biển, ) và việc duy nhất con người phái tác động đó là tách các đối tượng này ra khỏi chủ thế tự nhiên Nói đến đây, chúng ta có thể hình dung ra phân loại thứ nhất về đối tượng lao động này thường được sử dụng ở các

Trang 6

ngành công nghiệp là chính, như công nghiệp khai thác khoáng sản công nghiệp chế biến hải sản,

Đối tượng lao động là các loại, các thành phần đã trải qua quá trình tác động của con người, và chúng lại được sử dụng làm đối tượng lao động một lần nữa Chẳng hạn như: vải để may mặc, sắt thép để chế tác máy móc, hay chúng còn được gọi là nguyên vật liệu

Khi nói đến nguyên liệu chính là đối tượng lao động, nó có thể đúng, tuy nhiên không mang tính tuyệt đối Bởi vì có thể đối tượng lao động là mọi nguyên liệu, nhưng chưa chắc mọi nguyên liệu đã là đối tượng lao động Và đôi khi đối tượng lao động cũng không hoàn toàn là từ các loại vật phẩm thuộc về thế giới tự nhiên Vậy nó được xem là đối tượng lao động khi nào? Đó là khi con người hướng sự lao động của họ vào

nó, tác động và làm thay đổi nó

Tư liệu lao động

Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người Tư liệu lao động bao gồm:

Phương tiện lao động là yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải vật chất phục

vụ nhu cầu con người và xã hội Công cụ lao động là yếu tố vật chất trung gian truyền dẫn giữa người lao động và đối tượng lao động trong tiến hành sản xuất đây chính là khí quan của bộ óc, là tri thức được vật thể hóa do con người sáng tạo ra và được con người sử dụng là phương tiện vật chất của quá trình sản xuất

Công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động Ngày nay trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ đang phát triển, công cụ lao động ngày càng được hiện đại hóa C.Mác từng khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng khác nhau cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”

3 Mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động

Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định Bởi

vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động Tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động

Trong quá trình sản xuất nêu như công cụ sản xuất hao phí và di chuyển vào giá trị sản phẩm thì người lao động do bản chất sáng tạo của mình, trong quá trình lao động họ

Trang 7

không chỉ tạo ra giá trị đủ bù đắp hao phí lao động, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu Người lao động là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo ra vật chất, nguồn gốc của sự sáng tạo ra vật chất

Ví dụ: Con người từ đời này sang đời khác sẽ phát triển về trí óc và về tinh thân nên các làm việc của hộ sẽ khác người xưa Dụng cụ lao động được cải tiến làm cho kinh tế xã hội phát triển

II Vai trò và những yêu cầu cơ bản của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất 2.1 Vai trò của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, người lao động là yếu tố quan trọng nhất,

có ý nghĩa quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất bởi vì:

2.1.1 Người lao động là một loại động vật biết chế tạo công cụ

Người lao động là một “động vật biết chế tạo công cụ” vì ngoài việc sử dụng những công cụ lao động có sẵn, người lao động đã làm cho mọi vật “do tự nhiên cung cấp” trở thành một khí quan hoạt động của con người Nhờ đó, người lao động đã tăng thêm sức mạnh của các khí quan vốn có của mình lên gấp bội

Ví dụ: con người chế tạo ra máy móc, thiết bị; chế tạo ra các dụng cụ lao động bằng đá,

đồng, sắt, v.v

2.1.2 Người lao động biết kết hợp với phương tiện lao động để đạt mục đích

Người lao động với tri thức và ý chí của mình biết sử dụng và kết hợp các yếu tố cấu thành của tư liệu sản xuất như đối tượng lao động, công cụ lao động, phương tiện lao động; hiện thực hóa vai trò và tác động của những yếu tố đó để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cải tạo giới tự nhiên một cách có hiệu quả nhất. 

C.Mác viết: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử” Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”

Ví dụ: hợp tác làm việc nhóm để nâng cao hiệu suất và chất lượng; kết hợp giữa máy móc và công cụ lao động thuần túy để tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhất

2.1.3 Người lao động tự xây dựng được đời sống xã hội

Tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của con người là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu Đó là việc sản xuất ra chính đời sống vật chất của con người Đồng thời với quá trình đó, con người cũng sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội

C Mác viết: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ

sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta”

Ví dụ: biết dệt vải, làm quần áo phục vụ cho nhu cầu giữ ấm sau đó là làm đẹp

2.1.4 Người lao động tự tạo nên lịch sử

Trang 8

Lực lượng sản xuất tạo ra tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nó cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ xã hội trong mỗi giai đoạn lịch

sử nhất định Chính vì vậy, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác khẳng định:

“Lịch sử chẳng qua chỉ là sự tiếp nối của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả những thế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục cái hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi”

Ví dụ: chiếm hữu nô lệ -> phong kiến -> tư sản chủ nghĩa -> xã hội chủ nghĩa; cách mạng công nghiệp lần 1, 2, 3, 4

2.1.5 Người lao động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

Trong khi các yếu tố của tư liệu sản xuất đều hữu hạn và thường bị hao mòn nhanh theo thời gian thì người lao động, ngoài yếu tố thể lực bị hao mòn chậm thì các kỹ năng lao động, trình độ tay nghề luôn có khả năng tự đổi mới, tự nâng cao thông qua quá trình

tự học hỏi, bồi dưỡng, trau dồi tri thức không ngừng để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất

Bằng những nghiên cứu khoa học, ông đã đưa ra một phán đoán: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến một mức độ nào

sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy; những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy; những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực”

Ví dụ: đại học -> cử nhân -> thạc sĩ –> tiến sĩ v.v

2.1.6 Người lao động áp dụng khoa học công nghệ thành một lực lượng sản xuất trực tiếp

Theo luận điểm nói trên của C Mác, tri thức khoa học đã làm cho tư bản cố định như nhà xưởng, máy móc được dùng trong sản xuất chuyển hóa đến một mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nói cách khác, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành công cụ sản xuất và được người lao động

sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Điều kiện để tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã được C Mác khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu

tố có tính chất quyết định và kích thích”

Trang 9

Ví dụ: máy móc thiết bị trở thành lực lượng sản xuất thay cho lao động tay chân

2.2 Những yêu cầu cơ bản của người lao động trong lực lượng sản xuất

Để phát triển lực lượng sản xuất người lao động với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất vật chất cần có những yêu cầu cơ bản sau

2.2.1 Người lao động cần phải có thể lực, sức khỏe tốt

Người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại cần có thể lực tốt, sức khỏe dồi dào, dẻo dai để có thể chịu áp lực cao, cường độ lao động lớn trong công việc, thích ứng với

sự thay đổi liên tục về nghề nghiệp và có khả năng thu thập, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy

2.2.2 Người lao động phải có trí thức

Người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại cần có tri thức, trí tuệ dồi dào; có khả năng lao động sáng tạo; chủ động và tích cực ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất

2.2.3 Người lao động phải có tính kỷ luật

Ngoài thể lực và trí lực, người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại cần có ý thức

tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức và văn hóa nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sinh thái

2.3 Những yếu tố chủ yếu tác động đến người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

2.3.1 Tác động của giáo dục - đào tạo đến người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức:

“Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên” Giáo dục - đào tạo có tác động trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, trình độ, tay nghề, kỹ năng cho người lao động Để trở thành người lao động hiện đại thì không thể không trải qua quá trình đào tạo Giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng góp phần quan trọng trong việc trang bị cho người lao động những tri thức về nghề nghiệp, kỹ năng trong lao động sản xuất, kỹ năng

về khoa học – công nghệ để họ có thể vận hành được những máy móc hiện đại Ngoài những tri thức truyền thống đó, giáo dục - đào tạo hiện nay còn trang bị cho người lao động những tri thức về thị trường, hội nhập, về khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, những tri thức về bản quyền và sở hữu trí tuệ; về an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái để tạo nên những phẩm chất hiện đại của người lao động trong lực lượng sản xuất thời đại ngày nay

2.3.2 Tác động của môi trường xã hội đến người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Môi trường xã hội là điều kiện làm việc, sinh hoạt, ăn ở; là những chế độ, chính sách tác động hàng ngày đến công việc, cuộc sống của người lao động, giúp họ có thêm động lực, phát huy được tối đa tính sáng tạo và khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học -công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn Nếu có những chính

Trang 10

sách hợp lý, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ tốt sẽ kích thích tính sáng tạo, tinh thần tự giác của người lao động; khiến người lao động được tự do sáng tạo theo khả năng của mình, biến quá trình lao động là quá trình sáng tạo và cống hiến chứ không phải là quá trình lao động bị cưỡng bức, bị trói buộc bởi những quy tắc cứng nhắc

2.3.3 Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đến người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại có tác động to lớn đến phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại nói riêng Với việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng số hóa trong quá trình sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất dần lợi thế; sản xuất chuyển dịch dần sang những nước phát triển, nhiều lao động có kỹ năng và chuyên môn cao Điều này cũng đặt ra một thách thức nếu người lao động không có trình độ chuyên môn, không có kỹ năng lao động, không có ý thức tự đổi mới, phát huy tinh thần tích cực, sáng tạo thì tất yếu sẽ trở nên lạc hậu,

không bắt nhịp được với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại cũng đặt ra yêu cầu nếu các quốc gia không ưu tiên phát triển nhân tố người lao động theo hướng chuyên sâu tất yếu sẽ không thể tạo ra những lợi thế có tính cạnh tranh

2.3.4 Tác động của hợp tác quốc tế đến người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Hợp tác quốc tế về lao động là quá trình liên kết, hợp tác trên phạm vi khu vực và thế giới về việc đào tạo, sử dụng lao động Đây là một xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay Hợp tác quốc tế về lao động tác động đến việc tạo ra một đội ngũ những người lao động trong lực lượng sản xuất có những phẩm chất tiên tiến, có khả năng thích ứng với nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất ở các quốc gia khác nhau, đồng thời góp phần tác động đến sự phân công lao động quốc tế một cách hợp lý hơn Bên cạnh đó, khi tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động, trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động cũng ngày càng được nâng cao Ngoài ra, hợp tác quốc tế về lao động cũng góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất

III THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

3.1 Thực trạng của nhân tố lao động:

Dân số nước ta đạt 96,2 triệu người Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính 55,46 triệu người, chiếm hơn một nửa dân số Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 76,21%

=> Nền Kinh tế số đòi hỏi có một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ, nhất là Nguồn nhân lực

3.1.1 Yếu tố tích cực

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đã có những cải thiện nhất định.Kĩ thuật chuyên môn lẫn tay nghề của người lao động ngày càng cao,do ngày càng tiếp thu và gần gũi các công nghệ và chương tình mới

Ngày đăng: 12/12/2024, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w