HCMKHOA : ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ••••• ••••• MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN, LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA : ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
••••• •••••
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN, LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ HIỆN NAY GVHD: TS Nguyễn Thị Quyết Nhóm thực hiện: 6 SVTH : 1 Trương Châu Tich Thiên 24145164
2 Trần Hiển Long 24145134
3 Mai Võ Anh Tú 24145181
4 Võ Lê Phú Lộc 24145135
5 Phạm Quang Minh 24145139
Mã lớp học: LLCT130105E_13FIE
ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tiểu luận này, chúng em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức quý giá và kinh nghiệm thực tế Để hoàn thành công
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2024
Trang 2trình nghiên cứu này, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và nhữngđóng góp quý báu từ Cô Nguyễn Thị Quyết Chúng em xin gửi lời cảm ơn chânthành đến Cô, người đã không ngừng chia sẻ kiến thức và nhiệt huyết, giúpchúng em có cái nhìn sâu rộng hơn và biết cách tiếp cận các vấn đề phức tạpmột cách hiệu quả.
Thực hiện tiểu luận với đề tài “Quy luật phủ định của phủ định và sự vậndụng của quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa XHCN ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là một hành trình không ít khó khăn Tuynhiên, nhờ vào sự chỉ bảo tận tình và hướng dẫn cẩn thận của Cô, chúng em đãtừng bước vượt qua những thử thách ấy Chúng em đã cố gắng vận dụng nhữngkiến thức đã học để hoàn thiện bài làm này một cách tốt nhất, dù còn những hạnchế nhất định do kinh nghiệm còn non trẻ và kiến thức chưa thật sự sâu sắc Rấtmong nhận được sự thông cảm, góp ý từ Cô để chúng em có thể cải thiện hơntrong các bài nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh đó, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình họctập và nghiên cứu Những ý kiến quý báu của mọi người là nguồn động lực để chúng
em hoàn thiện bài tiểu luận này.
Cuối cùng, một lần nữa, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô và hy vọng rằng những kiến thức mà Cô truyền đạt sẽ là hành trang quý giá cho chúng em trên con đường học tập và làm việc trong tương lai.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
Điểm:
Ký tên
TS Nguyễn Thị Quyết
MỤC LỤ
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN THEO TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1.1 Khái niệm về sự phát triển theo triết học Mác – Lênin
1.2.Tính chất của sự phát triển của triết học Mác – Lênin
1.3 Ý nghĩa của phương pháp luận theo triết học Mác – Lênin
CHƯƠNG 2: LÝ HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ HIỆN NAY
2.1 Tổng quan về sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập
2.2 Những thách thức và cơ hội của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập
2.3 Thực trạng phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập
2.4 Giải pháp phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tầm quan trọng của triết học Mác-Lênin là nguyên lý phát triển và quan hệ biện chứng là nền tảng lý luận quan trọng của triết học Mác-Lênin, giúp giải thích bản chất và quy luật của các quá trình biến đổi trong tự nhiên, xã hội, và tư duy Việc áp dụng các nguyên lý này vào thực tiễn có thể cung cấp phương pháp luận để giải quyết các vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh toàn cầu, chuyển đổi số, và phát triển bền vững Việc nghiên cứu nguyên lý phát triển giúp xác định phương hướng chiến lược, cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển.
Đề tài giúp liên hệ lý luận của triết học Mác-Lênin với thực tế kinh tế Việt Nam, qua
đó kiểm chứng tính đúng đắn và sự vận dụng sáng tạo của các nguyên lý này vào hoàn cảnh cụ thể.
Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập, phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc hiểu rõ quy luật và nguyên lý phát triển là cần thiết để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và tự chủ.
Đề tài không chỉ góp phần nâng cao nhận thức lý luận mà còn đóng góp cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách phát triển phù hợp.
Các vấn đề về hội nhập, đổi mới kinh tế và phát triển bền vững đang là trọng tâm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực Đề tài này sẽ cung cấp một cách tiếp cận triết học để phân tích các vấn đề trên.
Trong triết học Mác-Lênin, sự phát triển được hiểu là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ đơn giản đến phức tạp Đây
là một khái niệm trung tâm và là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu lý luận của triết học Mác – Lênin về nguyên lý sự phát triển sẽ giúp hiểu rõ hơn về các nguyên lý biện chứng, từ đó liên hệ với thực tiễn phát triển kinh
tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đổi mới hiện nay Việc áp dụng những nguyên
lý này sẽ góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, công bằng và hiện đại.
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Trang 7CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN THEO TRIẾT HỌC
MÁC-LÊNIN 1.1 Khái niệm về sự phát triển theo triết học Mác – Lênin
1.1.1 Bản chất của sự phát triển
Sự phát triển được xem là quá trình vận động của tất cả sự vật, hiện tượng
trong thế giới đều không ngừng vận động Tuy nhiên, không phải vận động nàocũng là phát triển Chỉ những vận động làm cho sự vật tiến lên về chất lượng, quy
mô, cấu trúc, và mức độ tổ chức mới được gọi là phát triển
Ví dụ minh họa về quá trình vận động trong xã hội: Cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga: Quá trình vận động trong xã hội Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX diễn ra dưới sự mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp tư sản, giữa cáctầng lớp xã hội nghèo khổ và một tầng lớp giàu có, thống trị Cách mạng ThángMười là kết quả của quá trình vận động này, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Xôviết, đánh dấu bước chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa
Sự thay đổi mang tính tiến bộ: Phát triển thể hiện sự tiến bộ qua việc thay
thế các yếu tố cũ, lạc hậu bằng các yếu tố mới, tiến bộ và hoàn thiện hơn
Ví dụ: Cách mạng Tháng Mười Nga (1917): là một minh chứng điển hình
cho sự thay đổi mang tính tiến bộ này Sau khi xã hội Nga đã phát triển đến mộtmức độ nhất định trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp côngnhân và nông dân với giai cấp tư sản trở nên không thể giải quyết, và cách mạng đã
mở ra một giai đoạn mới - xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, dựa trên nguyên lýcông bằng và bình đẳng
1.1.2 Đặc điểm của sự phát triển
Tính khách quan là sự phát triển là một hiện tượng vốn có của các sự vật vàhiện tượng, không phụ thuộc vào ý chí con người
Trang 8Ví dụ: Trong xã hội phong kiến, lực lượng sản xuất còn thấp, chủ yếu dựa vào
lao động thủ công và nông nghiệp Quan hệ sản xuất ở đây là chế độ phong kiếnvới sự bóc lột của tầng lớp quý tộc đối với nông dân Khi lực lượng sản xuất pháttriển với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp và các công nghệ mới, năng suấtlao động tăng lên, dẫn đến sự ra đời của chế độ tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, chế độnày cũng tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp công nhân và giai cấp tưsản Khi lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển và mâu thuẫn không thể hòa giảitrong khuôn khổ tư bản chủ nghĩa, sự thay đổi tất yếu là chuyển sang xã hội xã hộichủ nghĩa Quá trình này diễn ra khách quan và không phụ thuộc vào mong muốnhay hành động của bất kỳ cá nhân hay giai cấp nào
Tính phổ biến là Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều
vận động, biến đổi và phát triển theo những quy luật nhất định
Ví dụ: Quá trình tiến hóa của loài người từ loài vượn cổ cho thấy sự phát triển
của loài người qua hàng triệu năm Sự biến đổi này không phải là một quá trìnhngẫu nhiên hay có sự can thiệp của ý thức mà là kết quả của một quy luật phát triển
tự nhiên, qua các yếu tố như sự cạnh tranh sinh tồn, biến đổi môi trường, và sựthích nghi Những loài nào không thể thích nghi sẽ bị tiêu diệt, còn những loài thíchnghi tốt hơn sẽ tồn tại và phát triển
Tính kế thừa là Trong quá trình phát triển, các yếu tố tích cực, tiến bộ từ giai
đoạn trước được bảo tồn và nâng cấp, kết hợp với các yếu tố mới để hình thành cáimới
Ví dụ: Trong quá trình cách mạng tháng Mười Nga 1917, các tư tưởng
Mác-Lênin kế thừa những thành quả cách mạng của các phong trào trước đó, như cáchmạng tư sản Pháp 1789 (một cuộc cách mạng quan trọng mở đường cho chủ nghĩa
tư bản phát triển) Tuy nhiên, sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến một mức độnhất định, những mâu thuẫn giai cấp sâu sắc và sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh
Trang 9giai cấp đẩy xã hội tiến tới chế độ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, cách mạng Nga khôngphải là một sự phủ nhận hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản mà là sự kế thừa nhữngthành tựu mà chế độ tư bản đã tạo ra như nền kinh tế công nghiệp, các phương thứcsản xuất tiên tiến và sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1.3 Nguồn gốc của sự phát triển
Triết học Mác-Lênin khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong mâuthuẫn bên trong sự vật và hiện tượng Mâu thuẫn biện chứng là xung đột giữa cácmặt đối lập, vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau Quá trình đấu tranh giữa cácmặt đối lập dẫn đến sự phủ định của cái cũ và hình thành cái mới (phép phủ địnhcủa phủ định)
1.1.4 Các quy luật chi phối sự phát triển
Triết học Mác-Lênin chỉ ra ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtchi phối sự phát triển:
Quy luật mâu thuẫn (thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập): Là
động lực bên trong của sự phát triển
Ví dụ: Trong xã hội, khi cá nhân có những mưu cầu cá nhân trái ngược với lợi
ích cộng đồng (ví dụ: tham nhũng, lạm dụng quyền lực), mâu thuẫn này sẽ tạo ranhững tác động tiêu cực đến xã hội Chính sự mâu thuẫn này sẽ thúc đẩy các thayđổi trong hệ thống pháp luật, các giá trị xã hội, và thậm chí có thể dẫn đến cải cách
xã hội để đảm bảo sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại: Là cách thức mà sự phát triển diễn ra.
Ví dụ: Sự thay đổi trong nhiệt độ và thể chất của nước: Khi nước được đun
nóng, nhiệt độ nước sẽ tăng dần (thay đổi về lượng) mà nước vẫn ở thể lỏng.Nhưng khi nhiệt độ đạt đến 100°C, nước sẽ bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể hơi(sự thay đổi về chất), tức là khi nhiệt độ tăng dần đến một mức độ nhất định, sự
Trang 10thay đổi về lượng (nhiệt độ) sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất (nước chuyển từ lỏngsang hơi) Ngược lại, khi nước hơi được làm nguội (thay đổi về lượng), nó sẽchuyển từ thể hơi về thể lỏng, từ đó thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất(nước chuyển từ hơi sang lỏng).
Quy luật phủ định của phủ định: Là một nguyên lý quan trọng trong triết
học Mác-Lênin, đặc biệt là trong lý thuyết về sự phát triển biện chứng Quy luậtnày khẳng định rằng sự phát triển không phải là một quá trình đơn giản, tuyến tính
mà là một quá trình có tính chu kỳ và phủ định lẫn nhau Theo lý thuyết này, quátrình phát triển bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu – sự hình thành một trạng thái hay một hiện tượng
Giai đoạn thứ hai – sự phủ định, tức là sự thay đổi hoặc sự tàn lụi của trạngthái hay hiện tượng đó
Giai đoạn thứ ba – sự phủ định của sự phủ định, là sự trở lại hoặc tái sinhnhưng ở một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn
Ví Dụ: Trong lịch sử, quá trình chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ
tư bản chủ nghĩa là một ví dụ điển hình của quy luật phủ định của phủ định
1.1.5 Ý nghĩa thực tiễn
Nhận thức thế giới: Hiểu rõ sự phát triển giúp con người nhận thức đúng bản
chất của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Hoạt động thực tiễn: Việc vận dụng các nguyên lý của sự phát triển giúp xác
định phương hướng đúng đắn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt trong xâydựng và phát triển kinh tế, xã hội
Sự phát triển trong triết học Mác-Lênin: không phải là quá trình tuyến tính
mà là quá trình biện chứng, có tính chất quanh co, phức tạp, nhưng xu hướng chungvẫn là tiến bộ và hoàn thiện hơn
Trang 111.2.Tính chất của sự phát triển của triết học Mác – Lênin
1.2.1.Tính khách quan
Sự phát triển là một quá trình tự nhiên, nội tại: Nó bắt nguồn từ mâu thuẫn bêntrong của sự vật và hiện tượng, không phụ thuộc vào ý chí hay mong muốn chủquan của con người Con người chỉ có thể nhận thức, tác động và thúc đẩy quátrình phát triển dựa trên các quy luật khách quan, nhưng không thể tạo ra quy luậtnày
Ví Dụ
Sự phát triển của xã hội: Quá trình chuyển biến từ chế độ phong kiến sang
chế độ tư bản chủ nghĩa và rồi từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủnghĩa là một quá trình khách quan, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất vàmâu thuẫn giai cấp trong xã hội Mặc dù có thể có những yếu tố chủ quan, nhưng
sự thay đổi này không thể bị ngừng lại chỉ vì ý muốn của một cá nhân hay giai cấpnào
Sự phát triển trong khoa học tự nhiên: Trong lĩnh vực vật lý học, sự phát
triển từ lý thuyết cơ học cổ điển của Newton sang thuyết tương đối và cơ học lượng
tử là kết quả của sự tìm tòi, khám phá và sự thay đổi trong các quy luật tự nhiên,bất chấp các quan niệm hay niềm tin trước đó
1.2.2 Tính phổ biến
Sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực: Từ tự nhiên, xã hội đến tư duy, không có
sự vật hay hiện tượng nào nằm ngoài quá trình phát triển Phát triển không chỉ tồn
tại ở một giai đoạn, một lĩnh vực cụ thể mà diễn ra trong toàn bộ thế giới
Ví Dụ
Sự phát triển trong sinh học: Quá trình tiến hóa của các loài sinh vật, từ các
sinh vật đơn giản đến các sinh vật phức tạp hơn, là một quá trình phát triển phổ
Trang 12biến trong giới tự nhiên Các loài sinh vật tồn tại và phát triển qua các giai đoạn củaquá trình chọn lọc tự nhiên, phản ánh sự phát triển chung trong vũ trụ sinh học.
Sự phát triển trong xã hội: Cũng như các cá nhân, các xã hội và nền văn
minh không ngừng phát triển Chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản, rồiđến xã hội xã hội chủ nghĩa, là minh chứng cho tính phổ biến của sự phát triểntrong lĩnh vực xã hội Mỗi xã hội đều trải qua quá trình phát triển mà không thể nàodừng lại ở một trạng thái cố định
1.2.3.Tính đa dạng và phong phú
Phát triển không đồng đều: Quá trình phát triển ở mỗi sự vật, hiện tượng cótốc độ, hình thức và đặc điểm riêng Mỗi lĩnh vực có quy luật phát triển đặc thù,nhưng vẫn nằm trong quy luật chung của phép biện chứng
Ví Dụ
Sự phát triển của các nền kinh tế: Trong quá trình phát triển kinh tế, có
những quốc gia đi theo con đường tư bản (như các quốc gia phương Tây), trong khi
đó, một số quốc gia khác có thể lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa (như cácquốc gia xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20) Mỗi con đường phát triển đều có nhữngđặc điểm riêng, và mỗi quốc gia phải lựa chọn một con đường phù hợp với hoàncảnh của mình
Sự phát triển trong văn hóa: Văn hóa mỗi dân tộc, mỗi nền văn minh có
những đặc trưng riêng Ví dụ, văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây cónhững khác biệt rõ rệt về quan niệm về gia đình, xã hội và chính trị Mỗi nền vănhóa phát triển theo cách riêng, tùy thuộc vào lịch sử, điều kiện tự nhiên và xã hội
1.2.4 Tính kế thừa
Phát triển không phủ định hoàn toàn cái cũ: Các yếu tố tích cực, tiến bộ từ giaiđoạn trước sẽ được giữ lại và cải tiến trong cái mới Kế thừa không có nghĩa là saochép nguyên xi mà là cải tạo, nâng cấp để phù hợp với điều kiện mới
Trang 13Ví Dụ
Sự phát triển trong khoa học: Lý thuyết hệ mặt trời của Copernicus đã đặt
nền móng cho lý thuyết hành tinh chuyển động quanh mặt trời Tuy nhiên, lý thuyếtcủa Kepler và Newton tiếp tục kế thừa và hoàn thiện lý thuyết trước đó Mặc dù có
sự phát triển mạnh mẽ, các lý thuyết sau luôn kế thừa những gì đã được chứngminh đúng trong các lý thuyết trước đó
Sự phát triển trong lịch sử tư tưởng: Triết học Mác-Lênin kế thừa những
nguyên lý cơ bản của triết học Hegel, đặc biệt là về biện chứng học, nhưng Mác đãchuyển từ biện chứng lý tưởng sang biện chứng duy vật, làm sâu sắc và hoàn thiệnhơn lý thuyết biện chứng Quy trình này thể hiện tính kế thừa trong phát triển triếthọc
1.2.5 Tính biện chứng
Sự phát triển là quá trình vận động, biến đổi có tính chất quanh co, phức tạp:Không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng hay liên tục mà thông qua cácbước nhảy, thăng trầm
Sự phát triển luôn gắn liền với mâu thuẫn và sự giải quyết mâu thuẫn, tạođộng lực để cái mới ra đời
Ví Dụ: Sự phát triển trong xã hội: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản trong xã hội tư bản là một mâu thuẫn quan trọng, là động lực thúc đẩy sựphát triển của xã hội Chính mâu thuẫn này đã dẫn đến cách mạng công nghiệp, rồi
từ đó là sự ra đời của các phong trào công nhân, và cuối cùng là sự phủ định của xãhội tư bản để hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa
1.2.6 Tính tiến bộ
Xu hướng chung của sự phát triển là tiến lên: Từ thấp đến cao, từ kém hoànthiện đến hoàn thiện hơn, mặc dù có thể trải qua những bước lùi tạm thời
Trang 14Phát triển không phải là vòng lặp mà có tính chất “xoắn ốc,” trong đó mỗi chu
kỳ đều ở mức cao hơn chu kỳ trước
Ví Dụ:
Sự phát triển trong công nghệ: Công nghệ thông tin và truyền thông, từ
những chiếc máy tính đầu tiên cho đến sự phát triển của Internet và trí tuệ nhân tạo,luôn có sự phát triển không ngừng Mỗi bước tiến trong công nghệ đều dẫn đến sự
ra đời của những công nghệ mới, và sự phát triển này không bao giờ dừng lại
Sự phát triển trong văn hóa và nghệ thuật: Nghệ thuật, văn hóa cũng luôn
phát triển, từ các phong trào nghệ thuật cổ điển cho đến các xu hướng hiện đại nhưtrừu tượng, dân gian hóa, nghệ thuật số… Mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ lại có nhữngsáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực nghệ thuật
1.2.7 Ý nghĩa thực tiễn của các tính chất
Nhận thức đúng đắn về sự phát triển: Giúp con người hiểu rõ bản chất và quyluật của các hiện tượng, từ đó định hướng hành động phù hợp
Thúc đẩy sự tiến bộ xã hội: Vận dụng các quy luật và tính chất phát triển đểxây dựng các chiến lược kinh tế, chính trị, văn hóa phù hợp với thực tiễn
Giải quyết mâu thuẫn: Nhận thức và giải quyết mâu thuẫn đúng cách sẽ thúcđẩy sự thay đổi tích cực, giúp xã hội phát triển theo hướng bền vững và tiến bộhơn
1.3 Ý nghĩa của phương pháp luận theo triết học Mác – Lênin
Trong triết học Mác-Lênin rất quan trọng vì nó cung cấp cách thức nhận thức
và giải quyết các vấn đề của thực tiễn Triết học Mác-Lênin không chỉ đóng vai trò
là một hệ thống lý luận mà còn là kim chỉ nam hành động cho con người trong cáclĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy Ý nghĩa của nó có thể được phân tích như sau:
Trang 151.3.1 Cơ sở định hướng nhận thức và tư duy
Phương pháp biện chứng duy vật: Triết học Mác-Lênin dạy con người nhìn
nhận thế giới một cách toàn diện, lịch sử, và cụ thể Thế giới luôn vận động và pháttriển theo các quy luật khách quan, con người cần nhận thức sự vật trong mối liên
hệ và sự phát triển
Ví dụ: Khi nghiên cứu một vấn đề kinh tế hay xã hội, không thể chỉ xem xét
một cách tách biệt mà phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử, môi trường, và các quan
hệ khác Phương pháp tư duy logic và khoa học: Giúp con người phân tích, đánhgiá các sự vật, hiện tượng một cách khách quan, tránh phiến diện và chủ quan.Phương pháp tư duy logic và khoa học: Giúp con người phân tích, đánh giá các sựvật, hiện tượng một cách khách quan, tránh phiến diện và chủ quan
1.3.2 Hướng dẫn hành động thực tiễn
Triết học Mác-Lênin không chỉ dừng lại ở việc giải thích thế giới mà cònnhằm thay đổi thế giới Phương pháp luận của nó định hướng cho các hành độngthực tiễn:
Nhận thức quy luật khách quan: Giúp con người hiểu rõ điều kiện thực tế
để đưa ra những giải pháp phù hợp
Giải quyết mâu thuẫn: Phương pháp luận biện chứng hướng dẫn cách nhận
diện và giải quyết các mâu thuẫn, tạo động lực cho sự phát triển
Ví dụ thực tiễn ở Việt Nam:
Trong đổi mới kinh tế, Việt Nam đã vận dụng phương pháp luận biện chứng
để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, vừa đổi mới nhưng vẫn giữ vững định hướng chính trị
1.3.3 Tính sáng tạo và vận dụng linh hoạt
Phương pháp luận không cứng nhắc: Triết học Mác-Lênin nhấn mạnh việc
vận dụng sáng tạo các nguyên lý vào từng hoàn cảnh cụ thể Việc nắm vững
Trang 16phương pháp luận giúp con người không rơi vào giáo điều, máy móc khi giải quyếtcác vấn đề thực tế.
1.3.4 Ý nghĩa đối với các lĩnh vực cụ thể
Trong khoa học: Phương pháp luận giúp định hướng nghiên cứu, tìm ra các
quy luật khách quan trong tự nhiên và xã hội
Trong kinh tế: Hỗ trợ phân tích các vấn đề như phát triển bền vững, giảm
nghèo, công bằng xã hội trong điều kiện hội nhập
Trong chính trị - xã hội: Giúp xây dựng các chính sách dựa trên quy luật
phát triển, bảo vệ lợi ích của giai cấp lao động và nhân dân
1.3.5 Ý nghĩa giáo dục và nâng cao nhận thức
Giáo dục tư duy biện chứng: Giúp mỗi cá nhân hình thành lối tư duy khoa
học, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc
Góp phần nâng cao nhận thức xã hội: Xây dựng thế giới quan duy vật biện
chứng, chống lại các quan điểm duy tâm, siêu hình và phi khoa học
Trang 17CHƯƠNG 2: LÝ HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI
MỚI KINH TẾ HIỆN NAY 2.1 Tổng quan về sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập
2.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế: Bước ngoặt từ những năm 1990
Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế từ cuối những năm 1980 với việc thựchiện chính sách "Đổi mới" (1986), nhằm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình hộinhập quốc tế của Việt Nam được đánh dấu bởi:
oGia nhập ASEAN (1995): Việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) giúp Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác và phát triển khu vực,
mở rộng thị trường và thu hút đầu tư
Ví Dụ: Tuyên bố lãnh đạo ASEAN về định hướng Cộng đồng ASEAN sau
năm 2025; Tuyên bố Tầm nhìn lãnh đạo ASEAN về gắn kết và chủ động thíchứng…
oGia nhập WTO (2007): Một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quátrình hội nhập là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Điều này mở ra cơ hội lớn trong việc tiếp cận thị trường toàn cầu, thúc đẩy xuấtkhẩu, cải cách hệ thống thuế, chính sách thương mại và đầu tư
Ví Dụ: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, từ khoảng 48,4 tỷ
USD năm 2006 lên hơn 343 tỷ USD vào năm 2022 Việc gia nhập WTO giúp ViệtNam trở thành một mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệttrong các ngành chế tạo và công nghiệp chế biến
Trang 182.1.2 Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong suốt thập niên 2000-2010
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh
tế mạnh mẽ
Ví Dụ:
Tăng trưởng GDP hàng năm trung bình: đạt khoảng 6-8%, với sự gia tăng
mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu
Thu hút FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài): Việc gia nhập WTO và các
hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhàđầu tư nước ngoài Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khu công nghiệp, đặc biệttrong ngành sản xuất và gia công, đã giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấpdẫn cho các nhà đầu tư FDI
Xuất khẩu: Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển dịch mạnh mẽ từ một nền
kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Ví Dụ: Xuất khẩu hàng hóa chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử, và nông
sản đã giúp Việt Nam gia tăng vị thế trên thị trường quốc tế
2.1.3 Hội nhập sâu rộng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng vớicác đối tác lớn như EU (EVFTA), Nhật Bản (VJEPA), Hàn Quốc (VKFTA), và gầnđây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).Các hiệp định này không chỉ giúp Việt Nam cải thiện khả năng xuất khẩu mà cònthúc đẩy các cải cách trong lĩnh vực pháp lý, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và cảithiện môi trường kinh doanh
Ví Dụ:
EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU): Ký kết vào tháng
6 năm 2019, hiệp định này tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang
EU, đồng thời giảm thiểu thuế quan và các rào cản thương mại