1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: So sánh hiệu quả kinh tế trong việc áp dụng các phương thức gieo trồng lúa tại huyện Châu Thành - Tây Ninh

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trong Việc Áp Dụng Các Phương Thức Gieo Trồng Lúa Tại Huyện Châu Thành - Tây Ninh
Tác giả Trương Thế Anh
Người hướng dẫn ThS. Trần Đức Luân
Trường học Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 22,89 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường DaiHọc Nông Lâm Thành Phế Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Trong Việc Áp Dụng Các Phương T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HÒ CHÍ MINH

SO SANH HIỆU QUA KINH TE TRONG VIỆC ÁP DỰNG CÁC

PHƯƠNG THỨC GIEO TRÒNG LÚA TẠI HUYỆN

CHAU THÀNH - TAY NINH

TRƯƠNG THẺ ANH

KHÓA LUẬN TOT NGHIEP

ĐÈ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIEN NÔNG THÔN

THU VIỆN ĐẠI HỌC NÔNG LAM

LV 000421

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 10/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Dai

Học Nông Lâm Thành Phế Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “So Sánh Hiệu Quả Kinh

Tế Trong Việc Áp Dụng Các Phương Thức Gieo Trồng Lúa Tại Huyện Châu Thành Tây Ninh” do Trương Thế Anh sinh viên khoá học 2003 - 2008, ngành Phát Triển

-Nông Thôn và Khuyến -Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Trang 3

Đặc biệt là thầy Trần Đức Luân đã tận tình hướng dẫn và giúp em trong quá

trình hoàn thành đề tài.

Kính gửi lời cảm ơn đến Ba, Mẹ, người có công sinh thành và nuôi dưỡng con

thành người.

Những người thân trong gia đình và bạn bè là nguồn động viên, khuyến khích,

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như

thời gian thực hiện đề tài.

Đồng thời xin chân thành cảm ơn các cô chú Trạm Khuyến Nông Phòng Kinh

tế và Phòng Thống kê huyện Châu Thanh, đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn 14 tình

cho em trong suốt thời gian thực tập.

TP.Hồ Chí Minh, 10/2007

Sinh viên

Trương Thế Anh

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRƯƠNG THE ANH Tháng 10 năm 2007 "So Sanh Hiệu Quả Kinh Tế

Trong Việc Áp Dụng Các Phương Thức Gieo Trồng Lúa Của Nông Hộ Tại

Huyện Châu Thành, Tỉnh Tây Ninh".

TRUONG THE ANH, October-2007 “Economic efficiency Comparison of rice seeding methods of households in Chau Thanh District, Tay Ninh Province”.

Đề tài được nghiên cứu nhằm vào mục tiêu tìm hiểu tình hình áp dụng phương pháp gieo sạ cho lúa của nông dân huyện Châu Thành, đồng thời xác định hiệu quả của phương pháp sạ hàng so với phương pháp sạ lan và cấy để tìm xem phương phápnào mang lại hiệu quả kinh tế và tiết kiệm chỉ phí nhất trong sản xuất

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp Phân tích dyliệu bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh Số liệu chủ yếu được thu thập từ

các chuyên gia, các cán bộ Khuyến nông, các cán bộ Phòng Nông nghiệp, Phòng

Thống kê và các hộ nông dân huyện Châu Thanh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất và chỉ phí có sự khác biệt giữa ba

phương thức sạ hàng, cấy và sạ lan Việc áp dụng sạ hàng năng suất cao hơn, nó tiếtkiệm được chỉ phí sản xuất nên có hiệu quả kinh tế Sạ hàng thích hợp với kiểu ruộng

có địa hình bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, từ đó, tác giả đề xuất ý kiến nhằm nhân

rộng phương pháp sạ hàng góp phan nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất

ngày càng cao cho người dân.

Trang 5

1.4 Bô cục và nội đung nghiên cứu

Chuong II: TONG QUAN

A Tổng quan về dia bàn nghiên cứu

2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành

B Tổng quan về phương thức gieo trồng lúa

2.2 Đặc điểm vẻ kinh tế xã hội

.2.2.1 Nhân khẩu và lực lượng lao động

Pa.

*© Oo cœ ằœ Om NN DDH HHH FS SP Ff FP Pp WYN NY —

Trang 6

2.2.4 Thị trường tiêu thụ lúa gạo

2.2.5 Giá cả, nguồn cung cấp công cụ sạ hàng và điều kiện hỗ trợ

2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành

2.3.1 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Châu Thành

2.3.2 Tình hình các cây trồng khác trong huyện Châu Thành

2.3.3 Tình hình chăn môi trong huyện Châu Thành

2.3.4 Tình hình thu nhập và ngành nghề của nông hộ

Chương III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1Vấn đề cái tiến kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

3.1.2 Sơ lược về công cụ máy gieo lúa theo hàng

3.1.3 Một số chỉ tiêu công thức đánh giá hiệu quả kinh tế

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Chương IV: KET QUA NGHIÊN CỨU

4.1 Các phương pháp gieo sạ lúa của nông dân tại huyện Châu Thành.

4.1.1 Lịch thời vụ và tập quán canh tác ở địa bàn huyện Châu Thành

4.1.2 Giới thiệu sơ lược về kỹ thuật sạ hàng

4.2 Sự thay đổi diện tích sạ hàng qua hai năm 2005-2006

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy mô áp dụng sạ hàng

4.4 Thông tin về phương pháp sạ hàng cho lúa huyện Châu Thành

4.5 Phân tích chỉ phí, kết quả, hiệu quả của phương pháp sạ

hàng so với sa lan và cấy

4.5.1 Vụ Đông xuân năm 2006

4.5.1.1 Chi phí san xuất

4.5.1.2 Năng suất thu hoạch

9

10

10 10 1

T2

13

14

14 14

14

16

17 19 19

20 20 re 24 24 24 24 24 25 25

26 27 27

364.5.1.3 Kết quá - hiệu quả kinh tế của phương pháp sa hàng so với sa lan và cấy 38

Trang 7

4.5.2 Vụ Hè thu năm 2006 40

4.5.2.1 Chi phí sản xuất 404.5.2.2 Năng suất thu hoạch 48

4.5.2.3 Kết quả - hiệu quả kinh tế của phương pháp sa hang so với sa lan và cấy 48

4.6 Vấn đề tiêu thụ và ý kiến đề xuất về phương pháp gieo sa 50

4.6.1 Vấn dé tiêu thụ 504.6.2 Ý kiến đề xuất về phương pháp gieo sạ 52 Chương V: KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 53 5.1 Kết luận 53

5.2 Đề nghị 54Tài liệu tham khảo 56Phu luc

Vii

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

: Thu nhập/Chi phi

: Lợi nhuan/Chi phi

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Trang

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng dat đai của huyện Châu Thanh năm 2006 6Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Châu Thành năm 2006 7Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, năm 2004 — 2006 11

Bảng 2.4 Diện tích và sản lượng các cây trồng khác ở huyện Châu Thành

năm 2005-2006 11

Bảng 2.5 Tình hình chăn nuôi trong huyện năm 2005 — 2006 12Bảng 2.6 Tỉnh hình ngành nghề của nông hộ tại huyện Châu Thành 2006 15Bảng 4.1 Diện tích gieo lúa theo hàng của huyện Châu Thành năm 2005-2006 23Bảng 4.2 Chỉ phí sản xuất lúa theo phương pháp sa và cây vụ DX 2005-2006 37Bang 4.3 So sánh chỉ phí giống và mật độ gieo trồng ở vụ Đông xuân 2005-2006 28

Bảng 4.4 So sánh về lượng phân bón sử dụng, vụ Đông xuân 2005-2006 29Bảng 4.5 So sánh về chi phí phân bón vụ Đông xuân 2005-2006 30Bảng 4.6 Bảng so sánh về chỉ phí trừ cỏ 30

Bảng 4.7 So sánh về chỉ phí thuốc bảo vệ thực vật ở vụ Đông xuân 2005-2006 31

Bảng 4.8 So sánh về chỉ phí lao động vụ Đông xuân 2005-2006 33Bảng 4.9 Báng so sánh từng Khâu lao động vụ Đông xuân 2005-2006 34Bảng 4.10 Qui trình kỹ thuật sa hàng, sa lan và cấy trong các khâu lao động 35

Bang 4.11 So sánh về kết quả về sản xuất lúa vụ đông xuân 2005- 2006 theo

phương thức sạ và cấy 36Bảng 4.12 So sánh kết quả hiệu quả của sạ hàng so với sạ lang và cay 38Bang 4.13 Chi phi sản xuất vụ hè thu bình quân/ha 2006 40

Bảng 4.14 So sánh chi phí giống và mật độ gieo trồng ở vụ Hè thu năm 2006 41

Bảng 4.15 So sánh về lượng phân bón được sử dụng vụ Hè thu 42Bảng 4.16 So sánh về chỉ phí phân bón vụ Hè thu năm 2006 43Bảng 4.17 So sánh về chỉ phí trừ cỏ vụ Hè thu năm 2006 44Bảng 4.18 So sánh về chỉ phí thuốc bảo vệ thực vật vụ Hè thu năm 2006 45Bảng 4.19 So sánh về chỉ phí lao động vụ Hè thu năm 2006 46Bảng 4.20 So sánh từng khâu lao động vụ Hè thu năm 2006 Sự

Bảng 4.21 Kết quả sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2006 theo phương pháp sạ và cấy 48

Bang 4.22 Kết quả- hiệu quá của sa hang sa lan và cây _Ò_49

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Công cụ sa hang 8 trống

Hình 4.2 Hộp chứa lúa giống của máy sạ hàng

Hình 4.3 Ruộng lúa sau khi áp dung phương pháp sa hàng

Hình 4.4 Lúa sạ hàng sắp thu hoạch

Hình 4.5 Kênh tiêu thụ lúa gạo ở huyện Châu Thành

22 22

26

37

51

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra

Phụ lục 2 Phiếu điều tra

Xi

Trang 12

đầy tính cạnh tranh của thế giới, nhất là về mặt chất lượng và giá cả.

Cây lúa là cây chủ lực ở Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng,

nông dân rất cần nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa để giải quyết bài toán

làm thế nào để tăng năng suất và chất lượng lúa với mức đầu tư hợp lý, hạn chế ônhiễm môi trường và đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho người tiêu dùng và xuất khẩu

Đề phát huy tiềm năng này, Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu và phát triển các

mô hình sản xuất lúa hạ giá thành bằng cải tiến kỹ thuật canh tác, đưa khoa học kỹ

thuật vào sản xuất lúa, cải tiến phương thức làm đất, gieo sạ, nâng cao hiệu quả phân

bón, hiệu quả sử dụng nước, phòng trừ cỏ đại, sâu bệnh, giảm thất thoát sau thu hoạch.Mục tiêu giảm ít nhất 15% chỉ phí sản xuất hiện nay Phát triển các loại công cụ làm

đất, gieo lúa, cấy lúa hoặc ném mạ Trong các năm tới sẽ triển khai mạnh việc ápdụng công cụ gieo lúa theo hàng, bón phân theo bảng so màu lá, áp dụng lò say lua,thử nghiệm máy gặt và máy ném ma.

Tại huyện Châu Thành, lúa là cây chủ lực nên cần phải tim cách giảm chi phí

để được lợi nhuận cao và tăng năng suất lúa Do đó, UBND huyện phối hợp cùng

UBMTTQ Việt Nam huyện Châu Thành và các tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân, HộiLiên hiệp Phụ nữ, đây mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân ápdụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật — công nghệ vào sản xuất sau cho phù hợp với khíhậu, đất đai và lao động từng vùng Huyện đã tuyên truyền, vận động nông dân canh

tác lúa hạ giá thành theo hướng dẫn của Viện lúa ĐBSCL và việc sử dụng công cụ sạhàng thay cho sạ lan và cấy trước đây là một trong những mục tiêu của huyện nhằm

giúp nông dân giảm được giá thành trong sản xuất lúa.

Trang 13

Xuất phát từ tình hình thực tế của huyện Châu Thành và được sự đồng ý củaBan chủ nhiệm Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và

sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Đức Luân, tác giả tiến hành nghiên cứu dé tài:" So

sảnh hiệu quả kinh té trong việc dp dung các phương thức gieo trong lúa của nông

hộ tại huyện Châu Thành, tính Tây Ninh" Các phương thức gieo trồng được nghiên

cứu bao gồm: cây, sa gieo và sa hàng.

Đề tài được thực hiện với mong muốn nhằm tìm hiểu lợi ích và khả năng áp

dụng phương pháp sa hang trong trồng lúa Từ đó đề xuất những ý kiến đóng góp để

phát triển biện pháp kỹ thuật này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở

nông thôn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Tìm hiểu thực trạng các loại hình hay các phương pháp gieo trồng mà các nông

hộ hiện đang áp dụng trong sản xuất lúa tại huyện Châu Thành.

Xác định chi phí, lợi ích và so sánh hiệu qua của phương pháp sa hàng so với phương pháp cấy và sạ lan.

Đánh giá khả năng mở rộng việc áp dụng phương pháp sạ hàng và đề xuất ýkiến giúp cho người sản xuất chọn lựa phương thức gieo trồng phù hợp với điều kiệncủa họ.

1.3 Phạm vỉ nghiên cứu:

Luận văn được nghiên cứu tại địa bàn huyện Châu Thành Tác giả tiến hành

nghiên cứu trên 2 vùng đất khác nhau của huyện, cụ thể là: vùng phía Bắc (gồm các xãHảo Đước, Phước Vinh, Đồng Khởi) và vùng phía Nam (gồm các xã Thanh Điền, An

Bình, Ninh Điền, Long Vĩnh).

Thời gian thực hiện luận văn từ ngày 25/6/2007 — 15/ 10/2007 Số liệu được sử

dụng cho nghiên cứu này chủ yếu là ở năm 2006 Do thời gian còn hạn chế trong quátrình điều tra thu thập số liệu sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và có thê chưa khái

quát được tất cả các vùng trên địa bàn huyện Châu Thành Rất mong nhận được sự

đóng góp của Ban Lãnh đạo huyện Châu Thành, Quý Thầy Cô, và các bạn để đề tàiđược hoàn thiện hơn.

1.4 Bồ cục và nội dung nghiên cứu:

Luận văn gôm 5 chương với các phân nghiên cứu:

2

Trang 14

Chương I: Dat van dé, phan này giới thiệu lý do va sự cần thiết để tìm hiểu các phương thức gieo trồng lúa, mục tiêu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài.

Chương II: Tổng quan, đặc điểm tự nhiên và tình hình tiêu thụ lúa gạo của

pháp sạ hàng Đề xuất ý kiến nhằm tăng hiệu quả của phương pháp sạ

Chương V: Kết luận: Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp sạ hàng

Kiến nghị: Cấp lãnh đạo, về phía người sản xuất.

Trang 15

CHƯƠNG II

TÔNG QUAN

2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Châu Thành

2.1.1 Vị trí địa lý.

Huyện Châu Thành nằm về phía Tây của tỉnh Tây Ninh Vị trí địa lý của huyện

tương đối thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa, kinh tế, đời sống với các vùng lân

cận.

Phía Bắc giáp với xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên — Tây Ninh

Phía Nam giáp với huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Phía Đông giáp với Thị Xã, Hòa Thành — Tây Ninh.

Phía Tây giáp với biên giới Campuchia.

Huyện Châu Thành có tổng điện tích tự nhiên 57.125,30 ha Toàn huyện có 14

xã, 01 Thị trấn và phân thành hai vùng rõ rệt Vùng phía Nam có địa hình cao, với

diện tích gần 23.000 ha bao gồm các xã Thanh Điền, Ninh Điền, Long Vĩnh, một phần

của Thị Trấn và xã Thái Bình Trong khi đó, vùng phía Bắc có địa hình thấp hơn với

diện tích trên 33.000 ha gồm các xã Hảo Đước, Phước Vinh, Đồng Khởi, An Cơ, BiênGiới, Hòa Thạnh, Trí Bình, Hòa Hội và Thành Long.

2.1.2 Thời tiết khí hậu.

Huyện Châu Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2

mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26°C, cao nhất 34°C vào tháng 5, thấp nhất 23

°C vào tháng 12 Số ngày mưa bình quân hang năm: 116 ngày Tổng số giờ nắng trung

bình là 2.751 — 2.762 giờ Lượng mua trung bình: 1.800 mm, mưa nhiều từ tháng 5

đến tháng 10 Mùa khô lượng mưa dưới 10 mm/tháng Lượng bốc hơi trung bình1.430 mm/năm Độ ẩm trung bình trong năm là: 79,8mm/năm

Chế độ gió: trong vùng có hai hướng gió chính theo hai mùa trong năm, mùa

mưa có gió Tây Nam, tốc độ bình quân 1.8m/s Đôi khi có giông gây thiệt hại về cây

Trang 16

trồng và nhà cửa Mùa khô có gió Đông Bắc, tốc độ bình quân 2,3 m/giây, có khi lên

tới 5-6m/giây đã gây ra nhiều khó khăn trong việc dập tắt các đám cháy rừng hay xảy

Ta trong mùa này.

2.1.3 Thuỷ văn.

Huyện Châu Thành nhánh sông Vàm Có Đông bắt nguồn từ Campchia, chịu

ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và mùa lũ chịu ảnh hưởng của lũ Campuchia đỗ

về hàng năm.

Tình hình ngập lũ: Mực lũ cao nhất (ví dụ trận lũ lớn năm 1996, 2000) gây ngập

trong nội đồng từ 1,3 — 1,6m, các trận lũ nhỏ hon cũng gây ngập trên 1m và thời gian

ngập lũ kéo đài từ hai đến ba tháng, có lũ làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống

nhân dân Vài năm gần đây thường có lũ, do đó người dan chỉ sản xuất hai vụ lúa.

Về mùa mưa, tình hình nhiễm phèn rất trầm trọng do phèn bị rửa trôi từ nhiều

vùng khác nhau của huyện Châu Thành, pH thấp từ 3-4 rất khó khăn cho sản xuấtnông nghiệp.

2.1.4 Địa hình.

Địa hình vùng phía Bắc là một vùng đất tring, khó tiêu thoát, mưa lũ thường

gây ngập lâu, nông dân ở đây chủ yếu sản xuất lúa 2 vụ

Địa hình phía Nam thuận lợi hơn trong việc tiêu thoát nước trong mùa mưa và

mức độ ngập lũ cũng thấp lion nhưng nông dân vẫn không an tâm sản xuất lúa 3 vụ, đa

số sản xuất lúa 2 vụ.

2.1.5 Dat đai và tình hình sử dung.

Đất đai của huyện được chia thành 2 nhóm chính:

Đất phèn nhiều: Phân bổ chủ yếu ở những ving tring thấp Diện tích chiếm

khoáng 40% điện tích tự nhiên Toàn huyện, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh

kênh Vinh, xã Phước Vinh là những khu vực cuối nguồn, không nước ngọt Đất phèn

nhiều là vũng đất khó cải tạo vừa chứa phèn mặn do nhiễm phèn từ những vùng khác

đến vừa có phèn tiềm tàng dưới tầng đất canh tác.

Trang 17

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Châu Thành năm 2006.

toan Diện tích Cơ câu

(Ha) (%)

1 Dat sản xuất nông nghiệp 47.884,68 76,42

1 Đất trồng cây lâu năm 21.095,61 70,55

- Đất trồng lúa 23.645,15 48,08

- Đất trồng cây lâu năm khác 3.729,92 12,47

2 Đất vườn tạp 988,75 3,31

3 Đất trồng cây lâu năm 673,12 2,25

4 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 93,40 0,31

II Đất lâm nghiệp có rừng 1.301,56 4,35Ill Đất chuyên dùng 1.931,37 6,46

_ Nguồn: Phòng Thống kê huyện Châu Thành.

Huyện Châu Thành có tông điện tích đất tự nhiên là 57.125,30 ha Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 47.884,68 ha chiếm 76,42% và diện tích đất trồng lúa là 23.645,15 Do đó, việc tìm ra các biện pháp để giảm giá thành cho sản xuất lúa

là cần thiết.

2.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội

2.2.1 Nhân khẩu và lực lượng lao động.

Tổng số nhân khẩu trong huyện là 86.595 người, số người trong độ tuổi lao động là

76.283 người.

Có khả năng lao động là: 74.557 người.

Mat khả năng lao động là: 1.726 người.

Trang 18

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Châu Thành năm 2006

Khoản mục Dvt Số lượng Cơ cau (%)

I Tổng số nhân khâu Người 127.851 100,00

1 Nông nghiệp Người 71.257 82,28

2 Phi nông nghiệp Người 15.338 1712

II Tổng số hộ Hộ 16.235 179,00

1 Nông nghiệp Hộ 12.893 79,41

2 Phi nông nghiệp Hộ 3.342 20,59

II Lao động Người 51.149 100,00

1 Nông nghiệp Người 42.530 83,14

2 Phi nông ngiệp Người 8.619 16,86

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Châu Thành.

Qua bảng 2 ta thấy tổng số nhân khẩu nông nghiệp là 71.257 người chiếm

82,28% Tổng số hộ nông nghiệp là 12.893 hộ chiếm 79,41%, tổng số lao động nông

nghiệp là 24.530 người chiếm 83,14% Như vậy, dân số huyện Châu Thành sống chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp, việc đưa tiến bộ KHKT vào nông nghiệp để phục vụ nhân dan sản xuất là vấn đề không thé thiếu trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.2.2 Cơ sở hạ tầng.

2.2.2.1 Giao thông.

Huyện đặt ra chỉ tiêu xoá cầu khi các tuyến đường liên ấp, liên xóm Các tuyến

đường này đang được tập trung xây dựng mới với các kích thước đủ lớn để có thể lưu

thông và chống lũ an toàn, phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp Vùng phía Nam

huyện các tuyến chính như Tỉnh lộ 781.

Vùng phía Bắc huyện có tuyến Thị Xã — Hoà Hiệp chiều đài 20 km Trong đó

có 15km đã được nâng cấp và 5 km đã có cầu, cống bán kiên cố Tuyến đọc kênh Vịnh

đài 16 km.

2.2.2.2 Hệ thống thuỷ lợi.

Sản xuất nông nghiệp của huyện chiếm 83% Do vậy công tác thuỷ lợi, trang

thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp có tác động trực tiếp không chỉ đến kết quả sản

Trang 19

xuất nông nghiệp mà cả lĩnh vực khác như khai hoang, tái định cư và giao thông nôngthôn.

Huyện chủ trương hoàn chỉnh dé bao chống lũ, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống

kênh cấp I, kênh cấp TH, cải tao hau hết các rạch có chức năng tiêu thoát nước trên địa

bàn hưyện Vùng phía Tây của huyện thì xây dựng hệ thống đê bao kết hợp giao thông

nông thôn để phục vụ chống lũ, phục vụ cho sản xuất và đi lại dễ dàng Về phía tỉnh và

Trung ương, trong giai đoạn này đã có quan tâm đầu tư nhiều công trình lớn, giúp

huyện đây mạnh khai thác vùng hoang.

2.2.2.3 Về nguồn nước.

Huyện chủ trương chi ngân sách làm vốn và vận động nhân dân đóng góp dé

khai thác nước ngầm lên bồn kéo đến từng hộ dan trong cụm dân cư Trong một thời

gian ngắn từ năm 1997-1998-1999 tý lệ nhân dân sử dụng nước sạch đã tăng lên rất

nhanh, đến nay đã có khoảng hơn 80% dân số sử dụng chương trình nước sạch như:

nước ngầm, hồ nước mưa

2.2.2.4 Điện.

Vùng phía Tây, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, chủ yếu đáp ứng

yêu cầu sản xuất và sinh hoạt vùng phía Bắc huyện số hộ được dùng điện chỉ chiếmkhoảng 70-80%.

2.2.2.5 Thông tin liên lạc.

Hệ thống đài truyền thanh được lắp đặt ở trung tâm các xã và các ấp.

Điện thoại đã được phú kín trên địa bàn huyện và đang tiếp tục mở rộng.

2.2.2.6 Giáo dục.

Huyện tập trung mạnh cho việc mở rộng trường học cho vùng sâu, vùng xa, một

phần kinh phí chi từ ngân sách, một phần vận động nhân dan đóng góp Giáo dục mẫu

giáo cũng được quan tâm rất nhiều tình trạng học sinh bỏ học giảm mạnh, tỷ lệ

chuyến cấp tăng lên hàng năm, chất lượng giảng day ở vùng sâu, vùng xa cũng được

nâng cao.

Trang 20

Huyện đã có 15 điểm trường mẫu giáo, 27 điểm trường tiểu học, 15 trường

trung học cơ sở, 02 trường phổ thông, 01 trường bổ túc, 01 trường phổ thông bán cônghuyện Châu Thành.

2.2.2.7 Y tế.

Tính đến cuối năm 2006, thị tran và 14 xã trong huyện đã có trạm y tế, hiện cómột bệnh viện đa khoa, số giường bệnh 40, trạm y tế 13, có 37 giường bệnh, cán bộ

ngành được là 7, trong đó có 4 dược sỹ đại học, 2 dược sỹ trung học, một y tá Nhìn

chung, cơ sở y tế hầu hết là kiên cố, điều kiện khám chữa bệnh cũng được nâng lên.Vân đề phòng chống các bệnh nguy hiểm nhất là cho trẻ em cũng được quan tam

đầu tư đúng mức.

2.2.3 Tố chức khuyến nông:

Cấp huyện có Trạm Khuyến nông, mỗi xã có một khuyến nông viên, ấp có cộng

tác viên Trung tâm Khuyến nông tỉnh thường xuyên đưa kinh phí xuống Trạm Khuyến nông để tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác và kỹ thuật về chăn nuôi

phục vụ cho đời sống nhân dân.

2.2.4 Thị trường tiêu thụ lúa gao

Ở huyện Châu Thành việc thu mua và phân phối lúa trong một năm thường

không liên tục qua rất nhiều trung gian Và những tháng sau mùa thu hoạch như tháng

1 và tháng 9 trong năm thì có một bộ phận thương lái chuyên đi mua đến tận nơi người _ sản xuất Thực tế cho thấy nơi nào có sản xuất lúa thì nơi đó có thương lái đến mua, ở đây không có sự phân bé của chính phủ Sau đó, họ dem về xay xát rồi bán lại cho cơ

sở quốc doanh như là công ty lương thực để đem xuất khẩu hay họ bán cho các tiểu

thương và người tiêu dùng.

Về giá lúa thường có sự biến động: vụ Hè thu năm 2005 giá lúa 1.500 déng//kg,

vụ Đông xuân năm 2005-2006 giá lúa là 1.600 đồng/kg vụ Hè thu năm 2006 giá 1.800 đồng/kg (có lúc giá 2.100 đồng/kg do lúa trong dân đã hết vì họ bán chạy lũ) Vụ Đông

xuân năm 2005-2006 giá khoảng 1.500 đồng/kg, đầu vụ Đông xuân giá khoảng 1.800

~ 2.200 đồng/kg do đầu vụ chưa có lúa.

Bên cạnh đó có một số ít nông dân dự trữ lúa cho mình dé tự tiêu trong gia đình hay để đến khi giá lúa cao hơn những người này thường là những gia đình khá có vốn

Trang 21

sẵn để sản xuất cho mùa sau nhưng đôi khi họ cũng bị thua lỗ khi giá lúa không tăng

mà ngày càng sụt giảm.

2.2.5 Giá cả, nguồn cung cấp công cụ sạ hàng và điều kiện hỗ trợ:

Năm 2000 huyện đã triển khai công cụ sạ hàng cho nông dân áp dụng huyện đã

hỗ trợ cho mỗi xã một công cụ sạ hàng được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm Đồng Tháp Mười và một số cơ sở sản xuất tư nhân Công cụ này được làm

bằng sắt với giá bàn trung bình 400.000 đồng đến 500.000 đồng cho một công cụ.

Hiện nay ở huyện Châu Thành, nông dân đã sử dụng công cụ sạ hàng làm bằng

nhựa, giá rẻ hơn, kéo nhẹ hơn Các mức giá như sau:

Loại 6 trống không có bộ phận điều chỉnh hạt lúa với giá 300.000 đồng/một

công cụ.

Loại 6 trống có bộ phận điều chính hạt lúa với giá 330.000 đồng/một công cụ.

Loại 8 trống không có bộ phận điều chỉnh hạt lúa với giá 330.000 đồng/một

công cụ.

Loại 8 trống có bộ phận điều chỉnh hạt lúa với giá 370.000 đồng/một công cụ.

Trong năm 2004 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ cho nông dân

50% giá nhằm giúp các hộ nông dân nghèo có công cụ sản xuất, góp phần đưa tiến bộ

kỹ thuật vào đồng ruộng.

2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành

2.3.1 Tình hình sản xuất lúa huyện Châu Thành

Châu Thành với điện tích tự nhiên là 57.125,30 ha trong đó điện tích đất sản xuất nông nghiệp là 47.884,68 ha, diện tích lúa chiếm 76% điện tích đất nông nghiệp.

Lúa ở đây chủ yếu sản xuất 2 vụ Đông xuân và Hè thu Ngoài ra còn một diện tích nhỏ

san xuất vụ Thu Đông nhưng không đáng kế nên những năm gần đây trong phần thống

kê không có điện tích lúa Thu Đông.

Bảng 2.3 bên dưới cho thấy diện tích lúa có xu hướng tăng lên là đo điện tích

khai hoang được đưa vào sản xuất lúa Năng suất bình quân bị giảm nhưng không đáng

kể do đất khai hoang mới đưa vào sản xuât nên nắng suât không cao.

10

Trang 22

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, năm 2004 - 2006

Khoản mục DVT Nam Nam Năm So sánh

3.3 Nang suat Tan/ha 22.87 21.79 25.90 0,99 1,12

4 Vu Hé Thu

4.1 San luong Tan 74.363 77451 90.465 1,04 1,17

4.2 Diện tích Ha 11.860 11.799 10.413 0,99 0,88

4.3 Năng suất Tawha 20.73 1934 23.40 0,96 1,13

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Châu Thành.

2.3.2 Tình hình các cây trồng khác trong huyện Châu Thành:

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng cây trồng khác ở huyện Châu Thành, 2005-2006

mi gih Nam Nam Chênh lệch

Chế tise DVT 3005 2006 +A %

1 Mia ;

Dién tich Ha 3.523 2.991 532 -15,10 Năng suất b/q Tấnha 4133 20,04 -393 -95,16 Sản lượng lấn 145.609 59.938 -85.671 -58,84

Năng suất b/q Tan/ha 44 35/6 -90 -19,09

San lượng Tan 484 962 478 98,76

4 Dưa hau

Diện tích Ha 52 36,5 15,5 29,81

Năng suất b/q Tắn/ha 18 20 20 1111

Sản lượng Tan 936 730 -206 -22,01

Nguồn: Phong thông kê huyện Châu Thành

Qua số liệu ở Bang 2.4 ta thấy diện tích năng suất bình quân và sản lượng cáccây hàng năm chính ở địa phương như mía, sắn, rau đậu, dua hấu, có xu hướng giảm là

Trang 23

vì giá của mặt hàng này không ổn định Về cây lâu năm trong huyện do nước lũ hàngnăm thường kéo về làm chết các cây lâu năm Cho nên không thống kê được số liệu

của cây lâu năm.

2.3.3 Tình hình chăn nuôi trong huyện Châu Thành

Bảng 2.5: Tình hình chăn nuôi trong huyện năm 2005 — 2006

Vật nuôi Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Nguồn: Phòng thông kê huyện Châu Thành

Qua bảng 2.5 chúng ta thấy tình hình chăn nuôi của huyện có sự biến động, số

lượng chăn nuôi bị giám là do giá cả tiêu thụ không én định Giá thức ăn gia súc tăng

người nông dân chăn nuôi thường bị lỗ hoặc lời ít nên việc đầu tư chăn nuôi khôngđược tập trung.

Hiện nay, huyện có 5 bác sĩ thú y trong đó có hai người tốt nghiệp Đại Học và

ba người tốt nghiệp trung học Công việc của họ tổ chức các lớp tập huấn về thú y, về chăn nưồi theo yêu cầu của nông dân, tăng cường củng cố hoạt động mạng thú y cấp

xã.

Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi của nông hộ hoặc các trang trại trong huyện

bán cho các thương lái trong và ngoài địa phương Thường thì thương lái của địa

phương mua nông sản nhiều hơn thương lái từ nơi khác đến

Thương lái địa phương đem súc vật đến lò mổ, cũng có thé bán cho lò giết mdhoặc thuê gia công, sau đó đem đến bỏ cho các chợ đầu mối hoặc đem bán lẻ, sau đó

phân phối cho người tiêu dùng.

Thương lái ngoài địa phương đem súc vật bán cho nhà máy chế biến ngoài địa

phương Từ các nhà máy này thịt súc vật được chế biến thành nhiều loại sản phẩm

Sau đó, bán ra các chợ bán lẻ và các đại lý, sau cùng bán ra người tiêu dùng.

12

Trang 24

2.3.4 Tình hình thu nhập và ngành nghề của nông hộ tại huyện Châu Thành

Nhìn chung thu nhập còn ở mức thấp, GDP năm 2006 đạt 518 USD/người/

năm Mức sống và thu nhập không đồng đều giữa các khu vực, khu vực thị trấn và

quanh các trục đường chính có thu nhập cao hơn so với ở nông thôn.

Năm 2006 ở huyện bị bệnh vàng lùn lá lúa xuất hiện trên lúa Hè thu muộn, việc

hướng dẫn vận động nông dân cày phá bỏ lúa và cày bỏ vụ gap hết sức khó khăn cho ngành thủy lợi, năng nóng kéo đài vì vậy hệ thống kênh mương phát triển song gây

thiếu nước một vài nơi, tuy nhiên cũng có vài nơi do hệ thống thoát tiêu không tốt gây

ngập lụt khó khăn cho việc xuống giống

Giá lúa vụ Hè thu năm 2005 từ 1.500 đồng/kg tăng lên khoảng 1.800 đồng/kg ở

vụ Hè thu năm 2006 giá lúa vụ Đông xuân năm 2005-2006 từ 1.500 đồng/kg tăng lên

khoảng 2.000 đồng/kg ở vụ Đông xuân năm 2005-2006

Ngành nghề cúa nông hộ tại huyện Châu Thành

Bảng 2.6: Tình hình ngành nghề của nông hộ tại huyện Châu Thành 2006

Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu (%)

1 Hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp 12.814 78,93

2 Hộ có thu nhập chính từ công nghiệp, xây dựng 125 7,55

3 Hộ có thu nhập chính từ hoạt động dịch vụ 1.795 11,06

4 Hộ có thu nhập chính từ nguồn khác 381 234

Tổng số hộ 16.235 100,00

Nguôn: Phòng thông kê huyện Châu Thành

Qua bảng 2.6 ta thấy số hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp chiếm khoảng 80% tổng số hộ tương ứng 12.814 hộ hộ có thu nhập chính từ lâm nghiệp, thủy sản thì rất thấp chiếm 0,12% tổng số hộ hộ có thu nhập chính từ công nghiệp, xây dựng

chiếm khoảng 7,55% tổng số hộ tương ứng 1.225 hộ hộ có thu nhập chính từ hoạt

động địch vụ chiếm 11,06% tổng số hộ tương ứng 1.795 hộ hộ có thu nhập khác thì cũng không nhiều, các hộ này bao gồm hộ làm công nhân viên chức và hộ thuộc điện

Trang 25

CHUONG Il

CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Vấn đề cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa là vấn đề mà quốc gia nào cũng quan tâm đến Khi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới ngày càng đạt đến đỉnh cao, huyện Châu Thành ít nhiều cũng tiếp thu được và ápdụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đó.

Về giống lúa: trước đây chỉ có giống lúa mùa bình thường năng suất thấp, bap

bênh nay đã chuyển sang lúa 2 vụ năng suất cao, hạt dài, có giá trị thương phẩm cao,

đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Hiện nay có giống lúa OM 576-18 Trâu Nam huyện đang sửdụng rất nhiều thích hợp với các mùa vụ trong năm.

Trong kỹ thuật canh tác: nông dân đã áp dụng sạ hàng thay cho sạ lan và cây để

giảm lượng giống, giảm chi phí, hạ giá thành và tang năng suất Ở vùng phía Nam của

huyện đã chuyển từ sạ ướt sang sạ khô Vùng phía Bắc thì đã biết áp dụng sạ ngầm

(chỉ áp dụng cho vùng đất phèn).

Vấn đề phục tráng giống có cấy tép, năng suất không cao lắm nhưng dễ khử

lẫn trong khâu làm giống.

Cai tiến về bón phân: bón phân theo bảng so màu lá lúa tiết kiệm được phânbón, giảm lượng đạm.

Khâu thu hoạch: có máy cắt xếp dãy, và máy gặt đập liên hợp

Về khâu sấy: hầu hết các nhà máy lớn của huyện đều có máy sấy vĩ ngang SH

G4-G8 của Khoa Cơ khí, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh sản xuất ra.3.1.2 Sơ lược về công cụ máy gieo lúa theo hàng

Máy gieo lúa theo hàng nguyên mẫu là của Viện lúa Quốc tế (IRRI) tặng cho

viện lúa ĐBSCL từ năm 1990 và được viện lúa ĐBSCL nghiên cứu từ năm 1992.

Trang 26

2 sa rete — —

Trong quá trình thực nghiệm cho thấy máy làm việc khá tốt, nhưng với điều kiện phải

làm đất thật kỹ, trục bùn thật nhuyễn, mặt ruộng phải bằng phẳng điều này rất khó

thực hiện cho nông dan sản xuất lúa ở ĐBSCL, vì làm kỹ như vậy sẽ rất tốn kém.

Để khắc phục nhược điểm trên, Bộ Môn Cơ Điện của Viện lúa ĐBSCL đã cải

tiến công cụ này bằng cách bỏ hai bàn trượt bùn và dùng 2 bánh xe để ở hai phía thay

cho một bánh xe có đường kính khác nhau và có mau chống lún cho phù hợp bề rộng

làm việc có thể cấu tạo theo yêu cầu 6,8,12,16 hàng khoảng cách hàng có thể điều

chỉnh trong khoảng 15-30 em, tùy theo yêu cầu nông học và điều kiện nơi ứng dụng.

Do yêu cầu cơ giới hóa ngày càng cao hơn, Bộ Môn cơ điện đã triển khai thực

hiện thành công máy gieo lúa theo hàng tự hành liên hợp theo sau máy xới tay hoặcliên hợp máy kéo 4 bánh loại nhỏ như Kubota L2000, 750, MK17 mà bà con nông

Loại thủ công 0,6 — 1,0ha/ngày.

Loại liên hợp máy kéo 3,0-5,0ha/ngày

Mật độ gieo (theo yêu cầu) trung bình 50-70-125kg/ha, khoảng cách hàng (theoyêu câu) 15-20-25-30 cm.

Loại lúa gieo: lúa khô, lúa đã giảm 24 giờ để ráo nước, lúa vừa nhú mầm

(không để ra mầm dài).

Hiện nay các nhà chế tạo và nhà sản xuất đã đưa ra dụng cụ sạ hàng bằng nhựa

và có bộ phận điều chỉnh hạt lúa Dụng cụ sạ hàng này nhẹ chỉ băng 1/3 so với trước

đây (giá rẻ hơn từ 150.000-200.000 đồng/dụng cụ so với các loại máy hộc sắt) các hộp

đựng lúa, bánh xe được làm bằng nhựa, chỉ có trục ngang và càng kéo được làm

Trang 27

bằng sat, rất tiện lợi cho nông dan sa hang và di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác Với kết cầu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

Vé cấu tạo công cụ gieo hạt và thông số kỹ thuật:

Nắp đậy có mỗi tàu trộn chẻ lúa giống

Công cụ gieo sạ có 2 bánh xe, đường kính bánh xe 600 mm, bề mặt chống lún

63mm gai chông trượt 24 gai.

Nguyên lý ra hạt: tự rơi ra 16 trên trồng

Năng suất: GL-01/L6: 0,42ha/giờ, GL-01/L8: 0,56ha/giờ

Khoảng cách giữa hai hàng chính và phụ là: 180mm

Lượng giống gieo trên 1 ha: điều chỉnh được từ 50kg đến 140kg.

3.1.3 Một số chí tiêu công thức đánh giá kết quá và biệu quả kinh tế:

Giá trị sản lượng được tính băng công thức sau đây:

Giá trị sản lượng = Sản lượng thu hoạch * Giá bán.

Ý nghĩa: Giá trị sản lượng là téng giá trị thu được sau quá trình sản xuất lúa

(với giả định 100% san phẩm được quy thành tiền, kể cả lượng lúa để lại làm giống

hay tự tiêu trong gia đình).

Tổng chỉ phí là tổng số tiền đầu tư, công lao động bỏ ra cho quá trình sản xuất

lúa, tính từ khâu bắt đầu đọn đất, gieo sa, cho đến khâu thu hoạch va bán san phẩm.

16

Trang 28

Tổng chỉ phí sản xuất Giá thành sản phẩm =

Sản lượng thu hoạch

Ý nghĩa: giá thành biểu hiện chỉ phí bó ra để sản xuất được một don vị sảnphẩm.

Thu nhập = Tổng giá trị sản lượng — Tổng chi phí (không tính công lao độngnhà)

Y nghĩa: thu nhập trong sản xuất lúa chính là phần thu thực tế của bà con nông

dan Trong sản xuất lúa người dân chủ yếu lấy công làm lời

- Lợi nhuận = Tổng giá trị sản lượng — Tổng chỉ phí (kể cả công lao động nhà)

= Thu nhập — Lao động nhà.

Ý nghĩa: lợi nhuận trong sản xuất là phần thu được sau khi trừ hết chỉ phí sản

xuất trong đó là công lao động gia đình cũng được coi là một loại chi phí.

Tỷ suất thu nhập/chi phí

Ý nghĩa: cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng thu nhập.

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí :

Ý nghĩa: cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất doanh thu/chi phí.

Ý nghĩa: cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra và thu thập số liệu:

Tác giả điều tra thực tế những hộ trồng lúa của huyện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, phỏng vấn các chuyên gia,

các cán bộ khuyến nông, các cán bộ Phòng Nông nghiệp, tham dự các hội thảo vé sa

hàng ở một số xã trong huyện Tổng số nông hộ được điều tra là 30 hộ trồng lúa Số

liệu thu thập được chia ra thành 3 nhóm: 10 hộ sạ lan, 15 hộ sạ hàng và 5 hộ cấy qua

cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, 30 hộ này được phân bố ở các xã phía Bắc và ở các

xã phía Nam.

Trang 29

Phương pháp phân tích:

Thông qua việc xử lý số liệu, đánh giá, phân tích các yếu tố và phân tích thống

kê dé tìm ra kết qua cần nghiên cứu.

18

Trang 30

CHƯƠNG IV

KET QUA NGHIÊN CUU

4.1 Các phương pháp gieo sa lúa của nông dân tại huyện Châu Thanh

Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy nông dân tại huyện Châu Thành đang áp dụng 3 hình thức gieo sạ lúa, đó là sạ lan, cấy và sạ hàng.

Sa lan

Sa lan là phương pháp lâu đời ở Việt Nam, phương pháp thủ công đơn giản, nó có

ưu điểm là không phải làm đất kỹ, năng suất sa lại rất cao, một người sa lúa giỏi có thé

sạ vài héc †a trong một ngày Nhưng nhược điểm của nó là tốn rất nhiều giống (từ

200-300 kg/ha) vì gieo sa bang tay cho nên mật độ gieo sa không đồng đều chỗ dày quá

chỗ thưa quá, lúa thường có nhiều sâu hại, khó khăn trong khâu chăm sóc, bón phân,

phun thuốc, từ đó dẫn đến chi phí sản xuất cao nhưng năng suất và chất lượng đem lại không cao Đặc biệt là không thể sản xuất lúa giống tốt được vì chúng lẫn nhiều lúa

nền, lúa cỏ

Cay

Cây là phương pháp áp dung chủ yếu ở những vùng ruộng bưng (đủ nước), tốn

kém nhiều công không thuận lợi cho những vùng đất cao Cay ban đầu phải gieo mạ

khoảng 25 - 30 ngày sau, nhé mạ đem di cấy Biện pháp này không hiệu quả nhiều nền

bà con nông dân ở huyện Châu Thành chủ yếu sạ lan và sạ hàng

Sa hàng

Sa hàng kết hợp quan lý đinh dưỡng và phòng trừ tổng hợp là phương pháp mới

tiến bộ, là phương pháp sử dụng cơ giới trong khâu sạ, nhưng đất được chuẩn bị kỹ

hơn, tơi xốp và bằng phẳng hơn, hạt giống được ủ ít với thời gian ít hơn và nhú mộng

thấp, giống được đưa vào trống gieo và kéo, phương pháp sa nay it tốn giống, lúa ít bị

sâu bệnh, cho năng suất và chất lượng cao bán được giá, chăm sóc lúa bón phân dựavào bảng so màu lá lúa, bón theo nhu cầu dinh dưỡng có thể nói là phương pháp bón

Trang 31

đúng và bón đủ sinh trưởng và phát triển bình thường của cây lúa Nếu như bón không

đúng không đủ thì ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng hạt gạo.

4.1.1 Lịch thời vụ và tập quán canh tác ở địa bàn huyện Châu Thành

- Lịch thời vụ:

Huyện Châu Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phù hợp đặc

điểm sinh học của cây lúa Người dan của huyện canh tác lúa 2 vụ trong năm, cụ thể

như sau:

+ Vụ Hè thu bắt đầu từ đầu tháng 5, lúc này là vào đầu mùa mưa, đất được phá

ai (chủ yếu là xới), sau đó phơi ải từ 10 đến 25 ngày, khi có lượng mưa tương đối (cuối

tháng 5 đầu tháng 6) thì bắt đầu sạ với các giống lúa ngắn ngày, kháng rầy Lúa vụ hèthu được thu hoạch vào tháng 8.

+ Vụ Đông xuân, tùy theo điều kiện cho phép và nguồn nước mà gieo giống

cho phù hợp Thông thường gieo giống từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 và thu hoạch vào cuối tháng 12, đầu tháng 1 năm sau Hiện nay, việc sản xuất lúa còn phụ thuộc

nhiều vào lượng nước mưa dự trữ nên cần phải có biện pháp thủy lợi đồng bộ.

- Tập quán canh tác:

Nông đân ở đây chủ yếu sản xuất lúa 2 vụ: Đông xuân và Hè thu Ở vùng phía

Nam của huyện thì vụ Hè thu thường sạ, có nơi sạ khô, chỉ có một số diện tích là cấy

lúa đặc sản, vụ Đông xuân thì cấy lúa dai ngày Ở vùng phía Bắc của huyện thì sạ cả 2

vụ Đông xuân và Hè thu Và với tập quán sản xuất lâu đời là sạ bằng tay, chưa có ứng

dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, về bón phân, xịt thuốc thì nông dân

chỉ làm theo tập quán của mình Trong các nam gần đây đã có một số nông dân mạnh dạng áp dụng vào cải tiến kỹ thuật để sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất như: Làm

giống mới, bón phân theo bảng so màu lá lúa, áp dụng qui trình quản lý dịch hại tổng

hợp (IPM) đặc biệt là đã có một số nông dan đã áp dụng phương pháp sa hang thay

cho sạ lan và cay đã mang lại hiệu qua kinh tế Năm 2006, thì điện tích sạ hàng có xuhướng tăng lên vì họ đã thấy hiệu quả khi sử dụng phương pháp sạ hàng của những

người thực hiện trước.

4.1.2 Giới thiệu sơ lược về kỹ thuật sạ bàng.

Ở nước ta, đặc biệt là 6 vùng ĐBSCL, do hộ nông dan có điện tích gieo trồng lúa lớn, công làm đất cho kỹ đủ tiêu chuẩn để cấy rất tốn kém, do đó nông dan ở đây

20

Trang 32

có tập quán sa lan Sa lan có ưu điểm là không cần làm đất kỹ, năng suất sạ tay rất cao, một người sạ lúa giỏi có thể sạ được vài ha trong một ngày Nhưng nhược điểm là tốn rất nhiều giống Mặt khác, mật độ sạ đày tạo điều kiện cho sâu bệnh hại lúa phát triển, khó thực hiện cơ giới hóa trong Khâu làm cỏ, bón phân, đặc biệt là không thể sản xuất

lúa giống tốt được vì chúng lẫn nhiều lúa nền, lúa cỏ để khắc phục các nhược điểm

trên của tập quán sạ lan, bà con nông dân nên sử dụng công cụ và máy gieo lúa theo

Cày bừa, xới hoặc trục sao cho mặt ruộng tương đối phẳng, tạo đường thoát

nước tốt Chuẩn bị đất một ngày trước khi gieo.

Chuẩn bị lúa giống:

Số lượng giống cần dùng tùy theo yêu cầu nông học 50-75-125 kg/ha Lúa

giống phải sạch, ngâm giống 12-24 giờ, ủ giống từ 12-24 giờ, sau đó để lúa ráo nước

vài giờ trước khi gieo.

Với công cụ sạ hàng, nếu hạt giống có mam dài sẽ thud hơn so với hạt mầm

ngắn Do vậy, ta có thể áp dụng để điều chỉnh mật độ gieo

Chăm sóc lúa theo hàng:

Cho nước vào ruộng sau khi sạ từ 5-7 ngày Sau khi sạ được 18-22 ngày ta đặm

lúa ở những chỗ không lên.

Và kỹ thuật sạ hàng:

Dùng nhựa vạt miệng xéo để xúc lúa giống cho vào trống chứa hạt.

Cho lúa giống vào trống khoảng 2/3 trống, không đổ quá day hạt giống sẽ khórơi Cài nắp trồng can thận trước khi kéo.

Dụng cụ sạ hàng có bộ phận điểu chỉnh cho hạt giống rơi đều và có thể điều

chỉnh được khoảng cách hàng và lượng hạt giống gieo trên một ha tùy thuộc vào từng

địa phương Lúc gieo nên kéo công cụ đi thắng hàng, đợt đi đầu và đợt đi kế tiếp nên

Trang 33

trùng vết bánh xe để đảm bảo khoảng cách Nếu điều kiện cho phép nên kéo theo

Nguồn tin: Trương Thé Anh, 2007

Trang 34

4.2 Sự thay đổi diện tích sa hàng qua hai năm 2005-2006.

Bang 4.1: Diện tích gieo lúa theo hàng cia huyện Châu Thành năm 2005-2006

Nguôn: Phòng nông nghiệp huyện Châu Thành.

Qua bảng 4.1, diện tích sạ hàng năm 2006 tăng lên so với năm 2005 Đặc biệt là

các xã vùng phía Bắc như Đồng Khởi, Hảo Đước, An Cơ diện tích sa hàng vụ Hè thu

ít hơn vụ Đông xuân là do vụ Hè thu thời tiết không én định, mưa, nắng thất thường,

người dân không chủ động được nước nên họ không mạnh đạn sạ hàng ở vụ hè thu.

Các xã phía Bắc có những nơi chưa chủ động được nước nên sạ hàng vụ Hè thu nhiều

hơn các xã phía Nam Dụng cụ sạ hàng đưa về còn mới so với nông dân nên bà con

nông dân còn ngần ngại, do đó điện tích sa hang tương đối thấp so với diện tích trồng

lúa ở phía Bac.

Trang 35

4.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến việc quy mô áp dụng sạ hàng.

Diện tích sa hàng còn " khiêm tốn" là do các yếu tố sau:

4.3.1 Tập quán, tâm lý:

Phương pháp sạ hàng này áp dụng chưa nhiều, yếu tố về tập quán cũng ảnh

hưởng rất nhiều và tâm lý của nông dân từ lâu sạ, sạ tay và cấy đã quen, bà con nông

dân bất an về sạ hàng vì lúa sạ hàng trơng rất thưa ở 15-20 ngày đầu sau khi sạ, nên

nông dân còn ngại.

4.3.2 Kỹ thuật của nông dân:

Về yếu tố kỹ thuật thì kỹ thuật ngâm lúa giếng là yếu tố quan trọng Bà con

nông dân khi sạ lan hay cấy thì ngâm giống dễ dàng, mầm giống ra dài hay ngắn cũng làm được Với sạ hàng, nếu mầm giống ra đài thì hạt giống không xuống, nếu mầm

giống ra ngắn thì hạt giống xuống nhiều sẽ hao giống Do đó bà con còn ngần ngại với

phương pháp này.

4.3.3 Vốn san xuất (mua/thuê công cụ sa hàng):

YVến cho một công cụ sa hàng cũng không dat lắm nhưng những hộ nông có

điện tích đất sản xuất nhỏ thì không chú tâm đến phương pháp sa này Bởi vì nếu diện

tích nhỏ quá thì số lượng giống giảm không nhiều, ma áp đụng sa hàng thi bà con lo sợ lúa không lên nên bà con làm theo tập quán sạ lan hoặc cấy cho an tâm hơn Bà con nghĩ rằng nếu bỏ tiền ra 300.000 đồng đến 400.000 đồng để mua một công cụ sạ hàng

nhưng sạ chỉ ít công ruộng trong một vụ lúa thì bà con không dám bỏ tiền ra mua.

Hiện nay trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ 50% giá /1 công cụ sạ hàng,

bà con đặt mua cũng nhiều, vì vậy diện tích sạ hàng sẽ tăng lên trong năm nay.

Hai năm trước, Huyện đã hỗ trợ cho các xã, với số lượng không nhiều, và số

lượng công cụ nông dân mua vẫn chưa nhiều nên khi ngâm giếng xong rồi không có

công cụ sạ thì không được, cho nên bà con phái sa lan mà không sa hàng.

4.3.4 Đất đai:

Đối với sạ hàng đất ruộng phải bằng phẳng, nếu không bằng phẳng thì sẽ khó

kéo công cụ, làm tốn thới gian và hàng lúa sẽ bị lệch không thang hàng.

Đất ruộng có khi hạt giống khô quá cũng sẽ bị chết Do đó đối với những hộ nông dân có đất ruộng không bằng phẳng sẽ không dam sa hàng.

24

Trang 36

4.3.5 Về công cụ lao động:

Sa hàng không yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật cũng như tiêu tốn năng lượng

khi sử dụng Trước mắt, do chưa quen thao tác mới, có thể năng suất sạ hàng còn thấp hơn so với sa lan, vi dụ: Sa hàng chỉ kéo Lha mất một ngày còn sa lan thì sa nhanh hơn

nhiều có thể sa mat 3 giờ/ha Kết quả điều tra thực tế có trường hợp như ở đồng khởi

huyện Châu Thành có hộ nông dân chuyên về sạ hàng, họ sạ bàng rất giỏi chỉ mất 4

giờ/ha và công cụ được nông dân mua về và sau đó sáng chế ra công cụ sạ hàng kiểu

khác năng suất sạ cao hơn và tiết kiệm được nhiều giống hơn, và để sạ mướn cho

những hộ ở xã đồng khởi.

4.4 Nguồn gốc áp dụng phương pháp sạ hàng cho lúa tại huyện Châu Thành

Qua thông tin bao đài về việc áp dụng công cụ sạ hàng sẽ giảm được giá thành

san xuất như giảm lượng giống, công tia dam, vật tư nông nghiệp và tăng năng suất lúa

ở nông trường Sông Hậu - tỉnh Cần Thơ Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành chỉ

đạo Phòng Nông nghiệp và Phòng Kinh tế đi tìm hiểu để đem về áp dụng cho địa

phương Lúc đầu để người nông dân quen dần với phương pháp này UBND huyện đã cho xuất ngân sách sự nghiệp nông nghiệp mua về 10 công cụ sạ hàng giao cho

khuyến nông viên các xã và thị tran quan lý cho nông dân mượn thực hiện thử nghiệm

từ vụ Đông xuân năm 2000-2001, đến nay do từ nhiều nguồn hỗ trợ và nông dan tự

mua, toan huyện có khoảng 250 công cụ sa hang Nếu áp dụng công cụ này với định

mức 40ha/công cụ/vụ thì điện tích gieo sa sẽ được thực hiện hết bằng công cu sa hàng.

Do nhu cầu áp dụng biệp pháp gieo sạ bằng công cu sa hàng của nông dan,

trung tâm khuyến nông tỉnh Tây Ninh chỉ đạo trạm khuyến nông huyện Châu Thành

phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phòng Kinh tế huyện Châu Thành mở nhiều

lớp tập huấn kỹ thuật sạ hàng cho nông dân và cho khuyến nông viên cơ sở Vì đây là phương pháp rất đơn giản nhưng rất có hiệu quả và khuyến nông viên lại là những nông dân sản xuất tương đối khá nên họ áp dụng trực tiếp trên mảnh ruộng của mình, sau đó tổ chức hội thảo để đánh giá kết quả và nhân rộng phương pháp sạ hàng cho

toàn vùng, địa phương

Mỗi tiến bộ kỹ thuật khi đưa về áp dụng, đối với người nông dân do đặc điểm

bảo thủ, dè đặt trước những cái mới, với phương pháp sạ hàng thì tâm lý ban đầu của nông đân nhìn chung cũng rất thờ o, nhất là lúa từ 1-20 ngày tuổi ở giai đoạn mạ rat

Ngày đăng: 12/12/2024, 20:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN