Đặc điểm 4: Hợp đồng ngoại thương quy định về phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm cả điều kiện vận chuyển, bảo hiểm và xử lý tranh chấp.. 1.2.4 Phân loại hợp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA LOGISTICS – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
Quy trình thực hiện nhập khẩu mặt hàng thịt bò
Úc đông lạnh từ Úc về Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Đặng Lê Thanh Quý 22112482
Nguyễn Bùi Linh Chi 22106468 Ngô Nguyễn Như Ý 22110314 Nguyễn Thùy Vy 22109092 Nguyễn Thế Anh Khôi 22118679
Lê Thành Thuận 22118584
TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA LOGISTICS – THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
Quy trình thực hiện nhập khẩu mặt hàng thịt bò
Úc đông lạnh từ Úc về Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn : ThS Châu Thị Kiều Phương
Sinh viên thực hiện : Đặng Lê Thanh Quý 22112482
Nguyễn Bùi Linh Chi 22106468 Ngô Nguyễn Như Ý 22110314 Nguyễn Thùy Vy 22109092 Nguyễn Thế Anh Khôi 22118679
Lê Thành Thuận 22118584
TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2023
Trang 3100%
Ngô Nguyễn Như Ý 22110314 Packing List,
MNF
100%
Contract, định nghĩa giấy báo giao hàng đến
100%
Trang 4TRÍCH YẾU
Bài báo cáo này tập trung vào quá trình nhập khẩu mặt hàng thịt bò Úc đông lạnh từ Úc sang Việt Nam Do vậy, đối với quy trình xuất nhập khẩu, chứng từ là một bộ phận quan trọng, quyết định đến việc hàng hóa được xuất đi hoặc nhập khẩu Quá trình giao nhận hàng hóa và khai báo hải quan là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp hàng hóa được vận chuyển thuận lợi Trên
cơ sở học tập môn Giao nhận hàng hóa và khai báo hải quan, nhóm chúng em đã thực hành lập các chứng từ cần thiết cho hoạt động nhập khẩu thịt bò từ Úc sang Việt Nam
Trong bài báo cáo này, chúng em đã vận dụng kiến thức thực tế từ môn học qua các bài giảng của cô trên lớp để lập nên những chứng từ cần thiết trong việc nhập khẩu hàng, đặc biệt là nhập khẩu thịt bò từ Úc sang Việt Nam Bộ chứng từ bao gồm các loại giấy tờ như: Commercial Invoice, Packing List, D/O, C/O, MFN, lập tờ khai, cách tìm kiếm HS code, Sales Contract, VGM, A/N và Bill of Lading Bên cạnh đó, thông qua sự hướng dẫn tận tình của cô, chúng em đã tính các mức thuế mà doanh nghiệp phải trả cho hải quan một cách chi tiết nhất
Qua đó, với những kiến thức mà chúng em đã tích lũy được từ môn học, tham khảo các nguồn tài liệu, đặc biệt là với sự hướng dẫn tận tình của cô, chúng em đã hoàn thành được bài báo cáo một cách trọn vẹn nhất
Trang 5
iii
MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ i
TRÍCH YẾU ii
MỤC LỤC iii
LỜI CẢM ƠN vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH / BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
NHẬP ĐỀ 1
PHẦN 1: CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI LÔ HÀNG NHẬP KHẨU 2
1.1 Thông tin chung về lô hàng nhập kh u ẩ 2
1.2 Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract) 5
1.2.1 Định nghĩa 5
1.2.2 Đặc điểm 5
1.2.3 Điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu l cự 5
1.2.4 Phân lo i hạ ợp đồng 6
1.2.5 N i dung chính cộ ủa hợp đồng ngoại thương 7
1.2.6 Mẫu hợp đồng ngoại thương 8
1.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 10
1.3.1 Khái ni m ệ 10
1.3.2 Đặc điểm 10
1.3.3 Phân lo i Commercial Invoiceạ 10
1.3.4 Phân loại hóa đơn thương mại 11
1.3.5 N i dung chính cộ ủa hóa đơn thương mại 12
1.4 Phiếu đóng gói (Packing List) 14
1.4.1 Khái ni m ệ 14
1.4.2 Chức năng 14
1.4.3 N i dung chính cộ ủa phiếu đóng gói 15
1.4.4 Mẫu phiếu đóng gói 16
1.5 Cách tra mã HS Code cho lô hàng nh p kh uậ ẩ 17
Trang 61.6 Giấy chứng nhận xu t x ấ ứ nguồn gốc (Certificate of Original) 19
1.6.1 Khái ni m ệ 19
1.6.2 Vai trò 20
1.6.3 Phân lo i ạ 20
1.6.4 Mẫu giấy ch ng nh n xu t xứ ậ ấ ứ ngu n g c ồ ố 22
1.7 Giấy xác nh n khậ ối lượng toàn bộ (Verified Gross Mass) 23
1.7.1 Khái ni m ệ 23
1.7.2 Mục đích 23
1.7.3 Mẫu giấy xác nhận khối lượng toàn bộ 24
1.8 Giấy Shipping Instruction S/I– 25
1.8.1 Khái ni m ệ 25
1.8.2 Vai trò 25
1.8.3 N i dung chính ộ 25
1.8.4 Mẫu giấy Shipping Instruction 26
1.9.1 Khái ni m ệ 27
1.9.2 N i dung ộ 27
1.9.3 Mục đích 27
1.9.4 Nguyên tắc 28
1.9.5 Mẫu tờ khai h i quan nh p khả ậ ẩu 29
1.10 Khai Manifest (MNF) 32
1.10.1 Khái niệm 32
1.10.2 N i dung chính ộ 32
1.10.3 M u giẫ ấy Manifest 35
1.11 Giấy ki m d ể ịch động vật 35
1.11.1 Khái niệm 35
1.11.2 Mục đích 35
1.113 Vai trò 35
1.11.4 Điều kiện kiểm dịch động vật 36
1.11.5 Các thông tư 37
1.11.6 Mẫu giấy ki m dể ịch động vật 38
PHẦN 2: CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG TỪ DO NGƯỜI CHỦ 39
TÀU, NGƯỜI VẬN TẢI THỰC HIỆN 39
2.1 Vận đơn đường bi n ể 39
Trang 7v
2.1.1 Khái ni m ệ 39
2.1.2 Chức năng chính của vận đơn đường bi n ể 39
2.1.3 Mẫu vận đơn đường biển 40
2.2 Giấy thông báo hàng đến (A/N) 41
2.2.1 Định nghĩa 41
2.2.2 Đặc điểm 41
2.2.3 Mẫu giấy thông báo hàng đến 42
2.3 L nh giao hàng (Delivery Order ệ – D/O) 43
2.3.1 Khái ni m ệ 43
2.3.2 Quy trình 43
2.3.3 Phân lo i ạ 44
2.3.4 Mẫu lệnh giao hàng 45
2.4 Đơn bảo hiểm hàng hóa xu t nh ấ ập kh u (Cargo Insurance Policy) ẩ 46
2.4.1 Định nghĩa 46
2.4.2 Mục đích 46
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG TIỀN THUẾ ĐỐI VỚI LÔ HÀNG THỊT BÒ 48
3.1 M c thuứ ế suất và t giá áp d ng cho lô hàng ỷ ụ 48
3.1.1 Thuế suất 48
3.1.2 Tỷ giá 49
3.2 Cách tính các lo i thuạ ế nhập khẩu 49
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 8Tuy đã gắng thực hiện đề tài nhưng chắc chắn bài làm vẫn còn nhiều cốthiếu sót, chúng em rất mong nhận được những lời góp ý của để bài báo cô cáongày càng hoàn thiện hơn
Chúng em x chân thành in cảm ơn!
Trang 9vii
DANH MỤC HÌNH Ả NH / BẢ NG BIỂU
Hình 1 Mẫu hợp đồng ngoại thương 8
Hình 2 Mẫu hợp đồng ngoại thương 9
Hình 3 Hóa đơn thương mại 13
Hình 4 Phiếu đóng gói 16
Hình 5 Trang chủ của Tổng cục Hải quan ệt Nam Vi 17
Hình 6 Bư ớc 2 của cách tra cứu mã HS Code 17
Hình 7 Sau khi search nội dung HS Code của thịt đông lạnh 18
Hình 8 Nhập mã số của HS Code sau khi tìm kiếm 18
Hình 9 Nội dung của bảng tra cứu mặt hàng nhập khẩu 19
Hình 10 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa 22
Hình 11 ấy xác nhận khối lượng toàn bộ Gi 24
Hình 12 Giấy Shipping Instruction 26
Hình 13 Tờ khai hải quan nhập khẩu 29
Hình 14 Tờ khai hải quan nhập khẩu 30
Hình 15 Tờ khai hải quan nhập khẩu 31
Hình 16 Giấy Manifest 35
Hình 17 Giấy kiểm dịch động vật 38
Hình 18 Vận đơn đường biển 40
Hình 19 Giấy báo hàng đến 42
Hình 20 Lệnh giao hàng 45
Hình 21 Đơn bảo hiểm hàng hóa 47
Hình 22 Thuế nhập khẩu thịt bò đông lạnh 48
Hình 23 Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường 48
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CẢNG DỠ HÀNG HÀNG NGUYÊN CONT
HỆ TH ỐNG KHAI BÁO HÀNG HÓA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Trang 111
NHẬP ĐỀ
Thịt bò Úc là một trong những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu được ưa chuộng tại Việt Nam Với chất lượng thịt cao, giá cả hợp lý, thịt bò Úc đã trở thành lựa chọn của nhiều gia đình Việt
Quy trình nhập khẩu thịt bò Úc từ Úc sang Việt Nam bao gồm nhiều bước, đòi hỏi
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan Trong bài báo cáo này, nhóm chúng tôi sẽ trình bày chi tiết quy trình nhập khẩu thịt bò Úc từ Úc sang Việt Nam Bài báo cáo gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu các loại giấy tờ chứng từ cần có đối với lô hàng nhập khẩu.Phần 2: Các loại giấy tờ chứng từ do người chủ tàu và người vận tải thực hiện.Phần 3: Phương pháp tính tổng tiền thuế đối với lô hàng thịt bò
Trang 12PHẦN 1: CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI LÔ
HÀNG NHẬP KHẨU 1.1 Thông tin chung về lô hàng nhập khẩu
Australia Pty Ltd Địa chỉ: 37644 Bruce Highway Stuart
Mã số thuế:
0738160717 Liên hệ: 0747208000
Meat Food Import Export Co,.Ltd Địa chỉ: 606-618 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức, Việt Nam
Mã số thuế:
0316499145 Liên hệ: 0936065389
3 Điều khoản thương mại quốc tế CIF
(Frozen Australian beef)
Hs code: 02023000 Volume: 5 x 40’RF & 1 x 20’RF
Số ợng: 5880 thùng lưcartons (5 x 40’RF & 1 x 20’RF)
1066 cartons/ 1 cont 40’RF => 5330 cartons/ 5 cont 40’RF
550 cartons/ 1 cont 20’RF
1 thùng cartons rỗng nặng 2,5 kgs
Trang 133
Bao bì: 5800 boxs/ 5880 cartons
Pallet: 154 pallet/ 5 x 40’RF & 1 x 20’RF
28 pallet/ 1 x 40’RF =>
140 pallet/ 5 cont 40’RF
14 pallet/ 1 x 20’RF
1 pallet để chất hàng nặng 22kgs
Trọng lượng: 20 KGS/ thùng cartons Tổng trọng lượng: 117,600 KGS/ 5 x 40’RF & 1 x 20’RF
106,600 KGS/ 5 x 40’RF 11,000 kgs/ 1 x 20’RF Trọng lượng vỏ container rỗng: 27,170 KGS/ 5 x 40’RF & 1 x 20’RF 4,850 KGS/ 1 x 40’RF => 24,250 KGS/ 5 x 40’RF 2,920 KGS/ 1 x 20’RF Gross weight: 162,858 KGS
Net weight: 117,600 KGS
=> 80 USD/ 1 cartons Tổng cộng: 470,400 USD/
5880 cartons
MELBOURNE PORT Cảng dỡ hàng: CAT LAI PORT
Điều kiện giao hàng: CIF
Trang 14Phương thức vận chuyển: đường biển
Hãng tàu: Hapag-Lloyd ETD: 08/12/2023 ETA: 05/01/2024
7 Phương thức thanh toán Chuyển tiền trả trước (T/T)
Bảng 1 Thông tin chung của lô hàng
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Trang 15cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, bảo hành và các điều kiện khác liên quan đến giao dịch mua bán Quyền sở hữu hàng hóa và hàng hóa được chuyển cho người mua khi người mua đã thanh toán hợp đồng
1.2.2 Đặc điểm
Đặc điểm 1: Chủ thể của hợp đồng (Nhà xuất khẩu và Nhà nhập khẩu) phải
có cơ sở kinh doanh đăng ký ở 2 quốc gia khác nhau
Đặc điểm 2: Hợp đồng ngoại thương xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, bao gồm cả việc tuân thủ các điều khoản, giải quyết tranh chấp và chịu trách nhiệm về việc vi phạm hợp đồng
Đặc điểm 3: Hợp đồng ngoại thương thường sử dụng một ngôn ngữ chung
để tránh hiểu lầm và phải xác định loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán Đặc điểm 4: Hợp đồng ngoại thương quy định về phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm cả điều kiện vận chuyển, bảo hiểm và
xử lý tranh chấp
1.2.3 Điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực
Điều kiện 1: Các chủ thể của hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp, nếu là pháp nhân phải có giấy phép thành lập, giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh và các điều lệ hoạt động kinh doanh
Điều kiện 2: Nội dung hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp Mục đích sử dụng và nội dung không vi phạm Pháp luật, không trái với đạo đức xã hội
Trang 16Điều kiện 3: Hình thức hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp và được ký kết dưới hình thức văn bản
1.2.4 Phân loại hợp đồng
Xét về ời gian hợp đồng: th
Hợp đồng dài hạn
Hợp đồng ngắn hạn
Xét về nội dung quan hệ hợp đồng:
Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng hoá ra nước ngoài để thực
hiện việc chuyển hàng hoá đó ra nước ngoài, đồng thời chuyển quyền sở hữu hàng hoá đó cho người mua
Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng hoá của nước ngoài sau đó
đưa vào nước để tiêu dùng trong nước hoặc phục vụ sản xuất, chế biến trong nước
Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã được nhập
khẩu từ nước ngoài trước đây chưa qua tái chế hoặc sản xuất trong nước
Hợp đồng tái nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng hoá do nước mình sản
xuất bán ra nước ngoài, chưa qua gia công ở nước ngoài
Hợp đồng gia công xuất khẩu: Là hợp đồng mà bên trong nước nhập khẩu
nguyên liệu của bên nước ngoài để lắp ráp, gia công, chế biến thành sản phẩm sau
đó xuất khẩu sang nước đó, không tiêu thụ trong nước
Xét về hình thức hợp đồng:
Hợp đồng bằng văn bản
Hợp đồng bằng miệng
Hợp đồng theo hình thức mặc nhiên
Trang 17Các số máy: Điện thoại, Email, Fax
Người đại diện ký hợp đồng: cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại
Nội dung của hợp đồng
Commodity: Phần mô tả hàng hoá
Origin - Quality: mô tả nguồn gốc và chất lượng hàng hoá
Packing: quy cách đóng gói hàng hoá
Shipment terms: mô tả các điều khoản giao hàng bao gồm thời hạn giao hàng và
cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng
Payment: phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn
Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua? Và mua theo điều kiện nào?
Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm
Documents required: những chứng từ mà người bán phải chuẩn bị cho người
mua để đáp ứng đủ chứng từ xuất và nhập khẩu hàng hoá
Penalty clause: là hình phạt cho người mua khi thanh toán hợp đồng không đúng
thời hạn đã ghi trên hợp đồng
General Conditions: Điều kiện chung của hợp đồng là những điều khoản quy
định chung về trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa bên mua và bên bán thực hiện hợp đồng
Trang 181.2.6 Mẫu hợp đồng ngoại thương
Hình 1 Mẫu hợp đồng ngoại thương
(Nguồn: Sinh viên tự ực hiện) th
Trang 199
Hình 2 Mẫu hợp đồng ngoại thương (Nguồn: Sinh viên tự ực hiện) th
Trang 201.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
1.3.1 Khái niệm
Commercial Invoice hay hoá đơn thương mại được gọi tắt (CI) là một loại chứng
từ thương mại được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu Trên một hóa đơn thương mại tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thông tin sau: đặc điểm hàng hóa, giá thành nhập, số lượng, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán ận chuyển,…, v
Commercial Invoice là chứng từ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu quốc
tế hiện nay Đây là chứng từ mà các nhà cung cấp bắt buộc phải có để chỉ ra số ền nhà tinhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ đó tính giá thuế nhập khẩu Nó thể hiện giá mua, giá bán của hàng hóa mà công ty bạn nhập khẩu
1.3.2 Đặc điểm
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) là một loại chứng từ vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế Và nó được sử dụng để thanh toán giá trị hàng hóa giữa người bán và người mua Cụ ể, Commercial thể hiện giá bán sản phẩm và nhà cung thcấp hàng hóa bắt buộc phải có loại chứng từ này để thể hiện số ền bên nhập khẩu cần tithanh toán Cũng như xác định giá trị lô hàng để đơn vị Hải Quan tính thuế nhập khẩu Trên Commercial sẽ ghi chú đầy đủ về chủng loại, đặc điểm hàng hóa, đơn vị tính, giá thành, hình thức giao hàng, vận chuyển,…
1.3.3 Phân loại Commercial Invoice
Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice): Là hóa đơn thanh toán sơ bộ ền hàng titrong những trường hợp như giá hàng là tạm tính, thanh toán theo từng phần,… Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Là hóa đơn dùng để thanh toán hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng
Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice): Là hóa đơn có tác dụng phân tích chi tiết các
bộ phận của giá hàng
Trang 2111
Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Nhìn chung hình thức của hóa đơn chiếu
lệ cũng giống như hóa đơn thương mại Tuy nhiên chúng không dùng để thanh toán vì không phải là yêu cầu đòi tiền Loại hóa đơn này thường dùng khi hàng hóa được gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu,…
1.3.4 Phân loại hóa đơn thương mại
Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)
Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại
Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice)
Là hóa đơn dùng để thanh toán bước đầu giữa người bán và người mua trong khi chờ đợi thanh toán cuối cùng Hóa đơn tạm thời được lập khi người bán chưa rõ một hoặc một số chi tiết chính thức cho việc thanh toán cuối cùng như: giá cả, số lượng, khối lượng, phẩm chất hàng hóa
Hóa đơn chính thức (Final Invoice)
Là hóa đơn xác định tổng giá trị ối cùng của lô hàng và là cơ sở thanh toán dứcu t khoát tiền hàng
Hóa đơn chi tiết
Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được chi tiết hóa theo từng chủng loại
Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice)
Là hóa đơn có chữ ký của phòng thương mại và công nghiệp, xác nhận về xuất
xứ của hàng hóa Nhiều khi hóa đơn này được dùng như một chứng từ kiêm cả chức năng hóa đơn lẫn chức năng giấy chứng nhận xuất xứ
Hóa đơn hải quan (Customs Invoice)
Là hóa đơn tính toán trị giá hàng hóa giá tính theo thuế của hải quan và tính các khoản lệ phí của hải quan
Trang 22Hóa đơn tập trung (Neutral Invoice)
Trong phương thức buôn bán thông qua trung gian hoặc tạm nhập tái xuất hoặc
dụng hóa đơn do một người khác ký phát chứ không phải là người bán hàng thực tế
Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice)
bán Hóa đơn lãnh sự có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ
1.3.5 Nội dung chính của hóa đơn thương mại
Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa
chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu
Người bán (Seller/Exporter): Tương tự người mua
Số Invoice: Tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định
Ngày Invoice: Theo thông lệ kinh doanh quốc tế, thường thì Invoice được lập
sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày vận đơn – Bill of Lading) để cho phù hợp với bộ ứng từ xuất khẩu ch
Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số phương
thức phổ biến sau đây: - T/T, L/C, D/A, D/P
Thông tin hàng hóa: Trên Commercial Invoice khá là chung chung, chủ yếu là
tên hàng, tổng trọng lượng (gross weight), số khối (measurement), số kiện tính theo bao/chiếc/cái/thùng… tương ứng và đơn giá để tính ra số ền tổng cần tithanh toán Muốn chi tiết đầy đủ hơn, nên xem thông tin hàng hóa trên Packing List, vận đơn hay C/O (nếu có)
Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và
Trang 2313
chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán
Điều kiện Incoterms: Thường sẽ được ghi cùng với địa điểm nhất định
(VD: CFR Busan Port, Korea) Cần lưu ý, vì số ền trên Invoice không phải lúc nào ticũng là 100% giá hàng bán tại xưởng Mỗi điều kiện Incoterms lại tương ứng với trách nhiệm của bên mua và bên bán, trách nhiệm người bán càng nhiều thì giá trên Invoice càng cao hơn giá xuất xưởng
Bên cạnh đó là một số thông tin thường gặp khác: POL (cảng xếp hàng), POD
(cảng dỡ hàng), Vessel/Voyage (tên tàu/số chuyến), Destination (Đích đến – thường hay trùng với POD)…
Hình 3 Hóa đơn thương mại
(Nguồn: Sinh viên tự ực hiện) th
Trang 241.4 Phiếu đóng gói (Packing List)
1.4.1 Khái niệm
Packing list (bảng kê/phiếu chi tiết hàng hóa/phiếu đóng gói hàng hóa) là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ ứng từ xuất nhập khẩu do người bán chphát hành sau khi hoàn thiện vai trò đóng hàng gửi cho người mua
Trên Packing List thể hiện rõ người bán đã bán những gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không Thông thường trên một Packing list) sẽ chỉ thể hiện quy cách đóng gói, số ợng hàng lưhóa thực tế người bán giao hàng cho người mua chứ không thể hiện giá trị của lô hàng
1.4.2 Chức năng
Packing list cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao
bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói Từ
đó chúng ta tính toán được một số phần sau:
Sắp xếp kho chứa hàng
Bố trí được phương tiện vận tải
Bốc dỡ hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân.Mặt hàng có bị kiểm hóa hay không,…
Ngay sau khi đóng hàng xong, Người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng
Trang 2515
1.4.3 Nội dung chính của phiếu đóng gói
Về cơ bản sẽ gồm những nội dung chính sau:
Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta không hay dùng số Packing List) Thông tin người mua bán: Người gử – người nhận (shipper – consignee: Tên, i địa chỉ, Tel, Fax của doanh nghiệp mua hàng)
Thông tin về hàng hóa: Tên hàng hóa – Khối lượng (G.W- N.W-CBM) – mô tả đóng gói Đóng gói (Packing): số ợng thùng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dướilư
Thông khai thác hàng: Cảng bốc hàng – cảng dỡ hàng (POL-POD) Ngày phát hành Packing List: Số và ngày trên Packing List
Điều kiện mua bán theo Incoterm: Term mua bán hàng hóa
Thông tin cảng bốc hàng và càng dỡ hàng: Port of Loading – Port of
Destination
Phía cuối Packing List cần có xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu
phía cuối Packing List
Trang 261.4.4 Mẫu phiếu đóng gói
Hình 4 Phiếu đóng gói
(Nguồn; Sinh viên tự ực hiện) th
Trang 2717
1.5 Cách tra mã HS Code cho lô hàng nhập khẩu
Bước 1: Truy cập vào website của tổng cục Hải quan Việt Nam qua đường link https://www.customs.gov.vn/index.jsp?ngon_ngu=vn và chọn vào mục tra cứu Biểu thuế - Mã HS ở bên phải màn hình
Hình 5 Trang chủ của Tổng cục Hải quan Việt Nam
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Bước 2: Chọn vào loại hình “nhập khẩu” ở phía bên trái màn hình
Hình 6 Bư ớc 2 của cách tra cứu mã HS Code
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Trang 28Bước 3: Ta sẽ vào 1 tab mới tìm kiếm mã hs code của thịt bò đông lạnh và sau
đó ta sẽ gõ mã hs code vừa kiếm được vào ô tìm kiế ở website Hải quan.m
Hình 7 Sau khi search nội dung HS Code của thịt đông lạnh
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Hình 8 Nh ập mã số của HS Code sau khi tìm kiếm.
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Trang 2919
Bước 4: Xác định mã HS Code của mặt hàng qua bảng kết quả bên dưới
Hình 9 Nội dung của bảng tra cứu mặt hàng nhập khẩu
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
1.6 Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc (Certificate of Original)
1.6.1 Khái niệm
C/O là từ viết tắt của Certificate of Origin mang ý nghĩa là giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa Đây là một loại chứng từ có vai trò vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu
Định nghĩa C/O theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP là một văn bản pháp lý hoặc các hình thức có giá trị tương đương được cấp phép bởi các cơ quan thuộc một nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ, nhằm mục đích xác nhận hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc công đoạn chế biến, lắp ghép cuối cùng được thực hiện tại quốc gia đó
Theo Điều 34 của Luật Quản lý ngoại thương tại Việt Nam, C/O do Bộ Công Thương cấp phép hoặc các tổ chức khác được ủy quyền để cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Bộ Công Thương có thể ủy quyền cho các bên để cấp văn bản này, như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Phòng quản lý xuất nhập khẩu bộ Công thương
Ban quản lý các khu Công nghiệp, khu chế xuất hàng hóa
Trang 301.6.2 Vai trò
Vai trò quan trọng của C/O trong kinh doanh quốc tế là điều không thể phủ nhận Đây là giấy tờ mang giá trị pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thuộc nước xuất khẩu Ngoài việc xác định nguồn gốc, C/O còn mang những ý nghĩa khác Vai trò khác của C/O được thể hiện dưới đây:
Thống kê thương mại: Vì mỗi loại hàng hóa sẽ có lượng giới hạn kim ngạch
nhất định, nên nhờ vào C/O mà các quốc gia có thể xác định được lượng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hóa Từ đó mà đề ra các chính sách phát triển, chính sách xúc tiến thương mại hiệu quả hơn
Đảm bảo quy chuẩn quốc tế về nhãn mác, bao bì
Hưởng ưu đãi thuế quan: Các doanh nghiệp có thể xác định được các ưu đãi sẽ
được hưởng khi xuất khẩu hàng hóa đi các nước Từ đó mà có thể đưa ra giá cả, chi phí, giấy tờ, phương án đàm phán phù hợp
Giảm tình trạng bán phá giá và đội giá: Nhờ việc xác định được xuất xứ của
từng mặt hàng, mà nhà nước có thể xác định chính xác nơi đã sản xuất hàng hóa đó Đi kèm đó, nhà nước cũng có thể tìm hiểu các chính sách về giá cả, các quy định liên quan khi nhập khẩu Nhờ vậy, thị trường trong nước có thể tránh trường hợp hàng hóa có giá
cả quá cao hoặc quá thấp, giảm thiểu tổn thất với các doanh nghiệp sản xuất trong nước
Thúc đẩy thương mại giữa các nước
1.6.3 Phân loại
Có rất nhiều loại C/O, tuy nhiên những loại C/O phổ biến và thông dụng hiện nay
là các loại C/O sau:
C/O form E: Là C/O được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN Bởi lẽ Trung Quốc là thị trường to lớn và là nguồn cung hàng hóa khổng lồ, nên quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc là thường xuyên Đây là C/O quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Trang 3121
C/O form D: Là C/O được ký kết giữa các nước ASEAN theo hiệp định thương mại CEPT ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam Phần lớn các loại hàng hóa khi nhập khẩu vào các nước ASEAN đều được hưởng thuế suất 0%
C/O form AK: Dựa trên hiệp định thương mại giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc, C/O form AK có thể giúp Việt Nam hưởng các ưu đãi đặc biệt khi thực hiện các hoạt động kinh doanh với nước này
C/O form AJ: Hiệp Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản C/O form AANZ: Là mẫu form cho các nước ASEAN, Australia, New Zealand C/O form AHK: Thuộc hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Trung Quốc
và Hong Kong
C/O form AI: Thuộc hiệp định thương mại giữa ASEAN và Ấn độ
C/O form A: C/O này được hưởng ưu đãi phổ cập đối với các nước sau: 28 nước thành viên của EU, Nhật Bản, Norway, Canada, Nga, Belarus và New Zealand Hàng hóa của Việt Nam khi xuất vào các nước này phải đảm bảo đủ điều kiện và sẽ hưởng ưu đãi thấp hơn so với các loại C/O khác
C/O form EAV: C/O được hình thành dựa trên kí kết giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á- Âu
C/O form S: Thuộc hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Lào Tuy nhiên, do Hiệp định giữa các nước ASEAN toàn diện hơn, nên hiện tại C/O này đã ít được sử dụng
C/O form VC: Là kết quả cho việc kí kết giữa Việt Nam và Chi lê
C/O form VJ: Được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản
C/O form VK: Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc
C/O form X: Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia