MỞ ĐẦUTrong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
……… o0o……….
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ VẬN DỤNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI TƯ DUY
VỚI ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thuý Minh
Tên giáo viên hướng dẫn : Trần Huy Quang
Hà Nội, 11/2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.Khái niệm lý luận 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Đặc điểm 3
1.3 Vai trò 3
2.Khái niệm thực tiễn 4
2.1.Định nghĩa 4
2.2.Tính chất 5
2.3.Vai trò 6
3.Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn 7
PHẦN 2: ÁP DỤNG LÝ LUẬN THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8
1.Nội dung đổi mới 8
1.4 1.1.Đổi mới tư duy 8
1.5 1.2.Đổi mới kinh tế 8
2 Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới kinh tế ở nước ta: 10
2.1 Mối liên hệ: 10
2.2.Đề xuất nhiệm vụ và giải pháp cho tương lai 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút
sự quan tâm của nhiều đối tượng
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào Những vấn đề triết học về lý luận nhận thực và thực tiễn, phương pháp biện chứng luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn đề do cuộc sống đặt
ra Việc chấp thuận hay không chấp thuận một lập trường triết học nào đó không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở, phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động
Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác Lê nin,
đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay Vì vậy, em
quyết định chọn đề tài “Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa đổi mới tư duy với đổi mới kinh tế ở nước ta”
Trang 4PHẦN 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Khái niệm lý luận
1.1 Định nghĩa
Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát tử thực tiễn phản ánh mối liên
hệ bản chất những quy luật của thế giới khách quan Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:”
Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức
về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát kinh nghiệm Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm Tuy nhiên điều đó không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại những hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan Như vậy lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là nó có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến, rộng rãi hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm
1.2 Đặc điểm
Lý luận mang tính hệ thống, nó ra đời trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của xã hội nên bất
kỳ một lý luận nào cũng mang tính mục đích và ứng dụng
Lý luận mang tính hệ thống cao, tổ chức có khoa học
1.3 Vai trò
Lý luận có các vai trò:
- Khái quát kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn
- Vạch ra những quy luật vận động phát triển của thực tiễn
- Liên kết, tập hợp, giáo dục, thuyết phục, động viên, tổ chwucs thực hiện
- Chỉ đạo và cải tạo cuộc sống
Trang 52.Khái niệm thực tiễn
2.1 Định nghĩa
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó nhận thức khách thể Vì vậy thực tiễn là mắt khâu trung gian nối liền ý thức của con người với thế giới bên ngoài
Thực tiễn là hoạt động có tính chất loài (loài người) Hoạt động đó không thể tiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội Đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp Chủ thể không phải là một vài cá nhân mà là cả xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định Cho nên xét về nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử xã hội
Thực tiễn có ba dạng cơ bản:
Hoạt động sản xuất vật chất: đây là hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Hoạt động chính trị –xã hội: nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan
hệ xã hội, chế độ xã hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động nhằm rút ngắn độ dài của quá trình con người nhận thức và biến đổi thế giới
2.2.Tính chất
2.2.1.Tính chất vật chất trong đời sống thực tiễn
Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, phải sử dụng những phương tiện vật chất đề tác động tới đối tượng vật chất nhất định của tự nhiên hay xã hội, làm biến đổi nó, tạo ra sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người
Trang 6Chỉ có thực tiễn mới trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực, mới thực sự mang tính chất phê phán và cách mạng Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở
đề phân biệt hoạt động thực tiễn khác với hoạt động lý luận của con người
2.2.2 Tính chất lịch sử trong đời sống xã hội
Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, hoạt động thực tiễn diễn ra là khác nhau, thay đổi về phương thức hoạt động
Thực tiễn là sản phẩm lịch sử toàn thế giới, thể hiện những mối quan hệ muôn vẻ và
vô tận giữa con người với giới tự nhiên và con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần, là phương thúc cơ bản của sự tồn tại xã hội của con người
2.2.3 Thực tiễn của con người được tiến hành dưới nhiều hình thức
Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới, con người tạo ra một hiện thực mới, một
”thiên nhiên thứ hai” Đó là thế giới của văn hóa tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại của con người, những điều kiện này không được giới tự nhiên mang lại dưới dạng có sẵn Đồng thời với quá trình đó, con người cũng phát triển và hoàn thiện bản thân mình Chính sự cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn
là cơ sở của tất cả những biểu hiện khác có tính tích cực, sáng tạo của con người Con người không thích nghi một cách thụ động mà thông qua hoạt động của mình, tác động một cách tích cực để biến đổi và cải tạo thế giới bên ngoài Hoạt động đó chính là thực tiễn
a Hoạt động sản xuất vật chất
Là hoạt động thực tiễn quan trọng nhất của xã hội.Thực tiễn sản xuất vật chất là tiền
đề xuất phát để hình thành những mối quan hệ đặc biệt của con người đối với thế giới, giúp con người vượt ra khỏi khuôn khổ tồn tại của các loài vật
b Hoạt động chính trị xã hội
Là hoạt dộng của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt
Trang 7động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
c Hoạt động thực nghiệm khoa học
Là hoạt động thực tiễn đặc biệt vì con người phải tạo ra một thế giới riêng cho thực nghiệm của khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội
2.3.Vai trò
Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức Mọi nhận thức đều bắt nguồn từ thực tiễn, tác động vào sự vật hiện tượng buộc nó bộc lộ thuộc tính trên cơ sở đó khái quát, rút ra bản chất của sự vật hiện tượng, biến nó thành vật cho ta.Thực tiễn là tiêu chuẩn
để kiểm nghiệm nhận thức, thước đo để đánh giá nhận thức Thước đo không cố định, luôn luôn vận động, phát triển, nhưng vẫn đủ để kiểm nghiệm nhận thức và lý luận, vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối Từ thực tiễn mà con người sáng tạo
ra các phương pháp để cải tạo chính thực tiễn
Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan( tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn)
Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên
3 Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực chủ yếu, trực tiếp của nhận thức và do đó, cũng là của lý luận Thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, lý luận Mọi tri thức, lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn Ngày nay khi khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mối quan hệ này cũng không thay đổi
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn và
Trang 8phải luôn liên hệ với thực tiễn, nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau
Lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn Không có lý luận thì trong hoạt động thực tiễn người ta dễ chỉ dựa vào kinh nghiệm, dễ dẫn tới tuyệt đối hóa kinh nghiệm, cho kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành công trong hoạt động thực tiễn Kém lý luận, khinh lý luận không chỉ dẫn tới bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn tới bệnh giáo điều Bởi lẽ, do kém lý luận, khinh lý luận nên không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất và cũng không thể vận dụng được lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh Nếu có vận dụng thì cũng không sát thực tế không phù hợp với thực tiễn Lý luận mà không
áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông
Mối liên hệ của thực tiễn với lý luận còn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn chân
lý, lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý Nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic Nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử - xã hội cụ thể Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng
Trang 9PHẦN 2: ÁP DỤNG LÝ LUẬN THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI
TƯ DUY VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Việc Đảng ta tổng kết những bài học ở Đại hội VI, lần đầu tiên chỉ rõ sai lầm chủ quan, duy ý chí, coi thường các quy luật khách quan dẫn tới làm sai, làm hỏng và phải sửa chữa trong các chính sách xây dựng kinh tế, phát triền văn hoá có ý nghĩa tự giải phóng và mở đường cho sự phát triển mới rất to lớn
Trên thực tế, đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có một sự tương đồng về hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa như”Chính sách kinh tế mới của Lênin” (NEP) Với đổi mới, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta đã ngày được xác định rõ hơn Nó thấm nhuần quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển
1.Nội dung đổi mới
1.1 Đổi mới tư duy
Mục tiêu, bản chất của chủ nghĩa xã hội: Mỗi quốc gia, dân tộc đều phải suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để làm sao vừa theo đúng quy luật chung vừa phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nước mình Hiện nay, nước ta còn đang ở thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, có rất nhiều vấn đề cần được nhận thức, vận dụng đúng đắn, phù hợp với thực tế và quy luật khách quan; không thể nôn nóng, giáo điều, máy móc.
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội: Tại Đại hội VI lần đầu tiên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đặt đúng tầm vấn
đề xã hội trong mối quan hệ với kinh tế Và càng về sau Đảng ta càng khẳng định phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa: Chúng ta từng bước nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh - đối ngoại; nhận thức toàn diện hơn về khái niệm "an ninh quốc gia" và "bảo vệ Tổ quốc"
1.2.Đổi mới kinh tế
Đổi Mới về kinh tế được định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể:
Trang 10Một là, từ quan niệm về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một
nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần xã hội chủ nghĩa đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, ngoài hai thành phần nói trên, còn có: kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế ấy đều là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Hai là, từ quan niệm cho rằng, để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
phải nhanh chóng hoàn thành cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ
là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã đi đến quan niệm cho rằng việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất
Ba là, từ quan niệm chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế
độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều sở hữu Trong đó, không chỉ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được thừa nhận,
mà ngay chế độ công hữu cũng được hiểu không phải về tất cả các tư liệu sản xuất mà chỉ là về các tư liệu sản xuất chủ yếu để làm chỗ dựa cho nền kinh tế quốc dân
Bốn là, từ quan niệm kinh tế quốc doanh là chủ đạo đã đi đến quan niệm kinh tế nhà
nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và những bộ phận khác như dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước ) là chủ đạo
Năm là, từ quan niệm hợp tác xã thuần túy là kinh tế tập thể, cho rằng tập thể hóa tư
liệu sản xuất càng mạnh, tỷ trọng sở hữu tập thể càng cao thì hợp tác xã càng gần chủ nghĩa xã hội, do đó mà gò ép những người lao động cá thể vào hợp tác xã, đã đi đến quan niệm hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở người lao động tự nguyện góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ, với quy mô và mức độ tập thể hóa tư liệu sản xuất khác nhau.
Sáu là, từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với việc
xóa bỏ nhanh các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu, đã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, thì phải trải qua một quá trình xây dựng, củng cố và phát triển hai thành phần đó với những bước đi thích hợp