Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Lớp: HIS 362 Giảng viên hướng dẫn:
Trang 1ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
Tên đề tài: So sánh Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Lớp: HIS 362
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Kim Oanh
Thành viên nhóm :
1 Đoàn Lê Nguyên Bảo – 4272
2 Nguyễn Ngọc Duy - 0129
3 Nguyễn Bảo Hà - 7532
4 Võ Thị Vân Khánh – 3782
5 Đinh Thị Ly Na – 5524
6 Nguyễn Đức Thành Nguyên – 2613
7 Nguyễn Trần Diệu Phương – 9478
Đà Nẵng, 11/2024
Trang 2Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : BỐI CẢNH LỊCH SỬ 4
I.Tình hình lịch sử thế giới giai đoạn năm 30 của thế kỷ XX 4
II.Tình hình tại Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX 4
2.1.Tình hình chính trị 4
2.2 Tình hình kinh tế 5
2.3.Tình hình xã hội 6
2.4.Phong trào cách mạng 6
CHƯƠNG 2 : SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN 2/1930 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ 10/1930 7
I.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 3/1930 7
II.Luận cương chính trị của Đảng Cộng Sản Đông Dương 10/1930 7
III.So sánh và cương lĩnh luận cương chính trị 8
IV.Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của 2 văn kiện 10
V.Kết luận 11
CHƯƠNG 3 : GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA “CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN” CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 12
I.Giá trị lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam 12
1.1.Định hướng tư tưởng cách mạng 12
1.2.Xác định mục tiêu và phương hướng đấu tranh 12
1.3.Tư tưởng đoàn kết và liên minh cách mạng 12
1.4.Tầm nhìn chiến lược cho cách mạng 13
II.Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng Việt Nam Kết quả 13
2.1 Hướng dẫn hành động cách mạng 13
MỤC LỤC
Trang 31
2.2.Thúc đẩy tinh thần đấu tranh của quần chúng 13
2.3.Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cách mạng 13
2.4.Định hướng phát triển cho giai đoạn cách mạng 14
III.Kết luận 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC 19
Trang 4- Từ những lý do trên em xin chọn đề tài so sánh nội dung cơ bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 2/1930 với Luận cương chính trị 10/1930 của Đảng Đồng thời từ
đó nhìn nhận những giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đối với tiến trình cách mạng của Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930 từ đó thấy được nhưng ưu điểm và những hạn chế của nó Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này
- Rút ra bài học cho thực tiễn cho hiện tại để có những hướng phát triễn tốt hơn, hoàn thiện hơn trong đường lối, công cuộc dựng nước và giữ nước Những thiếu sót trong định hướng của các cương lĩnh trước đây thì cần khắc phụ, những ưu điểm thì cần tiếp tục noi theo Những định hướng không còn phù hợp với thời đại thì cần đổi mới
- Mục đích của đề tài còn giúp giáo dục thế hệ trẻ và những người quan tâm hiểu
rõ hơn về quá trình lịch sử, sự nghiệp giải phóng dân tộc, và tầm quan trọng của việc đưa ra định hướng phát triễn, đường lối của Đảng Việc này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn khuyến khích sự phát triển năng lực suy nghĩ lãnh đạo và quản lý Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của Đảng ta và mỗi cá nhân trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam: Bằng việc nghiên cứu hướng đi và đường lối của Đảng trong các hoàn cảnh khó
Trang 52
khăn và chiến tranh, đề tài cũng nhằm tăng cường nhận thức về sự nhạy bén của những chỉ huy đi đầu và tầm quan trọng của việc đưa ra một cương lĩnh đúng đắn, hiệu quả trong việc đưa đất nước và xã hội đi đúng hướng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đây là văn kiện chính trị quan trọng được soạn thảo bởi Nguyễn Ái Quốc, nhằm đề ra đường lối và mục tiêu của cách mạng Việt Nam
+ Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương: Do Trần Phú soạn thảo, văn kiện này có những khác biệt đáng kể so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đặc biệt trong nhận thức về giai cấp và phương hướng cách mạng
+ Giá trị lý luận và thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Khảo sát tầm quan trọng của Cương lĩnh đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam từ khi ra đời cho đến các giai đoạn sau
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn năm 1930 – thời điểm Cương lĩnh và Luận cương chính trị ra đời Bên cạnh đó, có thể xem xét ảnh hưởng của các văn kiện này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn sau
+ Về nội dung: So sánh nội dung chính của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930), tập trung vào những điểm tương đồng và khác biệt, đặc biệt là các quan điểm về đường lối cách mạng, vai trò của giai cấp công nhân và nông dân, và mục tiêu đấu tranh
+ Đánh giá giá trị lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đây là những nền tảng
tư tưởng có ý nghĩa quan trọng, giúp định hướng đường lối cho cách mạng Việt Nam + Phân tích giá trị thực tiễn của Cương lĩnh: Xem xét cách mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu: Đây là việc nghiên cứu và phân tích các tài liệu, sách, bài báo, và tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề bạn quan tâm Phân tích tài liệu giúp bạn hiểu
rõ hơn về tình hình hiện tại và nền tảng kiến thức
Trang 63
- Nghiên cứu lý thuyết: Đây là việc tìm hiểu các lý thuyết, mô hình, và khái niệm liên quan đến chủ đề của bạn Bạn có thể đọc sách, bài báo, và tài liệu nghiên cứu để hiểu sâu hơn về lý thuyết
Trang 74
CHƯƠNG 1 : BỐI CẢNH LỊCH SỬ
I Tình hình lịch sử thế giới giai đoạn năm 30 của thế kỷ XX
- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới
- Tháng 7/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định:
+ Kẻ thù: chủ nghĩa phát xít
+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là: chống chủ nghĩa phát xít + Mục tiêu: đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi
+ Lê Hồng Phong, đại diện Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự
- Tháng 6 /1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí, => tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam
II Tình hình tại Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX
2.1 Tình hình chính trị
a) Chính sách cai trị của thực dân Pháp :
- Chính sách đàn áp: Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng (1930), thực dân Pháp tăng cường các biện pháp đàn áp phong trào cách mạng, triệt phá các tổ chức yêu nước
- Thống trị hà khắc: Thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị hà khắc, duy trì bộ máy hành chính thực dân ở cả ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ)
- Phân hóa xã hội: Pháp duy trì chế độ đẳng cấp, khuyến khích tầng lớp địa chủ và tư sản mại bản hợp tác với chính quyền thực dân để kìm hãm phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân
Trang 85
b) Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tại Hồng Kông dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc, hợp nhất ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
- Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra Cương lĩnh chính trị với mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, thực hiện cách mạng dân chủ, tiến tới cách mạng vô sản
c) Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh (1930–1931) :
- Là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1930 Phong trào bắt nguồn từ các cuộc biểu tình của nông dân và công nhân ở Nghệ An và Hà Tĩnh, đòi giảm sưu thuế, tăng quyền lợi
- Hệ thống chính quyền Xô Viết được thiết lập ở nhiều địa phương, thực hiện các cải cách như chia lại ruộng đất, xóa bỏ sưu cao thuế nặng
- Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào, nhưng tinh thần Xô Viết để lại ảnh hưởng sâu rộng cho các cuộc đấu tranh sau này
2.2 Tình hình kinh tế
a) Khủng hoảng kinh tế thế giới và tác động đến Việt Nam :
- Cuộc Đại suy thoái từ năm 1929 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Việt Nam, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông sản (lúa gạo, cao su)
- Giá nông sản giảm mạnh, khiến đời sống của nông dân và công nhân ngày càng khó khăn Nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn
b) Chính sách bóc lột của thực dân Pháp :
- Thực dân Pháp tăng cường khai thác tài nguyên và bóc lột lao động rẻ mạt Các đồn điền cao su, hầm mỏ và công xưởng đều hoạt động với cường độ cao
- Người dân phải chịu thuế khóa nặng nề, từ thuế thân, thuế đất đến thuế muối
Trang 96
2.3 .Tình hình xã hội
a) Phân hóa giai cấp :
- Nông dân: Chiếm đa số dân số nhưng chịu cảnh bóc lột nặng nề, đất đai bị địa chủ chiếm đoạt, nhiều người không có ruộng đất hoặc phải làm thuê
- Công nhân: Hình thành như một giai cấp mới, nhưng điều kiện lao động cực
kỳ khắc nghiệt Họ trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh cách mạng
- Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản: Một số nhà tư sản dân tộc như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà tìm cách phát triển kinh tế, nhưng bị thực dân Pháp kìm hãm Tầng lớp tiểu tư sản trí thức, gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, là lực lượng tích cực trong các phong trào yêu nước
b) Ảnh hưởng của văn hóa thực dân :
- Thực dân Pháp thúc đẩy văn hóa Pháp, giáo dục phục vụ chính sách thuộc địa Tuy nhiên, các phong trào văn hóa tiến bộ và yêu nước, như Tự Lực Văn Đoàn, cũng phát triển mạnh, phản ánh tinh thần đấu tranh của trí thức Việt Nam
2.4 Phong trào cách mạng
a) Phong trào công nhân và nông dân :
- Công nhân trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền tổ chức nhiều cuộc đình công, biểu tình, như tại mỏ than Hòn Gai, đồn điền Phú Riềng
- Nông dân nổi dậy ở nhiều vùng, đặc biệt là trong phong trào Xô Viết Tĩnh
Nghệ-b) Hoạt động của các tổ chức cách mạng :
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh trong cả nước, tổ chức các cuộc biểu tình, đình công, bãi khóa
- Một số tổ chức yêu nước khác, như Việt Nam Quốc dân Đảng, cũng hoạt động
dù chịu sự đàn áp nặng nề từ thực dân Pháp
Trang 107
CHƯƠNG 2 : SO SÁNH CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
2/1930 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ 10/1930
I Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 3/1930
- Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua Tuy ngắn gọn, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam
- Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông
- Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng ) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ
- Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa
- Cùng với Chánh cương vắn tắt, Bác còn soạn thảo và được Hội nghị thành lập Ðảng thông qua Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Ðiều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Ðảng Tất cả những tài liệu này đã trở thành những văn kiện quan trọng có tính kinh điển của Ðảng ta, xác lập đường lối chiến lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng Cộng sản Việt Nam
II Luận cương chính trị của Đảng Cộng Sản Đông Dương 10/1930
- Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng ra đời, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có ý nghĩa như một Đại hội cũng tổ chức tại Hương Cảng
do điều kiện trong nước bị đế quốc đàn áp khủng bố gắt gao phong trào cách mạng Hội nghị (họp từ ngày 14/10 đến 31/10/1930) thông qua bản Luận cương chánh trị, án
Trang 118
nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, Điều lệ Đảng, hợp thành nội dung Cương lĩnh thứ hai của Đảng
- Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (còn được gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú khởi thảo Toàn bộ nội dung Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương là những tư tưởng cơ bản
về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Ðảng Cộng sản Ðông Dương; tiếp tục khẳng định và bổ sung một số vấn đề cốt lõi về con đường cách mạng của Việt Nam mà Chánh cương vắn tắt đã nêu
- Luận cương nhận định, nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ, lập ra chính phủ công nông, tịch thu ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân; bãi bỏ các sưu thuế hiện thời, ngày làm công 8 giờ, cải thiện sinh hoạt cho thợ thuyền và những người lao động;
xứ Ðông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết; lập quân đội công nông; ủng hộ Liên Xô, liên kết với giai cấp công nhân thế giới và phong trào cách mạng thuộc địa, bán thuộc địa
- Phương pháp đấu tranh của quần chúng là bãi công, bãi công thị oai, bãi công
võ trang, tổng bãi công bạo động; kết hợp đòi quyền lợi hằng ngày như tăng tiền
lương, bớt giờ làm, giảm thuế, chống thuế với mục đích lớn của Ðảng là đánh đổ đế quốc, địa chủ phong kiến, giành độc lập, lập chính phủ công nông
- Về vai trò lãnh đạo của Ðảng, Luận cương chỉ rõ: Ðiều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Ðông Dương là cần phải có một đảng cộng sản có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành Ðảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc, đại biểu cho quyền lợi chính và lâu dài cho cả giai cấp vô sản, lãnh đạo tranh đấu để đạt mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
III So sánh và cương lĩnh luận cương chính trị
Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị là hai văn kiện quan trọng đánh dấu những bước ngoặt trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, hai văn kiện này có những điểm khác biệt và bổ sung cho nhau