Việc quản lý TSC tại các cơ sở giáo dục CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính bên cạnh những kết quả đạt được khá tích cực và toàn diện, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa khai thá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-***** -
CHU ĐỨC LAM QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
Ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS, TS Nguyễn Trọng Thản Người hướng dẫn khoa học 2: TS Võ Thị Phương Lan
Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Tài chính
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản công (TSC) là nguồn lực nội sinh của đất nước, góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất cũng như quản lý xã hội, cung cấp nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tất cả TSC đều do Nhà nước là chủ sở hữu và Nhà nước giao quản lý trực tiếp sử dụng tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy Nhà nước TSC ở Việt Nam có phạm vi rộng, với giá trị rất lớn và được hình thành, tích lũy qua nhiều giai đoạn, là cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng,
an ninh, an sinh xã hội, đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội (KTXH), tái cơ cấu ngân sách Nhà nước (NSNN)
Việc quản lý TSC tại các cơ sở giáo dục (CSGD) đại học trực thuộc Bộ Tài chính bên cạnh những kết quả đạt được khá tích cực và toàn diện, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa khai thác tối đa hiệu suất sử dụng của TSC; việc trang bị một số chủng loại TCS còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn, định mức; quá trình tổ chức trang cấp còn chậm, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường, hay việc trang
bị tài sản vượt quá tiêu chuẩn định mức do nhu cầu sắp xếp lại bộ máy các cơ sở giáo dục đào tạo của Bộ Tài chính, việc quản lý tài sản cho thuê TSC tại các cơ sở này còn nhiều bất cập, thiếu hướng
Trang 4dẫn đồng bộ từ phía cơ quan quản lý nhà nước và Bộ Tài chính.…
Từ kinh nghiệm quản lý thực tiễn, tác giả lựa chọn thực
hiện đề tài “Quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến
sĩ của mình
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Tác giả lựa chọn một số các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước đã được công bố trước đây liên quan trực tiếp đến
đề tài luận án để nghiên cứu tổng quan Từ đó đánh giá chung về kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan, kế thừa kết quả và nêu khoảng trống, định hướng nghiên cứu cho đề tài luận án
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về TSC, quản lý TSC đối với CSGD đại học công lập (ĐHCL) gắn với vòng đời sử dụng tài sản Từ phân tích thực trạng đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý TSC tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính phù hợp với tiến trình cải cách tài chính công ở Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa, phân tích rõ thêm những vấn đề lý
luận về TSC và quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL
Hai là, tổng hợp kinh nghiệm về quản lý TSC tại các
Trang 5CSGD ĐHCL của một số nước; từ đó rút ra các bài học tham chiếu cho việc hoàn thiện quản lý TSC tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính
Ba là, tổng hợp, phân tích và minh chứng làm rõ các kết
quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý TSC tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính
Bốn là, xây dựng quan điểm, định hướng, các giải pháp và
kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý TSC tại các CSGD đại học trực
thuộc Bộ Tài chính
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể và tổ chức thu thập
xử lý số liệu
Trang 66 Những đóng góp mới của đề tài luận án
Thứ nhất, ý nghĩa về khoa học đó là hệ thống hóa, làm rõ
hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL nói chung và tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính nói riêng đứng trên góc độ tiếp cận của đề tài
Thứ hai, về mặt thực tiễn tìm hiểu đánh giá thực trạng
quản lý TSC tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính, từ đó đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân tồn tại hạn chế Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TSC
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm có 3 chương:
- Chương 1: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
- Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
- Chương 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
Trang 71.1.1 Cơ sở giáo dục đại học công lập
1.1.1.1 Khái niệm cơ sở giáo dục đại học công lập
Từ phân tích và những khái niệm trên, theo quan điểm và
nghiên cứu của NCS: CSGD ĐHCL là đơn vị sự nghiệp công lập
(SNCL) do Nhà nước thành lập để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, trên đại học cho quốc gia, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho
sự phát triển KTXH của đất nước Các CSGD ĐHCL sử dụng NSNN như nguồn lực chính để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực, vật lực duy trì hoạt động của mình Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, phục
vụ, mức tiền lương, tiền thưởng của CSGD ĐHCL đều tuân thủ nguyên tắc, quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bàn hành
1.1.1.2 Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học công lập
Theo tác giải các CSGD ĐHCL có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, CSGD ĐHCL được thành lập và quản lý bởi
chính quyền, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Nhà nước là cơ
quan đại diện chủ sở hữu
Trang 8Thứ hai, kinh phí xây dựng và duy trì hoạt động của các
CSGD ĐHCL được lấy chủ yếu từ NSNN
Thứ ba, các CSGD ĐHCL hoạt động vì mục đích phục vụ
lợi ích xã hội
Thứ tư, các CSGD ĐHCL chủ động trong công tác đào
tạo
Thứ năm, các CSGD ĐHCL có tư cách pháp nhân
Thứ sáu, các CSGD ĐHCL được thành lập và chịu sự chi
phối quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
1.1.2 Tài sản công tại cơ sở giáo dục đại học công lập
1.1.2.1 Khái niệm tài sản công tại cơ sở giáo dục đại học công lập
Theo nghiên cứu và quan điểm của NCS: TSC tại các
CSGD ĐHCL là một bộ phận TSC của quốc gia mà Nhà nước giao cho các đơn vị này trực tiếp quản lý và sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo dục đại học công, phục vụ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân, trực tiếp hay gián tiếp phục vụ mục tiêu phát triển KTXH của đất nước Các CSGD ĐHCL có trách nhiệm quản lý sử dụng TSC một cách hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật về quản lý sử dụng TSC
1.1.2.2 Đặc điểm của tài sản công tại cơ sở giáo dục đại học công lập
Theo tác giả TSC tại các CSGD ĐHCL có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, TSC tại các CSGD ĐHCL được hình thành từ
Trang 9NSNN hoặc có nguồn gốc NSNN
Thứ hai, TSC tại CSGD ĐHCL nhận được sự bảo vệ của
pháp luật
Thứ ba, quyền sử dụng TSC tại các CSGD ĐHCL có sự
tách rời khỏi quyền sở hữu
Thứ tư, TSC tại các CSGD ĐHCL rất phong phú, đa dạng
và phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước
Thứ năm, giá trị của TSC tại các CSGD ĐHCL giảm dần
trong quá trình sử dụng
Thứ sáu, TSC tại các CSGD ĐHCL là nền tảng vật chất
quan trọng trong việc đảm bảo các lợi ích công trong giáo dục
1.1.2.3 Phân loại tài sản công tại cơ sở giáo dục đại học công lập
1.1.2.4 Vai trò tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
1.2 QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.2.1 Khái niệm quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
Dựa trên quan điểm về quản lý học, đứng ở góc độ nghiên cứu và thực tiễn, theo NCS quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL
được định nghĩa như sau: Quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL là
quản lý tổng hợp các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo thực hiện kế hoạch, kiểm soát, giám sát thực hiện kế hoạch và các hoạt động khác liên quan đến quá trình hình thành, sử dụng
Trang 10và kết thúc sử dụng TSC, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tuân thủ quy định của pháp luật về TSC, góp phần đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao cho các CSGD ĐHCL
Các hoạt động liên quan đến quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL theo chu trình, vòng đời của tài sản bao gồm: quá trình hình thành tài sản qua đầu tư xây dựng, mua sắm mới, quá trình sử dụng khai thác tài sản và cuối cùng là xử lý thanh lý, điều chuyển tài sản
1.2.2 Nguyên tắc và mục tiêu quản lý tài sản công tại các
cơ sở giáo dục đại học công lập
1.2.3 Công cụ quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
1.2.4 Nội dung quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
1.2.4.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản
TSC được hình thành tại các CSGD ĐHCL có thể từ bàn giao, điều chuyển; từ quá trình đầu tư xây dựng hoặc mua sắm Với mỗi hình thức hình thành TSC thì sẽ phải tuân thủ theo các điều kiện tiêu chuẩn, quy trình quản lý tương ứng
1.2.4.2 Quản lý quá trình sử dụng tài sản
Quản lý quá trình sử dụng TSC tại các CSGD ĐHCL đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa lợi ích từ nguồn lực công để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học Quản lý quá trình này gồm các nội dung quản lý: i) quản lý khai thác, sử dụng TSC tại các CSGD ĐHCL; ii) quản lý, hao mòn, khấu hao TSC tại các CSGD ĐHCL; iii) quản lý duy tu, bảo dưỡng TSC
Trang 11tại các CSGD ĐHCL và công tác thống kê báo cáo sử dụng TCS
1.2.4.3 Quản lý quá trình kết thúc tài sản
TSC các CSGD ĐHCL đưa vào sử dụng sau một thời gian nhất định đều có quá trình kết thúc để thay thế bằng tài sản khác (trừ đất đai, công trình thuộc kết cấu hạ tầng và một số công trình
có tính chất lâu bền khác) Bên cạnh những tài sản đã hết khấu hao không còn sử dụng được, có những tài sản vẫn còn sử dụng được nhưng CSGD ĐHCL không có nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, hoặc do tài sản được đầu tư để sử dụng cho một mục đích ngắn hạn Khi kết thúc quá trình sử dụng TSC tại các CSGD ĐHCL phải thực hiện đánh giá hiện trạng tài sản cả về vật chất và giá trị tài sản, thực hiện kiểm kê, xác định giá trị hiện tại của tài sản, lập những phương án xử lý khác nhau Quản lý quá trình kết thúc việc sử dụng TSC tại CSGD ĐHCL chính là quản lý quá trình
xử lý tài sản đó với các hình thức khác nhau như: thanh lý, bán hoặc chuyển nhượng, điều chuyển cho đơn vị khác
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá quản lý tài sản công tại các
cơ sở giáo dục đại học công lập
Với nội dung quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL đã được trình bày và với mục tiêu, góc độ nghiên cứu, tác giải ra đưa ra một số nhóm tiêu chí đánh giá quản lý TCS gắn với nội dung quản
Trang 121.2.6 Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
Ở mục này tác giả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế theo nội dung nghiên cứu về quản lý TSC tại các CSGD ĐHCL về quản lý quá trình hình thành tài sản; quản lý quá trình sử dụng tài sản; quản lý quá trình kết thúc tài sản tại các nước như: Anh, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loạn, Pháp, Áo, Phần Lan, Đức và Thụy Điển…
1.3.2 Bài học rút ra cho các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam
Từ các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý TSC tại các cơ sở giáo dục đại học của các nước trên thế giới, tác giả đưa
ra sáu bài học cho việc quản lý TSC tại các CSGD đại học trực thuộc
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
2.1.1 Bộ Tài chính và các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính ngân sách (bao gồm: NSNN; thuế; phí, lệ phí và thu khác của NSNN; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; TSC theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính gồm:
- Học viện Tài chính;
- Trường Đại học Tài chính - Kế toán;
- Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh;
- Trường Đại học Tài chính - Marketing
2.1.2 Tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Tài chính
Tại mục này tác giả đã trình bày bức tranh tổng thể về
Trang 14TSC tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính về nguyên giá, khấu hao, tình hình biến động của tài sản của các đơn vị các năm
từ 2018-2022, chi tiết theo từng đơn vị: HVTC; Trường Đại học TC-QTKD; Trường Đại học TC-KT; Trường Đại học TC-Marketing
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018-2022
Tác giả phân tích thực trạng theo từng nội dung quản lý TCS tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính trên phương diện cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện Lấy ví dụ minh họa phân tích trực tiếp của các CSGD được chọn thuộc phạm vi nghiên cứu đối với từng luận điểm đưa ra cho mỗi nhận định, đánh giá i) Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản (Cơ sở pháp lý, Tổ chức thực hiện); ii) Thực trạng quản lý quá trình sử dụng tài sản (Cơ sở pháp lý, Tổ chức thực hiện); iii) Thực trạng quản lý kết thúc tài sản (Cơ sở pháp lý, Tổ chức thực hiện)
2.3 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
2.3.1 Mô hình nghiên cứu
2.3.2 Kết quả nghiên cứu
Kết quả có thể thấy những yếu tố tác động mạnh nhất đến kết quả quản lý TSC của CSGD ĐHCL: i) Sự giám sát về quản lý TSC tại CSGD ĐHCL; ii) Bộ máy quản lý TSC tại CSGD ĐHCL;
Trang 15iii) Năng lực phẩm chất của cán bộ quản lý TSC tại CSGD ĐHCL
Hệ thống quy định pháp luật về quản lý TSC cũng có tác động nhưng không đáng kể đến kết quả quản lý TSC của CSGD ĐHCL
2.4 ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
2.4.1 Những kết đạt được
2.4.1.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản
Thứ nhất, việc hình thành TSC tại các CSGD đại học trực
thuộc Bộ Tài chính đã được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định của pháp luật
Thứ hai, công tác lập kế hoạch trang bị TSC để trình cấp
trên xem xét, phê duyệt đã được các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đúng các bước theo quy trình đã được hướng dẫn
Thứ ba, việc đấu thầu mua sắm TSC trong các CSGD đại
học trực thuộc Bộ Tài chính công khai, minh bạch
2.4.1.2 Quản lý quá trình sử dụng tài sản
Thứ nhất, các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài chính đã
tuân thủ quy định của pháp luật về việc đăng ký và báo cáo TSC
Thứ hai, TSC tại các CSGD đại học trực thuộc Bộ Tài
chính được sử dụng đúng mục đích và ngày càng hiệu quả hơn
Thứ ba, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng TSC phù hợp với nhu
cầu của đơn vị, đặc tính của tài sản
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá