1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy tắc xuất xứ trong chính sách thương mại quốc tế EU, lưu Ý và giải pháp với VN trong bối cảnh EVFTA - Ngành hàng dệt may

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Tắc Xuất Xứ Trong Chính Sách Thương Mại Quốc Tế Của EU, Những Điểm Lưu Ý Và Giải Pháp Đối Với Việt Nam Trong Bối Cảnh Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA) Có Hiệu Lực - Nghiên Cứu Trường Hợp Nhóm Hàng Dệt May
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Ngành Hàng Dệt May
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Ngành dệt may - Một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang EU cũng đang mang trong mình những khó khăn không nhỏ, khi chứng kiến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng. Một trong những thách thức lớn nhất là “ Quy tắc xuất xứ” đối với ngành dệt may. Vậy, việc nghiên cứu “Quy tắc xuất xứ trong chính sách thương mại quốc tế của EU, những điểm lưu ý và giải pháp đối với việt nam trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực - Nghiên cứu trường hợp nhóm hàng dệt may” là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này nói riêng cũng như phát triển kinh tế Việt Nam nói chung. Thông qua đó, đề xuất những lưu ý và giải pháp, giúp nền kinh tế Việt Nam đảm bảo tính ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo sự linh hoạt thích ứng trong việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE ~~~~~~*~~~~~~

ĐỀ TÀI: QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ CỦA EU, NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU

(EVFTA) CÓ HIỆU LỰC - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHÓM HÀNG DỆT

MAY

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

MỤC LỤC

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CHÍNH SÁCH

1.1.2 Nhóm cam kết về thủ tục chứng nhận xuất xứ 3

1.2 Quy tắc xuất xứ đối với ngành dệt may theo EVFTA 5

2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU

2.2 Thực trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 - 2021

11

2.2.2 Về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 16 2.2.3 Tình hình đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU trong bối cảnh hiệp định EVFTA 17 2.2.4 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn

3 VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU NHẰM TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH EVFTA 21 3.1 Những điểm cần lưu ý đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU

Trang 3

3.1.1 Đối với Nhà nước 21

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU nhằm

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Quy định Sản phẩm chất diệt khuẩn sinh vật Châu Âu

Sáng kiến Tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương

13 RDS Tiêu chuẩn Lông vũ trách nhiệm xã hội

Quy định về Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa

chất

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng

Bảng 2.1 Các thành viên nhâ ̣p khẩu dệt may lớn nhất trong EU năm 2021……….8

Bảng 2.2 Các mă ̣t hàng dê ̣t may nhâ ̣p khẩu chính vào EU vào năm 2021 9

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 - 2021…12

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch nhập khẩu dệt may của EU giai đoạn 2015 – 2020 7

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 –

2021……… 9

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 – 2021……13

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 – 2021

……… 14

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam theo thị trường các nước EU

giai đoạn 2011 - 2021……….16

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Liên Minh Châu Âu (EU) là một thị trường lớn, có sức ảnh hưởng đối với thị trường kinh tế thế giới và là một đối tác quan trọng, tiềm năng với thị trường kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu dùng của EU Thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU chỉ khoảng 2%

Ngày 01/08/2020, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU Bên cạnh các ưu thế mang lại, EVFTA cũng đã tạo ra nhiều thách thức lớn đến từ cam kết về điều kiện, quy tắc chung, quy tắc riêng với từng ngành hàng cụ thể trong hoạt động xuất khẩu Trong thời gian qua có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật ngày càng gay gắt từ thị trường này;

sự ảnh hưởng từ đại dịch COVID 19 tới các vấn đề liên quan, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu song phương

Ngành dệt may - Một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang

EU cũng đang mang trong mình những khó khăn không nhỏ, khi chứng kiến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng Một trong những thách thức lớn nhất là “ Quy tắc xuất

xứ” đối với ngành dệt may Vậy, việc nghiên cứu “Quy tắc xuất xứ trong chính sách

thương mại quốc tế của EU, những điểm lưu ý và giải pháp đối với việt nam trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực - Nghiên cứu trường hợp nhóm hàng dệt may” là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc

nâng cao kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này nói riêng cũng như phát triển kinh tế Việt Nam nói chung Thông qua đó, đề xuất những lưu ý và giải pháp, giúp nền kinh tế Việt Nam đảm bảo tính ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo sự linh hoạt thích ứng trong việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu

Trang 7

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA

EU 1.1 Quy tắc xuất xứ chung

1.1.1 Nhóm các cam kết về điều kiện xuất xứ

(i) Quy tắc xuất xứ EVFTA chung

Hàng hóa được coi là có xuất xứ EVFTA khi thuộc một trong ba trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (Điều 2 Nghị định thư)

Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam hoặc các nước thành viên EU (Ví dụ khoáng sản, động vật, thực vật được hình thành tự nhiên và sản phẩm của các loài động thực vật này…)

Các trường hợp được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định thư 1 của EVFTA

Trường hợp 2: Hàng hóa có xuất xứ cộng gộp (Điều 3 và Điều 6 Nghị định thư)

Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành từ nguyên liệu có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ EU/Việt Nam và được chế biến hoặc sản xuất tại Việt Nam/EU thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất theo quy định tại Điều 6 Nghị định thư Ngoài các trường hợp cộng gộp xuất xứ của hai Bên như nói trên, đối với hàng hóa xuất xứ cộng gộp Việt Nam, EVFTA còn cho phép cộng gộp xuất xứ mở rộng trong 2 trường hợp, gồm:

- Cộng gộp xuất xứ với Hàn Quốc đối với hàng dệt may: Trong quá trình sản xuất

các sản phẩm dệt may được liệt kê tại Phụ lục V Nghị định thư, các nguyên liệu

có xuất xứ Hàn Quốc sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam, miễn là thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất theo quy định tại Điều 6 Nghị định thư;

- Cộng gộp xuất xứ với ASEAN đối với mực và bạch tuộc: Các nguyên liệu có

xuất xứ từ một nước ASEAN sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam, nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

Trang 8

● Nguyên liệu này thuộc danh sách được liệt kê tại Phụ lục III Nghị định thư;

● Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm được liệt kê tại Phụ lục IV Nghị định thư;

● Nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN có cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định thư này và có hợp tác hành chính cần thiết với EU để đảm đảm việc thực thi đầy đủ Nghị định thư này với EU và giữa họ với nhau

Trường hợp 3: Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam/EU, sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ

Hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc EU, sử dụng nguyên liệu không hoàn toàn từ Việt Nam hoặc EU nhưng các nguyên liệu này thỏa mãn các yêu cầu cụ thể về quy trình sản xuất được quy định tại Điều 5 Nghị định thư và Phụ lục II về quy tắc xuất

xứ cụ thể mặt hàng

(ii) Quy tắc xuất xứ cụ thể đối với từng sản phẩm (Product Specific Rule – PSR)

Đối với trường hợp 3 nói trên (hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam/EU,

sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ), EVFTA có các quy tắc xuất xứ cụ thể

áp dụng cho từng nhóm sản phẩm Các quy tắc xuất xứ này được quy định tại Điều 5

Nghị định thư và Phụ lục II về quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (Danh mục PSR)

Chú ý đối với các sản phẩm nông nghiệp, một số trường hợp chỉ chấp nhận xuất

xứ thuần túy hoặc cộng gộp mà không chấp nhận xuất xứ với trường hợp 3 về quy tắc

cụ thể mặt hàng nhưng vẫn được đưa vào Danh mục PSR để thuận tiện cho việc tra cứu

1.1.2 Nhóm cam kết về thủ tục chứng nhận xuất xứ

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ

EVFTA dự kiến 02 thủ tục chứng nhận xuất xứ, bao gồm:

- Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình)

- Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ:

Trang 9

(i) Với lô hàng có trị giá không vượt quá 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ;

(ii) Với lô hàng có giá trị trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (Approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ

Hiện EU đang xây dựng hệ thống đăng ký nhà xuất khẩu (registered exporters) –

là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho phía Việt Nam biết

● Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: Việt Nam bảo lưu vẫn tiếp tục áp dụng

cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu sau khi xác nhận các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình); Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi nào thấy thích hợp và chỉ cần thông báo cho phía EU trước khi thực hiện cơ chế này

● Đối với hàng hóa quá cảnh và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba:

Theo cam kết tại EVFTA, hàng hóa quá cảnh qua và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ

ba ngoài Việt Nam và EU vẫn có thể được chứng nhận xuất xứ theo EVFTA với điều kiện nhà nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ

Bộ hồ sơ bao gồm: Chứng từ vận tải; chứng từ về ghi ký mã hiệu; hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại; Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không

bị thay đổi hoặc chứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước thứ ba đó

Chú ý là theo EVFTA, không phải bất kỳ trường hợp hàng hóa quá cảnh hay chia nhỏ lô hàng ở nước thứ ba đều phải xuất trình tự động các chứng từ chứng minh nói trên Cơ quan hải quan nước nhập khẩu chỉ yêu cầu xuất trình trong trường hợp có nghi ngờ

Hiện Việt Nam mới chỉ đang thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN,

Trang 10

chưa có thông tin khi nào Việt Nam có thể áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như trong EVFTA

Thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận xuất xứ:

Việt Nam và EU nhất trí sử dụng mẫu C/O EUR 1 là mẫu chung trong Hiệp định EVFTA

Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại Về nội dung khai báo, hai bên thống nhất không yêu cầu thể hiện tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa trên C/O

Điều khoản tạm dừng hưởng ưu đãi:

Hai bên đồng ý cho phép nước nhập khẩu được áp dụng cơ chế tạm dừng ưu đãi, tức là không cho phép hàng hóa của bên kia được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi khi: (i) Liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng ưu đãi

(ii) Nước xuất khẩu liên tục không thực hiện nghĩa vụ xác minh xuất xứ ưu đãi theo đề nghị của nước nhập khẩu hoặc không cho phép nước nhập khẩu vào kiểm tra xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi

Tuy nhiên, nước muốn tạm dừng ưu đãi không được tự động áp dụng hoặc áp dụng ngay mà phải thông qua quy trình tham vấn

Điều khoản về Quản lý lỗi hành chính:

Điều khoản Quản lý lỗi hành chính quy định về cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan

có thẩm quyền của Việt Nam và EU như một biện pháp chống gian lận thương mại Theo đó, các Bên sẽ hỗ trợ nhau, thông qua cơ quan có thẩm quyền của mình, trong việc kiểm tra tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất

xứ và mức độ chính xác của thông tin được kê khai trên những chứng từ đó

1.2 Quy tắc xuất xứ đối với ngành dệt may theo EVFTA

1.2.1 Khái quát về hiệp định EVFTA

- Hiệp định EVFTA

Trang 11

Việt Nam và 27 nước thành viên EU Được ký kết ngày 30/06/2019 và có hiệu lực vào ngày 01/08/2020 Theo Hiệp định EVFTA, gần như 100% số dòng thuế và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của hai bên sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau lộ trình tương đối ngắn Với EU tối đa là 7 năm và với Việt Nam tối đa và 10 năm Cá biệt có một số dòng thuế nhạy cảm, Việt Nam đạt được lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 15 năm

Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được kí kết Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại

- Vai trò của Hiệp định EVFTA:

● Không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy thương mại hai chiều mà còn là lợi thế ưu việt cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế, giao thương toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh

● EVFTA là một trong những FTA của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng tốt nhất trong năm đầu tiên thực thi Nông sản, dệt may, thủy sản là những ngành hàng đã tận dụng tốt các cơ hội từ hiệp định Ngoài ra, EVFTA cũng đem lại cơ hội chuyển đổi cơ cấu hàng hóa hướng tới xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng cao

● Thú c đẩy quan hê ̣ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa 2 bên phát triển sâu rộng và thực chất hơn

● Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hệ thống thương mại tự do quốc tế, thúc đẩy đàm phán FTA của Việt Nam với các đối tác quan trọng khác, đánh dấu giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam

● Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc tăng cường cải thiện các khía cạnh liên quan đến thương mại, đầu tư; đặc biệt là các vấn đề về môi trường và lao động

● Tạo ra các tác động lâu dài, đáng kể đến sự phát triển kinh tế và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong định hướng đa dạng hóa đối tác, mở rộng chiến lược

1.2.2 Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may

Quy tắc xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA là tiêu chí hai công đoạn, hay còn gọi là “từ vải trở đi” Cụ thể, để sản phẩm dệt may được coi là có

Trang 12

xuất xứ theo EVFTA thì vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU

Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp liên quan tới trường hợp vải từ nước có FTA:

- Nếu vải có xuất xứ từ một quốc gia mà cả Việt Nam và EU có FTA (ví dụ trường hợp của Nhật Bản hay Canada) thì cũng được áp dụng quy tắc cộng gộp để xem xét hàng dệt may đó có xuất xứ từ Việt Nam trên cơ sở cho phép của Ủy ban Hải quan được thành lập theo EVFTA

Nhìn chung, quy tắc xuất xứ trong EVFTA đối với dệt may lỏng hơn quy tắc từ sợi trở đi trong CPTPP nhưng vẫn được xem là rất khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam bởi vì phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ đang thực hiện công đoạn cắt - may, vải nguyên liệu sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các khu vực chưa có FTA với EU như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,

Trang 13

2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

SANG EU GIAI ĐOẠN 2011 - 2021 1.3 Tổng quan về thị trường ngành dệt may EU

1.3.1 Quy mô thị trường

Theo Liên đoàn Dệt may châu Âu (EURATEX), với mức tiêu thụ hộ gia đình gần 500 tỷ euro, EU được đánh giá là thị trường có dung lượng lớn nhất thế giới và còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may

Thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU mới chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may vào EU và 4,15% tổng nhập khẩu từ thị trường ngoài khối, nên còn nhiều dư địa để ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường

EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

1.3.2 Nhu cầu nhập khẩu

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong giai đoạn 2011 –

2021, nhập khẩu hàng may mặc của thế giới đạt trung bình 400 tỷ USD/năm, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới Tổng nhu cầu hàng may mặc của thị trường này tăng trưởng bình quân 3%/năm

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch nhập khẩu dệt may của EU giai đoạn 2015 – 2020

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Eurostat

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), mỗi năm EU nhập khẩu bình quân 135 tỷ EUR hàng may mặc, ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân

Trang 14

1,38%/năm trong 5 năm trở lại đây

- Về thị trường

Thị trường hàng may mặc Tây Âu lớn hơn so với khu vực Trung và Đông Âu Đức hiện là nhà nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU với giá trị 30,2 tỷ EUR (năm 2020); tiếp theo là Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan và Ba Lan 6 quốc gia này gộp lại chiếm gần 73% toàn bộ thị trường nhập khẩu hàng may mặc của EU

Bảng 2.1 Các thành viên nhâ ̣p khẩu dệt may lớn nhất trong EU năm 2020

STT Quốc gia Giá tri ̣ nhâ ̣p khẩu năm 2020

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Eurostat

Mặc dù một số quốc gia Đông Âu đang có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn

so với Tây Âu, nhưng quy mô thị trường Đông Âu vẫn còn tương đối nhỏ Trong 5 năm qua, Ba Lan là nước phát triển nhanh nhất trong nhóm này với giá trị nhập khẩu hàng may mặc tăng trung bình 13,3% mỗi năm Tiếp theo là Áo với mức tăng trưởng trung bình 2,1%/năm

Trang 15

- Về chủng loại

Theo số liệu thống kê của Eurostat, với giá trị 28,6 tỷ EUR, quần dài là sản phẩm may mặc lớn nhất được nhập khẩu vào EU, chiếm 22,5% tổng lượng hàng may mặc nhập khẩu Tiếp theo là áo sơ mi và áo khoác, hàng dệt kim và váy Váy, đồ bơi & đồ thể thao, áo khoác là những danh mục sản phẩm ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất theo giá trị nhập khẩu

Bảng 2.2 Các mă ̣t hàng dê ̣t may nhâ ̣p khẩu chính vào EU vào năm 2021

STT Mặt hàng Giá tri ̣ nhâ ̣p khẩu năm

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Eurostat

Trong 10 năm qua, kim ngạch nhập khẩu quần áo thể thao đã tăng lên đáng kể do

xu hướng của người dân EU ngày càng chú trọng vấn đề sức khỏe và tham gia nhiều môn thể thao hơn

1.3.3 Các nguồn cung ứng

Trang 16

Các quốc gia EU nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển và tái xuất khẩu cho chính các quốc gia khác trong khối EU Chính vì thế, hàng dệt may các nước EU xuất khẩu nội khối chiếm hơn 40% và 60% tổng nhập khẩu của thị trường này

Nguồn cung nội khối: Kim ngạch nhập khẩu từ nội khối đạt 82,3 tỷ USD năm

2021; ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,48%/năm giai đoạn 2011 - 2021

Nguồn cung ngoại khối: Trong giai đoạn 2011 – 2021, nhập khẩu hàng may mặc

từ ngoại khối EU giảm bình quân 0,48%/năm do kim ngạch bị sụt giảm mạnh năm 2020, chỉ đạt 81,7 tỷ USD Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Ma rốc, Tunisia… có xu hướng giảm và tăng nhập khẩu từ các thị trường Bangladesh, Thổ Nhĩ

Kỳ, Anh, Việt Nam, Campuchia, Pakistan và Myanmar Trong số các nhà xuất khẩu hàng may mặc ngoại khối tới thị trường EU, Trung Quốc hiện vẫn là đối tác lớn nhất

1.3.4 Thị hiếu, xu hướng thị trường

Thị trường EU có nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất đa dạng và chú trọng nhiều đến giá cả, tính thời trang, chất lượng…; đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm mang yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

Kết quả khảo sát của Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO) cho thấy hậu dịch Covid - 19, người dân EU có 02 xu hướng tiêu dùng:

(1) Một số muốn bù đắp thời gian giãn cách do dịch bệnh sẽ mua sắm nhiều hơn; (2) Số khác tiêu dùng một cách thận trọng và quan tâm nhiều hơn tới yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định xu hướng tiêu dùng thứ hai nhiều khả năng xảy ra hơn bởi công việc của người dân EU bị ảnh hưởng, thu nhập kém đi, tiêu dùng thận trọng là điều tất yếu Người tiêu dùng châu Âu cũng ngày càng quan tâm đến vấn

đề thời trang bền vững Do vậy, để thích ứng với những quan tâm của khách hàng, hầu hết các hãng thời trang lớn tại khu vực cũng đưa ra các biện pháp để giảm thiểu các tác động của sản xuất dệt may đến môi trường và sử dụng các loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, ít sử dụng hóa chất

Trang 17

● Nhu cầu tiêu thụ các loại quần áo thể thao tăng nhanh

Các chuyên gia kỳ vọng thị trường thể thao sẽ tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm,

từ năm 2019 đến năm 2026 Phân loại quần legging cho thấy tiềm năng lớn nhất với mức tăng trưởng dự kiến là 8%/năm trong giai đoạn này

● Nhu cầu đối với các loại quần áo bảo hộ lao động tại EU tăng

Thị trường quần áo bảo hộ lao động tại châu Âu đạt khoảng 3 tỷ EUR, trong đó 85% là sản phẩm dành cho nam giới Đây là phân khúc được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7,5% mỗi năm, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng hàng may mặc nói chung Các nhà nhập khẩu nội địa lớn nhất bao gồm Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Italia Đáng chú ý, nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động của EU từ các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng tăng nhanh, khi nhập khẩu từ các thị trường này đã tăng trung bình 11,6% từ năm 2013 đến nay

⇨ Điều này cho thấy nhu cầu về quần áo bảo hộ lao động từ các nước đang phát triển là rất lớn và các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường này Cùng với xu hướng chung về hàng may mặc, quần áo bảo hộ lao động tại thị trường châu Âu ngày nay cũng hướng tới yếu tố bền vững, đổi mới công nghệ và tăng cường chú trọng đến trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp

● Nhu cầu tiêu dùng ga trải giường sợi tự nhiên tại EU tăng

Theo CBI, thị trường ga trải giường ở châu Âu khá ổn định và hầu hết được nhập khẩu từ các nước đang phát triển Phân khúc thị trường trung bình mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu nhiều nhất Hiện nay, người tiêu dùng và các nhà thiết kế châu Âu ngày càng

nỗ lực để tránh tác động tiêu cực đến môi trường do tiêu dùng và sản xuất Điều này đang thúc đẩy các nhà sản xuất ga trải giường hướng tới các nguyên liệu thô bền vững như bông hữu cơ, cây gai dầu và tre

⇨ Điều này cho thấy cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam có thể tận dụng được thế mạnh về nguyên liệu sẵn có, dễ trồng tại Việt Nam như tre và cây lanh

để sản xuất các loại vải bền vững và thân thiện với môi trường

1.4 Thực trạng xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 -

2021

Trang 18

1.4.1 Về kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua từng năm, từ năm 2011 với kim ngạch 15 tỷ USD tăng dần tới 41,986 tỷ USD vào năm 2018 Trong

đó, năm 2018 là năm đạt đỉnh của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Tuy nhiên, đến năm 2019 – 2020 do tác động của đại dịch Covid – 19, kim ngạch xuất khẩu

đã giảm mạnh xuống còn 40,101 tỷ USD Đến năm 2021, nhờ các chính sách tích cực

từ phía chính phủ, kim ngạch xuất khẩu đã được cải thiện lên 45,888 tỷ USD, tăng 14,43% so với năm 2020

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU

giai đoạn 2011 - 2021

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Hải quan

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang EU

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU giai đoạn

2011 - 2021 (Đơn vị : Tỷ USD)

Trang 19

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục hải quan

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 16,54 tỷ USD Cơ cấu mặt hàng chủ lực như Nông sản, Thủy sản, Ngành dệt may, Ngành da giày – túi xách, Điện thoại linh kiện đạt trên mức 11%, trong đó mặt hàng dệt may chiếm đến 15.49% đứng thứ 3 trong những ngành đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu xuất khẩu

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu vượt 20 tỷ USD, các mặt hàng chủ lực chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu (trên 10%) Điện thoại các loại và linh kiện gia tăng đột biến, đạt mức xuất khẩu 5 tỷ USD; chiếm xấp xỉ 27% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2012 Mặt hàng khác như dệt may, thủy sản giảm nhẹ Máy vi tính, điện

tử và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD Xuất khẩu vẫn tiếp tục gia tăng vào năm 2013, với kim ngạch 24.3 tỷ USD, tăng 19.79% so với năm 2012 Linh kiện điện tử, máy móc thiết bị tăng nhanh chóng, giá trị xuất khẩu lên đến 8 tỷ USD Giày dép, dệt may vẫn tăng đều tuy nhiên đóng góp trong cơ cấu lại giảm dần do sự gia tăng của các ngành hàng khác Năm 2014, mặt hàng điện thoại và linh kiện có dấu hiệu bình ổn, tăng 2,4% so với cùng

kỳ năm ngoái Giày dép tăng nhanh sau một thời gian dài chữ lại; dệt may đạt 3 tỷ USD

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 30 tỷ USD; so sánh với năm 2009, sau 6 năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần Dệt may, giày dép tăng đều, duy trì ở mức

ổn định Mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng đáng kể tuy nhiên chưa có đột phá như các năm 2012 và 2013 Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 34 tỷ USD, tăng 9,91% so với năm 2015 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chạm mốc 3,7 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục gia tăng và đạt 12 tỷ USD vào năm 2017 Nhìn chung, điện thoại và linh kiện không còn sự tăng trưởng mạnh như những năm vừa rồi nhưng triển vọng của lĩnh vực này là điều không thể chối bỏ

Sang đến năm 2018, xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng vẫn ở mức tăng đều Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục tăng đều, đạt 13,1 tỷ USD, tăng 9.1% so với năm ngoái Năm 2019 có sự giảm nhẹ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,

Trang 20

xấp xỉ 1,07% so với năm 2018; mặt hàng công nghệ cao sụt giảm nhẹ Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 12,2 tỷ USD, giảm khoảng 1 tỷ USD so với năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 8,8%, đạt ngưỡng xuất khẩu là 4,6 tỷ USD Ngược lại, giày dép tăng 8,4%, đạt 5 tỷ USD

Năm 2020, Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu kéo theo sự sụt giảm lên đến 15,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, mức giảm cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu Năm 2021, khi EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi và nắm bắt thời cơ nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa tổng kim ngạch trở lại ngưỡng 40 tỷ USD Mặt hàng nông sản đã trở lại mức 2 tỷ USD; da giày, dệt may có xu hướng tăng nhẹ Ngược lại, mặt hàng linh kiện điện tử những năm gần đây lại giảm tương đối, giảm 9,4% so với năm ngoái

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang EU giai đoạn

2011 - 2021 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, nhìn chung 3 ngành có đóng góp lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU là Ngành dệt may, Ngành da giày - túi xách và Điện thoại linh kiện

Trang 21

năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm 4% từ 2.56 tỷ USD năm 2011 xuống còn 2.46 tỷ USD năm 2012 Cơ cấu các ngành hàng cũng giảm từ 15.49% xuống 12.11% Tuy nhiên, đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may có tăng nhưng tỷ lệ đóng góp trong tổng cơ cấu hàng hóa lại sụt giảm nhẹ Đến giai đoạn 2014 - 2019, kim ngạch xuất khẩu bắt đầu tăng mạnh từ 3.52 tỷ USD đến 4.57 tỷ USD, trong khi đó tỷ lệ đóng góp trong tổng cơ cấu lại đi ngược lại khi giảm 12.62% xuống còn 10.99% Điều này do sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng từ các ngành hàng khác đặc biệt là điện thoại linh kiện, máy móc thiết bị và máy vi tính, sản phẩm điện tử Tuy nhiên, đến năm 2020, do khủng hoảng kinh tế từ đại dịch Covid - 19, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã giảm mạnh xuống chỉ còn 3.29 tỷ USD chiếm 9.37% tổng cơ cấu xuất khẩu sang EU Đến năm

2021, nhờ chủ động triển khai chống dịch hiệu quả và mở cửa kinh tế sớm hơn các nước khác đã làm các ngành xuất khẩu, trong đó có dệt may thu được lợi ích lớn Kim ngạch

đã tăng lên 3.52 tỷ USD chiếm 8,76% tổng cơ cấu xuất khẩu

- Cơ cấu ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam sang EU

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn

2011 – 2021 (Đơn vị: Nghìn USD)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Từ năm 2011 – 2012, ngành dệt may tập trung vào hàng dệt may và xơ, sợi dệt các loại Nhìn chung, hàng dệt may chiếm thị phần chính trong ngành hơn 98% tổng cơ cấu xuất khẩu với bình quân xuất khẩu mỗi năm vào khoảng 3,8 tỷ USD Trong suốt

Trang 22

giai đoạn từ 2013 - 2021, hai mặt hàng này không có biến động nhiều, song thị phần trong tổng dệt may xuất khẩu lại giảm dần do có sự tham gia của các mặt hàng mới là nguyên phụ liệu dệt may và vải mảnh, vải kỹ thuật khác So với tăng trưởng ổn định của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may thì các mặt hàng còn lại biến động qua từng năm

Đối với mặt hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá ổn định trong

giai đoạn 9 năm từ 2011 - 2019 Kim ngạch mặt hàng này giảm nhẹ từ 2,52 tỷ USD năm

2011 xuống còn 2,41 tỷ USD vào năm 2012 Sau đó tăng mạnh từ 2,69 tỷ USD vào năm

2013 lên đến 4,26 tỷ USD vào năm 2019 Năm 2020 đã có sự sụt giảm tương đối lớn, kim ngạch chỉ đạt xấp xỉ 3 tỷ USD do tác động của đại dịch Covid - 19 Năm 2021 tăng nhẹ, đạt mức 3,25 tỷ USD Nhìn chung thì đây vẫn là mặt hàng chiếm ưu thế vượt trội trong việc đóng góp vào thị phần ngành dệt may

Đối với mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, mặt hàng này bắt đầu xuất hiện trong

cơ cấu ngành dệt may Việt nam từ năm 2013, với mức đóng góp đứng thứ 2 trong tổng

cơ cấu ngành chiếm xấp xỉ 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013 - 2021 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt đỉnh 219 triệu vào năm 2019 Tuy nhiên, đây lại là năm mặt hàng này có tỷ lệ cơ cấu thấp nhất trong suốt giai đoạn nghiên cứu Giai đoạn

2013 - 2015, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ từ 196 triệu USD chiếm 6,67% tổng cơ cấu ngành xuống còn 186 triệu USD chiếm 5,07% Đến năm 2016, kim ngạch lại gia tăng nhẹ tuy nhiên cơ cấu vẫn tiếp tục sụt giảm do sự tăng trưởng mạnh từ mặt hàng dệt may Đến giai đoạn 2017 - 2019, kim ngạch bắt đầu có sự khởi sắc, tuy nhiên tỷ lệ đóng góp trong tổng cơ cấu lại biến động mạnh do sự tăng mạnh đến từ ngành hàng xơ sợi dệt các loại Năm 2020, kim ngạch sụt giảm nghiêm trọng xuống hơn 21% so với năm 2019 Trong khi đó, tỷ lệ đóng góp trong tổng cơ cấu ngành lại tăng do sự sụt giảm nghiêm trọng hơn đến từ các mặt hàng còn lại Năm 2021 đã có sự khởi sắc, nhưng không có sự đột phá nào đáng kể, kim ngạch chỉ xấp xỉ 180 triệu USD, chiếm 5% tổng cơ cấu ngành

Đối với mặt hàng vải mành, vải kỹ thuật khác, mặt hàng này bắt đầu đóng góp

vào cơ cấu ngành dệt may từ năm 2015 Giai đoạn 2015 - 2018, kim ngạch có biến động nhẹ, tuy nhiên cơ cấu đóng góp trong ngành vẫn giảm đều từ 0,81% xuống còn 0,63%

do sự phát triển mạnh từ mặt hàng dệt may và nguyên phụ liệu dệt may Đặc biệt là sự gia tăng vượt trội hơn 126% trong kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng xơ, sợi dệt các

Trang 23

mặt hàng còn lại hơn 7,6% điều này kéo theo tỷ lệ cơ cấu mặt hàng này cũng tăng nhẹ lên 0,65% Chưa ổn định được một năm, kinh tế - xã hội lại bị tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid - 19, điều này khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giảm mạnh đặc biệt là mặt hàng vải mảnh, vải kỹ thuật khác và xơ sợi dệt giảm gần 50% Cơ cấu mặt hàng vải mảnh cũng giảm xuống còn 0,54% Đến năm 2021, nhờ chính sách chống dịch

và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hợp lý từ Nhà nước, ngành dệt may cũng dần khôi phục, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gần như gấp đôi năm 2020 Cơ cấu xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước đến nay chiếm 0,92%

Đối với mặt hàng xơ, sợi dệt các loại, trong hai năm đầu của giai đoạn nghiên

cứu đã có sự tăng vọt từ 40 triệu USD chiếm 1,57% cơ cấu ngành năm 2011 lên đến 47 triệu USD chiếm 1,91% vào năm 2012 Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2013, bắt đầu có sự sụt giảm mạnh xuống còn 23 triệu USD chiếm 0.59% cơ cấu xuất khẩu ngành vào năm

2017 Đến năm 2018 và 2019 đã có sự tăng vọt khi kim ngạch xuất khẩu 53,3 triệu USD

và 56,7 triệu USD chiếm 1.24% cơ cấu ngành Năm 2020, mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng xuống còn một nửa, kim ngạch đạt 28 triệu USD chiếm 0.87% cơ cấu ngành và quay trở lại ngưỡng 50 triệu USD chiếm 1.46% vào năm 2021

1.4.2 Về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

Theo thống kê của Tổng cục hải quan, Bulgaria, Síp, Estonia, Croatia, Ireland, Lithuania, Latvia, Malta, Bồ Đào Nha, Slovenia là 10 nước không có trao đổi thương mại về ngành hàng dệt may với Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2021 Luxembourg và Romania bắt đầu có trao đổi về ngành dệt may với Việt Nam khá muộn lần lượt vào năm 2015 và 2018

Trang 24

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam theo thị trường các nước

EU giai đoạn 2011 - 2021

(Đơn vị: %)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Nhìn chung, từ năm 2011 - 2019, các mặt hàng xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ

và ổn định, tự nhiên, năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU giảm, chủ yếu do xuất khẩu sang Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý giảm mạnh Riêng mức giảm kim ngạch xuất khẩu sang 4 thị trường Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và Ý bằng 82,19% mức giảm kim ngạch xuất khẩu sang toàn EU Ngược lại, xuất khẩu sang một số thị trường thành viên EU khác lại giảm nhẹ như Bỉ giảm 2,27%, thậm chí tăng trưởng với tốc độ cao như thị trường Ba Lan tăng 7,77%, Luxembourg tăng 33,8%

Đến năm 2021, triển vọng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu sẽ tăng lên Trong đó, nhóm các nước như Bỉ, Đức, Hà Lan… cải thiện với nhóm hàng dệt may, các thị trường khác vẫn tăng trưởng ổn định, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch COVID - 19

1.4.3 Tình hình đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ trong xuất khẩu hàng dệt may của

Trang 25

Trong ngắn hạn, quy tắc xuất xứ của Hiệp định này là thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam để được hưởng những ưu đãi trong Hiệp định EVFTA Tính đến thời điểm hiện nay, quy tắc xuất xứ hai công đoạn yêu cầu “từ vải trở đi” được đánh giá là chặt chẽ hơn nhiều so với Hiệp định ATIGA hay các Hiệp định “ASEAN +” mà Việt Nam đang tham gia Có thể nói, EVFTA đã đánh trúng vào điểm yếu của ngành may mặc Việt Nam Bởi sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may chưa bao giờ là thế mạnh của chúng ta Cho đến hiện nay ngành dệt may của nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu

Cụ thể, EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA, hàng dệt may Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam Đồng thời, đối với hàng hóa là nguyên liệu dệt may, Hiệp định EVFTA quy định cụ thể các công đoạn cần thực hiện để hàng hóa được coi là có xuất xứ, không đơn thuần là tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa như tại một số hiệp định khác mà Việt Nam đang tham gia Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của biểu thuế, EU cho phép được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản để sản xuất sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA

Tuy nhiên nguồn cung cấp vải chính yếu cho ngành dệt may Việt Nam nhiều năm qua chủ yếu đến từ các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, thì lượng vải nguyên liệu nhập khẩu từ EU lại rất khiêm tốn (133,55 triệu USD, chiếm 1,12% kim ngạch nhập khẩu vải năm 2020) Trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lên đến 60% Có thể thấy, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu dệt may chính cho Việt Nam gần như đều không đến từ các thị trường mà EVFTA chấp thuận Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, dệt may chi 11,88 tỷ USD nhập khẩu vải, trong đó, chỉ nhập vải từ Trung Quốc chiếm trên 61,2%, Đài Loan 1,4 tỷ USD; Ấn Độ 36 triệu USD; Hồng Kông đạt 78,1 triệu USD Đó đều là những quốc gia không được EVFTA chấp nhận Đến 2022, ngoài Trung Quốc thì theo cơ quan hải quan, những quốc gia cung cấp một nguồn lớn nguyên vật liệu dệt may cho thị trường Việt Nam gồm Hàn Quốc với 1,7 tỷ USD, tăng 15%; Đài Loan với 1,7 tỷ USD, tăng 32%; Mỹ với 1,3 tỷ USD, giảm 5,1% Trong đó chỉ có nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản có thể đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA

Theo tính toán của VITAS, với việc tăng nhập khẩu vải từ Hàn Quốc theo thỏa

Trang 26

thuận đã ký, hàng dệt may từ Việt Nam vào EU có tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50% (cộng gộp lượng vải từ Việt Nam và vải nhập từ Hàn Quốc) Điều này rất thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EU Đối với nguồn cung vải từ Nhật Bản, Bộ Công thương đang triển khai đàm phán với nước này để doanh nghiệp sử dụng vải Nhật được cộng gộp hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA Cộng với nguồn vải doanh nghiệp tự thu xếp từ nguồn cung trong nước và phân chia mức sử dụng vải nhập từ 3 thị trường kể trên, tỷ lệ sử dụng vải để xuất khẩu sang EU sẽ tiếp tục được cải thiện Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng chỉ mới chiếm 16% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam để sản xuất ra sản phẩm dệt may xuất khẩu đi EU và hưởng thuế suất ưu đãi EVFTA Bên cạnh đó, giá nhập cũng sẽ cao hơn từ 8 - 15% Trong khi đó, lợi ích về cắt giảm thuế quan của EVFTA có thể chưa đủ bù đắp để dệt may Việt Nam

có giá bán cạnh tranh so với đối thủ Hơn nữa có thể thấy quy tắc xuất xứ 2 công đoạn khiến doanh nghiệp dệt may trong nước “đứng ngồi không yên” bởi 60% nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất trong nước đang được nhập khẩu từ Trung Quốc Đồng nghĩa, số sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu này không được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang EU

Bên cạnh đó, lộ trình cắt giảm thuế mà EU dành cho hàng dệt may Việt Nam tối

đa là 7 năm Trong năm đầu khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng dệt may có lộ trình cắt giảm thuế dài sẽ có thuế suất cao hơn so với thuế suất tương ứng đang được áp dụng trong GSP Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục lựa chọn cơ chế GSP thay vì EVFTA khi xuất khẩu hàng dệt may sang EU Đây là lý do khiến xuất khẩu vẫn tăng đều chứ không phải do Việt Nam đã đáp ứng được quy tắc xuất xứ của EVFTA

⇨ Tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ EVFTA của ngành dệt may Việt Nam còn rất thấp

1.4.4 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 2011 – 2021

Trang 27

đề xuất sử dụng 26 công nghệ mới hiệu quả để bảo vệ môi trường như CO2 công nghệ nhuộm, nhuộm mật độ thấp,

● Vải mảnh và vải kỹ thuật khác:

Vải dệt thoi: Sản lượng tuy tăng nhưng chưa có sự bứt phá mạnh, chủng loại đa dạng hơn

Vải dệt kim: Sản lượng vải dệt kim tăng trưởng mạnh trong thời gian tới do các doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh

Đối với nguyên phụ liệu dệt may:

Nhận thức về tầm quan trọng của nguyên phụ liệu dệt may đã có sự thay đổi, thể hiện ở việc các công ty đã quan tâm hơn đến phát triển sản xuất

Đối với xơ, sợi dệt các loại:

● Bông: Ngành bông không có nhiều tiến bộ so với kỳ vọng

● Sợi: Một số loại sợi như bông sợi và bông hỗn hợp (chải thô và chải kỹ) sản xuất trong nước đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp và từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, sợi filament chủ yếu vẫn phải nhập khẩu

Năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam không ngừng được nâng cao, khi kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của toàn thế giới giảm bình quân 0,26% / năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng Việt Nam khẳng định vị thế

và trở thành điểm cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn do nhiều nguyên nhân, đặc biệt khả năng kiểm soát dịch Covid-19 của Việt Nam được đánh giá rất tốt

- Hạn chế và thách thức

Về nhuộm:

Trang 28

● Công nghiệp dệt, nhuộm rất yếu; các nhà máy chủ yếu là may gia công, giá trị thấp Chi phí cho xử lý môi trường rất cao, nhất là công đoạn nhuộm vải nên sản phẩm làm ra có giá thành cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt nhuộm

● Số lượng doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 tương đối ít, chỉ hơn 10 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn

● Hệ thống xử lý chất thải tại các công ty còn tương đối kém, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân

Về xơ, sợi dệt các loại:

Đối với sợi tổng hợp (sợi từ Polyester, Nylon và sợi khác) chưa đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô

● Năng suất, chất lượng sợi không đồng đều

● Hầu hết các loại sợi đều đáp ứng được nhu cầu trong nước nhưng sợi filament vẫn chủ yếu được nhập khẩu

Tóm lại:

● EU có quy định tương đối chặt chẽ về các quy tắc xuất xứ Việc yêu cầu sử dụng vải có xuất xứ từ Việt Nam/EU hoặc các nước có FTA chung giữa hai bên (hiện có duy nhất Hàn Quốc) là một bất lợi đối với Việt Nam

● Đối với các doanh nghiệp sản xuất vải: Các nguồn nguyên liệu chất lượng không đồng đều, máy móc còn hạn chế chủ yếu là sản xuất thủ công khiến sản lượng và chất lượng vải của Việt Nam hiện nay còn thấp không đủ cung cấp để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu

● Đối với doanh nghiệp cắt may: Hiện nay hơn 80% vải sử dụng cho sản xuất mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu Việc tìm nguồn vải đúng tiêu chuẩn và đảm bảo quy tắc xuất xứ từ Việt Nam/EU hoặc Hàn Quốc là một thách thức đáng

lo ngại đối với các doanh nghiệp này

● Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu, 70% nguyên liệu phục vụ cho ngành được nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến việc công việc sản xuất còn thụ động, hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng

Ngày đăng: 12/12/2024, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (2021), Doanh nghiệp nhỏ và vừa và hiệp định EVFTA, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và hiệp định EVFTA
Tác giả: Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
Năm: 2021
(2) Công ty Chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (2021), Báo cáo ngành Dệt may 2021, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành Dệt may 2021
Tác giả: Công ty Chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
Năm: 2021
(3) Delegation of the European Union to Vietnam (2019), Guide to the EU – Vietnam Trade and Investment Agreements, Hanoi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guide to the EU – Vietnam Trade and Investment Agreements
Tác giả: Delegation of the European Union to Vietnam
Năm: 2019
(4) Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2019), HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU
Tác giả: Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Năm: 2019
(5) European Commission (2009 – 2021), Annual activity report (2009 - 2021), Brussels Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annual activity report (2009 - 2021)
(7) Ngân hàng Thế giới (World Bank) (2021), “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định chống khai thác IUU: Trường hợp Việt Nam”, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định chống khai thác IUU: Trường hợp Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Năm: 2021
(8) The European Apparel and Textile Confederation (2020), Fact & Key Figures of the European Textile and Clothing Industry, Annual Report (2009 – 2021), Brussels Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fact & Key Figures of the European Textile and Clothing Industry, Annual Report (2009 – 2021)
Tác giả: The European Apparel and Textile Confederation
Năm: 2020
(9) Tổng cục hải quan, Xuất khẩu hàng hóa sang một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2009 – 2021, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu hàng hóa sang một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2009 – 2021
(11) Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ (2020), Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương (2021), Chuyên san Thương mại Việt Nam – EU, Việc tận dụng các cam kết trong hiệp định EVFTA đã ghi nhận những thành công bước đầu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên san Thương mại Việt Nam – EU, Việc tận dụng các cam kết trong hiệp định EVFTA đã ghi nhận những thành công bước đầu
Tác giả: Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ (2020), Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
Năm: 2021
(12) World Trade Organization (2009 – 2021), World Trade Statistical Review (2009 – 2021, Switzerland.Sách, báo, tạp chí, kỷ yếu Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Trade Statistical Review (2009 – 2021
(1) Bộ Công Thương Việt Nam (2021), “Chính sách cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA”, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 10 năm 2022, từ <https://moit.gov.vn/tin- tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/chinh-sach-canh-tranh-trong-hiep-dinh-evfta.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA
Tác giả: Bộ Công Thương Việt Nam
Năm: 2021
(3) Giang Nam (2021), “QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA”, Sở Công Thương Đồng Nai, truy cập lần cuối ngày 6 tháng 10 năm 2022, từ< http://sct.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=3006&CatId=93&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA
Tác giả: Giang Nam
Năm: 2021
(4) Lan Hương (2020), “Xuất khẩu sang EU nhờ EVFTA: Cơ hội lớn nhưng khởi đầu sẽ chật vật”, truy cập lần cuối ngày 5 tháng 10 năm 2022, từ<https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xuat-khau-sang-eu-nho-evfta-co-hoi-lon-nhung-khoi-dau-se-chat-vat-320068.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu sang EU nhờ EVFTA: Cơ hội lớn nhưng khởi đầu sẽ chật vật
Tác giả: Lan Hương
Năm: 2020
(5) Tran Thi Bich Nhung, Tran Thi Phuong Thuy (2018), “VIETNAM’S TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY: AN OVERVIEW”, Journal Business & IT, 2(5), pp. 45 – 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VIETNAM’S TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY: AN OVERVIEW
Tác giả: Tran Thi Bich Nhung, Tran Thi Phuong Thuy
Năm: 2018
(6) Trần Thị Thanh Thủy (2016), “Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU: Cơ hội và những thách thức đặt ra”, Tạp chí Tài chính, 2(4), tr. 94 – 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU: Cơ hội và những thách thức đặt ra
Tác giả: Trần Thị Thanh Thủy
Năm: 2016
(7) Trương Đình Hòe (2020), “Để tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA”, Báo Nhân dân, truy cập lần cuối cùng ngày 9 tháng 10 năm 2022, từ <https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/de-tan-dung-hieu-qua-co-hoi-tu-evfta-610776/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để tận dụng hiệu quả cơ hội từ EVFTA
Tác giả: Trương Đình Hòe
Năm: 2020
(8) Vũ Khuê (2021), “Dệt may Việt Nam hưởng lợi trong dài hạn nhờ EVFTA”, VnEconomy, truy cập lần cuối cùng ngày 9 tháng 10 năm 2022, từ<https://vneconomy.vn/det-may-viet-nam-huong-loi-trong-dai-han-nho-evfta.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dệt may Việt Nam hưởng lợi trong dài hạn nhờ EVFTA
Tác giả: Vũ Khuê
Năm: 2021
(9) Vũ Thị Nhung (2022), “Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sau 2 năm thực hiện EVFTA”, TBT An Giang, truy cập lần cuối cùng ngày Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sau 2 năm thực hiện EVFTA
Tác giả: Vũ Thị Nhung
Năm: 2022
(1) “Dự báo dệt may Thế giới và Việt Nam năm 2022: Lấy lại những gì đã mất”, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022, từ <https://vinatex.com.vn/du-bao-det-may-the-gioi-va-viet-nam-nam-2022-lay-lai-nhun-gi-da-mat/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo dệt may Thế giới và Việt Nam năm 2022: Lấy lại những gì đã mất
(2) “Global Textile Industry Turnover 2020 Dropped 9% On Average Vs 2019: ITMF”, retrieved on October 5 th 2022, từ <https://www.textileexcellence.com/news/global-textile-industry-turnover-2020-dropped-9-on-average-vs-2019-itmf/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global Textile Industry Turnover 2020 Dropped 9% On Average Vs 2019: ITMF

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w